Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.17 KB, 17 trang )

TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC
I.TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN.
1.Tín dụng trung dài hạn
a. Khái niệm và các hình thức Tín dụng
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng của các Ngân hàng
thương mại. Các ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của các khách hàng với
trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay. Như vậy Ngân hàng sẽ
có hai chức năng chính là huy động và cho vay vốn và sẽ đựơc hưởng một phần
thu nhập thông qua vai trò là “người dẫn vốn” từ nơi có vốn sang nơi có nhu
cầu sử dụng vốn bằng phần chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho
vay. Có thể nói nghiệp vụ tín dụng là hoạt động tạo ra phần lớn lợi nhuận cho
Ngân hàng và chỉ khi Ngân hàng thực hiện tốt nghiệp vụ này thì mới tiếp tục
tồn tại và đóng góp lợi ích cho nền kinh tế.
Tín dụng ra đời cùng với nền sản xuất hàng hoá, nó tồn tại song song và
phát triển cùng nền kinh tế hàng hoá. Tín dụng phản ánh quan hệ vay mượn
trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một bộ phận vốn dưới
hình thức hàng hoá hoặc vốn tiền tệ giữa người cho vay và người đi vay trên
nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi trong thời hạn thoả thuận .
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, tín dụng ngày càng
phát triển cả về nội dung và hình thức. Các hình thức tín dụng chủ yếu bao
gồm:
Tín dụng thương mại: Là hình thức tín dụng phản ánh quan hệ mua bán
chịu hàng hoá giữa các bên tham gia hợp đồng thương mại. Lãi suất tín dụng
thương mại do hai bên thoả thuận.
Tín dụng Ngân hàng : Đây là hình thức tín dụng trung gian thông qua
hoạt động nghiệp vụ của các Ngân hàng Thương Mại đó là các hoạt động đi
vay để cho vay trong nền kinh tế và trong xã hội .
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với trình độ khoa học kĩ
thuật ngày cành cao đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn do đó tín dụng Ngân hàng
ngày phát triển mạnh mẽ và trở thành hình thức tín dụng chủ yếu trong nền


kinh tế .
Tín dụng Nhà Nước : Là hình thức tín dụng gắn với ngân sách Nhà Nước,
bổ xung vốn cho ngân sách Nhà Nước. Hình thức phổ biến của tín dụng Nhà
Nước là các quan hệ vay mượn của chính phủ thông qua việc phát hành các
công trái, trái phiếu trong nước và quốc tế.
b.Tín dụng trung - dài hạn và các hình thức tín dụng trung - dài hạn.
Tín dụng trung hạn: Là loạI tín dụng có kì hạn từ một đến năm năm ,
loại tín dụng này đựợc cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi
mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn
nhanh.
Tín dụng dài hạn : là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, tín dụng
dàI hạn dùng để cung cấp vốn cho các công trình xây dựng cơ bản như : Đầu
tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (Đường xá,
bến cảng, sân bay...) cảI tiến và mở rộng với quy mô lớn, tín dụng trung_dài
hạn được đầu tư để hình thành tài sản cố định.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường các hình thức cho vay trung
và dài hạn ngày càng phong phú và đa dạng.
Cho vay theo dự án : Đây là hình thức cho vay chủ yếu của các Ngân hàng
Thương Mại ở nước ta hiện nay. Dự án của doanh nghiệp đưa ra sau khi đã
được các cấp bộ chủ quản xét duyệt sẽ đưa tới Ngân hàng nếu doanh nghiệp
đó có nhu cầu vay vốn để tài trợ cho dự án. Sau khi tiến hành thẩm định dự án
về tình hình tài chính cũng như tính chất hợp lý của dự án Ngân hàng sễ quyết
định cho vay hay không cho vay.
Tín dụng thuê mua : Nhiều doanh nghiệp được đáp ứng một phần hay
toàn bộ nhu cầu tín dụng trung_dài hạn của họ bằng cách thuê mua các tài
sản cố định. Họ “ vay tài sản” hơn là vay tiền để mua tài sản. Ngân hàng sẽ là
người góp phần trực tiếp cho việc tài trợ vào hoạt động thuê mua, thực hiện
thuê mua đối với các doanh nghiệp. Vì vậy có thể coi dịch vụ thuê mua tài sản
được ngân hàng thực hiện như một hình thức tín dụng trung_dài hạn.
2, Tầm quan trọng của vốn đầu tư trung và dài hạn trong nền kinh tế.

a, Tầm quan trọng của vốn đầu tư .
Vốn, lao động, công nghệ là ba nhân tố quan trọng hình thành nên quá
trình tái sản xuất. Do đó nền kinh tế muốn tăng trưởng và phát triển phải luôn
tích luỹ đựơc một lựợng vốn từ chính nền kinh tế đó để tiến hanh đầu tư cơ
bản và sự tích luỹ ngày càng tăng lên. Muốn đạt được mục tiêu tăng thu nhập
bình quân lên hai lần vào năm 2003 Việt Nam phải tiến hành tăng sản phẩm xã
hội tức là tăng năng lực sản suất của toàn bộ nền kinh tế . Để thưc hiện được
điều này chúng ta phải tăng vốn đầu tư cho việc đổi mới công nghệ và xây
dựng lắp đặt các nhà máy mới , cảI tạo hệ thống cơ sở hạ tầng. Có nhiều cách
tính nhu cầu vốn trong những năm tới trong đó có phương pháp tính theo mô
hình HARROD-DOMAR.
1
Y =  K
k
Trong đó:
∆K: Khối lượng vốn tăng thêm cần thiết để đạt được mục tiêu tăng
trưởng của nền kinh tế.
∆G : Sản lượng đầu ra tăng thêm. Hệ số này cho biết để có một đơn vị
sản lượng tăng thêm cần có thêm bao nhiêu đơn vị khối lượng đầu tư.
k: (là hằng số) gọi là tỷ số tư bản đầu ra.
Theo tổng kết của các nhà kinh tế thế giới thì hệ số k ở các nước phát
triển biến động từ 3.3 - 7.1, ở nước ta hệ số này là 3.2 (Giai đoạn 1955 - 1975)
và 3.7 (Giai đoạn 1976 - 1982) .
Phương pháp này cho biết nhu cầu vốn để đầu tư trực tiếp vào các công
trình sản xuất để có sản lượng theo yêu cầu chiến lược tăng trưởng kinh tế
thì phải cần tới 30 tỷ USD. Ngoài ra cũng phải cần đến một lượng vốn tương
úng để đầu tư cho việc cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống công
trình, kết cấu hạ tầng nằm trong tình trạng xuống cấp nặng nề , không đủ sức
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế xã hội trong điều kiện đổi mới.
Theo ý kiến của các nhà kinh tế thì toàn bộ nhu cầu vốn cho nền kinh tế

đến năm 2003 sẽ không dưới 60 tỷ USD (1). Và vì vậy trong thời gian tới việc
tạo vốn và sử dụng vốn là hết sức quan trọng và cấp bách , đặc biệt là vốn đầu
tư và phát triển kinh tế theo chiều sâu.
b, Vai trò của cho vay trung và dài hạn với phát triển kinh tế.
Cho vay trung và dài hạn có những vai trò chủ yếu sau:
Thứ nhất:Cho vay trung và dài hạn nhằm cung cấp cho những doanh
nghiệp có tiềm năng mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh nhưng đang
thiếu vốn . Đây là một giải pháp đúng đắn, kịp thời để chuyển hoạt động của
các đơn vị kinh tế quốc doanh từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế
hoạch toán kinh doanh tụ chủ, góp phần tháo gỡ những khó khăn cho các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thứ hai: Cho vay trung và dàii hạn cho các thành phần kinh tế thực sự là
một loại tín dụng đầu tư theo chiều sâu, nhằm mở rộng sản xuất, tăng quy mô
và năng lực sản suất kinh doanh tăng thêm sản lượng, nâng cao chất lượng
công trình.
Thứ ba: Tạo thị trường sử dụng vốn ngắn hạn. Thực tế cho thấy cho vay
trung và dàI hạn sẽ đầu tư vào trang thiết bị của doanh nghiệp làm kích thích
sản xuất phát triển. Do sản xuất phát triển nên cần thêm nhiều vốn lưu động
hơn và thị trường vốn ngắn hạn sẽ được mở rộng theo tốc độ phát triển của
sản xuất.
Thứ tư:Cho vay trung và dài hạn để phát triển kinh tế theo chiều sâu, đầu
tư vào các công trình sản xuất , thiết bị máy móc, tàI sản cố định, có tác dụng
thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá dể tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu, góp phần làm tăng ngoại tệ cho đất nước, đảm bảo
cân bằng và có kết dư cán cân thương mai quốc tế
Thứ năm : Cho vay trung và dàI hạn giúp cho sản suất phát triển, các
doanh nghiệp tăng thêm thu nhập và nộp ngân sách nhiều hơn góp phần làm
cân đối ngân sách, ổn định tiền tệ kiềm chế lạm phát và tạo thêm nguồn lực tái
đầu tư phát triển.
Thứ sáu : Cho vay trung và dài hạn góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong xu thế của nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực đã và
đang phát triển, muốn không bị tụt hậu chúng ta phải tiến hành công nghiệp
hoá hiện đạI hoá đất nước nhằm tạo thêm việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, cảI thiện đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Công nghiệp hoá không chỉ đơn giản là tốc độ và tỷ trọng sản lượng công
ghiệp trong nền kinh tế mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới
căn bản về công nghệ tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và
lâu bền của toàn bộ nền kinh tế.
Để công nghiệp hoá - hiện đại hoá, cần huy động nhiều nguồn vốn, gắn với
sử dụng vốn có hiệu quả. Trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn
vốn từ bên ngoài là quan trọng.
3. Vai trò của Ngân hàng Thương Mại trong việc cung cấp vốn
trung dài hạn cho nền kinh tế.
Muốn có vốn để thực hiện tái sản xuất doanh nghiệp có thể huy động từ
các nguồn sau:
Từ “nội lực” của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Nhà Nước chưa
cổ phần hoá hiện nay vốn chủ sở hữu chủ yếu là vốn Nhà Nước cấp và lãi chưa
phân phối, nguồn vốn này rất khó tăng thêm. Vốn góp liên kết và vốn khác hầu
như chưa có gì.
Trong các doanh nghiệp cổ phần hoá có thể huy động vốn qua phát hành
các công cụ nợ như: Cổ phiếu, trái phiếu ... Nhưng loại hình doanh nghiệp này
ở nước ta chưa nhiều, hơn nữa thị trường chứng khoán ở nước ta lại chưa
thực sự ra đời nên các doanh nghiệp chưa thể huy động vốn bằng cách nay
được.
Từ “ngoại lực” của doanh nghiệp, đó là hình thức vay Ngân hàng. Đây là
hình thức huy động vốn chủ yếu của hầu hết các doanh nghiệp nước ta hiện
nay. Do đó có thể nói Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung
cấp vốn đầu tư trung và dài hạn cho các doanh nghiệp.
Với mối quan hệ rộng lớn và chuyên sâu, Ngân hàng có thể đưa ra những

ý kiến đóng góp thiết thực và có lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Ngân hàng sễ cùng doanh nghiệp nghiên cứu dự án đầu tư để đảm bảo hiệu
quả của dự án. Ngân hàng có thể tham gia đóng góp ý kiến về mức độ phạm vi
đầu tư mới, mở rộng sản xuất phù hợp với năng lực hiện có của doanh nghiệp
và nhu cầu của xã hội.
Ngân hàng sẽ là người cung cấp vốn kịp thời cho doanh nghiệp nếu dự án
kinh doanh của doanh nghiệp khả thi.
4, Nghiệp vụ tín dụng trung_dài hạn .
a. Nguồn để cho vay trung và dài hạn.
Hiện nay nguồn vốn cho vay trung và dài hạn ở các Ngân hàng Thương
Mại nước ta còn nhỏ bé chủ yếu bao gồm các nguồn sau:
•Nguồn vốn thứ nhất : Là nguồn vốn tự có của các Ngân hàng Thương
Mại (vốn góp hoặc tích luỹ được trong quá trình hoạt động kinh doanh ) tuy
nhiên nguồn vốn này còn chiếm tỷ lệ nhỏ.
•Nguồn vốn thứ hai : Là nguồn huy động của dân cư dưới hình thức phát
hành trái phiếu dài hạn, hoặc huy động tiền gửi có kỳ hạn dài.
•Nguồn thứ ba : Là nguồn huy động ngắn hạn định kỳ, được xem xét, tính
toán và được trích ra một tỷ lệ phần trăm nhất định nào đó tuỳ thuộc vào
lượng biến động của tiền gửi và rút ra của khách hàng để tạo ra một nguồn
ổn định nhằm cho vay trung và dài hạn. Đối với nguồn này có hạn chế là tỷ lệ
trích thường nhỏ và nó đặt ra cho các Ngân hàng trước những rủi ro có thể
xảy ra do dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
•Nguồn thứ tư là : Nguồn đi vay của Ngân hàng Nhà Nước. Nguồn này
thường phụ thuộc vào chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ của Ngân
hàng Nhà Nước.

×