Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thành an sài sòn năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.49 KB, 85 trang )































BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



ĐẶNG THỊ THANH TÙNG

PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THÀNH AN SÀI GÒN
NĂM 2012

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I






HÀ NỘI - 2013































BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



ĐẶNG THỊ THANH TÙNG

PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THÀNH AN SÀI GÒN
NĂM 2012


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CK62732001


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Văn Thúy



HÀ NỘI - 2013


Lời cảm ơn
Với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới TS. Hà Văn Thúy và PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học Dược Hà Nội, đặc biệt
là các thầy cô giáo Bộ môn Tổ chức quản lý và kinh tế dược đã truyền đạt cho
em phương pháp nghiên cứu khoa học và nhiều kiến thức chuyên ngành quý
báu.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc, các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ công nhân
viên Bệnh viện Thành An – Sài Gòn đã tạo điều kiện cho em trong quá trình
làm đề tài.
Sau cùng, em xin gửi những lời yêu thương nhất tới gia đình và bạn bè
đã luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Nghệ An, tháng7 năm 2013
Sinh viên



Đặng Thị Thanh Tùng







MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ và sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện 3
1.1.1. Lựa chọn thuốc 3
1.1.2. Mua thuốc 4
1.1.3. Tồn trữ và cấp phát thuốc 7
1.1.4. Giám sát sử dụng thuốc 11
1.2. Tình hình cung ứng thuốc ở các bệnh viện Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay 13
1.2.1. Lựa chọn thuốc 14
1.2.2. Mua sắm thuốc 15
1.2.3. Tồn trữ, cấp phát thuốc 16
1.2.4. Quản lý sử dụng thuốc 17
1.3. Vài nét về Bệnh viện Thành An Sài Gòn 18
1.3.1. Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn 18
1.3.2. Khoa Dược bệnh viện Thành An Sài Gòn 21

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Đối tượng 23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 23
2.2. Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 24


2.3.3. Xử lý và phân tích số liệu 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện Thành An Sài Gòn
năm 2012 26
3.1.1. Mô tả quy trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện Thành An
Sài Gòn 26
3.1.2. Phân tích danh mục thuốc bệnh viện 28
3.2. Phân tích hoạt động mua thuốc bệnh viện Thành An Sài Gòn 33
3.2.1. Dự trù số lượng 33
3.2.2. Kinh phí mua thuốc 34
3.2.3. Quy trình mua thuốc 36
3.3. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc tại bệnh viện Thành An Sài
Gòn năm 2012 41
3.3.1. Bảo quản thuốc 41
3.3.2. Lượng hàng dự trữ 42
3.3.3. Cấp phát thuốc 43
3.4. Phân tích hình hình quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Thành An Sài
Gòn năm 2012 48
3.4.1. Phân tích tình hình tiêu thụ thuốc năm 2012 48
3.4.2. Phân tích hoạt động giám sát kê đơn, chẩn đoán bệnh 51

3.4.3. Phân tích hoạt động cấp phát thuốc và tuân thủ điều trị 52
3.4.4. Phân tích hoạt động quản lý sử dụng danh mục thuốc 52
3.4.5. Phân tích hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng 54
3.4.6. Công tác thống kê thuốc 55
3.4.7 Phân tích hoạt động nhà thuốc bệnh viện 56
Chương 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Lựa chọn thuốc 58
4.2. Mua sắm thuốc 60


4.3. Tồn trữ, cấp phát thuốc 61
4.4. Quản lý sử dụng thuốc 64
4.5. Phân tích những tồn tại, bất cập chính yếu 66
4.5.1. Đặc điểm riêng của bệnh viên Thành An – Sài Gòn 66
4.5.2. Tình hình hoạt động của khoa Dược 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
I. Kết luận 69
II. Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72




















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG
1 ADR Phản ứng bất lợi của thuốc
2 BV TASG Bệnh viện Thành An Sài Gòn
3 HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
4 DMT Danh mục thuốc
5 DV Dịch vụ
6 BH Bảo hiểm
7 VT Vật tư
8 VTYT Vật tư y tế
9 BS Bác sỹ
10 BN Bệnh nhân
11 ĐVT Đơn vị tính
12 STT Số thứ tự
13 Cty Công ty
14 PCT Phó chủ tịch
15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
16 MTV Một thành viên
17 TƯ Trung ương




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Nội dung Trang

1.1 Bảng cơ cấu nhân lực trong bệnh viện
19
1.2 Bảng cơ cấu bộ phận trong bệnh viện
19
1.3 Bảng cơ cấu chuyên môn trong bệnh viện
19
3.1 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
28
3.2 Cơ cấu thuốc đơn thành phần – thuốc đa thành phần
29
3.3 Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMTBV
30
3.4 Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc sử dụng tại BV
TASG năm 2012
31
3.5 Tỷ lệ thuốc theo tên gốc, tên biệt dược
31
3.6 Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc sản xuất ở nước
ngoài
32
3.7 Cơ cấu thuốc ngoại nhập (thuốc bảo hiểm)
32
3.8 Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm

32
3.9 Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn
33
3.10 Kinh phí một số nhóm thuốc BV TASG năm 2012(thuốc
bảo hiểm)
34
3.11 Kinh phí một số nhóm thuốc BV TASG năm 2012 (thuốc
dịch vụ)
35
3.12 Danh mục các công ty cung ứng chủ yếu năm 2012
40
3.13 Hoạt động kiểm tra, đối chiếu trong quá trình cấp phát
45
3.14 Giá trị tiêu thụ một số nhóm thuốc tại BV TASG năm 2012
48
3.15 Giá trị tiêu thụ một số nhóm thuốc tại BV TASG năm 2012
49
3.16 Cơ cấu tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước, thuốc sản xuất
ở nước ngoài năm 2012
50


3.17 Tỷ lệ tiêu thụ thuốc theo tên gốc và tên biệt dược 50
3.18 Cơ cấu tiêu thụ thuốc đơn thành phần và đa thành phần 51
3.19 Tỷ lệ thuốc tiêm tiêu thụ 51
3.20 Kết quả công tác cấp phát tại kho, quầy và các khoa lâm
sàng
52






















DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
Bảng

Nội dung Trang

1.1 Chu trình cung ứng thuốc 3
1.2 Chu trình mua thuốc 5
1.3 Quy trình cấp phát thuốc 10
1.4 Chu trình sử dụng thuốc 11
1.5 Mô hình tổ chức khoa Dược 21
2.1 Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 23

3.1 Quy trình lựa chọn thuốc vào danh mục hoạt chất 26
3.2 Biểu đồ cơ cấu kinh phí mua thuốc (thuốc bảo hiểm) 35
3.3 Biểu đồ cơ cấu kinh phí mua thuốc (thuốc dịch vụ) 36
3.4 Quy trình mua thuốc 38
3.5 Sơ đồ cấp phát thuốc 43
3.6 Quy trình hoàn trả thuốc thừa 45
3.7
Sơ đồ quy trình cấp phát thuốcngoại trú và bán thuốc dịch
vụ
46
3.8 Biểu đồ doanh số bán hàng 57







1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt, có tính xã hội hóa cao, đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ở Việt Nam
hiện nay thị trường thuốc rất phong phú song việc sử dụng thuốc lại còn rất
nhiều bất hợp lý. Người dân tự mua thuốc điều trị, bác sỹ lạm dụng thuốc, lạm
dụng biệt dược, chi phí mua thuốc cao song chưa đi đôi với hiệu quả… Chính
sách quốc gia về thuốc của Việt Nam đặt ra hai mục tiêu lớn: đảm bảo cung ứng
thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến tận tay người dân và đảm bảo sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả. Tuy nhiên việc thực hiện ở các bệnh
viện chưa được như mong muốn.

Từ những tác động bất lợi của việc sử dụng thuốc không hợp lý, Bộ y tế rất
quan tâm đến việc quản lý sử dụng thuốc, đặc biệt là quản lý sử dụng thuốc tại
bệnh viện vì kinh phí sử dụng thuốc tại các bệnh viện thường chiếm tỷ lệ 50%
tổng trị giá tiền thuốc sử dụng.
Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn là một bệnh viện tư nhân mới được
thành lập và đi vào hoạt động chưa được 3 năm, là một bệnh viện với đội ngũ
cán bộ công nhân viên còn rất non trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề, bộ máy tổ
chức chưa hoàn thiện do đó gặp vô vàn khó khăn trong việc điều hành bệnh viện
nói chung và việc quản lý sử dụng thuốc nói riêng. Để không ngừng nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh, tạo thương hiệu cho bệnh viện, trong bối cảnh kinh
tế khó khăn mà sự cạnh tranh giữa các bệnh viện tư nhân trên địa bàn ngày càng
khốc liệt thì việc chú trọng quản lý sử dụng thuốc kinh tế, an toàn, hiệu quả là
một trong những mục tiêu hàng đầu mà bệnh viện đặt ra đòi hỏi khoa Dược phải
nhanh chóng thực hiện. Do đó để góp phần có cái nhìn tổng thể, phân tích những
ưu nhược điểm trong công tác quản lý thuốc tại bệnh viên Thành An Sài Gòn
hiện nay, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Đa khoa
Thành An Sài Gòn năm 2012”
2

Đề tài được thực hiện với hai mục tiêu:
1. Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại bệnh viện Thành An
Sài Gòn năm 2012
2. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện
Thành An Sài Gòn năm 2012.
Với những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần
vào việc nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện, cụ thể là hoạt động quản lý sử
dụng thuốc.















3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cung ứng thuốc trong bệnh viện
Quá trình cung ứng thuốc trong bệnh viện gồm có 4 giai đoạn như sau:


Hình 1.1: Chu trình cung ứng thuốc
Quá trình cung ứng thuốc gồm 4 bước: lựa chọn, mua thuốc, cấp phát, sử
dụng tạo thành một chu trình khép kín. Mỗi bước trong chu trình là kết quả hoạt
động của bước phía trước đồng thời là tiền đề để thực hiện bước tiếp theo, mà cơ
sở chung là hiệu quả sử dụng thuốc trên bệnh nhân. Để chu trình hoạt động hiệu
quả cần có sự hoạt động tốt của từng bước và có sự điều phối, gắn kết chặt chẽ
các bước trong chu trình thông qua các chính sách của tổ chức.
1.1.1. Lựa chọn thuốc
Để xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện thì việc lựa chọn thuốc
là bước đầu tiên vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn này được thực hiện bởi Hội
đồng thuốc và điều trị, phụ thuộc vào tình hình, điều kiện cụ thể của từng bệnh

viện. Ví dụ như: mô hình bệnh tật, tuyến chuyên môn kỹ thuật, kinh phí của
bệnh viện Lựa chọn thuốc hợp lý góp phần nâng cao chất lượng cung ứng
LỰA CHỌN
PHÂN PHỐI
Phụ thuộc:
- Mô hình bệnh tật
- Phác đồ thuốc
- Kinh phí
- ………
SỬ DỤNG
MUA THUỐC
4

thuốc, sử dụng thuốc hợp lý và giảm chi phí. Hiệu quả của việc lựa chọn thuốc
trong cung ứng thuốc bệnh viện thể hiện ở việc xây dựng được danh mục thuốc
bệnh viện hợp lý. Việc xây dựng này chủ yếu trải qua các bước sau:
• Bước 1: Xác định mô hình bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe tại bệnh viện,
lựa chọn thứ tự ưu tiên và xác định phương án điều trị cho từng trường hợp cụ
thể.
• Bước 2: Lấy ý kiến của các khoa liên quan để góp ý và hoàn thiện danh mục.
Hội đồng thuốc và điều trị tổng hợp, xem xét các ý kiến góp ý, cung cấp thông
tin phản hồi về việc lựa chọn hay không lựa chọn các thuốc được yêu cầu bổ
sung hay loại bỏ. Cuối cùng Hội đồng thuốc và điều trị thống nhất, xây dựng và
phổ biến danh mục.
• Bước 3: Xây dựng quy định và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc. Bao
gồm:
- Đối tượng sử dụng danh mục: Bác sỹ kê đơn, người phụ trách mua thuốc.
- Những quy định bổ sung và loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục.
- Những thủ tục cho việc đưa ra yêu cầu sử dụng thuốc không nằm trong danh
mục thuốc.

• Bước 4: Hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc và giám sát thực hiện: tất cả
nhân viên trong bệnh viện phải được tập huấn về danh mục thuốc còn Hội đồng
thuốc và điều trị đưa ra các tiêu chí kiểm tra, giám sát thực hiện danh mục.
1.1.2. Mua thuốc
Sau khi xây dựng danh mục thuốc thì hội đồng thuốc và điều trị cũng đồng
thời phân chia chức năng và trách nhiệm mua thuốc. Mua thuốc là một công
đoạn quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng cung ứng thuốc. Quá trình mua thuốc
hiệu quả đảm bảo cung cấp đúng thuốc, đủ số lượng, giá cả hợp lý, chất lượng
phù hợp tiêu chuẩn đề ra. Quá trình này bắt đầu khi có dụ trù mua thuốc và kết
thức khi thuốc đã được kiểm nhập vào kho của Khoa dược.
5

1.1.2.1. Chu trình mua thuốc













Hình 1.2: Chu trình mua thuốc
1.1.2.2. Các nguyên lý cơ bản của thực hành mua sắm thuốc tốt
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, thực hành mua sắm thuốc tốt
gồm các nguyên tắc sau:

- Mua thuốc theo tên gốc (Tên chung quốc tế không được đăng kí bản
quyền): để đảm bảo cạnh tranh công bằng. Định rõ tiêu chuẩn chất lượng và
không ghi tên biệt dược.
- Giới hạn việc mua thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu: Lựa chọn thuốc
an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý. Sử dụng những sản phẩm được phê chuẩn cho
những thuốc không thuộc danh mục.
- Mua với số lượng lớn: Khi mua khối lượng lớn thì giá giảm.
- Thẩm định và giám sát chất lượng nhà cung ứng: Chất lượng nhà cung ứng
thể hiện qua chất lượng thuốc, dịch vụ đáng tin cậy và khả năng tài chính tốt.
- Mua sắm cạnh tranh: Trong đấu thầu rộng rãi sẽ mua được giá tốt nhất.
Xem xét lại việc lựa chọn thuốc
Xác định nhu cầu, cân đối kinh phí
Lựa chọn phương thức mua
Chọn nhà cung ứng
Ký hợp đồng, đặt hàng
Thu thập thông tin về tiêu thụ
Phân phối thuốc
Thanh toán
Kiểm tra tình trạng định kỳ
Nhận thuốc, kiểm tra hàng
6

- Cam kết nguồn hàng duy nhất: Tất cả các thuốc được ký kết được cung
cấp bởi nhà trúng thầu.
- Số lượng đặt hàng dựa trên sự ước tính chính xác nhu cầu thực tế: Dựa
trên số liệu tiêu thụ chính xác và mô hình bệnh tật.
- Đảm bảo thanh toán và khả năng tài chính tốt.
- Thủ tục mua sắm minh bạch và rõ ràng.
- Phân chia các chức năng chủ chốt hoặc các vị trí đòi hỏi phải có trình độ
chuyên môn khác nhau thành các tiểu ban, đơn vị.

- Có chương trình bảo đảm chất lượng hàng hóa: Thiết lập và duy trì hệ
thống chính thức cho việc đảm bảo chất lượng.
- Kiểm toán hàng năm và công bố kết quả
- Báo cáo thường xuyên qua bộ chỉ báo về mua sắm: tỷ lệ giữa giá mua và
giá thị trường thế giới, tỷ lệ hàng hóa mua thông qua đấu thầu, tỷ lệ giữa kế
hoạch và thực tế.
1.1.2.3. Phương thức mua sắm thuốc
Nhằm tăng cường quản lý, sử dụng kinh phí của các cơ sở y tế công lập
trong việc mua thuốc, hóa chất, dịch truyền, sinh phẩm, vật tư tiêu hao, Bộ Y tế
quy định việc cung ứng thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu,
chỉ định công khai theo quy định của nhà nước. Ngày 19 tháng 01 năm 2012 Bộ
Y tế- Bộ Tài chính ban hành thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC
Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, thông tư này có hiệu lực từ
ngày 01/06/2012.
* Các hình thức lựa chọn nhà thầu:
- Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Mua sắm trực tiếp
7

- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
- Tự thực hiện
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Các bệnh viện tư nhân tùy theo quy định và đặc điểm cụ thể tại từng địa
phương mà có phương thức phù hợp [20].
1.1.3. Tồn trữ và cấp phát thuốc
Sau khi thuốc được kiểm nhập sẽ được tồn trữ, bảo quản trong kho của
Khoa Dược và khoa Dược tiến hành cấp phát thuốc đến các khoa lâm sàng phục
vụ nhu cầu điều trị.

 Tồn trữ:
Theo Tổ chức y tế thế giới thì tồn trữ là sự bảo quản tất cả các nguyên liệu
bao bì, vật tư dùng trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất
và các thành phẩm trong kho. Tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất, nhập hàng hóa
vì vậy nó yêu cầu phải có một hệ thống sổ sách ghi chép đặc biệt là sách ghi
chép việc xuất, nhập hàng ngày. Tồn trữ không chỉ là việc cất giữ thuốc trong
kho mà còn là cả một quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm kê, kiểm
tra dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản thuốc. Trong bảo quản thuốc có
thể bị giảm cả về số lượng và chất lượng, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà
còn ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và gây nên nhiều tác hại khác [4]. Mục tiêu
của bảo quản thuốc là bảo vệ thuốc khỏi mất mát, hỏng, trộm cắp hoặc hao hụt
và quản lý đường đi đáng tin cậy của thuốc từ nguồn cung cấp đến người sử
dụng một cách kinh tế và nhanh chóng nhất.
Trong bảo quản thuốc, cần làm tốt những việc sau đây:
- Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm
tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm.
- Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
8

- Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều
kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất
(với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
- Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện
nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản
xuất.
- Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết
hạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu,
vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý.
- Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.

- Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần.
- Thuốc được sắp xếp trong kho theo nguyên tắc hạn dùng của thuốc:
FIFO (first in, first out), FEFO (First expiry, first out) [4], [35].

Hoạt động bảo quản thuốc tốt có những đặc điểm sau đây:
- Kho thuốc được chia thành các khu vực có điều kiện môi trường và nhiệt
độ đảm bảo.
- Mỗi một loại thuốc được bảo quản ở một khu vực phù hợp
- Thuốc xếp trong mỗi khu vực theo một trình tự hợp lý.
- Thuốc phải bảo quản trên giá hoặc kệ
- Duy trì chế độ vệ sinh, kiểm tra, loại bỏ thuốc quá hạn và hỏng, theo dõi
thuốc xuất nhập.
- Nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp, được đào tạo, có chế độ
khen thưởng và kỷ luật.
- Hồ sơ và sổ sách luôn sẵn có.
- Để tăng hiệu quả, nhân viên phải có điều kiện và phương tiện làm việc
tốt.
- Thuốc phải được kiểm tra và kiểm kê thường kỳ
9

Để bảo quản thuốc tốt thì kho phải được thiết kế theo đúng quy định chuyên
môn theo từng chủng loại, bảo đảm cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ
phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm. Việc sắp xếp trong kho phải
bảo đảm ngăn nắp, có giá kệ; xếp theo chủng loại, dễ thấy, dễ lấy. Phải thực hiện
5 chống: nhầm lẫn; quá hạn; mối, mọt, chuột, gián; trộm cắp; thảm họa (cháy,
nổ, ngập lụt)[7].
Theo thông tư 22/2011/TT-BYT, kho dược bệnh viện phải đảm bảo yêu cầu
về vị trí, thiết kế:
- Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất,
nhập, vận chuyển và bảo vệ;

- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn;
- Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng với
yêu cầu của từng mặt hàng thuốc;
- Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng;

Trang thiết bị phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp ;
- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
- Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn
định kỳ;
- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để
vệ sinh và xếp dỡ hàng;
- Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát,
vòi nước)[11].
 Cấp phát thuốc:
Quy trình cấp phát thuốc tại mỗi bệnh viện là khác nhau tùy theo điều kiện
cơ sở vật chất, nhân lực của khoa Dược mà đưa ra. Nhìn chung quy trình cấp
phát thuốc bao gồm các khâu sau:
10


Hình 1.3: Quy trình cấp phát thuốc
Quá trình cấp phát thuốc ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị. Để hoạt động
cung ứng thuốc có hiệu quả, khoa dược cần xây dựng quy trình cấp phát thuốc
hợp lý, căn cứ tình hình nhân lực của khoa dược, nhân lực y tá khoa phòng và
căn cứ nhu cầu điều trị của mỗi bệnh viện trên nguyên tắc phục vụ thuốc kịp
thời, thuận tiện nhất cho điều trị.
Khoa dược bảo đảm việc cấp phát thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) đầy
đủ và kịp thời theo phiếu lĩnh thuốc, hóa chất của khoa lâm sàng, cận lâm sàng
và phát thuốc theo đơn cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế. Khoa

dược duyệt thuốc trước khi cấp phát. Trưởng khoa dược hoặc dược sĩ được ủy
quyền duyệt phiếu lĩnh thuốc trong giờ hành chính. Từ chối phát thuốc nếu phát
hiện sai sót trong đơn thuốc hoặc phiếu lĩnh thuốc, thông báo lại với bác sĩ kê
đơn và bác sĩ ký duyệt; phối hợp với bác sĩ lâm sàng trong việc điều chỉnh đơn
thuốc hoặc thay thế thuốc. Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị, khoa
dược đưa thuốc đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại khoa
dược theo quy định của giám đốc bệnh viện. Thuốc cấp phát lẻ không còn
nguyên bao gói phải được đóng gói lại trong bao bì kín khí và có nhãn ghi tên
thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng. Việc ra lẻ thuốc phải bảo đảm thực hiện
trong môi trường vệ sinh sạch sẽ và thao tác hợp vệ sinh. Tùy theo điều kiện,
Thông tin tiêu
thu

thu
ốc

Mua thuốc
Nhận, kiểm tra
t
ồn kho

Bảo quản
Phát thuốc cho
y tá

Yêu cầu
l
ĩnh thuốc

Phát thuốc cho

bệnh nhân
11

tính chuyên khoa của bệnh viện, khoa dược thực hiện pha chế thuốc theo y lệnh
và cấp phát dưới dạng đã pha sẵn để sử dụng.
Khi cấp phát thuốc phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu:
- Thể thức phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc;
- Kiểm tra tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế, liều dùng,
đường dùng, khoảng cách dùng thuốc trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao;
- Nhãn thuốc;
- Chất lượng thuốc;
- Số lượng, số khoản thuốc trong đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc với số thuốc
sẽ giao.
Sau khi cấp phát phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày. Cấp phát
thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn dùng ngắn hơn
xuất trước. Chỉ được cấp phát các thuốc còn hạn sử dụng và đạt tiêu chuẩn chất
lượng. Sau khi cấp phát, vào sổ theo dõi xuất, nhập hoặc thẻ kho.
1.1.4. Sử dụng thuốc
Dựa vào thuốc mà các bác sỹ kê đơn, sau khi được ký duyệt, khoa Dược sẽ
tiến hành cấp phát thuốc cho bệnh nhân sử dụng. Như vậy quá trình sử dụng
thuốc có thể được mô tả như sau [35]:

Hình 1.4: Chu trình sử dụng thuốc
Chẩn đoán Kê đơn
Đóng gói, dán nhãn
Giao phát thuốc cho bệnh nhân
Tuân thủ
hướng dẫn thuốc
12


Sử dụng thuốc là khâu chủ chốt trong chu trình cung ứng thuốc thể hiện kết
quả của một chuỗi hoạt động đưa thuốc đến người bệnh. Mục tiêu của bất kỳ
một hệ thống quản lý dược phẩm nào cũng là nhằm cung cấp cho bệnh nhân
đúng thuốc mà họ cần. Tất cả các hoạt động lựa chọn, mua thuốc, cấp phát đều
là những tiền đề cần thiết cho sử dụng thuốc hợp lý. Sử dụng thuốc hợp lý đòi
hỏi bệnh nhân phải được nhận thuốc đúng với tình trạng bệnh, đúng liều, đúng
thời gian với chi phí thấp nhất đối với họ và cộng đồng của họ.
Các tiêu chuẩn của sử dụng thuốc hợp lý bao gồm:
- Chỉ định đúng;
- Đúng thuốc, xét về hiệu quả, độ an toàn, phù hợp với bệnh nhân và chi
phí;
- Đúng liều dùng, liệu trình điều trị;
- Đúng bệnh nhân: không có chống chỉ định, khả năng có phản ứng bất lợi
là thấp nhất;
- Cấp phát đúng bao gồm thông tin cho bệnh nhân về thuốc được kê đơn;
- Bệnh nhân tuân thủ điều trị
Để đạt được những điểm này, việc kê đơn phải được thực hiện theo quy
trình kê đơn chuẩn, sau đó thuốc phải được cấp phát cho bệnh nhân một cách an
toàn đảm bảo bệnh nhân hiểu về liều dùng và quá trình điều trị. Bệnh nhân sẽ
tuân thủ điều trị nếu bệnh nhân hiểu rõ giá trị của việc sử dụng thuốc hiệu quả
và điều trị hiệu quả [35]. Cụ thể:
 Kê đơn: bác sỹ sau khi xem xét tình trạng bệnh nhân sẽ quyết định thuốc
nào là cần thiết, liều bao nhiêu và quá trình điều trị là bao lâu. Thuốc chỉ định
cho người bệnh cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
- Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
- Phù hợp với tuổi và cân nặng;
- Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
- Không lạm dụng thuốc [12].
13


 Đóng gói, dán nhãn và giao phát thuốc: Trên cở sở đơn thuốc, khoa Dược
chuẩn bị và phân phối thuốc đến bệnh nhân. Việc giao nhận thuốc đòi hỏi sự cẩn
trọng và chính xác.
 Tuân thủ hướng dẫn điều trị: Là quá trình bệnh nhân hiểu việc điều trị là
phải dùng thuốc đúng chỉ dẫn và thực hiện những mệnh lệnh của thầy thuốc.
Việc này thường xuyên được kiểm tra, giám sát của y tá bệnh viện. Sau khi
thuốc được kê đơn, việc tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả
điều trị. Tại bệnh viện, khoa lâm sàng phải có trách nhiệm giúp người bệnh tuân
thủ điều trị theo các quy định của thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng
thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh và thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn
công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
1.2. Tình hình cung ứng thuốc ở các bệnh viện Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn
do khủng hoảng tài chính, kéo theo đó là sự khó khăn của tất cả các ngành, lĩnh
vực, và lĩnh vực y tế cũng không phải là ngoại lệ. Ngành Dược Việt Nam đang
ngày càng được coi trọng và thu được rất nhiều thành tựu đáng khích lệ song
cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng trong tình trạng khó khăn chung đó. Theo
báo cáo của Cục quản lý Dược, trong khảo sát năm 2006, 2007 ở 565 bệnh viện
trong cả nước cho thấy: tỷ trọng thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng tại bệnh
viện chiếm gần 50% giá trị tiền thuốc sử dụng, các thuốc sản xuất trong nước
chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, còn lượng thuốc xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất
ít, giá trị tiền thuốc xuất khẩu năm 2008 là 33,32 triệu USD. Thuốc sản xuất
trong nước đang hướng tới những nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng cao, thuốc
chuyên khoa (như: thuốc tim mạch, tiểu đường, thần kinh, nội tiết, ) Các dạng
bào chế cũng được phát triển hơn (như: thuốc tác dụng có kiểm soát, thuốc tiêm
đông khô, thuốc sủi bọt, ) [14]. Số liệu báo cáo cho thấy, năm 2010 thuốc sản
14


xuất trong nước đạt 919,039 triệu USD, chiếm 48,03 % giá trị tiền thuốc sử
dụng, đã góp phần tăng tiền thuốc bình quân đầu người lên 22,25 USD/năm tăng
12,5 % so với năm 2009 [15].
Tổng trị giá tiền mua thuốc sử dụng tại các bệnh viện trên toàn quốc năm
2009 là 10.791 tỉ VND, chiếm khoảng 40 % tổng trị giá thuốc sử dụng. Năm
2010 tổng số tiền mua thuốc trong các bệnh viện công lập là 15.496 tỉ VND, số
lượng các bệnh viện tư nhân ngày càng tăng song vẫn còn quá ít so với nhu cầu.
Mặt khác, mô hình bệnh tật của Việt Nam đang thay đổi với gánh nặng bật
tật kép của các bệnh truyền nhiễm cùng với các bệnh mãn tính và các bệnh
không lây truyền ngày một gia tăng. Thực trạng này đã kéo theo hàng loạt các
vấn đề về sử dụng thuốc như: Thuốc kháng sinh được sử dụng với số lượng lớn,
tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc vitamin và các loại thuốc bổ khác.
Tỷ lệ thuốc kháng sinh trong tổng số tiền sử dụng thuốc chiếm 32,7%, một phần
cho thấy tại Việt Nam các bệnh nhiễm khuẩn đang rất phổ biến song cũng cho
thấy việc sử dụng kháng sinh chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn hợp lý, Bộ Y tế ban hành thông tư
22/2011/TT/BYT quy định tổ chức và hoạt động tại khoa dược bệnh viện có
nhấn mạnh thêm trách nhiệm của khoa dược bệnh viện trong sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, bảo quản thuốc được sử dụng tại bệnh viện. Bộ Y tế cũng quy định
trách nhiệm của điều dưỡng trong việc dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho
người bệnh trong thông tư 07/2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng
về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
1.2.1. Lựa chọn thuốc
Trong tình hình hiện nay khi mà số lượng thuốc trên toàn thế giới không
ngừng gia tăng kéo theo sự gia tăng số lượng thuốc tiêu thụ và tiêu dùng thì việc
lựa chọn thuốc tuy dễ dàng, phong phú song lại càng phải được cân nhắc kỹ
lưỡng, thận trọng hơn. Thực tế cho thấy vẫn còn hàng triệu người trên thế giới
15

chưa được tiếp cận với thuốc thiết yếu mặc dù chi phí dành cho thuốc của các

quốc gia đang ngày càng được cải thiện. Nguồn ngân sách thường bị lãng phí
vào những thuốc không hiệu quả, không cần thiết, thậm chí không an toàn. Việc
xây dựng một danh mục thuốc phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh viện
nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung. Các bệnh viện xây dựng danh mục
thuốc sử dụng tại bệnh viện căn cứ vào danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử
dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nhằm thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo
đủ thuốc cho nhân dân có chất lượng với giá hợp lý và đảm bảo sử dụng thuốc
an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản quy chế trong lĩnh vực
công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện Danh mục thuốc thiết lần thứ V ban
hành theo quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01 tháng 07 năm 2005 và danh
mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ bảo hiểm
thanh toán ban hành kèm theo thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011
góp phần giúp các bệnh viện lựa chọn danh mục thuốc phù hợp cho công tác
khám chữa bệnh của đơn vị mình. Hiện nay hầu hết các bệnh viện đã xây dựng
quy trình lựa chọn thuốc và qua đó xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh
viện của mình, điều này giúp các bệnh viện chủ động hơn trong công tác điều
trị, chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục tại các
bệnh viện còn thấp. Bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập như tỷ lệ thuốc nhập
ngoại, thuốc theo tên biệt dược trong danh mục chiếm ưu thế.
1.2.2. Mua thuốc
Hoạt động mua sắm thuốc có thể nói là một trong những hoạt động quan
trọng nhất hàng năm của các bệnh viện. Hiện nay, sau khi có các thông tư hướng
dẫn đấu thầu cung ứng thuốc ra đời, tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh như bệnh viện Bạch Mai, Hữu Nghị, E, Việt Đức, Phụ sản
Trung ương, bệnh viện Thanh Nhàn, 198, Chợ Rẫy …đều tiến hành mua thuốc
theo hình thức đấu thầu rộng rãi [21]. Mỗi bệnh viện có thể áp dụng hình thức

×