Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông tại xã Đình Lập - huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.46 KB, 70 trang )


1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM




NG TH IP



Tờn ti:
Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông
tại xã Đình Lập - huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn


KhóA LUậN tốt nghiệp ĐạI HọC





H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Khuyn nụng
Lp : K42 - Khuyn nụng
Khoa : KT - PTNT
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn : ThS. Dng Th Thu Hoi





Thỏi Nguyờn, nm 2014

2
LỜI CẢM ƠN
Với phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn,
nhà trường gắn liền với xã hội. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hàng
năm đã tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội
quý báu để các sinh viên tiếp cận và làm quen với công việc sẽ làm sau khi ra
trường, được vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó nâng cao kiến
thức và kỹ năng cho bản thân.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và phát triển nông thôn tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề tốt
nghiệp: "Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông tại xã
Đình Lập - huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn" Đây cũng là lần đầu tiên tôi
thực hiện một chuyên đề. Vì vậy chuyên đề còn nhiều thiếu sót tôi rất mong
nhận được sự góp ý từ quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên để chuyên đề của
tôi được hoàn thiện hơn
Để hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn với tất
cả tập thể và cá nhân đã tận tình giúp đỡ tôi trong qua trình nghiên cứu
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GV.Ths. Dương Thị
Thu Hoài, đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành chuyên đề.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân xã Đình Lập
và các hộ dân tại địa phương đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên
cứu đề tài trong thời gian qua.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên




Đặng Thị Điệp

3
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông 10

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng các loại đất chính của xã Đình Lập 25

Bảng 4.2: Giá trị sản sản xuất các ngành của xã năm 2011 - 2013 28

Bảng 4.3: Tình hình sản xuất trồng trọt của xã qua 3 năm 2011 - 2013 30

Bảng 4.4: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2011 - 2013 31

Bảng 4.5: Vai trò nhiệm vụ khuyến nông viên xã và nông dân khi thực hiện mô
hình 35

Bảng 4.6. Đánh giá của hộ dân về hoạt động công tác chỉ đạo sản xuất của khuyến
nông xã 38

Bảng 4.7: Đánh giá của người dân về hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền
khuyến nông 39

Bảng 4.8: Kết quả hoạt động đào tạo, tập huấn kĩ thuật trong 3 năm (2011 - 2013) 41

Bảng 4.9: Sự tham gia của người dân vào hoạt động đào tạo, tập huấn. 42


Bảng 4.10: kết quả các MHTD của khuyến nông xã Đình Lập trong 3 năm (2011 -
2013) 45

Bảng 4.11: Sự tham gia của người nông dân vào hoạt động xây dựng MHTD 47

Bảng 4.12: Thông tin chung về các hộ điều tra 37



4
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Vai trò khuyến nông trong chuyển giao công nghệ 6
Hình 2.2: Vai trò của khuyến nông trong sự nghiệp PTNT. 6
Hình 2.3: Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều 11
Hình 2.4: Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam 14
Hình 4.3: Sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông xã Đình Lập 33

5
DANH MỤC VIẾT TẮT
BVTV
CBKN
CNH - HĐH
CN - TTCN
CP
DV - TM
ĐHNN1 - HN
GTSX
HĐND

S
SL
KHKT
NC
N - L - N
NS
PRA
PTNT
UBMTTQVN
UBND

: Bảo vệ thực vật
: Cán bộ Khuyến nông
: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
:Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
: Chính phủ
: Dịch vụ- thương mại
: Đại học Nông nghiệp 1-Hà Nội
: Giá trị sản xuất
: Hội đồng nhân dân
: Diện tích
: Sản lượng
: Khoa học kỹ thuật
: Nghiên cứu
: Nông lâm nghiệp
: Năng suất
: Đánh giá nông thôn có sự tham gia
: Phát triển nông thôn
: Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
: Uỷ ban nhân dân




6
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Mục đích nghiên cứu 2

1.4. Ý nghĩa của đề tài 2

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở lý luận 4

2.1.1. Khái niệm về khuyến nông 4

2.2. Vai trò, mục tiêu, của khuyến nông đối với phát triển nông thôn ở
Việt Nam 5

2.2.1. Vai trò của khuyến nông 5


2.2.2. Mục tiêu của khuyến nông 8

2.2.3. Nội dung hoạt động của khuyến nông 9

2.3. Các nguyên tắc, các phương pháp khuyến nông 10

2.3.1. Các nguyên tắc hoạt động khuyến nông 10

2.3.2. Các phương pháp khuyến nông 11

2.4. Quá trình phát triển khuyến nông của một số nước trên thế giới và Việt
Nam 12

2.4.1.Quá trình phát triển khuyến nông của một số nước trên thế giới và bài
học kinh nghiệm rút ra 12

2.4.2. Tình hình khuyến nông ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra 14

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21

3.2. Nội dung nghiên cứu 21

3.3. Phương pháp nghiên cứu 21


3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 21


7
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 22

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ĐÌNH lẬP 23

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26

4.2. Tình hình hoạt động khuyến nông xã Đình Lập 32

4.2.1. Khuyến nông với việc phát triển, tổ chức, quản lý mạng lưới khuyến
nông ở Đình Lập 32

4.2.2. Các hoạt động chủ yếu của khuyến nông xã 36

4.2.3. Thực trạng các hoạt động khuyến nông xã Đình Lập 37

4.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác khuyến nông xã 48

4.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông tại xã
Đình Lập 50

4.3.1. Đổi mới công tác khuyến nông 50


4.3.2. Đổi mới nội dung hoạt động công tác khuyến nông 51

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1. Kết luận 53

5.2. Kiến nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56



1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện là một nước có lợi thế về nông nghiệp và nông nghiệp
được coi là mặt trận hàng đầu trong công cuộc đổi mới đất nước. Trải qua các
giai đoạn lịch sử, hoạt động khuyến nông với nhiều nội dung, hình thức khác
nhau, đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp, xoá đói giảm nghèo tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên hoạt
động khuyến nông vẫn chưa phát huy hết tác dụng do nhiều nguyên nhân mà
mỗi địa phương cần có những giải pháp cụ thể thích hợp.
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường, sản xuất tự cung tự cấp không thoả mãn hết được điều kiện sống cho
người dân. Trong cơ chế mới, người nông dân luôn đứng trước thực trạng
thiếu hụt thông tin về thị trường, giá cả để định hướng cho sản xuất. Mặt khác
trình độ sản xuất của phần lớn người dân còn yếu, thông tin khoa học kỹ thuật
đối với người dân còn ít. Do đó vấn đề nâng cao kiến thức về kỹ thuật nông
nghiệp, kinh nghiệm quản lý, thông tin thị trường, chuyển giao tiến bộ kỹ

thuật cho người dân để họ có đủ khả năng phát triển sản xuất kinh doanh là
một yêu cầu bức thiết trong vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay.
Trước yêu cầu đó, công tác khuyến nông đã được củng cố và từng bước
cải thiện cho phù hợp với tình hình mới. Ngày 02/03/1993, Chính phủ ban
hành Nghị định 13/CP về công tác khuyến nông. Sau đó đến năm 2005 chính
phủ ban hành Nghị định 56/CP về công tác khuyến nông. Từ khi ra đời Nghị
định này đem lại nhiều kết quả khả quan cho nông nghiệp, nông thôn. Hệ
thống khuyến nông nước ta không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất
lượng, với mạng lưới ngày càng hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
Ngày 8/1/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 02/CP về công tác khuyến
nông để góp quan trọng vào việc khuyến khích nông dân áp dụng tiến bộ khoa
học, phát triển sản xuất hiệu quả, tạo ra nhiều hàng hoá nông sản có chất
lượng, tăng thu nhập và mức sống cho người dân. Không những thế sản xuất
nông nghiệp còn đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân
và đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Đạt được những kết quả đó nhờ

2
sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của Đảng và chính phủ, sự nỗ lực của hàng
triệu nông dân và đóng góp to lớn của tất cả các ban ngành từ trung ương đến
địa phương. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn phải thừa nhận một
thực tế là hiệu quả mà hoạt động khuyến nông đem lại còn chưa cao, một
phần là do trình độ nhận thức của người dân còn thấp, một phần là do năng
lực của cán bộ khuyến nông viên cơ sở còn hạn chế, công tác khuyến nông
chưa được đầu tư đúng mức. Khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi Nhà nước
và cán bộ khuyến nông cần có những biện pháp đẩy mạnh công tác khuyến
nông hiện nay.
Đình Lập là một xã nằm trong khu vực địa hình hoàn toàn là đồi núi
đất, đá sét kết phong hoá và phong hoá mạnh. Xã có địa hình tương đối phức
tạp, hình thành nhiều dãy núi chạy gần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; là
các khe suối bắt nguồn từ dốc Kéo Cọ, suối Đình Lập và các khe suối nhỏ

khác.Tuy nguồn nước mặt chưa dồi dào nhưng cũng đủ cung cấp cho sản xuất
và sinh hoạt của người dân. Chính vì vậy mà năng suất chất lượng cây trồng,
vật nuôi chưa cao, đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó nên
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
khuyến nông Xã Đình Lập - Huyện Đình Lập - Tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục tiêu tổng quát
- Tìm hiểu được tình hình chung của địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu được về tổ chức khuyến nông của xã đình lập
- Tìm hiểu được công việc CBKN xã thực hiện trong những năm
gần đây (2011 - 2013).
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Biết được thực trạng các hoạt động khuyến nông xã đình lập, cần phát
huy những mặt nào và cần phải hạn chế hay thay thế những mặt nào.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
khuyến nông xã Đình Lập - huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn .
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp củng cố về mặt lý thuyết cho sinh viên.
- Giúp cho sinh viên tiếp cận với thực tế, nâng cao kiến thức cho bản thân.

3
- Giúp cho sinh viên hiểu thêm về những phương pháp học. Học lý
thuyết kết hợp với làm thực tế quan trọng như thế nào.
- Trang bị thêm kinh nghiệm thực tế khi ra công tác.
- Phát hiện những thuận lợi, khó khăn trong các hoạt động khuyến nông.
Từ đó đề xuất các giải pháp và làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.
- Bổ sung tài liệu, kiến thức thực tế cho bản thân để sau này ra trường
làm việc tốt hơn.
- Rèn luyện các kỹ năng thu thập xử lý số liệu, viết báo cáo.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Tìm ra tiềm năng, cơ hội phát triển các hoạt động khuyến nông xã.
- Xác định những khó khăn và hạn chế trong hoạt động khuyến nông xã.
- Từ những kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho cán bộ khuyến nông đưa
ra những quyết định phù hợp để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông xã, nâng
cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp làm tăng thu nhập cho bà con nông dân.












4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về khuyến nông
Thuật ngữ “Extension” có nguồn gốc ở Anh. Năm 1886 ở một số trường
đại học như Cambridge và Oxford đã sử dụng thuật ngữ “Extension” nhằm mục
tiêu mở rộng giáo dục đến người dân, do vậy “Extension” được hiều với nghĩa là
triển khai, mở rộng, phổ biến, phô cập, làm lan tuyền Nếu được ghép với từ
“Agricultura” thành “Agricultura Extension” thì dịch là khuyến nông và hiện nay
đôi khi chỉ nói Extension người ta cũng hiểu nó là khuyến nông.
Khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau và phục vụ nhiều
mục đích có quy mô khác nhau. Vì vậy khuyến nông là một thuật ngữ khó định

nghĩa được một cách chính xác, nó thay đổi tùy theo lợi ích mà nó mang lại.
Dưới đây là một số định nghĩa khuyến nông khác nhau:
Khuyến nông được định nghĩa như là một tiến trình của việc lôi kéo
quần chúng tham gia vào việc trồng và quản lý cây trồng một cách tự nguyện.
Khuyến nông khuyến lâm được xem như một tiến trình của việc hòa
nhập các kiến thức khoa học kỹ thuận hiện đại, các quan điểm kỹ năng để giải
quyết cái gì cần làm, cách thức trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các
nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng vượt
qua các trở ngại gặp phải.
Khuyến nông khuyến lâm là sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp
nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn[15].
Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó
khăn, các nhu cầu và giúp họ tự quyết định lấy vấn đề chính của họ.
Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan
đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ giáo dục ngoài nhà trường,
trong đó có cả người già và trẻ em học bằng cách thực hành[18].
Qua rất nhiều khái niệm trên chúng ta có thể tóm lại và có thể hiểu
khuyến nông theo hai nghĩa:
Khuyến nông hiểu the nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung để
chỉ tất cả các hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.

5
Khuyến nông theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục
không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến
cho nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết
những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ
phát triển các hoạt động sản xuất nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng
cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ [8].
Khuyến nông được định nghĩa như là một công tác tổ chức, thiết kế để
cải thiện điều kiện sinh sống của người dân, các bà nội trợ và những người

khác trong nông thôn, bằng cách dạy cho họ thực hiện tốt hơn, cải thiện
phương pháp và cách làm đồng áng, công việc nội trợ và có cuộc sống cộng
đồng tốt hơn. Khuyến nông được tiến hành bất cứ ở đâu mà con người hiện
diện và bất cứ cái gì họ cần. Tất cả những kết quả đạt được của khuyến nông
là giúp cho gia đình nông dân đạt được một đời sống tốt hơn, trở nên năng
động hơn và là những thành viên tích cực trong cộng đồng. Khuyến nông sẽ
rộng và thay đổi tuỳ theo lợi ích mà nó phục vụ cho con người, đó là một
chương trình giáo dục cho dân chúng dựa trên nhu cầu của họ và giải quyết
các vấn đề cơ sở tự lực ở đâu có sự giúp đỡ của các cơ quan khác để giải
quyết các vấn đề của nông thôn, thì khuyến nông sẽ cung cấp các thông tin
hướng dẫn sử dụng giúp đỡ đó.
2.2. Vai trò, mục tiêu, của khuyến nông đối với phát triển nông thôn ở
Việt Nam
2.2.1. Vai trò của khuyến nông
2.2.1.1. Vai trò của công tác khuyến nông
* Vai trò trong chuyển giao công nghệ
Hiện nay, phương thức chuyển giao KHCN đến nông dân được áp dụng
phổ biến là tổ chức xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả. Để nhân rộng
những mô hình này. Đồng thời, xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng KHCN
tiến bộ để phổ biến cho người dân học hỏi, làm theo. Đây cũng là con đường
ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến đồng ruộng.
Thông qua các buổi tập huấn người CBKN có thể chuyển giao trực tiếp
KHCN đến với nông dân. Hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng như: sách, báo, đài, tivi,…để chuyển giao KHCN đến với nông dân.

6







Hình 2.1: Vai trò khuyến nông trong chuyển giao công nghệ
* Vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn
Trong điều kiện nước ta hiện nay, trên 70% dân số sống ở các vùng
nông thôn với 72% lao động xã hội để sản xuất ra những nông sản thiết yếu
cung cấp cho toàn bộ xã hội như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến , và sản xuất nông nghiệp chiếm 37-40% giá trị sản
phẩm xã hội.
















Hình 2.2: Vai trò của khuyến nông trong sự nghiệp PTNT.
(Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ, 2007)[8]

Nhà NC Viện
NC

Trường ÐH

Nông dân

Khuyến
Nông
Khuyến
nông

Giáo
dục
Giao
thông


Thị trường
Nghiên
cứu công
nghệ
Tín
dụng

Chính
sách
Tài chính
Phát triển
nông thôn

7
* Vai trò đối với nhà nước

Khuyến nông khuyến lâm là một trong những tổ chức giúp nhà nước
thực hiện các chính sách, chiến lược về phát triển nông lâm nghiệp, nông
thôn, nông dân.Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nông
lâm nghiệp. Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu,
nguyện vọng của nông dân đến các cơ quan Nhà nước hoạch định, cải tiến đề
ra được chính sách phù hợp.
Vai trò của khuyến nông là rất quan trọng vì vậy đòi hỏi cán bộ khuyến
nông phải có đầy đủ kiến thức, năng lực và kỹ năng để thực hiện tốt công việc
của mình. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình người cán bộ khuyến nông phải
dựa vào đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển
nông nghiệp nông thôn.
2.2.1.2 Vai trò của cán bộ khuyến nông
Khi nói đến vai trò khuyến nông phải nói tới vai trò của cán bộ khuyến
nông. Công tác khuyến nông có đạt được hiệu quả cao hay không là phụ
thuộc rất lớn vào cán bộ khuyến nông. Vì người cán bộ khuyến nông chịu
trách nhiệm cung cấp thông tin, giúp nông dân hiểu (cách gieo trồng một loại
giống mới, áp dụng cách làm ăn mới). Khi nông dân đã quyết định, người cán
bộ khuyến nông chuyển giao kiến thức để nông dân áp dụng thành công cách
làm ăn mới đó. Như vậy, vai trò của cán bộ khuyến nông là đem kiến thức
đến cho dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó. Người cán bộ khuyến nông
được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ, được trang bị đầy đủ các thông tin kiến
thức kỹ thuật để giúp đỡ nông dân. Tuy nhiên khi làm nhiệm vụ khuyến nông,
người cán bộ khuyến nông phải dựa vào đường lối, chính sách hiện hành của
Đảng và Nhà nước về phát triển nông thôn.
Theo quan điểm khuyến nông mới, thì người cán bộ khuyến nông
không còn bị rằng buộc bởi những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể của từng chương
trình khuyến nông (bao nhiêu hộ trồng, nuôi, năng suất bao nhiêu). Điều quan
trọng hơn là từ các mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình khuyến nông thì
người cán bộ khuyến nông phải chủ động, nỗ lực cố gắng động viên, tổ chức
người nông dân tham gia tích cực vào hoạt động khuyến nông. Muốn vậy,


8
người cán bộ khuyến nông phải thường xuyên hỗ trợ và động viên nông dân
để họ chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Điều này, cho chúng cho thấy vai trò rất đa dạng của người cán bộ khuyến
nông trong sự nghiệp phát triển nông thôn. Vì thế người cán bộ khuyến nông
phải hiểu được tầm quan trọng của mình và luôn sẵn sàng đánh giá các tình
huống, phân tích các vấn đề để nhập vai một cách đúng đắn và linh hoạt.
2.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khuyến nông
Trong bất kỳ lĩnh vực nào khi tiến hành tổ chức hoạt động đều ít nhiều
chịu sự chi phối của một hay nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả. Trong hoạt
động khuyến nông thường thì các chương trình, dự án khuyến nông đưa ra tổ
chức thực hiện chịu sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng là: Người cán bộ
khuyến nông; Trình độ của người sản xuất; Phong tục tập quán của vùng;
Chất lượng đầu vào các chương trình khuyến nông; Thời tiết và khí hậu;
Nguồn vốn cho hoạt động khuyến nông; Các chính sách của Đảng và Nhà
nước có liên quan đến khuyến nông.
2.2.2. Mục tiêu của khuyến nông
Mục tiêu của khuyến nông là: Làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận
thức của nông dân trước những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông
không chỉ nhằm những mục tiêu phát triển kinh tế mà còn hướng tới sự phát
triển toàn diện của bản thân người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc
sống ở nông thôn.
Về mục tiêu của khuyến nông là (theo nghị định 02/2010/NĐ-CP).
1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người dân sản xuất để
tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo
nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ
nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh
thái, khí hậu và thị trường.
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát

triển sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an
ninh lương thực Quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

9
3. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tham gia khuyến nông.[8]
2.2.3. Nội dung hoạt động của khuyến nông
Ngày 08/01/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2010/NĐ - CP
về khuyến nông thay thế Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của
Chính phủ quy định về khuyến nông, khuyến ngư. Đây là căn cứ văn bản
pháp quy quan trọng đối với công tác khuyến nông và tổ chức khuyến nông
nói riêng. Khuyến nông Việt Nam hiện nay có các nội dung chính sau đây:
- Chỉ đạo sản xuất.
+ Tìm ra phương hướng cho người dân trong sản xuất.
+ Người dân cùng tham gia đóng góp ý kiến
- Xây dựng mô hình.
+ Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ
phù hợp với địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của
ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm.
+ Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
+ Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
hiệu quả và bền vững.
+ Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình
diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
- Tập huấn kỹ thuật.
+ Bồi dưỡng tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật, tập
huấn, chuyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản
xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông, tập huấn cho người hoạt

động khuyến nông nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Thông tin tuyên truyền.
+ Phổ biến chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội.
+ Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong
sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí
khuyến nông, tài liệu khuyến nông hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển

10
lãm diễn đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền khác, xuất bản và phát
hành ấn phẩm khuyến nông.
Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến
nông[8].
* Tiêu chí đánh giá hoạt động khuyến nông
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông
STT

Hoạt động Tiêu chí
1



Chỉ đạo sản xuất
Phương hướng hoạt động phù hợp.
Phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân.
Có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân.
Không mang tính một chiều từ trên xuống.
2 Xây dựng mô hình

Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của

vùng.
Các mô hình trình diễn phải đạt kết quả cao.
Các mô hình được nhân rộng.
Thu hút được sự tham gia của nhiều người dân.
3 Tập huấn kỹ thuật
Phù hợp với nhu cầu người dân.
Thu hút được sự tham gia của nhiều người dân.
Tiếp thu nhanh và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất.
4
Thông tin tuyên
truyền

Các thông tin đưa ra phải mang tính thời sự cao.
Phù hợp với nhu cầu người dân.
Thông tin phải hấp dẫn người nghe.
Hình thức tuyên truyền, hướng dẫn phong phú.

2.3. Các nguyên tắc, các phương pháp khuyến nông
2.3.1. Các nguyên tắc hoạt động khuyến nông
Hiện nay, hoạt động khuyến nông đang được mở rộng trên phạm vi toàn
quốc. Nhà nước đã và đang giành nhiều khoản tiền lớn để đào tạo cán bộ khuyến
nông xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho mạng lưới khuyến nông và đầu tư
cho nhiều chương trình và dự án khuyến nông khác nhau. Tuy vậy để hoạt động
có hiệu quả. Khuyến nông cần được dựa trên một số nguyên tắc sau:

11
- Nguyên tắc 1: Khuyến nông làm cùng với dân, không làm thay cho dân.
- Nguyên tắc 2: Khuyến nông phải được thực hiện với tinh thần
trách nhiệm cao.

- Nguyên tắc 3: Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều.






Hình 2.3: Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều
- Nguyên tắc 4: Khuyến nông phải hợp tác với những tổ chức phát triển
nông thôn khác.
- Nguyên tắc 5: Khuyến nông làm việc với các đối tượng khác nhau.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, theo Nghị định số 02/2010/NĐ-
CP ban hành ngày 08 tháng 01 năm 2010 về công tác khuyến nông Việt Nam,
còn một số nguyên tắc cụ thể áp dụng cho khuyến nông Việt Nam:
1. Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp
của Nhà nước.
2. Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của
nông dân trong hoạt động khuyến nông.
3. Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học,
các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
4. Xã hội hoá hoạt động khuyến nông, đa dạng hoá dịch vụ khuyến
nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tham gia hoạt động khuyến nông.
5. Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng.
6. Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền,
địa bàn và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
2.3.2. Các phương pháp khuyến nông
- Phương pháp tiếp xúc cá nhân.
+ KNV đến thăm nông dân.
+ Nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông.

Cơ quan
nghiên
cứu

Khuyến
nông

Nông dân

12
+ Nông dân đến thăm nông dân.
- Phương pháp khuyến nông theo nhóm.
+ Họp dân.
+ Tập huấn.
+ Xây dựng mô hình trình diễn.
+ Hội thảo đầu bờ.
+ tham quan học hỏi kinh nghiệm.
- Phương pháp sử dụng phương tiện thông tin đại chúng.
+ Phát thanh truyền hình.
+ Tờ rơi.
+ Sách mỏng.
2.4. Quá trình phát triển khuyến nông của một số nước trên thế giới và
Việt Nam
2.4.1.Quá trình phát triển khuyến nông của một số nước trên thế giới và bài
học kinh nghiệm rút ra
2.4.1.1. Tình hình khuyến nông ở một số nước trên thế giới
Trên thế giới hoạt động khuyến nông ra đời rất sớm, bắt đầu từ thời kỳ Phục
Hưng (thế kỷ XIV) khi khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.
- Ở Trung Quốc: Là một nước đông dân nhất thế giới nhưng nền nông
nghiệp Trung Quốc không chỉ cung cấp đủ nhu cầu trong nước mà còn là một

trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Hiện nay và trong tương
lai khuyến nông vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nền sản xuất nông nghiệp
Trung Quốc. Qua nhiều năm vận dụng những chính sách chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nông nghiệp Trung Quốc trải qua rất nhiều thăng trầm. Trước những
năm 90 của thế kỷ XX Trung Quốc phát triển nông nghiệp chỉ bằng mục tiêu
tăng sản lượng và số lượng, các loại vật tư phục vụ cho nông nghiệp như: phân
bón, thuốc trừ sâu cung cấp ồ ạt ra thị trường. Từ năm 1995 trở đi Trung Quốc
quyết định những chính sách tập trung hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chất lượng
cao. Các chương trình chuyển giao giống lúa lai chất lượng cao, sản xuất đỗ
tương xuất khẩu kết hợp với cải tạo đất, dự án sản xuất giống vật nuôi được tập
trung góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn
được đầu tư xây dựng góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Thông qua các
chương trình khuyến nông quốc gia các giống mới cung cấp cho nông dân gần
như cho không. Hàng loạt các hoạt động tập huấn, mô hình trình diễn được tổ

13
chức giúp nông dân nắm bắt được những kỹ thuật mới. Nhờ chính sách đúng đắn
của nhà nước và các hoạt động hiệu quả của các hoạt động khuyến nông, nông
nghiệp Trung Quốc đã đạt được kết quả không ngờ trong vài năm.
Từng bước năm này qua năm khác khuyến nông viên trên khắp các vùng của
Trung Quốc đã giúp nông dân hiểu được vai trò, trách nhiệm của họ đối với sự phát
triển chung của nông nghiệp, xây dựng các hoạt động của làng xã, tập đoàn thông
qua những nhóm nông dân. Các khuyến nông viên giúp nông dân nâng cao trình độ
công tác, giúp họ hiểu được phải làm gì, khi nào làm và làm như thế nào, cùng họ
nghiên cứu ngay trên mảnh ruộng của chính họ. Các nhà khoa học tìm ra các giống
mới, tiến bộ khoa học mới để cung cấp cho người nông dân giúp họ cải thiện chất
lượng cuộc sống của chính mình và làm giàu cho xã hội.
- Ở Thái Lan: Ngày 20/10/1976, chính phủ Thái Lan mới có quyết định
chính thức thành lập tổ chức khuyến nông. Ở Thái Lan hoạt động khuyến
nông diễn ra rất mạnh, các mạng lưới khuyến nông tới tận cơ sở. Hàng năm

chính phủ Thái Lan dành một phần ngân sách khá lớn để chi cho hoạt động
khuyến nông. Nhờ đó nền nông nghiệp Thái Lan đã phát triển toàn diện cả về
trồng trọt và chăn nuôi, đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo và sắn khô.
- Ở Ấn Độ: Tổ chức khuyến nông được thành lập từ năm 1960, tổ chức
được đào tạo theo 5 cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng, cấp bang, cấp huyện, cấp xã.
Nền nông nghiệp Ấn Độ đã phát triển rất mạnh nhớ làm tốt công tác khuyến
nông. Đầu tiên là cuộc cách mạng xanh giải quyết cơ bản lương thực cho
dân, lập các quỹ dự trữ, tiếp đó là cuộc cách mạng trắng sản xuất sữa và hiện nay
đang tiến hành cách mạng nâu chủ yếu là phát triển chăn nuôi bò sữa.[18]
2.4.1.2. Bài học kinh nghiệm rút ra
Để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trong nước, các kinh nghiệm
rút ra từ một số nước trên thế giới là:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp.
+ Tập trung sản xuất những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, kết
hợp với tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp.
+ Nghiên cứu cung cấp các giống cây, con có chất lượng cho người dân
+ Sản xuất phải kết hợp với cải tạo đất.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản
+ Tổ chức các hoạt động như tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình giúp
người dân tiếp thu được các tiến bộ kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất.

14
+ Hệ thống tổ chức khuyến nông chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở.
+ Nguồn ngân sách đầu tư cho các hoạt động khuyến nông phù hợp.
2.4.2. Tình hình khuyến nông ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra
2.4.2.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam
* Hệ thống tổ chức bộ máy khuyến nông



























Hình 2.4: Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam [1]


Nhóm hộ cùng sở
thích

Bộ nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT TT Khuyến nông quốc gia
TT Khuyến
nông tỉnh
Trạm khuyến nông huyện

Khuyến

nông cấp xã
Khuyến nông viên thôn

bản
L
àng

khuyến nông
N
ông dân
Phòng NN

huyện
UBND
huyện
CLB khuyến nông
N
ông dân
N
ông
dân



15
2.4.2.2. Thành tựu và một số hạn chế trong hoạt động khuyến nông Việt Nam
* Thành tựu:
Ở Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của khuyến nông đối với sản
xuất nông nghiệp, trong những năm qua Nhà nước đã rất quan tâm tạo điều
kiện tăng cường năng lực hệ thống khuyến nông từ trung ương đến cơ sở.
Khuyến nông đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ sản xuất
cho người nông dân, tăng năng suất và chất lượng, sản lượng nông sản hàng
hoá, với hàng triệu mô hình trình diễn, lớp tập huấn cho nông dân, áp dụng
trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Mô hình thực sự sáng tạo của nông
dân là nâng cao hoạt động cộng đồng như: Câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở
thích, nhóm giúp nhau làm kinh tế, xây dựng vườn tình thương được thực
hiện ở khắp các địa phương với sự chung sức của các khuyến nông viên.
Khuyến nông đã thực sự góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và thúc
đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên
trong quá trình vừa hoạt động vừa kiện toàn tổ chức cán bộ khuyến nông và
đặc biệt là các khuyến nông viên cơ sở còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ chế
chính sách và kinh phí hoạt động, nếu được đầu tư đúng mức chắc chắn hiệu
quả khuyến nông còn được phát huy cao hơn nữa. Với hơn 70% dân số sống
và làm việc ở nông thôn, nông dân là chủ thể và là bộ phận cốt lõi trong quá
trình phát triển nông nghiệp nông thôn, khuyến nông là nhịp cầu nối giúp
nông dân tiếp cận với các nguồn thông tin khác nhau, tạo cơ hội cho nông dân
cùng nhau chia sẻ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để phát triển sản xuất, tạo sự
gắn bó cộng đồng [18].
Hàng năm Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Quốc gia đã phối hợp
với khoảng 200 đơn vị bao gồm các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về nông
nghiệp, các khối đoàn thể, các cơ quan truyền thông - thông tin trong và ngoài
bộ và 64 tỉnh triển khai thực hiện.
a. Công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông tiếp tục được đẩy mạnh
với nhiều nội dung và hình thức phong phú, hiệu quả.

Trang web khuyến nông Việt Nam: đã cập nhật và đăng tải 3.480 tin
bài, ảnh về các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động

16
khuyến nông và các mô hình, điển hình sản xuất nông nghiệp giỏi ở các địa
phương trên khắp cả nước. Số lượng người truy cập trong năm 2011 đạt gần 5
triệu lượt người/năm, trong đó nông dân trực tiếp sản xuất chiếm trên 60%.
Các tài liệu, ấn phẩm khuyến nông: đã biên tập và phát hành 8 số bản
tin khuyến nông Việt Nam với số lượng 40.000 bản; biên soạn, in và phát
hành 22 ấn phẩm khuyến nông các loại khác (sách kỹ thuật, tờ rơi, tờ gấp,
băng đĩa hình kỹ thuật…) với số lượng 9.000 bản phục vụ hoạt động chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
Phối hợp với các đơn vị Trung ương và địa phương tổ chức 06 hội thi
về nông nghiệp và khuyến nông, thu hút 7.556 lượt đại biểu và nông dân của
63 tỉnh, thành phố tham gia như: đẩy mạnh cơ giới hóa gắn với chương trình
xây dựng cánh đồng mẫu lớn; hội thi Nông dân sản xuất lúa giỏi các tỉnh
vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với “Festival lúa gạo Việt Nam lần II”,
hội thi cán bộ khuyến nông giỏi người dân tộc thiểu số và trong thanh niên,
sản xuất rau, quả an toàn theo VietGAP
b. Công tác đào tạo, huấn luyện khuyến nông có nhiều đổi mới.
Trung tâm khuyến nông quốc gia chủ trì dự án đào tạo huấn luyện
TOT, đã phối hợp với các cơ sở đào tạo của ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn và các Trung tâm khuyến nông tỉnh, thành phố tổ chức 148 lớp đào
tạo TOT cho hơn 4.700 cán bộ khuyến nông tỉnh và huyện về phương pháp,
nghiệp vụ khuyến nông, về các tiến bộ khoa học công nghệ mới, về các văn
bản cơ chế chính sách khuyến nông mới.
Trong năm 2011 đã tổ chức 09 đoàn tham quan, trao đổi kinh nghiệm
trong nước và 03 đoàn nghiên cứu khảo sát khuyến nông ở nước ngoài, với
gần 400 cán bộ khuyến nông các cấp tham gia.
Năm 2011 hệ thống khuyến nông các tỉnh, thành phố đã tổ chức được

1.298 lớp tập huấn khuyến nông gắn với tham quan học tập cho 41.875 cán bộ
khuyến nông các cấp, cộng tác viên khuyến nông; và tổ chức được 22.400 lớp
tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp gắn với mùa vụ sản xuất tại các địa
phương cho khoảng 1 triệu lượt nông dân trên khắp cả nước. Tuy nhiên
phương thức đào tạo cần tiếp tục đổi mới về phương pháp, cải tiến tài liệu,

17
công cụ hỗ trợ cho công tác đào tạo, tăng cường thời gian thực hành để tăng
chất lượng đào tạo và hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông [19].
c. Triển khai các dự án xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật cho nông dân, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Năm 2011 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt 86 dự
án khuyến nông trung ương giai đoạn 2011 - 2013 với tổng kinh phí là 186,8
tỷ đồng, trong đó Trung tâm khuyến nông quốc gia chủ trì 29 dự án. Các dự
án khuyến nông trung ương được triển khai với quy mô vùng, miền, quốc gia,
đầu tư trọng tâm, trọng điểm để thực hiện các chủ trương, chiến lược phát
triển của ngành như:
- Hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của ngành: lúa gạo, cây ăn
quả, ca cao, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, chăn nuôi gia súc, thuỷ cầm, trồng
rừng nguyên liệu, khai thác hải sản, nuôi các đối tượng cá truyền thống, thuỷ
sản mặn lợ…
- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo GAP: rau, cây ăn quả, chè, chăn nuôi
bò sữa, lợn, gia cầm, nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi đơn tính, cá tra.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất như: sản xuất hạt giống
lúa lai, ngô lai; áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất và thu hoạch (lúa, mía,
chè); áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng; xây dựng cánh đồng mẫu lớn
- Các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi
khí hậu (chuyển đổi cơ cấu, luân canh cây trồng, ứng dụng chế phẩm sinh
học, chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học, sản xuất lâm nông kết hợp …).
Mặc dù năm đầu triển khai theo cơ chế quản lý mới, còn nhiều khó

khăn lúng túng, tuy nhiên, hầu hết các dự án khuyến nông trung ương đều
được triển khai đảm bảo tiến độ. Riêng các dự án do Trung tâm khuyến nông
Quốc gia chủ trì thực hiện đạt 97% so với kế hoạch, nhiều dự án đạt kết quả
khá nổi bật như: Dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1; dự án phát triển sản xuất
lúa gieo thẳng ở các tỉnh phía Bắc; dự án cơ giới hoá trong sản xuất lúa, mía;
các dự án chăn nuôi cải tạo đàn trâu, đàn bò; vỗ béo gia súc lớn; chăn nuôi
lợn, gia cầm, thủy cầm an toàn sinh học; dự án nuôi trồng thủy sản theo
VietGAP; ứng dụng máy dò ngang trong khai thác thủy hải sản; dự án trồng

18
rừng nguyên liệu thâm canh, trồng cây lâm sản ngoài gỗ, dự án khuyến nông
11 xã điểm xây dựng nông thôn mới bước đầu phát huy hiệu quả, thu hút sự
quan tâm của nông dân. Các dự án xây dựng mô hình trình diễn đều được tổ
chức hội thảo, thăm quan đầu bờ để giúp các nông dân trong vùng có thể trực
tiếp tìm hiểu và nhân rộng mô hình.
d. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông.
Trong năm 2011 hệ thống khuyến nông cả nước đã cung cấp thông tin
trao đổi, giải đáp thắc mắc cho hàng nghìn lượt nông dân qua điện thoại hoặc
giải đáp trực tiếp khi nông dân có nhu cầu. Ngoài ra trong các chuyên mục
trên đài phát thanh, truyền hình, cán bộ khuyến nông đã tư vấn kiến thức và
khoa học kỹ thuật cho nông dân theo các chuyên đề, chủ đề riêng. Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia đã chủ trì triển khai dự án diễn đàn KN & NN, gắn kết
4 nhà và tư vấn, giải đáp được gần 1.000 lượt câu hỏi của bà con nông dân
tham gia Diễn đàn…
Một số Trung tâm khuyến nông tỉnh, thành phố như Cà Mau, Trà Vinh,
Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Thái Nguyên,… đã có nhiều hình
thức tổ chức tư vấn, dịch vụ khuyến nông đa dạng và sáng tạo như thành lập
nhóm tư vấn hoặc cử hàng trăm lượt cán bộ khuyến nông, chuyên gia trực tiếp
đến hiện trường hoặc qua điện thoại để giúp nông dân giải quyết các vướng
mắc, khó khăn trong sản xuất.

Nhìn chung công tác tư vấn, dịch vụ khuyến nông chưa phát triển nhiều,
nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Hình thức và chất lượng của các hoạt động tư vấn
và dịch vụ khuyến nông còn hạn chế. Tuy nhiên do nhà nước chưa có chính
sách cụ thể về hoạt động tư vấn, dịch vụ, do vậy các địa phương còn nhiều lúng
túng trong quá trình hoạt động, còn chưa khai thác được nguồn lực về kiến thức
và nhân lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp ở nước ta [18].
e. Hợp tác quốc tế về khuyến nông.
Trong năm 2011 trung tâm khuyến nông Quốc gia đã tích cực tổ chức và
tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông: Tham gia hội nghị
thường niên của Nhóm công tác ASEAN về Đào tạo nông nghiệp và Khuyến
nông (AWGATE 18) tại Campuchia; Tham gia “Tuần lễ Nông dân ASEAN -
Nhật Bản 2011” tại Inđônêxia; Phối hợp với Trường Đại học Humboldt (Đức)
và Trường Nông nghiệp Hà Nội xây dựng kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực

×