Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt trong cộng đồng tại thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 96 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGÔ THỊ MỸ BÌNH



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN
PHÂN LIỆT TRONG CỘNG ĐỒNG TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC






HÀ NỘI 2014






BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGÔ THỊ MỸ BÌNH


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
TRONG CỘNG ĐỒNG TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LÝ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60720405



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thị Vui
TS. Trần Văn Tuấn




HÀ NỘI 2014


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau
Đại học và Bộ môn Dược lý, Dược lâm sàng, trường Đại học Dược Hà Nội,
trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến Đảng uỷ, Ban giám đốc Trạm tâm thần tỉnh
Thái Nguyên, trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin đặc biệt bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS. TS. Đào Thị Vui, trưởng bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược
Hà Nội.
- TS. Trần Văn Tuấn, trưởng bộ môn Dược lâm sàng, trưởng khoa Dược,
trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Là những người thầy trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành
chương trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn tới:
Bác sỹ CK1 Nguyễn Thị Phương Loan, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới toàn thể cán bộ nhân
viên của 28 trạm y tế phường xã thành phố Thái Nguyên, gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu,
học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2014



Ngô Thị Mỹ Bình




MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh tâm thần phân liệt 3
1.2. Điều trị tâm thần phân liệt 12
1.3. Thuốc an thần kinh sử dụng trong điều trị TTPL 16
1.4. Quản lý và điều trị bệnh TTPL tại cộng đồng TP Thái Nguyên 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.3. Nội dung nghiên cứu 27
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 32
3.2 Tình hình sử dụng thuốc điều trị TTPL trong cộng đồng 36
3.3. Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị trên bệnh nhân TTPL tại 5 trạm y tế
trong thành phố Thái Nguyên 45
Chương 4. BÀN LUẬN 54
4.1. Về đặc điểm bệnh nhân nhóm nghiên cứu 54
4.2. Về thực trạng sử dụng thuốc điều trị TTPL 60
4.3. Về hiệu quả của thuốc điều trị TTPL trên BN tại 5 trạm y tế 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ATK: An thần kinh
BN: Bệnh nhân
Cs: Cộng sự
DSM – IV: Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần
(Diagnostic and statistical Manual of Mental Disorder)
ICD – 10: Phân loại quốc tế về bệnh
(Intenational Classification of Diseases)
NXB: Nhà xuất bản
TB: Trung bình
TDKMM: Tác dụng không mong muốn
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TP: Thành phố
TTPL: Tâm thần phân liệt


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Một số thuốc ATK thường dùng trong điều trị TTPL 13
Bảng 1.2 Liều dùng thông thường của các thuốc ATK điều trị ngoại trú 19
Bảng 1.3 Các thuốc ATK sử dụng trong điều trị TTPL tại cộng đồng TPTN 22
Bảng 2.1 Kết quả bốc thăm ngẫu nhiên chọn địa điểm nghiên cứu 24
Bảng 2.2 Thang đánh giá mức cải thiện lâm sàng toàn bộ CGI 29
Bảng 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân điều trị TTPL trong cộng đồng TP Thái Nguyên 32
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân TTPL theo tuổi và giới tính 33
Bảng 3.3 Tuổi khởi phát và thời gian mắc bệnh của nhóm nghiên cứu 34
Bảng 3.4 Trình độ văn hóa của nhóm nghiên cứu 34

Bảng 3.5 Nghề nghiệp của nhóm nghiên cứu 35
Bảng 3.6 Đặc điểm về tình trạng hôn nhân 35
Bảng 3.7 Đặc điểm về tiền sử gia đình và tiền sử bản thân 36
Bảng 3.8 Các thuốc đang được sử dụng điều trị TTPL 37
Bảng 3.9 Liệu pháp điều trị TTPL 37
Bảng 3.10 Thực trạng sử dụng các thuốc ATK được cấp phát 38
Bảng 3.11 Liều dùng của các thuốc ATK cổ điển 39
Bảng 3.12 Tỷ lệ BN thay đổi liều ATK trong quá trình sử dụng 40
Bảng 3.13 Biến cố bất lợi khi sử dụng đơn trị liệu 1 loại thuốc ATK 42
Bảng 3.14 Số biến cố bất lợi bệnh nhân gặp khi sử dụng ATK được cấp phát 42
Bảng 3.15 Tuân thủ điều trị của bệnh nhân TTPL 43
Bảng 3.16 Lý do không tuân thủ điều trị của bệnh nhân 43
Bảng 3.17 Tỷ lệ tái khám hàng tháng 44
Bảng 3.18 Liệu pháp điều trị và các thuốc ATK theo thể bệnh 46
Bảng 3.19 Mức giảm điểm BPRS của BN trong thời gian nghiên cứu 49


Bảng 3.20 Điểm đánh giá theo thang CGI của BN tại 2 thời điểm nghiên cứu 49
Bảng 3.21 Khả năng nhận thức bệnh của bệnh nhân 51
Bảng 3.22 Khả năng tự chăm sóc bản thân của bệnh nhân 51
Bảng 3.23 Khả năng giao tiếp của bệnh nhân 52
Bảng 3.24 Khả năng lao động của bệnh nhân 52
Bảng 3.25 Khả năng sống độc lập của bệnh nhân 53




DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Các cấp quản lý, theo dõi bệnh nhân TTPL tại cộng đồng dân cư thành
phố Thái Nguyên 20

Hình 3.1 Thời gian sử dụng các thuốc ATK 39
Hình 3.2 Lý do BN thay đổi liều trong quá trình điều trị 41
Hình 3.3 Lý do BN không tái khám trong điều trị TTPL cộng đồng 44
Hình 3.4 Sự phân bố thể bệnh TTPL 45
Hình 3.5 Tổng điểm thang BPRS tại 3 thời điểm nghiên cứu 47
Hình 3.6 Điểm các triệu chứng dương tính theo thang BPRS tại 3 thời điểm 485
Hình 3.7 Điểm các triệu chứng âm tính theo thang BPRS tại 3 thời điểm 48
Hình 3.8 Tỷ lệ BN có cải thiện lâm sàng theo thang CGI 50




1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức Y tế thế giới “Sức khoẻ không những là tình trạng không
bệnh không tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái dễ chịu về cơ thể, tâm
thần và xã hội”. Trong đó sức khoẻ tâm thần có vị trí trung tâm, là giá trị quí
báu đối với mọi người.
Tâm thần phân liệt (TTPL) là một trong những bệnh tâm thần nặng và
thường gặp nhất trong các rối loạn tâm thần. Bệnh có xu hướng tiến triển mạn
tính, dẫn đến rối loạn nặng nề về tư duy, hành vi, cảm xúc, trí tuệ, làm giảm
hoặc mất khả năng thích nghi, lao động, sáng tạo, gây ra những tổn thất lớn về
kinh tế và xã hội.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh
tâm thần phân liệt ở các khu vực khác nhau trên thế giới khoảng 0,5 – 1,5% dân
số. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng 0,47% [4]. Tuy tỷ lệ mắc bệnh không cao
nhưng đây là bệnh có khuynh hướng tiến triển mạn tính, cần phải theo dõi điều
trị lâu dài, nguy cơ tái phát cao, thường để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân,
gia đình và gánh nặng cho xã hội.

Từ năm 1999 đến nay, bệnh TTPL đã dược đưa vào chương trình quốc gia
về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. Sau thời gian điều trị tại bệnh
viện, bệnh nhân được tiếp tục điều trị duy trì bằng các thuốc hướng thần tại
cộng đồng để đạt được sự ổn định bệnh, giảm sự tiến triển và dự phòng tái phát.
Xu hướng mới này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân TTPL trong
việc hòa nhập với cộng đồng.
Tuy nhiên, việc điều trị tại cộng đồng cũng có những khó khăn nhất định
như quá trình quản lý và giám sát sự chấp hành y lệnh của người bệnh, vấn đề
theo dõi điều trị (theo dõi sử dụng thuốc) trong và sau điều trị vẫn còn gặp nhiều
khó khăn. Ngoài ra, các thuốc an thần kinh cổ điển thường có một số tác dụng
không mong muốn như buồn ngủ, giảm giảm huyết áp, tác dụng kháng
cholinergic… làm cho bệnh nhân ngại dùng thuốc kéo dài, dùng thuốc không
đều hoặc bỏ thuốc, dẫn tới tăng nguy cơ tái phát.
Do đó, vấn đề theo dõi, điều trị ngoại trú bệnh nhân tâm thần phân liệt tại
cộng đồng là việc làm rất quan trọng có ý nghĩa thiết thực cho chính bệnh nhân,

2

gia đình và cả xã hội. Để góp phần làm rõ hiệu quả việc sử dụng thuốc điều trị
bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng khu vực thành phố Thái Nguyên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị
bệnh tâm thần phân liệt trong cộng đồng tại thành phố Thái Nguyên” nhằm
ba mục tiêu sau:
1- Mô tả đặc điểm bệnh nhân tâm thần phân liệt được quản lý và điều
trị trong cộng đồng tại thành phố Thái Nguyên.
2- Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt
trong cộng đồng tại thành phố Thái Nguyên.
3- Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc điều trị bệnh tâm thần phân
liệt tại 5 phường xã thuộc thành phố Thái Nguyên.


3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh tâm thần phân liệt
1.1.1. Tình hình bệnh tâm thần phân liệt trên thế giới và tại Việt Nam
Trong báo cáo “gánh nặng bệnh tật toàn cầu” năm 2004 của Tổ chức Y tế
Thế giới, khi đánh giá bằng công cụ DALYs (the disability-adjusted life years),
bệnh tâm thần phân liệt là nguyên nhân thứ sáu gây tàn tật ở các nước đang
phát triển [73]. Ước tính có khoảng 2 triệu người Mĩ bị bệnh, còn trên toàn thế
giới có khoảng 2 triệu trường hợp mới mắc trong năm [55].
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số bệnh nhân TTPL
chiếm tỉ lệ 0,5 – 1,5% dân số [4]. Theo Alvarez E. (2006), tỉ lệ mới mắc của
bệnh TTPL là từ 1,1 – 7/10.000 dân [39], Kaplan H.I và Sadock B.J (1994) là
2,5 – 5/10.000 dân [56]. Trong nhóm cộng đồng dân cư nghèo, tỷ lệ mắc bệnh
cao hơn ở các nước phát triển nhưng tỷ lệ mới mắc tương đương nhau ở các
tầng lớp xã hội, kể cả các nước phát triển cũng như đang phát triển [67].
Tại Việt Nam, theo thống kê chương trình Quốc gia năm 2005 về dự án
bảo vệ sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt
là 0,3 - 1% dân số (trung bình 0,47%) [7]. Bệnh mắc phần lớn trong độ tuổi từ
15 - 35 (48% khởi phát ở lứa tuổi 20 - 29), nam sớm hơn nữ, tỷ lệ tái phát cao
(95 - 98%) [26].
Theo Nguyễn Minh Hải và cộng sự (2007), tỉ lệ bệnh nhân TTPL điều trị
trong cộng đồng trạm y tế thị trấn Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai là 0,19% [13].
Nguyễn Cảnh Phú (2013) cũng ghi nhận tỉ lệ này tại Nghệ An là 0,34% [23].
Tại Hà Tây, Bùi Thế Khanh (2005) xác định tỷ lệ mắc bệnh TTPL là 0,33%
[21]. Cũng tại Thái Nguyên năm 2002 của Trần Viết Nghị và Nguyễn Viết
Thiêm (2002) xác định tỷ lệ TTPL tại cộng đồng là 0,26% [22]. Như vậy, tỷ lệ
mắc bệnh TTPL khác nhau giữa các nghiên cứu và giữa các vùng dân cư.
1.1.2. Một số nghiên cứu về điều trị bệnh TTPL tại cộng đồng
Sau thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện, bệnh nhân TTPL tiếp tục điều

trị duy trì lâu dài bằng thuốc hướng thần để đạt được sự ổn định bệnh, giảm
thiểu sự tiến triển của các triệu chứng âm tính và dự phòng tái phát các đợt cấp

4

tính. Vai trò của điều trị bằng thuốc được nhiều tác giả đánh giá như là nhân tố
chủ yếu nhằm làm giảm nguy cơ tái phát [14], [32], [55], [57].
Năm 1996, khi nghiên cứu dịch tễ lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt tại
cộng đồng, Nguyễn Văn Siêm nhận thấy bệnh TTPL chưa có biện pháp điều trị
tiệt căn, song có thể làm tăng tỷ lệ thuyên giảm bệnh, giảm tái phát và giảm tỷ
lệ sa sút với liệu pháp duy trì bằng thuốc an thần kinh và phục hồi chức năng
tại xã, phường [24].
Năm 1999, chương trình Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng thuộc
chương trình mục tiêu Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và
bắt đầu áp dụng tại các phường, xã. Theo một nghiên cứu thí điểm điều trị phục
hồi chức năng tại cộng đồng xã Phượng Dực – Phú Xuyên – Hà Tây, các tác
giả nhận thấy có nhiều ưu điểm trong công tác quản lý và điều trị bệnh TTPL
như: Các bệnh nhân được bảo trợ về công ăn việc làm, được chăm sóc chu đáo
về mọi mặt, hầu hết bệnh nhân đều có khả năng tái thích ứng xã hội sớm và tốt,
giảm được nguy cơ tái phát bệnh và nhiều bệnh nhân đã lập gia đình [9].
Nghiên cứu tại 16 xã thuộc hai huyện Thường Tín và Chương Mỹ tỉnh Hà
Tây năm 2005, Bùi Thế Khanh ghi nhận chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh
nhân TTPL dựa vào cộng đồng làm tăng tỷ lệ thuyên giảm ở mức độ A và B
theo Xêrêixki M.Ia (1980), tăng tỷ lệ bệnh nhân có thời gian ổn định lâu dài
(trên 6 tháng) [21].
Đàm Thị Bảo Hoa (2006) theo dõi quá trình điều trị ngoại trú và phục hồi
chức năng tâm lý xã hội của 81 bệnh nhân TTPL tại cộng đồng 4 xã thuộc
huyện Đồng Hỷ và 3 xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ
lệ BN thuyên giảm hoàn toàn bệnh tăng từ 1,2% ở lần khám thứ nhất lên 12,3%
ở lần khám thứ 3. Các yếu tố ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị của các bệnh

nhân TTPL bao gồm: khởi phát bệnh ở lứa tuổi trẻ, gia đình có người bị bệnh
tâm thần phân liệt, kém tuân thủ điều trị, có các sang chấn tâm lý, sống độc
thân, ít hoặc không nhận được sự quan tâm, động viên, hướng dẫn làm việc từ
những người thân trong gia đình [15].
Theo một nghiên cứu tại cộng đồng ở Phú Thọ (2010), số bệnh nhân sau
khi điều trị tại nhà và được sự can thiệp theo mô hình nghiên cứu đã thuyên

5

giảm lâm sàng rõ nét; tỷ lệ người bệnh có thời gian ổn định bệnh trên 3 tháng
tăng từ 10% đến 100%; tỷ lệ người bệnh có khả năng sống độc lập tăng từ 0%
lên 35%; tỷ lệ người bệnh bỏ nhà đi lang thang giảm từ 20% xuống 0% [18].
1.1.3. Khái niệm về bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, bệnh tiến triển từ từ, có
khuynh hướng mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm biến đổi nhân
cách người bệnh một cách sâu sắc, tức là làm cho họ tách dần ra khỏi cuộc sống
bên ngoài, thu vào thế giới nội tâm (thế giới tự kỉ), cảm xúc ngày càng khô
lạnh, cùn mòn, tư duy nghèo nàn, năng lực học tập và làm việc ngày một sút
kém, hành vi, tác phong trở nên kỳ dị, khó hiểu, một số bệnh nhân có thể trở
thành mất trí [1], [16], [26], [30], [34].
1.1.4. Một số quan niệm về bệnh nguyên, bệnh sinh
Cho đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh TTPL.
Tuy nhiên các hướng nghiên cứu thường tập trung vào một số giả thuyết sau:
 Giả thuyết về yếu tố di truyền
Các công trình nghiên cứu về miễn dịch và di truyền cho thấy TTPL là
một bệnh có bản chất sinh học. Người ta cho rằng yếu tố di truyền trong TTPL
không phải theo mẫu di truyền của Mendel cổ điển mà là đa gen, mỗi gen gây
ra một hiệu quả khác nhau [49], [50], [65].
Theo H.I. Kaplan và B.J. Sadock (2001), tỷ lệ mắc TTPL ở các cặp sinh
đôi cùng trứng là 50%, khác trứng là 15%. Khi nghiên cứu con cái của các cặp

vợ chồng bị bệnh TTPL, Davidson M. nhận thấy nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị
bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh ở con cái là 10 – 12% trong khi khả năng này ở gia đình
có cả bố và mẹ bị bệnh là khoảng 40% [46], [57].
 Giả thuyết về tăng hoạt tính của dopamin
Một số tác giả nhận thấy có sự rối loạn hoạt động của hệ thống
Dopaminergic ở trong não của các bệnh nhân TTPL bao gồm: sự giải phóng
quá mức dopamin ở màng trước sinap, tăng tiếp nhận dopamin ở màng sau
sinap, tăng tính nhạy cảm của các thụ cảm thể tiếp nhận dopamin ở màng sau
sinap [51], [66]. Giả thuyết này giải thích được lý do các thuốc giảm hoạt tính

6

thụ thể dopamin như thuốc an thần kinh (ATK) đều làm giảm các triệu chứng
của bệnh TTPL [35].
 Giả thuyết về yếu tố tâm lý xã hội và môi trường
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tác động giữa các yếu tố môi trường
không thuận lợi và các yếu tố di truyền tiềm ẩn, vùng sinh sống khác nhau gây
khởi phát bệnh. Bệnh TTPL thường phát sinh vào những thời kỳ khủng hoảng
về tâm lý, những biến động về nội tiết, sinh học như thời kỳ dậy thì, sau đẻ, khi
gặp phải các biến cố trong cuộc sống
Theo các nhà tâm thần học Nga, tỷ lệ cơn TTPL phát sinh liên quan đến
yếu tố bên ngoài dao động từ 15 – 79% [55]. BN sinh ở thành phố có nguy cơ
dễ mắc bệnh TTPL hơn ở nông thôn gấp 2 lần. Các cá thể có nhân cách tiền
bệnh lý như tính hướng nội, khép kín, ngại giao tiếp có nguy cơ mắc bệnh cao
hơn. Ngoài ra stress vẫn được cho rằng có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát và
sự trầm trọng của bệnh [12], [20], [44].
 Giả thuyết về những bất thường của cấu trúc và chức năng não
Sự phát sinh, phát triển của bệnh TTPL cũng có liên quan đến tình trạng
rối loạn cấu trúc não [31]. Những nghiên cứu về hình ảnh đại thể của não cho
thấy ở các bệnh nhân TTPL có sự giãn rộng các não thất bên, não thất ba, giảm

thể tích vỏ não (chủ yếu là chất xám), giảm thể tích của các thuỳ thái dương
(bao gồm hồi hải mã) và đồi thị. Người ta cũng nhận thấy sự giảm lưu lượng
máu vào thuỳ trán có liên quan tới các triệu chứng âm tính và rối loạn chức
năng vùng thái dương [58]. Nghiên cứu về vi thể của Kecbicop O.V. (1980)
thấy những ổ li ti thưa vắng tế bào ở vỏ não và sự suy yếu, bất sản của mô thần
kinh đệm [20].
 Giả thuyết về rối loạn phát triển của hệ thần kinh
Nhiều nghiên cứu đã xác định có mối liên quan giữa các biến chứng thai
nghén, sinh đẻ với TTPL, các biến chứng sản khoa liên quan với tỷ lệ mắc
TTPL. Tỷ lệ mắc bệnh TTPL tăng cao ở những sản phụ bị mắc cúm trong 3
tháng đầu mang thai, mẹ suy dinh dưỡng hoặc nhiễm virut trong quá trình thai
nghén, các yếu tố mùa sinh, nguy cơ giai đoạn chu sinh là các yếu tố gợi ý rằng
TTPL là do rối loạn quá trình phát triển tâm thần – thần kinh [60], [61], [62].

7

Như vậy mỗi giả thuyết chỉ giải thích được từng khía cạnh của bệnh. Do
vậy, bệnh sinh trong TTPL vẫn còn là một bí ẩn và chưa có một nguyên nhân
duy nhất nào có thể được coi là nguồn gốc của bệnh và như Reynolds
G.P.(1987) đã kết luận: hiện nay hoàn toàn không thể xây dựng được một giả
thuyết duy nhất về bệnh TTPL bởi vì chính nó đã rất không đồng nhất [68].
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng chung trong tâm thần phân liệt
Các triệu chứng của TTPL vô cùng phong phú, đa dạng và luôn biến đổi
mang tính chất quy luật với những nét đặc trưng của bệnh. Năm 1960,
Snejnevski A.V. – nhà tâm thần học người Nga đã nêu ra các triệu chứng âm
tính và dương tính trong TTPL. Cho đến nay, các triệu chứng đó vẫn được đa
số các nhà tâm thần học chấp nhận [8], [17], [25], [26], [37].
1.1.4.1 Các triệu chứng âm tính
Triệu chứng âm tính thể hiện sự tiêu hao, mất mát các hoạt động tâm thần
sẵn có. Đây là nhóm triệu chứng xuyên suốt quá trình bệnh, là nền tảng của quá

trình phân liệt. Triệu chứng âm tính thể hiện sự mất tính chất toàn vẹn, tính
thống nhất của hoạt động tâm thần, gồm hai tính chất chính.
- Tính tự kỷ: là sự biểu hiện của tính thiếu hòa hợp ở mức độ cao, nổi bật
là tính dị kỳ, khó hiểu, khó thâm nhập. Tính tự kỷ thể hiện trong cả 3 mặt hoạt
động chính: tư duy, cảm xúc và hành vi tác phong. Thế giới tự kỷ là thế giới
nội tâm mà ở đó các quy luật tự nhiên và xã hội bị đảo lộn, chỉ có người bệnh
hiểu và làm những điều kỳ dị mà không ai có thể hiểu được.
- Sự giảm sút thế năng tâm thần: giảm thế năng tâm thần là giảm tính
năng động, tính nhiệt tình trong mọi hoạt động tâm thần. Biểu hiện cảm xúc
ngày càng cùn mòn, khô lạnh, tu duy ngày càng nghèo nàn, ý chí ngày càng
suy đồi, hoạt động ngày càng yếu đuối đi đến chỗ không muốn làm gì.
Các triệu chứng âm tính thường tiến triển dần dần, âm ỉ làm tan rã nhân
cách của người bệnh một cách sâu sắc.
1.1.4.2 Các triệu chứng dương tính
Triệu chứng dương tính thể hiện những biến đổi bệnh lý phong phú, thêm
lên, cơ động và đa dạng trong hoạt động tâm thần, xuất hiện nhất thời rồi lại
mất đi nhanh chóng hay được thay thế bằng những triệu chứng dương tính khác

8

như: hưng cảm, trầm cảm, các ảo giác, hoang tưởng, ám ảnh, nhân cách giải
thể trong quá trình bị bệnh. Các triệu chứng này có thể xuất hiện riêng lẻ nhưng
cũng có thể kết hợp với nhau thành những hội chứng khác (hội chứng về cảm
xúc, hội chứng paranoid, hội chứng căng trương lực).
1.1.6. Chẩn đoán tâm thần phân liệt
Hiện nay trên thế giới có hai hệ thống chẩn đoán được áp dụng: một là
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - Intenational Classification of Diseases,
tenth revision- ICD - 10/1992 và hai là của Hội tâm thần học Mỹ -
Diagnostic and statistical Manual of Mental Disorders 4th revison DSM
- IV/1994. Tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO hiện đang được áp dụng thống

nhất tại Việt Nam.
Chẩn đoán xác định bệnh TTPL dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán ở mục
F20 trong bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) [5] bao gồm:
 Về lâm sàng: chẩn đoán dựa vào các nhóm triệu chứng hàng đầu sau:
(a) Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy
bị phát thanh.
(b) Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, có liên quan rõ
rệt với vận động thân thể hay các chi hoặc có liên quan với những ý nghĩ, hành
vi hay cảm giác đặc biệt; tri giác hoang tưởng.
(c) Các ảo thanh thảo luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay
thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc các ảo thanh khác xuất phát từ một bộ
phận nào đó của thân thể.
(d) Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hoá
và hoàn toàn không thể có được như tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị
hoặc những khả năng và quyền lực siêu nhân (ví dụ: có khả năng điều khiển
thời tiết hoặc đang tiếp xúc với người của thế giới khác).
(e) Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng
qua hay chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc kèm theo ý
tưởng quá dai dẳng xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

9

(f) Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan
hay lời nói không thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt.
(g) Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng hay uốn
sáp, phủ định, không nói, hay sững sờ.
(h) Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các
đáp ứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội
hay giảm sút hiệu xuất lao động; phải rõ ràng là các triệu chứng trên không do
trầm cảm hoặc thuốc an thần kinh gây ra.

(i) Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập
tính cá nhân biểu hiện như mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, và cách ly
xã hội.
 Tiêu chuẩn chẩn đoán TTPL
- Có ít nhất 1 triệu chứng rõ ràng thuộc vào một trong các nhóm triệu
chứng từ (a) đến (d) hoặc ít nhất là 2 triệu chứng trong các nhóm liệt kê từ (e)
đến (i).
- Các triệu chứng trên phải tồn tại rõ ràng trong thời gian ít nhất là 1 tháng
hoặc lâu hơn.
 Tiêu chuẩn loại trừ
- Không được chẩn đoán TTPL nếu có các triệu chứng trầm cảm hoặc
hưng cảm mở rộng xuất hiện trước các triệu chứng phân liệt.
- Không được chẩn đoán TTPL khi có bệnh não rõ rệt hoặc bệnh nhân
đang ở trong trạng thái nhiễm độc ma túy.
- Không được chẩn đoán TTPL khi có bệnh động kinh và các bệnh tổn
thương thực thể não [4], [17], [34].
 Chẩn đoán phân biệt
- Phân biệt với trạng thái suy nhược ở giai đoạn sớm với nhiều trạng thái
suy nhược khác. Trạng thái suy nhược trong bệnh TTPL thường phát sinh
không có lý do.
- Các rối loạn tâm thần thực tổn: có nhiều triệu chứng thần kinh, có thể
kết hợp các triệu chứng giống TTPL nhưng do nguyên nhân thực tổn.

10

- Loạn thần phản ứng cấp: có các sang chấn tâm lý mạnh. Bệnh cảnh tập
trung vào yếu tố sang chấn, không có các triệu chứng âm tính. Thời gian tồn tại
triệu chứng dưới một tháng.
- Rối loạn khí sắc: các rối loạn lưỡng cực (hưng cảm hoặc trầm cảm) có
thể bao gồm các triệu chứng giống phân liệt. Dựa vào các tiêu chuẩn đặc trưng

của rối loạn khí sắc [34].
- Các rối loạn nhân cách: nói chung không có các triệu chứng loạn thần,
nếu có chỉ là tạm thời hoặc thứ phát và bệnh ổn định lâu dài không tiến triển.
- Các rối loạn hoang tưởng: các hoang tưởng có hệ thống.
+ Không kì dị, kéo dài ít nhất 3 tháng, nhân cách không biến đổi, còn
hoạt động tương đối tốt.
+ Không có ảo giác và các triệu chứng phân liệt khác.
+ Khởi phát muộn ở người lớn tuổi.
- Hành vi kỳ dị và bị biến đổi.
- Không có hoang tưởng và ảo giác hoặc rối loạn tư duy rõ rệt.
1.1.7. Các thể tâm thần phân liệt và triệu chứng cụ thể
Dựa theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) [5], ta có các thể
tâm thần phân liệt như sau:
 Tâm thần phân liệt thể Paranoid (F20.0): triệu chứng nổi bật nhất là các
hoang tưởng và ảo giác. Đặc trưng của hoang tưởng là tính bị động, bị chi phối
hay bị hại…, đặc trưng của ảo giác là ảo giác giả, hay gặp ảo thanh bình phẩm
hoặc ra lệnh. Ảo khứu, ảo vị, ảo thị ít gặp hơn.
Hoang tưởng và ảo giác thường kết hợp với nhau thành hội chứng tâm
thần tự động rất đặc trưng trong TTPL thể paranoid. Rối loạn cảm xúc ở thể
này thường nhẹ. Triệu chứng âm tính thường kín đáo. Thể này thường xuất hiện
muộn hơn các thể khác.
 Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1): thể này xuất hiện ở lứa tuổi
trẻ. Nổi bật nhất là hội chứng kích động thanh xuân như hành vi lố lăng, si dại,
cảm xúc hỗn hợp. Hoang tưởng và ảo giác thoáng qua và rời rạc. Các triệu
chứng âm tính xuất hiện sớm và tiến triển nhanh.

11

 Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2): bệnh biểu hiện bằng các
hành vi xung động, có tính chất định hình, bối rối, hoạt động không có mục

đích. Tiếp đó là sự xen kẽ giữa trạng thái kích động và bất động, căng trương
lực, phủ định chống đối. Bệnh nhân duy trì các tư thế không tự nhiên có thể
trong một thời gian dài như gối không khí, uốn sáp, tạo hình hoặc vâng lời tự
động. Triệu chứng âm tính xuất hiện sớm và trầm trọng hơn thể hoang tưởng.
 Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3): thể này bao gồm các trạng
thái đáp ứng tiêu chuẩn chung của TTPL song không đáp ứng với bất cứ thể
nào đã mô tả trong TTPL. Bệnh cảnh biểu hiện với các nhóm triệu chứng mà
không có một nhóm nào đặc trưng, chiếm ưu thế rõ ràng trên lâm sàng.
 Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4): một trạng thái
trầm cảm kéo dài, xuất hiện sau một quá trình phân liệt rõ, một số triệu chứng
phân liệt vẫn còn song không chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng. Các triệu
chứng đó thường là âm tính nhiều hơn.
Hội chứng trầm cảm ở đây không trầm trọng và mở rộng đến mức đáp
ứng tiêu chuẩn một giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc.
 Tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5): thể này là một giai đoạn mạn
tính trong tiến triển của TTPL. Các triệu chứng dương tính mờ nhạt và không
còn ảnh hưởng đến cảm xúc hay hành vi của bệnh nhân nữa. Triệu chứng âm
tính nổi bật lên như cảm xúc cùn mòn, ngôn ngữ nghèo nàn, kém chăm sóc bản
thân và hoạt động xã hội.
 Tâm thần phân liệt thể đơn thuần (F20.6): bệnh bắt đầu bằng các triệu
chứng âm tính như giảm sút dần khả năng học tập, công tác, không thích ứng
với các yếu tố xã hội, cảm xúc cùn mòn, ý chí giảm sút. Các triệu chứng này
ngày càng sâu sắc, bệnh nhân thu vào thế giới tự kỷ. Triệu chứng dương tính
như hoang tưởng, ảo giác không rõ ràng như các thể khác.
 Các thể tâm thần phân liệt khác (F20.8): gồm TTPL thể loạn cảm giác
bản thể. Rối loạn dạng phân liệt không xếp cách khác.


12


1.2. Điều trị tâm thần phân liệt
1.2.1. Nguyên tắc điều trị
- TTPL là bệnh chưa rõ căn nguyên nên điều trị triệu chứng là chủ yếu .
- Liệu pháp hóa dược đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với triệu chứng
dương tính.
- Cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị.
- Cần phát hiện sớm và can thiệp sớm.
- Điều trị duy trì sau cơn loạn thần đầu tiên, quản lý phòng tái phát.
- Sớm phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
- Phối hợp tốt giữa thầy thuốc, gia đình và cộng đồng.
- Phát hiện và giải quyết kịp thời các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát.
- Giáo dục thay đổi thái độ đối với bệnh nhân TTPL.
- Chăm sóc lâu dài, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
- Điều trị bệnh tâm thần phân liệt cần theo 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn cấp tính: điều trị làm giảm đến mức tối thiểu các triệu chứng
của bệnh. Bệnh nhân cần điều trị nội trú tại bệnh viện để có điều kiện đánh giá,
chẩn đoán chính xác, chọn thuốc và liều thuốc, điều trị tấn công (liều cao, tiêm),
hay sử dụng các biện pháp điều trị tích cực khác và theo dõi tác dụng phụ.
+ Giai đoạn duy trì: cho thuốc liều thấp để điều trị duy trì phòng ngừa tái
phát bệnh.
1.2.2. Các liệu pháp điều trị
Điều trị bệnh tâm thần phân liệt cho đến nay vẫn là điều trị triệu chứng
và phục hồi chức năng vì cơ chế bệnh sinh của bệnh chưa được xác định rõ. Do
có sự kết hợp giữa các nhân tố sinh học và môi trường trong cơ chế bệnh sinh
nên phải kết hợp nhiều liệu pháp điều trị khác nhau như: liệu pháp hóa dược
tâm thần, liệu pháp sốc điện và điều trị tâm lý xã hội [8], [17], [26], [34].
1.2.2.1 Liệu pháp hóa dược
Cho đến nay hoá dược trị liệu trong tâm thần học vẫn là giải pháp lựa
chọn hàng đầu và liệu pháp này ngày càng không ngừng được hoàn thiện trong


13

thực tiễn điều trị dựa trên các nghiên cứu dược động học lâm sàng. Việc điều
trị phải phù hợp với từng cá thể người bệnh, thể bệnh, giai đoạn bệnh, giảm tối
thiểu những tác dụng không mong muốn (KMM) của thuốc [29].
Các thuốc an thần kinh (ATK) được sử dụng trên lâm sàng từ những năm
1950 và là các thuốc điều trị đầu tiên cho bệnh tâm thần phân liệt. Các thuốc
ATK thường làm giảm hoặc mất các triệu chứng dương tính của TTPL như
hoang tưởng, ảo giác và các rối loạn tâm thần vận động. Tùy theo từng bệnh
nhân và sự dung nạp của họ mà có sự đáp ứng khác nhau về thuốc. Cần duy trì
thuốc liều thấp dài ngày dự phòng cơn tái phát của bệnh [34].
Bảng 1.1 Một số thuốc ATK thường dùng trong điều trị TTPL
Tên thuốc
Liều dùng
(mg/ngày)
Tên thuốc
Liều dùng
(mg/ngày)
Chlopromazin
25 - 1000
Olanzapin
5 – 20
Levomepromazin
25 - 300
Risperidon
2 – 16
Haloperidol
1,5 - 12
Amisulpirid
400 – 1200

Sulpirid
400 - 2400
Clozapin
25 - 400
 Nguyên tắc lựa chọn thuốc ATK trong điều trị TTPL
- Chọn thuốc phải phù hợp với triệu chứng lâm sàng. Ví dụ: haloperidol,
terfluzine có tác dụng tốt với triệu chứng hoang tưởng, ảo giác; chlopromazin
có tác dụng tốt với triệu chứng kích động, bất an; sulpirid và clozapin có tác
dụng tốt với các triệu chứng âm tính
- Nên cho bệnh nhân sử dụng lại thuốc chống loạn thần đã có tác dụng
tốt trên BN ở những lần điều trị trước đó.
- Phải theo dõi chặt chẽ hiệu lực điều trị để kịp thời thay đổi thuốc.
- Không nên phối hợp 2 thuốc ATK. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân đặc biệt
kháng trị, có thể kết hợp nhưng phải thận trọng và cân nhắc kỹ.
- Phải luôn cảnh giác với nhiều biến chứng nặng và nguy hiểm gây ra do
thuốc, có thể xẩy ra bất cứ lúc nào như: dị ứng, viêm gan, nhiễm độc, mất bạch
cầu, loạn động muộn, ngạt hơi, loạn nhịp nhanh, hội chứng ATK ác tính, tắc
ruột do liệt

14

 Lựa chọn thuốc ATK trong điều trị một số thể bệnh TTPL
Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nào về vấn đề lựa chọn thuốc trong
điều trị từng thể bệnh TTPL. Sử dụng thuốc nào, liều lượng ra sao đều dựa trên
kinh nghiệm điều trị của thầy thuốc.
- Thể paranoid - ảo giác: điều trị bằng haloperidol, aminazin liều cao 2 –
3 tháng. Sau đó tiếp tục điều trị củng cố bằng aminazin hoặc haloperidol. Trong
tuần đầu tiêm bắp thịt sau đó chuyển sang thuốc uống.
- Thể thanh xuân: điều trị bằng aminazin, nếu kích động tâm thần vận
động dùng haloperidol liều lượng như trên.

- Thể căng trương lực: aminazin 150 – 200mg/ngày chia 3 lần hoặc
frenolon 20 – 30mg/ngày hoặc stelazin 20 – 40mg/ngày.
- Thể trầm cảm sau phân liệt: amitriptylin 75mg/ngày [16].
Ngoài các thuốc ATK, tùy từng trường hợp còn dùng thêm các thuốc
chống trầm cảm, các thuốc điều chỉnh khí sắc, thuốc bổ khác [17].
- Thuốc chống trầm cảm: là thuốc được cân nhắc sử dụng khi bệnh nhân
có các biểu hiện trầm cảm kèm theo, nhưng phải hết sức thận trọng khi lựa chọn
liều lượng vì thuốc có thể làm tăng trạng thái hoang tưởng, ảo giác dẫn đến
hành vi nguy hiểm như kích động đập phá, đánh người hay tự sát…
- Thuốc điều hòa khí sắc: thuốc có tác dụng tốt trong điều trị và dự phòng
tái phát, nhất là ở những bệnh nhân TTPL có rối loạn cảm xúc kèm theo.
1.2.2.2 Liệu pháp sốc điện
Đây là liệu pháp điều trị áp dụng cho bệnh nhân TTPL điều trị nội trú
trong bệnh viện, có hiệu quả tốt, đặc biệt trong một số thể: căng trương lực,
thanh xuân, TTPL kháng thuốc. Tuy nhiên liệu pháp này cũng có nhiều tai biến
nguy hiểm, do vậy chỉ định và chống chỉ định điều trị của phương pháp này rất
chặt chẽ [17].
1.2.2.3 Liệu pháp điều trị tâm lý xã hội
Liệu pháp tâm lý: huấn luyện cho bệnh nhân các kỹ năng xã hội, nhằm
hạn chế sự suy giảm các kỹ năng cá nhân. Nên điều trị duy trì bằng thuốc kết
hợp với giáo dục gia đình.

15

Liệu pháp lao động và phục hồi chức năng, tái thích ứng xã hội: hướng
dẫn người bệnh tham gia các lao động đơn giản, vệ sinh cá nhân, các chức năng
sinh hoạt, giao tiếp xã hội, lao động nghề nghiệp giúp phục hồi chức năng đã
mất, dần đưa bệnh nhân trở lại cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng [17].
1.2.3. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng
Liệu pháp hóa trị liệu có vị trí quan trọng trong điều trị bệnh tâm thần phân

liệt tại cộng đồng [4]. Tuy nhiên cần phối hợp với các phương pháp điều trị
khác như liệu pháp tâm lý, liệu pháp lao động và phục hồi chức năng, tái thích
ứng xã hội cho bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc tại cộng đồng dựa trên các
nguyên tắc sau:
- Thuốc được cấp cho đúng đối tượng bệnh nhân.
- Không lạm dụng thuốc.
- Thuốc được bệnh nhân uống thật sự.
- Đảm bảo hợp lý, an toàn cho bệnh nhân.
- Có thuyên giảm hoặc ổn định bệnh.
Việc điều trị phải được duy trì thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm
tránh tái phát. Các thuốc điều trị đều có tác dụng KMM nhất định, có thể gây
tử vong khi uống quá liều. Do vậy những người thân trong gia đình người bệnh
phải tuân thủ chặt chẽ việc quản lý thuốc, cho người bệnh uống thuốc đúng theo
đơn thuốc, mọi sự tăng, giảm liều thuốc, ngừng uống thuốc, đổi thuốc… đều
phải được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Khi người bệnh uống thuốc quá liều, khi nghi ngờ người bệnh uống thuốc
quá liều, gia đình phải thông báo kịp thời cho bác sĩ và khẩn trương đưa người
bệnh đến cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.
Khi có dấu hiệu tái phát, nhất là khi có các biểu hiện cấp tính như: kích
động đập phá, từ chối ăn uống, ý tưởng hành vi tự sát, tự huỷ hoại thân thể…
người bệnh cần được đưa ngay tới các bệnh viện chuyên khoa tâm thần để quản
lý và điều trị nội trú.

16

1.3. Thuốc an thần kinh sử dụng trong điều trị TTPL
1.3.1 Khái niệm thuốc an thần kinh
Theo Delay và Deniker [16], [38], thuốc an thần kinh (ATK) được định
nghĩa theo các tiêu chuẩn sau:
- Những thuốc gây trạng thái thờ ơ về tâm thần vận động.

- Làm giảm sự kích động và gây hấn.
- Làm giảm sự tiến triển các triệu chứng tâm thần cấp và mạn tính.
- Gây hội chứng ngoại tháp và rối loạn thần kinh thực vật.
- Có hiệu quả ưu thế ở phần dưới vỏ não, tham gia vào hiệu quả chống
loạn thần.
Thuốc ATK chủ yếu để điều trị triệu chứng loạn thần, do đó còn được gọi
là thuốc chống loạn thần. Tác dụng của các ATK gồm:
- Chống những triệu chứng dương tính như hoang tưởng, ảo giác.
- Tác dụng êm dịu, làm giảm những kích động vận động và lo âu.
- Tác dụng chống những triệu chứng âm tính và sự sa sút ở BN TTPL.
1.3.2 Phân loại
 Phân loại theo tác dụng lâm sàng
- Các an thần kinh êm dịu: chlopromazin, levopromazin
- Các an thần kinh trung gian: thioridazin, propericiazin
- Các an thần kinh đa năng: haloperidol, flufenazin
- Các an thần kinh giải ức chế: sulpirid, trifluperidol
 Phân loại theo cấu trúc hoá học
- Nhóm phenothiazin: chlorpromazin, thioridazin, levomepromazin
- Nhóm butyrophenon: haloperidol, trifluperidol
- Nhóm benzamid: sulpirid, sultoprid
- Nhóm thioxanthen: chloprothixen, flupentixol
- Nhóm dibenzo-diazepin: clozapin, olanzapin, loxapin



17

 Phân loại theo thế hệ
- Nhóm ATK thế hệ I (ATK cổ điển) gồm các thuốc haloperidol,
chlorpromazin, thioridazin, levomepromazin

- Nhóm ATK thế hệ II (ATK mới) bao gồm các thuốc clozapin,
risperidon, olanzapin, amisulpirid [35].
1.3.3 Dược động học
Tất cả các thuốc ATK đều hấp thu qua đường uống. Nồng độ đỉnh huyết
tương đạt được sau uống 1 – 4 giờ hoặc 30 – 60 phút sau khi dùng đường tiêm.
Sau 3 – 5 ngày sử dụng thuốc thì đạt được nồng độ điều trị. Hút thuốc lá, uống
cà phê, sử dụng thuốc kháng acid, thức ăn đều ảnh hưởng đến sự hấp thu của
thuốc. Hầu hết các ATK đều liên kết mạnh với protein, thời gian bán thải
khoảng 24 giờ và được chuyển hóa nhờ men CYP 2D6, CYP 3A.
1.3.4 Cơ chế tác dụng
- Ức chế receptor dopaminergic ở não mà quan trọng nhất là receptor D2.
- Ức chế các receptor khác như serotoninergic, α-adrenergic, cholinergic
và histamin H1.
- Hiện có 5 loại receptor dopaminergic từ D
1
đến D
5
. Khi vào cơ thể,
thuốc ATK có thể gắn vào tất cả các receptor này ở mức độ khác nhau. Tác
dụng chống loạn thần chủ yếu liên quan tới khả năng ức chế receptor D
2
ở não.
- Các thuốc ATK thế hệ I đối kháng mạnh thụ thể D
2
dưới vỏ vì vậy có
tác dụng chống loạn thần, đồng thời gây hội chứng ngoại tháp ở liều điều trị.
- Các thuốc ATK thế hệ II điều hoà cân bằng dopamin ở vỏ trước trán và
dưới vỏ bằng hai cách:
+ Đối kháng yếu D
2

dưới vỏ có tác dụng chống loạn thần không gây hội
chứng ngoại tháp.
+ Đối kháng mạnh thụ thể 5HT
2A
(serotonin) làm tăng dopamin vỏ trán
trước, giảm nhẹ dopamin dưới vỏ do đó có tác dụng chống loạn thần, cải thiện
các triệu chứng âm tính, cảm xúc, nhận thức hành vi ở bệnh nhân [35], [37].

×