BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐINH THỊ VIỆT HÀ
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN SƠN HÀ
TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2012
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI - 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐINH THỊ VIỆT HÀ
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN SƠN HÀ
TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2012
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60.73.20
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện đề tài:
1. Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi
2. Bộ môn quản lý kinh tế dược -Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ 01/2012-12/2012
HÀ NỘI – 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
nhất tới TS. Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó trưởng Bộ môn quản lý
kinh tế Dược Trường đại học Dược Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn
tận tình cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường đại học Dược Hà
Nội, phòng sau đại học, Bộ môn quản lý kinh tế Dược cùng toàn thể các
thầy cô trong trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi từ khi
tôi bắt đầu vào học tại trường. Lòng nhiệt tình của các thầy cô sẽ theo tôi
trên suốt con đường công tác.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm y tế Sơn Hà cùng
các phòng ban đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị em trong khoa đã tạo mọi điều
kiện giúp tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn
quan tâm
, chia sẽ cùng tôi trong cuộc sống và công việc.
Nha Trang, ngày 4 tháng 10 năm 2013
Học viên
Đinh Thị Việt Hà
MỤC LỤC
TT Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Cung ứng thuốc bệnh viện 3
1.1.1. Lựa chọn 3
1.1.2. Mua sắm thuốc 5
1.1.3. Tồn trữ, cấp phát 9
1.1.4. Hoạt động sử dụng thuốc 12
1.2. BVĐK huyện Sơn Hà-tỉnh Quảng Ngãi và khoa Dược 12
1.2.1. Giới thiệu về BVĐK huyện Sơn Hà – tỉnh Quảng Ngãi 12
1.2.2. Khoa dược: Vị trí, chức năng và nhiệm vụ
14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 18
2.3. Cách thức thu thập dữ liệu 18
2.3.1. Danh mục thuốc BV 18
2.3.2. Danh mục thuốc sử dụng 18
2.3.3. Đơn thuốc, bệnh án 18
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 19
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 20
Chương 3: KẾT Q
UẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc 21
3.1.1. Quy trình lựa chọn thuốc vào DMT BV 21
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc 23
3.2. Hoạt động mua thuốc 27
3.3. Hoạt động tồn trữ và cấp phát 32
3.3.1. Hoạt động tồn trữ 32
3.3.2. Hoạt động cấp phát. 38
3.4. Phân tích thực trạng hoạt động sử dụng thuốc tại 40
BVĐK huyện Sơn Hà năm 2012
3.4.1. Sử dụng thuốc theo nhóm dược lý năm
2012 40
3.4.2. Sử dụng thuốc theo nguồn gốc sản xuất 41
3.4.3. Sử dụng thuốc theo nhóm dược lý năm 2012 41
3.4.4. Giám sát sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú 50
3.4.5. Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú 52
Chương 4: BÀN LUẬN 55
KẾT LUẬN 60
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 62
CHỮ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
BN BHYT Bệnh nhân BHYT
BV Bệnh viện
BVĐK Bệnh viện đa khoa
CBCNV Cán bộ công nhân viên
DMT Danh mục thuốc
DMT BV Danh mục thuốc bệnh viện
DMT TY Danh mục thuốc thiết yếu
DMT YHCT Danh mục thuốc y học cổ truyền
HĐT và ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
KCB Khám chữa bệnh
KP Kinh phí
TTYT Trung tâm y tế
TYT Trạm y tế
VTYT Vật tư y tế
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch đạt được 14
1.2 Cơ cấu nhân lực của BVĐK huyện Sơn Hà 14
1.3 Cơ cấu nhân lực của khoa Dược 16
1.4 Cỡ mẫu và cách lấy mẫu 18
2.5
Cơ cấu DMT theo nhóm dược lý trong DMT của
Bệnh viện đa khoa Sơn Hà năm 2012
23
3.6 Tỉ lệ thuốc thiết yếu có trong DMT BV 26
3.7
Cơ cấu nguồn thuốc mua tại BVĐK huyện Sơn Hà
năm 2012
30
3.8 Trang thiết bị bảo quản thuốc trong kho 32
3.9 Cấu xuất - nhập- tồn năm BV năm 2012 37
3.10 Kinh phí sử dụng thuốc năm 2012 40
3.11 Kinh phí sử dụng thuốc theo nguồn gốc sản xuất 41
3.12 5 nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao nhất 41
3.13 Cơ cấu nhóm Beta-lactam 43
3.14 Cơ cấu nhóm Macrolid-Aminoglycosid 45
3.15
Cơ cấu Nhóm sulfamid-nhóm quinolon-nhóm
nitroimidazol
45
3.16 Cơ cấu thuốc thành phẩm YHCT 46
3.17 Cơ cấu thuốc đường tiêu hóa 47
3.18
Cơ cấu thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không
steroid
48
3.19 Cơ cấu nhóm vitamin và khoáng chất 49
3.20 Số ngày nằm viện trung bình 50
3.21 Số thuốc sử dụng trung bình/đợt điều trịs 51
3.22 Chi phí điều trị/đợt tại BV 51
3.23 Tỉ lệ đơn thuốc thực hiện đúng quy chế chuyên môn 52
3.24
Tỉ lệ đơn thuốc kê corticoid, vitamin, YHCT, kháng
sinh
53
3.25 Tỉ lệ thuốc kê tên gốc, tên thương mại 53
DANH MỤC HÌNH
TT Tên
hình Trang
1.1 Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện 3
1.2 Hoạt động mua thuốc 5
1.3 Hoạt động sử dụng thuốc 12
1.4 Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà
12
1.5 Sơ đồ tổ chức của BVĐK huyện Sơn Hà 13
1.6 Khoa Dược - Trung tâm y tế Sơn Hà 15
1.7 Sơ đồ tổ chức khoa Dược 15
3.8 Quy trình xây dựng DMT tại BVĐK huyện Sơn Hà 21
3.9 Quy trình mua thuốc tại BVĐK huyện Sơn Hà 28
3.10 Sơ đồ xắp xếp trong kho chính 33
3.11 Sơ đồ xắp xếp thuốc trong kho ngoại trú 34
3.12 Quy trình nhập hàng tại kho Dược-BVĐK huyện
Sơn Hà 35
3.13 Quy trình xuất thuốc tại kho Dược - BVĐK huyện
Sơn Hà 36
3.14 Quy trình cấp phát thuốc tại BV 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ y tế (1997), Hướng dẫn tổ chức chức năng, nhiệm vụ của Hội
đồng thuốc và điều trị ở Bệnh viện, Thông tư 08/TT-BYT ngày 04
tháng 07 năm 1997.
2. Bộ y tế (2001), Nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc, Ban hành
theo Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 06 năm 2001.
3. Bộ y tế (2004), Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ y tế về chấn chỉnh c
ông tác
cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong Bệnh viện, Chỉ thị số
05/2004/CT-BYT ngày 16 tháng 04 năm 2004.
4. Bộ y tế(2005), Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ VBan
hành theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01 tháng 07 năm
2005.
5. Bộ y tế (2007), Dịch tễ dược học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6. Bộ y tế (2007), Quản lý và kinh tế dược, Nhà xuất bản Y họcHà Nội
7. Bộ y tế (2010), Thông tư hướng dẫn c
ác hoạt động liên quan đến
thuốc gây nghiện, Thông tư 10/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 04 năm
2010.
8. Bộ y tế (2010), Thông tư hướng dẫn các hoạt động liên quan đến
thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc Thông tư
11/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 04 năm 2010.
9. Bộ y tế (2007), Thông tư liên tịch hướng dẫn đấu thầu t
huốc trong
các cơ sở y tế công lập, Thông tư 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10
tháng 08 năm 2007.
10. Bộ y tế (2011), Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh
viện, Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày10 tháng 06 năm 2011.
11. Bộ y tế (2011), Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán, Ban hành theo
thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11 tháng 07 năm 2011.
12. Bộ y tế (2010), Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại
các cơ sở khám chữa bệnh, Ban hành theo Thông tư số 12/2010/TT-
BYT ngày 29 tháng 04 năm 2010.
13. Bộ y tế (2012), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012, nhiệm vụ và
các giải pháp trong năm 2013, Hà Nội.
14. Bộ y tế (2001), Nguyên tắc "thực hành tốt bảo quản thuốc", Ban
hành theo Quyết định số 2701/
2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm
2001.
15. Bộ y tế (2007), Nguyên tắc thực hành tốt phân phối thuốc, Ban hành
theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BYT ngày 24 tháng 1 năm 2007.
16. Bộ y tế (2008), Hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ sở y tế
nhà nước,Ban hành theo TTLT số 08/2007/TTLT-
BYT-BNV ngày 5
tháng 6 năm 2007.
17. Bộ y tế (2012), Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế,
Ban hành theo TTLT số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 1
năm 2012.
18. Chủ tịch nước (2005), Luật đấu thầu, số 34/2005/L-CTN ngày 12
tháng 12 năm 2005.
19. Lê Văn Truyền (2010), Công nghiệp dược thế giới cuối thập niên đầu
và triển vọng của thập niên t
hứ hai thế kỷ XXI, Tạp chí Dược học số
406,2/2010
20. Bộ y tế (2012), Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt
Nam”, Ban hành theo Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03 tháng
09 năm 2012.
21. Nguyễn Thanh Bình, Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Trung Nghĩa
(2011), Vai trò của hội đồng thuốc và điều trị trong hoạt động lựa
chọn xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, Tạp chí Dược học số
424,8/2011
22. Tổ chức y tế thế giới-Trung tâm khoa học quản lý y tế (MSH) (2006),
Hội đồng thuốc và điều trị-cẩm nang hướng dẫn thực hành, Bản
dịch.
23. Trương Quốc Cường (2008), Báo cáo tổng kết công tác dược năm
2008, triển khai kế hoạch năm 2009,
24. Trung tâm y tế Sơn Hà (2012), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm
2012 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân. Một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công
tác khám chữa bệnh của bệnh viện là vấn đề cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời,
đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và hợp lý. Hiện nay, công tác cung ứng
thuốc trong bệnh viện đã đạt được những thành tựu nhất định. Hầu hết các bệnh
viện đều đã thành lập Hội đồng thuốc và điều trị, đã xây
dựng được danh mục
thuốc phù hợp với hạng bệnh viện. Việc mua thuốc được thực hiện thông qua
đấu thầu, đảm bảo cho nhu cầu điều trị, đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong danh
mục của bệnh viện. Chất lượng,
số lượng, nguồn gốc, giá thuốc mua vào được
đảm bảo, nhờ vậy việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm đã có nhiều tiến
bộ. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng tiền thuốc sản xuất trong nước tại các bệnh viện
tuyến Trung ương đạt 11,9%, tuyến tỉnh 33,9%, tuyến huyện 61,5% trong tổng
số tiền thuốc sử dụng.[20]
Các thuốc trong nước không sản xuất được đều phải
nhập từ nước ngoài.
Công tác theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR) được tăng cường,
chú trọng. Các khoa Dược bệnh viện từng bước vươn lên đảm nhiệm chức năng
thông tin, tư vấn sử dụng thuốc, bước đầu thiết lập mối quan hệ giữa bác sĩ,
dược sĩ, điều dưỡng và nữ hộ sinh nhằm thu thập và cung cấp về vấn đề sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả cho người bệnh.
Tuy nhiên công tác cung ứng thuốc cũng còn nhiều tồn tại. Lượng thuốc
các đơn vị trúng thầu cung cấp chưa đảm đảo, một số loại thuốc bị từ chối cung
cấp vì nhiều lý do.
Sơn Hà là một huyện miền núi, nằm ở phía tây của tỉnh Quảng ngãi. Gồm
một thị trấn và 13 xã. Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà là bệnh viện hạng III
với 150 giường. Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà trực thuộc Trung tâm y tế
Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi. Với nhiệm vụ chính là: khám chữa bệnh, chăm s
óc
2
sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn huyện miền núi Sơn Hà. Với sự lớn mạnh
nhanh chóng của bệnh viện và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng
tăng cao thì công tác cung ứng thuốc của bệnh viện càng cần được quan tâm và
chú trọng. Nhằm góp phần nhận thức rõ hơn thực trạng hoạt động cung ứng
thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà và góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động cung ứng thuốc, chúng t
ôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Phân tích
hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Sơn Hà – tỉnh Quảng Ngãi
năm 2012” nhằm mục tiêu:
1. Phân tích thực trạng các hoạt động lựa chọn, mua thuốc, tồn trữ-cấp phát
và sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà – tỉnh Quãng Ngãi
năm 2012.
2. Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng
thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà – tỉnh Quảng Ng
ãi.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Cung ứng thuốc bệnh viện
Cung ứng thuốc là một chu trình kép kín, gồm có 4 bước. Mỗi bước trong
chu trình đều có vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo.[6]
Hình 1.1 Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện.
1.1.1. Lựa chọn:
Lựa chọn thuốc phù hợp để đưa vào DMT BV là bước đầu tiên và là vấn đề
quan trọng nhất trong quá trì
nh xây dựng DMT. Thuốc được lựa chọn phải dựa
trên chính sách thuốc quốc gia, phù hợp với mô hình bệnh tật của địa phương,
kinh phí mua thuốc của Bệnh viện, phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh
và cũng như đảm bảo khả năng thanh toán của quỹ BHYT. Đây là cơ sở cho
việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. DMT BV đư
ợc xây
dựng dựa trên các cơ sở sau[4][11][12]
Lựa chọn
Sử
dụng
Lựa chọn thuốc
P/Đ điều trị
Kinh phí BV
Mua
thuốc
Tồn trữ, bảo
quản, cấp phát
Lựa chọn
Sử
dụng
Thông tin
Công nghệ Khoa học
Kinh tế
Lựa chọn thuốc
P/Đ điều trị
Kinh phí BV
4
Danh mục thuốc: Gồm có
Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V. Ban hành theo Quyết
định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01 tháng 07 năm 2005 của Bộ y tế.
DMT chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được
BHYT thanh toán. Ban hành kèm theo thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày
11 tháng 7 năm 2011của Bộ y tế.
DMT YHCT chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh. Ban
hành theo Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 04 năm 2010 của
Bộ y tế.
Mô hình bệnh tại địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kê hàn
g
năm
Mỗi một quốc gia, một địa phương đều có mô hình bệnh tật đặc trưng của
mình. Đó là tập hợp tất cả tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác
động của những yếu tố khách quan, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó
trong một khoảng thời gian nhất định.
Phác đồ điều trị chuẩn:
Do
Bộ y tế ban hành, là cơ sở để Bệnh viện xây dựng phác đồ điều trị của
mình.
Kinh phí của mua thuốc của bệnh viện và khả năng chi trả của người dân.
Nguồn kinh phí mua thuốc và khả năng chi trả của người dân tại địa
phương cũng là một trong những điều kiện để lựa chọn thuốc đưa vào DMT
BV. Khi n
guồn kinh phí mua thuốc dồi dào và người dân có khả năng chi trả
cao hơn, Bệnh viện có thể đưa vào DMT các thuốc có tên thương mại của các
hãng dược phẩm có uy tín trong nước và nước ngoài.
Trình độ cán bộ và theo Danh mục kỹ thuật mà bệnh viện thực hiện được.
Tuỳ vào trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị kỹ thuật,
danh mục kỹ thuật mà bệnh viện đã được phê duyệt để lựa chọn thuốc đưa vào
DMT BV của Bệnh viện để lựa chọn thuốc cho phù hợp.
5
Dự đoán tình hình bệnh tật trong thời gian tới:
Cùng với sự phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi của
thời tiết, khí hậu, môi trường sống là một số bệnh tật mới xuất hiện. Nắm bắt
được tình hình này, Bệnh viện sẽ xây dựng cho mình một danh mục với đầy đủ
các chủng loại thuốc, kịp thời đáp ứng cho nhu cầu điều trị.
1.1.2. Mua sắm thuốc
Hoạt động m
ua thuốc được tiến hành như sau:
Mua thuốc là công việc thứ hai trong chu trình cung ứng thuốc. Đây cũng
là một công việc rất quan trọng, đóng vai trò lớn trong việc tăng cường quản lý
sử dụng kinh phí của Bệnh viện. Năm 1997, Bộ y tế ra chỉ thị số 03/BYT-CT
ngày 25/02/1997 về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và dùng thuốc
tại bệnh viện đã nêu rõ: “Việc mu
a bán thuốc phải được thực hiện qua hình thức
đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công khai theo quy định của Nhà nước”.
Cùng đó 10/08/2007 Bộ y tế ra thông tư liên tịch Số: 10/2007/TTLT-BYT-BTC
Hướng dẫn đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập và được áp
dụng đến ngày 31/12/2012. Từ ngày 01/01/2012, đấu thầu cung ứng thuốc
Hình 1.2. Ho
ạ
t đ
ộ
n
g
mua thu
ố
c
Xác định nhu cầu-cân
đối nhu cầu kinh phí
Kiểm nhập, kiểm tra
thuốc, nhập kho
Ký hợp đồng -đặt hàng,
theo dõi đơn ĐH
Chọn nhà cung cấp
thuốc
Chọn phương thức
mua thuốc
Thanh toán: Tiền mặt
hoặc chuyển khoản
Thu thập thông tin về
sử dụng, đánh giá
6
trong các cơ sở y tế công lập được thực hiện theo TTLT 01/2012/TTLT-BYT-
BTC.
Một số yêu cầu
Xác định nhu cầu về số lượng, chủng loại
Dựa trên số lượng thuốc sử dụng thực tế của năm trước đó, nhu cầu sử
dụng thuốc của một số các dịch vụ y tế sẽ triển khai trong năm, lượng bệnh
nhân dự kiến trong năm
, mô hình bệnh tật tại địa phương và lượng thuốc còn
tồn trong kho để xác định số lượng, chủng loại thuốc cần mua.
Lựa chọn phương thức mua thuốc:
Đối với các cơ sở y tế công lập có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách
nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác (gọi chung là nguồn ngân sách) để
mua thuốc, phương thức mua thuốc được áp dụng là đấu thầu.
Có các hình thức lựa chọn nhà thầu như sau
Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu
tham gia. Bên mời thầu phải công khai về các điều kiện, thời gian trên các
phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu là 15 ngày trước khi phát hành hồ
sơ mời thầu.
Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số
nhà thầu có đủ năng lực tham dự. Danh sách các n
hà thầu tham dự phải
được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Có 3
trường hợp:
Theo yêu cầu của nhà tài trợ nýớc ngoài ðối với nguồn vốn sử
dụng cho gói thầu.
Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính ðặc
thù, gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có 1 số nhà
thầu có khả nãng đáp
ứng yêu cầu
Phải mời tối thiểu 5 nhà thầu.
7
Chỉ định thầu: Là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu
cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.
Mua sắm trực tiếp:
Áp dụng khi hợp ðồng ðối với gói thầu có nội dung týõng tự
ðýợc ký trýớc ðó không quá 6 tháng.
Ðýợc mời nhà thầu trýớc ðó ðã ðýợc lựa chọn thông qua ðấu
thầu ðể thực hiện gói thầu có nội dung týõng tự.
Ðõn giá không ðýợc výợt ðõn giá thuộc gói thầu týõng tự ðã ký.
Áp dụng ðể thực hiện gói thầu týõng tự.
Chào hàng cạnh tranh:
Gói thầu có giá gói thầu dýới 2 tỷ ðồng.
Nội dung m
ua sắm là những hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị
trýờng với ðặc tính kỹ thụât ðýợc tiêu chuẩn hóa và týõng ðýõng nhau
về chất lýợng.
Gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Mỗi gói thầu phải c
ó
tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau. Ðõn vị trúng thầu là
ðõn vị ðýa ra giá thấp nhất, không thýõng thảo về giá.
Tự thực hiện:
Áp dụng khi chủ ðầu tý là nhà thầu.
Ðõn vị giám sát ðộc lập với chủ ðầu tý về tổ chức và tài chính.
Chọn nhà cung cấp thuốc:
Tổ chức đấu thầu để lựa chọn ra các nhà thầu đáp ứng được đầy đủ
các yêu cầu của bên mời thầu.
Tổ chức đấu thầu phải được thực hiện theo đúng l
uật đấu thầu, các
nghị định, thông tư của chính phủ.
8
Ký kết các hợp đồng kinh tế mua bán với các công ty trúng thầu, đặt
hàng, theo dõi đơn đặt hàng
Trong hợp đồng đưa cụ thể các yêu cầu về chất lượng, quy cách hàng
hoá.
Dựa trên nhu cầu thực tế của bệnh viện, lập dự trù mua thuốc theo
tháng hoặc theo quý và gởi cho nhà cung cấp.
Tiếp nhận thuốc, so sánh kiểm tra số lượng thuốc được cung cấp với
số lượng trong dự trù. Đối chiếu với kết quả của g
ói thầu. Nếu có sự sai
khác tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Kiểm nhập, kiểm tra thuốc, nhập kho
Ký kết hợp đồng đã quy định rõ địa điểm giao hàng. Khi tiến hành
nhận thuốc phải đối chiếu hoá đơn, phiếu báo lô với thực tế về tên thuốc,
hàm lượng, số lượng, quy cách đóng gói, nơi sản xuất, số lô sản xuất, hạn
dùng. Phần lớn các công ty đã đảm bảo cung ứng theo hợp đồng.
Tuy nhiên trong những trường hợp phát sinh các nhu cầu do chậm phê
duyệt kết quả thầu, do những biến động trên thị trường có một số đơn vị
không đảm bảo cung ứng gây đứt hàng, thiếu thuốc.
Phương thức thanh toán:
Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản sau khi nhận đầy đủ thủ tục, ho
á
đơn.
Số tiền được thanh toán theo đúng số lượng đã mua và đúng giá trong
hợp đồng.
1.1.3. Tồn trữ, cấp phát
Tồn trữ thuốc
Theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” thì tồn trữ thuốc phải
đảm bảo các qui định cơ bản về :
9
Nhân sự:
Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung, có hiểu biết về bảo
quản. Phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những qui định mới của nhà
nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật
được áp dụng trong bảo quản thuốc.
Nhà kho và trang thiết bị trong kho:
Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có
hệ thống cống
rãnh thoát nước, nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận chuyển, bảo vệ.
Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi
lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy.
Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo
quản: quạt
thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt
kế, ẩm kế Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng. Không được để thuốc trực
tiếp trên nền kho. Các điều kiện bảo quản thực hiện theo điều kiện ghi trên nhãn
thuốc.
Vệ sinh:
Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không được có
côn trùng sâu bọ. Tất cả thủ kho, công nhân làm
việc tại khu vực kho phải được
kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Người mắc các bệnh về đường hô hấp, hoặc có vết
thương hở đều không được làm việc trong khu vực bảo quản có trực tiếp xử lý
thuốc.
Qui trình bảo quản:
Nguyên tắc nhập trước xuất trước (FIFO- First In First Out) hoặc hết hạn
trước xuất trước (FEFO- First Expires First Out) cần phải được thực hiện.
Phải có một hệ thống sổ sách, các qui trình thao tác đảm bảo cho công tác
bảo quản và kiểm
soát, theo dõi việc xuất, nhập, chất lượng thuốc.
Việc tiếp nhận thuốc phải được thực hiện tại khu vực dành riêng cho việc
tiếp nhận thuốc, tách khỏi khu vực bảo quản. Khu vực này phải có các điều kiện
10
bảo quản để bảo vệ thuốc tránh khỏi các ảnh hưởng xấu của thời tiết trong suốt
thời gian chờ bốc dỡ, kiểm tra thuốc.
Các điều kiện bảo quản được thực hiện theo yêu cầu của nhà sản xuất ghi
trên nhãn. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải được bảo quản theo
đúng các qui định tại qui chế liên quan .
Thuốc trả về:
Tất cả các thuốc trả về phải được bảo quản tại khu biệt trữ và chỉ quay trở
lại kho thuốc lưu thông sau khi có sự phê duyệt bởi người có
thẩm quyền căn cứ
trên các đánh giá thoả đáng về chất lượng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tất cả các thuốc trả về, sau khi được bộ phận bảo đảm chất lượng đánh gi
á
là không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng cần
phải được xử lý theo qui định của pháp luật.
Hồ sơ tài liệu:
Qui trình thao tác: Cần phải có sẵn, treo tại các nơi dễ đọc, các qui trình
thao tác xác định phương pháp làm việc đã được phê duyệt trong khu vực nhà
kho. Các qui trình này cần mô tả chính xác các qui trình về tiếp nhận và kiểm
tra thuốc nhập kho, bảo quản, vệ sinh và bảo trì kho tàng thiết bị dùng trong bảo
quản. Các qui trình này phải được xét duyệt, ký xác nhận và ghi ngày tháng xét
duyệt bởi người có thẩm quyền. Phải có một hệ thống sổ sách thích hợp cho
việc ghi chép, theo dõi việc xuất nhập các thuốc, bao gồm tên thuốc, số lô, hạn
dùng, số lượng, chất lượng thuốc, nhà cung cấp, nhà sản xuất đáp ứng các qui
định của pháp luật.
Cấp phát
Cấp phát thuốc là một khâu quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc, là
khâu cuối cùng đưa thuốc đến tay người bệnh. Quy trình cấp phát thuốc do khoa
Dược BV xây dựng và thực hiện dựa trên điều kiện nhân lực, số lượt BN nội trú,
ngoại trú và phải đảm bảo phục vụ thuốc thuận tiện, đầy đủ, kịp thời nhất cho
điều trị.
11
Quy trình cấp phát thuốc được Giám đốc phê duyệt, phổ biến cho các khoa
phòng để thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Trưởng khoa Dược hoặc người được uỷ quyền duyệt phiếu lĩnh thuốc cho
các khoa lâm sàng trong giờ hành chính. Đối với ngoài giờ, khoa Dược tổ chức
trực phát thuốc cấp cứu 24 giờ trong ngày. Các ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật
nhận thuốc vào ngày thứ Sáu. Ngày lễ nhận thuốc vào ngày trước đó.
Thuốc theo y lệnh phải lĩnh trong ngày. Thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, do
người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện hoặc tử vong , phải lập văn bản
và trả lại khoa Dược trong vòng 24 giờ
.
Khoa Dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn
thuốc có sai sót.
1.1.4. Hoạt động sử dụng thuốc
Hoạt động sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc hợp lý nghĩa là đảm bảo cho BN được nhận được thuốc
thích hợp với tình trạng bệnh lý của họ và với liều phù hợp với từng cá thể
người bệnh (đúng liều, đúng đường dùng và đúng thời gian). Vì thế sử dụng
thuốc hợp lý bao gồm việc kê đơn đúng, cấp phát
đúng và đảm bảo tuân thủ
dùng thuốc của người bệnh.
Để việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý, cần có sự hợp tác giữa người bệnh
và nhân viên y tế.
Chẩn đoán
Theo
d
õi
Tuân thủ điều
t
r
ị
Cấp phát
Kê đơn
Hình 1.3. Hoạt động sử dụng thuốc
12
1.2. Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà và khoa Dược
1.2.1. Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà – tỉnh Quảng Ngãi
Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà đóng trên địa bàn thị trấn Di lăng -
huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi.
Hình 1.4. Trung tâm y tế Sơn Hà
13
1.2.1.1. Mô hình tổ chức
1.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà
Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà là đơn vị hành chính sự nghiệp. Chức
năng trọng tâm của đơn vị là chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa
bàn huyện. Thực hiện công tác chỉ đạo chuyên m
ôn nghiệp vụ đối với 14 trạm y
tế trực thuộc.
Một số chỉ tiêu đạt được:
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà
LÂM
SÀNG
CÁC
PHÒNG
Khoa PK-
CC
Khoa Nội-
nhi-lây
Phòng
KHTH
Phòng tài
vụ
Khoa
Ngoại-sản
Khoa
KSNK
Phòng
Điều
dưỡng
Phòng Tổ
chức
CẬN LÂM
SÀNG
Chẩn đoán
hình ảnh
Phòng Xét
nghiệm
HĐT &ĐT
Khoa Dược
BAN GIÁM ĐỐC
Các hội đoàn thể