Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

TỔNG QUAN về các dược LIỆU có tác DỤNG CHỐNG NGƯNG tập TIỂU cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 61 trang )

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


BÙI ĐÌNH VIỆT

TỔNG QUAN VỀ CÁC DƯỢC LIỆU
CÓ TÁC DỤNG
CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2014

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



BÙI ĐÌNH VIỆT




TỔNG QUAN VỀ CÁC DƯỢC LIỆU
CÓ TÁC DỤNG
CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn
:

TS. Nguyễn Thu Hằng
Nơi thực hiện
:

Bộ môn Dược liệu


HÀ NỘI - 2014

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Thu Hằng,
người đã dẫn dắt tôi ngay từ những ngày đầu tiên của đề tài, người đã giúp tôi một
cách nhiệt tình nhất và là người truyền động lực cho tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội, các thầy cô giáo
trong trường nói chung và các thầy cô trong Bộ môn Dược liệu nói riêng đã tạo mọi
điều điều kiện học tập cho tôi trong thời gian vừa qua.
Gửi lời cảm ơn đến các bạn của tôi, những người đã đồng hành, khích lệ và góp
ý cho tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình tôi, những người đã cho tôi cơ hội được học
dưới mái trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt là mẹ tôi, người đã luôn động viên
tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.



Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Bùi Đình Việt
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
1.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.2. Nội dung nghiên cứu 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỂU CẦU
3
2.1. Cấu trúc của tiểu cầu 3
2.2. Những đặc tính chính của tiểu cầu 7
2.3. Chức năng của tiểu cầu 10
2.4. Vai trò của tiểu cầu trong một số bệnh lý 12
2.5. Liệu pháp kháng tiểu cầu 15
CHƯƠNG 3. CÁC CÂY THUỐC CÓ TÁC DỤNG ỨC CHẾ NGƯNG TẬP
TIỂU CẦU
18
3.1. Các cây thuốc có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu in vitro 18
3.2. Cây thuốc có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu in vivo 26
3.3. Một số cây thuốc được thông báo có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu 27
CHƯƠNG 4. CÁC HỢP CHẤT TỰ NHIÊN CÓ TÁC DỤNG ỨC CHẾ
NGƯNG TẬP TIỂU CẦU
29
CHƯƠNG 5. BÀN LUẬN

43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
48



DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
AA arachidonic acid acid arachidonic
ADP adenosine diphosphate adenosin diphosphat
AMP adenosine monophosphate adenosin monophosphat
ATP adenosin triphosphate adenosin triphosphat
BPTMĐ bộ phận trên mặt đất
CH
2
Cl
2
dichloromethan
CHCl
3
chloroform
EPN Epinephrine epinephrin
EtOAc ethyl acetat
EtOH ethanol
KHV kính hiển vi
MeOH methanol
NTTC


ngưng tập tiểu cầu
NXB Nhà xuất bản
PAF platelet activating factor yếu tố hoạt hóa tiểu cầu
PDGF
platelet-derived growth
factor
yếu tố phát triển có nguồn
gốc từ tiểu cầu
THRO thrombin thrombin
TXA
2
thromboxan A
2
thromboxan A
2
v-WF von - Willebrand factor yếu tố von - Willebrand


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang
1
Các receptor chính của tiểu
5
2
Các loại hạt chứa trong tiểu cầu
6
3
Các cây thuốc có tác dụng ức chế NTTC in vitro
23

4
Một số cây thuốc được thông báo có tác dụng ức chế NTTC
27
5
Các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế NTTC
29




DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình Trang
1 Tiểu cầu dạng đĩa chụp dưới KHV điện tử phóng đại 30.000 lần 3
2
Tiểu cầu dạng đĩa cắt ngang chụp dưới KHV điện tử phóng đại
22.000 lần
3
3 Hệ thống ống mở trên tiểu cầu 4
4 Các vi ống trên tiểu cầu 4
5 Các vi ống và vi sợi trên tiểu cầu 4
6 Glycogen trên tiểu cầu 4
7 Các loại hạt trong tiểu cầu 4
8 Tiểu cầu với hệ thống ống dày đặc 4
9 Cơ chế gây ngưng tập tiểu cầu 8
10 Cơ chế gây NTTC của acid arachidonic 9
11 Vai trò của tiểu cầu đối với quá trình cầm máu 11
12 Vai trò của tiểu cầu đối với sự hình thành huyết khối 12
13 Cơ chế ức chế ngưng tập tiểu cầu của aspirin 16

14
Cấu trúc hóa học một số hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế
NTTC
36
15 Cấu trúc hóa học các hợp chất flavon 45
16 Cấu trúc hóa học của TXA
2
45
17 Catechin 46
18 Rutin 46
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, những bệnh lý về huyết khối là một trong ba nhóm bệnh có số
bệnh nhân tử vong cao nhất thế giới [15]. Huyết khối là nguyên nhân hàng đầu của
sự tắc nghẽn mạch máu gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề cho người
bệnh. Huyết khối có thể hình thành ở động mạch hoặc tĩnh mạch. Huyết khối động
mạch có thể dẫn đến các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc đột quỵ.
Huyết khối tĩnh mạch thường gặp nhất là ở chi dưới, có thể gây biến chứng tắc động
mạch phổi dẫn đến tử vong đột ngột hoặc hội chứng hậu huyết khối với biểu hiện
loét, đau nhức và giới hạn vận động chi dưới [15].
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy tiểu cầu đóng vai trò quan trọng bậc
nhất trong quá trình hình thành huyết khối. Ngay khi được kích hoạt, tiểu cầu thực
hiện quá trình bám dính, đồng thời giải phóng ra một loạt các chất như ADP,
serotonin, fibronectin, yếu tố von-Willebrand, hoạt hóa receptor GPIIb/IIIa trên
màng tiểu cầu giúp cho việc gắn fibrin vào màng tiểu cầu gây ra ngưng tập tiểu cầu
và tạo cục máu đông dẫn đến hình thành huyết khối [2]. Vì vậy, các thuốc kháng
tiểu cầu là liệu pháp lý tưởng trong phòng và điều trị các bệnh lý liên quan đến
huyết khối. Tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc kháng tiểu cầu trên lâm sàng còn
có một số tác dụng không mong muốn như loét dạ dày, giảm tiểu cầu, gây xuất

huyết làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị [15]. Do đó, việc nghiên cứu tìm kiếm
những thuốc kháng tiểu cầu mới là hết sức cần thiết. Bên cạnh các thuốc tổng hợp,
các thuốc có nguồn gốc tự nhiên cũng là đối tượng được quan tâm nghiên cứu.
Để giúp định hướng nghiên cứu tìm kiếm các thuốc kháng tiểu cầu có nguồn
gốc tự nhiên, đề tài “Tổng quan về các dược liệu có tác dụng chống ngưng tập
tiểu cầu” được tiến hành với những mục tiêu sau:
1. Tổng kết các cây thuốc có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu.
2. Tổng kết các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu.
2

CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các tài liệu về cây thuốc có tác dụng ức chế NTTC.
- Các tài liệu về hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế NTTC.
1.2. Nội dung nghiên cứu
1.2.1. Đại cương về tiểu cầu
1.2.2. Các cây thuốc có tác dụng ức chế NTTC
- Các cây thuốc có tác dụng ức chế NTTC in vitro.
- Các cây thuốc có tác dụng ức chế NTTC in vivo.
- Các cây thuốc được thông báo có tác dụng ức chế NTTC.
1.2.3. Các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế NTTC
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Thu thập tài liệu
Các bài báo khoa học, sách tham khảo ở dạng toàn văn (100%) được tra cứu
trên mạng Internet và ở các thư viện.
Từ khóa: platelet, antiplatelet.
1.3.2. Tổng hợp dữ liệu
Các cây thuốc có tác dụng ức chế NTTC: Tên khoa học, tên Việt Nam (nếu
có), tác dụng ức chế NTTC, thành phần hóa học chính, hoạt chất (nếu có).
Các cây thuốc được thông báo có tác dụng ức chế NTTC: Tên khoa học, tên

Việt Nam (nếu có).
Các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế NTTC: Các hợp chất được phân loại
theo cấu trúc hóa học và được ký hiệu để dễ dàng tra cứu. Các hợp chất được tổng
kết về tên hợp chất, nguồn gốc, tác dụng ức chế NTTC, cấu trúc hóa học.
1.3.3. Bàn luận
1.3.4. Kết luận và đưa ra đề xuất
3

CHƯƠNG 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỂU CẦU
Tiểu cầu là thành phần hữu hình nhỏ nhất của máu, có đường kính 4-8µm. Đó
là những mảnh nguyên sinh chất được tách ra từ mẫu tiểu cầu không theo cơ chế
phân bào. Mỗi mẫu tiểu cầu sinh ra khoảng 3-8 x10
8
tiểu cầu [41].
Tiểu cầu phân bố trong cơ thể ở nồng độ 150 000 - 450 000 tế bào/ml. Trong
số đó, 70% tiểu cầu tham gia vào tuần hoàn máu, còn 30% được duy trì ở lách.
Tiểu cầu tồn tại trung bình 10 ngày trong tuần hoàn, sau đó được thải trừ nhờ gan và
lách sau khi bị lão hóa, một phần nhỏ liên tục được loại bỏ nhờ quá trình bảo vệ
thành mạch [41].
2.1. Cấu trúc của tiểu cầu
Tiểu cầu (Hình 1,2) có một cấu trúc phức tạp gồm 4 khu vực: khu ngoại vi,
khu sol-gel, khu bào quan và khu màng [30].





Hình 1. Tiểu cầu dạng đĩa chụp dưới
KHV điện tử phóng đại 30.000 lần [30]
Hình 2. Tiểu cầu dạng đĩa cắt ngang

chụp dưới KHV điện tử phóng đại
22.000 lần [30]
4









Hình 3. Hệ thống ống mở trên tiểu cầu chụp
dưới KHV điện tử phóng đại 30.000 lần [30]
Hình 4. Các vi ống trên tiểu cầu chụp dưới
KHV điện tử phóng đại 55.000 lần [30]
Hình 5. Các vi ống và vi sợi trên tiểu cầu chụp
dưới KHV điện tử phóng đại 22.000 lần [30]
Hình 6. Glycogen trên tiểu cầu chụp dưới
KHV điện tử phóng đại 28.000 lần [30]
Hình 7. Các loại hạt trong tiểu cầu chụp
dưới KHV điện tử phóng đại 25.000 lần [30]
Hình 8. Tiểu cầu với hệ thống ống dày đặc
chụp dưới KHV điện tử phóng đại 30.000
lần [30]
5

Ghi chú các hình 1 - 8:
 OCS (Open canalicular system): Hệ thống ống mở
 M (Mitochondria): Ty thể

 T (Microtubules): Các vi ống
 MF (Microfilaments ): Các vi sợi
 G (α granules): Các hạt α
 DB (Dense bodies): Các hạt sẫm
 DTS (Dense Tubular System): Hệ thống ống dày đặc
2.1.1. Khu ngoại vi
Khu ngoại vi gồm lớp màng tiểu cầu kết nối với hệ thống các ống mở.
Màng tiểu cầu gồm hai lớp lipid kép bao quanh tiểu cầu. Màng tiểu cầu chứa
các glycoprotein quan trọng đóng vai trò như các receptor bề mặt liên quan đến quá
trình đông máu [41]. Các receptor chính của tiểu cầu được trình bày tóm tắt ở bảng
1.
Bảng 1. Các receptor chính của tiểu cầu [41]
Các loại receptor
glycoprotein
(GP)
Cấu trúc Chức năng/ phối tử
GP IIb/ IIIa Integrin α
IIb
β
3
Receptor của fibrinogen,
v-WF, fibronectin,
vitronectin, thrombospondin
GP Ia/IIa Integrin α2β1 Receptor của collagen
GP Ib/IX/V Leucin Receptor của v-WF
GP VI
Họ Receptor
globulin miễn dịch
Receptor của collagen


Mặt khác, phospholipid cũng là chất nền ban đầu cho các phản ứng enzym tiểu
cầu để tạo ra thromboxan A
2
(TXA
2
), sản phẩm quan trọng trong quá trình hoạt hóa
tiểu cầu và là chất chủ vận mạnh gây nên quá trình ngưng tập tiểu cầu (NTTC).
6

Màng tiểu cầu cũng có khả năng nhận và chuyển tín hiệu bề mặt thành tín hiệu hóa
học bên trong [41].
Hệ thống các ống mở (Hình 3) có vai trò tương tự như các không bào làm tăng
diện tích bề mặt của tiểu cầu. Các hạt tiểu cầu phóng thích các chất qua hệ thống
kênh này [41].
2.1.2. Khu sol-gel
Khu sol-gel nằm dưới khu ngoại vi gồm các vi ống và vi sợi.
- Vi ống (Hình 4) nằm sát màng tiểu cầu tạo nên khung đỡ và tham gia vào
hoạt động co rút khi tiểu cầu bị kích thích [41].
- Vi sợi (Hình 5) gồm các sợi actin có liên hệ chặt chẽ với các vi ống và tham
gia vào hoạt động tạo giả túc của tiểu cầu [41].
Ngoài ra khu sol-gel còn chứa glycogen (Hình 6).
2.1.3. Khu bào quan
Khu bào quan gồm có các loại hạt và thành phần tế bào như các lysosom, ty
thể… Những bào quan này tham gia vào quá trình trao đổi chất, là nơi dự trữ enzym
và một lượng lớn các chất khác có vai trò quan trọng với chức năng tiểu cầu
[41].
Các loại hạt trong khu bào quan của tiểu cầu được trình bày chi tiết ở bảng 2.
Bảng 2. Các loại hạt chứa trong tiểu cầu [41]
TT Loại hạt Thành phần chính
1 Hạt sẫm

ADP, ATP, GDP, GTP, serotonin, histamin, canxi, magie,
pyrophosphat
2 Túi lysosom Glactosidase, fucosidase, hexosaminidase, glucuronidase
3

Hạt α

Các protein chính: Fibrin, fibronectin, yếu tố von-
Willebrand (v-WF), thrombospondin, vitronectin
Các chất điều biến phát triển: Yếu tố phát triển có nguồn
gốc từ tiểu cầu (PDGF), peptid hoạt hóa tổ chức liên kết,
yếu tố IV tiểu cầu, thrombospondin.
Các yếu tố đông máu: Yếu tố V, kininogen trọng lượng
phân tử cao, chất ức chế Cl, yếu tố XI, protein S, chất ức
chế yếu tố hoạt hóa plasminogen-1 ( PAI-1)
7

2.1.4. Khu vực màng
Khu vực màng gồm hệ thống ống dày đặc gắn với canxi một cách chọn lọc,
đóng vai trò là nơi dự trữ canxi của tiểu cầu. Đây cũng là nơi tổng hợp men
cyclooxygenase và prostaglandin của tiểu cầu [41].
2.2. Những đặc tính chính của tiểu cầu
2.2.1. Khả năng hấp phụ và vận chuyển các chất
Trong quá trình tiếp xúc, tiểu cầu có khả năng hấp phụ và vận chuyển các chất
trong huyết tương và các tế bào của tổ chức khác để tạo nên lớp khí quyển quanh
tiểu cầu. Nhờ đó, các chất tham gia vào quá trình cầm máu và đông máu được vận
chuyển đến những nơi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ [3].
2.2.2. Khả năng kết dính của tiểu cầu
Do lực hút tĩnh điện, tiểu cầu có khả năng dàn ra và dính vào một số bề mặt
như ống nghiệm, bi thủy tinh, thạch anh, collagen, tổ chức dưới nội mạc, Hiện

tượng kết dính của tiểu cầu còn có sự tham gia của một số yếu tố như ion Ca, yếu tố
huyết tương, yếu tố von-Willebrand, fibronectin, thromboplaspondin. Dính là sự
khởi đầu cho việc bài tiết phóng thích các chất hoạt động. Hiện tượng dính tăng lên
sau mổ, sau đẻ và sau sự phá hủy một tổ chức [3].
Một số chất ức chế kết dính tiểu cầu: Promethazin, cocain, quinin, aspirin,
serotonin liều cao [3].
2.2.3. Khả năng ngưng tập của tiểu cầu
Tiểu cầu có khả năng kết dính nhau tạo nên các kết tụ tiểu cầu gọi là hiện
tượng ngưng tập tiểu cầu (NTTC). Đây là một khả năng rất đặc biệt của tiểu cầu,
thông qua hiện tượng này mà tiểu cầu thực hiện được chức năng của mình [41].
- Các chất có khả năng gây NTTC (chất kích hoạt tiểu cầu): ADP, adrenalin,
thrombin, serotonin, acid arachidonic (AA), thromboxan A
2
(TXA
2
), collagen,
ristocetin [3].
8

- Các chất gây ức chế NTTC: Aspirin, phenylbutazol, clopromazin, các sản phẩm do
thoái hóa fibrinogen, fibrin, những chất chuyển hóa của ADP, AMP và adenosin
dưới tác dụng của men adenylatkinase và phosphatase, các chất ức chế vận chuyển
Ca
2+
, Mg
2+
, cyanua kali, monoiodoacetat, các chất gây tê tại chỗ gốc thiol [3].
- Sự NTTC gây ra bởi ADP: Bình thường các tiểu cầu không ngưng tập vì có năng
lượng được tạo ra do sự thoái hóa ATP thành ADP. Trong trường hợp nồng độ ADP
cao thì phản ứng này bị ức chế dẫn đến tiểu cầu bị ngưng tập [3]. Cơ chế gây NTTC

của ADP được tóm tắt ở hình 9.

Hình 9. Cơ chế gây ngưng tập tiểu cầu của ADP [3]
- Sự NTTC gây ra bởi acid arachidonic (AA): Cơ chế gây NTTC của acid
arachidonic được tóm tắt ở hình 10.
9


Hình 10. Cơ chế gây NTTC của acid arachidonic [3]
Ghi chú: (+): Thúc đẩy (-): Ức chế
Hiện nay nhiều tác giả đã chứng minh được vai trò của phospholipid màng
mà cụ thể là acid arachidonic (AA) tham gia vào sự NTTC. Trong cơ chế này,
NTTC là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố kích tập với phospholipid màng
và các men như cyclooxygenase và thromboxan synthetase [3].
- Sự NTTC gây bởi một số yếu tố khác
Adrenalin và noradrenalin gây NTTC theo cơ chế gián tiếp thông qua việc
phóng thích ADP và trực tiếp kích thích sự ngưng tập qua vai trò của acid
arachidonic.
Sự ngưng tập do ristocetin xảy ra do sự kích thích yếu tố von-Willlebrand (v-
WF) gắn với tiểu cầu tại vị trí của receptor GPIb.
Thrombin gây NTTC qua cơ chế tác động lên yếu tố 5 có trên bề mặt tiểu cầu.
Bởi vậy khi dùng men trypsin để thủy phân yếu tố 5 thì tiểu cầu không còn ngưng
tập được nữa.
Gần đây người ta còn cho rằng cơ chế NTTC phải qua liên kết của fibrinogen
với GPIIb/IIIa đã hoạt hóa có mặt ở lớp ngoài của màng bào tương.


10

2.2.4. Khả năng thay đổi hình dạng và giải phóng của tiểu cầu

Dưới tác dụng của các yếu tố gây ngưng tập (ADP, thrombin), tiểu cầu sẽ bị
ngưng tập, tiếp theo sẽ xảy ra một loạt các biến đổi, đó là quá trình thay đổi hình
dạng và phóng thích của tiểu cầu. Đây là một hiện tượng rất phức tạp, bao gồm sự
biến đổi về hình thái và sinh hóa của tiểu cầu. Cụ thể như sau:
- Những thay đổi về hình thái: tiểu cầu phồng to lên, trải rộng ra, kết dính,
ngưng tập, hình thành chân giả, mất hạt, co lại,
- Sau đó tiểu cầu co rút, giải phóng ra một loạt thành phần như serotonin,
adrenalin, histamin, yếu tố 3 tiểu cầu, 5-hydroxy tryptamin, nucleotid và một số
men khác.
- Các hiện tượng sinh hóa xảy ra như: kích thích chuyển hóa tiêu đường, thoái
hóa và tái tổng hợp từng phần ATP, ADP thành AMP, hoạt hóa thrombosterin. Hiện
tượng này xảy ra có sự tham gia của thrombin, collagen và có tiêu tốn năng lượng
của tiểu cầu. Đây là hiện tượng vô cùng ý nghĩa trong việc bảo vệ mạch máu khi
mạch máu bị tổn thương.
Trong thực tế, các khả năng kết dính, ngưng tập, phóng thích của tiểu cầu có
sự gắn bó rất chặt chẽ với nhau để đạt mục đích cuối cùng là thực hiện tốt các chức
năng của tiểu cầu.
2.3. Chức năng của tiểu cầu
Tiểu cầu có 3 chức năng chính sau: Bảo vệ nội mô, tham gia vào quá trình
đông máu và tham gia vào quá trình cầm máu.
2.3.1. Bảo vệ nội mô
Tiểu cầu duy trì độ bền thành mạch do có khả năng làm non hóa các tế bào nội
mạc và củng cố màng của nội mạc qua vai trò của yếu tố tăng trưởng tế bào nội mạc
có nguồn gốc từ tiểu cầu [3].
2.3.2. Tham gia vào quá trình đông máu
Tiểu cầu có vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu. Ngay sau khi tiếp
xúc với collagen, bên cạnh quá trình dính, ngưng tập, phóng thích các yếu tố để
khởi động quá trình cầm máu đã có một quá trình hoạt hóa ngay tại màng tiểu cầu
để chuyển yếu tố XI thành yếu tố XIa. Hoặc ngay sau khi có hiện tượng thay hình
đổi dạng thì tiểu cầu phóng thích ra yếu tố III tiểu cầu - đó là yếu tố có vai trò rất

quan trọng trong việc tạo thành phức hợp IXa, VIIIa và Ca
++
[3].
2.3.3. Tham gia vào quá trình cầm máu
11

Nhờ có khả năng kết dính, ngưng tập và phóng thích các chất mà tiểu cầu
tham gia rất tích cực vào quá trình cầm máu. Vai trò của tiểu cầu đối với quá trình
cầm máu được trình bày tóm tắt ở hình 11.


Hình 11. Vai trò của tiểu cầu đối với quá trình cầm máu [3]
12

2.4. Vai trò của tiểu cầu trong một số bệnh lý
2.4.1. Sự hình thành huyết khối
Sự hoạt hóa tiểu cầu bao gồm hiện tượng kết dính, ngưng tập, phóng thích các
yếu tố/ thành phần nội tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành huyết
khối.
Trong thành mạch khỏe mạnh, tiểu cầu được duy trì ở trạng thái không hoạt
động bởi nitric oxid và prostacyclin từ tế bào nội mô các mạch máu. Tế bào nội mô
còn chứa ADPase (adenosin diphosphatase) có tác dụng kìm hãm quá trình kích
hoạt ADP. Khi mạch máu bị tổn thương, các yếu tố kháng tiểu cầu nội sinh bị suy
yếu để lộ lớp dưới nội mô. Tiểu cầu dính vào collagen và yếu tố von - Willebrand
(v-WF) thông qua các receptor có trên bề mặt tiểu cầu. Tiểu cầu kết dính, thay đổi
hình dạng, tiết ADP từ các hạt sẫm, tổng hợp và giải phóng thromboxan A
2
(TXA
2
).

ADP và TXA
2
được tiết ra có tác dụng là chất chủ vận để hoạt hóa các tiểu cầu
xung quanh và tập trung tại vị trí bị tổn thương [15].
Khi tiểu cầu hoạt động, receptor nhiều nhất trên bề mặt tiểu cầu - glycoprotein
(GP) IIb/IIIa (αIIbβ3) thay đổi hình dạng làm tăng khả năng gắn kết với fibrinogen.
Phân tử fibrinogen hóa trị 2 liên kết để tạo kết tập tiểu cầu. Sợi fibrin được tạo ra
bởi hoạt động của thrombin, sau đó tạo kết tập bằng lưới fibrin [15]. Vai trò của tiểu
cầu đối với sự hình thành huyết khối được tóm tắt ở hình 12.


Hình 12. Vai trò của tiểu cầu đối với sự hình thành huyết khối [15]
13

2.4.2. Hội chứng xơ vữa động mạch và thuyên tắc mạch
Khi mảng xơ vữa bị vỡ đồng thời làm phá vỡ lớp nội mô, phần trung tâm của
mảng xơ vữa mở thông vào lòng mạch làm cho dòng máu tiếp xúc trực tiếp vào lớp
dưới nội mạc và huyết khối được hình thành có sự tham gia của tiểu cầu. Sau đó,
huyết khối mới hình thành sát nhập và làm tăng kích thước mảng xơ vữa. Huyết
khối có thể gây thuyên tắc mạch là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch
[1].
2.4.3. Thiếu máu cục bộ
Tiểu cầu tham gia vào quá trình thiếu máu cục bộ ở 4 cấp độ:
+ Tiểu cầu tham gia vào sự hình thành huyết khối ở các mảng xơ vữa động
mạch [30].
+ Tiểu cầu kích hoạt được hình thành và tích lũy trong mao mạch ở giai đoạn
đầu của thiếu máu cục bộ não [30].
+ Tiểu cầu ngăn ngừa xuất huyết trong thiếu máu cục bộ [30].
+ Tiểu cầu tham gia vào sự hình thành huyết khối trong các tổn thương động
mạch lớn dẫn đến đột quỵ [30].

2.4.4. Bệnh động mạch ngoại biên
Tiểu cầu được kích hoạt mạn tính trong bệnh động mạch ngoại biên hay bệnh
xơ vữa động mạch gây thuyên tắc mạch tại các chi là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ,
nhồi máu cơ tim và thậm chí có thể gây tử vong [30].
2.4.5. Đái tháo đường
Phần lớn các bệnh nhân đái tháo đường tử vong do các biến chứng về mạch
máu, huyết khối kèm với xơ vữa động mạch mà các quá trình này đều có sự tham
gia của tiểu cầu [30].
2.4.6. Viêm
Viêm được đặc trưng bởi vô số các tương tác giữa bạch cầu, tế bào nội mô và
tiểu cầu. Ngoài ra, tiểu cầu hoặc vi hạt có nguồn gốc từ tiểu cầu điều chỉnh độ bám
14

dính bạch cầu tại các vị trí viêm bằng cách tạo ra một tiền viêm, tiền bám dính trong
tế bào nội mô và bạch cầu, cung cấp một cầu nối giữa tế bào nội mô và bạch cầu,
làm cho bạch cầu bám chắc vào thành mạch và sau đó đi vào các mô dưới nội mạc.
Tiếp đến, chất trung gian gây viêm như TNF-α làm mất cân bằng giữa các yếu tố
đông máu và chống đông máu ở tế bào nội mô, do đó ảnh hưởng đến chức năng tiểu
cầu và quá trình đông máu dẫn đến hình thành huyết khối [30].
2.4.7. Sự hình thành mạch máu mới
Tiểu cầu có chứa các chất có hoạt tính sinh học, có thể chuyển giao cho các tế
bào nội mô và các mô khi tiểu cầu bám dính vào những nơi tổn thương của mạch
máu. Điều đó cho phép tiểu cầu ảnh hưởng đến các quá trình cơ bản của mạch máu
bao gồm cả quá trình hình thành mạch máu mới. Nhờ cơ chế này tiểu cầu có vai trò
trong sự hình thành các khối u sinh học [30].
2.4.8. Sự tăng trưởng và di căn khối u
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của tiểu cầu trong sự phát triển và di
căn bằng đường máu ở các khối u động vật. Cụ thể như sau:
+ Tiểu cầu hỗ trợ sự thuyên tắc khối u làm kéo dài thời gian tồn tại của khối u
trong lưu thông. Sự thuyên tắc khối u gây nên thiếu máu cục bộ, làm tổn hại nội mô

dẫn đến bộc lộ chất kết dính dưới nội mô (fibronectin, vitronectin, yếu tố von-
Willebrand, laminin) có tác dụng giữ các tế bào khối u [30].
+ Các tế bào ung thư được cô lập bằng tiểu cầu để tránh miễn dịch của cơ thể
[30].
+ Tiểu cầu tiết ra các yếu tố tăng trưởng tế bào cho khối u như yếu tố tăng
trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu, yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu và
angiopoietin -1 có tác dụng hình thành mạch khối u, phát triển và di căn [30].
+ Tiểu cầu tiết ra các yếu tố thấm giúp cho khối u xâm nhập vào thành mạch
[30].
+ Acid lysophosphatidic từ tiểu cầu có tác dụng tăng sinh tế bào khối u [30].
15

+ Tiểu cầu hoạt hóa tạo ra thrombin trên bề mặt của nó có thể kích thích bám
dính tiểu cầu - khối u cũng như phát triển khối u và di căn [30].
2.5. Liệu pháp kháng tiểu cầu
2.5.1. Các thuốc kháng tiểu cầu
Thuốc kháng tiểu cầu là thuốc ức chế các quá trình kết dính, hoạt hóa, ngưng
tập và liên kết với viêm của tiểu cầu [3].
2.5.1.1. Aspirin
Aspirin là thuốc kháng tiểu cầu hàng đầu và được sử dụng rộng rãi trên lâm
sàng hiện nay.
Cơ chế tác dụng ức chế NTTC: Aspirin ở liều thấp có tác dụng ức chế chọn
lọc enzym cyclooxygenase 1 (COX-1) là enzym xúc tác bước đầu trong quá trình
biến đổi acid arachidonic thành PGH
2
. PGH
2
là chất trung gian không bền và là cơ
chất của nhiều isomerase tạo ra ít nhất 5 prostanoid có hoạt tính sinh học khác nhau
trong đó có Thromboxan A

2
(TXA
2
). TXA
2
được tổng hợp và phóng thích bởi tiểu
cầu để đáp ứng lại một số tác nhân kích thích (collagen, thrombin, ADP) và nó gây
ra NTTC bất hồi phục thông qua thụ thể TXA
2
. Aspirin ức chế COX-1 dẫn đến ức
chế sự sinh tổng hợp TXA
2
, do đó có tác dụng ức chế NTTC gây ra bởi một số tác
nhân kích thích (ADP, collagen, thrombin). Sự ức chế này rất mạnh, diễn ra trong
suốt đời sống của tiểu cầu vì tiểu cầu không thể tổng hợp thêm COX-1 mới [3]. Cơ
chế tác dụng ức chế NTTC của aspirin được tóm tắt ở hình 13.
Bên cạnh tác dụng ức chế NTTC, aspirin còn ức chế sự tổng hợp chất
prostaglandin kháng đông là PGI
2
của tế bào nội mạc thông qua việc ức chế men
prostacyclin synthetase, do đó gián tiếp kích thích NTTC. Tuy nhiên tác dụng này
không mạnh bằng tác dụng ức chế men cyclooxygenase và tác dụng này cũng
không kéo dài vì tế bào nội mạc có thể tổng hợp ra men mới [3].

16

Hình 13. Cơ chế ức chế ngưng tập tiểu cầu của aspirin [25]
Tác dụng không mong muốn: Kích ứng, đau thượng vị, nặng hơn có thể loét
dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,… [2]. Khi dùng aspirin cần hết sức lưu ý đến
nguy cơ gây xuất huyết của thuốc.

2.5.1.2. Dipyridamol
Cơ chế tác dụng ức chế NTTC: Làm tăng nồng độ AMP vòng của tiểu cầu dẫn
đến ức chế thromboxan A
2
, đồng thời gián tiếp tăng nồng độ adenosin. Thuốc có tác
dụng chống NTTC nhưng không làm kéo dài thời gian chảy máu [3].
2.5.1.3. Ticlodipin
Cơ chế của tác dụng này còn chưa rõ, có giả thiết cho rằng do thuốc đã ức chế
khả năng hoạt hóa GP IIb/IIIa của tiểu cầu bởi ADP.
Tác dụng không mong muốn: Có thể bị giảm bạch cầu trung tính, xảy ra trong
quá trình điều trị với các mức độ khác nhau nhưng có thể hồi phục được khi dừng
thuốc [3].



17

2.5.1.4. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Các thuốc này có tác dụng tương tự aspirin nhưng hiệu lực chỉ duy trì trong
một thời gian ngắn [3].
2.5.2. Một số chỉ định liệu pháp kháng tiểu cầu trong lâm sàng
Liệu pháp kháng tiểu cầu được chỉ định trong bệnh tim có thiếu máu cơ tim
cục bộ [3], bệnh van tim [3], rung nhĩ [3], bệnh mạch não [3], các bệnh lý tăng sinh
tủy [3], huyết khối và các bệnh lý mạch máu [3].
Chỉ định của các thuốc kháng tiểu cầu (đặc biệt aspirin) khá rộng rãi. Tuy
nhiên cần phải tránh việc lạm dụng liều lượng và số ngày dùng vì có thể gây ra tai
biến chảy máu nhất là xuất huyết đường tiêu hóa [2].















18

CHƯƠNG 3. CÁC CÂY THUỐC CÓ TÁC DỤNG ỨC CHẾ NGƯNG TẬP
TIỂU CẦU

Các cây thuốc thường được đánh giá tác dụng ức chế NTTC trên hai loại mô
hình nghiên cứu là in vitro và in vivo. Tác nhân gây NTTC thường được sử dụng
trong các mô hình nghiên cứu là ADP, collagen, thrombin và acid arachidonic.
Đánh giá độ NTTC của mẫu thử và mẫu chứng theo phương pháp của Born (1962)
[8] bằng máy đo độ NTTC tự động. Hai đại lượng thường được sử dụng để đánh giá
tác dụng ức chế NTTC của mẫu thử là độ ức chế I (%) và nồng độ ức chế 50%
(IC
50
).
Độ ức chế (I%) của mẫu thử so với mẫu chứng được tính theo công thức:

(% Độ ngưng tập của mẫu chứng - % Độ ngưng tập của mẫu thử)
I (%) = ×100%
% Độ ngưng tập của mẫu chứng


Nồng độ ức chế 50% (IC
50
) là giá trị nồng độ của mẫu thử (tính toán theo lý
thuyết) tại đó gây ra độ ức chế NTTC 50% so với mẫu chứng.
3.1. Các cây thuốc có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu in vitro
3.1.1. Cyperus rotundus L., Cyperaceae
Tên Việt Nam: Hương phụ
Tác dụng ức chế NTTC: Dịch chiết ethanol 70% từ thân rễ hương phụ có tác
dụng ức chế NTTC gây ra bởi collagen, thrombin, acid arachidonic (AA) với độ ức
chế (I%) tương ứng là 100%, 89% và 84,9%. Nồng độ ức chế 50% (IC
50
) tương ứng
là 86,7µg/ml, 208,4 µg/ml và 70,8 µg/ml [40]
Thành phần hóa học chính: Tinh dầu, alcaloid [5].

×