Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.28 KB, 61 trang )

Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
Lời mở đầu
Hệ thống các Ngân hàng thương mại nước ta băt đầu đổi mới theo cơ
chế thị trường từ năm 1986, theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước. Sau
20 năm đổi mới, tình hình chung của các Ngân hàng vẫn là nguồn vốn chưa
lớn, các nghiệp vụ kinh doanh chưa đa dạng. Chủ yếu vẫn là hoạt động tín
dụng. Đây là hoạt động sinh lời chủ yếu của các Ngân hàng thương mại.
Trong khi đó, hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến
hoạt động của các Ngân hàng. Rủi ro là bạn đồng hành của các Ngân hàng
thương mại. Vì vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để đảm bảo an toàn vốn cho
Ngân hàng và hạn chế rủi ro đối với hoạt động tín dụng để mang lại hiệu quả
sử dụng vốn của Ngân hàng là tối ưu nhất.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà
Nội là một chi nhánh của NHNN&PTNT Việt Nam đóng trên địa bàn Thành
phố Hà Nội. Với đặc thù riêng của hoạt động kinh doanh ngân hàng chủ yếu
là hoạt động tín dụng, thu lãi từ nghiệp vụ tín dụng chiếm hơn 90% tổng thu
nhập của ngân hàng. Công tác đảm bảo tiền vay của ngân hàng trở thành công
tác quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn nguồn vốn, an toàn tín dụng
của ngân hàng.Trong khi đó, công tác đảm bảo tiền vay của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà nội còn nhiều bất cập. Vì
vậy hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Chi nhánh nam Hà Nội trở thành vấn đề cần thiết.
Đó là những lý do để em chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác
bảo đảm tiền vay tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi
nhánh Nam Hà Nội” để làm báo cáo chuyên đề thực tập.
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác bảo đảm tiền vay.
Chương 2: Thực tế công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà


Nội.
Chư ơng 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đảm
bảo tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh
Nam Hà Nội.
Do còn nhiều hạn chế trong trình bày bài, trong đánh máy, đặc biệt là
về kinh nghiệm làm bài nên em mong nhận được sự góp ý tận tình của cô giáo
hướng dẫn để làm cho bài viết này đựơc hoàn chỉnh hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
Chương 1: Tổng quan về công tác bảo đảm tiền vay.
1.1 Khái niệm, ý nghĩa bảo đảm tiền vay.
1.1.1 Khái niệm.
Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm
phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ
đã cho khách hàng vay.
1.1.2 Ý nghĩa bảo đảm tiền vay.
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ ngân hàng
sang khách hàng sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn
hơn lượng giá trị ban đầu. Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân
hàng, nhưng cũng là nghiệp vụ có rủi ro cao nhất. Vì vậy việc áp dụng biện
pháp bảo đảm tiền vay sẽ làm giảm thiểu được các rủi ro vì bảo đảm tiền vay
giúp:
- Nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay.
- Phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay không
thực hiện được hoặc xảy ra các rủi ro không lường được.
- Phòng ngừa gian lận.
Từ đó giúp cho ngân hàng có thể thu hồi được gốc và lãi đảm bảo sự
tồn tại và phát triển.
1.2. Công tác đảm bảo tiền vay

1.2.1 Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng
mà theo đó nghĩa vụ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện
bằng tài sản cầm cố, thế chấp.
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
Trong trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản, công tác đảm bảo
tiền vay được tiến hành đồng thời với tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách
hàng, gồm các bước sau:
1.2.1.1 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng tại phòng tín
dụng của ngân hàng, hoặc tại địa phương nơi ngân hàng có giao dịch với
khách hàng.
1.2.1.2 Xác định đối tượng vay vốn, mục địch vay vốn của khách hàng
Cán bộ tín dụng căn cứ vào lời khai của khách hàng mà xác định xem
khách hàng thuộc đối tượng vay vốn nào. Nếu là khách hàng vay có đảm bảo
bằng tài sản và có mục đích vay vốn thỏa mãn yêu cầu của ngân hàng thì tiến
hành xác định loại tài sản đảm bảo. Để có các thông tin này, cán bộ tín dụng
phải tiến hành hỏi khách hàng các câu hỏi như: vay để làm gì, số tiền vay bao
nhiêu, tài sản đảm bảo là gì.
1.2.1.3 Xác định hình thức đảm bảo
Cán bộ tín dụng phải lấy được thông tin từ khách hàng là dùng tài sản
nào làm đảm bảo, thông qua đó mà xác định là phương thức đảm bảo của
khách hàng là cầm cố,thế chấp hay là bảo lãnh của bên thứ ba.
* Nếu khách hàng đảm bảo tiền vay bằng một trong những tài sản sau:
+ Tiền Việt Nam, ngoại tệ.
+ Máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý,
đá quý.
+ Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Quyền khai thác tài nguyên theo quy định của pháp luật.
+ Lợi tức, các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố nếu có thoả thuận.
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
+ Tàu biển theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt nam, tàu bay theo
quy định của cục hàng không dân dụng Việt nam trong trường hợp được cầm
cố.
+ Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương
phiếu và các giấy tờ có giá khác.
+ Các tài sản khác theo quy định của pháp luật được cầm cố.
Thì đó là các tài sản được đưa vào làm tài sản cầm cố nhằm đảm bảo cho
khoản tiền vay. Tuy nhiên nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các
bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người
thứ ba giữ. Những tài sản được đưa vào mục tài sản cầm cố là những tài sản
dễ dàng bán được trên thị trường, dẽ dàng thu hồi được vốn cho ngân hàng.
* Nếu khách hàng đảm bảo tiền vay bằng một trong những tài sản sau:
+ Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai theo quy định được thế
chấp.
+ Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền
với nhà ở, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất.
+ Hoa lợi, lợi tức, khoản tiền bảo hiểm và các quyền phát sinh từ bất
động sản thế chấp thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thoả thuận hoặc theo
pháp luật quy định.
+ Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì vật phụ
cũng phụ thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất
động sản thì vật phụ chỉ phụ thuộc tài sản thế chấp nêu các bên thoả thuận.
+ Các tài sản khác theo quy định của pháp luật được thế chấp.
Thì đó là các tài sản được đưa vào làm tài sản bảo đảm cho khoản tiền
vay. Tài sản làm đảm bảo này ngân hàng không thể bán được, vì ngân hàng
chỉ nắm giữ các giấy tờ chứng minh cho tài sản mà không nắm giữ trực tiếp

tài sản đó. Ví dụ như sổ đỏ, đăng kí xe gắn máy, sổ lương… là những giấy tờ
chứng minh cho quyền sở hữu tài sản khách hàng vay. Ngân hàng không thể
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
bán được các giấy tờ đó vì chúng là những giấy tờ không có giá trị khi không
kèm theo tài sản.
* Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của người thứ ba.
Trong trường hợp khách hàng vay vốn mà đảm bảo việc trả nợ là của
người thứ ba thì đó được coi là bảo lãnh của bên thứ ba. Trong trường hợp
này thì người thứ ba cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện thay cho bên có
nghĩa vụ nếu khi đến hạn quy định người được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp một cá nhân hoặc
pháp nhân bảo lãnh cho một hoặc nhiều bên vay vốn cùng một lúc thì tổng số
tiền cho vay bảo lãnh không vượt quá theo quy định của pháp luật. Nếu cá
nhân và pháp nhân bảo lãnh cho một bên vay vốn thì mỗi bên bảo lãnh thực
hiện một phần gốc, lãi, tiền phạt và ký một hợp đồng bảo lãnh độc lập.
Trường hợp này, cán bộ tín dụng phải xác định được bên thứ ba có đủ điều
kiện bảo lãnh hay không.
* Trường hợp khách hàng dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản
đảm bảo:
Chi nhánh được quyền lựa chọn áp dụng việc bảo đảm tiền vay bằng tài
sản hình thành từ vốn vay nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn
vay đáp ứng được các điều kiện quy định của việc bảo đảm bằng tài sản hình
thành từ vốn vay. Ngoài ra, Chi nhánh được quyền cho vay có bảo đảm bằng
tài sản hình thành từ vốn vay khi Chính Phủ chỉ định cho vay đối với khách
hàng vay và đối tượng cho vay trong một số trường hợp cụ thể. Đối với đối
tượng khách hàng này, cán bộ tín dụng phải xác định loại tài sản hình thành từ
vốn vay có được phép làm tài sản đảm bảo không.
1.2.1.4 Xác nhận các giấy tờ chứng minh cho tài sản đảm bảo.
Sau khi xác định được các loại tài sản nào nằm trong phạm vi đảm bảo

nào, cán bộ tín dụng tiến hành nhận các giấy tờ chứng minh cho tài sản dùng
để làm tài sản đảm bảo. Đối với các tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng tiếp
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
nhận hồ sơ vay vốn kèm theo giấy tờ chứng minh cho tài sản đó. Đối với tài
sản cầm cố, cán bộ tín dụng cũng cần có các giấy tờ chứng minh quyền sở
hữu hợp pháp, kèm theo tài sản cầm cố đó. Khi nhận các giấy tờ này, cán bộ
tín dụng phải làm biên nhận cho khách hàng.
Nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản đảm bảo.
* Tư vấn:
Cán bộ tín dụng hướng dẫn, giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ các bên
phải thực hiện, có thể thêm danh sách các giấy tờ cần thiết trong việc làm tài
sản bảo đảm.
* Nhận và kiểm tra bộ hồ sơ tài sản bảo đảm:
Yêu cầu cán bộ tín dụng phải kiểm tra đầy đủ loại, số lượng các giấy tờ
cần thiết chứng minh cho tài sản đảm bảo. Các chứ ký có trên các giấy tờ phải
là chữ ký của người sở hữu đúng với chữ kí hiện tại. Phải phù hợp về nội
dung giữa các tài liệu khác nhau.
1.2.1.5 Thẩm định tài sản đảm bảo.
* Nguồn thông tin để thẩm định
Đó là các tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp. Đây là nguồn
thông tin với số lượng lớn, đa dạng đầy đủ nhất về tài sản bảo đảm. Tuy nhiên
nguồn thông tin này nhiều khi không chính xác do khách hàng cố tình cung
cấp sai lệch nhằm qua mặt cán bộ tín dụng. Vì vậy một nguồn thông tin khác
rất quan trọng đó là khảo sát thực tế. Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản
cán bộ tín dụng cần phải trực tiếp tại nơi tài sản đó tồn tại để xác minh, kiểm
tra, so sánh so với giấy tờ mà khách hàng cung cấp. Một nguồn thông tin khác
không kém phần quan trọng là tại địa phương, công an, cơ quan khác, láng
giềng… nguồn thông tin này tuy ít ỏi nhưng lại mang tính chính xác cao.
* Nôi dụng thẩm định:

Cán bộ tín dụng cần phải thẩm định các nội dung sau: quyền sở hữu tài
sản đảm bảo của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh. Tài sản hiện không có
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
tranh chấp hay đang tranh chấp. Tài sản được phép giao dịch hay không, nếu
là loại tài sản hiếm thì cần có các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp hợp lệ
của tài sản đó kèm theo các giấy tờ về bảo hiểm. Tài sản đảm bảo phải là tài
sản dễ chuyển nhượng
* Viết báo cáo thẩm định:
Sau khi thẩm định các nội dung trên cán bộ tín dụng viết báo cáo thẩm
định thông báo kết quả đạt được. Báo cáo thẩm định là căn cứ để xác định các
thông tin về tài sản đảm bảo. Thông qua đó mà xác định mức cho vay hợp lí.
Cũng như các thông tin khác về người vay, về độ tín nhiệm, về dự án.
1.2.2 Đối với cho vay bảo đảm bằng uy tín của người vay ( tín chấp).
Cho vay có bảo đảm bằng uy tín của người vay là việc cho vay vốn của
tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng không được cam
kết bảo đảm bằng tài sản. Hình thức cho vay không có bảo đảm này rất hạn
chế, và chỉ áp dụng đối với một số các trường hợp sau:
- Đơn vị trực tiếp cho vay được quyền chủ động lựa chọn khách hàng đủ
điều kiện để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
- Đơn vị trực tiếp cho vay được áp dụng cho vay không có bảo đảm bằng
tài sản trong trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quy định về cho
vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng vay và nhu cầu vay
vốn cụ thể.
Ngân hàng cho vay không được cho vay không có tài sản bảo đảm đối
với các đối tượng:
+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm tra tại tổ chức tín dụng,
kết toán trưởng, thanh tra viên.
+ Doanh nghiệp có một trong những đối tượng là thành viên hội đồng
quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc của tổ chức tín

dụng, người thẩm định xét duyệt cho vay.
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
+ Bố mẹ, vợ chồng, con của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát,
tổng giám đốc, phó tổng giám đốc sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh
nghiệp đó.
Khách hàng muốn vay dưới hình thức tín chấp phải có đủ các điều kiện
sau:
- Có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn
vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi.
- Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi,
có khả năng hoàn trả nợ, hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi
phù hợp với quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính để thực hiên nghĩa vụ trả nợ.
- Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ
chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín
dụng, cam kết trả nợ trớc hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo
đảm bằng tài sản theo quy định.
- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài việc phải thoả mãn
những điều kiện trên còn phải có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong hai
năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay.
Như vậy việc đánh giá doanh nghiệp có thoả mãn các điều kiện trên
hay không là một việc mang tính trừu tượng và tương đối, do đó dễ xảy ra tr-
ường hợp đánh giá bằng cảm tính, không thu hồi được vốn, gây hậu quả
nghiêm trọng. Vì vậy để xác định được đơn vị có đủ điều kiện trên hay không
người ta phải phân tích tình hình tài chính, kinh doanh, thanh toán, khả năng
cân đối vốn, khả năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích về lợi
nhuận, doanh số xem có phát triển và tăng trưởng một cách ổn định hay
không. Xem xét các khoản nợ, nhất là khoản nợ ngân hàng, ngân hàng có phải
là chủ nợ ưu tiên trong các chủ nợ hay không. Đặc biệt ngân hàng cần xem

xét mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng và các chủ nợ khác từ trước
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
đến nay, đơn vị có thái độ tôn trọng, thực hiện đầy đủ các cam kết giữa hai
bên hay không.
Nếu khách hàng có đủ điều kiện để vay “tín chấp” thì tổ chức tín dụng
phải quy định mức dư nợ tối đa đối với một khách hàng vay và ngân hàng
Nhà nước Việt nam quy định mức cho vay “tín chấp” cho một tổ chức tín
dụng trong từng thời kỳ. Như vậy cán bộ tín dụng căn cứ vào các quy định đó
mà tiến hành cho vay hay không cho vay đối với các đơn vị vay vốn không có
tài sản đảm bảo.
1.2.3 Đối với cho vay theo chỉ định của chính phủ
Cho vay theo chỉ định của Chính phủ là việc các tổ chức tín dụng nhà
nước cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng vay để thực hiện các dự
án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, trọng điểm của nhà nước, ch-
ương trình kinh tế xã hội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được
hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo quy định tại
các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ.
Trong trường hợp này, khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đ-
ược nợ thì Chính phủ sẽ xử lý tổn thất cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên
Chính phủ chỉ xử lý tổn thất khi người vay không trả được nợ theo các
nguyên nhân sau:
- Do thiên tai hoả hoạn và các biến cố rủi ro khách quan khác.
- Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể theo quyết định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc bị tuyên bố phá sản mà sau khi xử lý theo
quy định của pháp luật vẫn không trả đủ nợ cho tổ chức tín dụng.
- Nhà nước thay đổi chủ trương, chính sách dẫn đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của khách hàng vay gặp khó khăn và không trả được nợ.
Trường hợp này, cán bộ tín dụng tiến hành cho vay theo chỉ định của
chính phủ. Không cần thực hiện các thủ tục về bảo đảm tiền vay như các

trường hợp khác vì đã có chính phủ đứng ra bảo đảm cho người vay.
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
1.2.4 Đối với cho vay cá nhân, hộ gia đình nghèo có bảo lãnh bằng tín chấp
của các tổ chức đoàn thể xã hội.
Cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo đảm băng tín chấp của
các tổ chức đoàn thể xã hội là việc các tổ chức cho vay không có bảo đảm
bằng tài sản đối với khách hàng vay là thành viên của một trong các tổ chức
đoàn thể chính trị xã hội như: Hội nông dân Việt nam, Hội liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam…
Trong trường hợp này, việc bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể xã hội tại
cơ sở phải được lập thành văn bản trong đó ghi rõ nội dung số tiền vay, mục
đích vay, nghĩa vụ của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo
lãnh. Mức cho vay tối đa của mỗi cá nhân, hộ gia đình nghèo này do ngân
hàng Nhà nước Việt nam quy định trong từng thời kỳ. Khi đến hạn trả nợ, nếu
khách hàng vay vốn không trả được nợ thì các tổ chức đoàn thể chính trị xã
hội phải có trách nhiệm cùng với ngân hàng xử lí tổn thất theo quy định. Cán
bộ tín dụng phải tham khảo ý kiền của cấp trên trong từng trường hợp cho vay
đối với các đối tượng này.
1.2.5 Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Tài sản bảo đảm tiền vay được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp
đồng bảo đảm; việc xác định giá trị tại thời điểm chỉ làm cơ sở xác định mức
cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp, không áp dụng khi xử lý tài sản bảo
đảm để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải được
lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng.
Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do chính chi nhánh NHNo, khách hàng
vay, bên bảo lãnh thoả thuận, trừ trường hợp giá trị quyền sử dụng đất là đất
thuê của nhà nước được quy định (sẽ được nêu sau). Trường hợp cần thiết có
thể thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường

Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
tại thời điểm xác định, có tham khảo giá quy định của nhà nước (nếu có), giá
mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố về giá. Chi phí thuê do
khách hàng vay, bên bảo lãnh trả.
Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất:
+ Đất do Nhà Nước giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng để sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở, đất mà hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng hợp pháp; đất do Nhà nước giao có thu tiền đối với tổ
chức kinh tế; đất mà tổ chức kinh tế nhượng quyền sử dụng hợp pháp thì giá
trị quyền sử dụng thế chấp, bảo lãnh do chi nhánh NHNo và khách hàng vay,
bên bảo lãnh thoả thuận theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó
tại thời điểm thế chấp.
+ Đất do Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế thuê mà bên
thuê đã trả tiền thuê đất cho thời gian thuê hoặc cho nhiều năm, thì giá trị
quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh gồm tiền đền bù thiệt hại, giải phóng
mặt bằng khi được Nhà nước cho thuê đất (nếu có), tiền thuê đất đã trả cho
Nhà nước sau khi trừ đi tiền thuê đất cho thời gian đã sử dụng.
+ Trường hợp thế chấp, bảo lãnh giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê
đất được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của luật pháp, thì giá trị
quyền sử dụng đất được thế chấp, bảo lãnh tính theo giá trị thuê đất trước khi
được miễn, giảm.
1.2.6 Xác định mức cho vay dựa trên tài sản đảm bảo
Sau khi chấp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến
hành xác định mức cho vay đối với khách hàng như sau:
1.2.6.1 Đối với các loại tài sản cầm cố
+ Tài sản cầm cố là giấy tờ có giá:
Mức cho vay tối đa = Số tiền gốc + Lãi chứng từ có giá- Số lãi phải trả
cho ngân hàng trong thời gian xin vay.
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B

Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
+ Tài sản cầm cố do khách hàng vay, bên bảo lãnh giữ, sử dụng hoặc bên
thứ ba giữ:
Mức cho vay tối đa = 50% giá trị tài sản bảo đảm.
+ Tài sản cầm cố do ngân hàng giữ:
Mức cho vay tối đa = 75% giá trị tài sản bảo đảm.
1.2.6.2 Đối với các loại tài sản thế chấp
+ Mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm.
Riêng mức cho vay tối đa so với giá trị quyền sử dụng đất do tổng
giám đốc quyết định cụ thể từng thời kỳ trong phạm vi nói trên.
+ Đối với bộ chứng từ có giá
Mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo
1.2.7 Xử lí tài sản bảo đảm.
Mọi khách hàng vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp có nghĩa vụ trả nợ
khi đến hạn hoặc trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật, bên bảo lãnh
cho khách hàng vay vốn tại ngân hàng có nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng
vay, nếu khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ trả nợ thì tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng nông
nghiệp được xử lí để thu hồi nợ.
- Tài sản bảo đảm được xử lí theo phương thức đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng hoặc hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh
giữa ngân hàng nông nghiệp và khách hàng vay và khách hàng không xử lý đ-
ược tài sản bảo đảm theo phương thức đã thoả thuận thì đơn vị trực tiếp cho
vay có quyền chủ động lựa chọn áp dụng một hoặc một số trong các phương
thức xử lí tài sản bảo đảm sau đây để thu hồi nợ:
+ Bán tài sản bảo đảm.
+ Nhận chính thức tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa
vụ được bảo đảm.
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà

+ Uỷ quyền bán đấu giá tài sản cho trung tâm bán đấu giá hoặc doanh
nghiệp bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
+ Uỷ quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức có chức năng mua bán tài sản
để bán.
+ Nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho
bên bảo đảm.
- Các đơn vị trực tiếp cho vay có quyền chuyển quyền thu hồi nợ hoặc uỷ
quyền cho bên thứ ba xử lí tài sản bảo đảm. Bên thứ ba phải là tổ chức có tư
cách pháp nhân và được thực hiện quyền thu hồi nợ hoặc xử lí tài sản bảo
đảm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp được các đơn vị trực tiếp
cho vay chuyển giao quyền thu hồi nợ, bên thứ ba có quyền thực hiện các
biện pháp để thu hồi nợ hoặc xử lí tài sản bảo đảm như các đơn vị trực tiếp
cho vay uỷ quyền. Xử lí tài sản thì bên thứ ba được xử lí tài sản bảo đảm
trong phạm vi được uỷ quyền.
- Việc xử lí tài sản bảo đảm phải tuân thủ nguyên tắc công khai, thủ tục
đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, bảo đảm quyền, lợi ích của các đơn vị
trực tiếp cho vay và khách hàng và tiết kiệm chi phí.
- Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản bảo đảm khởi tố về hành vi phạm
tội không liên quan đến việc vay vốn của các đơn vị trực tiếp cho vay hoặc
không liên quan đến nguồn gốc hình thành tài sản bảo đảm thì tài sản bảo
đảm của người đó không bị kê biên và được xử lí theo quy định tại thông tư
03/2001/TTLT/NHNN–BTD–BCA–BTC–TCĐC (trừ trường hợp được chỉ
định khác).

1.2.8 Giám sát,kiểm tra tài sản bảo đảm
Sau khi nhận tài sản đảm bảo, ngân hàng thường xuyên, định kì kiểm
tra, giám sát việc sử dụng tài sản đảm bảo của khách hàng.
Đối với các tài sản đảm bảo là các tài sản cầm cố, thì việc kiểm tra,
giám sát là hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi vì, các tài sản cầm cố thì
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B

Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
khách hàng vẫn tiếp tục sử dụng tài sản đó trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Việc kiểm tra, giám sat, sẽ tránh việc khách hàng sử dụng tài
sản sai mục đích đã cam kết trong hợp đồng cầm cố tài sản. Trong thời gian
hợp đồng vay vốn, ngân hàng thường có các tổ kiểm tra xuống tận nơi khách
hàng sản xuất kinh doanh để kiểm tra tài sản cầm cố.
Đối với các tài sản đảm bảo là các tài sản hình thành từ vốn vay, việc
kiểm tra, giám sát phải được thực hiện ngay từ khi tài sản được mua về. Xem
xét xem tài sản mua về có đúng như trong hợp đồng vay vốn hay không. Sau
đó là việc tài sản có được sử dụng như hợp đồng đã cam kết hay không.
Giám sát trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, việc sử dụng tài sản phải đảm
bảo phải tuân thủ đúng nguyên tắc đã cam kêt giữa ngân hàng và khách hàng.
Đối với các tài sản đảm bảo, vì ngân hàng đã nắm giữ các giấy tờ
chứng minh cho tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản cho nên ngân hàng phải liên
hệ với các cơ quan quản lí nhà nước liên quan đến tài sản trong việc kiểm soát
tài sản đó. Tránh việc khách hàng bán tài sản một cách bất hợp pháp khi chưa
có sự đồng ý của ngân hàng, việc này xảy ra đối với các tài sản như nhà ở, đất
đai.
Đối với việc cho vay theo đảm bảo của các tổ chức khác, ngân hàng
cũng phải thường xuyên nắm tình hình của các tổ chức đó, khi có sự việc gì
xảy ra thì ngay lập tức có biện pháp thu hồi nợ
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
Chương 2 : Thực tế công tác bảo đảm tiền vay tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Nam Hà nội.
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi
nhánh Nam Hà Nội .
2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội trên địa bàn
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà

Nội nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân, một trong những quận có tốc độ
phát triển nhanh của thành phố Hà Nội. Tình hình Kinh tế_Chính trị_Xã hội
trên địa bàn liên tục tăng trưởng ổn định trong 3 năm qua, có chiều hướng
thuận lợi đối với các hoạt động của ngân hàng. Sản xuất, xuất khẩu trên địa
bàn đều tăng; môi trường đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp vừa và nhỏ đã được cải thiện với các chính sách và biện pháp của nhà
nước được cởi mở, thông thoáng hơn. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp
tăng 16%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá đạt 3.334 tỷ, tăng 7,5%. Cơ cấu
kinh tế nói chung cũng như cơ cấu trong nội bộ từng ngành tiếp tục dịch
chuyển theo hướng tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển
kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Kinh tế Nhà n-
ước trên địa bàn tiếp tục được đổi mới, sắp xếp và họat động có hiệu quả hơn,
kinh tế tập thể, tư nhân, hộ gia đình đã có bước phát triển mới, đóng góp vào
sự tăng trưởng chung của kinh tế địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm
cho người lao động, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo. Có được những kết quả
trên, hoạt động của các ngành tài chính ngân hàng, kho bạc có vai trò rất lớn,
đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho sản xuất và phát triển kinh tế
nhiều thành phần của địa phương. Bên cạnh đó, Quận đã tập trung đẩy mạnh
xây dựng cơ bản, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường. Vì vậy đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân đã được nâng lên, an ninh trật tự được
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
đảm bảo. Năm 2005 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm, là năm cả nước thi
đua lập thành tích chào mừng Đại Hội Đảng toàn Quốc lần thứ X. Kinh tế
Việt Nam tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức như hạn hán, bão lũ tàn phá,
dịch cúm gia cầm, nhưng vẫn ổn định về chính trị và phát triển mạnh về kinh
tế, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước đạt 7,5%. Năm 2005 cũng là năm giá cả,
lãi suất của thế giới và trong nước có nhiều biến động như giá xăng dầu tăng,
giá cà phê, sắt thép, giá vàng, lãi suất USD, lãi suất huy động vốn.
2.1.2. Tổng quan về NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
được thành lập từ năm 2001, cho đến nay đã được 5 năm. Ngân hàng đã ổn
định về cơ cấu tổ chức và đi vào hoạt động rộng rãi. Thu hút được khách hàng
đến gửi tiền và vay vốn, cũng như mở tài khoản, mở L/C, và các dịch vụ
khác. Chi nhánh Nam Hà Nội là một trong số 2564 chi nhánh trực thuộc
NHNo & PTNT Việt Nam. Có trụ sở tại toà nhà C3 Phương Liệt-198 đường
Giải Phóng-Thanh Xuân-Hà Nội. Ra đời năm 2001, chi nhánh NHNNo &
PTNT đóng vai trò tạo nguồn vốn, cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng,
đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp
phần thực hiện các mục tiêu, chương trình, giải pháp Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước đề ra, định hướng phát triển kinh doanh của NHNo & PTNT Việt
Nam và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sau 5 năm hoạt
động, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà
Nội có những bước phát triển mạnh mẽ: với tổng nguồn vốn là 1.069,109 tỷ
đồng vào cuối năm 2002, đến thời điểm 31/05/2005 đã đạt được 3.567 tỷ
đồng, tức là gấp 3 lần chỉ sau 3 năm hoạt động. Bên cạnh đó, ngân hàng đã
đẩy mạnh tiếp thị tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ mới, làm tốt việc chăm
sóc khách hàng, cải tiến cách đầu tư dịch vụ. Củng cố và hoàn thiện công tác
kinh doanh ngoại hối, thanh toán điện tử, tăng nhanh phát hành thẻ ATM,
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
tăng cường thu hút ngoại tệ, nối mạng thanh toán với các đơn vị lớn, các đơn
vị có mạng lưới rộng rãi khắp trên toàn quốc. Thực hiện chương trình hội
nhập quốc tế: đẩy nhanh công tác đào tạo IPCAS, đào tạo nghiệp vụ mới,
triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình giao dịch mới hiện đại, áp dụng
dần các chuẩn mực ngân hàng quốc tế, chuẩn bị các điều kiện vất chất cần
thiết để hội nhập quốc tế.
2.1.3. Khát quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi
nhánh Nam Hà Nội.
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi tiết của các tổ chức tín dụng,
sau đó là tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trên địa bàn hành chính hạn hẹp có
nhiều ngân hàng tham gia huy động vốn như: Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng
nông nghiệp, Ngân hàng ngoại thương, các phòng giao dịch của các Ngân
hàng TMCP…các ngân hàng này có địa điểm huy động vốn liền kề các điểm
huy động vốn của chi nhánh, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ. Các Ngân hàng
đã đưa ra nhiều chiến dịch để huy động vốn, như chương trình tiết kiệm 3 chữ
A của NHNo&PTNT Việt Nam, Tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cao của các
Ngân hàng TMCP. Đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong huy động vốn. Tuy
nhiên dưới sự chỉ đạo sát sao và điều hành trực tiếp của Ban giám đốc, sự
phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, chi nhánh luôn làm tốt công tác chính
sách khách hàng. Do vậy không những giữ vững mà còn phát triển thêm
khách hàng trong huy động vốn. Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi theo
hướng tích cực, tiền gửi của các TCTD giảm còn 13%, tiền gửi của dân cư
tăng lên đến 31%, tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn tăng lên. Năm 2005 tất
cả các đơn vị trực thuộc đều làm tốt công tác huy động vốn, bình quân nguồn
vốn của 1 chi nhánh cấp 2 đạt 650 tỷ đồng, 1 phòng giao dịch đạt hơn 70 tỷ
đồng. Chi nhánh đã thực hiện chương trình hành động tăng trưởng và ổn định
nguồn vốn: xác định nguồn vốn luôn là nền tảng mở rộng kinh doanh và luôn
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
là nguồn thu chủ yếu của chi nhánh. Vì vậy cần : Duy trì ổn định các nguồn
vốn lớn, tiếp thị mở rộng khách hàng, phát triển thêm các nguồn vốn rẻ, các
nguồn vốn dài hạn, ổn định, chủ động, đa dạng hoá các hình thức huy động
vốn hướng tới khách hàng dân cư, các dự án vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 1. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số

tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Tổng vốn huy động 2550 100% 3353 100% 4439 100%
Tiền gửi các TC khác 1664 65,25% 2664 79% 3050 69%
Tiền gửi tiết kiệm dân

886 34,75% 689 21% 1389 31%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
3,500
4,000
4,500
2003 2004 2005
Tong von huy dong
Tien gui doanh nghiep
Tien gui TK dan cu


Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn huy động
Mặc dù trên địa bàn có cạnh tranh gay gắt và vị trí giao dịch chua
thuận tiện, nhưng nguồn vốn của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh và
ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân một năm là 174%, là một trong những
đơn vị dẫn đầu trong việc hoàn thành vuợt mức chỉ tiêu nguồn vốn của đề án
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
phát triển kinh doanh của NHNNo&PTNTVN trên địa bàn đô thị loại I
( 2002-2005). Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi theo hớng tích cực,
TGTCTD giảm còn 13%, tiền gửi dân cư tăng lên đến 31%, tỷ trọng nguồn
vốn trung dài hạn tăng lên. Năm 2005 tất cả các đơn vị trực thuộc đều làm tốt
công tác huy động nguồn vốn, bình quân nguồn vốn của 1 chi nhánh cấp 2 đạt
650 tỷ đồng, 1 phòng giao dịch đạt hơn 70 tỷ đồng.
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Thực hiện mục tiêu chung của toàn ngành “ tiếp tục duy trì tăng trưởng
hợp lí, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, nâng cao chất lượng
dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh, tập trung đầu tư đào tạo nguồn
nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, đủ
năng lực hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển thương hiệu trên
cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp”.
Ngoài các doanh nghiệp là khách hàng thuờng xuyên của ngân hàng
như công ty thực phẩm Miền Bắc, Công ty dịch vụ kĩ thuật dầu khí, Tổng
công ty Sông Đà, Công ty Ginexim Hà Nội, Công ty xuất nhập khẩu với
Lào...thì chi nhánh cũng đã phát triển thêm nhiều khách hàng là các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, khẳng định một cách chắc chắn đuờng lối chiến l-
uợc là phát triển theo xu huớng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tăng c-
uờng, tập trung phát triển khu vực khách hàng là những doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Năm 2003 chi nhánh tiếp tục triển khai, rút kinh nghiệm để hoàn thiện
các đề án cho vay đối với cán bộ công nhân viên thông qua tổ chức công đoàn

tại các DNNN, tập trung thẩm định cho vay đồng tài trợ một số dự án lớn như
nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, thẩm định và trình duyệt cho vay dự án nhà
máy cán nóng thép tấm của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
Năm 2004, dư nợ đạt 1571,394 tỷ đồng. Trong đó dư nợ ngắn hạn là
580,1 tỷ; dài hạn là 160,8 tỷ và trung hạn là 132,1 tỷ. Thì sang năm 2005, dư
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
nợ đã là 2130 tỷ đồng, các tỷ lệ dư nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tăng tương
ứng.
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ tại địa phương theo loại cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2004 2005
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Tổng dư nợ 873,764 100% 1119.14 100%
Dư nợ ngắn hạn 580,765 66,5% 805 72%
Dư nợ T- D hạn 292,999 33,5% 314.14 28%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005

Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
Xét theo loại cho vay, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng 28%
còn thấp hơn so mức bình quân chung của toàn hệ thống và thấp hơn mức kế
hoạch cho phép ( 44%)... Qua các năm từ 2001 đến nay, du nợ trung và dài
hạn có xu hướng giảm. Năm 2001 tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn là 2%, đến
năm 2002 tỷ trọng là 44% và đến năm 2003 tỷ trọng giảm còn 35%, sang năm
2004 tỷ trọng chỉ còn là 33%, và năm 2005 tỷ trọng đạt được là thấp nhất
28%. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn thấp, có chiều hướng giảm như vậy cho

thấy việc Chi nhánh đã không thu hút được các khách hàng vay phục vụ đầu
tư dài hạn. Không có được tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn đảm bảo mức trung
bình của hệ thống. Tuy nhiên trong năm tới, khi các dự án đầu tư trung và dài
hạn giải ngân thì khả năng tỷ trọng loại cho vay này của Chi nhánh sẽ tăng
lên. Như dự án Thuỷ điện Bắc Bình hạn mức 100 tỷ, nhiệt điện Hải Phòng
hạn mức là 250 tỷ, Thuỷ điện Cửa Đạt là 197 tỷ….
Về dư nợ ngắn hạn, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn giảm qua các năm
nên tương ứng với nó là tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng lên. Mức tăng tuyệt đối
là từ 157 tỷ năm 2001 lên 267 tỷ năm 2002, sang năm 2003 thì số dư đã là
398 tỷ, đến năm 2004 con số này đã là 581 tỷ. Và đạt con số ấn tượng 805 tỷ
vào năm 2005. Điều này cho thấy Chi nhánh đã được sự tín nhiệm của khách
hàng vay vốn ngắn hạn, phục vụ cho các nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn. Vì
vậy mà chi nhánh đã có được sự tăng trưởng dư nợ ngắn hạn tăng dần đều qua
các năm trong điều kiện nhiều Ngân hàng thương mại đều có nhiều chính
sách ưu đãi trong cho vay nhằm thu hút khách hàng. Mặc dù vậy, tốc độ tăng
năm 2005 là 28% cao hơn mức tăng chung của hệ thống, nhưng vẫn thấp hơn
mức tăng của nguồn vốn. Dư nợ bình quân tính trên một cán bộ đạt 9,9 tỷ tuy
nhanh nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay tại địa phương
Đơn vị tính: tỷ đồng
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005
Số
tiền
T/T Số tiền T/T Số tiền T/T Số tiền T/T
Tổng dư nợ 478 100% 610,277 100% 873,764 100% 1119.14 100%
Dư nợ DNNN 398 83,26% 522 85,53% 672,287 76,84%

876,276
78,3%
Dư nợ DN
ngoài QD
80 16,74% 88,277 14,47% 201,477 23,06% 242,864 21,7%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002, 2003, 2004, 2005
Viết tắt: T/T= tỷ trọng
Đối tượng cho vay chính của Chi nhánh là doanh nghiệp, trong đó thì
DNNN là đối tượng khách hàng chủ yếu. Điều này thể hiện rất rõ trong cơ
cấu dư nợ của chi nhánh theo đối tượng cho vay. Dư nợ DNNN luôn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Dư nợ cho vay đối với DNNN năm
2002 đạt 398 tỷ đồng, năm 2003 đạt 522 tỷ đồng đến 2004 đạt 672,287 tỷ
đồng và đến năm 2005 con số này là 876,276 tỷ đồng. Mặc dù tỷ trọng trong
tổng dư nợ có giảm nhưng là rất nhỏ thay đổi không theo xu hướng qua các
năm, năm 2002 tỷ trọng dư nợ DNNN chiếm 83,26% tổng dư nợ; năm 2003
chiếm 85,53% tổng dư nợ; năm 2004 tỷ trọng tổng dư nợ là 76,84%; năm
2005 tỷ trọng trong tổng dư nợ là78,3. Mặc dù đang cố gắng để đa dạng hoá
khách hàng nhưng DNNN vẫn là những khách hàng lớn, truyền thống của
ngân hàng. Các DNNN vốn hoạt động kém hiệu quả, khi vay lại không cần
bảo đảm, nên khi làm ăn thua lỗ các ngân hàng khó thu hồi nợ, do đó các
ngân hàng ngại cho vay đối với các DNNN. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện
nay, khi mà các DNNN đã không còn được bao cấp, tự hoạt động kinh doanh,
và đã hoạt động có hiệu quả thì việc cấp vốn cho các doanh nghiệp này là rất
thuận lợi. Thể hiện ở số vốn vay lớn, thời hạn vay dài, luôn đảm bảo dư nợ
cho Chi nhánh. Doanh nghiệp nhà nước là khách hàng tăng trưởng nhanh nhất
cả về số lượng lẫn số vốn được cấp. Mặt khác, Chi nhánh có một số khách
hàng là bạn hàng quen, truyền thống, luôn luôn đảm bảo uy tín đối với ngân
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
hàng, như Công ty thực phẩm Miền Bắc, Công ty dịch vụ kĩ thuật dầu khí,

Công ty XNK bao bì Hà nội, Công ty xuất nhập khẩu với Lào…
Dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù chiếm tỷ trọng
nhỏ nhưng cũng đã tăng dần, khẳng định một cách chắc chắn đường lối chiến
lược là phát triển theo xu hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tăng
cường, tập trung phát triển khu vực khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
cho thấy ngân hàng đang có xu hướng quan tâm hơn đối với thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh, tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
mặc dù tăng không đều qua các năm, nhng số tương đối qua các năm đều
tăng. Năm 2002 là 80 tỷ, sang năm 2003 là 88,277 tỷ, đến năm 2004 là
201,477 tỷ và đến năm 2005 đạt đến 242,864 tỷ. Có được thành tích này là
nhờ Chi nhánh đã tăng cường cho vay đối với cán bộ công nhân viên của
Trung tâm chuyển tiền bu điện, và của Sở thú Hà Nội.
1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội.
Bên cạnh hoạt động đầu t tín dụng, ngân hàng đã thực hiện những hoạt
động kinh doanh mới. Từ năm 2003 chi nhánh đã triển khai, ứng dụng một số
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như:
* Thực hiện thành công chương trình giao dịch một cửa ( Ngân hàng bán
lẻ) theo chủ trương của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc. Tiếp cận
chuẩn bị triển khai chơng trình WB ở Hội sở và chương trình Ngân hàng bán
lẻ tới 100% chi nhánh, phòng giao dịch của chi nhánh.
* Áp dụng thí điểm hình thức huy động tiết kiệm gửi góp để huy động
nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư.
* Thực hiện thí điểm hợp đồng huy động vốn và cho vay đối với các tổ
chức tài chính trên địa bàn.
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp GVHD: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
* Tiếp tục thực hiện mô hình cho vay tiêu dùng đối với CBCNV thông
qua tổ chức công đoàn tại các DNNN
* Cung ứng dịch vụ giải ngân phục vụ các dự án đầu tư nước ngoài; làm

đầu mối triển khai tới các tỉnh trong phạm vi của dự án.
Năm 2005 là năm đầu tiên chi nhánh có triển khai máy ATM, hiện nay
chi nhánh đã có 8 máy, đã phát hành 8043 thẻ với số d hơn 7 tỷ đồng. Chi
nhánh đã tổ chức kí kết hợp đồng làm ngân hàng đầu mối thanh toán cho
Trung tâm chuyển tiền bưu điện- Tổng công ty bu chính viễn thông Việt Nam,
hợp đồng bắt đầu được triển khai, không chỉ góp phần tăng nguồn vốn, thu
dịch vụ cho chi nhánh mà còn đem lại hiệu quả cho các Chi nhánh NHNo
trong toàn hệ thống. Chi nhánh đã phối hợp với ban quan hệ Quốc tế, Ban
quản lí dự án CBRIP, tổ chức đoàn công tác kiểm tra, chấn chỉnh tình hình
quản lí dự án tại 8 tỉnh miền Trung và tổ chức thành công 3 lớp tập huấn cho
14 NHNo Tỉnh và hơn 100 NHNo huyện về nghiệp vụ quản lí, giải ngân dự
án CBRIP. Chi nhánh tiếp tục triển khai các dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ
cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện, Kho bạc Thanh Xuân, giao dịch nhận
chứng từ tại chỗ cho Quỹ hỗ trợ TW, Kho bạc, Công ty cổ phần Phát triển nhà
số 2…Đây là các dịch vụ tuy chưa được phí dịch vụ cao nhưng đã hỗ trợ đắc
lực cho công tác kinh doanh của Chi nhánh, đặc biệt là các công tác khơi tăng
thêm nguồn vốn và góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín thương hiệu
của hệ thống NHNo Việt Nam.
2.2. Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.1 Các biện pháp đảm bảo tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội
Trong giai đoạn hiện nay, tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các
ngân hàng thương mại, nhưng cũng là nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Vì vậy để bảo đảm an toàn nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và mang lại
Bùi Đại Nghĩa Ngân hàng 44B

×