Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phân tích thực trạng tiêu thụ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện quế võ, tỉnh bắc ninh năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 70 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


BÙI THỊ THÚY TÌNH


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN QUẾ VÕ - TỈNH BẮC NINH NĂM 2013

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ
MÃ SỐ : CK 60720412

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Thị Song Hà

Nơi thực hiện : Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ
Thời gian thực hiện : Từ 15/11/2013 đến 15/3/2014


HÀ NỘI 2014




i
LỜI CẢM ƠN



Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến:
PGS, TS. Nguyễn Thị Song Hà
đã tận tình dìu dắt hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm nghiên cứu
trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau Đại học, các
thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ tận tình và tạo mọi điều kiện
cho tôi được học tập, nghiên cứu trong suốt quá trình.
Tôi xin cảm ơn Sở Y tế Tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện Đa khoa Huyện Quế Võ nơi
tôi thực hiện đề tài, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành nghiên cứu đề tài.
Tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn sát cánh và tạo động lực để tôi phấn đấu trong học
tập, cuộc sống, sự nghiệp.


Hà Nội, ngày tháng năm 2014

BÙI THỊ THÚY TÌNH





ii
MỤC LỤC

Lời cảm ơn i
Mục lục ii

Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng biểu vi
Danh mục các hình vẽ, đồ thị vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Vài nét về xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện 3
1.1.1 DMT thiết yếu 4
1.1.2 DMT chủ yếu 4
1.1.3 Mô hình bệnh tật 4
1.1.4 Hướng dẫn điều trị chuẩn (hướng dẫn thực hành điều trị) 5
1.2 Khái quát về thị trường thuốc 5
1.2.1 Thị trường thuốc trên thế giới 5
1.2.2 Thị trường thuốc tại Việt Nam 8
1.3 Phân tích ABC 14
1.4 Phân tích VEN 15
1.5 Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ 15
1.5.1 Mô hình tổ chức 16
1.5.2 Cơ cấu nhân lực 17
1.5.3 Mô hình bệnh tật của bệnh viện năm 2013 18
1.5.4 Kết quả hoạt động khám chữa bệnh năm 2012 và 2013 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng, phạm vi, thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21




iii
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu 21

2.2 Thiết kế nghiên cứu 22
2.3 Phương pháp thu thập số liệu 23
2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 23
2.4.1 Phương pháp phân tích ABC 23
2.4.2 Phương pháp phân tích VEN. 24
2.4.3 Chỉ số phân tích 25
2.4.4 Xử lý và trình bày số liệu 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Phân tích cơ cấu danh mục thuốc tiêu thụ của Bệnh viện đa khoa
Quế Võ năm 2013 26
3.1.1 Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nhóm tác dụng 26
3.1.1.1 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
khuẩn năm 2013 27
3.1.1.2 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc đông dược 28
3.1.1.3 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp 29
3.1.2 Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc- xuất xứ 31
3.1.3 Cơ cấu tiêu thụ theo tên biệt dược – Tên chung quốc tế 32
3.2 Phân tích danh mục thuốc tiêu thụ theo phương pháp ABC 33
3.2.1 Cơ cấu thuốc tiêu thụ phân hạng ABC trong năm 2013 33
3.2.2 Cơ cấu thuốc tiêu thụ phân hạng ABC theo nguồn gốc xuất xứ 34
3.2.3 Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nhóm tác dụng điều trị hạng A trong
năm 2013 36
3.2.4 Cơ cấu tiêu thụ của nhóm thuốc đông dược hạng A năm 2013 38
3.2.5 Cơ cấu tiêu thụ của nhóm thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn
hạng A năm 2013 39





iv
3.3 Phân tích danh mục thuốc tiêu thụ của Bệnh viện Đa khoa Quế Võ
năm 2013 theo phương pháp VEN 40
3.3.1 Cơ cấu tiêu thụ theo phân tích VEN 40
3.3.2 Cơ cấu tiêu thụ theo phân tích VEN và nguồn gốc 41
3.4 Phân tích danh mục thuốc tiêu thụ theo phương pháp ABC/VEN 42
3.4.1 Cơ cấu số loại thuốc tiêu thụ theo ABC/VEN 42
3.4.2 Cơ cấu khối lượng, giá trị tiêu thụ hạng A theo phân tích VEN 43
3.4.3 Phân tích nhóm N trong hạng A (AN) 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46
4.1 Về cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nhóm tác dụng 46
4.2 Về nguồn gốc xuất sứ của thuốc tiêu thụ 48
4.3 Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo tên chung quốc tế và biệt dược 49
4.4 Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phân tích ABC 50
4.5 Cơ cấu thuốc tiêu thụ thuốc theo phân tích VEN 53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.1.1 Về danh mục thuốc tiêu thụ của bệnh viện đa khoa Quế Võ năm
2013 55
5.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC 55
5.2 Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58






v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BHYT Bảo hiểm y tế
BVÐK Bệnh viện đa khoa
BSCK Bác sĩ chuyên khoa
BYT Bộ y tế
DS Doanh số
DMT Danh mục thuốc
DMTTY Danh muc thuốc thiết yếu
ĐD Điều dưỡng
ĐV Đơn vị
GTTT Giá trị tiêu thụ
KTV Kỹ thuật viên
KLTT Khối lượng tiêu thụ
KCB Khám chữa bệnh
KST Ký sinh trùng
MHBT Mô hình bệnh tật
MHBTBV Mô hình bệnh tật bệnh viện
TCYTTG Tổ chức y tế thế giới
TƯ Trung ương









vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1 Doanh số bán thuốc trên thế giới giai đoạn 2005- 2012 6
Bảng 1.2 Doanh số bán thuốc theo khu vực năm 2012 6
Bảng 1.3 Mười nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2012 7
Bảng 1.4 Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2005- 2012 tại Việt Nam 9
Bảng 1.5 Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Đa khoa Quế Võ năm 2013 17
Bảng 1.6 Cơ cấu bệnh tật của Bệnh viện Đa khoa Quế Võ năm 2013 18
Bảng 1.7 Kết quả hoạt động của Bệnh viện trong hai năm 2012 và 2013 19
Bảng 3.1 Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nhóm tác dụng 26
Bảng 3.2 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn 27
Bảng 3.3 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc đông dược 28
Bảng 3.4 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp 30
Bảng 3.5 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ 31
Bảng 3.6 Cơ cấu tiêu thụ theo tên biệt dược – Tên chung quốc tế 32
Bảng 3.7 Kết quả tiêu thụ thuốc theo phân hạng ABC trong năm 2013 33
Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc tiêu thụ phân hạng ABC theo nguồn gốc xuất xứ 35
Bảng 3.9 Cơ cấu các nhóm thuốc có giá trị tiêu thụ cao trong hạng A
trong năm 2013 36
Bảng 3.10 Cơ cấu tiêu thụ của nhóm thuốc đông dược hạng A năm 2013 38
Bảng 3.11 Cơ cấu tiêu thụ của nhóm thuốc điều trị KST, chống nhiễm
khuẩn hạng A năm 2013 39
Bảng 3.12 Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích VEN năm 2013 40
Bảng 3.13 Cơ cấu tiêu thụ theo phân tích VEN và nguồn gốc 41
Bảng 3.14 Cơ cấu tiêu thụ theo phân tích VEN 42
Bảng 3.15 Cơ cấu khối lượng, giá trị tiêu thụ hạng A theo phân tích VEN 43
Bảng 3.16 Cơ cấu khối lượng, giá trị tiêu thụ nhóm N trong hạng A(AN)
44





vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 1.1 Các căn cứ xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 3
Hình 1.2 Doanh số bán thuốc theo khu vực năm 2012 7
Hình 1.3 Mô hình tổ chức Bệnh viện Đa khoa Quế Võ 16
Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 22
Hình 3.1 Cơ cấu tiêu thụ theo nhóm tác dụng 26
Hình 3.2 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc đông dược 29
Hình 3.3 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm
không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp 30
Hình 3.4 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ 31
Hình 3.5 Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo tên biệt dược – Tên chung quốc tế 32
Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ giá trị tiêu thụ thuốc theo phân tích ABC 34
Hình 3.7 Cơ cấu thuốc tiêu thụ phân hạng ABC theo nguồn gốc xuất xứ 35
Hình 3.8 Cơ cấu các nhóm thuốc có giá trị tiêu thụ cao trong hạng A
trong năm 2013 37
Hình 3.9 Cơ cấu giá trị tiêu thụ của nhóm thuốc đông dược hạng A 38
Hình 3.10 Cơ cấu khối lượng, giá trị tiêu thụ hạng A theo phân tích VEN 44











1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường
thuốc nước ta cũng có nhiều thay đổi. Chủng loại thuốc ngày càng nhiều và
nguồn cung ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đó thực trạng tiêu thụ thuốc trong cộng đồng nói chung và bệnh viện nói
riêng ở nước ta trong thời gian qua đang đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm.
Ở nước ta, thời gian gần đây cùng với sự tác động của nền kinh tế thị
trường và các chính sách quảng cáo khuyến mại của các hãng thuốc,… Các
thuốc tiêu thụ trong bệnh viện có nguồn gốc nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất cao. Theo
thống kê của ngành y tế, thuốc được tiêu thụ ở các bệnh viện công lập chủ yếu là
các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu: năm 2010, tổng số kinh phí chi cho mua
thuốc của các bệnh viện công lập là 15.000 tỷ đồng, trong đó số tiền dành mua
thuốc nội chiếm chưa đến 40%. Năm 2012, tỷ lệ này có được điều chỉnh tăng lên
song ở các bệnh viện tuyến Trung ương thì vẫn chỉ chiếm 10% - 20% [11]. Bên
cạnh đó, tỷ lệ các nhóm thuốc cũng rất mất cân đối, nhiều đơn thuốc có chỉ định
nhiều kháng sinh trong một đơn thuốc. Cùng đó nhiều loại thuốc lại được sử
dụng trong một đơn thuốc,… thậm chí có cả các đơn thuốc kê thực phẩm chức
năng. Thực trạng này đang gây khó khăn rất lớn cho người bệnh trong việc chi
trả và điều trị bệnh.
Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ là một bệnh viện tuyến huyện hạng 3
của tỉnh Bắc Ninh, trong những năm gần đây hoạt động cung ứng thuốc về cơ
bản vẫn đáp ứng được tốt nhu cầu thuốc trong thăm khám và điều trị của bệnh
viện. Tuy vậy, công tác cung ứng thuốc và quản lý sử dụng thuốc của bệnh viện
vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả trong
quá trình lập kế hoạch cung ứng thuốc và quản lý sử dụng thuốc của bệnh viện

chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích thực trạng tiêu thụ thuốc tại Bệnh viện
đa khoa Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh năm 2013” nhằm các mục tiêu sau:




2
1. Phân tích cơ cấu số lượng và chi phí thuốc tiêu thụ tại Bệnh viện
huyện Quế Võ năm 2013.
2. Phân tích chi phí thuốc tiêu thụ năm 2013 theo phương pháp phân tích
ABC và VEN.
Từ đó đưa ra một ý kiến đề xuất giúp bệnh viện quản lý sử dụng thuốc
hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả của công tác khám chữa bệnh.



























3
Chương 1: TỔNG QUAN

1.1 Vài nét về xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện
Xây dựng danh mục thuốc là việc xác định số lượng và chủng loại thuốc
để cung ứng và tiêu thụ. Trong bệnh viện, chủng loại thuốc được thể hiện qua
danh mục thuốc bệnh viện. Lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện là
việc đầu tiên trong quy trình cung ứng thuốc. Danh mục thuốc là cơ sở để đảm
bảo cung ứng và tiêu thụ thuốc chủ động, có kế hoạch cho nhu cầu điều trị hợp
lý, an toàn và hiệu quả.
Mỗi bệnh viện sẽ tùy theo chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trình độ
chuyên môn, vị trí địa lý mà xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
Căn cứ để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện được thể hiện qua sơ đồ sau:

HĐT & ĐT


Mô hình bệnh tật


Phác đồ điều trị



Trình độ chuyên
môn


Chức năng, nhiệm
vụ, kinh phí


Các chính sách về
thuốc của nhà
nước


Nhu cầu thuốc đã sử
dụng và dự đoán
trong tương lai


Danh mục thuốc


Hình 1.1: Các căn cứ xây dựng danh mục thuốc bệnh viện




4
Căn cứ để xây dựng DMT bệnh viện phải dựa vào DMT thiết yếu và DMT chủ

yếu do Bộ y tế ban hành.
1.1.1 DMT thiết yếu
Là DMT có đủ chủng loại đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh thông
thường. Tên thuốc trong danh mục là tên gốc, dễ biết, dễ nhớ, dễ lựa chọn, dễ
sử dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp nhận, thuận tiện cho việc thông tin, đào
tạo, quản lý cán bộ và dễ quản lý.
Theo TCYTTG chỉ cần 1USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi 80%
chứng bệnh thông thường của người dân tại cộng đồng để thực hiện chăm sóc
sức khỏe ban đầu. Như vậy việc cung ứng thuốc với giá cả hợp lý , chất lượng
đảm bảo là một yêu cầu cấp thiết và là một trong những nội dung chính sách
quốc gia về thuốc.
Hiện nay trên thế giới có hơn 150 nước áp dụng và có DMTTY (chủ yếu
các nước đang phát triển). Số lượng tên thuốc trong DMTTY của các nước
trung bình khoảng 300 thuốc[2] ; [14].
1.1.2 DMT chủ yếu
Là DMT sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh và là cơ sở pháp lý để các
cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn và xây dựng DMT cho đơn vị mình. Căn cứ vào
danh mục này đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện
để lựa chọn cụ thể tên thành phẩm của các thuốc trong danh mục, phục vụ cho
công tác khám chữa bệnh.Đối với thuốc tân dược, bệnh viện được phép sử dụng
thuốc phối hợp nếu các thành phần đơn chất của thuốc đó đều có trong danh
mục. Khuyến khích sử dụng thuốc của các doanh nghiệp trong nước đạt tiêu
chuẩn GMP[3]; [4] ; [6] ; [8]; .
1.1.3 Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật trong bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
khoảng thời gian nhất định. Tùy theo hạng và tuyến bệnh viện mà mô hình bệnh tật
có thể thay đổi (do bệnh viện liên quan đến kinh phí, kỹ thuật điều trị, biên chế…)





5
Mô hình bệnh tật cuả bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện
không chỉ xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện
hoạch định phát triển toàn diện trong tương lai [19].
1.1.4 Hướng dẫn điều trị chuẩn (hướng dẫn thực hành điều trị)
Là tài liệu hướng dẫn cho thầy thuốc thực hành những công việc cụ thể và
không thể thiếu trong quá trình điều trị. Theo TCYTTG một hướng dẫn thực hành
điều trị về thuốc bao gồm đủ 4 thông số: hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế.
Hướng dẫn điều trị chuẩn là những công cụ, cách thức để thúc đẩy sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, cung cấp tiêu chuẩn về điều trị tối ưu trên cơ sở
giám sát và đánh giá sử dụng thuốc, biểu hiện sự tập trung trí tuệ của cán bộ
chuyên môn trong bệnh viện. Từ đó cho những phương án điều trị cụ thể của
từng loại bệnh. Vì vậy DMT của bệnh viện cần dựa vào các phác đồ điều trị
trong nước, ngoài nước. Không có phác đồ điều trị thì không thể xây dựng danh
mục thuốc một cách khoa học
Kinh phí cho mua thuốc, trình độ chuyên môn, nhu cầu thuốc đã sử dụng là
những căn cứ quan trọng trong việc xây dựng DMT của bệnh viện[19].
1.2. Khái quát về thị trường thuốc
1.2.1. Thị trường thuốc trên thế giới
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra cho xã hội ngày
càng nhiều loại sản phẩm đa dạng. Cùng với đó, nền kinh tế thế giới cũng không
ngừng phát triển vượt bậc, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống con
người. Chính vì vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng tăng lên đòi
hỏi sử dụng nhiều thuốc hơn với chất lượng tốt hơn, an toàn hơn. Nhu cầu đó
của xã hội đã đưa đến ngành công nghiệp dược phẩm nhiều cơ hội phát triển với
nhiều loại thuốc mới, thị trường mới. Và hiện nay nền công nghiệp dược phẩm
đang góp phần đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế nhiều nước.
Thị trường thuốc hiện nay có giá trị kinh tế rất lớn hàng trăm nghìn tỷ đô
la hàng năm. Doanh số bán thuốc trên thế giới không ngừng tăng trưởng trong





6
giai đoạn từ năm 2005- 2012. Tính đến năm 2012, con số này đã đạt 962 tỷ
USD, so với năm 2005 (611 tỷ USD) tăng trưởng 57,5 % [20].
Bảng 1.1: Doanh số bán thuốc trên thế giới giai đoạn 2005- 2012
Đơn vị: tỷ USD
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh số 611 658 729 801 834 891 956 962
So sánh
liên hoàn
(%)
100,0 107,7 110,8 109,9 104,1 106,8 107,3 100,6
(Nguồn: IMS Health)
Hàng năm, cả thế giới tiêu thụ một lượng thuốc lớn nhưng sự phân bố
thuốc không đều giữa các vùng. Theo báo cáo của tập đoàn IMS Health, năm
2012, thị trường Bắc Mỹ chiếm gần 40% doanh số dược phẩm bán ra trên thế
giới, trong khi toàn bộ Châu Á, Châu Phi chỉ chiếm gần 20 %. Điều đó cho thấy
có một khoảng cách khá xa về mức độ tiêu thụ thuốc giữa các nước phát triển và
các nước đang phát triển (Bảng 1.2) và (Hình 1.2)
Bảng 1.2: Doanh số bán thuốc theo khu vực năm 2012
Đơn vị: tỷ USD
Khu vực DS %
Bắc Mỹ 348,7
37,76
Châu Âu 221,8
24,02
Châu Á/Châu Phi/Châu Úc 168,3

18,23
Nhật Bản 112,1
12,14
Châu Mỹ Latinh 72,5
7,85
Thế giới 923,4
100,00
(Nguồn: IMS Health)




7

Hình 1.2: Doanh số bán thuốc theo khu vực năm 2012
Do thị trường thuốc thế giới có sự tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu
và Nhật Bản đây là các khu vực có nền kinh tế phát triển và mức sống của người
dân cao. Do vậy, lượng thuốc tiêu thụ của thế giới sẽ không đồng đều trên các
nhóm thuốc theo tác dụng dược lý mà chỉ tập trung vào các thuốc phù hợp với
mô hình bệnh tật của các khu vực trên. Một số nhóm thuốc chính tiêu thụ trên
thị trường dược phẩm thế giới năm 2012 theo thứ tự là ung thư, thuốc giảm đau,
chống tăng huyết áp, chống đái tháo đường (Bảng 1.3)[20].
Bảng 1.3 Mười nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2012
Đơn vị: tỷ USD
STT Nhóm thuốc DS %
1 Ung thư 61,6 14,7
2 Thuốc giảmđau 56,1 13,4
3 Chống tăng huyết áp 51,6 12,3
4 Chống đái tháo đường 42,4 10,1
5 Tâm thần 41,6 9,9

6 Hô hấp 39,7 9,5
7 Chống nhiễm khuẩn 38,8 9,3
8 Hạ cholesterol và triglyceride 33,6 8,0
9 Tự miễn 27,8 6,6
10 Ức chế bơm proton 26,0 6,2
Tổng cộng:


419,2 100
(Nguồn: IMS Health)




8
Nhóm thuốc ung thư đang dẫn đầu về doanh số bán thuốc trên toàn thế giới
năm 2012, doanh số bán loại thuốc này năm 2012 là 61,6 tỷ USD tương đương
14,7% doanh số bán thuốc toàn thế giới (Bảng 1.3). Đây là nhóm thuốc có giá trị
cao, bệnh nhân phải sử dụng trong thời gian dài và bệnh ung thư đang có xu
hướng phát triển cao trên thế giới. Tiếp đến là các nhóm thuốc chống đái tháo
đường, chống tăng huyết áp, Với nhóm hai nhóm thuốc chống đái tháo đường
và chống tăng huyết áp đây là hai nhóm thuốc đặc trưng của các bệnh của các
nước đang phát triển.
1.2.2 Thị trường thuốc tại Việt Nam
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế đã có bước phát triển chậm lại
do ảnh hưởng từ những khó khăn của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, những diễn
biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh,… GDP của Việt Nam chỉ tăng trưởng ở
mức trên 5% và dự báo từ nay đến năm 2015 mức tăng trưởng cũng chỉ dừng lại
ở mức một con số. Mặc dù vậy, thị trường dược phẩm Việt Nam, theo dự báo
của IMS trong 5 năm, từ 2010 đến 2015 sẽ tăng trưởng từ 17%- 19% [21]. Đây

vẫn là ngành có mức tăng trưởng cao và hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận cho
nhiều công ty, nhưng cũng đặt ra cho các nhà quản lý y tế nhiều vấn đề cần giải
quyết để tránh lãng phí nguồn lực tài chính cho nền kinh tế đất nước. Vì hiện
nay, nền công nghiệp dược nước ta chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu thuốc sử
dụng trong nước [7]. Đặc biệt là tại các bệnh viện, việc quản lý và sử dụng thuốc
có hiệu quả đối với các thuốc điều trị sẽ góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm tài
chính và ngoại tệ cho đất nước và giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh.
a. Tiền thuốc sử dụng
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2010, nước ta là một trong
những nước có mức tiêu thụ tiền thuốc bình quân trên đầu người ở mức thấp
nhất trên thế giới (đứng thứ 3 từ dưới lên). Mặc dù vậy, theo thông báo của Cục
quản lý dược – Bộ Y tế và theo số liệu thống kê hàng năm của Tổng cục thống
kê thì mức chi tiền mua thuốc bình quân đầu người của nước ta vẫn ngày càng




9
tăng lên với mức độ cao. Cụ thể, số tiền tiêu thụ thuốc bình quân đầu người Việt
Nam từ năm 2005 – 2012 được trình bày trong bảng 1.4.
Bảng 1.4: Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2005- 2012 tại Việt Nam
Năm
Tổng trị giá tiền thuốc
sử dụng (1000 USD)
Tiền thuốc bình quân
đầu người (USD)
2005 817.396 9,9
2006 956.353 11,2
2007 1.136.353 13,4
2008 1.425.657 16,5

2009 1.696.135 19,8
2010 1.913.661 22,3
2011 2.432.500 27,6
2012 2.605.000 29,6
(Nguồn: IMS Health)
* Tiền thuốc bình quân đầu người
Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2012 đạt mức 29,6 USD, tăng
198,99% so với năm 2005 (tiền thuốc bình quân đầu người là 9,9 USD) (Bảng 1.4).
Từ năm 2010 đến năm 2011, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng qua các năm
và tiền thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam tăng đáng kể: năm 2011, tiền
thuốc sử dụng là 2,4 tỷ USD (tăng 26,32% so với năm 2010), tiền thuốc bình
quân đầu người là 27,6 USD (tăng 23,77% so với năm 2010). Năm 2012, tiền
thuốc sử dụng là 2,6 tỷ USD, tiền thuốc bình quân đầu người là 29,6 USD (Bảng
1.4). Cục quản lý dược thông báo đến năm 2014, tiền thuốc bình quân đầu người
sẽ nâng lên mức 33,8 USD. Con số này không chỉ phản ánh nhu cầu sử dụng
thuốc, mà còn cho thấy sự phát triển của ngành Dược cả ở lĩnh vực sản xuất, lưu
thông, phân phối và cung ứng thuốc.




10
b. Thực trạng tiêu thụ thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam
Thuốc là một mặt hàng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của các
cơ sở khám chữa bệnh. Tổng số tiền mua thuốc năm 2010 của 1018 bệnh viện là
15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2009. Tuy nhiên, hiện nay việc quản
lý tiêu thụ thuốc ở các cơ sở y tế đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng thuốc
tiêu thụ tại các cơ sở đang có rất nhiều bất cập.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, Nghiêm Trần Dũng thuốc điều
trị- không thể thiếu trong KCB, luôn gắn chặt với quyền lợi BHYT, nhưng rất

phức tạp trong quản lý, sử dụng. Chi phí về thuốc, cả tân dược và thuốc Y học
cổ truyền, ngày càng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi của
quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT). Năm 2010: tổng chi tiền thuốc của quỹ BHYT
khoảng 11.564 tỷ đồng (60% tổng chi khám chữa bệnh của quỹ); năm 2011:
khoảng 15.568 tỷ đồng – 61,3% tổng chi của quỹ; tăng 34,6% so với năm 2010;
Năm 2012: khoảng 19.561 tỷ đồng - 60,6% tổng chi của quỹ; tăng 4 ngàn tỷ so
với 2011 [25].
* Về nguồn gốc xuất xứ:
Với các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu do phải chi phí về bảo quản, vận
chuyển xa hoặc do các hãng thuốc cố tình nâng giá cao. Do vậy, các thuốc này
thường có giá thành cao hơn so với các thuốc được sản xuất trong nước với cùng
dược chất, dạng bào chế. Đồng thời với thuốc trong nước thì nguồn cung ứng
thuốc được chủ động hơn, Nên việc sử dụng nhiều thuốc được sản xuất trong
nước sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân bệnh viện cũng như lợi ích chung của
ngành dược nước ta và của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay các bệnh viện
đều sử dụng thuốc có nguồn gốc nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất cao về chi phí so với
tổng chi phí mua thuốc của bệnh viện. Năm 2012, theo báo cáo của 1018 bệnh
viện thì tiền thuốc tiêu thụ cho thuốc có nguồn gốc trong nước chỉ chiếm 38,7%
trong tổng số 15 nghìn tỷ đồng chi mua thuốc, còn lại là chi phí cho các thuốc có
nguồn gốc nhập khẩu. Nếu so với năm 2009, tỷ lệ này có tăng lên nhưng mức độ




11
tăng không đáng kể (năm 2009 là 38,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí cho thuốc có
nguồn gốc trong nước cũng có sự khác nhau giữa các tuyến bệnh viện.
- Tại các bệnh viện tuyến trung ương: năm 2010, theo thống kê của 34
bệnh viện thì tỷ lệ tiền mua thuốc xản xuất tại Việt Nam là hơn 387 tỷ đồng
chiếm 11,9% tổng chi phí mua thuốc.

- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh thành phố: theo thống kê chi phí mua thuốc
của 307 bệnh viện vào năm 2010 thì tiền mua thuốc có nguồn gốc trong nước là
hơn 2.232 tỷ đồng chiếm 33,9% tổng chi phí mua thuốc.
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong
nước cao hơn tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Năm 2010, tổng
trị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện là
2.900 tỷ đồng, chiếm 61.5% so với tổng số tiền mua thuốc [11].
Đứng trước thực trạng này, theo chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước hiện nay,
BYT đang tổ chức vận động người Việt dùng thuốc việt và xây dựng định mức
tỷ lệ dùng thuốc có nguồn gốc trong nước cho các bệnh viện.
* Về thuốc mang tên gốc và tên biệt dược
Thuốc mang tên gốc là một thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát
minh dược sản xuất không có giấy phép nhượng quyền của công ty phát minh và
được đưa ra thị trường sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn. Thông
thường thuốc mang tên thương mại có giá thành cao hơn thuốc gốc vì nhà sản xuất
phải thực hiện quá trình xây dựng quảng bá thương hiệu và chi phí bảo hộ tên
thương mại hay chi phí đầu tư nghiên cứu. Mặt khác, theo Cơ quan quản lý thuốc
và thực phẩm Hoa Kỳ coi thuốc mang tên gốc là "đồng nhất hoặc tương đương sinh
học với một thuốc phát minh mang tên thương mại về dạng bào chế, độ an toàn,
hàm lượng, đường dùng, chất lượng, các đặc điểm về hiệu quả và mục đích sử
dụng". Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc mang tên gốc thường xuyên cho bệnh
nhân sẽ giảm chi phí cho người bệnh và nguồn lực của ngành y tế. Tuy nhiên, hiện




12
nay ở các bệnh viện tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược thường được sử dụng với tỷ lệ
rất cao, ngược lại các thuốc mang tên gốc có mức chi phí rất thấp so với tổng chi
phí thuốc sử dụng. Theo Lê Quốc Thịnh, việc sử dụng nhiều thuốc với tên biệt

dược dễ gây khó khăn, nhầm lẫn cho người bệnh và ngay cả các nhân viên y tế
cũng bị nhầm lẫn [27]. Hiện trạng sử dụng nhiều thuốc mang tên biệt dược đang
được nhiều chuyên gia trong nước lên tiếng cảnh báo.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2009 thì tỷ lệ thuốc mang
tên gốc có số loại và giá trị sử dụng trong các bệnh viện nghiên cứu ở các tuyến
là không có sự khác biệt và đều thấp hơn thuốc mang tên biệt dược. Cụ thể:
- Tại các bệnh viện tuyến trung ương: Số khoản mục thuốc mang tên gốc
tại các bệnh viện tuyến TƯ chiếm tỷ lệ từ 32,6% đến 35,1%, cao nhất tại bệnh
viện C Ðà Nẵng (35,1%%), thấp nhất tại bệnh viện E (32,6%). Giá trị sử dụng
nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ nằm trong khoảng từ 21,1% đến 31,2%, cao nhất tại
bệnh viện C Ðà Nẵng (31,2%), thấp nhất tại bệnh viện Chợ Rẫy (21,1%).
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thuốc mang tên gốc chiếm tỷ lệ từ 22,4%
đến 46%, cao nhất tại BVÐK Ðiện Biên (46%), thấp nhất tại bệnh viện Thanh
Nhàn -Hà Nội (22,4%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ từ 12,1%
đến 38,1%, cao nhất tại BVÐK Ðiện Biên (38,1%), thấp nhất tại bệnh viện Việt
Tiệp Hải Phòng (12,1%).
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: Số thuốc mang tên gốc chiếm tỷ lệ cao
nhất, nằm trong khoảng từ 35,5% ( BV huyện Thủ Ðức – TP HCM) đến 47,8%
(bệnh viện huyện Simacai Lào Cai). Tuy nhiên, giá trị sử dụng thuốc mang tên
gốc của tuyến bệnh viện này chỉ chiếm tỷ lệ từ 17,8% đến 21,8%, thấp hơn
tuyến trung ương và tuyến tỉnh[17].
* Về cơ cấu nhóm tác dụng:
Thuốc được sử dụng tại các cơ sở y tế chủ yếu nhằm mục đích điều trị
hoặc chẩn đoán bệnh. Do vậy, thuốc sử dụng phải là các thuốc có tác dụng điều
trị thì quá trình điều trị mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, hiện nay các thuốc sử




13

dụng tại các bệnh viện có sự mất cân đối rất lớn và có sự lạm dụng kháng sinh
và các nhóm thuốc hỗ trợ điều trị, điều trị triệu chứng như: vitamin, corticoid.
Theo thống kê năm 2009 tỷ lệ chi phí cho kháng sinh chiếm 38,4% tổng chi phí
cho thuốc, con số này ở năm 2010 là 37,7%. Vitamin, năm 2009 tỷ lệ này là
6,5% còn năm 2010 giảm còn 4,7% [11]. Như vậy, có sự giảm lạm dụng các
thuốc này ở các cơ sở y tế. Đây là tín hiệu đáng mừng tuy nhiên vẫn còn ở mức
cao đòi hỏi các nhà quản lý phải có giải pháp hạn chế sử dụng.
* Về dạng thuốc sử dụng
So với các thuốc khác (dạng uống, bôi, ) thì việc sản xuất thuốc tiêm cần
phải có công nghệ cao hơn, trang thiết bị lớn hơn. Đồng thời các loại thuốc này
thường đòi hỏi điều kiện bảo quản khắt khe hơn dạng uống, trong quá trình sử
dụng cần phải có nhiều dụng cụ trang thiết bị khác đi cùng (bơm kim tiêm,
bông, cồn sát khuẩn, ). Do đó, giá thành chi phí cho thuốc tiêm cũng như việc
sử dụng loại thuốc này thường cao hơn các dạng thuốc khác rất nhiều lần.
Nhưng hiện nay ở các bệnh viện thực tế các dạng thuốc tiêm được sử dụng có tỷ
lệ chi phí rất cao trong tổng số chi phí sử dụng thuốc, đặc biệt là các bệnh viện
tuyến trung ương. Đây là một dấu hiệu đáng quan tâm trong quá trình cung ứng
thuốc bệnh viện.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2009 tại một số bệnh viện
đa khoa thì các khoản mục thuốc tiêm truyền và giá trị tiêu thụ của thuốc tiêm
truyền chiếm một tỷ lệ rất cao ở tất cả các tuyến bệnh viện. Cụ thể:
- Tại các bệnh viện tuyến trung ương, số khoản mục thuốc tiêm chiếm tỷ
lệ từ 62,6% đến 69,7%. Trong đó tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên có 69,7%, Bệnh viện E (62,6%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc tiêm của
Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên chiếm 74,7%.
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh giá trị sử dụng thuốc tiêm chiếm tỷ lệ từ
46,1 đến 65,3. Trong đó Bệnh viện Đa khoa Hải Dương có 65,3% giá trị thuốc
sử dụng là thuốc tiêm trong tổng chi phí thuốc của bệnh viện.





14
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: Tỷ lệ giá trị sử dụng của thuốc tiêm
truyền trong tổng chi phí thuốc của bệnh viện có thấp hơn ở các bệnh viện
tuyến trung ương và tuyến tỉnh nhưng vẫn ở mức cao dao động từ 44,1% đến
51,2% [17].
Nói tóm lại, thực trạng tiêu thụ thuốc của các bệnh viện ở nước ta đang
tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm. Để khắc phục thực trạng này hiện nay
BYT đã ban hành thông tư số: 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc tại
các cơ sở y tế có giường bệnh [9]. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng để các
bệnh viện phân tích thực trạng tiêu thụ, sử dụng thuốc từ đó điều chỉnh để quá
trình sử dụng thuốc của bệnh viện mình được hợp lý hơn.
1.3 Phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách. Phân tích ABC được biết như “luôn luôn kiểm soát tốt hơn”, là
phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc dựa trên nguyên lý Pareto “số ít
sống còn và số nhiều ít có ý nghĩa”. Theo lý thuyết Pareto: 10% theo chủng loại
của thuốc sử dụng 70% ngân sách thuốc (nhóm A). Nhóm tiếp theo: 20% theo
chủng loại sử dụng 20% ngân sách (nhóm B), nhóm còn lại (nhóm C): 70% theo
chủng loại nhưng chỉ sử dụng 10% ngân sách. Phân tích ABC có thể ứng dụng
các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ 1 năm hoặc ngắn hơn để ứng dụng cho một
hoặc nhiều đợt đấu thầu, từ các kết quả phân tích thu được, các giải pháp can
thiệp được đưa ra nhằm điều chỉnh ngân sách thuốc cho một hoặc nhiều năm
tiếp theo [16]; [24].
Phân tích ABC là một công cụ mạnh mẽ trong lựa chọn, mua và cấp phát
và sử dụng thuốc hợp lý để có được bức tranh chính xác và khách quan về sử
dụng ngân sách thuốc. Phân tích ABC có nhiều lợi ích: trong lựa chọn thuốc,
phân tích được thuốc nhóm A có chi phí cao, các thuốc này có thể được thay thế

bởi các thuốc rẻ hơn; trong mua hàng, dùng để xác định tần suất mua hàng: mua




15
thuốc nhóm A nên thường xuyên hơn, với số lượng nhỏ hơn, dẫn đến hàng tồn
kho thấp hơn, bất kỳ giảm giá của các loại thuốc nhóm A có thể dẫn đến tiết
kiệm đáng kể ngân sách. Do nhóm A chiếm tỉ trọng ngân sách lớn nên việc tìm
kiếm nguồn chi phí thấp hơn cho nhóm A như tìm ra dạng liều hoặc nhà cung
ứng rẻ hơn là rất quan trọng. Theo dõi đơn hàng nhóm A có tầm quan trọng đặc
biệt, vì sự thiếu hụt thuốc không lường trước có thể dẫn đến mua khẩn cấp thuốc
với giá cao. Phân tích ABC có thể theo dõi mô hình mua tương tự như quyền ưu
tiên trong hệ thống y tế [23], [24].
1.4 Phân tích VEN
Phân tích VEN dựa trên mức độ quan trọng của các nhóm thuốc: nhómV
(Vital) là nhóm tối cần; nhóm E (Essential) thiết yếu; nhóm N (Non Essential) ít
quan trọng, không cần phải sẵn có. Một cách tương tự là phân tích VED (Vital –
Essential – Desirable: Tối cần – Thiết yếu – Mong muốn). Việc chăm sóc bệnh
nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thuốc tối cần không sẵn có, dù là trong
một khoảng thời gian ngắn.
Phân tích VEN được sử dụng chủ yếu để thiết lập quyền ưu tiên cho việc lựa
chọn, mua và sử dụng trong hệ thống cungứng; hướng dẫn hoạt động quản lý tồn
trữ và quyết định giá thuốc phù hợp. Phân tích VEN được sử dụng trong lựa chọn
thuốc như sau: thuốc tối cần và thuốc thiết yếu nên ưu tiên lựa chọn, nhất là khi
ngân sách thuốc hạn hẹp [24]. Từ năm 2009, tác giả Huỳnh Hiền Trung đã áp dụng
cả phân tích ABC và VEN vào quản lý thuốc của bệnh viện nhân dân 115 [18].
1.5 Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ
Bệnh viện Quế Võ được thành lập từ năm 1963 với nhiệm vụ chăm sóc
sức khoẻ nhân dân trên địa bàn. Trong những năm qua cùng với sự phát triển

của ngành y tế thế giới, cũng như sự tiến bộ vượt bậc của ngành y tế Việt Nam
nói chung, ngành y tế Bắc Ninh nói riêng và hòa chung với sự phát triển ấy
BVĐK Quế Võ cũng khẳng định được vị trí của mình trong ngành y tế của
Tỉnh nhà.




16
Trong quá trình phát triển, BVĐK Quế Võ luôn nhận được sự quan tâm
của lãnh đạo, Đảng, nhà nước, của Bộ Y Tế và các cấp chính quyền nhân dịp kỉ
niệm 1000 năm Thăng Long lịch sử Bệnh viện đa khoa Quế Võ đã được tiếp
nhận cơ sở mới với diện tích 3ha với nhà 3 tầng là khu khám bệnh và quản lý
điều hành, một khu nhà kỹ thuật khang trang có đầy đủ hệ thống máy lạnh và hai
nhà 5 tầng dành cho khu điều trị Nội, Ngoại, Sản, Nhi. Đặc biệt có khu nhà dành
riêng cho bệnh nhân truyền nhiễm.
1.5.1. Mô hình tổ chức
Bệnh viện đa khoa Quế võ là một bệnh viện hạng III, với 110 giường
bệnh. Có mô hình tổ chức được trình bày trong hình 1.3.



















Hình 1.3. Mô hình tổ chức Bệnh viện Đa khoa Quế Võ
Phòng
Khám bệnh Đông Du

Các khoa
lâm sàng
Khoa khám bệnh cấp cứu
liên khoa
Khoa đông y
Khoa Nội - Nhi - Lây
Khoa ngoại sản
Ban Gi¸m ®èc
Hội đồng tư vấn:
- Khoa học kỹ thuật
- Thuốc và điều trị
- Khen thưởng
Các khoa
cận lâm sàng
Các phòng
chức năng
Khoa dược - vật tư y tế

Khoa xét nghiệm, chẩn đoán

hình ảnh
Khoa dinh dưỡng
Phòng
Kế hoạch tổng hợp
Phòng
Tổ chức hành chính
Phòng
Tài chính kế toán
Phòng
Y tá điều dưỡng





17
Như vậy, Bệnh viện Đa khoa Quế Võ được tổ chức gồm 4 bộ phận: Ban
giám đốc, khối lâm sàng (04 khoa và 01 phòng), khối cận lâm sàng (có 03 khoa)
và các phòng chức năng (04 phòng). Mô hình tổ chức này của bệnh viện cũng
giống như các bệnh viện khác trong cả nước. Tuy vậy, do bệnh viện có thêm
Phòng khám khu vực Đông Du đóng ngoài khuôn viên bệnh viện nên việc theo
dõi quản lý sử dụng thuốc cũng gặp nhiều khó khăn.
1.5.2. Cơ cấu nhân lực
Cơ cấu nhân lực của bệnh viện là một bệnh viện hạng III được biên chế
theo thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV. Kết quả khảo sát nguồn
nhân lực của Bệnh viện Đa khoa Quế Võ năm 2013 được trình bày trong bảng 1.5
Bảng 1.5: Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Đa khoa Quế Võ năm 2013
STT Trình độ cán bộ
Số
lượng

Tỷ lệ (%)
1 Tiến sỹ y học, BSCK cấp II 2

1,8

2 Thạc sỹ y học, BSCK cấp I 10

8,93

3 Bác sỹ 14

12,50

4 Dược sỹ đại học 1

0,9

5 Cử nhân điều dưỡng 5

4,5

6 Dược sỹ trung học 5

4,5

7 Y tá ĐD, KTV trung cấp 59

52,7

8 Đại học khác 6


5,4

9 Cán bộ khác 10

8,93

Tổng số 112

100,00

Một số chỉ tiêu khác
Bác sỹ/ chức danh chuyên môn y tế khác 1/2,46
Dược sỹ đại học/ Bác sỹ 1/26
Dược sỹ đại học/ Dược sỹ trung học 1/5
Như vậy, Bệnh viện Đa khoa Quế Võ có tổng số 112 cán bộ nhân viên.
Trong đó có nhiều cán bộ có trình độ cao (02 BSCK cấp II và 10 BSCK cấp I
hoặc thạc sỹ). Với số lượng và cán bộ có chuyên ngành Y có trình độ bác sỹ trở
lên đông đảo như vậy là điều kiện thuận lợi cho bệnh viện trong tổ chức thăm
khám, điều trị nói chung và sử dụng thuốc hợp lý nói riêng.

×