Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Bước đầu đánh giá tác dụng tăng cường chức năng sinh sản nam và độc tính của chế phẩm TES

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 63 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



PHAN THỊ HỒNG TRANG


BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG
SINH SẢN NAM VÀ ĐỘC TÍNH CỦA
CHẾ PHẨM TES

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ





HÀ NỘI - 2014






BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




PHAN THỊ HỒNG TRANG


BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG
SINH SẢN NAM VÀ ĐỘC TÍNH CỦA
CHẾ PHẨM TES

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
3. TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế
4. DS. Mai Ngọc Tú
Nơi thực hiện:
2. Bộ môn Dược Lực
Trường đại học Dược Hà Nội



HÀ NỘI - 2014






LỜI CẢM ƠN


Từ tận đáy lòng tôi xin gửi đến cô giáo TS Đỗ Thị Nguyệt Quế là người trực
tiếp hướng dẫn tôi lời cám ơn chân thành, lòng kính trọng sâu sắc nhất. Cô giáo đã
chỉ bảo ân cần, nghiêm khắc dìu dắt, quan tâm, nhắc nhở tôi. Cô giáo đã mang tình
yêu nghề thực sự đến cho tôi.
Với tình cảm chân thành tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS, TS
Vũ Văn Điền, cô giáo ThS Nguyễn Thu Hằng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn giảng
dạy, chỉ bảo ân cần, quan tâm, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cám ơn tới chị Mai Ngọc Tú đã nhiệt tình chỉ bảo,
giúp đỡ trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn PGS. Đào Thị Vui (trưởng bộ môn Dược Lực) cùng
toàn thể các thầy cô, cán bộ, các anh chị kỹ thuật viên bộ môn Dược Lực, Dược Cổ
Truyền Trường đại học Dược Hà Nội và Trường Đại học Y Hà Nội, bệnh viện phụ
sản Trung ương, bệnh viện Việt Nam CuBa đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian tôi tham gia nghiên cứu tại các bộ môn.
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến sự dạy dỗ, dìu dắt hết lòng của các thầy cô
giáo cùng các cán bộ Trường Đại học Dược Hà Nội trong suốt 5 năm học vừa qua,
đã mang đến cho tôi những kiến thức bổ ích và nhiều kinh nghiệm quý báu để làm
hành trang cho tôi bước vào cuộc đời Dược Sỹ.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình tôi, cám ơn bố mẹ tôi là
người đã sinh thành, nuôi dưỡng, tần tảo hy sinh, gắn bó với tôi, là động lực cho tôi
học tập và nghiên cứu. Cám ơn bạn bè tôi đã luôn chia sẻ, đốc thúc tôi tìm hiểu, viết
bài, luôn cổ vũ, động viên, là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong suốt quá trình tôi học
tập và nghiên cứu.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Một vài nét về sự suy giảm chức năng sinh sản, sinh dục nam
1.1.1. Khái niêm, nguồn gốc và sự điều hòa bài tiết hormon sinh dục nam

1.1.2. Vai trò của androgen đối với chức năng sinh lý nam và cơ thể
1.1.3. Ảnh hưởng của suy giảm androgen đối với sức khỏe nam giới
1.1.4. Triệu chứng của suy sinh dục nam
1.2. Bài thuốc và các vị thuốc trong bài thuốc dùng làm đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Bài thuốc
1.2.2. Các vị thuốc trong bài thuốc
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Động vật nghiên cứu
2.3. Hóa chất, thiết bị
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Đánh giá tác dụng androgen của chế phẩm TES
2.4.2. Đánh giá độc tính cấp tính của chế phẩm TES
2.4.3. Đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm TES
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả đánh giá tác dụng androgen của chế phẩm TES
3.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng androgen của chế phẩm TES trên nhóm đối
tượng chuột cống đực trưởng thành
3.1.2. Kết quả đánh giá hoạt tính androgen của chế phẩm TES trên chuột cống
đực non thiến
3.2. Kết quả độc tính cấp của chế phẩm TES
3.3. Kết quả đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm TES
3.3.1. Ảnh hưởng của cao TES đến tình trạng chung và cân nặng chuột cống
1

2
2
2
5

8
11
11
12
20
20
21
21
21
21
24
25
27
28
28
28

30

32
33
33


3.3.2. Ảnh hưởng của cao TES đến các chỉ số huyết học của chuột cống trắng
3.3.3. Ảnh hưởng của cao TES đến các chỉ số sinh hóa của chuột cống trắng
3.3.4. Kết quả mô bệnh học
3.4. Bàn luận
KẾT LUẬN
ĐỀ XUẤT-Ý KIẾN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
34
36
37
40
49
50



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DHT Dihydrotestosteron
DHEA Dehydroepiandrosteron
HCG Human chorionic gonadotropin
ER Estrogen receptor
SDHEA Sulphat dehydroepiandrosteron
SHBG Sex hormone binding globulin
TRH Thyreotropin


DANH MỤC BẢNG

STT
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
Ảnh hưởng của chế phẩm TES lên khối lượng của chuột
cống đực trưởng thành
28

Bảng 3.2
Ảnh hưởng của chế phẩm TES lên sự phát triển các cơ quan
sinh dục phụ của chuột cống đực trưởng thành
29
Bảng 3.3
Ảnh hưởng của chế phẩm TES lên khối lượng của chuột
cống đực non thiến
31
Bảng 3.4
Ảnh hưởng của chế phẩm TES lên sự phát triển các cơ quan
sinh dục phụ của chuột cống đực non thiến
31
Bảng 3.5
Mô tả tình trạng chuột ở các lô thử nghiệm trong vòng 7 ngày
32
Bảng 3.6
Số chuột chết ở các lô trong vòng 72 giờ
33
Bảng 3.7
Ảnh hưởng của chế phẩm TES đến khối lượng cơ thể động
vật thí nghiệm
34
Bảng 3.8
Ảnh hưởng của cao TES đến các thông số huyết học
34
Bảng 3.9
Ảnh hưởng của chế phẩm TES đến các thông số sinh hóa
36



DANH MỤC HÌNH

STT
Tên hình
Trang
Hình 2.1
Quy trình chế biến cao
20
Hình 2.2
Sơ đồ nghiên cứu hoạt tính androgen trên chuột cống đực
trưởng thành
23
Hình 2.3
Sơ đồ nghiên cứu hoạt tính androgen trên chuột cống đực non
thiến
24
Hình 3.1
Ảnh hưởng của chế phẩm TES lên nồng độ testosteron huyết
tương của chuột cống đực trưởng thành
30
Hình 3.2
Cấu trúc vi thể thận lô chứng
38
Hình 3.3
Cấu trúc vi thể thận lô uống mâu thử liều 1
38
Hình 3.4
Cấu trúc vi thể thận lô uống mẫu thử liều 2
38
Hình 3.5

Cấu trúc vi thể gan lô chứng
39
Hình 3.6
Cấu trúc vi thể gan lô uống mẫu thử liều 1
39
Hình 3.7
Cấu trúc vi thể gan lô uống mẫu thử liều 2
40






1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy giảm chức năng sinh dục, vô sinh, liệt dương… là những vấn đề của xã hội
hiện đại. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các stress cũng như sự ô nhiễm
môi trường tỷ lệ nam giới bị mắc bệnh vô sinh, liệt dương ngày càng tăng.
Theo ước tính của WHO có khoảng 80 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô
sinh do nam giới chiếm khoảng 40–50 %. Testosteron trong máu giảm thấp ảnh
hưởng nhiều đến tâm lý, đến cơ quan vận mạch và tuần hoàn, đến hệ thống cơ,
xương, khớp, thần kinh và não bộ. Suy giảm chức năng sinh dục nam giới không
chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người nam giới mà còn ảnh hưởng đến
sức lao động, cũng như hạnh phúc gia đình, sự phát triển nòi giống và thường gây
hậu quả tiêu cực đối với đời sống xã hội, giảm chất lượng cuộc sống.
Điều trị suy giảm sinh dục nam phức tạp do bệnh có nhiều nguyên nhân, hiện
nay việc điều trị này còn nhiều hạn chế vì vậy việc nghiên cứu thuốc điều trị suy
giảm sinh dục nam, điều hòa suy giảm testosteron là có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn. Theo kinh nghiệm dân gian, một số bài thuốc như bát vị, ích tinh xung tễ,tán

dục đan…, một số vị thuốc như đỗ trọng, ba kích, xà sàng, bá bệnh…đã được sử
dụng trong điều trị hoặc hỗ trợ điều trị chức năng sinh sản nam và được cho rằng có
tác dụng. Bài thuốc TES với sự kết hợp 4 vị thuốc bá bệnh, ba kích, xà sàng tử,
bạch tật lê trong y học cổ truyền có tác dụng chính là là bổ dương, cùng với 4 vị
thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể: câu kỳ tử, hoàng kỳ, đương quy, cốt khí củ đã được
sử dụng theo kinh nghiệm trên một số bệnh nhân biểu hiện hiếm muộn, có suy giảm
chức năng sinh dục và cho tác dụng khả quan. Để góp phần vào việc cung cấp các
bằng chứng khoa học nhằm đưa bài thuốc này vào sử dụng trên lâm sàng chúng tôi
tiến hành đề tài: “Bước đầu đánh giá tác dụng tăng cường chức năng sinh sản
nam và độc tính của chế phẩm TES” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá hoạt tính androgen của chế phẩm TES trên chuột cống đực non đã
thiến và trên chuột cống đực trưởng thành.
2. Đánh giá độc tính cấp tính của chế phẩm TES.
3. Đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm TES.



2
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Một vài nét về sự suy giảm chức năng sinh sản, sinh dục nam
1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc và sự điều hòa bài tiết hormon sinh dục nam
Androgen hay còn gọi là hormon androgen hay testoid, thường là hormon
steroid có vai trò kích thích hoặc kiểm soát sự phát triển và duy trì đặc tính nam thứ
phát ở động vật có xương sống nhờ liên kết với androgen receptor.
Androgen được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1936. Những androgen quan
trọng trong cơ thể là testosteron, dihydrotestosteron (DHT), dehydroepiandrosteron
(DHEA), androstenedion và androstenediol. Chúng đều có vai trò quan trọng ngang
nhau trong việc phát triển giới tính nam trong đó testosteron là androgen cơ bản và
được biết đến nhiều nhất [3], [39], [44], [47], [50].
Nguồn gốc

Androgen được sản xuất chủ yếu từ tế bào biểu mô trong tinh hoàn từ khoảng
tuần thứ 8 của bào thai. Tế bào này được gọi là tế bào Leydig và ngay sau đó chúng
tạo ra sự khác biệt về giới tính. Các tế bào Leydig tổng hợp androgen từ cholesterol
và acetyl-CoA, trong đó con đường tổng hợp từ cholesterol là chính. Ngoài ra một
số cơ quan khác cũng tham gia bài tiết androgen như vỏ thượng thận, buồng trứng,
nhau thai. Ở nữ giới testosteron được tổng hợp và bài tiết từ hoàng thể và vỏ thượng
thận [3], [47], [51].
Điều hòa bài tiết testosteron
Ở khoảng tuần thứ 8 của thời kỳ bào thai, hormon HCG do nhau thai tiết ra
thúc đẩy sự biệt hóa tế bào Leyding và sự sản xuất androgen ở giai đoạn này. Đến
khoảng tuần thứ 11-12 của thời kỳ bào thai, hormon tuyến yên LH được hình thành
và đóng vai trò điều hòa bài tiết androgen. Hoạt động của androgen ở mô đích liên
quan đến sự chuyển đổi của testosteron thành DHT [47], [51].
1.1.2. Vai trò của androgen đối với chức năng sinh lý nam và cơ thể
1.1.2.1. Vai trò của androgen đối với chức năng sinh lý nam
 Vai trò trong hình thành và phát triển cơ quan sinh dục nam



3
Tác dụng đầu tiên của hormon sinh dục nam là ảnh hưởng đến sự biệt hóa giới
tính, tức là quyết định sự hình thành đặc điểm sinh dục nam của bào thai. Ở người,
bắt đầu từ tuần thứ 4 của thời kỳ thai nghén, tuyến sinh dục cơ bản xuất hiện trung
bì liền kề với thận phát triển. Đến tuần thứ 5 tinh hoàn được hình thành. Tế bào
Sertoli tiết ra hormon anti – Mullerian, một peptid có nhiệm vụ làm thoái hóa ống
dẫn Mullerian, do vậy ức chế sự hình thành dạ con và ống dẫn trứng ở nam giới. Từ
trong khoảng tuần thứ 6 của thời kì thai nghén, tế bào Leydig tổng hợp và tiết ra
testosteron từ cholesterol thông qua hoạt động của một số enzym chuyên biệt. Tại
các tế bào đích testosteron được chuyển hóa thành DHT. DHT là hormonn cần cho
sự biệt hóa của cơ quan sinh dục ngoài. Trong đó testosteron duy trì ống dẫn

Wolffian để phát triển thành mào tinh, túi tinh, ống dẫn tinh, DHT giúp hình thành
tuyến tiền liệt cũng như sự bất thường về tiết niệu- sinh dục như u cơ quan sinh dục
hàng rào niệu đạo lên dương vật và túi tinh [3], [4].
Thời kỳ dậy thì và trưởng thành, androgen làm xuất hiện và bảo tồn các đặc
tính sinh dục nam thứ phát gồm phát triển dương vật, tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền
liệt, ống dẫn tinh, mọc lông mu, lông nách, mọc râu, giọng nói trầm, mọc
mụn…[10], [11].
 Vai trò trong quá trình cương dương
Cương dương là một quá trình sinh lí thần kinh - mạch máu rất phức tạp, phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Để cương dương bình thường trước hết cần có sự bình
thường về hình thái, cấu trúc của dương vật và chức năng của hệ thần kinh [43].
Về chức năng của hệ thần kinh: Androgen duy trì cấu trúc và chức năng bình
thường của rất nhiều tế bào thần kinh vùng hông chậu. Androgen là yếu tố chủ đạo
cần cho sự chín và duy trì mật độ sợi trục cũng như sự bộc lộ các peptid thần kinh
của sợi dẫn truyền, nếu suy giảm androgen có thể gây rối loạn cương dương [43].
Vai trò trong hình thành mô dương vật: Androgen có vai trò rất quan trọng
trong việc duy trì cấu trúc bình thường của mô dương vật, đặc biệt là số lượng và
cấu trúc cơ trơn thể hang, cũng như số lượng tế bào mỡ và cấu trúc vỏ màng trắng
của cơ trơn thể hang. Thiếu hụt androgen sẽ ảnh hưởng đến cương dương. Ngoài ra



4
thiếu hụt androgen còn gây tổn thương tế bào nội mô mạch làm co mạch, làm giảm
NO dẫn đến giảm cương dương.

Vai trò kích thích sản sinh tinh trùng
Quá trình sinh sản được điều hòa thông qua cơ chế nội tiết dưới sự điều khiển
của hệ thống vùng dưới đồi - tuyến yên - tinh hoàn. Các hormon tham gia điều tiết
quá trình sinh tinh là FSH, LH, androgen, ngoài ra còn có sự tham gia của

aromatase, 5alpha-reductase, estrogen receptor (ER) trong tinh hoàn, tế bào leydig,
tế bào sertoli, tế bào mầm và tế bào mào tinh [10]. Testosteron cần thiết để duy trì
quá trình sản sinh tinh trùng. Việc ức chế sản xuất hormon hướng sinh dục sẽ gây
giảm nồng độ testoseron và làm giảm sự sinh tinh, giảm xuất tinh ở người dẫn đến
vô sinh [1].
1.1.2.2. Các tác dụng khác của androgen trong cơ thể
- Tác dụng trên chuyển hóa protein và phát triển cơ: testosteron tác dụng lên
chuyển hóa protein làm tăng khối lượng cơ sau dậy thì ở nam giới. Dưới tác dụng
của testosteron, khối lượng cơ có thể tăng lên 50% so với nữ giới [10], [11].
- Tác dụng đến sự phát triển của xương: testosteron làm tăng tổng hợp khung
protein của xương, phát triển và cốt hóa sụn liên hợp ở đầu xương dài, làm dầy
xương, tăng lắng đọng muối calci-phosphat ở xương do đó làm tăng sức mạnh của
xương [10], [11].
- Đối với sự phát triển cơ thể: testosteron làm tăng chuyển hóa protein dẫn đến
làm tăng khối lượng cơ thể sau tuổi dậy thì. Khối lượng cơ thể nam có thể tăng lên
50% so với nữ giới, làm tăng chuyển hóa cơ sở lên 5-10% so với trước tuổi dậy thì
[10], [11].
- Tác dụng lên não bộ: nồng độ các androgen trong tuần hoàn có thể ảnh
hưởng đến hành vi của con người bởi một vài neuron nhạy cảm với hormon steroid.
Nồng độ androgen có vai trò điều hòa tần số và ham muốn tình dục của con người.
Thực tế, các androgen có khả năng thay đổi cấu trúc não của một số loài như chuột,
linh trưởng, loài gặm nhấm tạo ra sự khác biệt tình dục [47]. Trong nghiên cứu của
Nilson và cộng sự năm 1995 về sự liên quan giữa nồng độ testosteron nội sinh và



5
stress trên 439 nam giới cao tuổi cho thấy nồng độ testosteron giảm dẫn đến tăng
điểm số trầm cảm Beck, lười hoạt động thể lực, ít quan tâm đến tình dục, thích lối
sống cô độc ít muốn tham gia vào những chuyện đời thường, dễ thương tổn tinh

thần, hay tủi thân .
- Tác dụng lên hệ tạo máu: nội tiết tố nam giới giữ vai trò quan trọng trong hệ
thống tạo máu, tác động đến hematocrit và hemoglobin. Nghiên cứu của Hawskins
cho thấy lượng hemoglobin giảm xuống rõ rệt theo từng lứa tuổi: 21 – 30 tuổi:
15g/1dl; 51 – 60 tuổi: 14,5g/1dl; 81 – 90 tuổi: 13,5g/1dl; 91 – 100 tuổi: 11,3g/1dl.
Nghiên cứu của Hamiron cho kết luận những người cắt bỏ 2 tinh hoàn sẽ bị giảm
nồng độ hemoglobin trong máu khoảng 10% so với người bình thường.
- Tác dụng lên da, lông, tóc, móng: dưới tác động của men 5α reductase type
1, 5α reductase type 2 và sự hiện diện của nội tiết tố testosteron cũng như
dihydrotestosteron tạo nên một hình thái từ màu sắc, độ căng bóng, độ chun giãn
của da theo từng lứa tuổi. Nội tiết tố nam giảm kéo theo quá trình lão hóa da: giảm
phát triển tế bào da, giảm các mạch máu nuôi dưỡng da, giảm các tế bào chun giãn
làm da nhăn nheo, nhiều các nốt đồi mồi. Các tuyến mồ hôi, tuyến bã giảm số lượng
nên thích nghi kém với nhiệt độ. Tốc độ tân tạo lông và tóc giảm nên lông và tóc
rụng nhiều thưa thớt. Màu sắc lông và tóc cũng chuyển sang màu bạc trắng. Móng
chân, tay sẽ mỏng và dễ gẫy.
1.1.3. Ảnh hưởng của suy giảm adrogen đối với sức khỏe nam giới
1.1.3.1. Bệnh lý suy sinh dục nam
 Khái niệm
Suy giảm chức năng sinh dục nam là một rối loạn thông thường gây ra hàng
loạt các hậu quả về tâm, sinh lý. Cộng đồng y khoa, hiện chú ý nhiều nhất đến rối
loạn chức năng của dương vật và sự suy giảm nồng độ testosteron trong huyết
thanh.
 Dịch tễ
Trên thế giới tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 8% (ước có khoảng 60- 80 triệu) số
cặp vợ chồng đang ở độ tuổi sinh đẻ. Trong đó vô sinh do chồng chiếm khoảng 40-



6

50%. Theo Mark Sigman tỉ lệ vô sinh do nam giới chiếm gần 50%. Năm 1981
Mathews T. và cộng sự đã nghiên cứu trên 397 trường hợp tại Nairobi – Kenya cho
thấy nguyên nhân vô sinh trực tiếp do người chồng là 26.7% (101/397 trường hợp)
do cả hai giới là 27%, 38 cặp vợ chồng không xác định được nguyên nhân chiếm tỉ
lệ 9.57%. Theo khuynh hướng thế giới hiện nay những trường hợp chưa rõ nguyên
nhân được xếp loại vào nhóm nguyên nhân do nam giới [16]. Trong một nghiên cứu
tại Hồng Kông, Trung Quốc tiến hành trên đối tượng bệnh nhân nam, 30 – 60 tuổi,
đã kết hôn, cho thấy xấp xỉ 15% đàn ông có ít nhất một hình thức suy giảm chức
năng sinh dục nam, trong đó thiếu hứng thú với sinh dục chiếm 11,1%; rối loạn
cương dương chiếm 4,3%; xuất tinh sớm chiếm 4,7% [41]. Tỷ lệ nam bị suy giảm
nồng độ testosteron trong máu ở tuổi dưới 50 là 90%, ở tuổi 50 đến 59 tuổi là 29%,
ở tuổi 60 đến 69 tuổi là 44%, ở tuổi 70 đến 79 tuổi là 70% và trên 80 tuổi là 80%.
Trong số các trường hợp vô sinh do nam giới thì sự suy giảm về số lượng và chất
lượng tinh trùng chiếm 85%.
Tại Việt Nam nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến và cộng sự cho thấy
nguyên nhân vô sinh trực tiếp từ nam giới là 40.8%, do kết hợp cả nam và nữ là
10.3% và những trường hợp chưa rõ nguyên nhân chiếm 11.5%. Theo ý kiến của
Nguyễn Khắc Liêu (Viện bảo vệ Bà mẹ trẻ sơ sinh Việt Nam) nên xếp loại chưa rõ
nguyên nhân vào nhóm nguyên nhân do nam giới – như vậy nguyên nhân vô sinh
trực tiếp do người chồng chiếm 66.67% [26].
 Nguyên nhân bệnh lý suy sinh dục nam
- Do tuổi tác
Testosteron được sản sinh từ tinh hoàn (> hơn 95%) và tuyến thượng thận
(4%). Tuổi càng cao, các tổ chức trong cơ thể đều dần dần bị suy thoái. Tinh hoàn,
tuyến thượng thận cũng nằm trong quy luật chung đó. Sự suy giảm testosteron bắt
đầu xảy ra từ 30 tuổi. Hàng năm sự sản xuất testosteron giảm từ 0,8% - 1,3% và
giảm từ 30% đến 50% ở tuổi 50-70. Feldman (2002) nghiên cứu hồi cứu trên 1709
đàn ông da trắng và theo dõi 10 năm trên 1.156 đàn ông từ 40-70 tuổi cho
thấy: Testosteron tự do giảm 2,8% mỗi năm, testosteron toàn phần giảm 1,6% mỗi




7
năm, testosteron gắn albunin giảm 2,5% mỗi năm. Vermeulen đã nghiên cứu trên
300 nam giới từ 25 - 100 tuổi cho kết luận: testosteron tự do giảm 1,2% hàng năm
trong khi testosteron toàn phần giữ ổn định cho đến 55 tuổi và sau đó giảm 0,85%
hàng năm. Morley nghiên cứu trong 15 năm trên 77 nam giới cho kết quả: lượng
testosteron trong máu giảm từ tuổi 60 trở đi là 1,1 nanogam/1ml hàng tuần.
Testosteron giảm do suy giảm chức năng tại tinh hoàn. Cụ thể do giảm số lượng tế
bào Leydig, do tăng xơ hoá và các thay đổi thoái hoá khác ở tinh hoàn, do giảm tuới
máu tinh hoàn gây thiếu oxy ở các mô, do thay đổi trong tổng hợp steroid do tình
trạng thiếu oxy ở các mô gây giảm tổng hợp DHEA [1].
- Do phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố
Sự suy giảm nội tiết tố testosteron ở người già liên quan đến chức năng của
tinh hoàn và sự điều chỉnh nội tiết tố G
n
RH vùng dưới đồi. Nội tiết tố G
n
RH tác
động lên tuyến yên để sản sinh ra nội tiết tố LH và FSH. Nội tiết tố LH tác động lên
tế bào Leydig ở tinh hoàn để sản sinh ra nội tiết tố testosteron. Ở người già do số
lượng các tế bào Leydig ở tinh hoàn giảm nên cho dù LH có tăng lên, đôi khi vượt
giới hạn tối đa, nhưng lượng nội tiết tố testosteron vẫn suy giảm.
- Do chế độ vận động
Chế độ ăn uống làm thay đổi lượng protein Sex hormone binding globulin
(SHBG). Chế độ ăn uống nhiều chất xơ hoặc rau cỏ làm tăng lượng SHBG và làm
giảm testosteron. Ngược lại chế độ ăn nhiều chất béo, đạm sẽ làm tăng lượng nội
tiết tố testosteron. Một số công trình nghiên cứu so sánh giữa hai nhóm nam giới
tuổi từ 19-56 tuổi trong đó một nhóm ăn nhiều chất béo và một nhóm ăn nhiều chất
sơ trong 10 tuần lễ. Kết quả cho thấy nhóm ăn nhiều chất béo có nồng độ

testosteron trong máu cao hơn nhóm ăn nhiều chất xơ. Điều quan trọng nữa là năng
lượng ảnh hưởng nhiều đến sự bài tiết nội tiết tố nam giới. Trong một nghiên cứu
trên một đơn vị tân binh trẻ phải tập luyện chịu đựng bốn vòng hành quân chiến đấu
liên tục trên trận mạc, năng lượng mất đi hàng ngày 1000-1200 kilocalo trong 8
tuần lễ, kết quả cho thấy lượng testosteron trong máu của những tân binh này giảm
thấp tới mức độ gần như những người bị thiến mất 2 tinh hoàn.



8
- Do nhiễm độc
Ở tất cả lứa tuổi, lượng testosteron máu tăng từ 5% - 15% ở các người hút
thuốc lá so với những người không hút thuốc lá. Lượng testosteron máu giảm trên
những người nghiện rượu, những người có bệnh ung thư tuyến tiền liệt và những
người bị xơ gan do rượu.
- Sang chấn tinh thần
Stress, chấn thương, trải qua phẫu thuật hoặc nằm viện lâu ngày trong các bệnh
suy thận mạn tính, suy gan mạn tính hoặc kém dinh dưỡng thường xuyên cũng gây
nên tình trạng giảm nội tiết tố testosteron máu.
- Do thuốc
Glucocorticoid hoặc các loại thuốc đối kháng với nội tiết tố nam giới khi điều
trị dài ngày cũng gây nên tình trạng giảm nội tiết tố testosteron máu.
- Sự rối loạn một số nội tiết tố trong cơ thể
Có thể ảnh hưởng tới sự bài tiết nội tiết tố testosteron: Các nội tiết tố tuyến
thượng thận như dehydroepiandrosteron (DHEA), sulphat dehydroepiandrosteron
(SDHEA) suy giảm sẽ làm cho nội tiết tố testosteron giảm theo. Tăng tiết prolactin
quá mức bình thường cũng làm cho giảm tiết testosteron.
1.1.4. Triệu chứng của suy sinh dục nam

Triệu chứng lâm sàng:

Suy giảm sinh dục nam gồm ba triệu chứng về sinh dục và chín triệu chứng
toàn thân. Ba triệu chứng về sinh dục gồm: Giảm ham muốn tình dục; rối loạn
cương dương và giảm số lượng và chất lượng tinh trùng – khó có con. Chín triệu
chứng toàn thân gồm: Tăng lượng mỡ trong cơ thể; Teo cơ, giảm trương lực cơ;
Giảm mật độ khoáng xương; Rối loạn chức năng tim mạch; Giảm testosteron,
khó thở trong khi ngủ; Suy nhược thần kinh; Suy giảm tinh thần, tâm lý; Suy giảm
chức năng tạo máu; Biến dạng da, lông, tóc, móng

Triệu chứng cận lâm sàng:
Giảm nồng độ testosteron huyết thanh được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn
đoán suy sinh dục nam. Có 2 dạng testosteron trong máu là testosteron tự do (chiếm



9
2-3%) và testosteron liên hợp. Chỉ có phần liên kết lỏng lẻo với albumin (chiếm
khoảng 60%) là có thể khuếch tán qua màng tế bào và có hoạt tính sinh học, còn
phần liên kết liên kết chặt chẽ với globulin (SHBG) chiếm khoảng 40% không có
hoạt tính sinh học. Nồng độ testosteron có hoạt tính sinh học (gồm phần tự do và
phần liên kết lỏng lẻo với albumin) phản ánh đúng hơn về tình trạng suy sinh dục so
với nồng độ testosteron toàn phần (gồm cả phần liên kết với SHBG). Tuy nhiên
nồng độ testosteron tự do trong máu rất thấp. Định lượng testosteron tự do rất mất
thời gian và tốn kém nên trong thực tế người ta xác định nồng độ testosteron toàn
phần và nồng độ SHBG, từ đó suy ra nồng độ testosteron tự do theo công thức:
[testosteron có hoạt tính sinh học]= [testosteron toàn phần]-[SHBG]
Bình thường, nồng độ testosteron toàn phần là 260 đến 1000 ng/dL. Khi lượng
testosteron toàn phần giảm xuống dưới 300ng/dL được coi là suy sinh dục, mặc dù
ngưỡng dưới của mức bình thường là 260ng/dL. Phần testosteron có hoạt tính sinh
học dưới 70ng/dL hoặc dạng tự do dưới 10ng/dL cũng được coi là nghi ngờ có suy
sinh dục. Bình thường dạng testosteron có hoạt tính sinh học là 70 đến 400ng/dL và

dạng tự do là 10 đến 30ng/dL.
1.1.4.1. Điều trị suy sinh dục nam
Điều trị suy sinh dục nam có nhiều khó khăn do phải xác định được đúng
nguyên nhân thì việc điều trị mới có hiệu quả. Điều trị suy sinh dục nam cần kết
hợp giữa việc điều trị bằng thuốc và điều trị tâm lý. Hơn nữa, nguyên nhân gây suy
giảm sinh dục nam thường do cả nguyên nhân nội khoa và ngoại khoa vì vậy ngoài
vừa điều trị nội khoa thường các trường hợp còn phải được điều trị ngoại khoa phối
hợp [1]. Việc điều trị nội khoa chủ yếu phải dùng các nội tiết tố với giá tiền rất đắt,
khó phù hợp với mức sống kinh tế hiện tại của cộng đồng người Việt Nam hiện nay.
 Điều trị bằng thuốc
Cơ thể khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng. Vì thế, trước tiên là xác định yếu tố
nguy cơ bệnh và cải thiện chúng nếu có thể. Các bệnh tiểu đường, tăng lipid máu,
huyết áp… nên dùng thuốc để cải thiện chúng. Đồng thời giảm nghiện rượu và hạn
chế sử dụng thuốc giả [31].



10
- Điều trị bằng hormon
Điều trị suy giảm sinh dục bằng testosteron cho nam giới cần được giám sát và
đánh giá nghiêm ngặt. Cụ thể: sau lần điều trị đầu tiên bằng testosteron cần đánh giá
sự tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính, ung thư tuyến tiền liệt, hội chứng ngưng thở
lúc ngủ và polycythemia (hội chứng tăng tế bào máu). Đối với tất cả các bệnh nhân
được điều trị bằng liệu pháp thay thế androgen nên được đánh giá lại sau điều trị 1
đến 3 tháng từ khi bắt đầu liều dùng đầu tiên và sau 6 đến 12 tháng (khoảng cách
giữa 2 đợt điều trị). Không được dùng androgen để điều trị cho bệnh nhân ung thư
tuyến tiền liệt [31].
- Điều trị suy giảm sinh dục theo quan niệm y học cổ truyền
Quan niệm Y học cổ truyền về tinh, thận và mệnh môn [25].
 Tinh: Y học cổ truyền cho rằng tinh là vật chất cấu tạo nên cơ thể và dinh

dưỡng cơ thể. Trong quá trình phát triển cơ thể, tinh luôn luôn bị tiêu hao và cũng
thường xuyên được bổ sung để duy trig hoạt động sống. Có hai loại tinh là tinh sinh
dục (tinh tiên thiên) và tinh dinh dưỡng (tinh hậu thiên).
Tinh tiên thiên: là loại tinh có được trong sự giao hợp của nam và nữ, nhờ loại
tinh này mà đảm bảo sự sinh tồn của nòi giống.
Tinh hậu thiên: là vật chất tinh hoa có nguồn gốc từ thức ăn do vị thu nạp nhờ
tỳ vận hóa để các nội tạng hấp thu trong quá trình hoạt động. Tinh hậu thiên là vật
chất nuôi dưỡng cơ thể , làm cơ sở cho sinh mạng tồn tại và hoạt động, do đó được
gọi là tinh dinh dưỡng.
Tinh hậu thiên và tinh tiên thiên có quan hệ mật thiết với nhau. Tinh hậu thiên
có nhiệm vụ nuôi dưỡng và hỗ trợ tiên thiên để duy trì nòi giống và tinh hậu thiên
có được là nhờ công năng của nội tạng vận hóa thức ăn. Nhưng để cấu tạo nên nội
tạng phải nhờ ở tinh tiên thiên.
 Thận: Theo y học cổ truyền, thận nằm ở vùng lưng, bên phải một quả, bên
trái một quả, hay còn nói “lưng là phủ của thận”. Thận giữ nhiều chức năng cực kỳ
quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể, trong đó có những chức năng trọng yếu



11
của hệ sinh dục như là: Thận tàng tinh, chủ về phát dục và sinh thực; thận chủ cốt,
tủy, thông với não.
 Mệnh môn: Theo y học cổ truyền mệnh môn là một bộ phận rất quan trọng
trong cơ thể. Sách Nam kinh có viết “thận có hai quả nhưng không phải là thận cả.
Bên tả gọi là thận, bên hữu gọi là mệnh môn, là nơi tàng nạp, dung hệ nguyên khí.
Con trai thì chứa đựng tinh khí, con gái thì ràng giữ bào cung. Mệnh môn có quan
hệ chặt chẽ với thận, là bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Thận là tạng thuộc thủy,
chủ việc tàng tinh, tinh là nguyên âm, là chân thủy tiên thiên. Mệnh môn là chỗ liên
quan tới nguyên khí nên gọi là nguyên dương, là chân hỏa tiên thiên. Quan hệ giữa
thận và mệnh môn là quan hệ “âm dương hỗ căn, thủy hỏa tương tế”.

 Điều trị suy giảm sinh dục theo y học cổ truyền [19].
Theo y học cổ truyền nguyên nhân cơ chế của chứng suy giảm sinh dục có thể
hiểu như sau: tiên thiên bất túc, hậu thiên ăn uống không điều hòa làm cho nguồn
sinh hóa của thận tinh suy giảm hoặc do bởi lao động quá độ đưa đến tiêu dịch tổn
tinh. Mặt khác, còn có ý kiến cho rằng trên nền thận hư còn có biểu hiện của huyết
ứ và đã vận dụng điều trị bằng phương pháp bổ thận, hoạt huyết khứ ứ mà đã đạt
được hiệu quả.
Ngày nay kế thừa những kinh nghiệm của người xưa và kết hợp với y học hiện
đại, nền y học cổ truyền đã nghiên cứu, hoàn thiện về các mặt lý, pháp, phương,
dược nhằm điều trị chứng bệnh này. Một số dược liệu được được sử dụng hỗ trợ,
điều trị suy giảm sinh dục nam theo y học cổ truyền như: bá bệnh, ba kích, xà sàng,
bạch tật lê, câu kỳ tử…đã được nghiên cứu thành công. Cơ sở thiết kế bài thuốc của
chúng tôi, dựa vào lý luận của y học cổ truyền về các bệnh do thận hư gây ra, trong
đó đi sâu vào các chứng liên quan đến suy giảm sinh dục nam và sự phối hợp các vị
thuốc với nhau để cho tác dụng tốt nhất.
1.2. Bài thuốc và các vị thuốc trong bài thuốc dùng làm đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Bài thuốc
Bài thuốc gồm các thành phần như sau:
Bá bệnh 10g (Herba et Radix Eurycomae)



12
Xà sàng tử 12g (Frucrus Cnidii)
Cốt khí củ 10g (Radix Polygoni cuspidati)
Đương quy 14g (Radix Angelicae sinensis)
Bạch tật lê 12g (Fructus Tribuli Terrestris)
Hoàng kỳ 14g (Radix Astragali membranacei)
Câu kỉ tử 16g (Fructus Lycii)
Ba kích 10g (Radix Morindae officianlis)

Tổng: 98g
Xuất xứ bài thuốc: Bài thuốc do PGS, TS Vũ Văn Điền bộ môn Dược Cổ
Truyền – trường đại học Dược Hà Nội thiết kế, đã được sử dụng theo kinh nghiệm
trên một số bệnh nhân tự nguyện biểu hiện hiếm muộn, có suy giảm sinh dục có kết
quả khả quan.
Tác dụng bài thuốc: Bổ thận sinh tinh, ích khí huyết.
Công dụng: Chữa suy giảm sinh dục nam.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc 3 lần, cô còn 3 bát thuốc, chia 3 lần uống
trong ngày.
Kiêng kị: Thận trọng người tiêu chảy, không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em
dưới 16 tuổi.
1.2.2. Các vị thuốc trong bài thuốc
 Bá bệnh
- Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack Họ: Thanh thất (Simaroubaceae).
- Tên khác: bách bệnh, lồng bẹt, bá bịnh, mật nhơn, tho nan…
- Bộ phần dùng: vỏ thân, rễ, lá phơi hoặc sấy khô.
- Thành phần hóa học: Chiếm tỷ lệ lớn trong vỏ và gỗ bá bệnh là các hợp
chất quasinoid: eurycomalacton, 6-α-hydroxyeurycomalacton, 14,15-β-
dihydroxyklaineanon… Các hợp chất triterpen loại tirucalan: niloticin,
dihydroniloticin, piscidinol A, episapelin A. Từ rễ đã phân lập được 3 quassinoid:
eurycomanol, eurycomanol 2-0-β-D glucopyranosid và 13β, 18-



13
dihydroeurycomanol; các alcaloid loại canthin-6-on, các alcaloid loại carbolin;
triterpen và một số flavonoid khác [27], [29].
- Tác dụng dược lý.
Cao chiết từ bá bệnh có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét in vitro, các
quassinoid có trong bá bệnh có tác dụng diệt vi trùng sốt rét plasmodium falcifarum

kháng thuốc. Nước sắc của lá hoặc vỏ thân bá bệnh được coi là vị thuốc cổ truyền
tốt nhất để chữa sốt rét [27]. Một chế phẩm thuốc gồm 3 dược liệu: bá bệnh, trâm
bầu, xấu hổ có tác dụng lợi mật rõ rệt, không làm thay đổi thành phần mật ở chuột
lang, làm chậm quá trình tổn thương của gan chuột cống trắng do carbon tetraclorid.
Làm tăng sự tái tạo của tế bào gan chuột nhắt trắng trong mô hình gây thương tổn
gan thực nghiệm [27]. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ thân bá bệnh được dùng
trong các trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đầy bụng tiêu chảy, đau lưng
mỏi gối, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và những rối loạn về khớp [27], [29].
Gần đây tác dụng vượt trội của bá bệnh được chứng nhận và công bố rộng rãi
với nhiều đề tài nhiên cứu khoa học trên thế giới là khả năng tăng cường chức năng
sinh dục cho nam giới. Có mối tương quan giữa hoạt tính kích thích sinh dục nam
và lượng nội tiết tố sinh dục nam trong huyết thanh. Thân và rễ bá bệnh làm tăng
lượng testosteron trong huyết thanh động vật, rễ làm tăng lượng testosteron nhiều
hơn thân cây. Trên sự ham muốn tình dục nội tại, theo Anh H. H. (1997) các phân
đoạn (phân đoạn nước, methanol, butanol, chloroform) của rễ bá bệnh với các mức
liều 200mg/kg, 400mg/kg, 800mg/kg, dùng 2 lần/ngày liên tục trong 10 ngày, đến
ngày thứ 11, ở tất cả các lô uống các phân đoạn bá bệnh với các liều 400 và
800mg/kg có tác dụng làm tăng số lần tiếp cận (MF) [33]. Dịch chiết rễ bá bệnh với
các phân đoạn và các mức liều như trên làm tăng các hoạt động hướng về phía
chuột cái (như tiếp cận, liếm, ngửi hít vùng âm đạo chuột cái)…, giảm các hoạt
động hướng về môi trường như (khám phá, chạy, leo, trèo) và tăng hoạt động liếm
dương vật ngay ở mức liều 200mg/kg [34].



14
Theo Dương Ly Hương, rễ bá bệnh có tác dụng hoạt hóa androgen trên chuột
nhắt đực trưởng thành, trên chuột cống non thiến, tăng hành vi tình dục của chuột
cống đực [12].


Ba kích
- Tên khoa học: Morinda officinalis How. Họ: Cafe (Rubiaceae).
- Tên khác: ba kích thiên, ba kích nhục, liên châu ba kích, bất điều thảo, kê
trường phong, kê nhân đằng, chẩu phong xì, thao tầng cáy, ruột gà…
- Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích.
- Thành phần hóa học: Rễ ba kích chứa các anthraglucosid: tectoquinon,
alizarin 1 methuyl ether, lucidin-ω-methyl erther…Các iridoid glucosid gồm
asperulosid, monotropein, morindolid, acid deacetyl asperulosidic…Các sterol: β-
sitosterol, oxositosterol; triterpen loại ursan: acid rotungenic
monoterpenglucosidLacton: (4R, 5S) 5-hydroxy hexan-4-olid. Các chất vô cơ: K,
Na, Mg, Al, Cu, Zn, P, Fe… Ngoài ra còn có đường, nhựa, acid hữu cơ, tinh dầu
[27].
- Tác dụng dược lý
Theo tài liệu cổ, ba kích chữa dương ủy di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt
yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, ba kích còn chữa
các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh [27], [29]. Tác dụng tăng lực:
trong thử nghiệm tác dụn tăng lực của ba kích trên mô hình chuột bơi thu được kết
quả: ba kích có tác dụng kéo dài thời gian chuột bơi [27]. Trong dân gian, ba kích
được dùng phổ biến là thuốc bổ, tăng lực. Đối với người cao tuổi, ba kích có tác
dụng tăng lực rõ rệt qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ngủ ngon, ăn
ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân, tăng cơ lực. Ngoài ra, ba kích có
tác dụng chống độc và tác dụng chống viêm rõ rệt [27].
Tác dụng trên hệ nội tiết: ba kích có khả năng tăng cường hiệu lực của
androgen trên chuột cống trắng đực. Các nghiên cứu cho thấy: đối với nam giới có
hoạt động sinh dục yếu, ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt
đối với các trường hợp khả năng giao hợp yếu và tần suất giao hợp thưa. Tuy không



15

làm tăng đòi hỏi tính dục nhưng ba kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai. Ba
kích không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải
thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho nam giới tương đối nhẹ và
suy nhược cơ thể [27].

Xà sàng tử
- Tên khoa học: Cnidium monieri Cuss.
- Tên khác: giần sàng, xà sàng,…
- Bộ phận dùng: quả chín phơi hay sấy khô của cây xà sàng.
- Thành phần hóa học: Hạt xà sàng chứa 1,3% tinh dầu, với thành phần chủ yếu
là pinen, camphen và bornyl-isovaleritenat, β-sitosterol, coumarin, acid palmatic.
Coumarin gồm osthole tinh thể không màu. Ngoài ra, từ xà sàng người ta còn phân
lập được các chất auraptenol, isogosferol, demethyl – auraptenol cniforin, A,
cniforin B, enidimol A,B và diosmetin [28].
Tác dụng dược lý: Xà sàng tử đã được nghiên cứu rộng với các tác dụng dược
lý nổi bật như: tác dụng chống loạn nhịp tim, tác dụng chống dị ứng, tác dụng lợi
đờm, bình suyễn, tác dụng trên hệ thần kinh và khớp [28], [29]. Đáng quan tâm ở vị
thuốc này là tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục: Cắn dịch chiết ethanol của xà sàng
tiêm dưới da cho chuột nhắt cái trắng liên tục trong 32 ngày có tác dụng kéo dài
thời gian động dục, làm tăng khối lượngbuồng trứng và tử cung. Ở chuột đực dịch
chiết làm tăng khối lượngtuyến tiền liền liệt, túi tinh, và cơ nâng hậu môn. Cho
chuột cống trắng uống coumarin toàn phần được chiết từ xà sàng tử với nồng độ
25mg/ml, hoặc dịch chiết nước từ xà sàng với nồng độ 25mg/ml đều dùng với liều
1ml/g chuột, cho uống 2 ngày liên tiếp đều có tác dụng đối kháng với những biểu
hiện của chứng suy giảm sinh dục trên thực nghiệm do hydrocortison acetat. Điều
này chứng tỏ coumarin toàn phần có thể là hoạt chất có tác dụng bổ thận tráng
dương của quả xà sàng [28]. Nghiên cứu in vitro của Chen J năm 2000 đánh giá tác
dụng của osthol được chiết từ xà sàng trên cơ trơn thể hang của thỏ cô lập, kết quả
cho thấy osthole có tác dụng làm giãn cơ trơn thể hang phụ thuộc vào liều, có thể do
cơ chế tăng giải phóng nitric oxid từ nội mạc hoặc do ức chế phosphodiesterase




16
[39]. Yuan (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của osthol được chiết từ xà sàng lên nồng
độ androgen cho thấy osthole làm tăng nồng độ testosteron cũng như LH và FSH
trên chuột cống thiến sau khi cho uống liên tục 20 ngày [50].

Bạch tật lê
- Tên khoa học: Tribulus terretris L. Họ: Tật lê (Gai chống): Zyophyllaceae.
- Tên khác: thích tật lê (tật lê gai), gai ma vương, gai chống, gai sầu, gai yết
hầu, tật lê…
- Bộ phận dùng: quả chín phơi hay sấy khô của cây Tật lê.
- Thành phần hóa học: Chứa nhiều saponin steroid trong đó genin là diosgenin,
ruscogenin, gitogenin, 25D-spirosta-3,5-dien, clorogenin, hecogenin, neotigogenin.
Có 5 chất thuộc nhóm lignanamid là: tribulusamid A, tribulusamid B, N-
transferuloyltyramin, terestriamid và N-trans-coumaroyl-tyramin, và β- sitosterol.
Ngoài ra còn chứa β-sitosterol, stigmasterol, kaempferol, kaempferol-3-glucosid,
kaempferol-3-rutinosid, tribulosid, kaempferol-3β-D-glucosid, các alcaloid harmin ,
norharman, tinh dầu, dầu béo [28].
- Tác dụng dược lý: Bạch tật lê có tác dụng làm tăng cường hoạt động sinh dục
ở chuột bình thường và chuột bị thiến. Dịch chiết nước đông khô quả bạch tật lê cho
chuột uống dài ngày có tác dụng tăng nồng độ testosteron trong huyết thanh, tăng
hành vi tình dục như tăng tần suất tiếp cận với chuột cái, tăng số lần giao cấu. Ngoài
tác dụng làm tăng hoạt động sinh dục, bạch tật lê còn được biết đến với các tác dụng
như: giảm đường máu sau ăn, loại trừ tổn thương của tế bào cơ tim và ngăn chặn sự
biến dạng tâm thất sau nhồi máu cơ tim, tác dụng chống oxy hóa, tác dụng hạ áp…
[27], [29].
 Câu kỷ tử
- Tên khoa học: Lycium sinense Mill. Họ: Cà (Solanaceae).

- Tên khác: Câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, câu kỷ tử, củ khởi, kỷ tử
- Bộ phận dùng: là quả chín của cây Câu kỷ hay khởi tử.
- Thành phần hóa học: Quả chứa nhiều tinh dầu, hai sesquiterpen: dehydro-α-
cyperon và solavetivon. Methyl linoleat chiếm tỷ lệ cao (18%); các ester của các



17
acid béo C
14,
C
16
, và C
18
cũng chiếm tỷ lệ

cao. Các acid béo: linoleic, oleic,
palmitic. Các đường tự do: glucose, fructo… .Các acid amin tự do: aspatic,
asparagine, glutamin…Ngoài ra, quả còn có betain, zaxanthin, physalien, các
vitamin: vitamin C, caroten, acid nicotinic. Hạt chứa nhiều sterol: gramisterol
(44%), citrostadienol (18%), lophenol (9%), cycloeucalenol (8%)…ngoài ra còn có
các polyssacharid, flavonoid…[27], [29].
- Tác dụng dược lý:
Tác dụng trên khả năng sinh sản: cho gà ăn chất Betain sẽ đẻ số lượng trứng
nhiều. Dịch chiết kỷ tử tác dụng trực tiếp lên tuyến yên chuột cống trắng kích thích
rụng trứng [46]. Làm tăng khối lượng súc vật. Câu kỷ tử được coi là vị thuốc bổ
toàn thân, dùng cho cơ thể suy nhược, can thận âm quy, tinh huyết bất túc, lưng gối
đau mỏi, hoa mắt [27]. Ngoài ra, kỷ tử còn có tác dụng khác như: tác dụng tăng
cường miễn dịch, hạ cholesterol, hạ đường huyết, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh, tác
dụng chống oxy hóa…


Đương quy
- Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Họ: Hoa tán ( Apiaceae)
- Tên khác: tần quy, tây quy, vân quy, xuyên khung,
- Bộ phận dùng: Đương quy (Radix angelicae sinensis) là rễ phơi hay sấy khô
của cây Đương quy.
- Thành phần hóa học: Tinh dầu 0.2-0.4% bao gồm Các terpen: myrcen, β-
ocimen, allo-ocimen; các hợp chất phenolic: acetophenon, acid anisic, o creol; các
dẫn chất phtalid: ligustilid (chiếm tỷ lệ lớn 50.29%),senkyunolid. Coumarin:
umbeliferon, scopoletin. Acid hữu cơ: acid vanilic, acid palmitic. Sterol: β-
sitosterol, stigmasterol, β-stigmasteryl-β-D-glucosid. Acid amin: alanin, valin,
ísoleucin, serin. Vitamin: vitamin B1, vitamin B12, vitamin E. Và các polysacharid,
các polyacetylen, các nguyên tố vi lượng [27].
Tác dụng dược lý: Thành phần tinh dầu trong đương quy có tác dụng ức chế sự
co thắt cơ trơn, ức chế sự co bóp tử cung [27], [29]. Thành phần tan trong nước và
trong cồn có tác dụng tăng trương lực và biên độ co bóp tử cung cô lập và tại chỗ

×