ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÀN THỊ PHƯƠNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM NGHÈO TẠI XÃ CÂY THỊ - HUYỆN ĐỒNG HỶ -
TỈNH THÁI NGUYÊN
khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Khoa : KT & PTNT
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Hiền
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm
nghèo tại xã Cây Thị - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”, là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa ra trong đề
tài này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên
cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện
đề tài này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Bàn Thị Phương
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực
tiễn” của các trường chuyên nghiệp nói chung và trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là bước quan trọng của sinh viên
cuối khóa. Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm củng cố kiến thức đã học
trên ghế nhà trường đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành.
Được sự nhất trí của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Cây Thị -
huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt
tình của giảng viên Th.S Vũ Thị Hiền, cùng sự giúp đỡ tận tình của các các cán bộ
tại Ủy ban Nhân dân xã Cây Thị. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
tới các thầy cô giáo cùng toàn thể các cán bộ UBND xã Cây Thị.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô để bản đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Bàn Thị Phương
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở khoa học 4
2.1.1. Một số quan niệm về nghèo 4
2.1.2. Hộ nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Chương
trình xóa đói giảm nghèo quốc gia 5
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 7
2.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay 7
2.2.2. Thực trạng nghèo tại Việt Nam 8
2.2.3. Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo
của một số nước trên thế giới 9
2.2.4. Một số địa phương làm tốt công tác giảm nghèo trong nước 10
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13
3.2. Nội dung nghiên cứu 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu 13
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 13
3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 15
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu 16
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 16
4.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 20
4.1.3. Đặc điểm về văn hóa – xã hội 22
4.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 27
4.2. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã Cây Thị - huyện Đồng Hỷ 30
4.2.1. Cơ sở phân định nghèo của xã 30
4.2.2. Tình hình nghèo của xã trong 3 năm từ 2011 – 2013 30
4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghèo của các hộ trên địa bàn
xã Cây Thị 33
4.2.4. Nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra 41
4.3. Tìm hiểu các chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương 52
4.3.1. Cách thức xây dựng và tổ chức 52
4.3.2. Các chương trình xóa đói giảm nghèo 54
4.3.3. Kết quả đạt được và những hạn chế trong các chương trình
giảm nghèo tại địa phương. 57
4.4. Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo bền
vững cho các hộ trên địa bàn xã Cây Thị 60
4.4.1. Mong muốn của những hộ gia đình nghèo 60
4.4.2. Phương hướng và mục tiêu giảm nghèo của xã 63
4.4.3. Các giải pháp giảm nghèo 65
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
5.1. Kết luận 74
5.2. Kiến nghị 76
5.2.1 Đối với chính quyền và các cấp, ban ngành đoàn thể 76
5.2.2. Đối với người dân 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ từ năm
1993 đến 2011 6
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Cây Thị qua 3
năm 2011 - 2013 18
Bảng 4.2: Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của xã qua các năm 20
Bảng 4.3: Tình hình chăn nuôi của xã từ 2011 – 2013 21
Bảng 4.4: Tình hình dân số và cơ cấu lao động của xã Cây Thị
qua 3 năm 2011 - 2013 23
Bảng 4.5: Tỷ lệ nam giới và nữ giới tại xã Cây Thị 25
Bảng 4.6: Thực trạng cơ sở hạ tầng xã Cây Thị năm 2013 26
Bảng 4.7: Tiêu chí phân loại các nhóm hộ theo tài sản của xã Cây Thị 30
Bảng 4.8. Tình hình nghèo tại xã Cây Thị giai đoạn 2011 – 2013 31
Bảng 4.9: Cơ cấu các nhóm hộ xã Cây Thị tính đến 2013 32
Bảng 4.10: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra 34
Bảng 4.11: Tài sản của các nhóm hộ 35
Bảng 4.12: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ nghiên cứu
xã Cây Thị năm 2013 36
Bảng 4.13: Các khoản chi phí của nhóm hộ điều tra xã Cây Thị
năm 2013 37
Bảng 4.14. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra xã Cây
Thị năm 2013 40
Bảng 4.15: Danh mục các nguyên nhân gây ra nghèo tại xã Cây Thị
năm 2013 42
Bảng 4.16. Trình độ học vấn của chủ hộ ở các nhóm hộ trên địa bàn
xã Cây Thị 43
Bảng 4.17. Các yếu tố hạn chế hộ nghèo tiếp cận tín dụng 48
Bảng 4.18: Tình hình triển khai và thực hiện một số chương trình
giảm nghèo chính của xã Cây Thị 55
Bảng 4.19: Danh mục các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và
đời sống 56
Bảng 4.20: Tình hình thu nhập và tỉ lệ hộ nghèo của xã Cây Thị giai
đoạn 2010-2013 58
Bảng 4.21: Xếp hạng thứ tự ưu tiên các nguyện vọng mong muốn của
các hộ gia đình nghèo xã Cây thị 61
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 4.1: Cơ cấu các nhóm hộ tại xã Cây Thị năm 2013 33
Hình 4.2: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình nghèo
xã Cây Thị năm 2013 41
Hình 4.3. Trình độ học vấn của các chủ hộ trong nhóm hộ nghèo 44
Hình 4.4: Vòng luẩn quẩn của đói nghèo 52
Hình 4.5: Sự tăng lên về tổng thu nhập của toàn xã Cây Thị
giai đoạn 2011-2013 58
Hình 4.6: Tình hình biến động về tỷ lệ hộ nghèo xã Cây Thị
giai đoạn 2011-2013 59
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN : Doanh nghiệp
DTTS : Dân tộc thiểu số
ĐTND : Đoàn thể nhân dân
KHHGD : Kế hoạch hóa gia đình
KHKT : Khoa học kỹ thuật
LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội
MTTQ : Mặt trận tổ quốc
SXKD : Sản xuất kinh doanh
UBND : Uỷ ban nhân dân
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay đói nghèo đang trở thành vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia
trong khu vực và trên toàn thế giới. Muốn thực hiện phát triển xã hội bền
vững không thể không giải quyết vấn đề đói nghèo. Nghèo đói là một hiện
tượng phổ biến của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan. Ngày nay trên thế giới
còn khoảng 1 tỷ người sống trong cảnh nghèo khổ, tập trung chủ yếu ở các
nước chậm phát triển thuộc các khu vực châu Á, Châu Phi…Trong điều kiện
hiện nay sự toàn cầu hóa đem lại hiệu quả hết sức to lớn về phát triển kinh tế,
khoa học công nghệ, song mặt trái của nó chính là tỷ lệ gia tăng thất nghiệp,
nghèo đói và hàng loạt các vấn đề nổi cộm cần giải quyết thuộc về các quốc
gia nói riêng và toàn cầu nói chung. Ở nước ta qua quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường với xuất phát điểm thấp thì càng không thể tránh khỏi
thậm chí trầm trọng và gay gắt. Tình trạng nghèo đói không còn cá biệt mà đã
trở nên phổ biến ở nông thôn, các vùng khó khăn, trung du miền núi.
Đói nghèo được xem là lực cản của sự phát triển thì xóa đói giảm nghèo là
con đường phá vỡ rào lực cản, tạo điều kiện cho sự phát triển. Đói nghèo không
thể tạo ra đầy đủ về nhu cầu ăn, mặc, giải trí, dẫn tới hậu quả yếu kém về thể lực
và trí lực làm giảm khả năng lao động, tạo của cải vật chất xã hội và như vậy
không thể tạo cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững.
Xóa đói giảm nghèo ghóp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội, tạo ra môi
trường xã hội trong sạch, thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Đói nghèo là một
nguy cơ không tiếng ồn nhưng lại là một nguyên nhân gây nên tội phạm, các tệ nạn
xã hội, bạo lực mất an ninh xã hội. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo đã trở thành chủ đề
quan tâm của toàn nhân loại và là mục tiêu, là nhiệm vụ nặng nề của nhiều tổ chức
2
quốc tế. Tất cả đã và đang áp dụng các biện pháp xoay chuyển, kiểm soát và đi đến
xóa bỏ đói nghèo trên hành tinh chúng ta.
Trong tình hình phát triển chung của cả nước, xã Cây Thị là một xã khó
khăn của huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Trong những năm qua cũng có những
bước ngoặt đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo. Song những tồn tại như
cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí chưa cao và đặc biệt là tỉ lệ hộ nghèo còn
lớn, năm 2013 là 359/902 hộ (chiếm 39,8%). Do đó xóa đói giảm nghèo là một
vấn đề lớn mà các cấp lãnh đạo, nhân dân địa phương cùng phải đồng thuận giải
quyết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và sự quan tâm của riêng cá nhân, tôi đã chọn
đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Cây Thị
- Đồng Hỷ - Thái Nguyên” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố chính ảnh
hưởng đến vấn đề nghèo đói của các hộ nông dân và đưa ra những giải pháp
nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn
nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích được thực trạng đói nghèo trên địa bàn xã Cây Thị.
- Phân tích được những nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới vấn
đề nghèo đói tại địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu được một số chương trình giảm nghèo đã và đang triển khai tại
địa phương.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững cho
các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
3
Nghiên cứu đề tài đòi hỏi sinh viên phải vận dụng nhiều kiến thức đã
học để đưa vào thực tế, các thủ thuật về xác suất thống kê, kỹ năng đặt câu
hỏi khai thác thông tin, các phương pháp PRA, khả năng phân tích xử lý số
liệu, khả năng nhận định theo các nguyên lý phát triển nông thôn, sự tổng hợp
và đưa ra lý luận từ những vấn đề thực tiễn
Nghiên cứu đề tài được xem như bài học thực tế đầu tiên giúp cho sinh
viên làm quen khi bắt tay vào thực tế, nó là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức
mà sinh viên phải đối mặt và trải qua trước khi ra trường và bắt tay vào công
việc, nghề nghiệp của mình sau này.
Đây là đề tài nghiên cứu có tính chất cấp thiết và quan trọng hàng đầu
trong các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của thế giới cũng như Việt
Nam. Bởi trong các vấn đề của xã hội thì nghèo đói được xem là gốc rễ dẫn
tới nhiều những vấn đề khác của cuộc sống. Nó là một mắt xích trong vòng
luẩn quẩn của các vấn đề xã hội.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá thực trạng đói nghèo tại địa
phương, những nguyên nhân nghèo đói, hiệu quả của các chính sách, chương
trình triển khai tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con địa phương.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở giúp chính quyền và ban ngành
đoàn thể trong xã đưa ra được những biện pháp giảm nghèo có hiệu quả hơn.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số quan niệm về nghèo
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng
với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các
nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời
gian. Tổ chức y tế thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một
người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình
quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.[14]
Theo quan điểm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh thì nghèo là không có
thức ăn bổ dưỡng, phải tiết kiệm tiền cho bữa ăn hôm sau, chẳng có phương
tiện đi lại, cuộc sống không ổn định, buôn bán nhỏ lẻ, trẻ con chỉ đi học khi nào
có tiền, chẳng có ai giúp đỡ, không được chơi tennis, chẳng có gì giải trí ngoài
đánh bạc và mua vé số.[5]
*) Nghèo tuyệt đối
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát
triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra
khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như
sau: “Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.
Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn
trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt
quá sức tưởng tượng của giới trí thức chúng ta’’.
Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương
đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là
chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị
ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được
5
xác định, từ 2 đô la cho khu vực Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho
những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp.
(Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997).[14]
*) Nghèo tương đối
Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa
vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc
cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc
về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ
thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo
tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ
thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất
(tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan
trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa - xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã
hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một
thách thức xã hội nghiêm trọng.[14]
2.1.2. Hộ nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Chương trình
xóa đói giảm nghèo quốc gia
*) Hộ nghèo
Ngày 30/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2011 – 2015.
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như
sau: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
6
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.[7]
Chuẩn mực xác định nghèo ở Việt Nam qua các giai đoạn như sau:
Bảng 2.1: Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ
từ năm 1993 đến 2011
Giai đoạn Đơn vị tính
Hộ đói Hộ nghèo
(Dưới
mức)
(Dưới mức)
1. Giai đoạn 1993 – 1994 Gạo
Khu vực nông thôn Kg/người/tháng 8 15
Khu vực thành thị Kg/người/tháng 13 20
2. Giai đoạn 1995 – 1997 Gạo
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Kg/người/tháng 13 15
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du
Kg/người/tháng 13 20
Vùng thành thị Kg/người/tháng 13 25
3. Giai đoạn 1997 – 2000
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Nghìn đồng/người/tháng
45 55
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du
Nghìn đồng/người/tháng
45 70
Vùng thành thị Nghìn đồng/người/tháng
45 90
4. Giai đoạn 2001 – 2005
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Nghìn đồng/người/tháng
- 80
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du
Nghìn đồng/người/tháng
- 10
Vùng thành thị Nghìn đồng/người/tháng
- 150
5. Giai đoạn 2006 – 2010
Khu vực nông thôn Nghìn đồng/người/tháng
- 200
Khu vực thành thị Nghìn đồng/người/tháng
- 260
6. Giai đoạn 2010-2015
Khu vực nông thôn Nghìn đồng/người/tháng
400
Khu vực thành thị Nghìn đồng/người/tháng
500
(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
7
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay
Đầu năm 2011 Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) ước tính, trên thế
giới có khoảng một tỷ người lâm vào tình trạng thiếu lương thực. Đến cuối
tháng 10 năm 2011, dân số thế giới đạt 7 tỷ người. Điều đó có nghĩa, mỗi
ngày trên hành tinh cứ 7 người sẽ có 1 người bị đói, nghèo mặc dù thế giới
sản xuất đủ lương thực cho tất cả mọi người.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối diện với những căng thẳng và nguy cơ
tụt giảm ngày càng lớn, khủng hoảng việc làm, giá lương thực tăng cao, bất công xã
hội, biến đổi khí hậu, khiến cho số người lâm vào cảnh cùng cực gia tăng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói đã được chỉ ra, trong đó phải
kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay vẫn đeo đuổi nhiều nước,
đặc biệt các nước phát triển trong đó có Mỹ. Khu vực đồng Euro đang phải
đối mặt với khủng hoảng nợ công nên buộc phải áp dụng chính sách thắt lưng
buộc bụng làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội, trầm trọng thêm tình trạng thất
nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến phần còn lại của thế giới.
Nguyên nhân quan trọng nữa phải kể đến là giá lương thực trên thế giới
tăng cao. Dân số thế giới gia tăng trong khi sản xuất lương thực chỉ đủ cho 7
tỉ miệng ăn mà chẳng có dư thừa nên bất cứ biến động nào như thiên tai, lũ
lụt, hạn hán (mà vùng Sừng châu Phi đang phải đối mặt) khiến sản lượng
giảm, đều có thể làm lương thực tăng giá.[15]
Nghèo đói tập trung chủ yếu vào hai khu vực đó là Châu Phi và Châu Á:
Với khu vực Châu Á có tỷ lệ người nghèo và số người nghèo cao bởi
họ phải hứng chịu nhiều những biến động của nền kinh tế thế giới. Hiện nay,
900 triệu người châu Á đang phải sống trong tình trạng cực kì nghèo đói với
mức sống dưới 1,25 đô la Mỹ/ngày. 620 người sống dưới mức thu nhập
1USD/ngày. Một nửa trong số này sống ở Trung Quốc và Ấn Độ.
8
Với Châu Phi, nghèo là do châu lục này tỷ lệ có thanh niên thất nghiệp
cao nhất thế giới. Có tới 32 trong số 38 nước nghèo nhất thế giới là thuộc
châu Phi. Số tiền nợ của châu Phi lên tới 425 tỷ USD. Tuổi thọ trung bình ở
châu Phi thấp nhất thế giới, 45 tuổi. Chỉ có 58% số người dân châu Phi được
dùng nước sạch. Họ có 7 triệu người phải sống trong các trại tị nạn, 20 triệu
người sống trong cảnh vô gia cư. Ngoài ra hạn hán, mù chữ, thiếu nước sạch
xảy ra thường xuyên trong những năm qua đã đẩy châu lục này vào tình trạng
đói nghèo trầm trọng.
Với Châu Âu theo bao cáo của Eurostat thì "Trong năm 2010, 115 triệu
người, hay 23,4% dân số, trong EU27 có nguy cơ nghèo đói hoặc loại trừ xã
hội. Điều này có nghĩa rằng họ đã rơi vào ít nhất một trong ba hoàn cảnh sau:
có nguy cơ đói nghèo, bị tước đoạt vật chất hoặc sống trong các hộ gia đình
với cường độ làm việc rất thấp. Việc giảm số lượng người có nguy cơ nghèo
đói hoặc loại trừ xã hội ở EU là một trong những mục tiêu chính của chiến
lược 2020 Châu Âu.
Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu cho biết: Trong năm 2010, số
người đang có nguy cơ nghèo đói hoặc loại trừ xã hội được ghi nhận cao nhất
ở Bulgaria (42%), Rumani (41%), Latvia (38%), Lithuania (33%) và Hungary
(30%), và thấp nhất ở Cộng hòa Séc (14%), Thụy Điển và Hà Lan (cả hai đều
15%), Áo, Phần Lan và Luxembourg (tất cả 17%).
Năm 2011 vẫn chưa có số liệu thống kê, nhưng theo dự báo của một số
chuyên gia kinh tế, tình trạng khủng hoảng nợ công, thiếu việc làm tại nhiều nước
trong Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục đẩy số lượng người nghèo tăng cao hơn nữa.
Con số người nghèo được dự báo sẽ tăng lên 135 đến 140 triệu người.[16]
2.2.2. Thực trạng nghèo tại Việt Nam
Ngày 28/03/2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành
Quyết định số 375/QĐ-LĐTBXH phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo năm 2011.
9
Theo kết quả điều tra năm 2011, số hộ nghèo trên cả nước xấp xỉ 2,6
triệu hộ, chiếm tỷ lệ 11,76%; số hộ cận nghèo là hơn 1,5 triệu hộ, chiếm tỷ lệ
6,98%. So với kết quả điều tra hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2010, cả nước
đã giảm được hơn 450.000 hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo đạt 2,44%; giảm hơn
80.000 số hộ cận nghèo với tỷ lệ giảm là 0,51%.
Về phân bố số hộ nghèo theo vùng lãnh thổ trên cả nước, số hộ nghèo ở
các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất
33,02%, tiếp theo đến khu vực miền núi Đông Bắc như: Hà Giang, Tuyên
Quang, Cao Bằng có tỷ lệ hộ nghèo là 21,01%, khu vực Đông Nam Bộ có tỷ
lệ hộ nghèo thấp nhất trong cả nước với con số 1,70%.
2.2.3. Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo của một
số nước trên thế giới
Kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc
đã chính thức khởi động chương trình xóa đói, giảm nghèo bằng dự án phát
triển với quy mô lớn, có kế hoạch và có tổ chức trong phạm vi cả nước. Mười
năm qua, mức tăng thu nhập bình quân đầu người của nông dân thuộc 592
huyện trọng điểm xóa đói, giảm nghèo cấp quốc gia đã vượt mức tăng bình
quân của cả nước Trung Quốc. Tỷ lệ dân số nông thôn nghèo khó trong tổng
số dân nông thôn Trung Quốc từ 10,2% năm 2000, giảm xuống còn 2,8% năm
2010. Trung Quốc đã thực hiện trước thời hạn mục tiêu giảm 50% dân số
nghèo khó theo. Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ, góp phần quan
trọng cho sự nghiệp xóa giảm đói nghèo của toàn thế giới.[18]
Các nước Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đã rất thành công
trong việc giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và xóa đói giảm
nghèo không chỉ đạt được mức tăng trưởng cao mà còn gắn được tăng trưởng kinh
tế với công bằng xã hội và giảm mạnh đói nghèo. Mô hình tăng trưởng của các
nước Đông Á được mô tả lúc đầu dựa vào phát triển nông nghiệp, sau đó dựa vào
10
xuất khẩu mặt hàng công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động. Đến nay tăng
trưởng nhanh chủ yếu dựa vào xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ
thuật cao, sử dụng nhiều lao động ngành nghề.
Tại Hàn Quốc với hàng loạt các chính sách và định hướng đúng đắn
trong các chương trình giảm nghèo bao gồm việc hỗ trợ tài chính cho các
vùng nông thôn nghèo để phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sinh kế cho
nông dân, nhất là người nghèo, theo cơ chế khuyến khích và có điều kiện. Có
kế hoạch hàng năm và 5 năm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương. kết hợp với nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Tăng
tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong tổng chi tiêu công
của Chính phủ để thúc đẩy việc phát triển sinh kế cho người dân và nâng cao
hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp. Trao quyền tự chủ cho cơ sở và người dân,
làm gì, làm như thế nào do người dân và chính quyền cấp cơ sở tự quyết định.
Nhờ những nỗ lực đó, chỉ sau 30 năm nông thôn Hàn Quốc đã có sự phát triển
vượt bậc, kinh tế Hàn Quốc được xếp vào nhóm nước phát triển.[19]
2.2.4. Một số địa phương làm tốt công tác giảm nghèo trong nước
* ) Giảm nghèo ở huyện Phú Bình - Thái Nguyên
Năm 2011 Phú Bình có gần 7.000 hộ nghèo (chiếm trên 19,67%), giảm
hơn 1.660 hộ so với năm 2010 (đạt tỷ lệ 5,16%, vượt 2,16% so với kế hoạch
đề ra); số hộ cận nghèo là gần 4.680 hộ.
Để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo năm 2011, huyện đã siết
chặt việc rà soát và bình xét các đối tượng hộ nghèo.
Sau khi nhận được kết quả sơ bộ về số liệu hộ nghèo trên địa bàn, đối
với một số xã có kinh tế phát triển, thu nhập của người dân cao nhưng tỷ lệ hộ
nghèo vẫn còn nhiều, Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện đã trực tiếp yêu cầu Ban
chỉ đạo giảm nghèo các xã đó rà soát danh sách, tiến hành phúc tra lại, đồng
thời về xã kiểm tra đột xuất.
11
Thực tế cho thấy, bên cạnh việc chú trọng công tác tuyên truyền để các hộ
nghèo nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo thì chính quyền, các ngành, đoàn thể
các cấp luôn tạo điều kiện tốt nhất để các hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn của
Ngân hàng Chính sách, từ các chương trình, dự án với lãi suất ưu đãi.
Trong năm, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, các cấp chính quyền đoàn
thể trong huyện đã hỗ trợ trên 41,8 tỷ đồng xây dựng 830 nhà ở; thực hiện chi
trả trợ cấp trên 2,1 tỷ đồng cho các hộ nghèo trên địa bàn. Để việc giảm nghèo
hiệu quả, bền vững, chính quyền đoàn thể các địa phương đều có biện pháp
giúp các hộ phát triển kinh tế theo cách hội viên thuộc đoàn thể nào thì đoàn
thể đó trực tiếp theo dõi, giúp đỡ. Cùng với đó, Ban chỉ đạo giảm nghèo
huyện tích cực phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện
mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân về kỹ thuật trồng trọt,
chăn nuôi.[20]
*) Giảm nghèo ở Bắc Giang
Theo Ông Ngô Biên Cương, Phó trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy Bắc
Giang cho biết: Đến nay, toàn tỉnh đã huy động trên 2.500 tỷ đồng cho việc
xóa đói, giảm nghèo ở miền núi, vùng DTTS, trong đó tập trung vào một số
chương trình mục tiêu như Chương trình 135/CP, 134/CP; chính sách trợ
cước, trợ giá theo Nghị định 02 và 20 của Chính phủ…
Ngoài chính sách của Nhà nước, tỉnh Bắc Giang đã áp dụng nhiều biện
pháp sáng tạo như: Huy động nhân dân vùng thấp giúp đỡ nhân dân vùng cao,
đồng bào Kinh giúp đỡ đồng bào DTTS, hộ khá giúp hộ nghèo. Đồng thời vận
động các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh như Công ty phân đạm và hóa chất
Hà Bắc, Ngân hàng chính sách xã hội, Công ty viễn thông… tham gia giúp đỡ
vùng nghèo.
Nhờ có Chương trình 135 (giai đoạn I) mà Bắc Giang đã có 14 xã thoát
khỏi diện đặc biệt khó khăn, và đến nay đa số hộ nghèo dân tộc đã được xóa
12
nhà tạm. 98% số xã vùng dân tộc miền núi của tỉnh đã có đường cho xe ô tô
đến trung tâm xã, kể cả mùa mưa. Trên 95% số hộ trong vùng đã được sử
dụng điện lưới quốc gia, trên 70% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn giảm bình quân 5 - 6%/năm.
Kinh tế phát triển, nhiều con em đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng
xa được đi học. Đến nay, Bắc Giang đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở ở
vùng đồng bào DTTS, nhiều con em đồng bào các dân tộc đã thi đỗ đại học,
cao đẳng và đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ngày càng tốt hơn.
Toàn tỉnh đã hoàn thành việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào ở các xã đặc
biệt khó khăn với trên 291.000 đối tượng…
Để góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giúp đồng bào vươn lên xóa
đói giảm nghèo, nhất là đồng bào DTTS, ông Ngô Biên Cương cho rằng:
Muốn xóa đói, giảm nghèo thành công cho đồng bào DTTS, cần phải tập
trung nâng cao trình độ dân trí, coi đó là điều kiện để xóa đói giảm nghèo bền
vững.[10]
13
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ gia đình nghèo trên
địa bàn xã Cây Thị - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Cây Thị -
huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu và thông tin, các chương trình thực
hiện từ năm 2011 – 2013.
- Thời gian triển khai thực hiện đề tài: Từ ngày 22/01/2014 - 25/4/2014
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Cây
Thị - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
- Phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ trên
địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu về các chương trình xóa đói giảm nghèo đã và đang thực hiện
tại địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho địa phương
trong những năm tới.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng một số phương pháp để thu thập các thông tin phục vụ
nghiên cứu như sau:
3.3.1.1. Thông tin thứ cấp
- Những báo cáo, chuyên đề và tài liệu tập huấn, các thông tin về công
tác giảm nghèo của địa phương.
14
- Báo cáo tình hình công tác xã hội của địa phương.
- Các thông tin do cán bộ địa phương cung cấp.
- Các kết quả nghiên cứu, các kinh nghiệm giảm nghèo của các địa phương.
3.3.1.2. Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp lấy từ thực tế của quá trình điều tra phỏng vấn, cách
thức điều tra chủ yếu dựa vào bộ công cụ pra, bảng hỏi có cấu trúc, thông qua
các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.
Phân tích SWOT, chăn nuôi, canh tác lúa nước, thu nhập, sơ đồ Veen
để từ thực tế quan sát lắng nghe mà có được những thông tin cần thiết phục vụ
cho phân tích đánh giá.
Những chủ đề phỏng vấn tập trung vào:
- Điều kiện tự nhiên kinh tế văn hóa xã hội của xã.
- Thực trạng đói nghèo của xã.
- Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo
- Những cách làm và chương trình trong công tác giảm nghèo, những
kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, nguyên nhân và những khó khăn
khi thực hiện triển khai các chương trình.
- Cách thức tổ chức và triển khai các chương trình.
- Những bài học và kinh nghiệm, mong muốn cho những chương trình sau.
- Giải pháp đưa ra thực tế và có hiệu quả.
Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu điều tra là vấn đề hết sức
quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích. Vì vậy chọn địa
điểm nghiên cứu phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu.
Với phạm vi không gian là đề tài thực hiện trên địa bàn 1 xã, với mục tiêu
chính là nghiên cứu và phân tích các nguyên nhân nghèo, vì vậy tôi phân
vùng nghiên cứu theo địa bàn của xã.
Tiêu chuẩn lựa chọn xóm điều tra:
15
+ Căn cứ theo địa bàn của toàn xã, tức là phải có xóm xa trung tâm xã
và gần trung tâm xã.
+ Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp cao (>70%)
+ Nguồn thu chính của cộng đồng thôn xóm từ các hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
+ Tỷ lệ hộ nghèo trong xóm ≥10% tổng số hộ
Căn cứ theo tiêu chuẩn trên, đề tài đã tiến hành chọn 3/8 xóm để điều
tra đó là: Cây Thị, Trại cau, Mỹ Hòa.
Tiêu chuẩn lựa chọn hộ điều tra:
+ Diện tích đất nông nghiệp BQ đầu người thấp
+ Đại diện cho các loại hộ khá, trung bình, hộ nghèo tại xóm (Phối hợp
với địa phương để lựa chọn mẫu đại diện cho các nhóm hộ trước khi điều tra)
Đề tài đã chọn để điều tra trong một xóm là: 3 hộ khá, 5 hộ trung bình
và 12 hộ nghèo. Tổng số 20 hộ x 3 xóm = 60 hộ.
3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
Với hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trong phiếu điều tra, sau khi thu
thập được các thông tin cần thiết tôi tiến hành kiểm tra, rà soát, loại bỏ những
thông tin, số liệu bất hợp lý trong quá trình phỏng vấn, chuẩn hoá lại các
thông tin làm cơ sở cho việc phân tổ và được nhập vào máy tính, tạo thành
một cơ sở dữ liệu. Sau đó, sử dụng các hàm toán trong phần mềm Excel để
tính toán, tổng hợp đưa ra các bảng biểu, các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với
mục tiêu và nội dung đã đặt ra của đề tài.
16
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý
Cây Thị là một xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn, nằm ở phía
Đông Nam của huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm huyện lị 20km. Với tổng diện
tích đất tự nhiên 4.054,89 ha, gồm 8 xóm với 902 hộ, 3.644 nhân khẩu, có 4
dân tộc anh em cùng chung sống đan xen.
Phía Bắc giáp với xã Văn Hán
Phía Đông Bắc giáp xã Liên Minh (huyện Võ Nhai)
Phía Đông giáp xã Tân Lợi, xã Hợp Tiến
Phía Nam giáp thị trấn Trại Cau
Phía Tây giáp xã Nam Hòa
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
- Khí hậu:
Cây Thị mang đặc điểm của khí hậu miền Bắc, khí hậu nhiệt đới gió
mùa, hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, đặc điểm của mùa này là
mưa nhiều lượng mưa có thể lên tới 70% và tập trung chủ yếu vào tháng 7,
tháng 8, lượng mưa mỗi tháng khoảng 207,15 mm.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau, lượng mưa
thấp, khí hậu khô, nhiệt độ trung bình khoảng 18
0
C.
- Thủy văn:
Địa bàn xã có một dòng suối chính chảy từ đầu nguồn xóm Hoan xuyên
suốt theo chiều dài của xã, qua các xóm Suối Găng, Cây Thị, Mỹ Hòa, Trại
Cau, Hòa Bình. Ngoài ra còn nhiều khe lạnh chảy qua dòng suối này.