Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Quản lý chất lượng quá trình sản xuất của xí nghiệp xây lắp khảo sát và sửa chữa công trình khai thác dầu khí liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM







DƯƠNG VĂN TUYỀN

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP KHẢO SÁT
VÀ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC
DẦU KHÍ LIÊN DOANH VIỆT-NGA
VIETSOVPETRO


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM








DƯƠNG VĂN TUYỀN

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP KHẢO SÁT
VÀ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC
DẦU KHÍ LIÊN DOANH VIỆT-NGA
VIETSOVPETRO

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60.34.01.02

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2014


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS, GVC MAI THANH LOAN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Ngày 09 tháng 08 năm 2014


Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

STT

Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 TS. Trương Quang Dũng Chủ tịch
2 TS. Phan Thành Vĩnh Phản biện 1
3 TS. Lê Tấn Phước Phản biện 2
4 TS. Lê Quang Hùng Ủy viên
5 TS. Nguyễn Hải Quang Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có)





Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH
–ĐTSĐH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



TP.HCM, ngày … tháng… năm
2014


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: DƯƠNG VĂN TUYỀN Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 10/10/1964 Nơi sinh: Bà Rịa – Vũng Tàu
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820165

I- TÊN ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP
XÂY LẮP KHẢO SÁT VÀ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC DẦU
KHÍ LIÊN DOANH VIỆT- NGA VIETSOVPETRO

II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Thứ nhất: Trình bày cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lượng cũng như
vai trò của công tác này trong doanh nghiệp.
Thứ hai: Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng quá trình
sản xuất, nêu lên các điểm mạnh, hạn chế đang tồn tại trong Xí Nghiệp Xây Lắp
Khảo Sát và Sửa Chữa các công trình khai thác dầu khí - LDVN Vietsovpetro.
Thứ ba: Dựa trên thực trạng đang tồn tại, tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng quá trình sản xuất của Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và
Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí - LDVN Vietsovpetro.

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
06/2013

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:TS. MAI THANH LOAN
Cán bộ hướng dẫn Khoa quản lý chuyên ngành
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)



Mai Thanh Loan
i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng. Các đánh giá, kiến
nghị đưa ra trong luận văn xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm chưa được ai công
bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Ký tên


Dương Văn Tuyền

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, các
giảng viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong khoá học và quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô TS. Mai thanh Loan – Trường Đại
học kinh tế TP HCM, người đã quan tâm, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các phòng ban, các bộ phận sản xuất
Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát & Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí – Liên

Doanh Việt Nga Vietsovpetro đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình tìm hiểu thực tế, thu thập dữ liệu để thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động
viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2014
Người thực hiện luận văn


Dương Văn Tuyền
iii
TÓM TẮT
(Tóm tắt nội dung, Luận văn bằng Tiếng Việt)
Ngành dầu khí Việt Nam đã trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành – một
chặng đường đầy khó khăn, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành
“đầu tàu kinh tế” quốc dân và đi đầu trong kinh tế biển của đất nước. Ngành đã phát
hiện và đưa vào khai thác nhiều mỏ dầu khí, đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước
xuất khẩu dầu thô, góp phần rất quan trọng cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế
quốc dân thời gian qua.
Cùng phát triển đi lên theo chiều sâu của ngành dầu khí, Liên doanh Việt –
Nga Vietsovpetro là một trong những thành viên đầu tiên của Tập đoàn dầu khí
quốc gia Việt Nam và là Liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài trong
lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, một biểu tượng của tình hữu nghị
Việt Nam - Liên bang Nga.
Sự thành công và phát triển của Vietsovpetro có phần đóng góp không nhỏ
của Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí. Từ khi
hình thành đến nay, xí nghiệp đã hoàn thành rất nhiều dự án, công trình lớn cho các
mỏ: Bạch Hổ, Rồng – Đồi Mồi, Gấu Trắng, Đông Đô – Thăng Long, Sư Tử Vàng,
Cá Ngừ vàng…
Không bằng lòng với những gì đã làm được, trong thời gian tới xí nghiệp cần

phát huy tối đa năng lực, mở rộng sản xuất để phục vụ nhu cầu của liên doanh, nhu
cầu của ngành dầu khí Việt Nam, cũng như vươn ra thị trường thế giới; sử dụng
năng lực của xí nghiệp để thực hiện các công việc có thể tự làm, hạn chế nhập khẩu
và mua ngoài các thiết bị, tiến tới cung cấp các dịch vụ này cho khách hàng bên
ngoài.
Do đó, tập thể cán bộ công nhân viên Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa
Chữa công trình khai thác dầu khí cần tận dụng năng lực, kinh nghiệm, sự sáng tạo
vốn có của mình tiếp tục mở rộng thị trường ra bên ngoài để tạo công ăn việc làm,
tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đồng thời giúp nâng cao trình độ kỹ thuật
và làm chủ về công nghệ để xí nghiệp luôn xứng đáng với danh hiệu là cánh chim
iv
đầu đàn trong ngành xây dựng công trình biển ở Việt Nam; sánh vai với các công ty
xây lắp trong khu vực.
Nhằm nâng cao chất lượng cho các công trình, với mục tiêu được xác định:
“Chính sách chất lượng là cơ bản và trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng là
nhiệm vụ trọng tâm”, đề nghị Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình
khai thác dầu khí nên có những giải pháp cụ thể để nâng cao Hệ Thống Quản Lý
Chất Lượng, đặc biệt là quản lý chất lượng cho quá trình sản xuất xây dựng các
công trình khai thác dầu khí biển. Vì vậy, trong bài luận này đề xuất 4 nhóm giải
pháp:
1) Nhóm giải pháp về hoạch định chất lượng.
2) Nhóm giải pháp về kiểm soát chất lượng.
3) Nhóm giải pháp về đảm bảo chất lượng.
4) Nhóm giải pháp về cải tiến chất lượng.
Với các giải pháp trên, Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình
khai thác dầu khí cần tận dụng mọi nguồn lực vốn có để duy trì, cải tiến nâng cao
hiệu quả Hệ thống Quản lý Chất Lượng hiện nay của mình.
v
ABSTRACT
(Synopsis, thesis in English)

Vietnam oil and gas industry has undergone 40 years of development and
growth - a difficult journey, but has made significant achievements, becoming
"national economic leader" and the leader in maritime economy sector of the
country. Oil and gas industry was discovered and put into exploitation of several oil
and gas fields, bringing Vietnam into the ranks of oil exporting countries,
contributing very important to the stability and development of the national
economy over time.
In parallel with the upslope development of oil and gas industry, Viet-Russian
Joint-Venture, Vietsovpetro is one of the first members of Vietnam Oil and Gas
Group and the first joint venture of Viet Nam with foreign countries in the field of
searching, and exploiting of oil and gas, a symbol of Vietnam - Russian Federation
friendship.
The success and development of Vietsovpetro has had the contribution
significantly of Offshore Construction Division. From the establishment to present,
it has completed many projects, large projects for the fields: Bach Ho, Rong - Doi
Moi, Gau Trang, Dong Do - Thang Long, Su Tu Vang, Ca Ngu Vang, etc.
Not satisfied with what has been done, This Division must maximize capacity
and expand production to serve for the need of the joint venture, the need of
Vietnam's oil and gas industry, as well as reaching out the world market; use its
capacity to perform works which can make itself, restrict import and purchase
equipment and proceed to provide these services to external customers.
Therefore, the group of cadres and workers of Offshore Construction Division
need to take advantage of the inherent capacity, experience, and creativity; continue
to expand market outside to create jobs, increase incomes for cadres and workers,
and as well help to raise technical proficiency and technology mastery so that it has
deserved with the title as a leader in marine construction industry in Vietnam; on
par with the construction companies in the region.
vi
In order to improve the quality of the constructions, with defined objectives:
"Quality Policy is basic and the responsibility for implementing Quality Control is a

key task”, we recommend that Offshore Construction Division should have specific
measures to improve Quality Control System, particularly quality control for
construction manufacturing process of offshore petroleum exploiting works.
Therefore, this thesis proposed 4 solution groups:
1) Solution Group for quality planning.
2) Solution Group for quality control.
3) Solution Group for quality assurance.
4) Solution Group for quality improvement.
With the above solutions, Offshore Construction Division should make use of
all inherent resources to sustain, improve the effectiveness of its current Quality
Control System.

vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
(Tóm tắt nội dung, Luận văn bằng Tiếng Việt) iii
(Synopsis, thesis in English) v
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC CÁC BẢNG xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ xiii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ VAI TRÒ
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG. 5
1.1.1. Khái niệm chất lượng, quản lý chất lượng. 5
1.1.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động quản lýchất lượng.6
1.1.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài: 6

1.1.2.2. Nhóm yếu tố bên trong tổ chức: 7
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động quản lý chất lượng: 8
1.1.4. Các phương thức quản lý chất lượng: 9
1.1.5. Một số bài học kinh nghiệm trong quản lý quá trình sản xuất: 11
1.2. CHU TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 12
1.2.1. Hoạch định chất lượng: 16
1.2.2. Kiểm soát chất lượng: 17
1.2.3. Đảm bảo chất lượng: 17
1.2.4. Cải tiến chất lượng: 18
1.3. VAI TRÒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TRONG DOANH NGHIỆP 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XNXL –VIETSOVPETRO 21
viii
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XNXLKS&SC (XNXL) 21
2.1.1. Sự hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ: 21
2.1.2. Khái quát nguồn lực và kết quả hoạt động 27
2.1.2.1. Sản phẩm, khách hàng. 27
2.1.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những năm
gần đây: 28
2.1.3. Cơ sở vật chất: 28
2.2. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP KHẢO SÁT VÀ
SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC DẦU KHÍ. 29
2.2.1. Các công tác chung cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất: 29
2.2.2. Quá trình sản xuất trên bờ: 30
2.2.2.1. Công tác thực hiện sản xuất trên bờ: 30
2.2.2.2. Phạm vi công việc: 30
2.2.3. Quá trình sản xuất trên biển: 34
2.2.3.1. Phạm vi công việc: 34
2.2.3.2. Tổ chức lắp đặt công trình biển: 35

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
CỦA XNXL TRONG THỜI GIAN QUA. 37
2.3.1. Thực trạng công tác hoạch định chất lượng: 37
2.3.1.1. Công tác xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: 37
2.3.1.2. Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng: 39
2.3.2. Thực trạng kiểm soát chất lượng: 40
2.3.2.1. Yêu cầu chung: 40
2.3.2.2. Kiểm soát quá trình sản xuất: 40
2.3.3. Thực trạng đảm bảo chất lượng: 47
2.3.3.1. Yêu cầu chung; tài liệu, qui định hướng dẫn. 47
2.3.3.2. Nội dung thực hiện công tác đảm bảo chất lượng: 47
2.3.4. Thực trạng cải tiến chất lượng: 50
2.3.4.1. Trách nhiệm và cam kết của lãnh đạo XNXL: 50
2.3.4.2. Công tác cải tiến chất lượng: 50
ix
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XNXL TRONG THỜI GIAN QUA. 53
2.4.1. Những thành tựu 53
2.4.2. Những tồn tại : 54
2.4.3. Nguyên nhân : 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XNXL - VSP 58
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG CỦA PVN
ĐẾN NĂM 2030. 58
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XNXL – VSP 59
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoạch định chất lượng: 59
3.2.2. Nhóm giải pháp về kiểm soát chất lượng: 62
3.2.2.1. Kiểm soát nhân lực: 62
3.2.2.2. Kiểm soát phương pháp và quá trình: 63

3.2.2.3. Kiểm soát nhà cung ứng: 64
3.2.2.4. Kiểm soát vật tư, trang thiết bị dùng cho sản xuất: 64
3.2.2.5. Kiểm soát thông tin: 65
3.2.3. Giải pháp về đảm bảo chất lượng: 66
3.2.4. Giải pháp về cải tiến chất lượng: 67
3.2.5. Giải pháp hỗ trợ nhằm phát huy mọi nguồn lực của xí nghiệp: 70
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 77
PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU HƯƠNG DẪN THỰC HÀNH ÁP DỤNG
HỆ THỐNG TÀI LIỆU TRONG XNXL 78
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH XNXL ĐÃ THI CÔNG 96
PHỤ LỤC 3:KHÁI QUÁT DANH MỤC TÀI LIỆU NÔI BỘ - L1/01- 100
PHỤ LỤC 4: DANH MỤC TÀI LIỆU NÔI BỘ - L1/02- 103
PHỤ LỤC 5: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHỨNG CHỈ ISO-9001:2008
CỦA LRQA, DNV 111

x
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
ATSKNN An toàn sức khỏe nghề nghiệp
BCH Ban chánh hàn
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CLSP Chất lượng sản phẩm
CM Chỉ huy trưởng thi công (Construction Manager)
CTCL Cải tiến chất lượng
ĐBCL Đảm bảo chất lượng
DNV Tổ chức đảm bảo chất lượng kinh doanh (DNV Business
Assurance)
EM Chủ nhiệm thiết kế (Engineering Manager)
HĐCL Hoạch định chất lượng

HĐTV Ký HĐLĐ theo hình thức hợp đồng lao động theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
HTCL Hệ thống chất lượng
HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng
IFC Phát hành cho sản xuất (Issued for Construction)
ISO International Organization for Standardization
KCĐ Khối chân đế
KSCL Kiểm soát chất lượng
KTT Khối thượng tầng
LĐTV Lao động thời vụ
LDVN Liên doanh Việt Nga
LRQA Tổ chức bảo đảm chất lượng (Lloyld’Register Quanlity
Assurance)
NC (KPH) không phù hợp (Non comformity)
PCB-HC Phòng cán bộ hành chính
PD Giám đốc dự án (Project Director)
PDV Phòng dịch vụ hợp đồng
PE Kỹ sư dự án (Project Engineer)
xi
PKH Phòng kế hoạch-tiền lương
PKT Phòng kỹ thuật sản xuất của XNXLKS&SC
PKTo Phòng kế toán
PM (CNDA) Chủ nhiệm dự án (Project Manager)
PMT Nhóm dự án (Project Management Team) bao gồm các thành
viên được chỉ định để quản lý điều hành thực hiện một dự án
cụ thể, có thể là người của PTK, PKT hoặc các bộ phận khác
thuộc XN.
PTK Phòng thiết kế - quản lý dự án
QA Đảm bảo chất lượng
QC Kiểm tra chất lượng

QLCL Quản lý chất lượng
QTSX Quá trình sản xuất
SPKPH Sản phẩm không phù hợp
TCCL Tiêu chuẩn chất lượng
TCQT Tiêu chuẩn quốc tế
TĐDKQG Tập đoàn dầu khí Quốc gia
TQ Yêu cầu sửa đổi kỹ thuật (Technical Query)
TQM Quản lý chất lượng toàn diện - Total Quality Management
VSP Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro
X.DO Xưởng đường ống
XBI Xưởng biển
XBO Xưởng bờ
XCK Xưởng thiết bị cơ khí
XĐI Xưởng điện
XNVTB Xí nghiệp vận tải biển
XNXLKS&SC Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát & Sửa Chữa công trình khai
(XNXL) thác dầu khí
XSC Xưởng sửa chữa

xii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: TÌNH HÌNH NHÂN LỰC THEO LĨNH VỰC CÔNG TÁC 26
Bảng 2.2: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2011-2013 28
Bảng 2.3: BÁO CÁO THỐNG KÊ TỶ LỆ HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG
NĂM 2013 44
Bảng 2.4: THỐNG KÊ Ý KIẾN NHẬN XÉT TỪ KHÁCH HÀNG 45
Bảng 2.5: THỰC TRẠNG QUI TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
QTSX 46
Bảng 2.6: CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG - AT SKNN CỦA XNXL 51
Bảng 2.7: TỔNG HỢP SỐ LIỆU SÁNG KIẾN THEO CÁC BỘ PHẬN 52



xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA JURAN 6
Hình 1.2: MÔ HÌNH ISHIKAWA 7
Hình 1.3: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO QUÁ TRÌNH 8
Hình 1.4: CHU TRÌNH CHẤT LƯỢNG PDCA 12
Hình 1.5: CHU TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DEMING 14
Hình 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA XNXL 22
Hình 2.2: DANH SÁCH KHÁCH HÀNG CỦA XNXL 27
Hình 2.3: LƯU ĐỒ KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO KTT 31
Hình 2.4: LƯU ĐỒ KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO KCĐ 32
Hình 2.5: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC LẮP ĐẶT CÔNG TRÌNH BIỂN 35
Hình 2.6: SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH DỰNG HỆ THỐNG ISO 9000 38
Hình 2.7: MÔ HÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÍCH HỢP 39
Hình 2.8: BIỂU ĐỒ TỶ LỆ KHUYẾT TẬT MỐI HÀN THỰC HIỆN
DỊCH VỤ 41
Hình 2.9: BIỂU ĐỒ TỈ LỆ KHUYẾT TẬT MỐI HÀN TRONG NỘI BỘ 42
Hình 2.10: MÔ HÌNH ISHIKAWA - BIỂU DIỂN NGUYÊN NHÂN
KHUYẾT TẬT MỐI HÀN CAO 42
Hình 2.11: QUI TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CỦA XNXL 48
Hình 2.12: BIỂU ĐỒ TỔNG HỢP SỐ LIỆU SÁNG KIẾN
THEO CÁC BỘ PHẬN 53
Hình 3.1: SƠ ĐỒ XÂY DỰNG NHÓM HOẠT ĐỘNG CHẤT LƯỢNG 60
Hình 3.2: SƠ ĐỒ CÁC MỤC TIÊU MỚI ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO
XÍ NGHIỆP 69
Hình 3.3: MÔ HÌNH CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 69

1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Trong thời gian qua, mặc dù Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã có nhiều
cố gắng trong việc tìm và đưa ra nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác thăm dò, tìm
kiếm, vận hành và khai thác dầu khí, song hiện nay ngành vẫn đang thiếu và chưa
tạo ra được tiềm lực tích cực cho các giải pháp.
Tình trạng này có nguyên nhân do nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng
quá trình sản xuất của các công ty và doanh nghiệp dầu khí trong ngành chưa thật sự
cập nhật và áp dụng đầy đủ. Chính vì lẽ đó mà đã dẫn đến tình trạng chưa có định
hướng chung và giải pháp cụ thể cho việc quản lý tốt các quá trình sản xuất, mà yếu
tố chất lượng là then chốt. Quản lý chất lượng quá trình sản xuất là một trong những
yếu tố để nâng các giá trị sản phẩm, tạo sự ổn định và phát triển lâu dài cho doanh
nghiệp, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của Tập đoàn dầu khí quốc gia
Việt Nam.
Để áp ứng các yêu cầu chung về quản lý chất lượng trong quá trình thăm dò,
tìm kiếm, vận hành và khai thác dầu khí đồng thời theo kịp sự phát triển của ngành
dầu khí trên thế giới. Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro mà điển hình là Xí Nghiệp
xây lắp khảo sát và sửa chữa công trình khai thác dầu khí luôn đi đầu trong việc đưa
hệ thống quản lý chất lượng vào để quản lý quá trình sản xuất. Xí Nghiệp Xây Lắp
Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí là đơn vị thi công chế tạo và lắp
đặt các giàn khoan khai thác dầu khí biển, các công trình phục vụ dầu khí khác có
liên quan. Trong quá trình sản xuất, Xí Nghiệp luôn áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng.
Vì vậy, cần phải chú trọng nhiều đến hệ thống quản lý chất lượng, đặc biệt là
các giải pháp để hoàn thiện quản lý chất lượng quá trình sản xuất. Vì đây là giải
pháp để thực hiện các mục tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo sự hòa nhập
sâu vào kinh tế thế giới nói chung và trong lĩnh vực dầu khí nói riêng.
Xuất phát từ các điều kiện và thực tế được nêu, tôi chọn đề tài “Quản lý chất
lượng quá trình sản xuất của Xí Nghiệp Xây lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công

trình khai thác dầu khí – Liên Doanh Việt Nga Vietsovpetro” để nghiên cứu.
2


2. Mục tiêu của đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
 Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chất lượng.
 Nghiên cứu, phân tích và đưa ra những đánh giá, kết luận về hệ thống quản lý
chất lượng, những mối quan hệ trong hệ thống quản lý chất lượng quá trình
sản xuất.
 Đề xuất giải pháp khả thi để nâng cao quản lý chất lượng quá trình sản xuất
của Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí -
Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro .

3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận

Đề tài sử dụng các phương pháp tư duy logic, biện chứng, kế thừa và sáng tạo
trong tổng hợp cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp.
Phương pháp nghiên cứu:
 Thu thập dữ liệu thứ cấp từ đơn vị, dựa vào lý thuyết.
 Khảo sát ý kiến chuyên gia.
 Vận dụng tổng hợp kiến thức chuyên ngành để đề xuất các giải pháp.
Nguồn dữ liệu:
 Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp có được từ việc khảo quá trình sản xuất trên bờ,
trên biển, khảo sát ý kiến các chuyên gia Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa
Chữa công trình khai thác dầu khí.
 Dữ liệu thứ cấp: Các tài liệu lý luận về quản trị chất lượng; số liệu thống kê
của Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí;
số liệu thống kê, đánh giá của Lloyld’s và DNV; các văn bản pháp quy, quy

định, tiêu chuẩn của ngành….

3

Cuộc khảo sát nhằm hai mục tiêu chính:
 Đánh giá mức độ chất lượng quá trình sản xuất Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát
và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí.
 Lấy ý kiến chuyên gia về các nội dung liên quan đến quản lý chất lượng quá
trình sản xuất của Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai
thác dầu khí.
Nội dung chính hàm chứa trong bản câu hỏi gồm:
 Đánh giá công tác hoạch định chất lượng quá trình sản xuất;
 Đánh giá công tác tổ chức thực hiện chất lượng quá trình sản xuất;
 Đánh giá công tác kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất;
 Đánh giá công tác khắc phục, cải tiến chất lượng…cho quá trình sản xuất;
 Kích thước mẫu được chọn là 60 đáp viên, được chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên.
 Phương pháp thu thập dữ liệu là tự ghi báo: Đáp viên tự trả lời trên phiếu
khảo sát và gửi trực tiếp cho phỏng vấn viên hoặc gửi qua email.
 Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 09/2013 đến 03/2014. Số phiếu phát ra
là 74 phiếu. Số phiếu thu về hợp lệ là 60 phiếu, chiếm tỷ lệ 81%.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
 Công tác quản lý chất lượng quá trình sản xuất trên bờ, trên biển.
 Hệ thống quản lý chất lượng quá trình sản xuất của Xí Nghiệp Xây Lắp Khảo
Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí.
Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi không gian: Khu vực cảng dầu khí, khu vực mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng
của Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro

 Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 đến nay.
 Phạm vi về nội dung: Công tác quản trị chất lượng quá trình sản xuất của Xí
Nghiệp Xây Lắp Khảo Sát và Sửa Chữa công trình khai thác dầu khí.
4

5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm có 3 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ VAI TRÒ HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP KHẢO SÁT
VÀ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC DẦU KHÍ
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP
KHẢO SÁT VÀ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC DẦU
KHÍ

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ VAI TRÒ HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.
1.1.1. Khái niệm chất lượng, quản lý chất lượng.

Khái niệm chất lượng:
Một số hướng tiếp cận khác nhau về chất lượng như sau:
Theo W.E.Deming: “ Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và
có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”.

Philip B.Crosby đã diễn tả: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”.
Theo TCVN ISO 8402: 1999:“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực
thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra
hoặc tiềm ẩn”.
Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO (The International Organization
for Standardization) đưa ra: “Chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng
của nó thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác
định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”.
( )
Đây là “khái niệm chất lượng” đã được đông đảo các quốc gia chấp nhận.
Từ đó, có thể hiểu: “Chất lượng là một phạm trù phức tạp phản ánh tổng hợp
các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội”.

Khái niệm quản lý chất lượng:


Theo TCVN ISO 9000-2007: “Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối
hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”.
Theo ISO 8402-1994: “Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động có chức
năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích và trách nhiệm, thực
hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất
lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất
lượng”.
6

Theo Tiến sĩ Juran: “Chất lượng không phải là kết quả ngẫu nhiên mà nó phải
được kế hoạch hóa”.
Việc kế hoạch hóa chất lượng bao gồm: Kế hoạch hóa chất lượng, kiểm soát
chất lượng và cải tiến chất lượng.


Hình 1.1
: SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA JURAN

1.1.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất
lượng.
1.1.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài:
Nhu cầu nhất định của nền kinh tế, được thể hiện ở những mặt sau:
Nhu cầu của thị trường:
Trước khi tiến hành thiết kế, sản xuất sản phẩm, cần phải tiến hành nghiêm túc
điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích môi trường kinh tế - xã hội, văn
hóa lối sống, khả năng thanh toán của khách hàng …để có đối sách đúng đắn.
Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất:
Đảm bảo chất lượng luôn là vấn đề nội tại của bản thân nền sản kinh tế,nhưng
quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho
phép của nền kinh tế.

7

Chính sách kinh tế:
Hướng đầu tư, hướng phát triển loại sản phẩm nào đó cũng như mức thỏa mãn
các loại nhu cầu được thể hiện trong các chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc
biệt ảnh hưởng tới CLSP.
Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật:
- Sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế bằng nghiên cứu, ứng dụng
những thành tựu khoa học kỹ thuật xác lập các loại vật liệu mới.
- Cải tiến hay đổi mới công nghệ với sản phẩm đã xác định. Công nghệ chế
tạo càng tiến bộ, càng có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.
Hiệu lực của cơ chế quản lý:
Chính sách đầu tư, chính sách giá, chính sách thuế, chính sách tài chính, chính
sách hỗ trợ, các chính sách khuyến khích phát triển đối với một số tổ chức, cách

thức tổ chức quản lý của nhà nước về chất lượng …
1.1.2.2. Nhóm yếu tố bên trong tổ chức:


Hình 1.2
: MÔ HÌNH ISHIKAWA
Ngoài các yếu tố cơ bản đã được nêu trên, chất lượng còn chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố khác như thông tin, môi trường, hệ thống, …(
Mô hình này dùng trong
xem xét các nguyên nhân gây ra phế phẩm trong sản xuất).

8


1.1.3. Nguyên tắc hoạt động quản lý chất lượng:
Nguyên tắc: Định hướng vào khách hàng:
Giá trị chất lượng do khách hàng đánh giá. Tổ chức phải biết rõ khách hàng
của mình cần tìm hiểu những nhu cầu gì cho hiện tại và tương lai để không chỉ
đáp ứng mà còn vượt cao hơn sự mong đợi của họ. Định hướng vào khách
hàng được coi là một nguyên tắc cơ bản nhất của quản lý chất lượng.
Nguyên tắc: Sự lãnh đạo.
Lãnh đạo các doanh nghiệp cần đi đầu trong nỗ lực về chất lượng, phải cam
kết thực hiện HTQLCL. Sự cam kết này sẽ tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa
chiến lược kinh doanh của tổ chức và chiến lược QLCL.
Nguyên tắc: Sự tham gia của mọi thành viên:
Chất lượng hình thành trong suốt quá trình hoạt động, nó không tự nhiên sinh
ra, mà cần phải được quản lý. Nó liên quan đến mọi thành viên trong tổ chức.
Nguyên tắc: Quản lý theo quá trình.
“Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để
biến đổi đầu vào thành đầu ra”.

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt
động có liên quan được quản lý như một quá trình.

Hình 1.3: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO QUÁ TRÌNH

×