Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Quản lý dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh tích hợp nội dung các môn khoa học xã hội ở trường THPT tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 158 trang )

B GIO DC V O TO
HC VIN QUN Lí GIO DC
_____________

______________
TRN TH NGC THY
QUảN Lý DạY HọC TƯ TƯởNG Hồ CHí MINH
TíCH HợP NộI DUNG CáC MÔN KHOA HọC Xã HộI
ở TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG TỉNH THáI BìNH
Chuyờn ngnh: Qun lý Giỏo dc
Mó s: 60 14 01 01
LUN VN THC S QUN Lí GIO DC
Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. NG QUC BO
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin được trân trọng cảm ơn tập thể cán
bộ, giảng viên Học viện Quản lý Giáo dục đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp
những kiến thức bổ ích và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu
tại Học viện.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Đặng Quốc Bảo, người hướng dẫn khoa học đã tận tình định hướng
và chỉ dẫn tác giả trong suốt quá trình xây dựng, triển khai và hoàn thiện luận
văn. Tác giả cũng xin được trân trọng cảm ơn Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban
Giám đốc, các phòng chuyên môn Sở GD&ĐT Thái Bình, các cán bộ, giáo
viên, nhân viên, học sinh ở các trường THPT tỉnh Thái Bình cùng đồng chí,
đồng nghiệp, gia đình, người thân đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác
giả được học tập, cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến để tác giả có được kết
quả nghiên cứu trong luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng song chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các Thầy giáo, Cô giáo và
những người quan tâm để nghiên cứu được hoàn thiện hơn.


Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tác giả
Trần Thị Ngọc Thủy
DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Viết đầy đủ
CBGV Cán bộ giáo viên
CBQL Cán bộ quản lý
CSVC Cơ sở vật chất
DH Dạy học
DHTH Dạy học tích hợp
GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
HS Học sinh
HĐDH Hoạt động dạy học
HĐGD Hoạt động giáo dục
PTDH Phương tiện dạy học
QL Quản lý
NXB Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
TBDH Thiết bị dạy học
THPT Trung học phổ thông
TG Tác giả
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do ch n t iọ đề à 1
2. M c ích v nhi m v nghiên c uụ đ à ệ ụ ứ 4
3. Khách th v i t ng nghiên c uể à đố ượ ứ 4
4. Gi i h n ph m vi nghiên c uớ ạ ạ ứ 4

5. Gi thuy t khoa h cả ế ọ 5
6. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 5
7. C u trúc lu n v nấ ậ ă 6
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TÍCH HỢP NỘI DUNG CÁC MÔN
KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7
1.1. T ng quan v n nghiên c uổ ấ đề ứ 7
1.2. Các khái ni m c b n c a t iệ ơ ả ủ đề à 8
1.2.1. Ho t ng d y h cạ độ ạ ọ 8
1.2.2 D y h c tích h p:ạ ọ ợ 10
1.2.3 Qu n lí d y h c, qu n lý d y h c tích h p:ả ạ ọ ả ạ ọ ợ 12
1.3. Nh ng c tr ng d y h c tích h p t t ng o c H Chí Minhữ đặ ư ạ ọ ợ ư ưở đạ đứ ồ 13
1.3.1. T t ng o c H Chí Minhư ưở đạ đứ ồ 13
1.3.2.D y h c tích h p t t ng o c H Chí Minhạ ọ ợ ư ưở đạ đứ ồ 15
1.4. Qu n lý d y h c tích h p t t ng o c H Chí Minhả ạ ọ ợ ư ưở đạ đứ ồ 17
1.4.1. Xây d ng k ho ch i v i CBQL v GV theo các quy nhự ế ạ đố ớ à đị 17
1.4.2 T ch c tri n khai th c hi nổ ứ ể ự ệ 18
1.4.3. Ch o i ng giáo viên tri n khai th c hi n d y t t ng oỉ đạ độ ũ ể ự ệ ạ ư ưở đạ
c H Chí Minhđứ ồ 19
1.4.4. Thúc y ho t ng h c c a h c sinh đẩ ạ độ ọ ủ ọ 24
1.4.5 Ki m tra các ho t ng c a GV v HSể ạ độ ủ à 26
1.4.6 Xây d ng “môi tr ng s ph m” cho ho t ng d y h c tích h p tự ườ ư ạ ạ độ ạ ọ ợ ư
t ng H Chí Minh.ưở ồ 28
1.5 Nh ng y u t nh h ng n d y h c t t ng o c H Chí Minhữ ế ố ả ưở đế ạ ọ ư ưở đạ đứ ồ 30
1.5.1 Y u t ch quanế ố ủ 30
1.5.2 Y u t khách quan:ế ố 32
Ti u k t ch ng 1ể ế ươ 34
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TÍCH HỢP NỘI DUNG CÁC MÔN KHOA
HỌC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI BÌNH 36
2.1. Khái quát v t nh Thái Bìnhề ỉ 36
2.1.1. V trí a lý v i u ki n t nhiênị đị à đ ề ệ ự 36
2.1.2. c i m dân s , ngu n nhân l cĐặ đ ể ố ồ ự 37
2.1.3. V giáo d cề ụ 37
2.2. S phát tri n c a các tr ng THPT t nh Thái Bình.ự ể ủ ườ ỉ 38
2.2.1 K t qu giáo d c THPTế ả ụ 38
2.2.2 M ng l i, quy mô tr ng l p, m ng l i tr ng l p THPTạ ướ ườ ớ ạ ướ ườ ớ 39
2.2.3. i ng CBQL,GV,HS n m h c 2013- 2014Độ ũ ă ọ 40
2.2.4. C s v t ch t ph c v gi ng d y t t ng o c H Chí Minhơ ở ậ ấ ụ ụ ả ạ ư ưở đạ đứ ồ 47
2.3. Th c tr ng ho t ng d y h c t t ng o c H Chí Minh cácự ạ ạ độ ạ ọ ư ưở đạ đứ ồ ở
tr ng THPT t nh Thái Bìnhườ ỉ 47
2.3.1. Nh n th c c a giáo viên v h c sinh v d y h c t t ng o cậ ứ ủ à ọ ề ạ ọ ư ưở đạ đứ
H Chí Minhồ 49
2.3.2 Th c tr ng v ho t ng d y h c c a GVự ạ ề ạ độ ạ ọ ủ 50
2.4. Th c tr ng qu n lý ho t ng d y h c t t ng o c H Chí Minh ự ạ ả ạ độ ạ ọ ư ưở đạ đứ ồ ở
các tr ng THPT t nh Thái Bình.ườ ỉ 53
2.4.1.Th c tr ng nh n th c c a cán b qu n lý i v i công tác qu n lýự ạ ậ ứ ủ ộ ả đố ớ ả
d y h c t t ng o c H Chí Minh.ạ ọ ư ưở đạ đứ ồ 53
2.4.2. Th c tr ng vi c xây d ng k ho ch ho t ng d y h c t t ng oự ạ ệ ự ế ạ ạ độ ạ ọ ư ưở đạ
c H Chí Minh.đứ ồ 54
2.4.3. Th c tr ng t ch c tri n khai th c hi n qu n lý d y h c t t ngự ạ ổ ứ ể ự ệ ả ạ ọ ư ưở
o c H Chí Minhđạ đứ ồ 57
2.4.4. Th c tr ng ch o ho t ng gi ng d y t t ng o c H Chíự ạ ỉ đạ ạ độ ả ạ ư ưở đạ đứ ồ
Minh c a giáo viênủ 59
2.4.5. Th c tr ng ch o ho t ng h c t p t t ng o c H Chíự ạ ỉ đạ ạ độ ọ ậ ư ưở đạ đứ ồ
Minh c a h c sinh.ủ ọ 63
2.4.6. Ho t ng giám sát, ki m tra k t qu ho t ng d y h c t t ngạ độ ể ế ả ạ độ ạ ọ ư ưở
o c H Chí Minhđạ đứ ồ 66

2.4.7. Các ngu n l c ph c v d y h c c a GV v HS.ồ ự ụ ụ ạ ọ ủ à 67
2.5. ánh giá chung th c tr ng qu n lý ho t ng d y h c t t ng o cĐ ự ạ ả ạ độ ạ ọ ư ưở đạ đứ
H Chí Minh các tr ng THPT t nh Thái Bìnhồ ở ườ ỉ 71
2.5.1. i m m nhĐ ể ạ 71
2.5.2 i m y uĐ ể ế 72
2.5.3 Thu n l iậ ợ 73
2.5.4 Khó kh nă 73
2.5.5 Nguyên nhân 74
Ti u k t Ch ng 2ể ế ươ 76
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TÍCH HỢP NỘI DUNG CÁC MÔN
KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG THPT THÁI BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 77
3.1. nh h ng qu n lý d y h c t t ng H Chí MinhĐị ướ ả ạ ọ ư ưở ồ 77
3.2. Nguyên t c c b n xu t các bi n pháp qu n lý.ắ ơ ả đề ấ ệ ả 77
3.3. Các bi n pháp qu n lý d y h c t t ng H Chí Minh tích h p n i dungệ ả ạ ọ ư ưở ồ ợ ộ
trong các môn khoa h c xã h i các tr ng THPT.ọ ộ ườ 78
3.3.1. Bi n pháp 1:T ch c nâng cao nh n th c, quán tri t t m quan tr ngệ ổ ứ ậ ứ ệ ầ ọ
v d y h c t t ng H Chí Minh v ph bi n cho m i l c l ng có tráchề ạ ọ ư ưở ồ à ổ ế ọ ự ượ
nhi m .ệ 78
3.3.2. Bi n pháp 2:K ho ch hóa các ch , bám sát v o các quy nh c aệ ế ạ ủ đề à đị ủ
B GD& T v T nh y Thái Bình v vi c d y h c t t ng o c Hộ Đ à ỉ ủ ề ệ ạ ọ ư ưở đạ đứ ồ
Chí Minh 81
3.3.3. Bi n pháp 3: Ch o i ng GV th c hi n d y h c tích h p tệ ỉ đạ độ ũ ự ệ ạ ọ ợ ư
t ng o c H Chí Minhưở đạ đứ ồ 85
3.3.3.4. Nâng cao n ng l c cho i ng GV d y t t ng o c H Chíă ự độ ũ ạ ư ưở đạ đứ ồ
Minh 89
3.3.4. Bi n pháp 4: Xây d ng ng c h c t p t t ng o c H Chíệ ự độ ơ ọ ậ ư ưở đạ đứ ồ
Minh cho HS 94

3.3.5. Bi n pháp 5: T ng c ng giám sát, ki m tra, ánh giá k t qu d yệ ă ườ ể đ ế ả ạ
h c c a th y v tròọ ủ ầ à 96
* M c ích:ụ đ 96
3.3.6. Bi n pháp 6: Ki n t o “Môi tr ng s ph m” thu n l i ph c v d yệ ế ạ ườ ư ạ ậ ợ ụ ụ ạ
h c c a th y v trò.ọ ủ ầ à 98
3.4. M i liên h gi a các bi n pháp:ố ệ ữ ệ 101
3.5. Kh o sát tính c p thi t v kh thi c a t iả ấ ế à ả ủ đề à 102
3.5.1 M c ích kh o sátụ đ ả 103
3.5.2 i t ng kh o sátĐố ượ ả 103
3.5.3 N i dung v k t qu kh o sátộ à ế ả ả 103
Ti u k t ch ng 3ể ế ươ 107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109
1. K t lu nế ậ 109
2. Khuy n nghế ị 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2009- 2010, số
4899/BGD&ĐT 113
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 115
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2 Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL năm học 2013 - 2014 40
Bảng 2.3 Thống kê đội ngũ GV dạy Ngữ văn - Lịch sử - Giáo dục Công dân 43
Bảng 2.4. Kết quả chất lượng văn hóa của Học sinh
năm học 2009- 2010, 2013- 2014 45
Bảng 2.5. Kết quả hạnh kiểm học sinh THPT
năm học 2009- 2010, 2013- 2014 46
Bảng 2.6: Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học 47
Bảng 2.7. Mức độ thực hiện bồi dưỡng năng lực của đội ngũ GV 50
Bảng 2.8. Kết quả về thực trạng thực hiện nội dung, chương trình DH 50
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về phương pháp dạy học 51

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá GV của HS 52
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV 53
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát việc quản lý lập kế hoạch giảng dạy của GV 56
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát về quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ GV 57
Bảng 2.14. Kết quả quản lý việc phân công giáo viên 59
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát chỉ đạo việc chuẩn bị lên lớp của GV 61
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát về chỉ đạo GV lên lớp và sau lên lớp của GV 62
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn 63
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát quản lý việc xây dựng động cơ học tập
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 63
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát quản lý việc tự học và tìm hiểu của HS 64
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát việc xây dựng nền nếp, thói quen vận dụng thực hành của HS 65
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát việc thực hiện công tác kiểm tra 66
Bảng 2.22. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý CSVC và PTDH: 67
Bảng 2.23. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và thực hiện 68
cơ chế chính sách 68
Bảng 2.24. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý mối quan hệ thầy- trò 68
Bảng 2.25. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác tham mưu,
xã hội hóa các nguồn lực 70
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 104
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 105
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp tương quan tính cấp thiết và tính khả thi
của các biện pháp 106
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ của hoạt động dạy, hoạt động học 9
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ thầy trò trong dạy học 9
Bảng 2.1: Quy mô trường lớp THPT năm học 2013 - 2014 39
Biểu đồ 2.1. Trình độ cán bộ quản lý 42
Biểu đồ 2.2. Trình độ đội ngũ giáo viên 44
Biểu đồ 2.3. Kết quả chất lượng văn hóa HS năm học 2009- 2010 45

Biểu đồ 2.4. Kết quả chất lượng văn hóa HS năm học 2013 - 2014 46
Biểu đồ 2.5. Kết quả hạnh kiểm HS năm học 2009- 2010 46
Biểu đồ 2.6.Kết quả hạnh kiểm HS năm học 2013- 2014 47
Sơ đồ 3.1. Mối liên hệ giữa các biện pháp 102
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 107
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hoá thế giới. Người đã đi xa nhưng tư tưởng đạo đức của người để lại vẫn còn
nguyên giá trị, là tài sản vô giá cho nhân dân ta.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta,
mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng
lợi" [9].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - một Đảng mácxít
chân chính, do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã đưa sự nghiệp
giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. Thành
quả của Cách mạng Tháng Tám 1945 đã phá tan xiềng xích nô lệ, vĩnh viễn
xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, lập nên Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước ta, kỷ
nguyên độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đưa
nước ta thoát khỏi khủng hoảng, vững bước đi lên. Từ một nước đói nghèo,
sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam trở thành một nước phát triển trung bình,
có nhiều lĩnh vực đứng đầu thế giới. Thành công đó là một sự thật lịch sử,

không ai có thể phủ nhận được.
Trong những nãm qua, kết quả nghiên cứu lí luận về tư tưởng Hồ Chí
Minh đã góp phần quan trọng vào việc củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng
1
và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, nâng cao nhận thức, tình cảm và
niềm tin của nhân dân với chủ nghĩa xã hội, đối với sự nghiệp đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, do Đảng lãnh đạo. Cùng với thành tựu nghiên
cứu xã hội, những kết quả giảng dạy, giáo dục và tuyên truyền về tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong học sinh, sinh viên và các tầng lớp
nhân dân trong những năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện Chỉ thị 06- CT/TW
ngày 07 tháng 11năm 2006 của Bộ Chính trị về Cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã cho thấy hiệu ứng tích cực của
xã hội, đặc biệt là việc học tập và noi theo Người trong việc rèn luyện đạo
đức, thực hành đạo đức trong đời sống hàng ngày. Tác giả Hoàng Chí Bảo đã
nhận định “Tư tưởng Hồ Chí Minh mang đặc trưng tổng hợp, đem lại cho
người học không chỉ là sự hiểu biết mà còn là cảm xúc, không chỉ là lý luận
mà còn là phương pháp, không chỉ là nhận thức mà còn hướng tới hành động,
không chỉ lớn lên về mặt tri thức thông qua tiếp cận các tác phẩm của Người
mà còn làm phong phú về tình cảm và niềm tin khi tự soi mình vào tấm
gương đạo đức của Người”[2]
Trên ý nghĩa đó, có thể khẳng định về giá trị trường tồn của tư tưởng
Hồ Chí Minh: “Thế giới đã và sẽ còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh
vẫn sống mãi trong kho tàng văn hóa nhân loại”[11]
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, từ năm học 2009- 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển
khai thí điểm thực hiện bộ tài liệu hướng dẫn lồng ghép nội dung cuộc vận
động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" vào giảng dạy
một số môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá ở các cấp học. Chỉ
thị số 4899/CT- BGD&ĐT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ Giáo dục và
đào tạo nêu rõ: " tổ chức thực hiện việc tích hợp giảng dạy nội dung đạo đức

Hồ Chí Minh vào các môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá trong
nhà trường " [6]. Tỉnh ủy Thái Bình có kế hoạch số 16- KH/TU ngày
2
28/9/2011 về “ tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” nêu rõ “ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Giáo dục và đào tạo tiếp
tục chỉ đạo việc giảng dạy, học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh trong các cấp học, bậc học; bổ sung hoàn thiện việc xây dựng
chương trình, giáo trình về đạo đức Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ
thống các trường học” [30]. Ngày 28/11/2013, Tỉnh ủy Thái Bình có công
văn số 1073- CV/TU về việc “ Giảng dạy, học tập tư tưởng tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trong các trường học” đã nêu rõ “ quán triệt nâng cao nhận
thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, giáo viên và
người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học về mục đích, ý nghĩa, tầm quan
trọng và yêu cầu của việc giảng dạy, học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh trong các trường học” đồng thời “triển khai, tổ chức thực hiện
đảm bảo chất lượng, hiệu quả kế hoạch giảng dạy tư tưởng, tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trong các năm học, khóa học”[29]
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tỉnh uỷ Thái
Bình, Sở GD&ĐT Thái Bình đã đưa vào giảng dạy trong các nhà trường về tư
tưởng Hồ Chí Minh và đã đạt được những kết quả khả quan, song vẫn còn tồn
tại một số nhược điểm cần khắc phục đã được đề cập trong báo cáo số 163-
BC/BTGTU ngày 16/10/2012của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thái Bình:“ nhận
thức của một số nhà trường về chủ trương đưa nội dung tư tưởng đạo đức và
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy, học tập chưa thật sâu sắc,
đầy đủ, dẫn tới việc tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc, còn hình thức. Công
tác kiểm tra, giám sát việc giảng dạy, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong các nhà trường chưa thường xuyên liên tục, chưa được các nhà
trường đặc biệt quan tâm”[4].
Từ những hạn chế trong việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh và từ
thực tiễn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí

Minh theo hướng tích hợp nội dung trong các môn học ở trường THPT cũng
3
như chưa có công trình nghiên cứu tại địa phương nơi học viên công tác. Để
việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh trong các nhà trường đạt hiệu quả thiết
thực mà không làm quá tải chương trình đối với học sinh, tác giả lựa chọn vấn
đề “Quản lý dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh tích hợp nội dung các môn
khoa học xã hội ở trường THPT tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu với
mong muốn góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy học tư tưởng Hồ Chí
Minh ở các trường THPT góp phần giáo dục, tạo sự phát triển toàn và phát
huy tốt nhất tiềm năng của HS đáp ứng mục tiêu yêu cầu giáo dục THPT tỉnh
Thái Bình hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích làm rõ thực trạng quản
lý dạy học tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tại các trường THPT tỉnh Thái
Bình, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh tích hợp nội dung trong các môn học khoa học xã hội ở trường
THPT tỉnh Thái Bình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh, góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng đáp ứng mục tiêu yêu cầu giáo dục THPT hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tại
các trường THPT tỉnh Thái Bình.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
theo hướng tích hợp nội dung trong các môn khoa học xã hội tại các trường
THPT tỉnh Thái Bình.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lớn bao gồm tư tưởng triết học,
tư tưởng chính trị, tư tưởng kinh tế, tư tưởng văn hóa Trong phạm vi nghiên

4
cứu của luận văn, tác giả không nghiên cứu toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh mà
chỉ đi sâu nghiên cứu về một phương diện, một bộ phận cấu thành hệ thống tư
tưởng của Người đó là tư tưởng đạo đức - một biểu hiện của tư tưởng văn hóa
và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Điều đó phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý, trình độ nhận thức và kết cấu chương trình giáo dục của học sinh trung học
phổ thông.
Tác giả tập trung nghiên cứu việc quản lý hoạt động dạy học tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh tích hợp nội dung trong các môn khoa học xã hội ở
trường THPT mà cụ thể là trong các môn Ngữ văn, Lịch sử và Giáo dục Công
dân. Thực tế cho thấy đây là những bộ môn có cơ hội trực tiếp và thuận lợi
nhất đối với việc truyền thụ tri thức và rèn luyện kỹ năng cho HS về tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh, tuy nhiên đây chỉ là sự khu biệt có tính tương đối.
Thời gian khảo sát từ năm 2010 đến năm 2014, ở 40 trường THPT tỉnh
Thái Bình.
5. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý HĐDH tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tích hợp trong các
môn KHXH ở trường THPTThái Bình trong thời gian qua đã có một số
chuyển biến đáng khích lệ. Song, việc triển khai chưa được đồng bộ, các nhà
trường còn lúng túng trong việc quản lý hoạt động dạy học cũng như sử dụng
tài liệu lồng ghép nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy một
số môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá ở cấp THPT; Nếu đề
xuất được các biện pháp quản lý HĐDH tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tích
hợp nội dung các môn KHXH ở trường THPT một cách phù hợp và khả thi
thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, so sánh, tổng
hợp hóa, khái quát hóa, phân loại, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo và tư liệu
khoa học có liên quan đến việc dạy học tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, quản
lý dạy học tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, quản lý dạy học tích hợp tư tưởng

đạo đức Hồ Chí Minh.
5
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu hỏi,
nghiên cứu sản phẩm hoạt động; phương pháp chuyên gia; phương pháp
phỏng vấn; tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê
toán học để hỗ trợ bổ sung việc xử lý kết quả.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, luận văn được trình bày thành 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh tích
hợp nội dung các môn khoa học xã hội ở trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh tích hợp nội
dung các môn khoa học xã hội tại các trường Trung học phổ thông Thái Bình.
Chương 3: Biện pháp quản lí dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh tích hợp
nội dung các môn khoa học xã hội ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái
Bình trong giai đoạn hiện nay.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TÍCH HỢP NỘI DUNG CÁC MÔN
KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu để hoàn thành luận văn với đề
tài “Quản lý dạy học tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tích hợp nội dung các
môn khoa học xã hội ở trường THPT tỉnh Thái Bình”, tác giả đã nghiên cứu
và phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy trong những
năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận công phu và nghiêm túc về
tư tưởng Hồ Chí Minh như: Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh- công trình
nghiên cứu cấp quốc gia mã số KX.02 của GS.TS Đặng Xuân Kỳ; Nghiên

cứu tư tưởng Hồ Chí Minh của tập thể tác giả viện Hồ Chí Minh (1993); Thế
giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi (1991) của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp; Sự hình thành về căn bản tư tưởng Hồ Chí Minh của
GS.TS Trần Văn Giàu (1997); Hồ Chí Minh toàn tập (2005) của NXB Chính
trị Quốc gia; Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2009), NXB Chính trị Quốc
gia những công trình trên là tài liệu quan trọng để tìm hiểu, nghiên cứu,
giảng dạy và vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với các nhà giáo và
nhà trường. Đó là những công trình nghiên cứu lý luận lớn về cuộc đời, sự
nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách, phương pháp Hồ Chí Minh cũng như
những cống hiến to lớn của Người đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt
Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Về dạy học tích hợp cũng có nhiều tài liệu nghiên cứu bài bản như:
“ Dạy học tích hợp ở trường phổ thông Australia” của tác giả Nguyễn
Kim Hồng, Huỳnh Công Hùng đăng trong tạp chí khoa học Đại học sư phạm
TP HCM năm 2012; Bài viết “Tích hợp- một xu hướng dạy học có tính thực
tiễn” của tác giả Trương Đình Châu - Sở GD&ĐT Quảng Bình (bài viết đăng
7
trên trang web của Sở GD&ĐT Quảng Bình), “Cơ sở lý luận và phương pháp
dạy học nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học tích hợp”- của tác giả
Huỳnh Thị Nga, Trường Cao đẳng nghề An Giang, “Phương pháp dạy học
theo hướng tích hợp” - Tác giả Nguyễn Văn Tuấn, Trường Đại học sư phạm
Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh Trong tài liệu, các tác giả đã tập trung nghiên cứu,
đưa ra những khái niệm, nhận định, phương pháp về dạy học tích hợp. Những
tài liệu trên đã làm rõ hơn cơ sở lý luận của dạy học tích hợp- một khái niệm
tuy không mới nhưng chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong giảng
dạy trong các nhà trường ở Việt Nam.
Về dạy học tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh có một số tài liệu: “Tích
hợp việc giáo dục lịch sử với giáo dục học sinh, sinh viên làm theo tư tưởng
Hồ Chí Minh trong nhà trường hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Cơ trường
Đại học sư phạm Hà Nội [18], “ Tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí

Minh ở trường THPT” của tác giả Nguyễn Văn Đầm, Phạm Anh Đức- Sở
GD&ĐT Thái Bình[18] Những tài liệu trên rất có ý nghĩa và giá trị đối với
việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy tích hợp, nhất là giảng dạy tích hợp
tư tưởng Hồ Chí Minh trong các môn KHXH ở trường THPT vì hiện nay dạy
học tích hợp đang là một xu thế, giúp người học có tầm nhìn để họ có khả
năng giải quyết những vấn đề thực tiễn, hình thành ở học sinh khả năng tự
học, nghiên cứu.
Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả đến nay việc dạy tích hợp tư
tưởng Hồ Chí Minh trong các môn học ở trường phổ thông chưa được nghiên
cứu, tổng kết một cách khoa học và cụ thể nhất là việc quản lý dạy học tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường THPT.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Hoạt động dạy học
+ Dạy học gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của thầy và hoạt động học
của trò. Hai hoạt động này luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại cho nhau.
8
+ Quá trình dạy học: Theo tác giả Trần Kiểm “Quá trình dạy học là
một hệ thống toàn vẹn (bao gồm nhiều yếu tố) trong đó 2 yếu tố trọng tâm là
hoạt động dạy và hoạt động học” [22]
Nghiên cứu theo lý thuyết hoạt động thì ta thấy dạy học là hoạt động
phối hợp của hai chủ thể đó là giáo viên (hoạt động dạy) và HS (hoạt động
học). Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau và đồng thời
thực hiện cùng một nội dung cùng hướng tới một mục đích. Tác giả Phạm
Viết Vượng đưa ra sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ của hoạt động dạy, hoạt động học
(Nguồn: Phạm Viết Vượng, Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007)
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ thầy trò trong dạy học
(Nguồn: Phạm Viết Vượng, Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007)
9
Nội dung dạy học

Thầy
Truyền đạt
Điều khiển
Trò
Lĩnh hội
Tự điều
khiển
Cộng
tác
HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC
HOẠT ĐỘNG HỌC
Mục tiêu dạy Mục tiêu học
Nội dung dạy Nội dung học
Phương pháp dạy Phương pháp học
Phương tiện dạy Phương tiện học
Kết quả dạy
Kết quả học
ĐT Dạy
Chủ thể
dạy
Chủ thể
học
ĐT học
+ Nhiệm vụ của hoạt động dạy học
Điều khiển học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học phổ thông, cơ
bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn Việt Nam về tự nhiên- xã hội- nhân văn
đồng thời rèn luyện cho học sinh hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
Tổ chức điều khiển học sinh hình thành phát triển năng lực và những
phẩm chất trí tuệ đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.

Tổ chức điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học,
phẩm chất và nhân cách.
1.2.2 Dạy học tích hợp:
- Tích hợp:
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhận, sự kết
hợp”[27]. Có thể hiểu khái niệm tích hợp là sự hợp nhất hay là sự nhất thể
hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất. Tích hợp có hai
tính chất cơ bản liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết
và tính toàn vẹn.
- Dạy học tích hợp: Theo từ điển Giáo dục học là “hành động liên kết
các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài
lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”[28]. Kế hoạch giảng
dạy ở đây cần được hiểu trong một phạm vi rộng, từ kế hoạch giảng dạy của
một chương trình đến kế hoạch giảng dạy của một môn học, kế hoạch giảng
dạy của bài học.
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ
hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu
10
Môi trường
Môi trường
Thầy Trò
truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các
nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Tích hợp là một
trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội
dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình
môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên
cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy. Trong
lý luận dạy học, tích hợp được hiểu là là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ
thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kỹ năng thuộc các môn học
khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất.

Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức
độ thấp và khác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương
tự với môn học chính, tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo
nên môn học mới.
- Theo tác giả Nguyễn Kim Hồng và Huỳnh Công Hùng (bài viết đăng
trên tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh năm 2012) thì trên
thế giới và tại Việt Nam, dạy học tích hợp đã trở thành trào lưu. Tại hội nghị
“Tích hợp về giảng dạy các khoa học” tại Bungari dưới sự bảo trợ của
UNESCO đã nêu ra định nghĩa “Khoa sư phạm tích hợp là quan niệm về quá
trình học tập, trong đó toàn thể quá trình học tập góp phần hình thành ở học
sinh những năng lực rõ ràng, có định hướng trước, những điều cần thiết cho
học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa
nhập học sinh vào cuộc sống lao động”. Định nghĩa cho thấy dạy học tích hợp
xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập hình thành ở học sinh những năng
lực ở trình độ cao đáp ứng yêu cầu xã hội. Quá trình dạy học bao gồm những
hoạt động thống nhất giúp học sinh biết cách phối hợp kiến thức, kỹ năng và
thao tác 1 cách có hệ thống. Như vậy có thể hiểu tích hợp bao gồm cả về nội
dung và hoạt động. Khoa sư phạm nhấn mạnh dạy cách phát huy sáng tạo và
vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Nói một cách khác dạy học
11
tích hợp là dạy cho học sinh cách sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để
đảm bảo cho học sinh phát huy có hiệu quả những kiến thức và năng lực của
mình trong việc giải quyết các tình huống cụ thể.
Như thế, trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các các đối
tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự
thống nhất, hài hòa; là đề cao mối liên hệ giữa các môn học làm cho đối tượng
học giống với bản chất thực tế của nó, là kết hợp kiến thức liên môn, lồng ghép
nội dung tích hợp vào các bài dạy để người học có nhiều thông tin hơn.
1.2.3 Quản lí dạy học, quản lý dạy học tích hợp:
1.2.3.1 Quản lý dạy học:

Theo tác giả Trần Kiểm [22], dạy học là một bộ phận của quá trình
sư phạm tổng thể, là một trong những con đường thực hiện mục đích giáo
dục. Quá trình dạy học thực hiện trong trường bằng phương pháp sư phạm
đặc biệt nhằm trang bị cho HS hệ thống kiến thức khoa học và hình thành
hệ thống kỹ năng vận dụng vào thực tiễn.
Quản lý dạy học là quản lý một quá trình với tư cách là một hệ thống
toàn vẹn, bao gồm QL các nhân tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy
học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, các phương pháp, phương
tiện dạy học, kết quả học tập. Tất cả các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy
học tồn tại trong mối quan hệ qua lại thống nhất trong môi trường của nó, môi
trường chính trị- xã hội và môi trường cách mạng khoa học kĩ thuật.
Quản lý hoạt động dạy- học thực chất là những tác động của chủ thể
quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể GV và HS với sự hỗ
trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách học sinh theo mục đích đào tạo của nhà trường.
1.2.3.2. Quản lý dạy học tích hợp bao gồm tất cả đặc điểm và nội dung
của HĐDH nhưng ở mức độ cao hơn nhất là quản lý về nâng cao nhận thức
cho GV, bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích hợp.
12
1.3. Những đặc trưng dạy học tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
1.3.1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một “hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu văn hoá nhân loại ”[9].
.
Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận
thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng
cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Hồ Chí Minh,

đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng Cộng sản Việt
Nam, toàn dân tộc Việt Nam.
1.3.1.1.Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
cho thế hệ trẻ và học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay
Mục đích nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm áp dụng
vào con đường xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu: dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đối với thế hệ trẻ, Đảng và Nhà
nước Việt Nam nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng
đạo đức cách mạng, đặc biệt là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng
cao lý luận, phương pháp tư duy biện chứng, góp phần đào tạo thế hệ trẻ
thành những chiến sĩ đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất
nước Việt Nam đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như Di chúc của Hồ Chí Minh
để lại: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái
xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế
xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết"[14].
.
Trong bối
13
cảnh hiện nay, muốn xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, muốn xây dựng
nhà nước pháp quyền- dân chủ có sức mạnh từ dân để chống quan liêu tham
nhũng thành công, muốn chấn hưng sự nghiệp giáo dục và phát triển dân tộc
thì việc phải chấn hưng đạo đức đóng vai trò cốt yếu. Do vậy việc giáo dục
đạo đức, pháp luật đối với ngành giáo dục hơn lúc nào hết phải đặt lên hàng
đầu trong đó có có việc dạy tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Cùng với thành tựu nghiên cứu chủ nghĩa xã hội, những kết quả
giảng dạy, giáo dục và tuyên truyền tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trong các nhà trường đã cho thấy những hiệu ứng tích

cực. Thực tế cho thấy thế hệ trẻ đang rất quan tâm tìm hiểu cuộc đời và sự
nghiệp của Hồ Chí Minh, những tư tưởng đạo đức của Người có tác động
rất lớn đối với việc rèn luyện đạo đức, thực hành đạo đức đối với thế hệ trẻ.
Thực tế cũng cho thấy ai có đạo đức thì người ấy tiếp thu chân lý dễ hơn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thống nhất hữu cơ với phương pháp và phong cách,
lý luận gắn với thực tiễn, ở trong thực tiễn, được phân tích, khái quát hóa,
rút ra nhận xét, làm thành kết luận để chỉ dẫn hành động, nó luôn gợi mở
về phương pháp, có ý nghĩa sâu sắc về phương pháp.Tác giả Hoàng Chí
Bảo đã phân tích “Phong cách Hồ Chí Minh, ấy là sáng tạo, là luôn đổi
mới, là giản dị đến tự nhiên, trở thành một năng lực văn hóa, một bản lĩnh
và nghị lực phi thường.Phong cách Hồ Chí Minh là thực hành và nêu
gương, lời nói đi đôi với việc làm, là sự hài hòa, thấu tình đạt lý”[2]. Ai
cũng có thể học tập và làm theo gương Hồ Chí Minh ở một điểm, một
phương diện nào đó tùy thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người. Ảnh hưởng
của Hồ Chí Minh vào cuộc sống ngày một rộng lớn, ngày càng sâu
sắc.Trong bối cảnh hiện nay, do tác động mặt trái của cơ chế thị trường đã
có những tác động tiêu cực đến quan điểm, hành vi, lối sống của một số
người trong xã hội. Hiện tượng vi phạm pháp luật, đạo đức có xu hướng gia
tăng, xã hội đang đối mặt với sự vô cảm, thiếu lý tưởng sống, chỉ biết đến
14
hưởng thụ Đối với ngành Giáo dục, vấn đề giáo dục đạo đức, pháp luật
cho học sinh, sinh viên đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Giới
trẻ hiện nay vấp phải những khó khăn khi tiếp thu những giá trị tốt đẹp của
cuộc sống. Không ít bạn trẻ không có mục đích, lý tưởng sống; do vậy,
việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho các em học sinh, tạo ra
một động lực tinh thần, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, văn hóa, phong
cách, phương pháp Hồ Chí Minh vào đời sống để các em trở thành những
người có ích xây dựng đất nước, hơn bao giờ hết là vấn đề mỗi chúng ta
cần quan tâm và thực hiện.
1.3.2.Dạy học tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

1.3.2.1 Mục đích dạy học tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Theo tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh của Bộ GD&ĐT”[7], mục đích dạy học tích hợp là:
- Trang bị cho HS những hiểu biết cần thiết, cơ bản về tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có nhận thức, thái độ và hành vi tích
cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập và làm theo tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh;
- Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực
trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết
sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối
với đất nước.
1.3.2.2 Khái quát nội dung dạy tư tưởng Hồ Chí Minh trong các môn
Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục Công dân
Những nội dung cơ bản cần tập trung học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng
làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là:
15

×