Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá tác dụng điều trị bỏng của EB12 trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.39 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI








LÊ TH
Ị LOAN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
ĐIỀU TRỊ BỎNG CỦA EB12
TRÊN THỰC NGHIỆM
HÀ NỘI-2013
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. Ths. Nguyễn Thu Hằng
2. Ts. Lê Minh Hà
Nơi thực hiện: Bộ môn Dược Lực



LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới
Ths. Nguyễn Thu Hằng, Ts. Lê Minh Hà và Ths. Đỗ Thị Nguyệt Quế - những
người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực nghiệm, truyền đạt
nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn quý báu giúp em hoàn thành khóa luận
này.


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật
viên bộ môn Dược lực, bộ môn Vi sinh-Sinh vật, bộ môn Bào chế- Công nghiệp
dược đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian làm
thực nghiệm tại bộ môn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại Học
Dược Hà Nội vì đã dìu dắt, dạy bảo tận tình trong suốt thời gian em học tập tại đây.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, người thân và bạn bè -
những người đã luôn bên cạnh động viên, yêu quý và chăm lo cho em trong cuộc
sống.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC HÌNH 7
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về bỏng 3
1.1.1. Định nghĩa và dịch tễ bỏng 3
1.1.2. Mức độ nặng của tổn thương bỏng 3
1.1.3. Diễn biến của tổn thương bỏng 7
1.1.4. Hậu quả của bỏng 12
1.1.5. Các thuốc điều trị tại chỗ tổn thương bỏng 12
1.2. Tổng quan về mô hình nghiên cứu bỏng 14
1.2.1. Các phương pháp gây bỏng nhiệt thực nghiệm 14
1.2.2. Động vật thực nghiệm 16
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá 17
1.3. Tổng quan về chất liệu nghiên cứu 19
1.3.1. Nguồn gốc, cấu trúc hóa học, tính chất 19
1.3.2. Tác dụng 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị nghiên cứu 22
2.1.1. Mẫu nghiên cứu 22
2.1.2. Hóa chất, thuốc thử 22
2.1.3. Thiết bị, máy móc phục vụ nghiên cứu 23
2.1.4. Động vật, vi sinh vật nghiên cứu 23
2.2. Nội dung nghiên cứu 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm in vitro của EB12 24
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ của EB12 trên bỏng nhiệt thực
nghiệm… 25
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Triển khai mô hình gây bỏng nhiệt thực nghiệm 29
3.2. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm in vitro của EB12 31
3.3. Tác dụng điều trị tại chỗ của EB12 trên bỏng nhiệt thực nghiệm 32
3.3.1. Tình trạng chung của thỏ 32
3.3.2. Diễn biến đại thể tại vết bỏng 32
3.3.3. Diễn biến cấu trúc vi thể tại vết bỏng 37
3.3.4. Diễn biến của quần thể vi khuẩn tại vết bỏng 38
Chương 4: BÀN LUẬN 40
4.1. Về mô hình nghiên cứu 40
4.1.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu 40
4.1.2. Lựa chọn thời gian gây bỏng 40
4.2. Về tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm in vitro của EB12… 41
4.3. Về tác dụng điều trị tại chỗ của EB12 trên bỏng nhiệt thực nghiệm 43
4.3.1. Tác dụng kháng khuẩn khi điều trị tại chỗ vết bỏng 43
4.3.2. Tác dụng chống viêm, làm sạch vết bỏng 46
4.3.3. Tác dụng trên quá trình liền vết bỏng 48
KẾT LUẬN 50
KIẾN NGHỊ 50




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Aci. Lwofii : Acinetobacter lwoffii
AND : acid 2’-deoxyribonucleic
ARN
m
: acid Ribonucleic messenger
E. american : Eleutherin american
E. bulbosa : Eleutherin bulbosa
E. cloacea : Enterobacter cloacea
E.coli : Escherichia coli
EGF : epidermal growth factor
E. indica : Eleutherin indica
Ent. Faecium : Enterococcus faecium
FGF : fibroblast growth factor
GAG : glycosaminoglycan
HE : hematoxylin-eosin
K. pneumoniae

: KlEB12siella pneumoniae
PDGF : platelet derived growth factor
Pro. Mirabillis

: Proteus mirabilis
S.aureus : Staphylococcus aureus
Str. Agalactiae : Streptoccus agalactiae

TGF- β : transforming growth factor β
VEGF : vascular endothelial growth factor

VK : vi khuẩn.



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1:
Phân loại độ sâu tổn thương bỏng
5
Bảng 1.2:
Phân loại mức độ nặng của bỏng
7
Bảng 2.1:
Thang điểm đánh giá tình trạng đại thể tại vết bỏng
26

Bảng 3.1:
Đường kính vòng vô khuẩn của các mẫu thử đối với các loài vi
khuẩn
31

Bảng 3.2:
Kết quả đánh giá diễn biến đại thể tại vết bỏng
35

Bảng 3.3:
Mức độ thu hẹp diện tích vết bỏng

36

Bảng 3.4:
Thời gian liền vết bỏng
36

Bảng 3.5:
Tỷ lệ các vi khuẩn phân lập được tại vết bỏng
38

Bảng 3.6
Số lượng vi khuẩn S. aureus trên 1 cm
2
diện tích vết bỏng
39



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1:

Phân loại độ sâu tổn thương bỏng
5
Hình 1.2:

Mô hình 3 vùng trong chấn thương bỏng của Jackson D.
7
Hình 1.3:


Cấu tạo hóa học của eleutherin và isoeleutherin
20

Hình 2.1:

Sơ đồ nghiên cứu tác dụng của EB12 trên bỏng nhiệt thực nghiệm

25

Hình 3.1:

Quá trình gây bỏng thực nghiệm
29

Hình 3.2:

Hình ảnh vết thương sau khi gây bỏng
29

Hình 3.3:

Hình ảnh vi thể vết bỏng với thời gian gây bỏng 35 giây
30

Hình 3.4:

Hình ảnh vi thể vết bỏng với thời gian gây bỏng 40 giây
30

Hình 3.5:


Hình ảnh vi thể vết bỏng với thời gian gây bỏng 50 giây
31

Hình 3.6:

Hình ảnh các vết bỏng vào ngày thứ 0 và ngày thứ 7 bôi mẫu thử
33

Hình 3.7:

Hình ảnh các vết bỏng vào ngày thứ 14 và 21 bôi mẫu thử
34

Hình 3.8:

Hình ảnh mô hạt tái tạo, có viêm mạn tính
37

Hình 3.9:

Hình ảnh tổn thương bỏng đang tái tạo
37

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bỏng là chấn thương thường gặp trong lao động sản xuất cũng như sinh hoạt
thường ngày. Ở nước ta, bỏng đứng hàng thứ 3 trong số các chấn thương ngoại khoa

nói chung [13] với 844.000 bệnh nhân mỗi năm, chiếm gần 1% dân số [12]. Bỏng
có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó bỏng nhiệt thường gặp nhất chiếm
khoảng 84-94% số ca bỏng [17].
Bệnh nhân bỏng thường phải điều trị dài ngày, tốn kém. Nếu không được điều trị
tốt, bỏng có thể để lại nhiều di chứng lâu dài, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày,
khả năng lao động, thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh [17], [23].
Điều trị tại chỗ có vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị bỏng. Mục đích
điều trị tại chỗ là loại bỏ mô hoại tử, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, đẩy nhanh quá trình
liền vết thương, hạn chế di chứng. Có nhiều nhóm thuốc được sử dụng để điều trị
tại chỗ vết thương bỏng như: thuốc kháng khuẩn, thuốc làm rụng hoại tử, thuốc làm
khô se vết bỏng, thuốc kích thích biểu mô hóa,… [17]. Tuy nhiên, ngay cả những
thuốc được sử dụng phổ biến nhất vẫn có rất nhiều tác dụng không mong muốn,
thậm chí làm chậm quá trình liền vết thương. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các thuốc
mới tốt hơn nhằm hỗ trợ hoặc thay thế các thuốc hiện tại luôn là yêu cầu bức thiết
đối với công tác điều trị bỏng hiện nay.
Sâm đại hành là dược liệu phổ biến, mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở
nước ta để làm thuốc. Từ lâu, Sâm đại hành đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian
để chữa các bệnh ngoài da như viêm da, mụn nhọt, chốc đầu, lở loét [4], [9]. Nghiên
cứu của một số tác giả trong và ngoài nước cho thấy các hoạt chất chính trong Sâm
đại hành là eleutherin và isoeleutherin có tác dụng kháng khuẩn tốt đối với một số
vi khuẩn [5], [42].
Từ nguồn dược liệu rẻ tiền, sẵn có, với quy trình đơn giản, viện Hóa học các hợp
chất thiên nhiên, viện Khoa học quốc gia Việt Nam đã chiết xuất và phân lập thành
công hỗn hợp 2 hoạt chất eleutherin và isoeleutherin với tỷ lệ 1:1 (gọi là EB12) từ
thân rễ Sâm đại hành.
2

Với mong muốn tìm được loại thuốc mới từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong
nước, dựa vào các tài liệu tham khảo và các nghiên cứu thăm dò, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị bỏng của EB12 trên thực

nghiệm” với 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn, vi nấm in vitro của EB12.
2. Nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ của kem EB12 trên bỏng nhiệt thực
nghiệm.
3


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỎNG
1.1.1. Định nghĩa và dịch tễ bỏng
Bỏng là các tổn thương do nhiệt độ, hóa chất hoặc dòng điện gây ra. Tổn thương
bỏng thường chỉ ở da, nhưng cũng có trường hợp bỏng sâu tới các lớp dưới da như
gân, cơ, xương khớp và các tạng.
Bỏng là chấn thương ngoại khoa thường gặp. Theo thống kê, nước Anh có
khoảng 250.000 bệnh nhân bỏng mỗi năm [26]. Con số này ở Mỹ lên đến hơn 1
triệu người [48]. Việt Nam ước tính mỗi năm có khoảng 844.000 người bị bỏng,
chiếm gần 1% dân số, trong đó 25% là trẻ em từ 1 đến 5 tuổi [12]. Tai nạn bỏng là
một trong những gánh nặng đối với ngành y tế các nước. Hàng năm, số bệnh nhân
bỏng cần điều trị nội trú ở Pháp khoảng 10.000 người [17], ở Hoa Kỳ khoảng
75.000 người [48], ở Anh khoảng 112.000 người [26]. Tại Việt Nam, chỉ tính riêng
Viện Bỏng Quốc Gia mỗi năm đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 2.500 bệnh nhân
bỏng mức độ từ nặng đến rất nặng [17].
Bỏng để lại những gánh nặng thương tật nặng nề, đồng thời là nguyên nhân gây
tử vong đáng lo ngại. Thống kê của tổ chức Y tế Thế giới năm 2004 cho thấy mỗi
năm có hơn 310.000 bệnh nhân tử vong do bỏng lửa, chưa kể đến các loại bỏng
khác, trong đó hơn 30% bệnh nhân dưới 20 tuổi [23]. Tại Việt Nam, nghiên cứu
“Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” của Nguyễn Thị Trang
Nhung cho thấy tỷ lệ tử vong do bỏng là 243/100.000 dân, cao hơn rất nhiều so với
tỷ lệ chung của khu vực và thế giới [13]. Cũng theo nghiên cứu này, số năm sống
tàn tật hiệu chỉnh (DALYs) mà tai nạn bỏng để lại lên tới 15.717/100.000 dân [13].

1.1.2. Mức độ nặng của tổn thương bỏng
Đối với tổn thương bỏng, phản ứng của cơ thể, diễn biến của quá trình liền vết
thương, nguy cơ xuất hiện các biến chứng và hậu quả do bỏng để lại tùy thuộc vào
mức độ nặng của tổn thương. Để đánh giá mức độ nặng của tổn thương bỏng, có thể
dựa vào các yếu tố sau: độ sâu của tổn thương, diện tích vết bỏng, tác nhân gây
4

bỏng, vị trí bỏng trên cơ thể và thể trạng bệnh nhân [21]. Cụ thể:
1.1.2.1. Tác nhân gây bỏng
Các tác nhân gây bỏng có thể chia thành ba nhóm chính là nhiệt độ, hóa chất và
dòng điện [23], [26]. Mức độ nặng của tổn thương phụ thuộc vào loại tác nhân và
đặc điểm của tác nhân gây bỏng.
Các tác nhân nhiệt độ như ngọn lửa, các vật rắn nóng, các chất lỏng nóng hoặc
khí nóng gây bỏng nhiệt. Mức độ tổn thương trong bỏng nhiệt phụ thuộc nhiệt độ
của tác nhân, thời gian, diện tích và áp lực của nguồn nhiệt lên da [26]. Nhiệt độ
càng cao, thời gian tiếp xúc càng dài, diện tích càng rộng và áp lực lên da càng lớn,
mức độ tổn thương càng nặng [26].
Các hóa chất như acid hay kiềm mạnh có thể gây bỏng hóa chất với mức độ
nặng của tổn thương phụ thuộc vào bản chất và nồng độ của tác nhân [21]. Các acid
gây biến tính protein, hoại tử mô và thường gây đau cho bệnh nhân [26]. Riêng acid
hydrofluoric có khả năng thâm nhập sâu vào mô cơ thể, gây nhiễm độc toàn thân, có
thể dẫn đến tử vong ngay cả với vết bỏng nhỏ [26]. Các tác nhân kiềm có khả năng
thâm nhập vào mô sâu hơn hầu hết các acid, gây biến tính protein, làm tế bào mất
nước và gây hoại tử mô mỡ [26]. Đặc biệt, bỏng kiềm ban đầu không đau nên bệnh
nhân thường không biết để xử trí kịp thời khiến tổn thương nặng thêm [26].
Mức độ nặng của tổn thương trong bỏng điện tùy thuộc vào tính chất và điện thế
của nguồn điện. Trong khi các nguồn điện một chiều với điện thế thấp thường chỉ
gây tổn thương ngoài da, nguồn điện cao thế (khoảng 1000V) có thể gây tổn thương
mô rộng lớn, thậm chí tiêu cơ vân và suy thận [26], [49]. Dòng điện xoay chiều nếu
đi qua cơ tim có thể gây rối loạn nhịp tim và dẫn tới tử vong [26], [49].

1.1.2.2. Diện tích tổn thương bỏng
Diện tích vết bỏng là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ nặng của tổn
thương: diện tích càng rộng, mức độ tổn thương càng nặng [23]. Vết bỏng có diện
tích rộng có nguy cơ nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm khuẩn toàn thân cao [23], [29],
[47], thời gian liền vết thương kéo dài, để lại sẹo xấu [23]. Tổng diện tích bỏng trên
cơ thể quá lớn còn có thể dẫn đến sốc tuần hoàn và tử vong [23]. Thống kê ở các
5

nước thu nhập thấp cho thấy nguy cơ tử vong do bỏng trên 30% tổng diện tích bề
mặt cơ thể là 50%, đối với bỏng trên 50% diện tích bề mặt cơ thể là gần 100% [23].
1.1.2.3. Độ sâu tổn thương bỏng
Độ sâu tổn thương bỏng quyết định ảnh hưởng của vết bỏng đến tình trạng toàn
thân, nguy cơ nhiễm khuẩn, khả năng tự liền vết thương, thời gian liền vết thương
và hậu quả sau bỏng [17], [18]. Dựa trên độ sâu tổn thương, có thể phân loại bỏng
như sau:
Bảng 1.1: Phân loại độ sâu tổn thương bỏng [17], [18].
Bỏng nông Bỏng sâu
Độ III Độ I Độ II
Độ III nông Độ III sâu
Độ IV Độ V
Viêm cấp
đỏ da do
bỏng
Tổn thương
biểu bì, lớp
đáy còn
Tổn thương
lớp nhú, phần
phụ của da
còn

Tổn thương lớp
lưới, chỉ còn
phần sâu tuyến
mồ hôi
Bỏng
toàn bộ
lớp da
Bỏng da và
các lớp
dưới da, nội
tạng


Hình 1.1: Phân loại độ sâu tổn thương bỏng [61]
Bỏng độ I: tổn thương lớp nông của biểu bì, các phần khác nguyên vẹn, tự khỏi
sau 2-3 ngày, không để lại sẹo [17], [21].
6

Bỏng độ II: tổn thương biểu bì, phần đáy còn nguyên vẹn, tự khỏi sau 7-10 ngày
nhờ biểu mô từ phần còn lại của tế bào mầm đáy biểu bì, để lại nền nhạt màu hơn
màu da lành xung quanh [17].
Bỏng độ III nông: tổn thương tới lớp nhú, còn ống, gốc lông, tuyến mô hôi,
tuyến bã nhờn. Tự khỏi sau 12-15 ngày nhờ biểu mô hóa từ các phần phụ còn lại
của da [17].
Bỏng độ III sâu: tổn thương tới lớp lưới trung bì, chỉ còn phần sâu của tuyến mồ
hôi. Hình thành đảo biểu mô từ phần còn lại của tuyến mồ hôi. Bỏng độ III sâu rất
dễ chuyển thành bỏng sâu [17].
Bỏng độ IV: tổn thương sâu hết lớp da, tất cả các thành phần của biểu mô đều bị
phá hủy, không có khả năng tự liền do không có các thành phần của biểu mô [17].
Bỏng độ V: tổn thương qua da tới lớp cơ, gân, xương, nội tạng, thường để lại

hậu quả nặng nề [17].
1.1.2.4. Vị trí bỏng trên cơ thể
Vị trí bỏng trên cơ thể cũng ảnh hưởng đến mức độ nặng của tổn thương. Những
vết bỏng có cùng diện tích và độ sâu tổn thương nhưng ở vị trí khác nhau thì mức
độ nặng khác nhau [21], [29]. Bỏng vùng đầu mặt gây rối loạn vận mạch dẫn đến
thiếu máu não, phù não. Bỏng vùng hậu môn, sinh dục, nách dễ bị nhiễm khuẩn.
Bỏng bàn tay để lại sẹo co rút, ảnh hưởng tới khả năng vận động nên được tiên
lượng nặng hơn.
1.1.2.5. Thể trạng bệnh nhân
Bỏng ở những đối tượng bệnh nhân đặc biệt như người cao tuổi, trẻ em, bệnh
nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đang mắc bệnh mạn tính, bệnh nhân có các tổn
thương kết hợp… được đánh giá ở mức độ nặng hơn so với những bệnh nhân thông
thường [21].
Dựa trên các yếu tố trên, có thể phân loại mức độ nặng tổn thương bỏng của
bệnh nhân như sau:


7


Bảng 1.2: Phân loại mức độ nặng của bỏng [61]
Mức độ Đối tượng
Bỏng mức độ
nhẹ
- Bỏng độ I.
- Bỏng độ II có diện tích nhỏ hơn 15% diện tích cơ thể với
người lớn và nhỏ hơn 10% với trẻ em.
- Bỏng độ III với diện tích nhỏ hơn 2%.
Bỏng mức độ
trung bình

- Bỏng độ II có diện tích từ 15-25% ở người lớn, từ 10-20% ở
trẻ em.
- Bỏng độ III có diện tích từ 2-10%.
Bỏng mức độ
nặng
- Bỏng độ II trên 25% ở người lớn, trên 20% ở trẻ em.
- Bỏng độ III trên 10%.
- Bỏng điện.
- Bỏng ở các vị trí đầu, mặt, cổ, tay, chân, bộ phận sinh dục.
- Bỏng có kết hợp gãy xương hoặc chấn thương đường hô hấp
- Bỏng ở đối tượng bệnh nhân đặc biệt.
1.1.3. Diễn biến của tổn thương bỏng
Hình ảnh mô học của tổn thương bỏng được Jackson D. mô tả gồm 3 vùng: vùng
hoại tử, vùng phù ứ và vùng xung huyết [43]. Vùng chịu tác động trực tiếp của tác
nhân gây bỏng bị hoại tử mô tế bào. Vùng kế cận bị phù ứ, phản ứng viêm xảy ra
mạnh mẽ, các tế bào bị tổn thương. Vùng ngoài cùng là vùng xung huyết với hiện
tượng giãn mạch, các tế bào ít bị tổn thương.

Hình 1.2: Mô hình 3 vùng trong tổn thương bỏng của Jackson D. [43].
8

(1: vùng hoại tử; 2: vùng phù ứ; 3: vùng xung huyết)
1.1.3.1. Các giai đoạn liền vết bỏng
Da là cơ quan có nhiều chức phận quan trọng đối với cơ thể. Đây là hàng rào
bảo vệ các cơ quan bên trong trước các yếu tố vật lý, hóa học và vi sinh vật bên
ngoài. Da còn là cơ quan cảm giác, miễn dịch, bài tiết, điều hòa nhiệt độ. Tính toàn
vẹn về cấu trúc và chức năng của da có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy
khi da bị tổn thương, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng các quá trình sinh lý để thiết lập
lại trạng thái ban đầu của da, các quá trình này gọi là quá trình liền vết thương da.
Liền vết thương da là quá trình sinh lý phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, diễn ra

theo trình tự nhất định và chồng gối lên nhau. Có thể phân quá trình liền vết thương
da làm ba giai đoạn chính: (1) giai đoạn viêm cấp, (2) giai đoạn tăng sinh, (3) giai
đoạn sửa chữa vết thương và hình thành sẹo [1], [17], [18], [28].
 Giai đoạn viêm cấp
Mục đích của giai đoạn này là ngăn ngừa sự lan rộng của các tác nhân gây hại
đến các mô lân cận, loại bỏ các mầm bệnh và các mảnh vụn tế bào, tạo cơ sở cho
quá trình phục hồi [1], [17], [28].
Phản ứng viêm xuất hiện ngay khi da bị tổn thương, với biểu hiện sớm nhất là
rối loạn tuần hoàn tại chỗ. Rối loạn tuần hoàn tại vị trí viêm được đặc trưng bởi các
hiện tượng: rối loạn vận mạch, tạo dịch rỉ viêm, bạch cầu xuyên mạch và hiện tượng
thực bào [1].
Rối loạn vận mạch là chuỗi các phản ứng liên tiếp bao gồm: co mạch, sung
huyết động mạch, sung huyết tĩnh mạch và ứ máu. Phản xạ co mạch xảy ra ngay khi
mô bị tổn thương, kéo dài trong thời gian rất ngắn nhưng có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy phản ứng dây chuyền tiếp theo là sung huyết động mạch. Sung huyết
động mạch giúp ổ viêm được tưới máu giàu oxy và năng lượng, tạo điều kiện cho
quá trình thực bào xảy ra. Chỉ khi quá trình thực bào hoàn tất hiện tượng sung huyết
động mạch mới yếu dần đi và chuyển sang sung huyết tĩnh mạch. Trong sung huyết
tĩnh mạch, các mao mạch giãn rộng, các tế bào ở vùng trung tâm viêm hòa vào lớp
huyết tương bao quanh, ổ viêm được dọn sạch, ngăn cản sự lan rộng của các tác
9

nhân gây bệnh.
Dịch rỉ viêm được hình thành tại vị trí viêm, với hai nhóm thành phần cơ bản là
các thành phần của máu thoát ra (protein huyết tương, các chất điện giải, hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu…) và các thành phần mới hình thành do rối loạn chuyển hóa và
tổn thương mô (histamin, serotonin, acetylcholin, bradykinin, leucotrien, các sản
phẩm chuyển hóa của acid arachidonic, các cytokin interleukin-1, interleukin -6,
interleukin-8, các chất gây sốt, các acid nhân, các enzym,…) [1]. Dịch rỉ viêm có
vai trò bảo vệ, nhưng lượng nhiều quá có thể gây chèn ép mô gây đau nhức thậm

chí hạn chế hoạt động của các cơ quan xung quanh.
Hiện tượng bạch cầu xuyên mạch là hệ quả của sự tăng tính thấm của thành
mạch do tác dụng của các chất hóa ứng động (các thành phần của VK bị dung giải,
các sản phẩm hoạt hóa của bổ thể, các chemokin, ) [1]. Bạch cầu di chuyển về phía
có phản ứng viêm, bám vào thành mạch, xuyên qua vách mạch và tiến tới ổ viêm để
làm nhiệm vụ thực bào.
Mục đích của thực bào tại ổ viêm là dọn sạch các tế bào có hại, bảo vệ cơ thể.
Tuy nhiên các phản ứng thực bào tại ổ viêm cũng có thể gây rối loạn chuyển hóa
hoặc tổn thương mô thứ phát, làm tổn thương thêm trầm trọng và gây khó khăn cho
quá trình liền vết thương [1].
 Giai đoạn tăng sinh
Cuối giai đoạn viêm cấp, giai đoạn tăng sinh hình thành mô mới bắt đầu. Các vết
bỏng nông như bỏng độ II có thể tự liền nhờ sự phân bào của các tế bào lớp đáy
biểu bì và biệt hóa thành các lớp tế bào của biểu bì [17], [18]. Với bỏng sâu từ độ III
trở đi, quá trình tái tạo mô bao gồm sự hình thành mô hạt và quá trình biểu mô hóa
phủ kín mô hạt bằng các tế bào biểu mô [17], [18].
Mô hạt bao gồm các tế bào mới và các mạch máu mới. Các mạch máu mới được
hình thành từ các tế bào nội mô tĩnh mạch nhỏ còn sót lại ở vùng tổn thương, dưới
tác dụng kích thích của các yếu tố tăng trưởng: EGF, PDGF, TGF-β, FGF, VEGF.
Trong khi đó, các tế bào mới được hình thành từ nguyên bào sợi. Nguyên bào sợi
vốn là các tế bào sợi trong dịch gian bào, dưới tác dụng kích thích của dịch rỉ viêm
10

mà hoạt hóa thành nguyên bào sợi, có khả năng tổng hợp nhiều loại protein của mô
nền như collagen, fibrinonectin, glycosaminglycan (GAG) [1], [18], [28].
Sau khi mô hạt hình thành, quá trình biểu mô hóa xảy ra để phủ kín mô hạt. Quá
trình này gồm ba thời kì liên tiếp nhau: (1) sự di cư của các tế bào sừng từ rìa vết
thương vào vùng tổn thương, (2) sự phân chia của các tế bào lớp đáy để tạo ra các tế
bào nguồn, (3) sự trưởng thành của các tế bào biểu mô để trở thành các lớp tế bào
đầy đủ của biểu bì [57], [28].

 Giai đoạn sửa chữa vết thương và hình thành sẹo
Là giai đoạn dài nhất của quá trình liền vết thương [28]. Mô liên kết được tạo ra
và liên tục được sửa chữa để đảm bảo tạo sẹo da bền chắc. Các sợi collagen được
tạo ra bởi nguyên bào sợi và bị phá hủy bởi các collagenase để không ngừng tái cấu
trúc collagen. Các collagen này cùng với các sợi khác của mô liên kết không ngừng
được định hướng, sắp xếp lại để tạo ra mô sẹo bền chắc. Nếu có sự mất cân bằng
trong trạng thái tái lập collagen sẽ dẫn đến trạng thái không bình thường của sẹo:
sẹo phì đại, sẹo lồi hoặc sẹo teo [28].
1.1.3.2. Nhiễm khuẩn vết bỏng
Nhiễm khuẩn là biến chứng hay gặp trong quá trình diễn biến của tổn thương
bỏng bởi vết bỏng tự nó đã tạo ra những điều kiện tại chỗ và toàn thân thuận lợi cho
sự phát triển và lan rộng của vi sinh vật [29], [47].
Tại chỗ: tổn thương bỏng làm mất tính toàn vẹn của da, phá vỡ hàng rào bảo vệ
tự nhiên của cơ thể, tạo điều kiện cho vi sinh vật trên da và từ môi trường xâm nhập
vào vết thương [29], [31]. Tại đây, sự phân giải protein và lipid của mô tổn thương
tạo ra môi trường dinh dưỡng thuận lợi cho sự phát triển của VK [29], [31]. Hơn
nữa, dưới tác dụng của phản ứng viêm, các mao mạch bị bít tắc khiến cho các tế bào
miễn dịch, các yếu tố bảo vệ trong dịch thể cơ thể cũng như kháng sinh dùng đường
toàn thân khó có thể theo đường tuần hoàn tới mô bị bỏng [31].
Toàn thân: tổn thương bỏng có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch, giảm nồng độ
các kháng thể dịch thể, giảm hoạt tính bổ thể, giảm chức năng của đại thực bào,
giảm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính, lympho bào… do đó giảm khả năng
11

chống đỡ của cơ thể trước sự phát triển của VK [29], [31]. Ngoài ra, rối loạn huyết
động do bỏng dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan, trong đó có hệ tiêu hóa,
làm suy yếu hàng rào bảo vệ ở niêm mạc thành ruột, tạo điều kiện cho VK xâm
nhập vào hệ tuần hoàn chung [31].
Các nghiên cứu cho thấy trên bề mặt của hầu hết các vết bỏng đều có một hoặc
nhiều loại VK [7], [37]. Tuy nhiên nguy cơ nhiễm khuẩn phụ thuộc vào số lượng và

độc lực của VK trên vết bỏng [29]. Các loại VK thường gây nhiễm khuẩn bỏng là S.
aureus, P. aeruginosa và các trực khuẩn đường ruột [7], [20], [29], [31], [47], [48].
S. aureus là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn vết bỏng, đồng thời cũng là
một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn huyết [29], [37], [16], [7],
[2], [20], [50]. Đây là loại VK nguy hiểm, có nhiều độc tố, khi vào cơ thể gây nhiều
biến chứng nặng nề [29], [31]. Nghiên cứu của Lê Thị Kim Anh (1997) và Nguyễn
Như Lâm (2010) đã cho thấy các chủng S. aureus phân lập được tại vết bỏng đều có
tính kháng thuốc cao đối với hầu hết các kháng sinh thông thường [2], [7]. Hơn nữa,
sự có mặt của S. aureus tại vết bỏng còn làm tăng tính kháng thuốc [7] và tăng khả
năng xâm nhập vào mô của các VK khác [31].
P. aeruginosa là loại VK có độc lực cao, có khả năng xâm nhập sâu vào các mô
[20], [29], [37], [47], [50]. Đây là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn huyết và
nhiễm khuẩn toàn thân trong bỏng [20], [29] với tỷ lệ phân lập được trong máu có
khi lên tới 62,5% [20]. P. aeruginosa là loại VK nguy hiểm, đã kháng hầu hết các
loại kháng sinh thường dùng với tỷ lệ kháng cao [7], [29], [47]. Bệnh nhân bỏng
nhiễm khuẩn huyết do P. aeruginosa thường có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao
[20].
Tình trạng nhiễm khuẩn có thể thúc đẩy phản ứng viêm quá mức, chuyển bỏng
nông thành bỏng sâu, gây hoại tử tổ chức, thải mảnh da ghép [47], [50]. Vi khuẩn từ
vết bỏng có thể xâm nhập sâu vào cơ thể, gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn
thân [37], [29]. Trong điều trị, nhiễm khuẩn bỏng là biến chứng nguy hiểm, là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho bệnh nhân [29], [31], [37], [47], [48], [50].

12

1.1.4. Hậu quả của bỏng
Bỏng để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
Đối với bệnh nhân, tổn thương bỏng ở da, nơi tập trung đầu mút của các dây
thần kinh cảm giác, khiến người bệnh đau đớn, cần dùng nhiều biện pháp hỗ trợ để
giảm đau [8], [17]. Những trường hợp bỏng sâu, bỏng diện rộng, lượng huyết tương

thoát ra ngoài mạch quá lớn mang theo các chất điện giải, protein có thể khiến bệnh
nhân sốc bỏng, suy thận cấp, thậm chí tử vong [8], [17]. Các biến chứng như nhiễm
độc bỏng, sốt do hấp thu mủ bỏng, nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm khuẩn toàn thân
cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân [8], [17], [37]. Các vết
bỏng cần trên 3 tuần để liền vết thương thường để lại các di chứng lâu dài như sẹo,
co rút da, biến dạng khớp [49]. Sẹo bỏng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý
mà còn có thể hạn chế vận động, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày và khả
năng lao động của bệnh nhân [8], [23], [48].
Với gia đình và xã hội, gánh nặng trước tiên của bỏng là chi phí điều trị. Chi phí
điều trị bỏng tùy thuộc vào loại bỏng và mức độ nghiêm trọng của bỏng [23]. Ở
Anh, chi phí trung bình của một ca bỏng nước nhẹ là 1.850 bảng Anh (tương đương
3.618 đô la Mỹ), chi phí này ở Hoa Kỳ vào khoảng 1.187 đô la Mỹ [23]. Các vấn đề
khác như phục hồi chức năng lâu dài, tàn tật, thất nghiệp, khó hòa nhập cộng
đồng… cũng là những gánh nặng mà bỏng để lại [23].
1.1.5. Các thuốc điều trị tại chỗ tổn thương bỏng
Điều trị tại chỗ giữ vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bỏng. Mục đích
điều trị tại chỗ là nhằm nhanh chóng loại bỏ mô hoại tử, ức chế sự phát triển của
VK, kích thích quá trình biểu mô hóa, hạn chế biến chứng. Tùy vào tác dụng, các
thuốc điều trị tại chỗ có thể được phân thành các nhóm như sau:
1.1.5.1. Các thuốc kháng khuẩn tại chỗ vết thương bỏng
Các thuốc kháng khuẩn tại chỗ vết thương bỏng thường dùng:
- Các dung dịch sát khuẩn: povidon- iodin (betadin 10%), nitrat bạc 0,5% [29].
13

- Các kháng sinh hoặc hỗn hợp các kháng sinh: kem sulfadiazin- bạc 1%,
Mafenide acetat (Sulfamylon) dạng kem 10% hoặc dung dịch 5%, kem gentamycin
0,1%, thuốc mỡ polymycin,…[29], [19], [37], [55].
- Các thuốc y học cổ truyền: mỡ Maduxin chế từ lá sến và dầu sến [14].
Trong số các thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng, Kem sulfadiazin-bạc 1% (SSD) là
thuốc được sử dụng rộng rãi ở nước ta và nhiều nước trên thế giới do có phổ kháng

khuẩn rộng, tác dụng lên hầu hết các VK và một số vi nấm gây bệnh [16], [18],
[19], [29], [37], [48], [49]. Tác dụng của SSD chủ yếu do tác dụng diệt khuẩn của
bạc phối hợp với tác dụng kìm khuẩn của sulfadiazin [29], [55]. Tuy nhiên, thuốc có
một số nhược điểm sau:
- Làm chậm tiêu hủy và rụng hoại tử [52], làm mất hoạt tính của các enzym làm
rụng hoại tử khi dùng kết hợp [3].
- Làm chậm lành vết thương [15], [44].
- Sulfadiazin được hấp thu vào cơ thể và gây những tác dụng không mong muốn
như: giảm bạch cầu, tổn thương thận, tăng men gan, thiếu máu tan huyết, đặc biệt là
những trường hợp bỏng diện rộng [3], [15], [45].
Do việc dùng thuốc phổ biến và kéo dài, SSD đã bị một số vi khuẩn kháng lại,
đặc biệt là S. aureus, P.aeruginosa, Klesiella…[16], [18], [27], [37], [52].
1.1.5.2. Các thuốc làm rụng hoại tử vết bỏng
Sử dụng các thuốc làm rụng hoại tử vết bỏng nhằm loại trừ nhanh mô hoại tử,
loại bỏ môi trường thuận lợi cho VK phát triển, tạo điều kiện cho quá trình liền vết
thương xảy ra. Các thuốc thường dùng bao gồm: các enzym tiêu hủy protein có
nguồn gốc động vật, thực vật hoặc vi sinh vật; N-acetylcystein; các acid yếu như
acid salicylic,…[18].
1.1.5.3. Các thuốc kích thích biểu mô hóa và tạo mô hạt
Các thuốc trong nhóm này chủ yếu có nguồn gốc động vật và thực vật như: mỡ
Maduxin (từ dầu sến và lá sến), mỡ Madecasol (từ cây rau má), kem nghệ, dầu gấc,
dầu gan cá,…[18].
1.1.5.4. Các thuốc làm khô se vết bỏng
14

Thành phần của các thuốc làm khô se vết bỏng thường chứa tanin, có tác dụng
làm đông dịch vết thương, kết tủa protein, liên kết các tơ collagen tạo thành một
màng [18]. Một số thuốc trong nhóm: cao đặc lá sim, cao kháo nhậm, cao kháo
vàng, cao lá tràm, chè dây, vỏ xoan trà,…[18].
1.1.5.5. Các vật liệu sinh học thay thế da hoặc che phủ tạm thời

Sử dụng các vật liệu che phủ nhằm mục đích giảm đau cho bệnh nhân, hạn chế
mất dịch, mất máu qua vết thương, hạn chế nhiễm khuẩn vết bỏng, kích thích biểu
mô hóa ở vết bỏng nông, kích thích tạo mô hạt ở bỏng sâu [49], [55]. Các vật liệu
thường dùng có thể là da động vật (da ếch tươi, da ếch đông khô, da lợn), da người
(da tử thi, da tự thân bệnh nhân) hoặc vật liệu có nguồn gốc sinh tổng hợp: màng
Biobrane, màng Intergra, …[49], [55].
1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BỎNG
Nghiên cứu tác dụng của thuốc trên các mô hình động vật là giai đoạn bắt buộc
đối với quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc nói chung cũng như nghiên cứu và
phát triển thuốc điều trị bỏng nói riêng. Vì vậy, các mô hình thực nghiệm trên động
vật có vai trò rất quan trọng. Nhiều mô hình nghiên cứu về bỏng đã được phát triển,
đề xuất dựa trên nguyên tắc chung là sử dụng tác nhân thích hợp tạo tổn thương
bỏng trên động vật sao cho các tổn thương này có diễn biến sinh lý tương tự trên
người [60]. Yêu cầu chung của mô hình thực nghiệm nghiên cứu bỏng là tạo ra
những tổn thương đồng nhất, kiểm soát được độ sâu vết bỏng, thực hiện trên động
vật sẵn có, dụng cụ đơn giản, dễ tiến hành. Nội dung của một mô hình nghiên cứu
bao gồm: phương pháp tạo tổn thương bỏng và các chỉ tiêu đánh giá.
1.2.1. Các phương pháp gây bỏng trên thực nghiệm
Tương ứng với các nhóm tác nhân chính gây bỏng, các phương pháp gây bỏng
thực nghiệm có thể được phân loại theo ba nhóm chính: dùng điện, dùng hóa chất
và dùng nhiệt độ [53], [32].
Phương pháp dùng điện thường đòi hỏi các động vật bậc cao như chó thậm chí
động vật linh trưởng để tạo ra tổn thương bỏng có diễn biến sinh lý tương tự trên
người [53].
15

Phương pháp sử dụng hóa chất để gây bỏng có nhược điểm là khó kiểm soát sự
khuếch tán của hóa chất vào da, do đó thường khó tạo ra được các vết bỏng đồng
nhất về diện tích và độ sâu [53].
Phương pháp gây bỏng sử dụng nhiệt độ dễ tiến hành, tạo ra được những tổn

thương đồng nhất, được áp dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu [53]. Có nhiều mô
hình bỏng nhiệt thực nghiệm đã được phát triển và đề xuất, trong đó các nguồn
nhiệt được sử dụng chủ yếu là nước sôi, kim loại nóng và ngọn lửa.
Mô hình sử dụng nước sôi để gây bỏng được Mason và Walker mô tả vào năm
1968 [46]. Trong đó, động vật thực nghiệm được giữ cố định trên một dụng cụ kim
loại có khe hở ở vùng lưng, tương ứng với vùng da đã được loại bỏ lông của con
vật. Khi cho động vật tiếp xúc với nước sôi, vùng da không được bảo vệ tiếp xúc
trực tiếp với nước sôi và bị bỏng. Nhiệt độ của nước và thời gian tiếp xúc được điều
chỉnh để thu được tổn thương có độ sâu như mong muốn. Diện tích khe hở cũng
được tính toán để vết bỏng có diện tích phù hợp. Đây là mô hình bỏng nhiệt thực
nghiệm kinh điển, tạo ra những tổn thương bỏng đồng nhất, được áp dụng khá rộng
rãi trong các nghiên cứu [53], [32].
Các mô hình gây bỏng bằng kim loại nóng có nguyên tắc chung là sử dụng dụng
cụ kim loại được làm nóng đến nhiệt độ xác định, tiếp xúc với vùng da đã được cạo
lông của con vật dưới một áp lực không đổi, trong khoảng thời gian thích hợp để tạo
tổn thương bỏng [32], [53], [57]. Mô hình kinh điển sử dụng dụng cụ gây bỏng là
các miếng kim loại. Do áp lực giữa dụng cụ kim loại và vùng da gây bỏng do kỹ
thuật viên quyết định, khó kiểm soát, các vết bỏng được tạo ra có thể không đồng
nhất về độ sâu tổn thương [53]. Để khắc phục nhược điểm này, một số mô hình cải
tiến sử dụng dụng cụ gây bỏng là thanh kim loại. Khi đó, áp lực lên vùng da gây
bỏng do trọng lượng của thanh kim loại quyết định nên tạo ra được những tổn
thương bỏng đồng đều hơn [53]. Pocidalo J.J (1955) và Hladovec I. (1961) đã sử
dụng các ống kim loại có thể chứa nước nóng làm nguồn nhiệt gây bỏng. Phương
pháp này có thể điều chỉnh áp lực lên vùng da gây bỏng bằng cách điều chỉnh thể
tích nước trong ống kim loại. Hơn nữa, nước trong ống cũng giúp giữ nhiệt độ ống
16

kim loại hằng định hơn trong thời gian gây bỏng. Ở Việt Nam, phương pháp này đã
được áp dụng thành công trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Tỵ (1989), Vũ Thị
Ngọc Thanh (2003) và Trần Thị Lự (2011) [ 10], [14], [22].

Ngọn lửa cũng được dùng làm tác nhân gây bỏng bằng cách cho tiếp xúc với
vùng da động vật trong những khoảng thời gian xác định. Katacura T và cộng sự đề
xuất sử dụng một ngọn lửa ga phân tán nhiệt làm tác nhân gây bỏng[31], [32].
Trong mô hình của Stieritz và Holder, ngọn lửa được tạo ra bằng cách trải ethanol
lên vùng da động vật và đốt để tạo vết bỏng [31], [32]. Các mô hình này đòi hỏi
dụng cụ phức tạp, ít được áp dụng trong các mô hình nghiên cứu [31].
1.2.2. Động vật thực nghiệm
Khi lựa chọn động vật để tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm về bỏng, cần
quan tâm đến đặc điểm cấu trúc da, đặc điểm sinh lý, kích thước cơ thể, giá thành
và tính sẵn có của động vật [32], [35], [57], [60].
Đặc điểm cấu trúc da là tiêu chí quan trọng để lựa chọn động vật thực nghiệm
bởi vì muốn tạo ra được những tổn thương bỏng có diễn biến sinh lý tương tự trên
người, da động vật cần có cấu tạo tương tự da người. Không kể động vật linh
trưởng, da lợn có cấu trúc gần với da người nhất, sau đó đến chuột lang, chuột cống
trắng, thỏ, chuột nhắt trắng [32], [35], [53], [57]. Do đó các nghiên cứu về bỏng sâu
thường đòi hỏi tiến hành trên lợn hoặc chuột lang [32], [35].
Đặc điểm sinh lý của động vật cũng là một tiêu chí cần quan tâm. Lợn thường
đòi hỏi điều kiện gây mê, hồi mê và chăm sóc sau bỏng khá phức tạp [32], [53]. Thỏ
rất dễ bị nhiễm khuẩn, do đó thích hợp cho các nghiên cứu về nhiễm khuẩn bỏng,
tuy nhiên đòi hỏi điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình thực nghiệm [32],
[53]. Chuột cống trắng có đặc tính kháng khuẩn rất tốt, không yêu cầu điều kiện thí
nghiệm quá khắt khe, thích hợp cho các nghiên cứu trong thời gian kéo dài [53], tuy
nhiên để sử dụng cho các nghiên cứu về nhiễm khuẩn bỏng cần phải cấy VK vào
vết thương [32].
Kích thước cơ thể động vật ảnh hưởng đến thao tác thực nghiệm, động vật càng
lớn càng dễ thao tác. Tuy nhiên các động vật có kích thước lớn thường có giá thành
17

cao, ảnh hưởng đến chi phí nghiên cứu [35], [53], [57], [60].
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá

Các chỉ tiêu đánh giá trong một nghiên cứu tùy thuộc vào nội dung và mục đích
nghiên cứu đó. Tuy nhiên dựa vào diễn biến sinh lý của bỏng, có thể đánh giá tình
trạng tại chỗ của vết thương bỏng thông qua hai nhóm vấn đề chính: (1) quá trình
tái tạo tổn thương, (2) mức độ nhiễm khuẩn vết bỏng.
1.2.3.1. Đánh giá quá trình tái tạo tổn thương bỏng
Có thể đánh giá quá trình tái tạo hồi phục vết thương bỏng thông qua các chỉ tiêu
đại thể, vi thể và hóa mô.
 Diễn biến đại thể tại vết bỏng
- Các đặc điểm chung của vết bỏng như mức độ phù nề, sung huyết, tiết dịch,
tình trạng loét, hoại tử vết thương: dùng để đánh giá diễn biến của quá trình liền vết
thương, đặc biệt là phản ứng viêm và tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ [30], [57],
[60].
- Mức độ thu hẹp diện tích vết bỏng: cho thấy diễn biến của giai đoạn tăng sinh
với sự hình thành mô hạt và biểu mô hóa [30], [57], [36], [60]. Giai đoạn tăng sinh
được đặc trưng bởi hiện tượng các tế bào biểu mô di cư từ rìa vết thương vào trung
tâm, lắng đọng, tăng sinh, hình thành biểu mô mới do đó diện tích vết thương thu
hẹp dần cho thấy giai đoạn tăng sinh đang diễn ra.
- Thời gian liền vết bỏng: là thời gian cần thiết để hoàn tất quá trình liền vết
thương. Thời gian liền vết bỏng càng ngắn chứng tỏ quá trình tái tạo phục hồi vết
thương xảy ra càng nhanh [30], [57].
- Độ bền cơ học của mô mới được tạo thành: khả năng chịu lực, tính đàn hồi của
mô mới được tạo thành [57], [60]. Tiêu chí này giúp đánh giá kết quả của quá trình
liền vết thương, đặc biệt là giai đoạn sửa chữa vết thương và hình thành sẹo [57].
Bản chất của quá trình liền vết thương là thiết lập lại sự toàn vẹn về cấu trúc và
chức năng cho da, vì vậy đánh giá độ bền cơ học của mô mới được tạo thành là một
tiêu chí cần quan tâm.
 Diễn biến vi thể tại vết bỏng
18

Quá trình tái tạo và phục hồi tổn thương bỏng có thể đánh giá dựa trên diễn biến

vi thể tại vết bỏng thông qua các chỉ tiêu sau:
- Số lượng, mật độ của các loại bạch cầu, các tế bào thực bào tại mô tổn thương:
thể hiện mức độ viêm tại mô tổn thương [30], [36], [57]. Phản ứng viêm càng mạnh,
các tế bào viêm tập trung càng nhiều tại vị trí vết thương.
- Mật độ và cấu trúc các mạch máu, các tế bào biểu mô được tân tạo [30], [57],
[60].
- Chỉ số phân chia tế bào ở lớp đáy biểu bì: thể hiện rõ ràng khả năng tái tạo và
phục hồi [36], [57].
 Diễn biến của các chỉ số sinh hóa tại mô tổn thương
- Định lượng hydroxyprolin tại mô tổn thương: đánh giá mức độ tổng hợp
collagen tại mô tổn thương, cho biết diễn biến của giai đoạn tăng sinh và tạo mô hạt
[30], [36], [57]. Collagen là thành phần cấu tạo chính của chất nền ngoại bào của
da, chiếm khoảng 75% trọng lượng khô của da. Tuy nhiên hiện nay chưa có phương
pháp định lượng trực tiếp collagen tại mô tổn thương, do đó phải định lượng
collagen thông qua hydroxyprolin, một acid amin đặc trưng của collagen [36], [57].
- Định lượng hexosamin và acid hexuronic tại mô tổn thương: cho biết mức độ
tổng hợp glycosaminoglycan và proteoglycan từ nguyên bào sợi [36], [57]. Đây là
những chất nền ngoại bào quan trọng, tạo ma trận để collagen có thể liên kết và lắng
đọng, tạo điều kiện cho giai đoạn sửa chữa vết thương và ổn định cấu trúc mô mới
được tân tạo [57].
1.2.3.2. Đánh giá mức độ nhiễm khuẩn tại vết thương
Trong điều trị, nhiễm khuẩn là biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân tử vong
hàng đầu cho bệnh nhân [29], [31], [37], [47], [48], [50]. Nhiễm khuẩn vết bỏng có
thể thúc đẩy phản ứng viêm quá mức, chuyển bỏng nông thành bỏng sâu, gây hoại
tử tổ chức, thải mảnh da ghép [47], [50]. Vi khuẩn từ vết bỏng có thể xâm nhập sâu
vào cơ thể, gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân [37], [29]. Vì vậy, tình
trạng nhiễm khuẩn tại vết thương là một trong những chỉ tiêu cần theo dõi trong quá
trình điều trị.

×