Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Bước đầu đánh giá tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa trên bệnh nhân sử dụng thuốc an thần kinh tại viện sức khỏe tâm thần bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 72 trang )

Bộ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ LINH CHI
B ư ớc ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
KHÔNG MONG MUÓN TRÊN
CHUYỂN HÓA TRÊN BỆNH NHÂN sử
DỤNG THUÓC AN THẦN MNH t ạ i
VIỆN SỨC KHOẺ TÂM THẦN- BỆNH
VIỆN BẠCH MAI
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP Dược sĩ
KHÓA 61 (2006-2Ò11)
Người hướng dẫn:
1. TS.BS. Nguyễn Văn Tuấn
2. ThS.DS. Phạm Thị Thúy Vân
Nơi thực hiện:
1. Viện Sức khỏe tâm thần-BV Bạch Mai
2. Bộ môn Dược Lâm Sàng-
Trưòng Đại học Dược Hà Nội
HÀ NỘI - 2011 t r uồ n g đh Được hà nội
Lòì cảm ơn
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc
tới TS.BS Nguyễn Văn Tuấn- Giảng viên trưòng Đại học Y Hà Nội, trưỏng phòng
Khám và điều trị ngoại trú, Viện Sức khỏe tâm thần-Bệnh viện Bạch Mai và
ThS.DS. Phạm Thị Thúy Fff«-giảng viên bộ môn Dược lâm sàng trường Đại học
Dược Hà Nội, với kiến thức, kinh nghiệm và sự nhiệt tình đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi đã học hỏi được rất nhiều ở
Thầy cô phong cách làm việc, phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như các kỹ
năng giao tiếp trên lâm sàng cũng như trong cuộc sống.
Tôi cũng xin cảm ơn tập thể các bác sĩ điều trị, y tá, cán bộ công nhân viên,
các bệnh nhân và người nhà tại viện Sức khỏe tâm thần- bệnh viện Bạch Mai đã tạo
điều kiện, hợp tác và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.


Tôi xin thể hiện lòng biết ơn và kính trọng tới các thầy cô giáo trong bộ môn
Dược lâm sàng cũng như các thầy cô giáo của trường Đại học Dược Hà Nội, những
người đã trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành cũng như sự chỉ bảo, giúp
đỡ tận tình tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ và những người thân trong gia
đình, bạn bè và các anh chị khoá trước của tôi đã giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều
trong cuộc sống và học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Linh Chi
MỤC LỤC
Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐÈ 1
Chương l.TỎNG QUAN 3
1.1.Tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa của các an thần 3
kinh
1.1.1.Tăng cân 3
1.1.2. Tăng đường huyết và kháng insulin
6
1.1.3 .Tăng lipid huyết 9
1.2. Đánh giá, theo dõi TDKMM trên chuyển hóa
1.2.1. Một số hướng dẫn chung 10
1.2.2.Theo dõi và đánh giá TDKMM gây tăng cân của thuốc ATK

13
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến TDKMM trên chuyển hóa của 14
thuốc ATK
1.3.1. Thuốc ATK 15
1.3.2.Tuổi và giới tính 16

1.3.3. Chủng tộc 16
1.3.4. Thói quen sinh hoạt 16
C H Ư Ơ N G 2 . Đ Ó I T Ư Ợ N G V À P H Ư Ơ N G P H Á P N G H I Ê N c ứ u ^ ^
2.1.ĐỐÌ tượng nghiên cứu 18
2.2.Phu’ơng pháp nghiên cứu
18
2.2.1 .Phương pháp chọn mẫu 18
2.2.2. Quy trình nghiên cứu 18
2.2.3. Một số phương pháp đánh giá sử dụng trong nghiên cứu

20
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 21
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 22
C H Ư Ơ N G 3 . K É T Q U Ả N G H I Ê N c ứ u 2 3
3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 23
3.1.1 .Đặc điểm tuổi, giới tính và nghề nghiệp của B N

23
3.1.2. Đặc điểm chẩn đoán hiện tại và tiền sử của bệnh nhân và gia đình 24
3.1.3. Thuốc ATK và liều dùng 25
3.1.4. Thuốc dùng kèm 27
3.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến TDKMM gây tăng cân 29
của ATK
3.2.1.Cảm giác thèm ăn, ngon miệng

29
3.2.2.Năng lượng đưa vào 30
3.2.3.Chế độ ngủ và vận động
31
3.3. Tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa


32
3.3.1. Đánh giá TDKMM gây tăng cân của ATK

32
3.3.2. Chỉ số khối cơ thể BMI 36
3.3.3. Đánh giá TDKMM gây béo phì trung tâm của thuốc ATK trong 38
thời gian nghiên cứu thông qua chỉ số eo mông ( WHR)

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến TDKMM gây tăng cân của ATK

41
3.4.1 .Ảnh hưởng của thuốc ATK được chỉ định

41
3.4.2. Tuổi 42
3.4.3.Giới tính 43
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
44
4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 44
4.1.1 .Đặc điểm tuổi, giới tính và nghề nghiệp của B N

44
4.1.2. Đặc điểm chẩn đoán hiện tại và tiền sử của bệnh nhân và gia đình 44
4.1.3. Thuốc ATK và liều dùng
45
4.1.4. Thuốc dùng kèm 46
4 . 2 . Khảo sát một số yếu tố ảnh hưỏng đến TDKMM gây tăng cân 47
của ATK
4.2.1 .Cảm giác thèm ăn, ngon miệng 47

4.2.2.Năng lượng đưa vào 47
4.2.3.Chế độ ngủ và vận động 48
4.3. Tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa

48
4.3.1. Đánh giá TDKMM gây tăng cân của ATK

48
4.3.2. Chỉ số khối cơ thể BMI 50
4.3.3. Đánh giá TDKMM gây béo phì trung tâm của thuốc ATK trong 50
thời gian nghiên cứu thông qua chỉ số eo mông ( WHR)

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến TDKMM gây tăng cân của ATK

51
4.4.1 .Ảnh hưởng của thuốc ATK được chỉ định

51
4.4.2. Tuổi 52
4.4.3.GÌỚĨ tính 53
C H Ư Ơ N G 5 . K É T L U Ậ N V À Đ È X U Ấ T 5 4
5.1 Kết luận 54
5.2. Đề xuất
55
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIÉT TẤT
5-HT: Serotonin
ADA-APA: (Hiệp hội đái tháo đường- Hiệp hội tâm thần Mỹ (American
Diabetes Association- American Psychological Association)
ApoA5: Apolipoprotein A-V
ApoC3: Apolipoprotein C-III

ATK: An thần kinh
BM I: Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
BMR : Mức chuyển hoá cơ bản (Basal Metabolic Rate)
BN: Bệnh nhân
ĐTĐ: Đái tháo đưòng
HCCH; Hội chứng chuyển hoá
LT: Loạn thần
RLCXLC: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
SKTT: Sức khoẻ tâm thần
TC: Trầm cảm
TDKMM: Tác dụng không mong muốn
TH: Thế hệ
TTPL: Tâm thần phân liệt
WHR: Chỉ số eo mông (Waist Hip Ratio)
Bảng 1.Ì.TỈêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hoá theo WHO 1999. 11
Bảng 12.Hướng dẫn theo dõi TDKMM trên chuyển hoá của thuốc ATK 12
của ADA-APA
Bảng 13.Phân loại cân nặng theo BMI của người lớn của WHO 2009

13
Bảng 3.1.Phần bố độ tuổi, giới tỉnh và nghề nghiệp của BN.

23
Bảng 3.2.Tiền sử của bệnh nhân và gia đình

24
Bảng 3.3. Mức đường huyết và lipid huyết tại thời điểm bắt đầu dùng 25
thuốc của bệnh nhân nghiên cím

Bảng 3.4. Các thuốc ATK được sử dụng trong nghiên cứu


26
Bảng 1.5.Liều điều trị của các thuốc ATK.

27
Bảng 3.6. Các thuốc dùng kèm trong nghiên cứu

28
Bảng 2>.l.Cảm giác thèm ăn, ngon miệng

29
Bảng 3.^.Đảnh giá cân bằng năng lượng của nhóm bệnh nhân

30
Bảng 3.9.Năng lượng đưa vào theo thời gian điều trị

31
Bảng 3.10. Chế độ ngủ của nhóm BN nghiên cứu 31
Bảng 3.11. Chế độ vận động của nhóm BN nghiên cứu

32
Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân tăng cân sau 4 tuần 32
Bảng 3.13. Mức độ tăng cân sau 4 tuần sử dụngATK.

33
Bảng 3.14. Xu hướng tăng cân qua từng tuần theo dõi

35
Bảng 3.15. Chi số BMI qua 4 tuần điều trị


36
Bảng 3.16.Xu hướng tăng BMIqua từng tuần theo dõi

37
Bảng 3.\l.Chỉ sổ eo/mông sau 4 tuần
38
Bảng 3.18. Chỉ số WHR qua 4 tuần điều trị 39
Bảng 3.19. Mức độ tăng WHR sau 4 tuần điều trị 40
Bảng 3.20. Anh hưởng của loại ATK đến TDKMMgây tăng cân 41
Bảng 3.21 .Anh hưởng của A TK dừng phối họp đến TDKMMgây tăng cân 42
Bảng 3.22. Anh hưởng của giới tính đến TDKMMgây tăng căn của ATK 43
DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 1.1. Thuốc ATK không điển hình gây ra tăng cân và tăng sự kháng 7
insulin
Sơ đồ 2.1; Sơ đồ nghiên cíni
19
Hình 3.1 Mức tăng cân tương đổi sau 4 tuần điều trị 34
Hình 3.2.Mức tăng cân tuyệt đổi sau 4 tuần điều trị 34
Hình 3.3. Mô tả cân nặng và mức tăng cân trung bình của từng tuần điều 35
trị
Hình 3A.BMI qua 4 tuần điều trị 37
Hình 3.5.Đánh giá chỉ số WHR qua 4 tuần điều trị 39
Hình 3.6.Đánh giá xu hướng tăng WHR qua 4 tuần điều trị

40
Hình 3.7.Moi tương quan giữa tuổi và mức tăng cân

43
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐÒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐÈ


Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ mắc các bệnh về tâm thần
có xu hưÓTig ngày càng gia tăng. Trong đó tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực
là những bệnh tâm thần nặng được điều trị bằng các thuốc an thần kinh. Ngoài ra
ATK cũng là một thuốc đầu tay được chỉ định cho nhiều rối loạn tâm thần khác.
Thuốc ATK là có tác dụng không mong muốn trên ngoại tháp, đặc biệt ở các ATK
thế hệ 1 gây ảnh hưởng nhiều đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Với các ATK thế
hệ
2 , các tác dụng phụ trên ngoại tháp đã giảm hẳn, nhưng lại xuất hiện một nguy
cơ bệnh tật mới do tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa của các thuốc này
gây ra. Mặc dù hiện nay đã có những khuyến cáo về nguy cơ cao của tác dụng
không mong muốn này nhưng việc theo dõi các tác dụng phụ trên chuyển hóa của
các ATK chưa được quan tâm đúng mức. ở một số bệnh viện tâm thần, các bệnh
nhân trước khi bắt đầu điều trị được làm xét nghiệm thường quy trong đó có các xét
nghiệm về đường huyết và lipid huyết, đồng thời có đo chỉ số BMI. Tuy nhiên sau
đó, trong quá trình điều trị bằng thuốc an thần kinh, việc giám sát hoặc theo dõi lại
định kỳ các thông số về chuyển hóa trên chưa được thực hiện.
Cho đến nay tại Việt Nam đã có một số đề tài tổng quan nhưng chưa có nghiên
cứu thực nghiệm nào đánh giá đầy đủ về tác dụng không mong muốn trên chuyển
hóa của các thuốc an thần kinh. Xuất phát từ thực tế đó,cần thiết phải có các nghiên
cứu thực nghiệm đế theo dõi, khẳng định, đánh giá mức độ, nguy cơ của các
TDKMM trên, đồng thời làm cơ sở để có thể đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế
các TDKMM này.
Do hạn chế về mặt thời gian thực hiện trong khuôn khổ của một khóa luận tốt
nghiệp Dược sỳ đại học nên chúng tôi không theo dõi và đánh giá một cách đầy đủ
và toàn diện các tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa, đặc biệt là các chỉ số
xét nghiệm cận lâm sàng . Do vậy, chúng tôi xin đề xuất đề tài '"Bước đầu đánh giá
tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa trên bệnh nhăn sử dụng thuốc an
thần kinh tại Viện Sức khoẻ tâm thần-Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu cụ
thể là:

1. Bước đầu đánh giá tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa của các an
thần kinh thông qua các thông sổ lâm sàng là cân nặng, BMI, vòng eo, chỉ số
vòng mông và chỉ số eo/mông.
2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng không mong muốn trên tăng
cân của thuốc an thần kinh.
Từ đó góp phần giúp bác sĩ và bệnh nhân có thể kiểm soát các tác dụng không
mong muốn cũng như sử dụng an toàn hơn các thuốc an thần kinh.
Chương 1. TỎNG QUAN
1.1.Tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa của các an thần kinh
TDKMM trên chuyển hóa của thuốc ATK biểu hiện bằng 3 nhóm triệu
chứng/bệnh lý lâm sàng: tăng cân, tăng đường huyết và rối loạn lipid huyết.
1.1.1.Tăng cân
1.1.1.1. Cơ chế gây tăng cân của các A TK
Trọng lượng cơ thể được điểu chỉnh chặt chẽ bởi một hệ thống phức tạp
liên quan đến vỏ não, hệ thống limbic, vùng dưới đồi và ống tiêu hóa. Sự tiến
triển của của vấn đề tăng cân ở những bệnh nhân tâm thần là kết quả của sự
tương tác giữa kiểu gen và môi trường, bản thân bệnh tâm thần và thuốc an thần
kinh mà họ dùng. Thuốc an thần kinh đã được chứng minh là kích thích sự thèm
ăn cho bệnh nhân dù cơ chế liên quan đến các thụ thể chưa thực sự rõ ràng [14],
Cơ chế gây tăng cân của các thuốc ATK chưa được thống nhất nhưng đã có một
số giả thiết nhất định như sau:
- Cơ chế di truyền
Các nghiên cứu về mối liên quan giữa gen và nguy cơ tăng cân khi bệnh
nhân dùng an thần kinh khá đa dạng.
Một nghiên cứu đầu tiên kiểm tra chuyên sâu về gen mã hóa thụ thể
dopamin đã được tiến hành trên 206 bệnh nhân. Các bệnh nhân đã trải qua điều
trị tâm thần phân liệt và loạn thần được đánh giá trung bình qua 6 tuần điều trị.
Ba mươi sáu đa hình đơn nucleotide và lặp lại cùng một biến số, kéo dài trong 5
gen mã hóa thụ thể dopamin (DRD1-DRD5) được phân tích. Kết quả đã cho thấy
1 mối liên quan có ý nghĩa giữa các đoạn DRD2 rs 1079598, 3 DRD2 SPNs: rs

6277, rs 1079598, rs 1800497 và sự tăng cân. Các gen khác chủ yếu là không ảnh
hưởng [25],
Một giả thiết khác khá phổ biến về cơ chế di truyền gây tăng cân của các
ATK liên quan đến gen mã hóa thụ thể serotonin 2C (5HT2C) là HTR2C. Thụ
thể 5 HT2C được cho rằng có liên quan đến những thay đổi trong thói quen ăn
uống cũng như gây tăng cân. Mặt khác các thuốc an thần kinh có nguy cơ cao
gây rối loạn chuyển hóa (như olanzapin và clozapin) có ái lực tương đối cao với
thụ thể này so với các an thần kinh khác [24],
- Vai trò của các thụ thể.
Ái lực của các thuốc an thần kinh khác nhau với các thụ thể là khác nhau,
do đó khả năng gây tăng cân của các an thần kinh cũng khác nhau.
Các thụ thể được cho là có ảnh hưỏng đến khả năng gây tăng cân của thuốc an
thần kinh là 5-HT2C, Hl, H3, a2 và B3-adrenergic. Với cơ chế tác dụng đối
kháng trên thụ thể 5-HT2C là nguyên nhân gây ra sự kích thích thèm ăn và dẫn
đến tăng cân trên bệnh nhân dùng thuốc [40].
Các thụ thể histamin cũng có vai trò quan trọng trong tác dụng gây tăng
cân của an thần kinh. Hai thụ thể được tập trung nghiên cứu là HI và H3. Thụ thể
HI đã được nghiên cứu khá nhiều trước đây. Olanzapin và clozapin có ái lực cao
với thụ thể H I, đó là lý do dẫn đến nguy cơ gây tăng cân cao ở hai thuốc này.
Ngoài ra điều trị bằng olanzapin làm giảm biểu hiện gen của thụ thể HI ở vùng
dưới đồi gây tăng cảm giác thèm ăn, tăng sự ngon miệng và cản trở hoạt động
gây chán ăn của leptin [17]. Gần đây, ngoài HI ra thì thụ thể H3 cũng rất được
quan tâm với vai trò trong vấn đề kiểm soát cảm giác đói, từ đó ảnh hưởng đến
vấn đề lượng thức ăn đưa vào [1 1 ].
Các thụ thể adrenergic, gồm có a2 và B3-adrenergic với vai trò quan trọng
trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể được chứng minh có liên quan đến cơ
chế gây tăng cân của các ATK. Khi được kích hoạt, hệ thống adrenergic sẽ làm
tăng quá trình phân giải glycogen ở gan và cơ, tăng tân tạo glucose ở gan và tăng
phân giải lipid ở mô mỡ. Sự đối kháng của ATK trên a2-adrenergic gây tăng cân
được giải thích bằng cơ chế tự điều hòa ngược trong đó sự giải phóng

noradrenalin được quy định bởi thụ thể a2 -adrenergic trên sợi trục tiền synap.
Khi thụ thể này được kích hoạt sẽ ức chế giải phóng noradrenalin và ngược lại.
Một thụ thế adrenergic nữa là 153-adrenergic, có sẵn trên tế bào mỡ và tế bào B-
đảo tụy. Một số ATK không điển hình đối kháng trên thụ thể 133-adrenergic và từ
đó phá vỡ cân bằng năng lượng nội môi [40],
- Vai trò của các hormon
Leptin, ghrelin, adiponectin là các hormon được quan tâm nhiều nhất
trong các nghiên cứu về vấn đề tăng cân trên bệnh nhân sử dụng thuốc an thần
kinh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, các ATK tương tác với hệ thống phức tạp
dẫn truyền thần kinh, các peptid thần kinh và các hệ thống điều tiết thần kinh
khác trong hệ thần kinh trung ương liên quan đến vùng dưới đồi và bán cầu não,
nơi mạng lưới các peptid trung gian của leptin và ghrelin hoạt động và gây rối
loạn cân bằng năng lượng, thay đổi nội tiết và kiểm soát cân nặng.
Leptin và ghrelin có tác dụng trái ngược nhau trên hiện tượng đói và chán
ăn cũng như sự ngon miệng của bệnh nhân. Leptin gây giảm cân bằng cách giảm
sự ngon miệng và tăng tiêu hao năng lưọng thông qua cơ chế kích thích thần kinh
giao cảm và tăng sinh nhiệt. Sự kháng leptin khi dùng các ATK là một trong
những nguyên nhân gây tăng cân trên các bệnh nhân này [35], [40].
Adiponectin là peptid có nguồn gốc từ tế bào mỡ với vai trò làm giảm
nồng độ acid béo tự do và tăng sự nhạy cảm của insulin. Sự giảm nồng độ của
adiponectin được cho là có liên quan đến tăng cân và hội chứng chuyển hóa ở
bệnh nhân dùng thuốc ATK. Nồng độ adiponectin giảm khi điều trị bằng các
thuốc khác nhau cũng khác nhau và có sự tương quan với nguy cơ gây tăng cân
của các thuốc (clozapin > olanzapin > risperidon) [5].
1.1.1.2. Biểu hiện lâm sàng, nguy cơ bệnh tật và các yếu tổ ảnh hưởng đến
tăng cãn trên BN sử dụng A TK
Tăng cân là tác dụng phụ của hầu hết các thuốc an thần kinh và xảy ra ở
hầu hết các bệnh nhân, mức độ tăng cân ở trẻ em lớn hơn người lớn [9], Nhiều
nghiên cứu đã khẳng định 2 thuốc gây tăng cân nhiều nhất là olanzapin và

Clozapin [26], [31], [42], Tăng cân với olanzapin không phụ thuộc liều nhưng
phụ thuộc vào tuổi và giới tính [15], Bên cạnh đó còn có các thuốc khác hay
được dùng trên lâm sàng cũng gây tăng cân nhiều như chlorpromazin, risperidon.
6
Một số thuốc có nguy cơ tăng cân thấp hơn như amisulprid, quetiapin,
haloperidol.
Vấn đề vị trí tích lũy mỡ đổi với bệnh nhân béo phì do sử dụng ATK cũng
rất được quan tâm. Một số nghiên cứu đã nhận định ở các bệnh nhân tâm thần
phân liệt sử dụng thuốc ATK đều có tỷ lệ mỡ bụng cao (béo bụng hay béo phì
trung tâm). Hiện tượng này có thể gia tăng nguy cơ đái tháo đường do tăng kháng
insulin [46], Béo phì đã được công nhận là yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim
mạch. Tuy nhiên không chỉ khối lưọTig mà sự phân bố mỡ cũng rất quan trọng
trong việc đánh giá nguy cơ này. Sự lắng đọng mô mỡ ở nội tạng được đánh giá
bằng chu vi vòng eo là yếu tố nguy cơ tim mạch cao của vấn đề rối loạn chuyển
hóa [30]. Béo bụng được chứng minh là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với thiếu
máu cục bộ. Để đánh giá mức độ béo phì trung tâm, hiện nay hay sử đụng nhất là
chỉ số eo/mông WHR, và chỉ số này được cho là có ý nghĩa đánh giá nguy cơ tim
mạch chính xác hơn BMI [37].
Như vậy, tăng cân là yếu tố nguy cơ dẫn đến rất nhiều biến chứng và bệnh
tật, đặc biệt trên tim mạch và các bệnh chuyển hóa. Do vậy kiểm soát cân nặng
của các bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần kinh là hết sức cần thiết.
1.1.2. Tăng đường huyết và kháng insulin
1.1.2.1. Cơ chế gãy tăng đường huyết trên bệnh nhân sử dụng A TK
Nguyên nhân của tình trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân sử dụng thuốc
ATK là do sự kháng insulin, ở bệnh nhân đái tháo đưÒTtig, sự kháng insulin dẫn
đến tăng nồng độ glucose trong máu và để điều hòa lại nồng độ glucose, quá
trình tiết insulin của tế bào 15-đảo tụy tăng lên, dần đạt mức tối đa từ đó dần làm
gia tăng sụr thiếu hụt insulin. Thêm vào đó, sự gia tăng ổn định nồng độ glucose
trong máu lại làm tăng sự kháng insulin, dẫn đến rối loạn chức năng của tế bào 13-
đảo tụy tạo một vòng tuần hoàn bệnh lý mô tả ở hình 1.1. Bệnh béo phì được cho

là nguy cơ lớn của quá trình này.
Hiuốc ATK thế hệ
2
ơ
Mỏ mở
Sii khnug
iusiiliu
Olucose máu
Nồng độ
msiilin m.iu
<Ixlucose máu
\
\
í
Hoạt (lộng
cũn tế báci
beta đno tuv (/
Sụ thiéulmt iuKidiu
I =Tăiig
ỊỊ = Cịiãm
V
Hình 1.1. Thuốc A TK không điển hình gây ra tăng cân và tăng sự kháng insulin.
Bệnh đái tháo đường trên bệnh nhân sử dụng ATK có thể được giải thích
thông qua những cơ chế sau:
- Vai trò của các thụ thể
Theo một số nghiên cứu, các thuốc ATK thế hệ 2 có tác dụng đối kháng
trên thụ thể 5-HT2 và từ đó làm giảm tính nhạy cảm của insulin. Cho đến nay,
olanzapin và clozapin vẫn là hai thuốc có iiên quan cao nhất đến bệnh đái tháo
đường do ATK gây ra. Và không những riêng các ATK mà đối với các thuốc
khác có tác dụng đổi kháng trên 5-HT2 đều có nguy cơ gây đái tháo đưòoig.

Ngược lại, một số thuốc chống trầm cảm được nghiên cứu như fluoxetin với cơ
chế kích thích 5-HT2c và gây giảm cân, thuốc này có khả năng cải thiện độ nhạy
cảm của insulin thông qua cơ chế gây giảm cân và kích thích sự tổng hợp
glycogen tại các mô cơ xương [1 2 ].
Nguy cơ đái tìiáo đường typ 2 trên bệnh nhân dùng ATK cũng được chứng
minh có liên quan đến thụ thể muscarinic M3. Ái lực với thụ thể M3 của ATK
được xem như một yếu tổ dự báo tốt nhất xu hướng gây ĐTĐ typ 2 [38].
8
- Sự kháng insulỉn
Thuốc ATK ảnh hưởng trực tiếp đến sự giải phóng insulin của tế bào beta
đảo tụy. Một số nghiên cứu cho rằng đái tháo đưÒTig trong trường họfp này là do
tăng kháng insulin. Nghiên cứu trên những bệnh nhân sử dụng olanzapin và
clozapin cho thấy có hiện tưọng tăng giải phóng insulin và kích thích giai đoạn
kháng insulin [1 0 ].
Cũng có nghiên cứu cho rằng các ATK gây ra hiện tượng giảm dung nạp
glucose, tăng tiết insulin độc lập với hiện tưọfng tăng cân (mức độ gây tăng
đưÒTig huyết của clozapin>quetiapin>haloperidol). Tuy nhiên, ở nồng độ được
nghiên cứu tiến hành trên chuột (haloperidol 0.25 mg/kg, quetiapin 10 mg/kg,
Clozapin 10 mg/kg) thuốc không ảnh hưởng đến hoạt động của insulin trong tế
bào cơ và tế bào mỡ cũng như độ nhạy cảm của insulin. Sự tăng nồng độ glucose
sau tăng pyruvat và glycerol là do tăng nồng độ đường trong gan. Tăng glucose
trong gan sẽ làm tăng giải phóng insulin tương tự như hiện tượng kháng insulin.
Theo nghiên cứu này, sự rối loạn glucose khi sử dụng ATK không phải trực tiếp
do giảm tính nhạy cảm của insulin mà thông qua sự tăng tiết glucagon dẫn đến
kích thích gan sản xuất glucose [39].
LL2.2.Biểu hiện lăm sàng, nguy cơ bệnh tật và các yếu tỏ ảnh hưởng đến
TDKMMgây tăng đường huyết trên BN sử dụng A TK
Đã có khá nhiều nghiên cứu về đái tháo đường trên bệnh nhân sử dụng
ATK. Đối với các bệnh nhân tâm thần nặng, bản thân người bệnh đã có nguy cơ
đái tháo đường lớn hơn so với người bình thường [13]. Với bệnh nhân tâm thần

phân liệt, tỷ lệ đái tháo đường và béo phì gấp từ 1 ,5 -2 lần so với dân số chung.
Với các bệnh nhân có các rối loạn tâm thần khác, cụ thể là rối loạn lưỡng cực và
trầm cảm, tỷ lệ đái tháo đường cũng cao hơn khoảng 3 lần [40], Hơn nữa khi
dùng thuốc an thần kinh thì nguy cơ này càng tăng lên rõ rệt. Đánh giá tác dụng
không mong muốn trên chỉ số đường huyết của các bệnh nhân tâm thần phân liệt
có dùng thuốc an thần kinh và so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh không dùng
thuốc, tương đồng về tuổi và cân nặng cho thấy tất cả các bệnh nhân sử dụns
thuốc an thần kinh trong nghiên cứu đều có mức đường huyết cao hơn nhóm
chứng [27],
Đái tháo đường trên bệnh nhân sử dụng ATK đang là một vấn đề cần được
cảnh báo sớm. Cũng như tăng cân, đái tháo đường có liên quan đến rất nhiều
nguy cơ bệnh tật nghiêm trọng. Các biến chứng của đái tháo đường có thể dẫn
đến tử vong nếu không được kiểm soát và có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Biến
chứng trên mạch máu lớn là biến chứng nguy hiểm nhất và là nguyên nhân tử
vong chính, thưòng gặp ở đái tháo đường typ 2 với các bệnh xơ vữa động mạch,
bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp. Các biến chứng mạch
máu nhỏ trên mắt, thận, thần kinh và các biến chứng nhiễm khuẩn, hoại tử chi,
tổn thương khóp cũng rất nguy hiểm [2 ],
1.1.3.Tăng lipid huyết
1.1.3.1. Cơ chế gãy tăng lipid huyết của cácATK
Mức độ gây tăng lipid máu của các ATK khác nhau là khác nhau. Một
nghiên cứu tổng quan tiến hành trên 6 thuốc ATK thế hệ 2 hiện đang được dùng
phổ biến trên lâm sàng cho thấy risperidon, ziprasidon, aripirazoi ít có nguy cơ
tăng lipid máu trong khi quetiapin, olanzapin, clozapin có nguy cơ tương đối cao.
Nguyên nhân có thể của tăng lipid máu khi bệnh nhân dùng thuốc ATK bao gồm
tăng cân, thay đổi chế độ ăn uống và không dung nạp glucose [19].
Tuy vậy, cơ chế gây tăng lipid máu của thuốc ATK chưa rõ ràng và hiện
có rất ít nghiên cứu giải thích. Tác dụng không mong muốn gây tăng lipid máu
của thuốc ATK được chứng minh có liên quan đến hai gen mã hóa các protein
liên quan đển chuyển hóa lipid là ApoC3 và ApoA5. Nghiên cứu vai trò của các

gen này trên 189 bệnh nhân tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực sử dụng 3
thuốc ATK thế hệ 2 là olanzapin, Clozapin, risperidon và các thuốc ATK thế hệ 1
cho thấy ApoC3 có liên quan đến việc giảm nhẹ nồng độ lipid máu trên cả nồng
độ Cholesterol và triglycerid, đặc biệt với olanzapin và clozapin. ApoA5-1131
SPN có liên quan đến nồng độ Cholesterol cao hơn trên những bệnh nhân sử dụng
ATK thế hệ 1 và thấp hơn ở các bệnh nhân sử dụng ATK thế hệ 2 [32 .
10
1.1.3.2.Biểu hiện lâm sàng, nguy cơ bệnh tật và các yếu tề ảnh hưởng đến
TDKMMgây rối ỉoạn lìpìd huyết trên BN sử dụng ATK
Cùng với TDKMM của thuốc ATK về tăng cân, tăng đường huyết thì rối
loạn lipid huyết là một TDKMM đang rất được quan tâm nghiên cửu hiện nay.
Với lối sống và chế độ ăn chưa được kiểm soát thì nguy cơ rối loạn lipid máu và
hậu quả trên tim mạch của nó là rất cao đối với các bệnh nhân sử dụng thuốc
ATK [9].
Liên quan giữa tăng lipid máu và tăng cân hiện đang là vấn đề gây tranh
cãi và chưa thực sự rõ ràng. Sự tăng lipid máu có thể có liên quan hoặc độc lập
với tác dụng phụ gây tăng cân của thuốc ATK. Một nghiên cứu cắt ngang có đối
chứng trên 242 bệnh nhân được chia thành 3 nhóm dùng Clozapin, olanzapin,
dùng các an thần kinh khác và nhóm còn lại không dùng thuốc. Kết quả cho thấy,
mặc dù có chỉ số cân nặng của các đối tượng nghiên cứu là tương đương nhau
nhưng hai nhóm điều trị bàng Clozapin và olanzapin có tỷ lệ cao hơn đáng kể rối
loạn lipid máu so với nhóm không dùng thuốc. Nhóm bệnh nhân điều trị bằng
các ATK khác có mức tăng lipid trung gian. Điều này rất quan trọng trong việc
đánh giá cũng như tìm biện pháp hạn chế tác dụng phụ gây rối loạn lipid huyết
trong quá trình điều trị bằng các thuốc ATK [7].
Rối loạn lipid máu là tác dụng không mong muốn có tiến triển chậm nhất
so với tăng cân và tăng đường huyết nhưng lại là yểu tố nguy cơ trực tiếp nguy
hiểm nhất đến bệnh tim mạch. Do đó cần phải có sự theo dõi và kiểm soát chặt
chẽ ngay từ đầu và cũng cần được đánh giá lại định kỳ.
1.2. Đánh giá, theo dõi TDKMM trên chuyển hóa

1.2.1. Một số hướng dẫn chung
Tỷ lệ tử vong vì các bệnh tim mạch ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt và
rối loạn lưỡng cực cao hơn mức dân số chung vì bản thân bệnh, lối sống của
bệnh nhân và tác dụng phụ trên chuyển hóa của thuốc ATK, đặc biệt là các ATK
thế hệ 2. Các biện pháp dùng thuốc cũng như không dùng thuốc, bao gồm các
liệu pháp về nhận thức hành vi, tập thể dục và chế độ ăn uống đã được chứng
11
minh có hiệu quả trong việc làm giảm các vấn đề của hội chứng chuyển hóa. Mặc
dù được biết là có tỷ lệ cao gây ra hội chứng chuyển hóa nhưng các thuốc như
olanzapin vẫn được dùng rất phổ biến vì lợi ích điều trị và kinh tế. Do vậy việc
theo dõi đánh giá thường xuyên các tác dụng không mong muốn này là hết sức
cần thiết [31], [28],
Đe đánh giá TDKMM trên chuyển hoá của các ATK, một số tiêu chuẩn
chẩn đoán HCCH đã được áp dụng, trong đó tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO là
phổ biến nhất. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO 1999), các tiêu chuẩn chẩn đoán
hội chứng chuyển hoá bao gồm:
Bảng ì.Tiêu chuẩn chan đoán hội chứng chuyển hoá theo WHO 1999
Kháng ỉnsulỉn được xác định băng một trong các chỉ tiêu sau:
1. Đái tháo đường typ 2
2. Giảm glucose máu lúc đói ( Impaired fasting glucose).
3. Giảm dung nạp glucose máu ( Impaired glucose tolerance).
4. Hâp thu glucose dưới điếm tứ phân vị thấp nhất so với nền dân số chung theo điều tra
dưới điều kiện tăng tiết insulin và mức đường huyết bình thường (ở những bệnh nhân có
mức glucose lúc đói bình thường < 1 1 0 mg/dl).
Kêt họp với 2 trong sô các chỉ tiêu sau đây:
Chỉ tiêu
Giá trị
Nam
Nữ
1. Huyêt áp

> 140/90 mmHg
2.Triglycerid huyêt tương
> 150 mg/dl
3. HDL-CholesteroI
< 35 mg/dl
<39 mg/dl
4.Chỉ số eo/mông (WHR)
>0,9 >0,85
hoặc BMI
>30 kg/m"
5. Tôc độ albumin bài tiêt
qua nước tiểu
> 2 0 mg/phút
hoặc tỷ lệ albumin/creatinin
> 30 mg/g
12
Hướng dẫn theo theo dõi và đánh giá tác dụng không mong muốn trên
chuyển hóa của thuốc ATK của Bamett và cộng sự nhằm hạn chế các nguy cơ
một cách khá tổng quát. Theo hướng dẫn này, các bệnh nhân điều trị bằng các
thuốc ATK cần phải được theo dõi một cách hệ thống các TDKMM ngay từ lúc
bắt đầu điều trị. Tất cả những vấn đề liên quan đến các TDKMM trên chuyển hóa
đều cần được theo dõi, đó là tiền sử bệnh nhân và gia đình, lối sống, chế độ ăn
uống sinh hoạt Các thông số hóa sinh cần được kiểm tra ngay trước lúc dùng
thuốc và được theo dõi định kỳ. Cân nặng được đo lại mỗi 4 tuần, đường huyết
đo lại ở tuần thứ 4, 8 , 12 và định kỳ mỗi 6 tháng, lipid huyết được đo lại ở tuần
1 2 hoặc định kỳ mỗi 6 tháng [6 ],
Theo hưóng dẫn đồng thuận của Hiệp hội đái tháo đưòng Mỹ- Hiệp hội tâm
thần Mỹ (ADA-APA), các TDKMM trên chuyển hóa của các ATK nên được kiểm
soát như sau:
Bảng 1.2.Hướng dẫn theo dõi TDKMMtrên chuyển hoá của ATK của ADA-APA

Ban
đầu
Sau 4
tuần
Sau 8
tuần
Sau 12
tuần
Mỗi 3
tháng
Hàng
năm
Mỗi 5
năm
Tiên sử
X
X
Cân nặng
(BMI)
X
X X
X X
Vòng eo
X
X
X
Huyêt áp
X
X X
Glucose huyết

X
X
X
Lipỉd huyết
X
X
X
Tiền sử: bao gồm bệnh nhân và gia đình (béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp.
bệnh tim mạch).
Trong một nghiên cứu tổng quan về các hướng dẫn theo dõi, đánh giá
TDKMM trên chuyển hóa của các ATK, các tác giả đã thấy có sự đồng thuận cơ
bản của các hướng dẫn [41],
13
Như vậy, với những TDKMM trên chuyển hóa nghiêm trọng như trên, cần
thiết phải có một liệu trình theo dõi, đánh giá để từ đó có các biện pháp hạn chế
và định hưóng điều trị cho các TDKMM này.
1.2.2.Theo dõi và đánh giá TDKMM gây tăng cân của thuốc ATK
Các thông số đánh giá mức độ gây tăng cân của ATK bao gồm có chỉ số
khối cơ thể (Body mass index-BMI) và chỉ số eo mông (Waist-Hip ratio-WHR).
- Chi số khối cơ thể ( BMI)
BMI = Cân nặng/ chiều cao“ (kg/m^ ).
BMI ỉà chỉ số thông dụng nhất dùng để phân loại tình trạng cân nặng. Theo
WHO, phân loại cân nặng theo BMI được đánh giá như sau:
Bảng 13.Phân loại quốc tế cân nặng theo BMI của người lớn của WHO 2009
Phân loại
BMI (kg/m" )
Các giói hạn chính
Các giói hạn bô sung
Dưới mức trung bình
<18,50

<18,50
Quá gây
<16,00
<16,00
Gây trung bình
16,00-16,99
16,00-16,99
Hơi gây
17,00-18,49 17,00-18,49
Bình thường
18,50-24,99
18,50-22,99
23,00-24,99
Thừa cân
> 25,00
> 25,00
Tiên béo phì
25,00-29,99
25,00-27,49
27,50-29,99
Béo phì
> 30,00
> 30,00
Béo phì độ 1
30,00-34,99
30,00-32,49
32,50-34,99
Béo phì độ 2
35,00-39,99
35,00-37,49

37,50-39,99
Béo phì độ 3
> 40,00
> 40,00
14
- Chỉ số tỷ lệ vòng eo vòng mông
WHR= vòng eo/ vòng mông.
Tỷ lệ vòng eo/ vòng mông (WHR) là chỉ số được rất nhiều nghiên cứu
hiện nay sử dụng để đánh giá tình trạng béo phì và nguy cơ trên các bệnh tim
mạch. WHR cho thấy rõ ràng hoTi sự phân bố mỡ ở các mô nội tạng vùng bụng là
yếu tố nguy cơ cao của các bệnh tim mạch. Chỉ số này được cho là có khả năng
đánh giá chính xác hơn so với BMI [37]. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của
WHO (1999), tỷ lệ eo/mông có nguy cơ cao là từ 0,9 trở lên đối với nam và 0,85
trở lên đối với nữ.
Tăng cân là TDKMM rõ ràng và sớm nhất trong số 3 tác dụng không
mong muốn trên chuyển hóa đang được nghiên cứu. Tăng cân xảy ra ngay từ
tuần điều trị đầu tiên và trong vòng 4 tuần đầu điều trị đã cho thấy sự thay đổi
cân nặng rõ ràng có ý nghĩa thống kê [2 1 ], cần đánh giá và theo dõi ngay từ lúc
bắt đầu điều trị để giúp bệnh nhân sớm có các biện pháp hạn chế TDKMM này.
Theo các hướng dẫn theo dõi chung TDKMM trên chuyển hoá của BN
dùng thuốc ATK, cân nặng và các chỉ số liên quan có thể được đánh giá lại sau
mỗi 4 tuần (theo hướng dẫn của ADA-APA-Bảng 1.3).
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến TDKMM trên chuyển hóa của thuốc ATK
Loại thuốc ATK được cho là yếu tố quan trọng nhất và được nghiên cứu
nhiều nhất khi đánh giá TDKMM trên chuyển hoá của nhóm thuốc này. Ngoài ra
một số yếu tố có thể có ảnh hưởng cũng được đưa vào khảo sát.
Đã có một số nghiên cứu sàng lọc đánh giá TDKMM trên chuyển hoá của
BN sử dụng ATK, trong đó các yếu tố ảnh hưởng được đưa vào phân tích như độ
tuổi, giới tính, sắc tộc, tiền sử BN và gia đình, thói quen hút thuốc và các chỉ tiêu
đánh giá HCCH. Các yếu tố này được cho là có mối liên quan đáng kể đến

HCCH khi sử dụng phân tích hồi quy [8 ]. Tuy nhiên trong hầu hết các nghiên
cứu, các yếu tố này đều được sàng lọc và kiểm soát nên rất ít khi được đưa ra
phân tích.
15
1.3.1. Thuốc ATK
Thuốc ATK là yếu tố quan trọng nhất quyết định đặc điểm mức độ và tỷ lệ
của TDKMM trên chuyển hoá gây ra trên BN.
Đặc điểm tăng cân ở từng thuốc ATK là khác nhau tuỳ thuộc vào cơ chế
tác dụng của mỗi thuốc [4], [42], Nhiều nghiên cứu đã khẳng định 2 thuốc gây
tăng cân nhiều nhất là olanzapin và Clozapin [26], [31], [42], Các thuốc gây tăng
cân trung bình là chlorpromazin, risperidon. Một số thuốc có nguy cơ tăng cân
thấp hon như amisulprid, quetiapin, haloperidol. Một nghiên cứu phân tích meta
của Allison tiến hành đánh giá mức độ gây tăng cân của các an thần kinh trên
bệnh nhân sử dụng thuốc trong 10 tuần cho kết quả như sau: Nhóm chứng
placebo giảm 0,74 kg; các an thần kinh thế hệ 2 có Clozapin gây tăng trung bình
4,45kg, olanzapin 4,15kg, risperidon 2,15kg [4].
Nghiên cứu đánh giá TDKMM của ATK trên vấn đề đường huyết của BN
sử dụng thuốc ATK của Newcomer cũng cho thấy tất cả các BN sử dụng thuốc
ATK đều có nồng độ glucose cao hơn nhóm chứng không dùng thuốc. Tuy nhiên
mức độ gây tăng đường huyết giữa các thuốc có sự khác nhau. Olanzapin là
thuốc gây tăng đường huyết nhiều nhất, tiếp đến là Clozapin, sau đó là risperidol
và cuối cùng là nhóm các thuốc ATK thế hệ 1 [27].
Trên vấn đề gây tăng lipid huyết, hai thuốc clozapin và olanzapin cũng
được cho là có nguy cơ cao nhất. Trong một nghiên cứu so sánh về mức độ gây
TDKMM trên chuyển hoá của 2 nhóm thuốc ATK được cho là có nguy cơ cao
(gồm olanzapin và clozapin) và nhóm được cho là có nguy cơ thấp (gồm
risperidon, quetiapin, amisulprid, ziprasidon), kết quả cho thấy BN dùng
olanzapin và clozapin có mức tăng lipid cao hơn đáng kể trên cả nồng độ
cholesterol tổng, triglycerid và LDL-cholesterol so với các thuốc còn lại [42],
Một nghiên cứu cắt ngang có đối chứng trên 242 bệnh nhân được chia thành 3

nhóm dùng Clozapin, olanzapin, dùng các an thần kinh khác và nhóm còn lại
kliông dùng thuốc cũng cho kết quả tương tự [7].
16
Tóm lại, loại thuốc ATK là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến TDKMM
trên chuyển hoá ở BN dùng thuốc, trong đó clozapin và olanzapin là hai thuốc
gắn với nguy cơ cao nhất gây HCCH.
1.3.2.Tuổi và giói tính
Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng, trẻ em là đối tưọng có mức độ gặp
TDKMM trên chuyển hoá, đặc biệt là tăng cân, nhanh và nhiều hơn so với người
lớn. Tuy nhiên, các dữ liệu về ảnh hưởng của ATK lên quá trình phát triển ở trẻ
còn rất hạn chế [9]. Mặc dù khái niệm “hội chứng chuyển hoá” không áp dụng
trên trẻ em vì các tiêu chí chưa được thiết lập, tuy nhiên có thể khẳng định rằng
trẻ em là lứa tuổi có nguy cơ tăng cân cao hơn đáng kể so với người lớn khi sử
dụng thuốc ATK, đặc biệt trẻ tuổi càng nhỏ càng có nguy cơ cao. Chưa có dữ
liệu về nguy cơ phát triển đái tháo đường và rối loạn lipid máu ở trẻ em [29].
Khi phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến vấn đề tăng cân với
olanzapin cho thấy tần suất và mức độ gây tăng cân của olanzapin phụ thuộc vào
tuổi và giới tính. Phụ nữ trên 40 được đánh giá có nguy cơ tăng cân cao hơn so
với phụ nữ dưới 40 và nam giới [15].
Đa số các nghiên cứu dịch tễ về TDKMM trên chuyển hoá của ATK cho
thấy tỷ lệ BN nữ gặp TDKMM cao hơn so với nam giới [10], [16].
1.3.3. Chủng tộc
Nghiên cứu trên người Mỹ cũng như một số quốc gia châu Âu khác đều
cho thây người da đen được cho là có nguy cơ gặp TDKMM trên chuyển hoá cao
hơn là người da trắng [23]. Đa số các nghiên cứu tiến hành tại các nước phát triển
(Mỹ, Canada ) và cho thấy một tỷ lệ cao BN tiến triển HCCH. Các nghiên cứu
tiến hành ở các nước châu Á còn hạn chế. Tuy nhiên so sánh kết quả của một số
nghiên cứu cho thấy dường như ở người châu Á có tỷ lệ tiến triển thành HCCH
thấp hơn người châu Ẩu [16], [43],
1.3.4. Thói quen sinh hoạt

17
Thói quen sinh hoạt bao gồm các chế độ nghỉ ngơi, vận động, dinh dưỡng
là những thói quen cần được kiểm soát nhằm hạn chế TDKMM trên chuyển hoá
khi BN sử dụng thuốc ATK.
Một chương trình giáo dục lối sống lành mạnh dành cho các BN tâm thần
mạn tính tiến hành trên 275 BN trong vòng 1 năm đã cho thấy một mối tương
quan đáng kể giữa thay đổi lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng và giảm cân.
Các BN bị đái tháo đường cũng được quan sát thấy sự cải thiện có ý nghĩa thống
kê mức đường huyết cũng như lipid huyết,
số BN đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
HCCH giảm từ 69 xuống còn 53 sau quá trình theo dõi [20].
Nghiên cứu về sự liên quan giữa hội chứng chuyển hoá và hoạt động thể
chất trên BN tâm thần phân liệt sử dụng thuốc ATK bằng thử nghiệm đi bộ 6
phút (6 MWT) cho thấy các BN đã bị HCCH có hiệu suất vận động giảm so với
các BN chưa bị HCCH, đồng thời kết quả quan sát cũng cho thấy nhóm BN
HCCH cũng ít tham gia các hoạt động thể thao và vận động cơ thể trong thời
gian nghỉ. Hai nhóm BN tương đồng về độ tuổi, giới tính, liều ATK, triệu chứng
tiêu cực và hành vi hút thuốc lá [43].
TRUỒNG ĐH DưỢC HÀ NỘĨ
THưViỆiSẫ
Ngày ìháng "năm

×