Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nguồn lực con người Thái Bình.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.15 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Bước vào thế kỷ XXI là bước vào một thế kỷ của khoa học kĩ thuật và
công nghệ. Hiện nay trên thế giới với tốc độ phát triển như vũ bão của nền khoa
học kĩ thuật thì vấn đề tìm việc làm và ổn định việc làm của hàng triệu con
người đang là một vấn đề rất được quan tâm. Nguồn lực con người thì rất dồi
dào nhưng vấn đề là tận dụng nguồn nhân lực ấy như thế nào để phát triển đất
nước ngày một phồn thịnh hơn. Ấy mới là một dấu hỏi lớn cần những nhà chức
trách cũng như mỗi con người chúng ta cần phải suy nghĩ. Việt Nam với một
nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề, kéo theo sự
nghèo nàn lạc hậu thì việc sắp đặt và ổn định nguồn lực con người càng trở nên
cấp bách, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ hiện nay.
Như chúng ta đã biết, trong mọi thời kì ở bất cứ quốc gia nào nguồn
nhân lực trẻ hay thanh niên luôn giữ một vai trò to lớn, bởi họ là sức sống hiện
tại và tương lai của mỗi quốc gia. Bác Hồ đã chỉ rõ “Một dân tộc muốn hồi sinh
trước hết phải hồi sinh tầng lớp thanh niên.Nếu thanh niên không chịu giác
ngộ,không đủ nghị lực, không còn sức sống không được tổ chức lại, chỉ chìm
đắm trong rượu và thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ diệt vong.” Thật vậy vai
trò của thanh niên đã được khẳng định qua các cuộc chiến đấu giành thắng lợi
như phong trào thanh niên “Ba sẵn sang”. Ngày nay phong trào thanh niên tình
nguyện dang được nhân rộng và phát triển bước đầu đã đạt được những kết quả
khả quan.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay thanh niên Việt Nam chiếm một con số khá cao, hơn 30
triệu người (48%) tổng dân số cả nước (thống kê 2006). Trong đó thanh niên
nông thôn chiếm hơn 20 triệu người.thực tế cho thấy phần lớn số thanh niên
này trong tình trạng thất nghiệp.Hết mùa vụ họ lại đi làm thuê ở các cơ sở sản
xuất nhỏ lẻ hay đi lên tỉnh kiếm việc làm.Tay nghề không có,sự hiểu biết hạn
1
hẹp khiến họ rơi vào tỉnh cảnh khốn khổ.Như ta đã biết nơi phố phường tấp nập
lại là nguồn gốc của bao nhiêu tệ nạn.Thái Bình một tỉnh thần nông, đất nông


nghiệp bình quân đầu người còn thấp so với các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng,
dân số đông,lao động ở nông thôn chiếm tỉ trọng lớn thì những vấn đề nan giải
như trên đang cấp thiết đòi hỏi phải giải quyết.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tình hình thực tế cho thấy nguồn nhân lực Thái Bình rất dồi dào nhưng
tình trạng thiếu lao động trong các nhà máy hay nhân viên trong các công ty thì
vẫn tồn tại.Việc tìm hiểu,nghiên cứu tiểu luận sẽ giải đáp vấn đề đang rất thực
tiễn và được nhiều người quan tâm này. Qua việc nghiên cứu tình hình thực
tế,cùng với những hoạch định trong tương lai sẽ góp phần nhỏ bé giúp nguồn
nhân lực Thái Bình ổn định hơn.
4.Phương pháp nghiên cứu
Bằng những phương pháp biện chứng, khoa học, phương pháp luận
logic, cùng những tìm hiểu thông tin nhóm quyết định chọn đề tài: “Nguồn lực
con người Thái Bình” nhằm phần nào đưa ý kiến góp phần giải quyết việc làm
cho thanh niên hiện nay.
5.Kết cấu bài tiểu luận:gồm 3 phần
Phần I:Phần mở đầu
Phần II: Phần nội dung
Chương 1: Con người Thái Bình trong công cuộc phát triển đất nước
Chương 2:Thực trạng,phương hướng và giải pháp của vấn đề
Phần III: Phần kết luận
2
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
Con người Thái Bình trong công cuộc xây dựng đất nước
Một đất nước phát triển giàu mạnh được quyết định bởi lực lượng lao
động trẻ (thanh niên). Chính vì thế phải xây dựng một đội ngũ lao động mang
tính toàn dân,toàn diện để lao động sản xuất ra của cải vật chất. Mac cho rằng
con người muốn sống và phát triển cần phải ăn,mặc, muốn có được điều đó con
người phải lao động sản xuất ra của cải vật chất "Sản xuất của cải vật chất là quá

trình tác động giữa con người với tự nhiên nhằm biến đổi vật thể của tự nhiên để
tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình"[1,14].
Sản xuất là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của xã hội loài người.Mỗi xã hội
khác nhau thì có những phương thức sản xuất khác nhau. Ngay từ những bưởi
đầu hình thành xã hội loài người, con người đã biết sử dụng dụng cụ nhằm nối
dài đôi tay lao động.Thời nguyên thuỷ con người dùng cành cây, đá nhọn để làm
dụng cụ sản xuất. Trải qua những giai đoạn phát triển con người đã tìm ra kim
loại và tạo ra những công cụ sản xuất bằng kim loại. Và ngày nay con người
đang bước vào một thời kì của CNH,HĐH. Được đánh dấu bằng sự ra đời của
máy hơi nước. Cục diện thế giới thay đổi, hàng loạt các ngành đã áp dụng để sản
xuất. Khoa học kĩ thuật phát triển tạo ra nhiều của cải vật chất dẫn đến đời sống
văn hoá phát triển hay nói cách khác trong quá trình sản suất con người tạo ra sự
phát triển đời sống, phát triển lịch sử xã hội.Con người làm biến đổi giới tự
nhiên cũng như biến đổi chính bản thân mình.Ngày nay với tốc độ phát triển như
vũ bão về khoa học kĩ thuật đang từng ngày từng giờ làm thay đổi thế giới.
Chúng ta có quyền tin và hi vọng có một tương lai tốt đẹp đang chờ đón. Chính
vì vậy chúng ta cần lao động để sản xuất ra của cải vật chất góp phần nhỏ bé vào
công cuộc phát triển của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Muốn lao
động sản xuất tốt thì ngay từ lúc này mỗi thanh niên chúng ta phải tự trau dồi
3
kiến thức, trình độ văn hoá, sức khoẻ, kĩ năng nghề nghiệp để bước vào thời đại
kinh tế tri thức.
Đất nước ta còn nghèo lắm, đời sống nhân dân còn rất khó khăn.Vốn là
một nước nông nghiệp,với mật độ dân cư đông đúc tình trạng lẵng phí về nhân
lực đang diễn ra một cách phổ biến trên hầu hết từ địa phương đến tỉnh thành.
Thật vậy, dư thừa nhân công lao động trong đó các công ty xí nghiệp lại thiếu
trầm trọng.
Đất nước phát triển, đời sống nhân dân nâng cao chỉ khi nào từng vùng
miền trên đất nước ấy không còn khó khăn thiếu thốn, mỗi người là một mắt
xích của một cộng đồng.Mỗi một xã phường giàu có thì huyện lị tỉnh thành kéo

theo cả đất nước ấy cũng giàu có và sung túc hơn. Một câu hỏi vẫn bỏ ngỏ : Tại
sao Thái Bình vẫn chưa thể phát triển như các tỉnh lân cận trong khi về cơ sở vật
chất, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người rất phong phú dồi dào.Mong
muốn đất nước phát triển cũng bao hàm ước mơ Thái Bình ngày càng khởi sắc,
nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Muốn vậy ta phải phát triển nền kinh
tế Thái Bình hơn nữa. Việc chú trọng đầu tiên phải đào tạo nguồn nhân lực đang
thừa kia thành những người thợ có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của các
doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết những thanh niên nông thôn phần lớn họ chỉ học
xong trung học ngay cả tiểu học cũng có rồi ở nhà làm nông với gia đình, hết
mùa vụ thì đi làm thuê rồi đến vụ lại về. Đối với họ trình độ hiểu biết thấp kém,
tay nghề không,cộng thêm điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên việc được
tiếp cận với các mô hình làm kinh tế là điều khó khăn. Sức thanh niên phải làm
những công việc cân xứng, tuổi trẻ cần sáng tạo. Tình trạng thanh niên đổ xô lên
thành phố lớn tìm việc làm kéo theo tình trạng mất an toàn xã hội gây ra các tệ
nạn. Hơn thế nhiều địa phương đã bị cuốn vào "guồng"của đô thị hoá, hàng loạt
các gia đình mất đất, mất nhà cửa, kéo theo mất công ăn việc làm. Sau khi nhận
được tiền đền bù công việc chưa có để ôn định ngay tiền dư dật nhiều họ ăn chơi
và tiêu xài. Không đâu xa tình trạng phổ biến đang diễn ra các vùng ven thành
4
phố như Vũ Thư, Đông Hưng... Khi các khu công nghiệp mọc lên sẽ thu hút và
tận dụng nguồn lao động thất nghiệp,họ không còn đất nhưng bù lại họ sẽ có
công việc để cải thiện cuộc sống ngày một sung túc hơn.Thực tế lại không như
vậy, họ đã quen với công việc đồng áng, giờ thay đổi công việc cùng môi trường
làm việc là một khó khăn không nhỏ đối với họ. Mặt khác, tay nghề không có họ
không đáp ứng được nhu cầu của các nhà máy.
Khoa học kĩ thuật phát triển đời sống của nhân dân cũng được nâng cao,
bằng việc áp dụng vào cuộc sống và công việc những thành tựu kĩ thuật,công
nghệ thông tin được cập nhật và đưa vào đời sống mang lại nhiều hiệu quả thiết
thực.Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu kém, như cờ

bạc, rượu chè, một số lạm dụng vào công nghệ thông tin lưu hành văn hoá đồi
truỵ,rồi thanh niên đâm vào điện tử chat bỏ bê việc học hành.Quê nhà ngày nay
từng bước được đổi mới, do có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương
, ngoài mùa vụ xã đã tổ chức tạo việc làm cho dân, đem lại thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình nông thôn như làm giấy tiền ,mây tre đan. Đảng đã nói: "Baỏ
đảm công ăn , việc làm cho dân là một mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất
nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên" [2,99]. Những cơ sở sản xuất tư nhân như
móc sợi, đan nón, đúc nồi , đan rổ giá...nhà nhà nỗ lực làm kinh tế đời sống từng
bước đi lên.
Ấy là đối với những người dân quanh năm "Bán mặt cho đất bán lưng cho
trời ". còn đối với đội ngũ trí thức hiện nay thì sao? Vẫn thấy tình trạng sinh
viên ra trường không xin được việc làm theo đúng ngành nghề của mình trong
khi các doanh nghiệp lại đang thiếu đội ngũ kĩ thuật trầm trọng.TS Nguyễn Sĩ
Dũng cho biết "Mỗi năm chúng ta có 1.2triệu người đến tuổi lao động và được
bổ sung vào lực lượng lao dộng của đất nước. Tuy nhiên, số lượng lao động thì
được bổ xung mà chất lượng thì lại không. Trong lúc đó, các doanh nghiệp
không đi tìm những người lao động chung chung, mà đi tìm những người lao
động với trình độ tay nghề và kĩ năng làm việc sáng tạo, hiệu quả. Nhiều công ty
với những vị trí như trưởng phòng kế hoạch, trưởng phòng thí nghiệm, trưởng
5
phòng kinh doanh, trưởng phòng kĩ thuật...mới chỉ nghe tên thì có rất nhiều ứng
viên đến dự tuyển nhưng đến thời điểm này chúng tôi chưa tìm được ứng viên
thích hợp cho các vị trí trên" . [ Bài: Nguồn nhân lực cao cấp ở Việt Nam; thừa
mà thiếu ,báo lao động(thứ 3 ngày 18 tháng 10 năm 2008) ]Vấn đề là chất lượng
nhân lực chưa đáp ứng được với doanh nghiệp. Những sinh viên ra trường họ
xin vào các doanh nghiệp nhỏ rồi từ đó học hỏi, tiếp thu, trau dồi kiến thức
thêm, phải mất một thời gian khá dài khi đã vững vàng thì họ lại rời xa cái nôi
của mình đi tìm một chỗ đứng khác có tiềm năng hơn, hay thu nhập cao hơn.
Bao nhiêu doanh nghiệp đều lên tiếng rằng sinh viên ra trường không thể đáp
ứng được nhu cầu việc làm hiện tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cứ phải

đào tạo lại một thời gian mới có thể từng bước tiến bộ. Doanh nghiệp thì cần
người mà sinh viên thì không có việc để làm. Chúng ta phải cải tiến nền giáo
dục sao cho đáp ứng nhu cầu cấp bách của thị trường.
Những năm gần đây với cơ chế mở cửa, nhiều nước mở thị trường lao
động. Đây là một điều rất mừng, nhưng cũng không ít lo ngại. Mừng là vì với
việc lao động đi nước ngoài tăng mang về thu nhập quốc dân nguồn ngoại tệ
đáng kể. Thái Bình là một tỉnh có lượng người đi lao động nước ngoài khá cao.
Chính vì vậy chúng ta cần phát huy điểm mạnh này, đẩy mạnh đào tạo lao động
có tay nghề đáp ứng điều kiện lao động của nước ngoài, xây dựng chính sách
ưu đãi đối với người dân khi tham gia đi lao động nước ngoài nhằm tháo gỡ bế
tắc đời sống, cải thiện kinh tế. Sau vài năm chúng ta có những công nhân lành
nghề, kinh nghiệm đầy đủ đáp ứng nhu cầu lao động trong nước. Hơn thế nữa
giúp cho lao động Việt Nam tiếp cận với khoa học kĩ thuật, sau này về nước có
thể tự làm chủ, tự kinh doanh buôn bán. Còn điều đáng lo hiện nay là nạn "chảy
máu chất xám "đang diễn ra, nó phần nào làm giảm sút sự phát triển kinh tế của
nước nhà nói chung và Thái Bình nói riêng. Điều đó cũng chứng tỏ rằng con
người Việt Nam rất tài giỏi, có thể sống và làm việc trên nước bạn mang lại vẻ
vang cho dân tộc và chúng ta luôn hi vọng rằng những kiều bào ấy sẽ làm hết
sức mình để góp phần nào đưa Việt Nam phát triển.
6

×