Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

báo cáo thực tập tại Trung tâm kỹ thuật – Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 39 trang )

Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6


Đánh giá, nhận xét và cho điểm của đơn vị thực tập
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….

Xác nhận của đơn vị thực tập















Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6

MỤC LỤC

Danh sách hình vẽ 1
Thuật ngữ viết tắt 2
Lời nói đầu 3
Phần I: Giới thiệu về Viettel Global 4
1.1. Giới thiệu chung 4
1.2. Lịch sử hình thành, phát triển 4
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh 5
1.3.1. Chức năng 5
1.3.2. Nhiệm vụ 5
1.3.3. Ngành nghề kinh doanh 5
1.4. Tổ chức bộ máy 6
Phần 2: Tìm hiểu về MSOFTX3000 7
2.1. Tổng quan 7
2.2. Các dịch vụ và chức năng 8
2.2.1. Chức năng cơ bản 8
2.2.2. Dịch vụ cơ bản 9
2.3. Cấu trúc hệ thống MSOFTX3000 11
2.3.1. Cấu trúc Vật lý 11
2.3.2. Cấu trúc Logic 12
2.3.2.1. System support module (SSM) 12
2.3.2.2. Interface module (IM) 13
2.3.2.3. Signaling processing module (SLLPM) 13

2.3.2.4. Service processing module (SPM) 13
2.3.2.5. Operation and Maintenace module (OMM)
14
2.3.2.6. Giao diện kết nối MSOFTX3000 và các phần tử khác trong mạng 14
2.3.3. Kích thước vật lý của hệ thống 15
2.4. Các thông số kỹ thuật 18
2.4.1. Dung lượng hệ thống 18
2.4.2. Khả năng xử lý 18
2.4.3. Các thông số về nguồn 19
2.4.4. Các đặc tả về độ tin cậy 20
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6

2.4.5. Đặc tả về độ ồn 20
2.4.6. Các yêu cầu về môi trường hoạt động 20
2.5. Triển khai MSOFTX3000 21
2.5.1. Giới thiệu mạng 21
2.5.1.1. Cấu trúc mạng di động của Huawei 21
2.5.1.2. Đặc trưng của mạng 24
2.5.1.3. Khả năng phát triển mạng 26
2.5.2. Vị trí của MSOFTX3000 trong mạng 27
2.5.2.1. MSC (VMSC) 27
2.5.2.2. GMSC 31
2.5.3. Một số mô hình mạng triển khai MSOFTX3000 hiện nay 32
2.5.3.1. Mạng kết hợp 2G/3G 32
2.5.3.2. Mạng dự phòng 33
2.6. Kết luận 35
Tài liệu tham khảo 36











Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 1

Danh sách hình vẽ
Hình 1.1: Tổ chức bộ máy của VTG 6
Hình 2.1: Cấu trúc vật lý của MSOFTX3000 11
Hình 2.2 : Cấu trúc logic phần cứng của MSOFTX3000 12
Hình 2.3: Các giao diện kết nối của MSOFTX3000 14
Hình 2.4: Tủ N68E-22 16
Hình 2.5: Tủ N68-22 16
Hình 2.6: Tủ cấu hình tích hợp 17
Hình 2.7: Tủ xử lý dịch vụ 17
Hình 2.8: Giải pháp chuyển mạch mềm di động của Huawei 22
Hình 2.9: Chiến lược phát triển của mạng lõi di động Huawei 27
Hình 2.10: MSOFTX3000 hoạt động như VMSC 28
Hình 2.11: MSOFTX3000 hoạt động như GMSC 32
Hình 2.12: 2G/3G Combined Networking 33
Hình 2.13: Backup 1+1 34
Hình 2.14: 1 + 1 cân bằng tải 34



Danh sách bảng biểu
Bảng 2.1: Các giao diện kết nối của MSOFTX3000 15
Bảng 2.2: Công suất hệ thống 18
Bảng 2.3: Mô hình lưu lượng tham chiếu 18
Bảng 2.4: Công suất xử lý của hệ thống 18
Bảng 2.5: Công suất xử lý giao thức 19
Bảng 2.6: Công suất xử lý CDR 19
Bảng 2.7: Công suất phân tích số 19
Bảng 2.8: Nguồn cấp 19
Bảng 2.9: Công suất tiêu thụ tổng thể 20
Bảng 2.10: Đặc tả về độ tin cậy 20
Bảng 2.11: Đặc tả độ ồn 20
Bảng 2.12: Yêu cầu về môi trường khí hậu 21
Bảng 2.13: Chức năng của các phần tử trong mạng WCDMA 23
Bảng 2.14: Các chức năng của MSC server và MGW 24
Bảng 2.15: So sánh lợi ích của chuyển mạch mềm và chuyển mạch kênh 26



Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 2

Thuật ngữ viết tắt
Từ viết tắt Nghĩa tiếng anh
BAM Back Administration Module
BSC Base Station Controller
CAMEL Customised Applications for Mobile Network Enhanced Logic
CCF Call Control Function

CDR Call detail record
CFW Call forwarding
CS Circuit switching
CUG Closed User Group
GMSC Gateway Mobile Services Switching Centre
GSM Global System for Mobile Communications
HLR Home Location Register
IM Interface module
IMSI International Mobile Station Identity
IM-SSF IP Multimedia Service Switching Function
IOT inter-office trunk
MGCF Media Gateway Control Function
MGW Media Gateway
MOC Mobile originated call
MSC Mobile switching centre
MTC Mobile terminated call
MVPN Mobile virtual private network
ODB Operator Determined Barring
OMM Operation and Maintenace module
OSTA Open Standards Telecom Architecture
PLMN Public Land Mobile Network
PPIP Prepaid IP
RBT Ring Back Tone
RNC Radio Network Controler
SLLPM Signaling processing module
SMS Short Message Services
SPM Service processing module
SRF Specialised Resources Function
SSF Service Switching Function
SSM System support module

TDM Time Division Multiplexing
TMSI Temporary Mobile Station Identity
USSD Unstructured Supplementary Service Data
VLR Visit Location Register
VVDN Voice and Video Double Number
WCDMA Wideband Code Division Multiple Access
WHSC Hot-swap and control unit
WSIU System interface unit
WSMU System management unit

Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 3


Lời nói đầu

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ như điện tử, tin học công nghệ
thông tin di động trong những năm qua đã phát triển rất mạnh mẽ cung cấp các loại hình
dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Kể từ khi ra đời cho
đến nay thông tin di động đã phát triển qua nhiều thế hệ và đã đánh dấu một bước ngoặt
lớn trên nền công nghệ. Trong thế kỷ 21, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ về nhu cầu
truyền thông không dây cả về số lượng, chất lượng và các loại hình dịch vụ.
Ngày nay GSM với những ưu điểm nổi bật như: dung lượng lớn, chất lượng kết nối
tốt, tính bảo mật cao…đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Viễn thông Việt
Nam. Hệ thống WCDMA là sự phát triển tiếp theo của các hệ thống thông tin di động
thế hệ hai sử dụng công nghệ TDMA như GSM, PDC, IS-136 WCDMA sử dụng công
nghệ CDMA cho các hệ thống thông tin di động trên toàn thế giới, thực hiện tiêu chuẩn
hóa giao diện vô tuyến công nghệ truyền thông không dây. Trong bất kỳ mạng di động
nào, thì mạng lõi là thành phần rất quan trọng và được đầu từ lớn về công nghệ cũng

như chi phí và các thiết bị trong mạng lõi cũng là chủ để được quan tâm nghiên cứu và
phát triển bởi nhiều hãng trên thế giới.
Sau thời gian được thực tập tại Trung tâm kỹ thuật – Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư
Quốc tế Viettel, được tìm tòi và nghiên cứu qua thực tế cũng như lý thuyết để hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp. Báo cáo gồm 2 nội dung chính:
Phần 1: Giới thiệu về Viettel Global
Phần 2: Tìm hiểu về HUAWEI MSOFTX3000 Mobile SoftSwitch Center
Do thời gian và kiến thức bản thân có hạn nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu
sót về mặt nội dung, rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý. Qua đây em cũng xin gửi lời
cảm ơn đến các anh chị tại Trung tâm kỹ thuật – Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế
Viettel đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý
giá trong quá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2014
Sinh viên
Lê Trần Mạnh

Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 4

Phần I: Giới thiệu về Viettel Global
1.1. Giới thiệu chung
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100%
vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp
của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ
Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh
trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin. Với slogan "Hãy nói theo
cách của bạn", Viettel luôn nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động.
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng

thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh
nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao.
Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu
Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu. Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD với hơn
60 triệu thuê bao trên toàn cầu.
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel – Viettel Global Investment Joint
Stock Company – là một Công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông quân đội.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài
của Viettel, ngày 24/10/2007, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, nay là Tập đoàn Viễn
thông Quân đội, quyết định thành lập Công ty Cổ Phần Đầu tư Quốc tế Viettel, nay là
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel, dựa trên lực lượng của Ban Quản lý Dự
án Đầu tư nước ngoài làm nòng cốt. Tập đoàn giữ cổ phần chi phối.
Trụ sở Tổng Công ty được đăng ký tại Tầng 20, 21 Tòa nhà Viettel, số 1 đường Trần
Hữu Dực, Từ Liêm, Hà Nội.
1.2. Lịch sử hình thành, phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global JSC), được thành lập
ngày 24/10/2007 theo Giấy CNĐKKD số 0102409426, do Sở kế hoạch và Đầu tư TP
Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ của Tổng Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu
ngày 24/10/2007 là 960 tỷ VNĐ.
Năm 2009, vốn điều lệ được tăng lên 3.000 tỷ VNĐ.
Năm 2011, vốn điều lệ được tăng lên 6.219 tỷ VNĐ
Ngày 26/8/2013, Đại hội đồng Cổ đông Tổng Công ty thông qua quyết định đổi tên
Công ty Cổ Phần Đầu tư Quốc tế Viettel thành Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế
Viettel và tăng vốn điều lệ lên 12.438 tỷ đồng.
Viettel Global bắt đầu xúc tiến đầu tư ra nước ngoài từ năm 2006, tính đến nay
(3/2014), Viettel Global đã và đang xúc tiến đầu tư sang 9 thị
trường, trong đó 5 thị
Báo cáo thực tập


Lê Trần Mạnh – D10VT6 5

ctrường đã đi vào kinh doanh (Campuchia, Lào, Mozambique, Haiti, Đông Timor), 2 thị
trường đang hoàn thiện xây dựng hạ tầng chuẩn bị khai trương (Peru, Cameroon), 1 thị
trường mới nhận giấy phép đầu tư (Burundi), 1 thị trường đang khảo sát, đàm phán xin
giấy phép (Tanzania).
Dự kiến đến 2020:
* Thị trường nước ngoài có tổng số dân 500 triệu.
* Doanh thu thị trường nước ngoài lớn hơn doanh thu của thị trường trong nước.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
1.3.1. Chức năng
- Tổ chức bộ máy: Xây dựng mô hình tổ chức của Tổng Công ty và các công ty con,
công ty liên doanh, đầu tư ở nước ngoài.
- Quản lý: Thực hiện quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty
theo quy định của pháp luật và điều lệ của Tổng Công ty.
- Giám sát, kiểm tra: Thực hiện giám sát, kiểm tra các hoạt động của các dự án đầu
tư nước ngoài của Tổng Công ty.
1.3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu thị trường, lập dự án đầu tư;
- Tìm kiếm, đánh giá, mở các thị trường và lĩnh vực kinh doanh mới;
- Xây dựng mô hình, tổ chức, cơ chế vận hành cho các công ty con;
- Tạo nguồn vốn và quản lý vốn tại các công ty con;
- Xây dựng chính sách, chiến lược phát triển cho các công ty con;
- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho các công ty con;
- Xây dựng lực lượng đủ mạnh để tổ chức các hoạt động hỗ trợ thị trường trong các
giai đoạn ngắn hạn;
- Tổng hợp, giám sát các dự án, đảm bảo triển khai các dự án đúng chiến lược, mục
tiêu, hiệu quả do Tổng Công ty và Hội đồng Quản trị đặt ra.
1.3.3. Ngành nghề kinh doanh
- Xây dựng công trình bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền tải điện.

- Khảo sát, lập dự án công trình bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin (trừ khảo
sát thiết kế công trình).
- Dịch vụ quản lý dự án (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình).
- Bưu chính.
- Hoạt động viễn thông khác bao gồm: Các dịch vụ viễn thông; phát triển các sản
phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, internet.
- Mua bán thiết bị điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị thu phát
vô tuyến điện.
- Môi giới xúc tiến đầu tư.
-
Xuất, nhập khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 6

1.4. Tổ chức bộ máy

Hình 1.1: Tổ chức bộ máy của VTG
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 7

Phần 2: Tìm hiểu về MSOFTX3000
2.1. Tổng quan
HUAWEI MSOFTX3000 Mobile SoftSwitch Center (thường gọi là MSOFTX3000)
là thiết bị chuyển mạch mềm di động băng thông rộng được thiết kế bởi Huawei.
MSOFTX3000 được thiết kế theo cấu trúc modul hóa với nền tảng phần cứng dựa trên
chuẩn OSTA (Open Standard Telecom Architecture) sử dụng các bus Ethernet như bus
của các bảng nối đa chức năng (backplane). MSOFTX3000 có thể trao đổi và chuyển

các gói dữ liệu có kích thước khác nhau.
Đây cũng chính là sản phẩm Mobile Softswitch mà hiện đang được triển khai phổ
biến trong các mạng di động của Viettel. Gồm các đặc điểm chính như:
- Công nghệ phần mềm và phần cứng nâng cao
- Phù hợp cung cấp dịch vụ linh hoạt
- Các chức năng mạng mạnh mẽ
MSOFTX3000 hoạt động như MSC server tại lớp điều khiển của miền CS trong
mạng lõi WCDMA. Nó triển khai các chức năng, như điều khiển cuộc gọi và quản lý
kết nối cho các dịch vụ thoại và dữ liệu dựa trên IP hoặc TDM.
Nhờ việc hỗ trợ các giao thức và chức năng của cả GSM và WCDMA, nó cho phép
triển khai xuyên suốt từ GSM lên WCDMA. Với truyền tải tách biệt với điều khiển,
MSOFTX3000 có thể hoạt động như phần tử mạng lõi với nhiều dạng truyền tải như IP,
TDM trong suốt quá trình nâng cấp CN của mạng di động (GSM => 3GPP R99 => 3GPP
R4 => 3GPP R5), MSOFTX3000 có thể hoạt động như các phần tử mạng sau:
 VMSC server/VLR
 GMSC server
 TMSC server
 MSC/SSP
 MGCF
 IM-SSF
Các tính năng sản phẩm:
- Nền tảng phần cứng tiên tiến
- Khả năng cung cấp dịch vụ linh hoạt
- Chức năng phối hợp hoạt động đa dạng và phong phú
- Tích hợp cao và băng thông rộng
- Khả năng xử lý mạnh mẽ
- Độ tin cậy cao
- Khả năng mở rộng xuyên suốt
- Khả năng tính hóa đơn nâng cao
- Chức năng đo kiểm hiệu suất tuyệt vời

Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 8

- Chức năng O&M thuận tiện và hữu dụng
2.2. Các dịch vụ và chức năng
2.2.1. Chức năng cơ bản
- Quản lý di động: Thông qua chức năng quản lý di dộng, hay còn gọi là quản lý vị
trí (location management (LM), mạng có thể xác định được vị trí hiện thời của MS và
lưu trữ tại: HLR, MSC, VLR, MS (SIM/USIM). Dòng LM đảm bảo thông tin vị trí được
lưu tại 3 thực thể trên là như nhau. LM của thiết bị mạng thực hiện chuyển giao cho thuê
bao di động.
- Cập nhật vị trí
- Hỗ trợ chuyển giao
- Cập nhật vị trí kết hợp
- Quản lý an ninh
- Nhận thực và mã hóa GSM
- Nhận thực và mã hóa UMTS
- Nhận thực lần 2
- Chuyển đổi giữa bộ 3 nhận thực và bộ 5
- Phân phối lại TMSI
- Nhận dạng IMSI
SM thực hiện các chức năng sau:
- Ngăn các thuê bao bị chặn không được kết nối với mạng
- Ngăn việc gian lận mạng từ các thuê bao giả mạo
- Đảm bảo truyền dẫn tin cậy dữ liệu báo hiệu của thuê bao
- Chuyển giao: Quá trình chuyển giao chỉ ra rằng cuộc gọi được xử lý từ một kênh
vô tuyến sang một kênh khác do vấn đề tín hiệu trong mạng hoặc do việc di chuyển của
một thuê bao. Đối với mạng GSM và UMTS, chuyển giao được thực hiện bởi
MSOFTX3000 bao gồm:

- Chuyển giao Intra-MSC
- Chuyển giao Inter-MSC cơ bản
- Chuyển giao trước
- Xử lý cuộc gọi:
- Kết nối cuộc gọi
- Phân tích số
- Chọn tuyến đường
- Tính cước:
Các kiểu CDR: MSOFTX3000 hỗ trợ nhiều kiểu CDR để đáp ứng nhiều yêu cầu
khác nhau của nhà cung cấp, có một số kiểu tính cước như: Mobile originated call
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 9

(MOC), Mobile terminated call (MTC), Call forwarding (CFW), Mobile originated
SMS (MO_SMS), Mobile terminated SMS (MT_SMS), Transit call (TRANSIT), Inter-
network transit call (OT_TRANSIT)… và các dịch vụ:
- Dịch vụ thông báo cước
- Hóa đơn nóng
- SSP: MSOFTX3000 các chức năng gsmSSP, bao gồm:
- Chức năng điều khiển cuộc gọi (CCF)
- Chức năng chuyển mạch dịch vụ (SSF)
- Chức năng phân hóa tài nguyên (SRF)

MSOFTX3000 hỗ trợ CAMEL 4, tương thích với CAMEL 3, CAMEL 2, CAMEL 1.
- Chế độ mạng chồng phủ - Overlay Networking Mode
- Chế độ mạng trung tâm - Target Networking Mode
2.2.2. Dịch vụ cơ bản
- Teleservices: Huawei MSOFTX3000 hỗ trợ truyền thông hai hướng cho các khách
hàng sau:

- Các khách hàng di động của văn phòng chi nhánh
- Các khách hàng khác được kết nối như MS của các văn phòng khác và các
thuê bao mạng cố định.
Hỗ trợ các dịch vụ Teleservices cơ bản sau:
- Dịch vụ thoại
- Dịch vụ SMS
- Dịch vụ fax GSM
- Dịch vụ bearer GSM
- Dịch vụ bearer UMTS
- Dịch vụ bổ sung: Các dịch vụ bổ sung (SS) bổ trợ hoặc chuyển đổi cho các dịch
vụ teleservices cơ bản. Chúng được cung cấp cho các thuê bao đồng thời với các dịch
vụ cơ bản. MSOFTX3000 hỗ trợ nhiều dịch vụ SS được định nghĩa trong mô tả của
3GPP:
- Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi
- Dịch vụ chặn cuộc gọi
- Dịch vụ nhận diện thuê bao
- Dịch vụ bổ sung cho cuộc gọi
- Dịch vụ gọi đa điểm
- Unstructured Supplementary Service Data (USSD)
- Dịch vụ nhóm người dùng kín (Closed User Group - CUG)
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 10

- Dịch vụ ODB: Operator Determined Barring (ODB) được điều khiển bởi nhà cung
cấp mạng. Nó được chuyển đi thông qua HLR quản lý dữ liệu. Nhà cung cấp hạn chế
băng thông cuộc gọi của thuê bao dựa trên các đặc tính khác nhau, đặc biệt là khả năng
kinh tế. Điều này đảm bảo rằng các nhà cung cấp không phải trả quá nhiều chi phí cuộc
hội thoại.
ODB có thể được dùng trong cả dịch vụ đầu cuối người dùng và dịch vụ bearer ngoại

trừ các cuộc gọi khẩn cấp. So sánh với SSs trước đố, ODB có độ ưu tiên cao hơn. Khi
2 dịch vụ này xung đột, SS sẽ bị cấm.
Các dịch vụ ODB được hỗ trợ
- Chặn các cuộc gọi chiều đi
- Chặn các cuộc gọi đi quốc tế
- Chặn các cuộc gọi chiều đi quốc tế ngoại trừ các cuộc gọi trực tiếp đến
mạng PLMN nhà.
- Chặn cuộc gọi ra bên ngoài khi chuyển vùng ngoài mạng PLMN quốc gia.
- Chặn các cuộc gọi đến
- Chặn các cuộc gọi đến khi chuyển vùng bên ngoài mạng PLMN nhà.
- Chặn chuyển vùng bên ngoài mạng PLMN nhà.
- Chặn các cuộc gọi tính cước cao (thông tin)
- Chặn các cuộc gọi tính cước cao (entertainment)
- Chặn việc quản lý các dịch vụ bổ sung.
- Các dịch vụ IN: Huawei MSOFTX3000 cung cấp chức năng của gsmSSF, hỗ trợ
CAMEL 3 và tương thích với CAMEL 2 và CAMEL 1. Nó hỗ trợ các dịch vụ IN sau:
- Dịch vụ trả trước (PPS)
- Dịch vụ mạng riêng ảo di động (MVPN)
- IP trả trước (PPIP)
- Bên gọi hoặc bên bị gọi trả phí
- Số gia đình
- Cuộc gọi IP tại đầu cuối cố định cho các thuê bao trả sau
- Các dịch vụ giá trị gia tăng:
- Các dịch vụ đa phương tiện
- Các dịch vụ vị trí di động
- Các dịch vụ Ring Back Tone (RBT)
- Dịch vụ truy nhập ngang bằng
- Dịch vụ hạn chế chuyển vùng tăng cường
- Voice and Video Double Number (VVDN)
- Dịch vụ số thay thế

Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 11

2.3. Cấu trúc hệ thống MSOFTX3000
2.3.1. Cấu trúc Vật lý

Hình 2.1: Cấu trúc vật lý của MSOFTX3000
Phần cứng MSOFTX3000 bao gồm 3 phần:
- OSTA subrack.
- BAM (Back Administration Module)
- iGWB (cổng kết nối với hệ thống Billing)
BAM (các đầu cuối bảo dưỡng cục bộ - LMT0 và iGWB hình thành background của
MSOFTX3000 cung cấp các chức năng OAM và chức năng quản lý CDR.
OSTA subrack là thành phần chính của MSOFTX3000, cung cấp các chức năng báo
hiệu, xử lý dịch vụ và quản lý tài nguyên.
Kết nối giữa các thiết bị của hệ thống MSOFTX3000:
- Các subrack kết nối với nhau thông quan giao diện Ethernet nội. Mỗi subrack được
kết nối tới LAN Switches 0 và 1 thông qua 2 cáp mạng.
- Các subrack kết nối với BAM và iGWB thông qua giao diện Ethernet nội. BAM
và iGWBkết nối với LAN Switches 0 và 1 thông qua 2 cáp mạng.
- BAM và iGWB kết nối tới LAN Switch bằng cáp mạng. LMT tương tác với BAM
vài GWB thông qua giao thức TCP/IP theo chế độ client/server.
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 12

2.3.2. Cấu trúc Logic
Sơ đồ cấu trúc logic phần cứng MSOFTX3000 như trong hình dưới:


Hình 2.2 : Cấu trúc logic phần cứng của MSOFTX3000
Cấu trúc logic của hệ thống phần cứng MSOFTX3000 gồm 5 module: System
support module (SSM), Interface module (IM), Signaling processing module (SLLPM),
Service processing module (SPM) và Operation and Maintenace module (OMM).
2.3.2.1. System support module (SSM)
SSM thực hiện các chức năng sau:
+ Nạp dữ liệu và phần mềm.
+ Quản lý thiết bị và bảo trì.
+ Kết nối giữa các board (inter -board).
SSM bao gồm các khối thành phần sau:
+ Khối quản lý hệ thống (WSMU – System management unit):
WSMU là board điều khiển chính của một subrack, thông qua các bus hệ thống và
các cổng nối tiếp, WSMU có thể đạt được các chức năng như: điều khiển tải, cấu hình
dữ liệu và điều khiển trạng thái làm việc của toàn bộ thiết bị trong hệ thống.
+ Khối giao diện hệ thống (WSIU – System interface unit), thực hiện chức năng sau:
- Giao diện Ethernet cung cấp cho WSMU
- Chuyển đổi mức đối với tín hiệu đồng bộ của cổng nối tiếp từ WSMU.
- Hai giao diện vật lý cung cấp cho cổng nối tiếp đồng bộ.
- Nhận dạng số hiệu subrack bằng cách thiết lập DIP switch.
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 13

+ Hot- swap và khối điều khiển (WHSC – Hot-swap and control unit), thực hiện các
chức năng sau:
- Cầu kết nối giữa các bus chia sẻ tài nguyên bên (left and right)
- Điều khiển Hot
- Swapp của các board.
- Intra-subrack LAN bus switching
+ Core LAN Switch, thực hiện các chức năng sau:

- Đa kết nối giữa nhiều subrack.
- Kết nối giữa các subrack và thiết bị quản lý.
2.3.2.2. Interface module (IM)
IM cung cấp các giao diện vật lý gồm:
- Giao diện băng hẹp (Narrowband): Khối giao diện E1_pool (WEPI) cung cấp 8
giao diệnluồng E1 để thực hiện framing và chức năng đường giao diện (line int erfacing
function) (MTP1 function). WEPI có tác động với khối xử lý MTP2 (subboard của
WCSU) củamodule xử lý báo hiệu lớp thấp.
- Giao diện ATM -2M : WEPI cung cấp 8 giao diện luồng E1 và 2 cáp tín hiệu HW
8 Mbit/sđể kết nối với WEAM. WEAM phân đoạn và tập hợp lại các cell ATM trong
luồng dữ liệuvà chuyển báo hiệu tới WBSG thông qua bus LAN nội bộ.
- Giao diện FE : WIFM cung cấp giao diện Ethernet 100 Mbit/s bằng cách cấu hình
FEPsubboard và WBFI. Nó gom các luồng thông tin báo hiệu băng rộng lại và phân
phối chúng cho các khối xử lý riêng dựa trên địa chỉ IP và số hiệu cổng.
- Tín hiệu băng hẹp yêu cầu đồng bộ xung nhịp. MSOFTX3000 cung cấp 2 loại
nguồn xung nhịp, BITS và E1 và WCKI cung cấp giao diện với bên ngoài.
2.3.2.3. Signaling processing module (SLLPM)
SLLPM cung cấp chức năng xử lý giao thức lớp dưới, bao gồm khối xử lý SS7
MTP2 (WCPC) và khối xử lý SCTP (WBSG).
- WCPC xử lý SS7 MTP2 qua luồng E1 băng hẹp và liên lạc với khối xử lý dịch vụ
(WCSU) thông qua bus giao diện nội. WCPC là một subboard của WCSU.
- WBSG xử lý báo hiệu lớp dưới qua IP và ATM (bằng cách sử dụng giao diện ATM
2 Mbit)và phân phối chúng lên board xử lý dịch vụ lớp trên (upper layer service
processing board).
2.3.2.4. Service processing module (SPM)
SPM bao gồm khối xử lý dịch vụ (WCCU/WCSU), khối cơ sử dữ liệu trung tâm
(WCDB), khối cơ sở dữ liệu VLR và khối điều khiển media gateway (WMGC):
- WCCU xử lý giao thức báo hiệu lớp 3 hoặc ở lớp cao hơn (MTP3, M3UA, ISUP,
SCCP,TCAP, MAP và CAP) cần thiết đối với các đặc điểm của dịch vụ. Nó cũng thực
Báo cáo thực tập


Lê Trần Mạnh – D10VT6 14

điều khiển cuộc gọi trên lớp ứng dụng và xử lý các dịch vụ CAMEL. Trong hệ thống
này, 2 WCPC gắn trên WCCU tạo thành một WCSU.
- Giống như một khối cơ sở dữ liệu trung tâm, WCDB lưu trữ tài nguyên tập trung,
như tài nguyên trung kế liên tổng đài (IOT – inter-office trunk), dữ liệu thuê bao tổng
đài nội bộ (local office subcriber data), và trạng thái gateway. Nó cũng cung cấp dịch
vụ truy vấn tài nguyên cuộc gọi đối với khối xử lý dịch vụ.
- WVDB là một cơ sở dữ liệu động, cung cấp chức năng của VLR.
- WMGC điều khiển H.248 media gateways.
2.3.2.5. Operation and Maintenace module (OMM)
OMM thực hiện các chức năng sau:
- Thực hiện vận hành, bảo dưỡng và quản lý thiết bị.
- Cung cấp giao diện người – máy (man-machine) để người sử dụng thực hiện vận
hành và bảo dưỡng.
- Cung cấp giao diện đối với hệ thống quản lý mạng (NMS).
Để cung cấp các CDR, cần phải có cấu hình iGWB trong MSOFTX3000. Nó giúp
cho việc quản lý CDR và cung cấp giao diện với hệ thống Billing.
2.3.2.6. Giao diện kết nối MSOFTX3000 và các phần tử khác trong mạng

Hình 2.3: Các giao diện kết nối của MSOFTX3000


Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 15


Kết nối Giao diện Giao thức

MSC Server - MGW Mc H.248
MSC Server - RNC Iu-CS RANAP
MSC Server - BSC (GSM) A BSSAP
MSC Server-VLR B Intemal protocol
VLR-HLR D MAP
MSC Server-MSC Server Nc MAP, TUP/ISUP/BICC
MSC—MSC (GSM) E MAP, TUP/ISUP/BICC
MSC Server—SMC E MAP
VLR—VLR G MAP
MSC Server—GMLC Lg MAP
SSP-SCP - GAP
GMSC Server—PSTN GMSC
Server—PLMN
- TUP/ISUP
MSC Server—SGSN Gs BSSAP+
MSC Server—NMS - MML
MSC Server— BC - FTP/FTAM

Bảng 2.1: Các giao diện kết nối của MSOFTX3000

2.3.3. Kích thước vật lý của hệ thống
Tủ (Cabin)
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 16

MSOFTX3000 có 2 loại tủ: N68E-22 và N68-22 với các kích thước cụ thể như sau:


 Tủ N68E-22:

+ Kích thước (WxDxH mm): 600 x 800 x 2200
+ Số cabinet với cấu hình đầy đủ: 5
+ Khối lượng của tủ cấu hình tích hợp: 100 kg (empty), 365 kg
(full configured).
+ Khối lượng của tủ xử lý dịch vụ: 100 kg (empty), 265 kg (full
configured).
+ Chiều cao tối đa: 46U (1U = 44,45 mm).
Hình 2.4: Tủ N68E-22



 Tủ N68-22
+ Kích thước (WxDxH mm): 600 x 800 x 2200
+ Số cabinet với cầu hình đầy đủ: 5
+ Khối lượng của tủ cấu hình tích hợp: 135 kg (empty), 400 kg
(full configured).
+ Khối lượng của tủ xử lý dịch vụ: 135 kg (empty), 300 kg (full
configured).
+ Chiều cao tối đa: 46U (1U = 44,45 mm).
Hình 2.5: Tủ N68-22



Dựa trên cấu hình các thành phần trong một tủ, các tủ MSOFTX3000 được chia làm:


Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 17


- Tủ cấu hình tích hợp (Integrated configuration cabinet)
Đây là tủ bắt buộc, nó có thể đi kèm với 1 hoặc 2 subrack xử lý dịch
vụ. Nó cung cấp các chức năng sau:
- Cung cấp các giao diện mở rộng IP, đồng hồ, TDM và ATM
- Lưu trữ chi tiết cuộc gọi
- Cung cấp toàn bộ dịch vụ xử lý cơ bản tối thiểu cho hệ thống.
Các thành phần bao gồm:
1. Tủ
2. Hộp phân phối nguồn (PDB)
3. Khung con 1
4. Thùng quạt
5. Khối giám sát chính của rack (MRMU)
6. LAN Switch
7. Máng cáp 8. KVMS
9. Khung con 0 10. Các tấm phụ
Hình 2.6: Tủ cấu hình tích hợp


- Tủ xử lý dịch vụ (Service processing cabinet)
Tủ xử lý dịch vụ kết hợp cung cấp dịch vụ với tủ cấu hình tích
hợp. Tủ này là tủ không bắt buộc, tùy chọn trong hệ thống.
Mỗi MSOFTX3000 có thể được lắp thêm 1 tủ xử lý dịch vụ nữa.
Mỗi tủ xử lý dịch vụ có thể mở rộng thêm 2 subrack. Nếu tủ chưa
được cấu hình đầy, thì các vị trí trống phải được lắp các tấm phụ
bảo vệ.


Hình 2.7: Tủ xử lý dịch vụ



Ngoài thành phần chính là tủ thì hệ thống còn có các thành phần khác như:

- Nguồn cấp
- Các subrack, bao gồm: T8280, PEM, Fan Box
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 18

- Các bảng mạch, được phân loại dựa trên vị trí cài đặt, chức năng vật lý hoặc chức
năng logic như: Front boards, back boards, và backplane hoặc UPB, USI, SWU, SWI,
SMM, và SDM…
- Các thiết bị bên trong khác
- Các thiết bị ngoại vi
- Cáp nối
2.4. Các thông số kỹ thuật
2.4.1. Dung lượng hệ thống
Thông số Đặc tả
Số thuê bao tối đa (VMSC server) 12.000.000 (0.025 Erl/thuê bao)
Điều khiển tối đa số MGW 300
Điều khiển tối đa số RNC 256
Điều khiển tối đa số BSC 256
Bảng 2.2: Công suất hệ thống
Thông số Giá trị thông thường
Lưu lượng trung bình của thuê bao di
động trong giờ cao điểm
0.025 Erl
Thời lượng trung bình cuộc gọi của một
thuê bao di động
60s
Thời gian đăng ký và cập nhật vị trí của

một thuê bao di động trong giờ cao điểm
2
Thời gian chuyển giao của một thuê bao
di động / cuộc gọi
0.2
Số SMS của một thuê bao di động trong
giờ cao điểm
2
Bảng 2.3: Mô hình lưu lượng tham chiếu
Cách mở rộng dung lượng:
Dung lượng của hệ thống được xác định bởi số subrack xử lý dịch vụ, để mở rộng
dung lượng của hệ thống cần lắp thêm các subrack, số subrack tối đa trong 1
MSOFTX3000 là 18 subrack.
2.4.2. Khả năng xử lý
Thông số Đặc tả
BHCA cho VMSC server 30M
BHCA cho GMSC server 60M
BHCA cho TMSC server 60M
Bảng 2.4: Công suất xử lý của hệ thống
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 19

Mục Đặc tả
Kiểu mã hóa điểm báo hiệu được hỗ trợ Kiểu mã hóa 14 bit và 24 bit
Số điểm nguồn báo hiệu tối đa Mặc định là 32 (tối đa 256)
Số điểm đích báo hiệu tối đa Mặc định là 256 (tối đa 64000)
Băng thông báo hiệu IP tối đa 160 x 1000 Mbit/s
Số tuyến SCTP tối đa 21504
Số tuyến MTP 64-kbit/s tối đa được hỗ trợ bởi một

tiến trình WBSG
128
Số tuyến MTP 2-Mbit/s tối đa được hỗ trợ bởi một
tiến trình WBSG
8
Số tuyến SCTP tối đa được hỗ trợ bởi một tiến trình
WBSG
256
Tốc độ tối đa một tiến trình WIFM gửi gói tin đi 129000 gói/s
Clock stratum Stratum- 2A
Bảng 2.5: Công suất xử lý giao thức
Mục Đặc tả
Độ dài trung bình của một CDR thông thường 400 byte
Băng thông đệm CDR trên một modun WCCU đơn 600 MB (400 MB bộ nhớ và
200 MB bộ nhớ flash)
Công suất lưu trữ cho CDR trên iGWB 300 GB
Công suất xử lý CDR của iGWB 4000 CDR/s
Bảng 2.6: Công suất xử lý CDR
Thông số Đặc tả
Độ dài tối đa của một số được phân tích 32 ký tự
Số tiền tố gọi tối đa 65000
MSRNs/HONs tối đa 10000
Số mã GT tối đa 60000
Số GT tối đa trên một tuyến 64-kbit/s MTP đơn 60 GTT/s
Bảng 2.7: Công suất phân tích số
2.4.3. Các thông số về nguồn
Mục Đặc tả
Điện áp hoạt động (tiêu chuẩn) Điện áp định mức -48V DC
Khoảng điện áp -40V đến -57V
Điện áp hoạt động (in Commonwealth

of Independent States)
Điện áp định mức -60V DC
Khoảng điện áp -51V đến -69V
Dòng một chiều hoạt động ≤63A (một tuyến đơn)
Bảng 2.8: Nguồn cấp
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 20

Chú ý: Mỗi tủ sử dụng 3 nguồn cấp đầu vào song song. Dòng hoạt động của mỗi nguồn
cấp thấp hơn mức 63A. Đặc tả chỉ được sử dụng để tham chiếu. Chúng phụ thuộc thay
đổi vào cấu hình thiết bị. Dòng hoạt động tối đa của một nguồn cấp đơn sẽ tăng vì công
suất tiêu thụ được giảm thiểu hiệu quả thông qua thiết kế của MSOFTX3000.
Phần tử chức năng Công suất tiêu thụ tối đa Tính toán
Một subrack ≤2.0 kW Để tính toán công suất tiêu thụ
của phần tử của BTU, chuyển đổi
giá trị dựa trên 1W=3.413 BTU
Một tủ (cấu hình đầy
đủ)
≤5.5 kW
Bảng 2.9: Công suất tiêu thụ tổng thể
2.4.4. Các đặc tả về độ tin cậy
Thông số Đặc tả
Độ tin cậy của hệ thống (A)

Thời gian trung bình giữa lỗi (MTBF)

≥ 99.99953 %

≥ 24 năm (cấu hình đầy đủ)

≥ 42 năm (một subrack)
Thời gian trung bình cho sửa chữa
(MTTR)
Khoảng thời gian DOWN
≤ 1 giờ (không kể thời gian chuẩn bị)

< 3 phút/năm
Khoảng thời gian mạch khởi động lại < 10s (khởi động lại tiến trình)

< 150s (khởi động lại mạch service)
Khoảng thời gian hoán đổi tiến trình
Khoảng thời gian khởi động một
subrack đơn
< 5s
< 159s (khởi động từ Flash)
< 279s (khởi động từ OMU ở subrack khác)
< 419s (khởi động từ OMU ở cùng
subrack)
Khoảng thời gian khởi động lại một hệ
thống được cấu hình đầy đủ
< 249s (mạch service bắt đầu từ Flash)
< 15 phút (mạch service khởi động từ
OMU)
Khoảng chuyển đổi Dual-homing
Bảng 2.10: Đặc tả về độ tin cậy
2.4.5. Đặc tả về độ ồn
Thông số Đặc tả
NEBS ≤ 7.8 Ben
ETSI ≤ 7.2 Ben
Bảng 2.11: Đặc tả độ ồn

2.4.6. Các yêu cầu về môi trường hoạt động

Dưới đây là một sô tham số yêu cầu về môi trường hoạt động của MSOFTX3000:
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 21

Mục Khoảng(cất giữ) Khoảng(vận chuyển) Khoảng(khi vận hành)
Độ cao so với
mực nước biển
4000 m 3000 m 3000 m
Áp suất không
khí
Nhiệt độ
70 kPa đến 106
kPa
+5
o
C đến +40
o
C
70 kPa đến 106 kPa

-40
o
C đến +70
o
C
70 kPa to 106 kPa


Hoạt động dài hạn:
+5
o
C đến +40
o
C
Hoạt động ngắn hạn:
-5
o
C đến +50
o
C
Tốc độ thay đổi
nhiệt độ
Độ ẩm
1
o
C/phút

5% đến 85%
3
o
C/phút

10% đến 100%
5
o
C/phút

Bức xạ mặt trời 1120 W/s

2
1120 W/s
2+
700 W/s
2

Bức xạ nhiệt 600 W/s
2
600 W/s
2
600 W/s
2
Tốc độ gió 30 m/s 30 m/s 1 m/s
Mưa 6 mm/phút
IP level IP50
Bảng 2.12: Yêu cầu về môi trường khí hậu
2.5. Triển khai MSOFTX3000
2.5.1. Giới thiệu mạng
2.5.1.1. Cấu trúc mạng di động của Huawei
Bằng cách tách biệt bearer khỏi việc điều khiển, một mô hình mạng, nhờ công nghệ
chuyển mạch mềm (softswitch) là công nghệ lõi, có thể sử dụng các mạng bearer như
IP và TDM. Đây là tính năng then chốt của công nghệ chuyển mạch mềm. Hiện nay,
hầu hết các nhà cung cấp chọn công nghệ chuyển mạch mềm để xây dựng mạng lõi di
động (CNs). Bằng cách sử dụng mô hình mạng phân tán và IP beares, chuyển mạch
mềm di động đưa ra việc truyền tải với các lợi ích sau:
- Giảm chi phí hoạt động bằng cách cải thiện hiệu quả truyền tải của mạng.
- Đảm bảo việc đầu tư bằng cách cung cấp một giải pháp phát triển xuyên suốt từ
một mô hình tới các mô hình khác khi thông tin và lưu lượng của thuê bao tăng.
Giải pháp chuyển mạch mềm di động của Huawei được dựa trên các yêu cầu và tính
năng về mạng của nhà mạng. Nó cung cấp một sơ đồ mạng tích hợp 2G hoặc 3G dễ

dàng để vận hành và bảo dưỡng. Giải pháp hỗ trợ các sơ đồ kết nối của GSM, 3GPP
R99, 3GPP R4 và 3GPP R5.
Hình dưới chỉ ra mô hình mạng thông thường của giải pháp chuyển mạch mềm di
động của Huawei cho 3GPP R4.
Báo cáo thực tập

Lê Trần Mạnh – D10VT6 22


Hình 2.8: Giải pháp chuyển mạch mềm di động của Huawei

Phần tử Chức năng
MSC
MSC là trung tâm chuyển mạch trong một mạng WCDMA. Nó kết hợp
với VLR. Các chức năng của nó bao gồm:
- Điều khiển cuộc gọi
- ĐIều khiển truy nhập MGW
- Phân phối tài nguyên
- Xử lý báo hiệu
- Định tuyến
- Phân quyền
- Tính cước
MSC được sử dụng để cung cấp các dịch vụ cơ bản, quản lý di động ,
và dịch vụ đa phương tiện cho các thuê bao
MGW
MGW hợp nhất với MRFP để chuyển đổi định dạng của dòng media,
thông báo phát, cung cấp các tài nguyên hội nghị và các tài nguyên
media khác.
HLR
HLR là một cơ sở dữ liệu cho việc quản lý thuê bao di động. Nó chứa

các thông tin sau:
- Thông tin thuê bao
- Trạng thái thuê bao

×