Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.75 KB, 86 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LƯƠNG THỊ PHƯƠNG QUỲNH

Tên đề tài:
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ BẾ TRIỀU, HUYỆN HÒA AN
TỈNH CAO BẰNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Phát Triển Nông Thôn
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Cù Ngọc Bắc








THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tốt nghiệp “Vai trò của phụ nữ DT trong phát triển kinh tế hộ
gia đình tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”, chuyên ngành
Phát Triển Nông Thôn là công trình nghiên cứu của riêng tôi đề tài đã sử dụng
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ
nguồn gốc.
Tô xin cam, đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài
này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên
cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện
đề tài này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, tháng 05 năm 2014
Tác giả đề tài

Lương Thị Phương Quỳnh













LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau
khi hoàn thành khoá học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã
Bế Tiều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng với đề tài: “Vai trò của phụ nữ DT
trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá
nhân, cơ quan và nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nơi
đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu
tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Cù Ngọc Bắc giảng viên khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp
đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Bế Triều, các ban ngành cùng nhân dân
trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Lương Thị Phương Quỳnh

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU


1.1 . Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế
nông thôn nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Để đạt được những
thành tựu đó, các thành phần kinh tế đã không ngừng vươn lên và có nhiều
đóng góp to lớn. Kinh tế hộ gia đình là một bộ phận không thể thiếu được
trong các thành phần kinh tế đó.
Từ những trang sử xa xưa của dân tộc, phụ nữ Việt nam đã đã giữ vị trí
và vai trò quan trọng trong việc dựng nước và giữ nước. Những tấm gương,
hình ảnh của Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, các mẹ Việt
nam anh hùng, đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần bất
khuất. Ngày nay, phụ nữ việt Nam đang tiếp tục kế thừa, phát huy những giá
trị truyền thống tốt đẹp ấy và ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của
mình trong xã hội. Ở nông thôn nước ta, phụ nữ chiếm gần 50% dân số.
Người phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng gia đình no ấm,
tiến bộ và hạnh phúc.Tuy nhiên, phụ nữ nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi,
họ tham gia vào hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp nhưng vai trò
của họ vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn.
Phụ nữ có tác động trực tiếp đến sự phát triển mọi mặt của địa phương,
có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của gia đình và xã hội. Nhưng thực
trạng hiện nay cho thấy, vấn đề việc làm, thu nhập, địa vị của người phụ nữ
dân tộc thiểu số là vấn đề bức xúc. Do vậy, việc giúp đỡ, tạo điều kiện để
người phụ nữ phát huy vai trò của mình là trách nhiệm của các cấp, các
ngành và địa phương.
Bế Triều là 1 xã giàu truyền thống cách mạng, với nghề nghiệp chủ yếu
là sản xuất nông nghiệp. Trong xã có 3 dân tộc Tày, Nùng, Kinh cùng sinh
sống. Những năm gần đây, nhờ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xã đã
đạt được những thành tựu nhất định , tăng thu nhập, đời sống vật chất và tinh
thần của người dân thực sự được nâng cao. Người phụ nữ dân tộc thiểu số đã
có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế hộ gia đình và phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Để cố gắng làm tốt họ phải nỗ lực và

hi sinh, những quyền lợi về mọi mặt của họ chưa đựơc quan tâm đúng mức.

2
Vậy, người phụ nữ xã Bế Triều đã có những đóng góp gì cho sự phát
triển của kinh tế hộ gia đình? Làm thế nào để nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người phụ nữ? Làm thế nào để có thể nâng cao vai trò của người
phụ nữ trên địa bàn?
Xuất phát từ thực trạng đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò
của phụ nữ DT trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bế Triều, huyện
Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vai trò của phụ nữ DT trong phát
triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình trên địa bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của
phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình, qua đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của họ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bế Triều trong thời gian qua.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu
khoa học cho bản thân sinh viên.
+ Là tài liệu tham khảo cho nhà trường, cho khoa và các sinh viên khóa
tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp nhìn nhận đúng hơn về vai trò của

người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình. Từ đó nâng cao nhận thức của
chính người phụ nữ và người dân về vai trò của phụ nữ, góp phần phát huy
hơn nữa vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế của chính gia đình
họ, đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm giới, giới tính
* Khái niệm về giới
Giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về góc độ xã hội, các đặc điểm
khác nhau do xã hội quyết định, các mối quan hệ giữa nam và nữ do xã hội
lập nên. Các vai trò của giới được xác định bởi các đặc tính xã hội, văn hóa và
kinh tế, được nhận thức bởi các thành viên trong xã hội đó. Do đó vai trò của
giới có sự biến động và thay đổi qua thời gian và không gian (Trần Thị Quế,
1999 và Nancy J. Hafkin, 2002).
Giới là các mối quan hệ và tương quan về vai trò, trách nhiệm, quyền
lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động, các
kiểu phân chia các nguồn lợi ích, khả năng tiếp cận tới nguồn lực. Giới được
quy định bởi các đặc điểm và điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội của từng
địa phương, từng dân tộc và quốc gia.
* Khái niệm về giới tính
Giới tính là những sự khác biệt về đặc tính sinh học giữa phụ nữ và
nam giới. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất nòi
giống. Vai trò sinh học đó là đồng nhất, phổ biến và không thay đổi.
* Phân biệt giữa giới và giới tính
Bảng 2.1 Phân biệt giữa giới và giới tính

Tiêu chí Giới Giới tính
Đặc trưng cơ bản Xã hội Sinh học
Nguồn hình thành Do dạy và học mà có Bẩm sinh
Bản chất Đa dạng Đồng nhất
Tính thay đổi Có thể thay đổi Không thể thay đổi
Ví dụ
Phụ nữ có thể trở thành
Thủ Tướng, nam giới có
thể ở nhà nội trợ…
Phụ nữ mang thai và sinh
con, nam giới có yết hầu ở
cổ
2.1.1.2 Khái niệm hộ gia đình, kinh tế hộ gia đình
* Khái niệm hộ
Theo Weberster – từ điển kinh tế (1990), Hộ là những người cùng sống
chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng có chung một ngân quỹ.

4
Theo Martin (1988), Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động khác.
Theo Raul (1989), Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc,có
quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn
chính bản thân mình và cộng đồng.
Theo Mege (1989), Hộ là những người có chung huyết tộc hoặc không
cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.
Theo các tác giả nhóm nhân chủng học từ năm 1982 – 1985, Hộ là đơn
vị đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động tiếp theo thông qua quá trình tổ
chức nguồn thu nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân và đầu tư vào sản xuất.
Như vậy, các các nhân và các tổ chức khi nhìn nhận và quan niệm về
hộ không giống nhau. Tuy nhiên trong đó cũng có những nét chung để phân

biệt về hộ đó là:
- Chung hay không chung huyết tộc
- Cùng sống chung dưới một mái nhà
- Cùng chung nguồn thu nhập(ngân quỹ)
- Cùng ăn chung
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
(Đỗ Văn Viện – Đặng Văn Tiến, 2006, Bài giảng Kinh tế hộ nông dân,
Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp).
* Khái niệm gia đình
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và
quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng
buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà
nước thừa nhận và bảo vệ ().
* Khái niệm hộ gia đình
Hộ gia đình được dùng để biểu thị các thành viên của nó có chung
huyết tộc, quan hệ hôn nhân và có chung một cơ sở kinh tế. Các thành viên
cùng đóng góp công sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế chung trong hoạt
động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực kinh doanh
khác do pháp luật quy định; là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó (Điều 107.
Dự thảo luật dân sự).
* Khái niệm khái niệm kinh tế hộ gia đình
Theo Frank Ellis (1988), kinh tế hộ nông dân là “các nông hộ thu hoạch các
phương tiện sống từ đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình trong sản xuất nông

5
trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng
việc tham gia một phần thị trường hoạt động với một tốc độ không hoàn chỉnh”.
Theo TS. Đỗ Văn Viện, “Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế
cơ sở của nền sản xuất xã hội trong đó có các nguồn lực như: đất đai, lao động,
tiền vốn, và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có

chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất
kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ được Nhà nước thừa nhận, hỗ
trợ và tạo điều kiện phát triển” (Đỗ Văn Viện – Đặng Văn Tiến, 2006, Bài giảng
Kinh tế hộ nông dân, Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp).
2.1.1.3 Khái niệm phát triển kinh tế hộ gia đình
* Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao
gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như
phúc lợi xã hội, tuổi thọ…) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ
trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ).
Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh
tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định
nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
* Phát triển kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất nông nghiệp và
chiếm tới 2/3 lực lượng lao động toàn xã hội. Vì vậy, chính sách khuyến khích
phát triển kinh tế hộ gia đình của Đảng và Nhà nước ta thực chất là việc thực hiện
phát triển một cách hợp lý các hình thức sản xuất và kinh doanh trong nông
nghiệp. Đây là loại hình kinh tế phổ biến nhất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nước ta bước vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo
cơ chế thị trường dựa trên nền tảng gần 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn
và điểm xuất phát để tạo cơ sở vật chất tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Do đó mà kinh tế hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng. Phát triển kinh tế hộ gia
đình là một phần tất yếu để tạo nền tảng phát triển kinh tế đất nước.
2.1.2 Vai trò giới và những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới
2.1.2.1 Vai trò giới
Vai trò giới là những công việc và những hoạt động cụ thể mà phụ nữ
và nam giới thực tế đang làm. Thông thường đây cũng là công việc mà xã hội
trông chờ ở mỗi cá nhân với tư cách là đàn ông hay đàn bà (Nguyễn Thị Minh


6
Hiền, Bài giảng “Giới trong phát triển nông thôn”, Khoa Kinh tế và PTNT,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội).
Trên thực tế thì phụ nữ và nam giới đóng vai trò khác nhau trên 3 mặt:
* Vai trò sản xuất
Vai trò sản xuất bao gồm những công việc do cả nam giới và nữ giới
làm để tạo ra thu nhập hoặc lấy công (tiền công hoặc bằng hiện vật). Nó còn
bao gồm cả sản xuất hàng hóa có giá trị trao đổi và sản xuất vừa có ý nghĩa
tiêu dùng tại gia đình, vừa có tính sử dụng, nhưng cũng có giá trị trao đổi tiềm
tàng. Đối với phụ nữ trong nông nghiệp, vai trò đó bao gồm công việc của
những người nông dân độc lập.
Vai trò sản xuất của giới trong nông nghiệp và nông thôn liên quan đến
việc ra quyết định sản xuất kinh doanh (sản xuất sản phẩm và dịch vụ gì và
bao nhiêu, dùng công nghệ nào và như thế nào?), quá trình tổ chức sản xuất
kinh doanh (ai điều hành, lúc nào và như thế nào?), quản lý rủi ro và tận dụng
cơ hội trong kinh doanh (ai quyết định điều gì? và quyết định như thế nào khi
xảy ra rủi ro hay có cơ hội), quá trình quản lý thành quả sản xuất kinh doanh.
* Vai trò tái sản xuất
Vai trò tái sản xuất thể hiện vai trò của nam và nữ trong việc tái sinh, duy
trì nòi giống, tái sản xuất sức lao động, bao gồm trách nhiệm mang thai, sinh đẻ
hoặc nuôi con, chăm sóc các thành viên khác trong nhà, công việc nhà như dọn
dẹp nhà cửa và nội trợ. Vai trò đó không chỉ bao gồm sự tái sản xuất sinh học mà
còn có cả chăm lo và duy trì lực lượng lao động sau này. Các công việc tái sản
xuất có khuynh hướng, dường như là công việc được dành riêng cho phụ nữ.
* Vai trò cộng đồng
Vai trò cộng đồng bao gồm các hoạt động do nam giới và nữ giới thực
hiện ở cấp cộng đồng nhằm bảo vệ và duy trì các nguồn lực khan hiếm của
cộng đồng, thực hiện các nhu cầu chung của cộng đồng, quản lý sự thay đổi
và làm cho cộng đồng phát triển.

Vai trò cộng đồng chia làm 2 loại:
- Vai trò tham gia cộng đồng
Thể hiện ở sự tham gia của nam và nữ trong các hoạt động cộng đồng.
Hoạt động cộng đồng rất đa dạng, tùy theo bản sắc riêng có của từng cộng
đồng như các hoạt động chung của cộng đồng: xây dựng cơ sở hạ tầng, quản
lý tài sản công, tham gia vào lễ hội, văn hóa, giáo dục, y tế, quản lý nguồn
nước, quản lý và bảo vệ rừng, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở cộng

7
đồng. Thường thì phụ nữ tham gia vào các hoạt động như lễ hội, giáo dục mầm
non, y tế cơ sở, kiếm củi, lấy nước, quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trừ các
hoạt động y tế, giáo dục, y tế cơ sở, các hoạt động còn lại là những công việc
“không được trả công” và là việc làm có tính “tự nguyện và tự nguyện”. Đối
với phụ nữ, công việc này như là một sự mở rộng vai trò tái sản xuất của họ.
- Vai trò lãnh đạo cộng đồng
Nam và nữ có vai trò khác nhau trong tham gia các hoạt động lãnh đạo
quản lý cộng đồng. Lãnh đạo cộng đồng là lãnh đạo các tổ chức của cộng
đồng (các tổ chức chính trị - xã hội khác nhau) như Chủ tịch UBND xã, Hội
nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… Lãnh đạo cộng đồng trong một
xã hội chính trị - dân sự phát triển được chia ra thành hai nhóm: Nhóm thuộc
hệ thống quản lý nhà nước (Chủ tịch UBND từ tỉnh trở xuống trưởng thôn,
trưởng xóm) và được ngân sách Nhà nước chi trả; Nhóm thuộc xã hội dân sự
(các hiệp hội, các tổ chức tự nguyện của cộng đồng) và được kinh phí tự tạo
của các tổ chức đó chi trả. Dù là ở nhóm nào thì phần lớn việc lãnh đạo cộng
đồng đều được trả tiền trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng tiền công hoặc tăng thêm
vị thế và quyền lực. Thông thường, các công việc này do nam giới thực hiện.
Một số ít các vai trò lãnh đạo do nữ giới đảm nhiệm.
2.1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới
* Quan điểm truyền thống từ xa xưa để lại
Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á với nhiều năm dưới

ách thống trị của chế độ phong kiến, bị ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng Nho
giáo, nên còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán, kể cả những phong tục cổ hủ
và lạc hậu.
Ở nông thôn, đặc biệt là những vùng có DT sinh sống thì tư tưởng “trọng
nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại, hạn chế tính năng động sáng tạo, ảnh hưởng đến
sự phát triển của phụ nữ và cản trở sự đóng góp của họ vào sự phát triển của gia
đình và xã hội. Những người phụ nữ phải tuân theo những luật lệ phong kiến,
không có quyền quyết định những công việc quan trọng của gia đình, ít có cơ hội
được tham gia các hoạt động xã hội vì những công việc đó chỉ dành cho nam
giới. Còn công việc của phụ nữ là nội trợ, chăm sóc con cái, lệ thuộc vào chồng.
Chính những quan niệm này mà người phụ nữ đã chịu không ít thiệt thòi và ảnh
hưởng đến sự phát triển của chính họ, của gia đình và xã hội.



8
* Yếu tố về sức khỏe
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Do đặc điểm sinh lý tự nhiên,
phụ nữ thường có sức khỏe kém hơn nam giới. Do vậy mà người phụ nữ
thường được coi là đại diện cho phái yếu, phái đẹp. Sức khỏe của con người
nói chung và phụ nữ nói riêng chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: điều
kiện dinh dưỡng, môi trường lao động, thời gian lao động, đặc thù của giới
nữ… Sức khỏe của phụ nữ yếu hơn nam giới, do đó mà khả năng lao động
của họ bị hạn chế và ảnh hưởng đến sự đóng góp của họ cho gia đình và xã
hội, từ đó cũng ảnh hưởng đến vai trò và vị thế của họ.
* Hạn chế về trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật
Theo đánh giá của hầu hết các nghiên cứu về phụ nữ thì trình độ học vấn
của phụ nữ nhìn chung đều thấp hơn nam giới. Kết quả của điều tra dân số kế
hoạch hóa gia đình 1/4/2011 của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ biết chữ của nữ
giới là 92,2% (từ 15 tuổi trở lên). Tỷ lệ học sinh nữ tiểu học là 49,5%, THCS:

48,5%, THPT: 52,6% và ở bậc ĐH là 48,5% (niên học 2008 - 2009).Tỷ lệ lao
động nữ chưa qua đào tạo là 80,9%, khu vực nông thôn gần 90%, chỉ có 3,65%
lao động nữ ở nông thôn có chứng chỉ nghề. Phụ nữ bị hạn chế về trình độ học
vấn, chuyên môn nên khả năng tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật còn khó khăn, làm cho hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp, do
đó mà đóng góp của phụ nữ đối với kinh tế hộ gia đình còn hạn chế.
* Hạn chế trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực sản xuất
Mặc dù đã có những tiến bộ về cải thiện địa vị của phụ nữ, nhưng vẫn
còn những chênh lệch trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếu
như đất đai, nguồn vốn… giữa nam và nữ trong gia đình.
Nâng cao khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực cho phụ nữ không
chỉ tạo điều kiện phát triển mà còn là cơ hội để nâng cao vai trò và vị thế của
người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
* Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ
Ngoài thời gian làm việc để tạo ra thu nhập cho gia đình, phụ nữ còn
bận rộn với công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Do đó mà việc tiếp cận các
nguồn thông tin mới của phụ nữ bị hạn chế, họ ít có thời gian để xem ti vi,
đọc sách báo, tìm hiểu thông tin thị trường… Điều này dẫn đến người phụ nữ
không nắm bắt được thông tin, thiếu hụt thông tin, làm cho khả năng tiếp cận
những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những đổi mới trong ngành nông nghiệp còn

9
bị hạn chế, không nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó làm
hạn chế sự đóng góp của phụ nữ vào kinh tế của gia đình nói riêng và nền
kinh tế đất nước nói chung.
* Những yếu tố chủ quan
Những yếu tố bên ngoài đã có tác động không nhỏ đến việc nâng cao
vai trò của người phụ nữ. Bên cạnh đó, ý thức của người phụ nữ về vai trò của
bản thân mình cũng làm cho vị thế của họ không được nâng cao. Cùng với
những quan niệm từ thời phong kiến, họ đã chấp nhận rằng thiên chức của

mình là chăm sóc chồng con, là người nội trợ khéo léo, cam chịu hi sinh bản
thân mình cho chồng con, cho gia đình. Vì thế mà họ tự trói buộc mình vào
các công việc gia đình, để rồi họ tự đánh mất vai trò và vị trí của mình trong
gia đình và xã hội.
2.1.3.Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta về giải phóng phụ nữ
2.1.3.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về giải phóng phụ nữ
Phụ nữ là phần nửa dân số không thể thiếu được trong đời sống xã hội.
Phụ nữ là một bộ phận cấu thành quan trọng có ý nghĩa quyết định việc tái sản
xuất lực lượng sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội bề vững.
V.I Lênin nghiên cứu các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen từ lúc còn
trẻ và ông sớm trở thành người Mác xít. Sự đóng góp to lớn của ông trong
việc bảo vệ các giá trị nền tảng của học thuyết Mác và phát triển sáng tạo học
thuyết này khi hoàn cảnh lịch sử đã có nhiều thay đổi đã làm cho học thuyết
Mác mang tên học thuyết Mác - Lênin. Theo ông: “ Trong lịch sử nhân loại,
không có một phong trào to lớn nào của những người áp bức mà lại không có
phụ nữ lao động tham gia, phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất
trong tất cả những người bị áp bức”, chính vì vậy mà họ chưa bao giờ và
không bao giờ đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng.V.I Lênin nhìn rõ
thực trạng bất bình đẳng mà phụ nữ phải gánh chịu đó còn là sự bất bình
đẳng trong cuộc sống gia đình, bởi vì ngay trong điều kiện hoàn toàn bình
đẳng, thì sự thật phụ nữ vẫn bị trói buộc, vì toàn bộ công việc gia đình đều
trút lên vai phụ nữ. Để xoá bỏ vĩnh viễn tình trạng bất bình đẳng, cần sự nỗ
lực to lớn của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội, nhưng trước hết và quyết định
nhất là sự nỗ lực của chính phụ nữ. “Việc giải phóng phụ nữ lao động … phải
là việc của bản thân phụ nữ lao động”.

10

Trong lĩnh vực chính trị, V.I Lênin quan tâm trước hết đến việc “làm cho

phụ nữ tham gia nhiều hơn nữa vào công cuộc bầu cử vì đó là cơ hội tốt nhất để
họ lựa chọn những người đại diện cho quyền lợi của họ, nhất là những người
đại diện là phụ nữ. Tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực công
tác xã hội, nhất là những lĩnh vực trước đây họ ít được tham gia bởi những
thành kiến lạc hậu của xã hội cản trở. Trong lĩnh vực công tác Đảng, công tác
Nhà nước cũng cần có sự tham gia của phụ nữ, hơn nữa trong công tác đó, phụ
nữ phải giữ một vai trò chủ yếu và chắc chắn là phụ nữ giữ vai trò ấy.
2.1.3.2.Tư tưởng của Hồ Chí Minh và Đảng ta về giải phóng phụ nữ
Kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ tịch Hồ Chí
Minh là một trong những người đầu tiên hiểu và đặc biệt quan tâm đến tiềm
năng, vai trò, vị thế của phụ nữ trong phong trào cách mạng thế giới nói
chung và sự nghiệp cách mạng của Việt nam nói riêng.Có thể khái quát tư
tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ ở những luận điểm sau:
Thứ nhất: Giải phóng phụ nữ là một mục tiêu tất yếu của cách mạng
vô sản. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đi đến kết luận chế
độ thực dân là ăn cướp, hiếp dâm và giết người. Chế độ thực dân đối xử một
cách hết sức bỉ ổi đối với người phụ nữ bản xứ nói chung và người phụ nữ “An
Nam” mất nước nói riêng. Do đó, mục tiêu của cách mạng vô sản phải bao hàm
mục tiêu giải phóng phụ nữ, Bác viết “nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu
không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người”. Hồ Chí
Minh khẳng định, quá trình thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng chính là
quá trình thực sự giải phóng phụ nữ và ngược lại để xây dựng chủ nghĩa xã hội
thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ.
Thứ hai: Giải phóng phụ nữ - bản thân nó cũng là một cuộc cách
mạng. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội, nhưng dưới chế độ thực dân
phong kiến phụ nữ là đối tượng bị bóc lột, đè nén nặng nề nhất. Vì vậy, theo
Hồ Chí Minh giải phóng phụ nữ - bản thân nó cũng là một cuộc cách mạng,
nó gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con
người. Đó là cuộc cách mạng để xóa bỏ mọi định kiến hẹp hòi, mọi hủ tục,
tàn dư của tư tưởng coi thường phụ nữ do chế độ cũ để lại. Hồ Chí Minh viết:

“Giải phóng đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến tư sản trong
người đàn ông”; “Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó. Vì trọng trai
khinh gái là thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó đã ăn sâu trong đầu óc của
mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội”.

11

Thứ ba: Giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và
của toàn thể xã hội. Hồ Chí Minh đã sớm xác định trách nhiệm của Đảng và
Nhà nước trong việc giải phóng phụ nữ. Có thể nói: “Từ ngày nước ta được
giải phóng đến nay, phụ nữ đều tiến bộ rõ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội. Nhưng một trong những tiến bộ rõ rệt nhất là phụ nữ ta hiện nay
tham gia chính quyền ngày càng nhiều mà thời kỳ thuộc Pháp, phụ nữ ta làm
gì được tham gia chính quyền”. Điều đó thể hiện bản chất ưu việt của chế độ
xã hội chủ nghĩa, chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chứng tỏ tư
tưởng giải phóng phụ nữ của Hồ Chí Minh đang từng bước trở thành hiện
thực trong cuộc sống.
Giải phóng phụ nữ theo Hồ Chí Minh, không những là trách nhiệm của
Đảng và chính quyền mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Người chủ
trương giáo dục tất cả cán bộ, Đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân có nhận
thức đúng đắn về vai trò và địa vị của người phụ nữ trong xã hội, xóa bỏ ý
thức trọng nam khinh nữ.
Thứ tư: Giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của bản thân người phụ
nữ. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của xã hội là
những điều kiện hết sức quan trọng, song điều quyết định cuối cùng cho công
cuộc giải phóng phụ nữ lại chính là chị em. Sự tự thân vận động, sự nỗ lực
vươn lên trong học tập và công tác của chính chị em mới có thể đưa đến sự
thành công của công cuộc giải phóng phụ nữ. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc
nhở chị em phải có ý thức tự giải phóng, Người viết: “về phần mình, chị em
phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho

mình, mà mình phải tự cường, tự đấu tranh”.
Thứ năm: Xây dựng hội phụ nữ ngày càng vững mạnh. Vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập kinh nghiệm của nước Nga xã hội
chủ nghĩa và kinh nghiệm của Đảng cộng sản các nước khác, ngay từ những
năm hai mươi của thế kỷ hai mươi, Hồ Chí Minh đã xác định các Đảng cộng
sản cần phải xây dựng tổ chức riêng của phụ nữ và thường xuyên chăm lo xây
dựng tổ chức đó vững mạnh để tập hợp, vận dụng phụ nữ hoạt động cách
mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ và đấu tranh vì sự tiến bộ của
phụ nữ. Thực tiễn đã chứng minh rằng, hội phụ nữ Việt Nam là một tổ chức
chính trị - xã hội sớm được thành lập, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam và đã có những đóng góp to lớn trong tiến trình cách
mạng nước ta.

12

2.1.4 Quan điểm về nâng cao vai trò của phụ nữ
Lịch sử phát triển của khoa học về giới đã trải qua nhiều nhiều bước
hoàn thiện về các quan điểm về nâng cao vai trò của phụ nữ như “Phụ nữ
trong phát triển – Women in Development – WID”, “Phụ nữ và phát triển –
Women and Development – WAD” và “Giới và phát triển – Gender and
Development – GAD”.
* Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” (WID)
Quan điểm này ra đời vào những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ 20 tại
Ủy ban phụ nữ thuộc tiểu ban xã hội Washington. Quan điểm này đặt trọng tâm
vào phụ nữ, trên cơ sở giải quyết các vấn đề của phụ nữ nảy sinh trong quá trình
phát triển. Cách tiếp cận WID đòi hỏi công bằng xã hội và quyền lợi cho phụ nữ.
Các quan niệm trước đây chỉ nhìn nhận phụ nữ trong vai trò người vợ,
người mẹ nên chính sách đối với phụ nữ chỉ giới hạn ở phúc lợi xã hội và sinh
đẻ. Quan điểm WID đã chú trọng đến vai trò sản xuất của phụ nữ, chủ trương
đưa phụ nữ vào hòa nhập nền kinh tế đất nước, coi việc tiếp cận với cơ hội có

việc làm trong sản xuất và tham gia công tác xã hội là biện pháp nâng cao vai
trò, địa vị của phụ nữ.
Tuy nhiên, WID cũng bộc lộ những thiếu sót như sau (Kabeer 1994):
- WID được xây dựng trên cơ sở lý thuyết cổ điển với giả định rằng,
phụ nữ không có cơ hội tham gia vào các chương trình phát triển ở hầu hết
các nước đang phát triển.
- WID chỉ ra rằng, phụ nữ bị đối xử bất công bằng trong xã hội nhưng
không chỉ rõ được nguồn gốc của sự bất bình đẳng đó.
- Mặc dù mục tiêu chính của WID là đưa phụ nữ vào các chương trình
phát triển song nó không hề đặt câu hỏi rằng, tại sao phụ nữ hầu như không
được hưởng lợi từ các chương trình chiến lược đó.
- WID hầu như chỉ tập trung giải quyết sự bất bình đẳng giới trong khía
cạnh sản xuất mà quên đi các vai trò quan trọng khác của phụ nữ như tái sản
xuất và sinh hoạt cộng đồng.
- WID đề xuất giải pháp giải phóng phụ nữ nhưng chỉ tập trung vào đối
tượng nữ mà bỏ qua mối quan hệ giới vô cùng phức tạp trong xã hội, đặc biệt
là xã hội phụ quyền.



13

* Quan điểm “Phụ nữ và phát triển” (WAD)
WAD ra đời vào nửa sau những năm 1970, với mục đích khắc phục
những nhược điểm của WID. Quan điểm này đã thừa nhận phụ nữ là chủ thể
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, vì thế phụ nữ đương nhiên là
một bộ phận cốt yếu của quá trình phát triển. Mục tiêu chính của WAD là giải
quyết mối quan hệ giữa phụ nữ và phát triển. Mặc dù vậy, WAD giống WID
ở chỗ là vẫn chỉ tập trung vào phụ nữ mà không đề cập đến các mối quan hệ
giới và vai trò giới, vẫn coi phụ nữ là chủ thể riêng, đối tượng riêng biệt khi

thực hiện các chiến lược phát triển phụ nữ (Kabeer 1994).
*Quan điểm “Giới và phát triển” (GAD).
Quan điểm này ra đời vào những năm 1980. Khắc phục nhược điểm
của 2 quan điểm trên, GAD tập trung vào mối quan hệ giới chứ không chỉ
riêng phụ nữ, quan tâm đến sự phát triển bền vững, tập trung vào cân bằng
giới và các chương trình phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của cả nam và nữ.
Theo quan điểm này, phụ nữ được nhìn nhận, đánh giá như là những
nhân tố tích cực chứ không phải là những người thừa hưởng thành quả của sự
phát triển. Mục tiêu phát triển theo phương pháp này là sự tự lực, sức mạnh
của bản thân phụ nữ, tức là phụ nữ có cơ hội phát huy hết năng lực của mình
và có điều kiện phát triển một cách toàn diện và hoàn toàn bình đẳng với nam
giới. Sự tham gia của phụ nữ và phát huy hết tiềm năng, kinh nghiệm của họ
trong hoạt động kinh tế, xã hội hay quản lý cộng đồng có ý nghĩa chính trị -
xã hội tích cực, vừa tăng cường năng lực cá nhân, vừa tạo quyền cho chính
họ, vừa thúc đẩy tốc độ phát triển chung của xã hội.
Quan điểm này còn cho rằng, mỗi nam và nữ giới sẽ thường đảm nhận
các vai trò quyền lực khác nhau, nên họ có nhu cầu thực tế khác nhau. Chính
vì vậy, phân tích theo quan điểm GAD đã đề xuất được các hướng giải quyết
không chỉ nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt mà cả những nguyên nhân
sâu xa của vấn đề nghiên cứu.
Quan điểm GAD cung cấp cơ sở lý luận cho việc xem xét vai trò của
phụ nữ trong mối tương quan với vai trò của nam giới trong phát triển cộng
đồng xã hội trên mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau. Cần đánh giá những đóng
góp của phụ nữ đối với cộng đồng, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, tạo điều
kiện để phụ nữ phát huy được năng lực của mình, chủ động cùng nam giới
tham gia các hoạt động phát triển kinh tế gia đình và cộng đồng, các hoạt

14

động văn hóa, chính trị, chăm sóc sức khỏe sinh sản… Quan trọng là hình

thành được thói quen, các chuẩn mực và giá trị mới về vai trò phụ nữ trong
cộng đồng ở trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập và phát triển.
2.2.Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Vai trò của phụ nữ DT trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam
Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, cùng với dân tộc Kinh còn có 53
dân tộc thiểu số. Tuy chỉ chiếm 14% dân số cả nước nhưng địa bàn cư trú của
các dân tộc là 3/4 diện tích đất nước. Phụ nữ chiếm hơn 1/2 dân số, là nguồn
lực có vai trò, vị trí đặc biệt, tác động rất lớn tới phát triển kinh tế - xã hội bền
vững ở từng địa phương.
Phụ nữ nước ta là những chủ nhân của đất nước, có tiềm năng lớn tác
động trực tiếp đến sự phát triển ngay trên chính quê hương họ. Người phụ nữ
không chỉ cùng chồng tham gia sản xuất kinh doanh tạo thu nhập mà còn bận
rộn với các công việc gia đình như nội trợ, chăm sóc con cái… Do đó mà thời
gian nghỉ ngơi của họ là rất ít.
Ở những vùng dân tộc sinh sống hầu như còn sản xuất nông nghiệp là
chủ yếu, người phụ nữ tham gia vào hầu hết các khâu của quá trình trồng trọt
như gieo hạt, bón phân, làm cỏ, thu hoạch, bảo quản, phòng trừ sâu bệnh
Còn chăn nuôi thì họ chủ yếu là chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng trại.
Người phụ nữ có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế hộ gia
đình. Đặc biệt, những năm gần đây, phụ nữ đã được quan tâm nhiều hơn, họ
được tiếp cận với các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh, nâng cao trình
độ… Vì thế mà vị thế của họ ngày càng được cải thiện hơn, đời sống vật chất
và tinh thần được nâng cao.
2.2.2 Kinh nghiệm trong phát huy vai trò của phụ nữ DT ở Việt Nam.
Nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát huy vai trò của phụ nữ DT.
Thông qua đó mà đã có nhiều chị em phụ nữ DT được nâng cao trình độ,
được tiếp cận và quản lý những nguồn lực, do đó mà họ vươn lên và có nhiều
đóng góp cho kinh tế gia đình cũng như xã hội.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng như Hội Liên hiệp Phụ nữ ở các
tỉnh thành cũng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để chị em phát triển kinh tế,

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Hội triển khai đồng thời nhiều hoạt
động hỗ trợ tích cựcnhư: cho vay vốn ưu đãi để phụ nữ phát triển kinh tế gia
đình, làm chủ cuộc sống, tặng nhà tình thương cho phụ nữ neo đơn khó khăn
về chỗ ở, hỗ trợ cho học sinh nữ để các em tiếp tục được đến trường… Những

15

hoạt động này đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động khá rõ nét và
cụ thể. Bên cạnh Hội Liên hiệp phụ nữ còn có nhiều tổ chức quốc tế đã có
những chương trình thiết thực giúp cho phụ nữ DTTS được nâng cao trình độ
về mọi mặt, nâng cao vị thế xã hội. Cụ thể:
Dự án LICEEM (Lớp học chữ nâng cao năng lực phụ nữ dân tộc thiểu số)
là dự án 3 năm nhằm cải thiện và nâng cao vị thế kinh tế xã hội nói chung cho
phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng thông qua các hoạt động giáo dục và nâng
cao nhận thức. Dự án LICEEM phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ địa phương
tổ chức các lớp học chữ và học toán theo phương pháp người học cùng tham gia.
Thời gian thực hiện: 03 năm (2009 – 2012)
- Các nhà tài trợ: tổ chức ADRA Úc
- Nơi thực hiện: tỉnh Cao Bằng (huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng)
- Lĩnh vực: giáo dục
- Đối tượng hưởng lợi: phụ nữ dân tộc thiểu số tuổi từ 25 trở lên
- Các đối tác chính: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng, Sở Giáo dục
và Đào tạo.
* Mục tiêu của dự án:
Góp phần nâng cao vị thế kinh tế - xã hội của phụ nữ dân tộc ở ba
huyện của tỉnh Cao Bằng.
* Kết quả dự kiến:
- Năng lực của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và huyện trong việc cung cấp
các dịch vụ cho các hội viên được cải thiện và tăng cường.
- Phụ nữ và nam giới mù chữ người dân tộc thiểu số được nâng cao

năng lực thông qua việc biết đọc, biết viết, biết tính toán để giải quyết các chủ
đề và các vấn đề phát triển cộng đồng.
* Các hoạt động chính:
- Năm khoá tập huấn nâng cao năng lực cho 150 lãnh đạo chủ chốt của
các hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, huyện và xã;
- Ba chiến dịch nâng cao nhận thức được tổ chức thông qua các hoạt
động đa dạng ở các vùng mục tiêu;
- Các tài liệu truyền thông khác nhau được xây dựng, in ấn và phân phát
cho các tổ hội phụ nữ, các lớp xoá mù và các câu lạc bộ xoá mù ở vùng mục tiêu;
- 40 lớp xoá mù cơ bản được tổ chức cho 800 phụ nữ và nam giới mù
chữ ở các xã của ba huyện mục tiêu;

16

- 40 câu lạc bộ xoá mù cấp xã được thành lập và duy trì thành một mạng
lưới để tiếp tục việc học chữ, theo dõi phản hồi đối với các vấn đề của địa phương
bao gồm các vấn đề được thảo luận tại các câu lạc bộ xoá mù, đồng thời chia sẻ
các kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề (adravietnam.org).
Thông qua những chính sách, những chương trình của Nhà nước, các tổ
chức quốc tế mà người phụ nữ DT đã có những kiến thức nhất định phục vụ
cho đời sống và sản xuất, nâng cao được vị thế của họ trong gia đình cũng
như ngoài xã hội.
2.2.3 Những chính sách trong phát triển phụ nữ DT ở Việt Nam
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng Sản Việt Nam với Cương lĩnh
chính trị đầu tiên tháng 10/1930 đã khẳng định: “Vấn đề giải phóng phụ nữ
và sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một trong mười nhiệm vụ quan trọng của
Đảng”. Phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều mặt, phụ nữ
không chỉ là người được hưởng lợi từ nhiều thành quả của đất nước mà còn là
nhân tố quan trọng tham gia vào hoạt động sản xuất, công tác quản lý xã hội.
Theo Điều 6, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

năm 1946 đã quy định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang nhau về mọi
phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa”. Theo điều 9, Hiến pháp năm 1946
đã khẳng định: “Mọi quyền lực trong nước thuộc về nhân dân Việt Nam,
không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, giàu, nghèo, giai cấp…” và “phụ nữ
bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện”.
Hiến pháp năm 1954, Điều 24 có nêu: “Phụ nữ được hưởng quyền bình
đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và
xã hội”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động
phụ nữ, phụ nữ là đội quân rất đông. Phải giữ gìn sức khỏe cho họ để chị em
tham gia lao động sản xuất được tốt”.
Hiến pháp được bổ sung và sửa đổi năm 1959, 1980 và 1992 đều thể
hiện quyền bình đẳng nam nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Theo quy định của hiến pháp năm 1992, phụ nữ có quyền và ngang
quyền với nam giới trong việc tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và
Hội đồng nhân dân, tham gia quản lý Nhà nước và tham gia vào các hoạt
động chính trị; công dân nam nữ có quyền ngang nhau về kinh tế. Hiến pháp
năm 1992 cũng quy định phụ nữ có quyền cơ bản đối với văn hóa, giáo dục,
ghi nhận các quyền tự do cá nhân của phụ nữ như tự do tín ngưỡng, quyền bất

17

khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền
bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín…
Năm 1993, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam được
thành lập (là cơ quan Nhà nước chính thức chịu trách nhiệm trong việc tăng
cường bình đẳng giới, đây là ủy ban phối hợp đa lĩnh vực cấp cao được báo
cáo trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ) với mạng lưới các ban vì sự tiến bộ
của phụ nữ ở tất cả các bộ, ngành và 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung
ương. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kế hoạch hoạt động đến
năm 2005 của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được phê duyệt vào tháng

12/2002. Nghị quyết 04/NQ – TW ban hành ngày 12/07/1993 của Bộ Chính
trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII “Về đổi mới và tăng cường
công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” đã khẳng định giải phóng phụ
nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xác định sự nghiệp giải phóng
phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể
nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình.
Tháng 6/1994, Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được Quốc Hội khóa IX thông qua, được sửa đổi và bổ sung một số điều
vào năm 2002, đã dành một chương gồm 10 điều q uy định riêng đối với lao
động nữ như quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng mọi mặt với nam giới,
chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động
nữ, mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ, nghiêm cấm
hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.
Quyết định số 19/2002/QĐ – TTg ngày 21/01/2002 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
đến năm 2010 với mục tiêu tổng quát là: “Nâng cao chất lượng đời sống vật
chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện các
quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Nghị quyết 11/NQ – TW ngày 24/07/2007 của Bộ Chính trị về “Công
tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” với mục tiêu là
phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ mọi mặt, có trình độ
học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế; phụ nữ có việc làm, được cải thiện rõ rệt về
đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, tham gia ngày càng nhiều công việc xã

18

hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; phụ nữ đóng góp ngày càng to lớn cho xã

hội và gia đình, phấn đấu để nước ta là một quốc gia có thành tựu về bình
đẳng giới tiến bộ nhất khu vực.
Quyết định số 2531/QĐ – TTg ngày 24/12/2010 phê duyệt Chiến lược
Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu tổng quát
“Đến năm 2020, về cơ bản, đảm bảo bình đẳng thực chất giũa nam và nữ về
cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.
Chiến lược xác định 7 mục tiêu và 22 chỉ tiêu cụ thể trong các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, lao động – việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa và thông
tin, gia đình và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bình đẳng giới. Đây
là lần đầu tiên chính phủ ban hành các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới,
làm cơ sở cho việc ban hành các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
Đó là những Chỉ thị, Nghị quyết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng
về công tác phụ nữ nói chung, giúp cho phụ nữ phát huy được vai trò của mình.
Chính sự nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nước về vai trò to lớn của phụ
nữ trong xây dựng đất nước, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóađược thể hiện trong các văn bản trên đã tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy
được tiềm năng to lớn của mình, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
2.2.4 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Tày, Nùng.
2.2.4.1 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Tày
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên
kỷ thứ nhất trước Công nguyên,có dân số đông nhất trong các DTTS ở nước
ta, với 1.626.392 người (2009). Người Tày cư trú ở vùng thung lũng các tỉnh
Đông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái. Có mối quan hệ thân
thuộc và gần gũi với các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ như Nùng, Giáy, Bố Y,
Cao Lan - Sán Chỉ ở Việt Nam và dân tộc Choang ở Trung Quốc, có giao lưu
ảnh hưởng tiếp thu lẫn nhau về các mặt văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng với các
cư dân khác cùng cư trú trong vùng.
* Đặc điểm kinh tế

Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại
cây trồng như lúa nước, ngô, khoai… và rau quả mùa nào thức đó. Người Tày
có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng
rãi các biện pháp thủy lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn nước

19

lấy nước tưới ruộng. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ
mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà. Ngoài lúa nước, người
Tày còn trồng ngô, hoa màu, cây ăn quả… Chăn nuôi phát triển với nhiều loại
gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ
công gia đình được chú ý. Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa
văn đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng.
* Tổ chức cộng đồng
Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối, tên bản thường gọi
theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Họ thích sống thành bản làng đông
đúc, mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà.
Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà
sàn có bộ sườn làm theo kiểu vì kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột, họ thường chọn
những loại gỗ quý để dựng nhà. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hoặc lá
cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Khi làm nhà phải
chọn đất xem hướng, xem tuổi, chọn ngày tốt.
* Hôn nhân và gia đình
Gia đình người Tày thường quý con trai hơn và có quy định rõ ràng
trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít li
hôn. Đã từ lâu không còn tục ở rể. Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu
nhưng có thành vợ thành chồng hay không lại tùy thuộc vào bố mẹ hai bên và
“số mệnh” của họ có hợp nhau hay không. Vì thế trong quá trình đi tới hôn
nhân phải có bước nhà trai xin lá số của cô gái về so với lá số của con mình.
Hôn lễ truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức: Lễ

dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…, thể
hiện bản sắc văn hoá của một tộc người. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ
cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng.
* Văn hóa
Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ,
ca, múa, nhạc… Tục ngữ, ca dao chiếm một khối lượng đáng kể. Các điệu dân
ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, hát ru con. Có nhiều điệu lượn như
lượn Slương, lượn Then, lượn Nàng Hai Người Tày còn có các điệu hát Then,
gọi là Văn ca, được ngâm hát trong đám tang, gọi là hát hội trong các hội Lồng
tồng, gọi là Cỏ lẩu trong hát đám cưới.Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất
cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của đồng bào Tày. Nó như linh hồn trong
nghệ thuật dân ca dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính như một phương tiện giao

20

tiếp mang đậm bản sắc dân tộc. Người Tày mến khách, cởi mở, dễ làm quen và
thích nói chuyện. Họ rất coi trọng người cùng tuổi, khi đã kết nghĩa bạn bè thì
coi nhau như anh em ruột thịt, bà con thân thích của mình.
*Ăn uống
Trước kia, ở một số nơi, người Tày ăn nếp là chính và hầu như gia đình
nào cũng có ninh và chõ đồ xôi. Trong các ngày Tết, ngày lễ, người Tày thường
làm nhiều loại bánh như bánh chưng, bánh dày, bánh gai, bánh dợm, bánh gio,
bánh rán, bánh trôi, bánh khảo… Đặc biệt có loại bánh bột hấp dẫn nhân bằng
trứng kiến và cốm được làm từ thóc nếp non hơ lửa, hoặc rang rồi đem giã.
* Trang phục
Có đặc trưng riêng về phong cách thẩm mỹ. Người Tày thường mặc
quần áo vải bông nhuộm chàm.
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt,
nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn
trang trí. Nữ có áo cánh ngắn may cổ cao, năm thân, cài năm khuy ở cổ và

sườn bên phải, quần dài, thắt lưng, khăn. Ngày lễ hội, mặc thêm áo cánh trắng
bên trong. Trước kia, phụ nữ Tày nhiều vùng cũng mặc váy, gần đây chuyển
sang mặc quần, dài chấm gót, quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa. Phụ nữ
Tày còn có áo dài kiểu như áo ngắn, vạt buông dài quá đầu gối. Đồ trang sức
có vòng cổ, vòng tay, vòng chân và dây xà tích bằng bạc.Trang phục của nam
giới có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ
đứng. Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối.
* Thờ cúng
Người Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra còn thờ cúng thổ công,
vua bếp, bà mụ.
2.2.4.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Nùng
Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây
khoảng 200 – 300 năm. Đến năm 2009, người Nùng có khoảng 968.800
người.Người Nùng tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang. Người Nùng có quan hệ gần
gũi với người Tày và người Choang sống dọc biên giới với Trung Quốc.
* Đặc điểm kinh tế
Nguồn sống chính của người Nùng là cây lúa và cây ngô. Họ kết hợp
làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi.
Người Nùng làm việc rất thành thạo nhưng do cư trú ở những vùng không có

21

điều kiện khai phá ruộng nước cho nên nhiều nơi họ phải sống bằng nương
rẫy là chính. Ngoài ngô, lúa, họ còn trồng các loại củ, bầu bí, rau xanh…
Đồng bào Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
như quýt, hồng… Hồi là cây quý nhất của đồng bào, hàng năm mang lại
nguồn lợi đáng kể. Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là
nghề dệt, tiếp đến là nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.
Họ biết làm nhiều nghề thủ công: dệt, rèn, đúc, đan lát, làm đồ gỗ, làm

giấy dó, làm ngói âm dương… Nhiều nghề có truyền thống lâu đời nhưng vẫn
là nghề phụ gia đình, thường chỉ làm vào lúc nông nhàn và sản phẩm làm ra
phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Hiện nay, một số nghề có xu hướng
mai một dần (dệt), một số nghề được duy trì và phát triển (rèn).
Chợ ở vùng người Nùng phát triển, người ta đi chợ phiên để trao đổi
mua bán các sản phẩm.
* Tổ chức cộng đồng
Đồng bào Nùng sống thành từng bản trên các sườn đồi, thông thường
trước bản là ruộng nước, sau bản là nương và vườn cây ăn quả. Người Nùng
thường sống xen kẽ với người Tày, phần lớn là nhà sàn, một số ở nhà đất.
Làm nhà mới là một trong nhiều công việc hệ trọng, vì thế họ rất chú ý tới
xem hướng, chọn đất, chọn ngày dựng nhà và lên nhà mới với ước mong có
cuộc sống yên vui, làm ăn phát đạt.
* Hôn nhân và gia đình
Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu và khi yêu nhau họ thường
trao tặng một số kỷ vật. Các chàng trai tặng các cô gái đòn gánh, giỏ đựng
bong và giỏ đựng con sợi. Còn các cô gái tặng các chàng trai áo và túi thêu.
Tuy nhiên hôn nhân lại hoàn toàn do bố mẹ quyết định, trên cơ sở hai
gia đình môn đăng hộ đối không và lá số đôi trai gái hợp nhau hay không.
Nhà gái thường thách cưới bằng thịt, gạo, rượu và tiền. Số lượng đồ dẫn cưới
càng nhiều thì giá trị của người con giá càng cao. Việc cưới xin gồm nhiều
nghi lễ, quan trọng nhất là lế đưa dâu về nhà chồng. Sau ngày cưới, cô dâu
vẫn ở nhà bố mẹ đẻ cho đến sắp có con mới về ở hẳn nhà chồng.
Trong gia đình, quan hệ giữa bố chồng, anh chồng với nàng dâu có sự
cách biệt nghiêm ngặt. Theo phong tục Nùng, dù là con anh, con em, con
chị ai nhiều tuổi hơn được gọi là anh, là chị. Người Nùng có thói quen ít khi
gọi thẳng tên người ông, người bố mà thường gọi theo tên của đứa cháu đầu,
con đầu của họ. Khi đặt tên con phải tuân theo hệ thống tên đệm của dòng họ.



22

* Văn hóa
Đồng bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có
nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Lễ hội nổi tiếng thu hút được
nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội "Lùng tùng" (còn có nghĩa là hội
xuống đồng) được tổ chức vào tháng giêng hàng năm.
Sli là hát giao duyên của thanh niên nam nữ dưới hình thức diễn xướng
tập thể, thường là đôi nam, đôi nữ hát đối đáp với nhau và được hát theo hai
bè. Người ta thường Sli với nhau trong những ngày hội, lễ, chợ phiên. Người
Nùng ăn Tết giống như người Kinh và người Tày.
* Ăn uống
Ở nhiều vùng, người Nùng ăn ngô là chính. Ngô được xay thành bột để
nấu cháo đặc như bánh đúc. Thức ăn thường được chế biến bằng cách rán,
xào, nấu, ít khi luộc. Nhiều người kiêng ăn thịt trâu, thịt bò, thịt chó. Người
Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và được coi trọng là
“Khau nhục”. Tục mới nhau uống rượu chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã
thành tập quán của đồng bào.
* Trang phục
Nam, nữ đến tuổi trưởng thành đều bịt một chiếc răng bằng vàng ở hàm
trên và như thế được xem là làm đẹp, là người sang trọng. Phụ nữ mặc áo năm
thân và cài một hàng cúc bằng nút vải phía bên nách phải. Tùy từng nhóm Nùng
địa phương mà áo dài, ngắn, rộng, hẹp khác nhau, nhưng ở đoạn cổ tay và lá sen
bao giờ cũng đắp một miếng vải và bốn túi áo không có nắp. Nam, nữ đều mặc
một loại quần nhuộm màu chàm, cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân. Phụ
nữ Nùng thường đeo tạp dề trước bụng, khi gồng gánh còn mang thêm miếng
nệm vai. Điểm khác nhau giữa các nhóm, một trong những biểu hiện là cách đội
khăn và các loại khăn trang trí khác nhau đôi chút. Người Nùng có 13 nhánh và
mỗi nhánh lại có ngôn ngữ cũng như trang phục khác nhau.
* Thờ cúng

Người Nùng thờ cúng tổ tiên là chính. Bàn thờ đặt ở nơi trang trọng,
được trang hoàng đẹp, ở vị trí trung tâm là bức phùng slằn viết bằng chữ Hán
cho biết tổ tiên thuộc dòng họ nào. Ngoài ra còn thờ thổ công, Phật bà Quan
âm, bà mụ, ma cửa, ma sàn, ma ngoài sàn (phi hang chàn) và tổ chức cầu
cúng khi thiên tai, dịch bệnh Khác với người Tày, người Nùng tổ chức
mừng sinh nhật và không cúng giỗ.

×