Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá mang lại cho nền kinh tế quốc tế nói chung và từng quốc gia
nói riêng những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, đó là sự tăng trưởng xuất
khẩu, đó là sự giảm giá trong chi tiêu của người dân, là sự gia tăng tỉ lệ đầu tư
cùng với việc tiếp cận với nền khoa học tiên tiến dễ dàng hơn… Song không chỉ
có vậy, toàn cầu hoá cũng mang lại cho các quốc gia nhiều mối nguy, trong đó
có mối nguy hiểm tiềm tàng về cạnh tranh. Cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu
diễn ra khốc liệt và hoàn toàn không nhân nhượng đối với bất kì quôc gia nào.
Và thực tế là nhiều quốc gia đã trở thành một món ăn béo bở, bị xâu xé bởi các
tập đoàn kinh tế khổng lồ nước ngoài.
Ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO, như vậy cạnh tranh và những ảnh hưởng mặt trái của toàn cầu hoá
đối với nền kinh tế nước ta không còn là lý thuyết. Việc cấp bách đối với nền
kinh tế non trẻ nước ta là xác định các sách lược giúp các doanh nghiệp non trẻ
trong nước đương đầu với những “gã khổng lồ” bên ngoài, bảo vệ được miếng
bánh thị phần mà bấy lâu nay doanh nghiệp trong nước còn nắm giữ. Với đề tài:
“Nghiên cứu tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam” em
mong muốn đưa ra cái nhìn khái quát nhất về tiềm năng về thị trường hàng tiêu
dùng và thực trạng của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại nước ta nhằm tìm ra
những biện pháp hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp trong nước xác định được
vị thế của mình trên chính “sân nhà” từ đó tìm ra biện pháp hiệu quả đối phó với
các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sắp xâm nhập vào thị trường nước ta trong
nay mai..
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam
trong thị trưòng hàng tiêu dùng dựa trên số liệu sẽ được thu thập trong vòng từ
năm 2000 trở lại đây, khi mà hệ thống này bắt đầu hình thành và phát triển ở
nước ta. Dựa trên các phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp phân tích, dự báo,
… đề tài sẽ đi sâu làm rõ một số vấn đề sau:
Xem xét hoạt động phân phối hàng tiêu dùng nói chung và thực trạng hoạt
động của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại đồng thời chỉ ra những ưu điểm
cũng như những nhược điểm còn tồn tại của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ
hiện đại Việt Nam.
Dự báo xu thế phát triển của thị trường hàng tiêu dùng cũng như mức độ
phát triển của doanh nghiệp bán lẻ hiện đại Việt Nam trong thời gian tới.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp bán lẻ hiện đại trong nước trước sự đe doạ của các đối thủ khác đặc biệt
là các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.
Kết cấu của đề tài:
Ngoài mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 phần:
Phần I: Khái quát về thị trường hàng tiêu dùng và hệ thống phân phối
Phần II: Đánh giá về tiềm năng phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ
hiện đại của Việt Nam.
Phần III: Những giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ở
Việt Nam.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG TIÊU DÙNG
VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
I. Khái quát về thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam.
Hàng tiêu dùng – nói một cách khái quát nhất, là loại hàng hoá gắn với hoạt
động tiêu dùng trực tiêp của người dân. Như vậy bất kì người nào cũng là cầu
đơn vị của nhóm hàng này.
Xem xét qui mô thị trường của loại hàng hoá này chúng ta không chỉ xem
xét số lượng người tiêu dùng mà còn phải tính đến khả năng chi trả của người
dân.
Gần đây nhất thị trường tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là đứng thứ 3
thế giới về độ hấp dẫn, vượt qua cả Trung Quốc và chỉ sau Ấn Độ và Nga. Các
nhà đầu tư nước ngoài nhận định thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam hiện nay
như một Ấn Độ thu nhỏ với tình hình thị trường gần như tương đồng nhau. Thể
hiện ở 2 điểm cơ bản: Thứ nhất, Việt Nam là một thị trường rộng lớn với số dân
lên tới hơn 83 triệu người. Thêm nữa, hệ thống phân phối của Việt Nam đang ở
mức sơ khai, mới chỉ khai thác một phần rất nhỏ tiểm năng của thị trường. Một
điều kiện thuận lợi nữa là ở Việt Nam tốc độ mở cửa của thị trường khá nhanh.
Năm 2009 theo cam kết gia nhập WTO, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam
chính thức mở cửa. Với những nhận định trên thị trường hàng tiêu dùng Việt
Nam quả là miếng bánh béo bở cho các đại gia phân phối nước ngoài.
Hiện tại qui mô tiêu dùng tại Việt Nam đã lên tới 41.5 triệu USD và
không ngừng tăng lên. Tỷ lệ tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng so
với mức chi tiêu cuối cùng đã tăng lên nhanh chóng qua các năm. Nếu năm 2000
mới chỉ đạt 68.5%, thì năm 2006 đã lên tới 85.4%. Tỷ lệ quĩ tiêu dùng cuối cùng
so với GDP của Việt Nam đang thuộc loại cao so với các nước trên khu vực
(trên 70%), so với 55.9% của Singapore, 58.2% của Malaysia,…Điều này chứng
tỏ tiêu dùng cuối cùng thông qua mua, bán trên thị trường đã tăng khá nhanh,
tính tự cấp, tự túc trong nền kinh tế đã được thay thế dần bằng tính thị trường.
II. Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng tại Việt Nam.
1. Các thành viên trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng.
Cũng như hệ thống phân phối hàng hoá khác, hệ thống phân phối hàng tiêu
dùng cũng bao gồm 3 thành viên chính: nhà sản xuất, trung gian phân phối và
người tiêu dùng cuối cùng.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.1. Nhà sản xuất: là những người đầu tiên đưa hàng hoá vào lưu thông
trên thị trường, họ có thể là những người sản xuất trực tiếp hoặc những người
nhập khẩu hàng hoá. Trong thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam doanh nghiệp
trong nước bộ phận chủ yếu cung cấp hàng hoá cho thị trường (tỷ lệ nhập khẩu
hàng tiêu dùng trong năm qua chỉ là 8.1% trong tổng lượng hàng nhập khẩu).
Song khả năng bao phủ thị trường của các doanh nghiệp trong nước đang giảm
dần cùng với sự mở cửa của nền kinh tế.
1.2. Các trung gian phân phối: trung gian phân phối là hệ thống mạch máu
với chức năng đưa hàng hoá từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Hoạt động dịch vụ phân phối có tầm quan trọng lớn với nền kinh tế Việt Nam,
đóng góp 13 - 14% vào GDP. Theo số liệu tổng điều tra, số lượng doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối tăng hơn 2 lần trong thời kỳ 2000 -
2004, từ gần 14.100 doanh nghiệp lên gần 28.600 doanh nghiệp, trong đó doanh
nghiệp hoạt động bán buôn tăng gần 170% và bán lẻ tăng gần 50%.
Trung gian bán buôn được chia làm 3 loại chính: Nhà bán buôn sở hữu
hàng hoá thực sự; các đại lý, môi giới và nhà buôn hưởng hoa hồng; chi nhánh
và đại diện bán của nhà sản xuất. Qui mô của các trung gian bán buôn trong thị
trường hàng tiêu dùng nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, mang tính tự phát cao.
Trung gian bán lẻ gồm: các loại hình bán lẻ truyền thống như: Chợ, cửa
hàng tạp hóa,…; các loại hình bán lẻ hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tiện ích,
…; cửa hàng phân phối, giới thiệu sản phẩm của các nhà sản xuất. Đây là trung
gian gần với người tiêu dùng cuối cùng nhất.
Với đặc điểm cơ bản của hàng tiêu dùng là tổng khối lượng cầu của thị
trường là lớn song giá trị và số lượng hàng hoá trong mỗi lần trao đổi thấp nên
trung gian bán lẻ là bộ phận quan trọng nhất trong các trung gian tham gia phân
phối hàng tiêu dùng.
1.3 Người tiêu dùng cuối cùng: Người tiêu dùng cuối cùng tập hợp lại trở
thành cầu của thị trường, là mắt xích cuối cùng song vô cùng quan trọng điều
khiển toàn bộ kênh phân phối. Hiện tại qui mô cầu hàng tiêu dùng của Việt Nam
là rất lớn với số lượng dân số hơn 83 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới. Mặt
khác, khả năng thanh toán của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên, khiến
cho thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư, kể cả các nhà
đầu tư nước ngoài.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2. Đánh giá chung về hệ thống phân phối hàng tiêu dùng Việt Nam.
Cùng với sự non trẻ của nền kinh tế thị trường, hệ thống phân phối hàng
tiêu dùng của nước ta đang tồn tại rất nhiều nhược điểm. Hệ thống phân phối
hiện nay có qúa nhiều cấp trung gian trong cùng một khâu (bán buôn, bán lẻ) và
quá nhiều đầu mối trên một khu vực địa lý. Bên cạnh đó, sự phân đoạn thị
trường giữa các thành viên trong hệ thống và giữa các thành viên trong cùng một
cấp độ kênh chưa hợp lý. Những nhược điểm trên làm mất khả năng kiểm soát
toàn bộ hệ thống phân phối, làm giảm tính liên kết của các thành viên. Do vậy
không tạo ra được sức mạnh chung trong việc nghiên cứu thị trường, tập trung
đơn đặt hàng, định hướng cho sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng. Khả năng tự
điều chỉnh của thị trường kém nhanh nhạy và các biện pháp can thiệp của Nhà
Nước kém phát huy được hiệu quả. Điều này dẫn tới hậu quả là tác động của thị
trường thế giới đến thị trường trong nước thường mạnh hơn so với các nước
khác, gây thiệt hại cho không chỉ một thành viên tham gia kênh mà toàn bộ
kênh. Với cam kết mở cửa thị trường hàng tiêu dùng vào năm 2009, sự xuất hiện
ồ ạt của các tập đoàn phân phối nước ngoài sẽ tấn công trực tiếp vào hệ thống
phân phối của nước ta, đẩy nguy cơ phá vỡ hệ thống lên cao hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, hệ thống phân phối Việt Nam đang có
những chuyển biến tích cực. Doanh nghiệp trong nước đã nhận định được nguy
cơ sắp tới và bước đầu có sự điều chỉnh. Một mặt, mỗi doanh nghiệp đang tự
hoàn thiện dần hệ thống phân phối của bản thân, hàng hoá đưa vào thị trường
ngày càng phong phú về mẫu mã và chất lượng hơn; các hình thức phân phối
được đa dạng hoá với chất lượng phục vụ cao hơn trước. Mặt khác, các doanh
nghiệp cũng khẳng định liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước là
điều kiện cần thiết cho cuộc chiến sắp tới.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368