Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu pgd bình chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.7 KB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên là lời cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô ở trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt là các thầy cô trong khoa Ngân hàng đã hết
mực tận tụy dạy dỗ em trong suốt thời gian học tập tại trường, giúp em trang bị được
cho mình những kiến thức cơ bản cần thiết cho công việc của em sau này.
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Á Châu – PGD Bình Chánh đã giúp em hệ thống
lại những kiến thức đã được học ở trường và có thêm được những kiến thức mới thực
tiễn hơn trong lĩnh vực Ngân hàng. Em xin chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Thanh
Phong đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và em cũng chân
thành cám ơn các Anh chị trong ngân hàng nhất là các Anh chị trong phòng tín dụng đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt bài viết của mình.
Cuối cùng là lời tri ân sâu sắc đến người thân, gia đình và bạn bè luôn sát cánh bên em;
động viên, cổ vũ về tinh thần và vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này.
Vì kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết nên em
mong các anh chị trong ngân hàng và Thầy đóng góp ý kiến để bài viết của em hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc thầy cô, anh chị trong ACB – PGD Bình
Chánh hoàn thành xuất sắc công việc.

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP























NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN























MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ PGD
BÌNH CHÁNH 4


 !"#$%&
'()"#$%*+
,-!#.
 !"#$%*,-!#.
#/01234/5*,-!#
'67892:#;,-!#
8<:='
&!!/01234/*,-!#>
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – PGD BÌNH CHÁNH 20
5#/;?@0@A,-!#.
0:;BC/;.
0:D1E)F?@.
;BC/;
(31%1)F;E

'G0/;F
8/;
&H7/;'
IJ;K=*
IJ;*

IK=*
>J;K=*?@
>J;*?@
>K=*?@&
'#L"M:/;?@0@A,-!#+
'/;LN734/+
'(E)F13+
'(O1%:*L"M:P
'/;$LQ"/0RB4S'.
'(E)F13'.
'(OTL"M:'.
''/;$LQ":'
''(E)F13'
''(O1%:*L"M:'
'/;$LQ"N;4UD V'
'(E)F13'
'(OT*L"M:'
'&/;:WW''
'&(E)F13/;''
'&(OT*L"M:''
?XL/;?@0@A,-!#''
,/E/;''
,)F/;'I
'!!F#0

&(##/012/;#0@A,-!#
&U101)F
&@0X;B
&@0X
&;BY&
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NHTMCP Á CHÂU – PGD BÌNH CHÁNH 48
'()"#$%/012/;?@*@A,-!#+
'()"#$%+
'()"#$%/;?@0@A,-!#P
'L"#""#$%/;?@0@A,-!#&.
'Q:L"#"L"M:4=8&.
'Q:L"#"W#RX"DL9#L"M:&
'''Q:L"#"8U&
''?X"#$%/;?@0@A,-!#&&
''?X5"*&&
''?X)&I
'''?X1E@&>
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 58
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………… 61
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Tình hình huy động vốn tại ACB – Bình Chánh 17
Bảng 1.2 : Tình hình cho vay tại ACB – Bình Chánh 18
Bảng 2.1 : Quy mô và tỷ trọng Doanh số cho vay KHCN / tổng doanh số cho vay 34
Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ cho vay KHCN 2011-2013 37
Bảng 2.3 : Thay đổi dư nợ cho vay KHCN năm 2012 và 2013 38
Bảng 2.4 :Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo loại kì hạn và loại sản phẩm 39

Bảng 2.5 : Tình hình nợ quá hạn 2011-2013 42

Bảng 2.6 : Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN 2011-2013 44
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại PGD Bình Chánh 13
Biểu đồ 2.1 : Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN năm 2011 35
Biểu đồ 2.2 : Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN năm 2012 35
Biểu đồ 2.3 : Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN năm 2013 35
Biểu đồ 2.4 : Doanh số cho vay KHCN và KHDN 2011-2013 36
Biểu đồ 2.5 :Dư nợ cho vay KHCN năm 2012 37
Biểu đồ 2.6 : Dư nợ cho vay KHCN năm 2013 37
Biểu đồ 2.7 : Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay 2011-2013 38

Biểu đồ 2.8 : Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN phân theo kì hạn năm 2012 40
Biểu đồ 2.9 : Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN phân theo kì hạn năm 2013 40
Biểu đồ 2.10 : Dư nợ cho vay KHCN phân theo từng loại sản phẩm 41
Biểu đồ 2.11 : Sự thay đổi nợ quá hạn qua các năm 42
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐS : Bất động sản
CN : Chi nhánh
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
HĐMB : Hợp đồng mua bán
KBNN : Kho bạc nhà nước
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW : Ngân hàng trung ương

KH : Khách hàng
PGD : Phòng giao dịch
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCTD : Tổ chức tín dụng
TTQT : Thanh toán quốc tế
TGTT : Tiền gửi thanh toán
TGTK : Tiền gửi tiết kiệm
TSĐB : Tài sản đảm bảo
N
LỜI NÓI ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Cuộc sống ngày càng phát triển vì thế nhu cầu của con người cũng vì thế mà tăng lên.
Theo như nhận định của nhiều nhà doanh nghiệp thì hiện nay con người càng bỏ ra
nhiều tiền hơn trong việc chi tiêu cho cá nhân và gia đình. Từ những nhu cầu đơn giản
như được ăn, mặc, học hành đến những nhu cầu phức tạp hơn như du lịch, vui chơi giải
trí, nhu cầu được tôn trọng, đều được mọi người chú trọng quan tâm hết mức. Không
những thế các hoạt động SXKD của cá nhân và hộ gia đình cũng không ngừng phát
triển nhường chỗ cho các hoạt động truyền thống khác. Trong tình hình đó thì giải
pháp đi vay là giải pháp được ưu tiên hàng đầu vì nó đáp ứng được nhu cầu vốn ngay
lập tức. Theo một thống kê mới được đưa ra, cứ 100 người được hỏi ngẫu nhiên, thì đã
có đến khoảng hơn 60% số người được hỏi là nếu có nhu cầu tiêu tiền đột xuất sẽ vay
của ngân hàng. Vì thế mà hoạt động tín dụng đối với cá nhân tại các Ngân hàng cũng
theo đó mà phát triển. Việc chuyển hướng sang “chăm sóc” người tiêu dùng là hoàn
toàn hợp lí bởi dân số Việt Nam hiện rất đông lên đến 90 triệu người, nhu cầu sử dụng
tiền vào các việc nhỏ lẻ là rất lớn. Bên cạnh đó, trong tình hình kinh tế như hiện nay,
các DN dù là lớn hay nhỏ đều bị ảnh hưởng ít nhiều; vì thế mà khối KHCN là nơi dừng
chân an toàn và sinh lợi cao của các Ngân hàng. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng
chậm do tình hình SXKD của các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng đình trệ, khả năng
hấp thụ vốn yếu và rủi ro về nợ xấu tăng cao, các ngân hàng đã đẩy mạnh những
chương trình ưu đãi hướng tới khối KHCN song song với KHDN.

Thị trường cho vay cá nhân ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, và phải
khẳng định đây là một thị trường rất nhiều tiềm năng. Hầu hết các ngân hàng thấy được
lợi ích từ việc cho vay khối KHCN nên đều triển khai mạnh các dịch vụ này với các
chương trình khá phong phú như: cho vay mua xe, mua đất, mua nhà trả góp, xây dựng
và sửa chữa nhà, cho vay sản xuất kinh doanh,
Qua quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM và đặc biệt là được tiếp xúc
thực tế với các hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu - một Ngân hàng

hướng đến hoạt động bán lẻ; em nhận thấy rằng cho vay cá nhân là một lĩnh vực hấp
dẫn để tìm hiểu và nghiên cứu. Xuất phát từ những lí do trên, em đã chọn đề tài: “Giải
pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á
Châu – PGD Bình Chánh”.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng cho vay KHCN qua những thông số liên
quan đến tín dụng cá nhân như: doanh số, dư nợ, nợ quá hạn cho vay KHCN tại
NHTMCP Á Châu – PGD Bình Chánh giai đoạn 2011-2013. Nghiên cứu thực hiện
nhằm mục đích giúp các nhà lãnh đạo PGD Bình Chánh có được cái nhìn tổng quát về
tình hình hoạt động cho vay KHCN và từ đó đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm
năng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN trong giai đoạn sắp tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin - số liệu: từ các báo cáo và số liệu tại Ngân hàng
TMCP Á Châu - PGD Bình Chánh, thông tin trên báo, internet, sách
Phương pháp xử lý thông tin số liệu:
- Phương pháp thống kê, miêu tả, tổng hợp số liệu.
- Phương pháp so sánh: sơ sở dữ liệu; tỷ trọng; cơ cấu.
- Phương pháp phân tích số liệu và đánh giá số liệu (số tuyệt đối, số tương đối).
Ngoài ra đề tài còn tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng tại PGD Bình Chánh - Ngân
hàng TMCP Á Châu để có những ý kiến sát với thực tế hơn.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại PGD Bình Chánh - Ngân hàng TMCP Á Châu. Do thời gian

nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ lấy số liệu qua 3 năm: 2011, 2012 và 2013. Đề tài chỉ
tập trung vào vấn đề nghiên cứu hoạt động cho vay KHCN tại PGD Bình Chánh, cụ thể
như sau:
- Các quy định, chính sách về hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng Á Châu;

- Quy trình cho vay đối với KHCN;
- Các sản phẩm cho vay KHCN đang được áp dụng tại PGD Bình Chánh;
- Tình hình cho vay; tình hình dư nợ và nợ quá hạn của hoạt động cho vay KHCN
những năm gần đây.
Kết cấu đề tài
Chương 1 : Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu và PGD Bình Chánh.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Á Châu –
PGD Bình Chánh.
Chương 3 : Giải pháp phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Á
Châu – PGD Bình Chánh
'
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ
PGD BÌNH CHÁNH
1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu
1.1.1. Ngân hàng TMCP Á Châu
Tên gọi : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
Tên giao dịch quốc tế : ASIA COMMERCIAL BANK
Tên viết tắt : ACB
Hội sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM.
Điện thoại : (08) 929 0999
Logo:

Logo của Ngân hàng Á Châu có màu xanh, biểu tượng cho niềm tin, hy vọng, sự trẻ
trung và năng động. Thiết kế logo ACB có 12 vạch chạy ngang 3 chữ A, C, B ở vị trí
trung tâm thể hiện cho 12 dòng lưu thông tiền tệ (ngân lưu) trong hoạt động tài chính.

Đây là ngân hàng có thiết kế logo khá hiện đại và việc phủ sóng nhận diện thương hiệu
của ngân hàng Á Châu là khá tốt trong hệ thống NHTM hiện nay.
Vốn điều lệ
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2013, vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng
(Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu
mươi nghìn đồng).

Sản phẩm dịch vụ chính
• Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với
các hình thức tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư, ủy thác ,
nhận vốn từ các TCTD trong và ngoài nước.
• Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ.
• Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện
dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua
ngân hàng).
• Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
• Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.
Mạng lưới kênh phân phối: Gồm CN và PGD tại những vùng kinh tế phát triển trên
toàn quốc.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu
Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính
được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động
NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập
theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép
số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày
04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB
có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một
nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của DN an toàn, hiệu quả” và đó là

chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh,
ACB hướng về KHCN và DNNVV trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng
trong việc cấp tín dụng cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho
vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng,…).
&
Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín
dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế
ACB - Visa. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin
ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa
hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của
chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo
định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng
giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở
giao dịch (TP. HCM).
Giai đoạn 2001 – 2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công
nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng
toàn diện), cho phép tất cả CN và PGD nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng
chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực.
Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ
thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai
đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Giai đoạn 2006 - 2010: Cổ phiếu ACB chính thức được niêm yết tại Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở
rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới và đưa vào hoạt động cả thảy 223 CN và
PGD, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010; số
lượng CN và PGD tăng thêm lần lượt là 19 (2006), 23 (2007), 75 (2008), 51 (2009), và
45 (2010). Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập
Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) –
Thiên Nam, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và

quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. Năm 2008, ACB hợp tác với
American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB.
ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney
trao tặng tại Hong Kong. Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc
nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình CN theo định
I
hướng bán hàng. Hệ thống “bàn trợ giúp” (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần
đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt
nam năm 2009 ” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn. Năm
2010, Thương hiệu ACB được củng cố với việc ACB tiếp tục được 04 tạp chí tài chính
ngân hàng uy tín quốc tế bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” và
được Tạp chí The Asian Banker trao giải thưởng “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt
Nam năm 2010”.
Giai đoạn 2011 - nay: Năm 2011, “Định hướng chiến lược phát triển của ACB giai
đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020” được ban hành. Trong đó nhấn mạnh đến chương
trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt
Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Cuối năm 2011, ACB đã
khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại
TP.HCM với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng
theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm Vàng ACB là đơn
vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ
thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công
nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu
chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 CN và PGD. Năm 2012, sự cố tháng
8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và
kinh doanh vàng. Tuy nhiên, ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối
tháng 8; và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong
thời gian 2 tháng sau đó. Đáng lưu ý là tuy tổng tiền gửi KH có giảm nhưng huy động
tiết kiệm VND của ACB tăng trưởng 16,3% so với đầu năm. ACB cũng lành mạnh hóa

cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động
kinh doanh vàng theo chủ trương của NHNN. Tuy lợi nhuận năm của Tập đoàn ACB
không như kỳ vọng nhưng là kết quả chấp nhận được trong bối cảnh môi trường hoạt
động năm 2012 đầy khó khăn và phải xử lý tồn đọng về vàng. ACB cũng thực thi quyết
liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm; bước đầu hoàn chỉnh khuôn khổ quản
lý rủi ro về mặt quy trình chính sách; và thành lập mới 16 CN và PGD. Một số đơn vị
>
kênh phân phối vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định về lợi nhuận và hoàn thành
kế hoạch năm.
1.1.3. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu
Định hướng chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011-2015 được xây dựng và
thông qua từ đầu năm 2011. Tinh thần chủ đạo của định hướng chiến lược phát triển
giai đoạn 2011-2015 nhằm đưa ACB phát triển là “Ngân hàng của mọi nhà,” chiếm vị
trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Định hướng chiến lược này gồm 2
nội dung lớn: (1) Chiến lược hoạt động kinh doanh, trong đó tinh thần cốt lõi là tập
trung phát triển hoạt động ngân hàng thương mại đa năng với các phân đoạn KH mục
tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB để tăng cường vị thế trên thị trường; (2)
Chiến lược tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế. Thực hiện chiến lược, trong các
năm 2011-2012, ACB:
i. Về hoạt động kinh doanh: Đã khẳng định nguyên tắc ACB tập trung vào hoạt động
cốt lõi là kinh doanh NHTM. Năm 2011, ACB đã thực hiện 5 tiểu dự án thuộc 2 khối
kinh doanh và đã kết thúc giai đoạn dự án để bắt đầu triển khai trên toàn hệ thống trong
năm 2012.
ii. Về nâng cao năng lực thể chế: Đã kiện toàn một bước tổ chức và hoạt động của Hội
đồng quản trị, các ủy ban của Hội đồng quản trị. Đã và đang tiếp tục xây dựng mới/bổ
sung năng lực quản trị rủi ro, tài chính, quản trị nguồn nhân lực, v.v. Hiện đang tiếp tục
triển khai đổi mới tổ chức và hoạt động Khối Thị trường tài chính (trước đây là Khối
Ngân quỹ), Khối Công nghệ thông tin, ACBS, v.v. Đã chuẩn bị chương trình chuyển
đổi kênh phân phối theo hướng chuyển hệ thống một cấp hiện nay thành hệ thống hai
cấp. Chuẩn bị dự án thay đổi thiết kế, bố trí kênh phân phối phù hợp hơn với mô hình

ngân hàng bán lẻ.
iii. Năm 2011, năm đầu của giai đoạn phát triển kinh tế 2011-2015, nền kinh tế Việt
Nam đã đối mặt với nhiều thách thức, GDP chỉ tăng hơn 6%, thấp hơn so với nhiều
năm trước đó. Năm 2012 vừa qua đánh dấu một năm đặc biệt khó khăn đối với nền
kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng. Tốc độ tăng
trưởng GDP cả nước năm 2012 chỉ đạt 5,03%, thấp hơn đáng kể so với nhiều năm
+
trước đây, số lượng DN thua lỗ, phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tăng cao. Tăng
trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2012 đạt mức thấp nhất trong vòng 10 năm
trở lại đây, trong khi nợ xấu tăng cao. Đánh giá của các chuyên gia đều cho rằng khó
khăn của nền kinh tế còn tiếp tục trong năm 2013 và có thể chưa sớm chấm dứt. Tình
hình đó sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà
Chính phủ đã đặt ra cho giai đoạn 2011-2015, và cũng tác động quyết định đến sự phát
triển của toàn ngành ngân hàng Việt nam nói chung, cũng như sự phát triển của từng
ngân hàng nói riêng trong giai đoạn sắp tới. Trong bối cảnh chung đó, sự cố xảy ra với
ACB trong tháng 8 và tháng 9/2012 đặt ra những thách thức càng lớn hơn đối với ACB
trong việc thực hiện mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015. Sau giai đoạn đầu xử lý
khủng hoảng, đảm bảo an toàn thanh khoản cho Ngân hàng, Hội đồng quản trị ACB đã
chỉ đạo tập trung tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời tổ
chức rà soát, xử lý những vấn đề cấp bách đặt ra sau khủng hoảng, đảm bảo các điều
kiện phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững cho Ngân hàng. Kiên trì định hướng phát
triển ACB là “Ngân hàng của mọi nhà”, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và thực hiện các
chương trình nâng cao năng lực thể chế:
• Xây dựng và củng cố hình ảnh của Ngân hàng, xác định rõ các giá trị cốt lõi và xây
dựng văn hóa công ty.
• Nâng cao vai trò quản trị của Hội đồng quản trị, tăng cường sự tham gia tích cực, chủ
động của các thành viên Hội đồng quản trị vào hoạt động quản trị Ngân hàng. Xây
dựng và áp dụng trong toàn hệ thống Bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conduct).
• Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban điều hành, phân định rõ hơn quyền hạn và
trách nhiệm của Ban điều hành và các thành viên Ban điều hành.

• Thực hiện ngay trong nửa đầu năm 2013 chương trình sắp xếp lại kênh phân phối
thành hệ thống hai cấp.
• Tiếp tục các chương trình nâng cao năng lực quản lý chức năng: quản lý rủi ro, quản
lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, v.v., đồng thời triển khai thực hiện tổ chức và
hoạt động mới của Khối Thị trường tài chính, Khối Công nghệ thông tin,
P
Tiếp tục định hướng tập trung vào hoạt động kinh doanh lõi là hoạt động NHTM ở địa
bàn đô thị, ACB sẽ:
• Rà soát lại các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm của Ngân hàng từ nay đến 2015 phù
hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế, theo hướng tăng trưởng phù hợp, an toàn, hiệu
quả.
• Ưu tiên tập trung phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, với các phân
đoạn KH DNNVV, KHCN.
• Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động với KH công ty lớn và định chế
tài chính một cách có chọn lọc. Ngoài quan hệ tín dụng, ACB cần tập trung phát triển
các sản phẩm ngân hàng giao dịch, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ
để phát huy được hiệu quả quan hệ đa dạng với nhóm KH này.
Tuân thủ các định hướng chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo khả năng phát triển
bền vững, an toàn, hiệu quả của Ngân hàng trong giai đoạn sắp tới.
1.2. Giới thiệu PGD Bình Chánh
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PGD Bình Chánh
Vào năm 2006, huyện Bình Chánh đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ thương mại – nông nghiệp cùng với sự
phát triển của các khu công nghiệp và các cơ sở SXKD với quy mô lớn. Chính vì vậy
mà nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được người dân quan tâm.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng đó, ngày 17/10/2006 ACB đã khai trương PGD
Bình Chánh tại địa chỉ A11/11 Quốc lộ 1A, Ấp 1, Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh,
TP.HCM trực thuộc NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Phú Lâm theo quyết định số 613/
TCQĐ – PTCN.06. Đây là đơn vị đầu tiên trực thuộc Ngân hàng Á Châu hoạt động
trên địa bàn huyện Bình Chánh và là đơn vị thứ 72 trên toàn quốc.

Với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết và có trình độ chuyên môn vững chắc, sau 5
năm hoạt động PGD Bình Chánh đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường.
.
PGD Bình Chánh được kết nối trực tiếp với Hội sở và tất cả các CN trong hệ thống
ACB. KH của PGD Bình Chánh được cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng đồng thời được hưởng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
1.2.2. Các hoạt động kinh doanh chính của PGD Bình Chánh
PGD Bình Chánh cung cấp hầu hết các sản phẩm Ngân hàng; tuy nhiên có một số hoạt
động chính mà PGD Bình Chánh thường xuyên cung cấp cho KH như sau:
 Nghiệp vụ huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ
Ngân hàng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi với các kì hạn ngắn hạn và dài hạn từ
trong dân cư và các tổ chức kinh tế bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với các hình thức
như sau:
- Nhận các loại tiền gửi thanh toán : dùng trong thanh toán giữa các DN và cá nhân
trong và ngoài nước.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm từ khu vực dân cư tạm thời chưa sử dụng nhằm mục đích
sinh lời.
+ Tiết kiệm có kì hạn dưới 12 tháng với các kì hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng,
9 tháng, 12 tháng,…
+ Tiết kiệm có kì hạn trên 12 tháng với các kì hạn 13 tháng,…
 Nghiệp vụ tín dụng
Từ nguồn vốn huy động và các nguồn vốn khác (vốn tự có của Ngân hàng, nguồn vốn
ủy thác, ), Ngân hàng tiến hành cho vay lại những cá nhân hay pháp nhân có nhu cầu.
Tại ACB – Bình Chánh, chủ yếu có những hình thức tín dụng như sau:
- Cho vay cá nhân: cho vay tiêu dùng, cho vay SXKD, cho vay mua nhà,…
- Cho vay DN: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư tài sản cố định,
- Bảo lãnh,
 Nghiệp vụ kinh doanh thanh toán của Ngân hàng
Đây là nghiệp vụ trung gian, không ảnh hưởng đến nguồn vốn và cũng không ảnh
hưởng đến nghiệp vụ tín dụng, đầu tư. Đây là nghiệp vụ đem lại một phần thu nhập khá

lớn cho Ngân hàng, đồng thời là công cụ để khuyến khích KH sử dụng các sản phẩm
dịch vụ khác của ngân hàng. Các dịch vụ bao gồm:

- Dịch vụ ngân quỹ : Đây là dịch vụ mà ACB – Bình Chánh thực hiện khá tốt với các
công việc như kiểm đếm, phân loại, bảo quản thu phát tiền mặt,
- Dịch vụ chuyển tiền : Đây là dịch vụ được nhiều KH sử dụng tại ACB –Bình Chánh
với nhiều tiện ích cho KH khi chuyển tiền đến các hệ thống khác hay đến các địa
bàn khác. Đặc biệt dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union cũng được ACB –
Bình Chánh triển khai hoạt động khá tốt, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho ngân hàng.
- Dịch vụ thanh toán: ACB – Bình Chánh cũng không nằm ngoại lệ trong hệ thống
ACB khi hầu hết các giao dịch thanh toán trong và ngoài nước đều được thực hiện
khá chu toàn.
+ Dịch vụ thanh toán trong nước : thanh toán séc, nhờ thu, ủy nhiệm chi,… Đặc biệt,
các dịch vụ thanh toán điện, nước, hóa đơn điện thoại,… đều được thực hiện tạo
điều kiện rất thuận lợi cho KH.
+ Dịch vụ thanh toán quốc tế: tín dụng thư, nhờ thu, chuyển tiền,
- Dịch vụ thẻ: Hiện tại ACB – Bình Chánh phát hành và hoạt động các loại thẻ như:
thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế, thẻ trả trước và thẻ tín dụng với nhiều ưu điểm vượt
trội.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy PGD Bình Chánh
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy PGD Bình Chánh

KHDN
Loan CSR
KHCN
Tổ trưởng
PFC
PFC -1
RA
Z[

PFC- 2
Kinh doanh
Giám đốc
Vận hành
KSV tín dụng
Trưởng BP
GD & NQ
KSV giao dịch
CSR
Teller
TQ
(Nguồn: PGD Bình Chánh)
Chú thích:
BP GD & NQ : Bộ phận giao dịch và ngân quỹ
KSV : Kiểm soát viên
TQ : Thủ quỹ
Teller : Giao dịch viên
CSR : Nhân viên dịch vụ KH tiền gửi
Loan CSR : Nhân viên dịch vụ KH tiền vay
PFC – 1 : Nhân viên tài chính cá nhân
PFC – 2 : Chuyên viên Tư vấn tài chính cá nhân
RA : Nhân viên quan hệ KH
RO : Chuyên viên quan hệ KH
1.2.4. Chức năng và nhiệm vụ
Giám đốc Phòng Giao Dịch
'
Điều hành toàn bộ hoạt động của PGD. Xây dựng thực hiện, kiểm tra các chương trình
hành động cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do Giám đốc và Tổng Giám Đốc
giao.
Kiểm soát viên giao dịch

1. Thực hiện kiểm soát các nghiệp vụ giao dịch tài khoản, giao dịch vãng lai, giao dịch
TTQT, các nghiệp vụ giao dịch khác do Teller, CSR thực hiện, các giao dịch điều
quỹ của thủ quỹ, … theo đúng thủ tục kiểm soát và các quy trình nghiệp vụ để đảm
bảo an toàn cho tài sản của KH và của ACB.
2. Hướng dẫn xử lý các vướng mắc về nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch.
3. Phản hồi các vướng mắc, các điểm không phù hợp trong quy trình kiểm soát, các
tình huống nghiệp vụ phát sinh ngoài quy trình /hướng dẫn công việc đã ban hành
(nếu có).
4. Báo cáo các trường hợp rủi ro phát sinh và rủi ro tiềm ẩn (nếu có) về Khối Vận
hành.
RA - Nhân viên quan hệ KH
Hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh được giao hàng năm thông qua các nội dung:
1. Tư vấn, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho KHDN.
2. Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trong phạm vi được phân công.
3. Duy trì quan hệ, chăm sóc KH hiện hữu và phát triển KH mới.
4. Đầu mối hướng dẫn KH thực hiện các giao dịch hoặc hướng dẫn KH tiếp xúc các
chức danh khác để thực hiện các giao dịch tại KPP theo quy định.
CSR – Nhân viên dịch vụ KH
1. CSR tiền vay: thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng:
- Thực hiện thủ tục, thao tác trên TCBS để giải ngân, phát hành bảo lãnh trong hạn
mức tín dụng được duyệt khi có xác nhận tình trạng KH của Phòng/Bộ phận kinh
doanh.

- Thực hiện các thủ tục về sản phẩm, dịch vụ tín dụng cho KH.
- Quản lý hồ sơ và khoản cấp tín dụng đã được thực hiện của KH.
2. CSR Tiền gửi: thực hiện các nghiệp vụ giao dịch tiền gửi trong nước, quốc tế:
- Thực hiện thủ tục mở tài khoản TGTT, TGTK cho KH (KHCN, KHDN).
- Thực hiện thủ tục cung ứng sản phẩm dịch vụ về tiền gửi cho KH.
- Quản lý, cung cấp thông tin giao dịch và thực hiện công việc khác có liên quan đến
tài khoản TGTT của KH theo quy định.

PFC- Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân
Chức danh Tư vấn tài chính cá nhân bao gồm những vị trí sau đây:
1. PFC – 1 : Nhân viên Tư vấn tài chính cá nhân
2. PFC – 2 : Chuyên viên Tư vấn tài chính cá nhân
3. PFC – L : Tổ trưởng / Trưởng bộ phận Tư vấn tài chính cá nhân
 Chức năng:
- Tiếp thị và cung ứng tất cả các sản phẩm dịch vụ của ACB cho KH và mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của ACB.
- Hướng dẫn thủ tục vay vốn và thẩm định KH , khoản vay
- Quản lý theo dõi KH và các khoản vay
 Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch kinh doanh (bao gồm kế hoạch tiếp thị) và chương trình hành động
của Phòng hàng tháng / hàng quý / hàng năm trên cơ sở kế hoạch kinh doanh
chung của đơn vị và của ACB.
- Trực tiếp đi tiếp thị , tìm kiếm phát triển KH mới, đảm bảo mức tăng trưởng tín
dụng và các dịch vụ khác đạt kế hoạch được giao.
- Làm đầu mối trong việc quan hệ, chăm sóc KH, trực tiếp giới thiệu, giải thích về
các sản phẩm tín dụng, dịch vụ mới với KH, tiếp nhận các phản ánh khiếu nại của
KH về sản phẩm, chất lượng dịch vụ và liên hệ với các bộ phân liên quan để phản
hồi .
&
- Tiếp xúc, hướng dẫn thủ tục và hướng dẫn hồ sơ vay vốn cho KH.
- Lập tờ trình thẩm định, phân tích đánh giá KH, phương án / dự án vay vốn, tài sản
đảm bảo…trình các cấp có thẩm quyền liên quan phê duyệt
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tình
hình trả nợ của KH nhằm phát triển những rủi ro có thể xảy ra để có những biện
pháp ứng xử phù hợp.
- Theo dõi, đôn đốc nhắc nợ, thu hồi nợ đúng hạn, theo đúng quy trình cho vay của
ACB
- Tham gia góp ý xây dựng và thực hiện quy trình, quy chế, quy định nghiệp vụ

trong lĩnh vực tín dụng.
Thủ Quỹ
1. Nhận tiếp quỹ tiền mặt (các loại tiền) từ kho Hội sở/CN (được Hội sở ủy quyền),
tiếp quỹ cho Teller để hoạt động giao dịch trong ngày.
2. Thực hiện việc thu chi hộ tiền mặt (VND, USD, vàng) cho Teller theo nguyên tắc
kiểm đếm chính xác, thu đúng, chi đủ theo quy định về thu chi tiền mặt và bảo đảm
an toàn kho quỹ.
3. Hạch toán ghi chép các giao dịch tiền mặt vào các loại Sổ quỹ, Nhật ký quỹ theo
quy định.
4. Kết quỹ cuối ngày, cân đối tồn quỹ tối thiểu theo quy định.
Giao dịch viên ( Teller)
1. Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thu chi tiền mặt (VND, Vàng, ngoại tệ) đảm bảo
nguyên tắc chi đúng, thu đủ, an toàn quỹ giao dịch trong ngày.
2. Kiểm soát trước và thực hiện hạch toán chính xác trên hệ thống TCBS các nghiệp vụ
giao dịch có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tài khoản
ký quỹ và tài khoản thanh toán khác.
3. Kiểm soát trước thực hiện các nghiệp vụ giao dịch vãng lai: nhận chuyển tiền và chi
trả tiền chuyển về (trong, ngoài nước), thu đổi ngoại tệ, chi trả Western Union, thẻ
4. Kiểm tra liệt kê giao dịch cuối ngày (kiểm soát sau).
I

×