Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở CÁN BỘ DIỆN BẢO VỆ SỨC KHỎE TẠI PHÒNG BẢO VỆ SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.2 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ở CÁN BỘ DIỆN BẢO VỆ SỨC KHỎE TẠI PHÒNG BẢO VỆ SỨC KHỎE CÁN BỘ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013
Nguyễn Thị Thanh Hải, Lê Nhân, Lê Thị Phương, Hồ Thúy Mai,
Huỳnh Công Minh, Lê viết Khâm, Phạm Thị Thanh Hương
Phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu 400 đối tượng theo phương pháp điều tra mô tả cắt ngang xác định tỷ lệ mắc
bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường, tìm hiểu các yếu tố liên quan với bệnh Đái tháo
đường và Tiền đái tháo đường ở cán bộ diện bảo vệ sức khỏe tại phòng BVSKCB tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2013. Kết quả cho thấy ở đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo
đường là 9,25% và Tiền đái tháo đường là 28%. Đối tượng được nghiên cứu có tiền sử bị bệnh
tim mạch 5%; Tiền sử bị rối loạn lipid máu 51,25%; Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường
15%. Tỷ lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu: 36%. Các số yếu tố có mối liên quan với
bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường ở đối tượng nghiên cứu là: tuổi; tính chất công
việc; tiền sử bị bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu, gia đình có người bị đái tháo đường; tỷ lệ tăng
huyết áp; các chỉ số BMI, vòng eo, vòng eo/vòng hông của đối tượng nghiên cứu. Các yếu tố
không có mối liên quan là: giới tính; Dân tộc. Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho cán
bộ diện được bảo vệ sức khỏe, cần triển khai các giải pháp tư vấn, điều trị ngoại trú tốt. Tăng
cường truyền thông phổ biến kiến thức chung về bệnh đái tháo đường. Tăng cường hoạt động thể
lực, luyện tập thể thao thể dục và có chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn các chuyển hoá gây tăng đường huyết mãn tính
do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tụy, là một bệnh lý nội tiết chuyển hóa rất phổ biến
trên thế giới và hiện nay có xu hướng ngày càng tăng nhanh, mang tính xã hội cao ở nhiều quốc
gia và trở thành lực cản của sự phát triển của xã hội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trên toàn cầu có khoảng 30 triệu người mắc bệnh
Đái tháo đường vào năm 1985. Con số này tăng lên khoảng 98,9 triệu người vào năm 2004 và
khoảng 180 triệu người hiện nay. Dự đoán vào năm 2030, số người mắc bệnh Đái tháo đường có
thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Trong hơn hai


thập niên qua, tình hình bệnh Đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng ở nước ta. Trước tình
hình diễn biến của các bệnh Đái tháo đường ngày càng gia tăng, đòi hỏi ngành Y tế nước ta phải
có chiến lược dự phòng hữu ích nhằm ngăn ngừa sự phát triển của bệnh góp phần bảo vệ sức
khỏe cho mọi người trong đó có đối tượng là cán bộ diện được bảo vệ sức khỏe của tỉnh Thừa
Thiên Huế. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường ở cán bộ diện bảo vệ
sức khỏe tại phòng BVSKCB tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013;
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan với bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường ở cán
bộ diện bảo vệ sức khỏe tại phòng BVSKCB tỉnh TT Huế.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Tất cả cán bộ diện bảo vệ sức khỏe ở độ tuổi 30 - 69 (năm sinh từ 1944 - 1983) đến khám
sức khỏe định kỳ tại phòng BVSKCB tỉnh trong năm 2013 (400 người).
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang.
- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức:
γ
2
x P (1- P)
N =
C
2
Để tìm hiểu một cách đầy đủ, chúng tôi chọn gấp 1,05 số được tính để nghiên cứu, do
đó cỡ mẫu được chọn để nghiên cứu là 400 người.
2.2. Nội dung nghiên cứu và kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu
- Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu:
Lập phiếu nghiên cứu phỏng vấn các đối tượng chọn nghiên cứu, điền đủ thông tin.
- Thăm khám.
- Xác định các tham số sinh học theo quy định của Bộ Y tế: Cân nặng, chiều cao, vòng eo,
vòng mông, huyết áp.

- Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch: Phương pháp glucose oxidase - peroxidase
(ABTS) trên máy Hitachi 902. Đơn vị biểu thị: mmol/L.
- Định lượng HbA1c máu: Phương pháp Glyco-hemoglobin A1c trên máy Hitachi 902.
Đơn vị biểu thị: %
2.3. Xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và thống kê y học SPSS, phần mềm thống kê cơ bản
EPI-INFO 6.04. Sử dụng các phép tính thống kê y học: test student, χ² và tỉ số chênh OR để phân
tích.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường
1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới.
Giới
Nhóm tuổi
Nam Nữ Tổng (n = 400)
Sl % Sl % Sl %
30 – 44 30 81,08 7 18,92 37 9,25
45 – 69 316 87,05 47 12,95 363 90,75
Tổng cộng 346 86,5 54 13,5 400 100
Tuổi trung bình
X ± SD
53,4 ± 6,8
Thành phần giới của đối tượng nghiên chiếm đa số là nam (86,5%), trong đó chủ yếu từ
45 - 69 tuổi (90,75%). Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 53,4 ± 6,8. Tuổi có liên quan
với sự phát triển bệnh đái tháo đường cũng như Tiền đái tháo đường. Hầu hết các nghiên cứu đều
thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đái tháo đường càng tăng và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất là nhóm
tuổi từ 50 trở lên.
Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Dân tộc Số lượng Tỷ lệ %
Kinh 386 96,5

Khác 14 3,5
Tổng cộng 400 100
Tỷ lệ người kinh của đối tượng nghiên cứu chiếm đa số: 386 người (96,5%).
Bảng 3. Phân bố đối tượng theo tính chất công việc.
Tính chất công việc Số lượng Tỷ lệ %
Tĩnh tại 0 0
Nhẹ 22 5,50
Trung bình 368 92,00
Nặng 10 2,50
Tổng cộng 400 100,0
Đối tượng được nghiên cứu đa số có công việc chủ yếu là trung bình và nhẹ, chiếm tỷ lệ
97,5%. Hoạt động thể lực nặng chỉ có 10 người, chiếm tỷ lệ 2,5%. Hầu hết các nghiên cứu cho
thấy người có hoạt động thể lực ít hoặc không hoạt động thể lực có nguy cơ mắc bệnh tháo
đường cao hơn người có hoạt động thể lực. Là những cán bộ thuộc diện được bảo vệ sức khỏe
của tỉnh cho nên tất cả đối tượng nghiên cứu đều có trình độ văn hoá đại học, cao đẳng hoặc cao
hơn (100%).
1.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 4. Tiền sử của đối tượng nghiên cứu
Tiền sử Số lượng (n = 400) Tỷ lệ %
Tiền sử bị bệnh tim mạch 20 5
Tiền sử bị rối loạn lipid máu 205 51,25
Đẻ con to > 4kg 2/54 3,7
Gia đình có người bị ĐTĐ 60 15
Ở đối tượng nghiên cứu có tiền sử bị rối loạn lipid máu với tỷ lệ 51,25%. Tỷ lệ có người
nhà bị Đái tháo đường là 15%. Trong số nữ giới đã sinh đẻ của đối tượng nghiên cứu có 3,7%
sinh con to lớn hơn hoặc bằng 4kg. Có 20 người có tiền sử bị bệnh tim mạch, chiếm tỷ lệ 5%.
Bảng 5. Tỷ lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
Tình trạng bệnh lý Số lượng (n = 400) Tỷ lệ %
Bình thường 256 64

Tăng huyết áp 144 36
Tổng 400 100
Theo nghiên cứu của Dương Vĩnh Linh, Nguyễn Đức hoàng và cộng sự, tỷ lệ tăng huyết
áp của người 60 tuổi trở lên tại xã Hương Vân, thị xã Hương Trà là 40,53%. Trong nghiên cứu
này, đối tượng của chúng tôi có độ tuổi thấp hơn từ 30 - 69 tuổi với kết quả tỷ lệ tăng huyết áp ở
đối tượng được nghiên cứu là 36%.
Bảng 6. Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số BMI
Nam (n = 346) Nữ (n = 54) Tổng (n = 400)
Sl % Sl % Sl %
BMI < 23 146 42,20 31 57,41 177 44,25
BMI ≥ 23 200 57,80 23 42,59 223 55,75
Tổng cộng 346 100 54 100 400 100
Đối tượng được nghiên cứu có thể trạng thừa cân và béo phì chiếm 55,75%. Đối tượng
nam có thể trạng thừa cân và béo phì, chiếm tỷ lệ 57,80%. Tỷ lệ này ở nữ chiếm 42,59%. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với một số nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu
của Phạm Thị Lan cho thấy số bệnh nhân thừa cân và béo phì cao nhất, chiếm tỷ lệ 46,8% .
Bảng 7. Chỉ số vòng eo của đối tượng nghiên cứu.
Chỉ số vòng eo
Nam (n = 346) Nữ (n = 54) Tổng (n = 400)
Sl % Sl % Sl %
VE bình thường 238 68,79 14 25,93 252 63
VE to (Nam ≥ 90 cm, nữ ≥ 80 cm) 108 31,21 40 74,07 148 37
Tổng cộng 346 100 54 100 400 100
Đối tượng được nghiên cứu có thể trạng béo bụng trung tâm chiếm 37%. Tỷ lệ béo bụng
trung tâm theo giới ở nam chiếm 31,21%, còn ở nữ chiếm tỷ lệ cao 74,07%.
Bảng 8. Chỉ số vòng eo/vòng hông ở đối tượng nghiên cứu
Chỉ số VE/VH
Nam (n=346) Nữ (n=54) Tổng (n = 400)
Sl % Sl % Sl %

VE/VH bình thường 215 62,14 12 22,22 227 56,75
VE/VH to (Nam ≥ 0,95, nữ ≥
0,80)
131 37,86 42 77,78 173 43,25
Tổng cộng 346 100 54 100 400 100
Đối tượng được nghiên cứu có thể trạng béo phì vùng bụng chiếm tỷ lệ 43,25%. Tỷ lệ
này theo giới ở nam chiếm 37,86%, còn ở nữ thì chiếm tỷ lệ cao hơn 77,78%.
1.3. Tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu
Bảng 9. Tỷ lệ mắc Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường
Tình trạng bệnh lý Số lượng (n = 400) Tỷ lệ %
Bình thường 251 62,75
Tiền Đái tháo đường 112 28
Đái tháo đường 37 9,25
Tổng 400 100,00
Có 37 người bị mắc Đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 9,25%. Tiền đái tháo đường chiếm tỷ lệ
28,00%. Theo nghiên cứu của Trần Văn Hải và Đàm Văn Cương của Sở Y tế tỉnh Hậu Giang và
Đại học Y Dược Cần Thơ thì tỷ lệ đái tháo đường ở lứa tuổi từ 30 - 64 tại tỉnh Hậu Giang năm
2011 là 10,3%. Ở đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ mắc Đái tháo đường và Tiền Đái
tháo đường cao có thể bàn luận là do đây là đội ngũ cán bộ viên chức nhà nước, có đời sống kinh
tế khá ổn định, ít hoạt động về thể lực, đây là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo
đường.
2. Các yếu tố liên quan với bệnh Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường với tuổi.
Bảng 10. Mối liên quan giữa bệnh Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường với tuổi
Tình trạng bệnh lý
Tuổi < 45 (n = 37) Tuổi ≥ 45 (n = 363)
Sl % Sl %
Bình thường 31 83,79 220 60,60
Tiền Đái tháo đường 5 13,51 107 29,48
Đái tháo đường 1 2,70 36 9,92
Tổng 37 100 363 100

p
χ2 = 7,72; p = 0,005 < 0,05
Nguy cơ mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường càng cao khi tuổi của đối tượng
nghiên cứu càng cao,sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 11. Mối liên quan giữa bệnh Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường với tính chất
công việc của đối tượng.
Tình trạng bệnh lý Tĩnh tại và nhẹ
(n = 22)
Trung bình
(n = 368)
Nặng
(n = 10)
Sl % Sl % Sl %
Bình thường 15 68,18 226 61,41 10 100
Tiền Đái tháo đường 5 22,73 107 29,08 0 0
Đái tháo đường 2 9,09 35 9,51 0 0
Tổng 22 100 368 100 10 100
p
χ2

= 4,07 , p = 0,043 < 0,05 (1)
χ2

= 6,18 , p = 0,012 < 0,05 (2)
Theo Hoàng Thị Đợi nghiên cứu tại Thái Nguyên, tỷ lệ mắc Đái tháo đường ở nhóm có
hoạt động thể lực ít là cán bộ hưu trí chiếm 65,3%, trong khi đó nhóm có hoạt động thể lực làm
ruộng chỉ chiếm 15,7%, [13]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở nhóm có tính chất
công việc nhẹ và tĩnh tại, tỷ lệ Đái tháo đường 9,09%; Tiền đái tháo đường 22,73%, nhóm có
tính chất công việc trung bình, tỷ lệ này tương ứng là 9,51% và 29,08%. Trong khi đó ở nhóm có
tính chất công việc nặng thì không có trường hợp nào mắc Đái tháo đường và Tiền đái tháo

đường, với p < 0,05 cho thấy có mối liên quan giữa tính chất công việc với tỷ lệ mắc Đái tháo
đường và Tiền đái tháo đượng của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 12. Mối liên quan giữa bệnh Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường
với tiền sử của đối tượng.
Tiền sử
Bình thường (n = 251)
Tiền ĐTĐ và ĐTĐ (n =
149)
P
Sl % Sl %
Tiền sử bị bệnh
tim mạch (n =
400)
Có 5 1,99 15 10,07
χ2

= 12,84
p = < 0,05
Không 246 98,01 134 89,93
Tiền sử bị rối
loạn lipid máu
(n = 400)
Có 117 46,61 88 59,06
χ2

= 5,80
p = < 0,05
Không 134 53,39 61 40,94
Đẻ con to ≥
4kg (n = 54)

< 4kg 36 97,30 16 94,12
χ2

= 0,33
p = > 0,05
≥ 4kg 1 2,70 1 5,88
Gia đình có
người bị ĐTĐ
(n = 400)
Có 29 11,55 31 20,81
χ2

= 6,28
p = < 0,05
Không 222 88,45 118 79,19
Với p < 0,05 cho thấy có mối liên quan giữa bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường
của đối tượng nghiên cứu với tiền sử bị bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu và gia đình có người
mắc bệnh Đái tháo đường. Không có mối liên quan giữa Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường
với tiền sử đẻ con to của phụ nữ.
Bảng 13. Mối liên quan giữa bệnh Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường
với tăng huyết áp của đối tượng.
Tình trạng bệnh lý
Tăng HA (n = 144) HA bình thường (n = 256)
Sl % Sl %
Bình thường 78 54,17 173 67,58
Tiền Đái tháo đường 50 34,72 62 24,22
Đái tháo đường 16 11,11 21 8,20
Tổng 144 100,0 256 100,0
P
χ2 = 7,09 p < 0,05

Tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường ở đối tượng tăng huyết áp cao
hơn so với đối tượng có huyết áp bình thường. Có ý nghĩa thống kê P < 0,05.
Bảng 14. Mối liên quan giữa bệnh Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường
với tăng BMI của đối tượng.
Tình trạng bệnh lý
BMI < 23 (n = 177) BMI ≥ 23 (n = 223)
Tần số % Tần số %
Bình thường 121 68,36 130 58,30
Tiền Đái tháo đường 43 24,29 69 30,94
Đái tháo đường 13 7,35 24 10,76
Tổng 177 100 223 100
P
χ2 = 4,28 p < 0,05
Tỷ lệ Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường ở đối tượng có BMI < 23 chiếm 31,64%,
trong khi đó ở đối tượng có BMI ≥ 23 tỷ lệ này cao hơn nhiều 41,70%. Mối tương quan này có ý
nghĩa thống kê p < 0,05. Theo tác giả Trần Văn Hải thì người có chỉ số BMI ≥ 23 có nguy cơ
mắc bệnh cao gấp 2 lần người có BMI bình thường (p<0.001). Theo Tạ Văn Bình, người có BMI
≥ 23 có nguy cơ mắc Đái tháo đường gấp 2,6 lần người có BMI < 23 [10]
Bảng 15. Mối liên quan giữa bệnh Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường
với vòng eo của đối tượng.
Tình trạng bệnh lý
Nam Nữ
VE bình
thường
VE to
(≥ 90 cm)
VE bình
thường
VE to
(≥ 80 cm)

Sl % Sl % Sl % Sl %
Bình thường 163 68,49 51 47,22 13 92,86 24 60,00
Tiền Đái tháo đường 57 23,95 41 37,96 1 7,14 13 32,50
Đái tháo đường 18 7,56 16 14,82 0 0 3 7,50
Tổng 238 100 108 100 14 100 40 100
p
χ2 = 14,24 p < 0,05 (1)
χ2 = 5,19 p < 0,05 (2)
Tỷ lệ Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường ở nhóm có vòng eo to cao hơn so với nhóm
có vòng eo bình thường, có ý nghĩa thống kê ở cả hai giới p < 0,05.
Bảng 16. Mối liên quan giữa bệnh Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường
với vòng eo/vòng hông của đối tượng.
Tình trạng bệnh lý
Nam Nữ
Eo/hông bình
thường
Eo/hông to
(≥ 0,95 cm)
Eo/hông bình
thường
Eo/hông to
(≥ 0,80 cm)
Sl % Sl % Sl % Sl %
Bình thường 146 67,91 68 51,91 12 100 25 59,53
Tiền Đái tháo đường 53 24,65 45 34,35 0 0 14 33,33
Đái tháo đường 16 7,44 18 13,74 0 0 3 7,14
Tổng 215 100 131 100 12 100 42 100
p
χ2 = 8,83 p < 0,05 (1)
χ2 = 7,09 p < 0,05 (2)

Có mối liên quan giữa tỷ lệ Đái tháo đường và tiền Đái tháo đường với vòng eo/vòng
hông ở cả hai giới của đối tượng nghiên cứu p < 0,05.
V. KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường
1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới: Nam 86,5%; Nữ 13,5%; 30 - 44
tuổi 9,25%; 45 - 69 tuổi 90,75%.
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc: Kinh 96,5%; Dân tộc khác 3,5%.
- Phân bố đối tượng theo tính chất công việc: Nhẹ 5,5%; Trung bình 92%; Nặng 2,5%
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ văn hóa: 100% đối tượng nghiên cứu có
trình độ đại học, cao đẳng và cao hơn.
1.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường của đối tượng
nghiên cứu.
- Tiền sử của đối tượng nghiên cứu: Có tiền sử bị bệnh tim mạch 5%; Tiền sử bị rối loạn
lipid máu 51,25%; Nữ có tiền sử đẻ con to > 4 kg 3,7%; Tiền sử gia đình có người bị đái tháo
đường 15%.
- Tỷ lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu: 36%
- Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu: BMI < 23: 44,25%; BMI ≥ 23: 55,75%.
- Chỉ số vòng eo của đối tượng nghiên cứu: VE bình thường 63%; VE to 37%.
- Chỉ số vòng eo/vòng hông của đối tượng nghiên cứu: VE/VH bình thường 56,75%;
VE/VH to 43,25%.
1.3. Tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu: Đái
tháo đường 9,25%; Tiền đái tháo đường 28%.
2. Các yếu tố liên quan với bệnh tháo đường và Tiền đái tháo đường ở cán bộ diện bảo vệ
sức khỏe tại Phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Một số yếu tố có mối liên quan với bệnh tháo đường và Tiền đái tháo đường ở cán bộ
diện bảo vệ sức khỏe tại Phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế là: Tuổi; Tính chất
công việc; Tiền sử bị bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu, gia đình có người bị đái tháo đường; Tỷ
lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu; Các chỉ số BMI, vòng eo, vòng eo/vòng hông của đối
tượng nghiên cứu.

VI. KIẾN NGHỊ
Với kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần
triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho cán bộ diện được bảo vệ sức
khỏe sau:
- Tư vấn, điều trị ngoại trú tốt để những cán bộ bị mắc Đái tháo đường và Tiền đái tháo
đường tuân thủ đúng chế độ điều trị ngoại trú, hạn chế tình trạng không kiểm soát được glucose
máu.
- Cần phải tăng cường truyền thông phổ biến kiến thức chung về bệnh đái tháo đường
cho đối tượng này.
- Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập thể thao thể dục và có chế độ sinh hoạt, làm
việc hợp lý, đặc biệt đối với người có yếu tố nguy cơ cao mắc Đái tháo đường và Tiền đái tháo
đường nhằm giảm thiểu khả năng mắc bệnh, nâng cao sức khỏe góp phần đạt hiệu quả trong
công tác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Bệnh đái đường", Bệnh học Nội khoa sau
đại học, tr. 214-229.
2. Bộ Y tế, Bệnh viện Nội tiết (2004), Tài liệu tập huấn khám sàng lọc bệnh đái tháo đường, Hà
Nội.
3. Bộ Y tế (2007), Hội nghị Tổng kết 5 năm hoạt động chương trình phòng chống một số bệnh
không lây nhiễm giai đoạn 2002-2006, Hà Nội.
4. Phạm Hoài Anh (2003), Nghiên cứu rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Y
học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
5. Tạ Văn Bình (2003), Thực hành quản lý và điều trị bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản y học.
6. Tạ Văn Bình (2004), Phòng và quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt nam, Phần 2 - Thực hành
lâm sàng chăm sóc bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản y học.
7. Trần Hữu Dàng và cộng sự (2007), "Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở người 30 tuổi trở
lên tại Thành phố Quy Nhơn", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và
chuyển hoá lần thứ 3, tr. 648-660.
8. Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim Lương (2007), "Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường týp

2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Hội nghị khoa
học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 900-911.
9. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2006), "Nghiên cứu hội chứng chuyển hoá ở người béo
phì với BMI ≥ 23", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 412-413.
10. Nguyễn Thị Nhạn (2006), "Đái tháo đường ở người già", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr.
75-83.

×