BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
NGUYỄN PHI LONG
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG NƯỚC
DO CÔNG NGHỆ THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI SƠ BỘ - GIAI ĐOẠN I CỦA DỰ ÁN VỆ SINH
MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THUỘC LƯU VỰC NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành : 60520320
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH. Lê Huy Bá
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS.TSKH . Lê Huy Bá
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
GS.TSKH. Lê Huy Bá
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí
Minh ngày 25 tháng 04 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
1. GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn - Chủ tịch Hội đồng 1
2. TS. Trịnh Hoàng Ngạn. - Phản biện 1
3. TS. Nguyễn Xuân Trường. - Phản biện 2
4. TS. Nguyễ Thị Hai - Uỷ viên, Thư ký
5. TS. Thái Văn Nam - Uỷ viên
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Phi Long
ii
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh
tôi đã được sự quan tâm giảng dạy tận tình và ân cần của quý thầy cô trong khoa Quản
lý Sau Đại Học cùng toàn thể quý thầy cô của trường và cho đến nay đã tạo điều kiện
cho tôi thực hiện luận văn thạc sỹ này.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của
thầy GS.TSKH. Lê Huy Bá, thầy đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt nhiều kiến thức kiến
hữu ích cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Ngoài ra, trong suốt quá trình khi thực hiện luận văn này, em còn nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị thuộc Viện Môi trường Tài nguyên, Sở Tài Nguyên
và Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh,
Công ty Tư vấn CDM , Tổng Công ty Thoát Nước Đô Thị TpHCM và đồng nghiệp ở
Ban Quản lý Đầu tư Dự án Vệ sinh Môi trường thành phố trong việc cung cấp tài liệu
tham khảo và số liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn tất cả các thầy cô và các bạn sinh viên khoa Môi
trường và Công nghệ sinh học đã giúp đỡ, san sẻ cùng em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn
Họ và tên của Tác giả Luận văn
Nguyễn Phi Long
iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “đánh giá sự thay đổi chất lượng nước do công nghệ thu
gom và xử lý nước thải sơ bộ - giai đoạn I của Dự án vệ sinh môi trường thành
phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè”, nước thải sinh hoạt từ
lưu vực NL – TN rộng khoảng 33km
2
được thu gom đưa về các thiết bị tách dòng
được đặt dọc kênh được tách dòng nước thải và nước mưa. Khi đó, nước kênh NL –
TN chỉ còn tiếp nhận nước mưa và các chất gây ô nhiễm dòng kênh sẽ được thau
rửa bởi dòng triều từ sông Sài Gòn chảy vào kênh. Qua mô hình diển biến hàm
lượng chất lượng nước kênh và các kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng trước khi
thực hiện dự án, cho thấy có sự chuyển biến chất lượng nước kênh NL – TN được
cải thiện đáng kể bởi hầu hết chỉ tiêu lý hoá (pH, DO và BOD
5
) đạt quy chuẩn chất
lượng nước mặt QCVN08: 2008/BTNMT, cột B2 trong mùa mưa do lưu lượng
dòng chảy lớn đã thau rửa nhanh các chất nhiễm bẩn trong dòng kênh. Mùa khô thì
lưu lượng dòng chảy nhỏ không thể gội rửa các chất bẩn nhiễm trong dòng kênh đặc
biệt ở phía thượng nguồn do địa hình kênh uốn khúc nên ảnh hưởng khả năng gội
rửa của dòng triều bị hạn chế cho nên khối nhiễm bẩn vẫn không thoát khỏi kênh.
Bên cạnh đó, dòng kênh cũng đang tiếp nhận lượng nước thải chưa xử lý của các
kênh nhánh (cụ thể rạch Bùi Hữu Nghĩa, rạch Phan Văn Hân, rạch Văn Thánh …)và
một lượng rác thải do người dân thải trực tiếp xuống kênh gây ô nhiễm dòng kênh.
Sau khi nước thải đã được thu gom đưa về trạm bơm qua thiết bị lược rác của
trạm bơm, sau đó được xả tạm thời ra sông Sài Gòn tại giếng bờ Đông. Qua mô
hình diển biến chất lượng nước sông Sài Gòn đều có các chỉ tiêu lý hoá đạt quy
chuẩn chất lượng nước mặt QCVN08: 2008/BTNMT, cột B2 nhưng vẫn có chiều
hướng tăng so với chất lượng nước năm 2002. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nguồn thải
đối với chất lượng nước sông Sài Gòn đang ở mức chấp nhận vì sông Sài Gòn còn
khả năng tự làm sạch và chưa ảnh hưởng chất lượng nguồn cấp nước (cách trạm
Bến Than khoảng 47km)
Ngoài ra, với công nghệ thu gom chuyển ra khỏi lưu vực và xử lý nước thải sơ
iv
bộ qua thiết bị lược rác của trạm bơm trược khi xả tạm ra sông Sài Gòn cũng là
bước chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải trong tương lai.
Tuy nhiên, để có chất lượng môi trường nước phát triển một cách bền trong
tương lai cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa mọi dân và các cơ quản lý nhà nước
cùng chung tay xây dựng chính sách và bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống. Đồng
thời, cần phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.
v
ABSTRACT
“The assessment of the change of water quality after the wastewater
collecting and treating of Ho Chi Minh City Environmental Sanitation Project –
Phase I (Nhieu Loc – Thi Nghe Basin)”, the subsistence wastewater from Nhieu
Loc – Thi Nghe Basin (around 33km
2
) collected to the CSOs (combined sewer
overflow) along the canal is separated into the wastewater and the storm water. The
water of NL – TN canal at that time has only received the storm water and the
canal’s pollutant would be cleaned by the tide from Saigon River that flows into the
canal. Through the variation of the canal water quality and the analysis results of
quality criteria before the project, the quality of canal water was significantly
improved as almost of physical-chemical criteria (pH, DO and BOD
5
) met the
standard of QCVN08: 2008/BTNMT, B2 column. In the wet season, the large flow
has rapidly cleaned the pollutant in the canal. In the dry season, the slow flow
couldn’t clean the pollutant in the canal, especially at the upstream, due to its wind,
the cleaning ability of the tide was limited, the pollutant thus wouldn’t flow out the
canal. Besides, and the canal still received a large untreated of wastewater from
small canals and garbage in basin (Bui Huu Nghia trench, Phan Van Han trench,
Van Thanh trench …) and the garbage in the basin.
The collected wastewater moved to the pumping station, to the trash screen of
the pumping station, then temporarily discharged to Saigon River at the East Coast
shaft. Through the variation of the Saigon River water quality the physical-chemical
criteria met the standard of QCVN08: 2008/BTNMT, B2 column but it tends to
increase compared with the result in 2002. However, its impact to Saigon River
water is acceptable as Saigon River has ability to clean themself and they doesn’t
influence to the city water supply so far (the outfall 47km away from Ben Than
pumping station upstream)
Moreover, with the results of the technology of this project – Phase 1, the
moving of the collected wastewater to the pumping station, to the trash screen of the
vi
pumping station, then temporarily discharge to Saigon River is also the preparation
for the upcoming construction of wastewater treatment plant.
In order to have cleaner environment it should have the close coordination
between citizen and the management unit and the environment protection policy. As
for the sustainable environment development, the wastewater must be satisfactory
before discharging into the environment.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
DANH MỤC VIỀT TẮT x
DANH MỤC BẢNG xi
DANH MỤC HÌNH xii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu: 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU MÔI TRƢỜNG LƢU VỰC
SÔNG 6
1.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu trên thế giới 6
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 7
CHƢƠNG 2 : DỰ ÁN VỆ SINH MÔI TRƢỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH THUỘC LƢU VỰC NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ 11
2.1 Điều kiện tự nhiên: 11
2.1.1 Vị trí địa lý 11
2.1.2 Khí tượng 12
2.1.3 Thủy văn và chế độ triều 16
2.1.3.1 Thủy văn: 16
2.1.3.2 Chế độ thủy triều: 19
2.2 Các hệ thống thoát nước của Thành phố Hồ Chí Minh 20
2.2.1 Sông Sài Gòn: 20
2.2.2 Kênh rạch trong thành phố Hồ Chí Minh 21
2.2.3.Các hạng mục thoát nước trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè 22
2.3 Tình hình dân số và kinh tế xã hội. 25
2.3.1 Dân số 25
2.3.2 Kinh tế - Xã hội 25
2.4 Hiện trạng các nguồn nước thải : 26
2.4.1 Tình hình nước thải sinh hoạt trong lưu vực NL - TN 27
2.4.2 Tình hình thu gom rác trong khu vực kênh NL-TN 28
viii
2.4.3 Tải lượng nhiễm bẩn từ các lưu vực ảnh hưởng đến chất lượng sông Sài
Gòn: 30
2.5 Mô tả thông tin Dự án Vệ sinh Môi trường thành phố Hồ Chi Minh thuộc lưu
vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè 32
2.5.1 Chủ đầu tư: 32
2.5.2 Phạm vi và Mục tiêu của Dự án 32
2.5.3 Tổng mức đầu tư và tiến độ thực hiện giai đoạn I của Dự án vệ sinh môi
trường thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực NL – TN 38
2.5.4 Chi tiết các hạng mục công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ giai
đoạn I của Dự án Vệ sinh Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực
Nhiêu Lộc – Thị Nghè: 38
2.5.4.1 Công trình tách dòng 39
2.5.4.2 Tuyến cống bao Nhiêu Lộc – Thị Nghè 40
2.5.4.3 Thiết bị thu nước chết 41
2.5.4.4 Trạm bơm 43
2.5.4.5 Đường ống vượt sông và miệng xả ngầm 47
2.5.4.6 Thay thế, mở rộng cống cấp 2 và cấp 3: 47
2.5.4.7 Cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè : 48
2.5.4.8 Kiểm tra cống cấp 2& 3: 48
2.5.4.9 Xây dựng tuyến cống cấp 4 49
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊM CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
3.1 Chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè 51
3.1.1 Kết quả phân tích chất lượng nước NL – TN năm 1996 51
3.1.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt kênh NL – TN năm 2013 52
3.1.3 Đánh giá sự thay đổi chất lượng nước kênh NL – TN do công nghệ thu gom
và xử lý nước thải sơ bộ giai đoạn I của dự án: 63
3.2 Chất lượng nước sông Sài Gòn: 65
3.2.1 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Sài Gòn năm 2002: 65
3.2.2 Kết quả phân tích chất lượng mặt sông Sài Gòn năm 2013 68
3.2.3 Đánh giá sự thay đổi chất lượng nước mặt sông Sài Gòn 76
3.2.4 Đánh giá ảnh hưởng lên chất lượng nước sông Sài Gòn sau khi tiếp nhận
nước thải đi qua thiết bị lược rác của trạm bơm: 77
3.2.4.1 Tính toán tải lượng ô nhiễm 77
3.2.4.2 Đánh giá tác động lên sông Sài Gòn tại vị trí cách miệng xả ngầm 50m . 78
3.2.4.3 Đánh giá sức chịu tải của sông Sài Gòn tại vị trí tiếp nhận nước thải 78
ix
3.2.4.4 Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm cu
̉
a sông Sài Gòn tại vị trí cách
miệng xả ngầm 50m 82
CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƢỢNG NƢỚC
KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ VÀ SÔNG SÀI GÒN 85
4.1 Xây dựng các giải pháp bảo vệ chất lượng nước kênh NL – TN 85
4.1.1 Công cụ quản lý bảo vệ môi trường kênh NL – TN 85
4.1.2 Áp dụng mô hình hóa quản lý chất lượng nước trong từng chi lưu thuộc
lưu vực 87
4.2 Xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn: 88
4.2.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn 89
4.2.2 Thu gom và xử lý nước thải 92
2.2.3 Xây dựng kế hoạch giám sát chất lượng nước định kỳ : 94
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
5.1 Kết luận 95
5.2 Kiến nghị 96
PHỤ LỤC 98
PHỤ LỤC 1: BẢNG PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN KÊNH
NL – TN 99
PHỤ LỤC 2: BẢNG PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG SÀI
GÒN 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
x
DANH MỤC VIỀT TẮT
TpHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
Sở KHCNTPHCM
Sở Khoa học &Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
JICA
Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật
Ban QLDA
Ban Quản lý Dự án
CDM
Công ty Camp Dresser& McKee International Inc.
UDC
Công ty Thoát nước Đô thị
ENTEC
Trung tâm Công nghệ Môi trường
NL - TN
Nhiêu Lộc – Thị Nghè
CSO
Thiết bị/công trình tách dòng
CCTV
Hệ thống camera quan sát
QCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
DO
Nhu cầu Oxyen hòa tan
BOD
Nhu cầu Oxy sinh hóa
COD
Nhu cầu Oxy hóa học
TSS
Tổng chất rắn lơ lửng
MPN
Số gần đúng nhất
xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Thống kê về nhiệt độ tại Tp.HCM 13
Bảng 2. 2 Số giờ nắng các tháng trong năm tại TpHCM 13
Bảng 2. 3 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm, % 14
Bảng 2. 4 Lượng mưa các tháng trong năm tại TpHCM 15
Bảng 2. 5 Mực nước sông thấp nhất các tháng trong năm của sông Sài Gòn 18
Bảng 2. 6 Mực nước cao nhất các tháng trong năm của sông Sài Gòn 18
Bảng 2. 7 Mật độ cống trên lưu vực NL - TN 24
Bảng 2. 8 So sánh tải lượng nhiễm bẩn dựa theo BOD 31
Bảng 2. 9 Chiều dài các loại cống tại mỗi quận 47
Bảng 3. 1 Chất lượng nước ở kênh NL – TN, năm 1996 51
Bảng 3. 2 Tổng hợp kết quả phân tích trong 2 đợt (mùa khô và mùa mưa) 55
Bảng 3. 3 Lượng mưa trung bình trong tháng năm 2013 57
Bảng 3. 4 Chất lượng nước sông Sài Gòn quanh điểm xả nước thải (tháng 9/2002)
66
Bảng 3. 5 Tổng hợp giá trị chất lượng nước mặt trên sông Sài Gòn trong 2 đợt 70
Bảng 3. 6 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải từ trạm bơm Nhiêu Lộc- Thị Nghè đưa
vào sông Sài Gòn 78
Bảng 3. 7 Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nước sông Sài Gòn 79
Bảng 3. 8 Lưu lượng dòng chảy lúc triều xuống và triều lên tại vị trí cách miệng xả
ngầm 50m 79
Bảng 3. 9 Tải lượng ô nhiễm tối đa sông Sài Gòn có thể tiếp nhận đối với các chất ô
nhiễm 80
Bảng 3. 10 Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong sông Sài Gòn 80
Bảng 3. 11 Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn xả đưa vào sông Sài
Gòn 81
Bảng 3. 12 Khả năng tiếp nhận của sông Sài Gòn sau khi tiếp nhận nước thải lúc
triều xuống 82
Bảng 3. 13 Khả năng tiếp nhận của sông Sài Gòn sau khi tiếp nhận nước thải lúc
triều lên 83
xii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Bản đồ phân chia vùng chất lượng nước sông và kênh rạch 9
Hình 1. 2 Bản đồ phân chia vùng chất lượng nước sông và kênh rạch 9
Hình 2. 1 Các lưu vực tại thành phố Hồ Chí Minh 30
Hình 2. 2 Vị trí Dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh 35
Hình 2. 3 Địa hình và Ranh giới Dự án Nhiêu Lộc – Thị Nghè 36
Hình 2. 4 Tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè 37
Hình 2. 5 Mặt cắt đặc trưng của công trình xả tràn (CSO) 40
Hình 2. 6 Sơ đồ mặt bằng tuyến cống bao và các giếng 42
Hình 2. 7 Sơ đồ vị trí trạm bơm 45
Hình 2. 8 khái quát từ trạm bơm đến giếng bờ đông sông Sài gòn 46
Hình 2. 9 Mặt cắt dọc đường ồng vượt sông 47
Hình 2. 10 Hạng mục nước mưa của Dự án 50
Hình 3. 1 Sơ đồ tổng thể dòng chảy kết hợp nước mưa và nước thải 53
Hình 3. 2 Sơ đồ thể hiện các vị trí lấy mẫu trên Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè 54
Hình 3. 3 Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS tại vị trí khảo sát so với QCVN
08:2008/BTNMT (cột B2) 59
Hình 3. 4 Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD
5
tại vị trí khảo sát so với QCVN
08:2008/BTNMT, (cột B2) 60
Hình 3. 5 Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD tại các vị trí khảo sát so với QCVN 08:
2008/BTNMT (cột B2) 61
Hình 3. 6 Biểu đồ thể hiện hàm lượng N_NH
3
tại các vị trí khảo sát so với QCVN
08: 2008/BTNMT (cột B2) 62
Hình 3. 7 Biểu đồ thể hiện hàm lượng feacal coliform tại các vị trí khảo sát 63
Hình 3. 8 Sơ đồ thể hiện các vị trí lấy mẫu trên sông Sài Gòn 70
Hình 3. 9 Diển biến hàm lượng DO tại các vị trí khảo sát 72
Hình 3. 10 Diển biến hàm lượng TSS tại các vị trí khảo sát trong 2 đợt 73
Hình 3. 11 Diển biến hàm lượng BOD
5
tại vị trí khảo sát trong 2 đợt 74
Hình 3. 12 Diễn biến nồng độ COD tại các vị trí khảo sát trong 2 đợt 75
Hình 3. 13 Diễn biến nồng độ N_NH
3
tại các vị trí khảo sát trong 2 đợt 75
Hình 3. 14 Diễn biến nồng độ N_NH
3
tại các vị trí khảo sát trong 2 đợt 76
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ
thuật, chính trị lớn nhất nước. Với 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích tự nhiên
khoảng 2095,01 km
2
, với dân số Thành phố hiện nay khoảng 7,5 triệu dân và 2,5
triệu dân là lượng khách vãng lai và tạm trú, mật độ trung bình 4773 người/km
2
. Tp
Hồ Chí Minh luôn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Vấn đề lớn nhất hiện nay của Thành phố là thu gom và xử lý nước thải sinh
hoạt. Hệ thống thống thoát nước đô thị và nước thải hiện trạng được quy hoạch là
hệ thống thoát nước chung mà không được xử lý trước khi thải ra môi trường bên
ngoài và được xây dựng hơn 35 năm đến nay đã xuống cấp và vượt quá năng lực
thiết kế. Hơn nữa, chất thải rắn hộ gia đình được đổ bất hợp pháp vào các nguồn
nước, việc nạo vét các kênh thoát nước không được đáp ứng, và các công việc bảo
trì không đầy đủ cũng góp phần đáng kể làm nặng thêm việc ô nhiễm nguồn nước
và gây ra mùi hôi thối. Chất lượng nước ngày càng xấu đi đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường vệ sinh của dân cư. Nếu không có biện pháp cải thiện môi
trường, tốc độ đô thị hóa vẫn tiếp tục tăng nhanh … hậu quả tất yếu là môi trường
nước sẽ ngày càng xấu đi ngày càng nghiêm trọng hơn. Một trong số đó là kênh
Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (NL – TN) nằm trong khu trung tâm của nội
thành thành phố Hồ Chí Minh, chảy qua địa bàn 5 quận: Tân Bình, Phú Nhuận,
quận 1, quận 3 và Bình Thạnh. Kênh NL – TN bắt đầu từ quận Tân Bình chảy đến
quận Phú Nhuận (bờ Trường Sa), quận 3 (bờ Hoàng Sa và một phần bờ Trường Sa),
quận 1 (bờ Hoàng Sa), quận Bình Thạnh (bờ Trường Sa) và kết thúc ở sông Sài Gòn
(vàm kênh NL – TN gần xưởng đóng tàu Ba Son).
Ngày nay, ít ai biết được kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (NL – TN) từng một
thời là con kênh đẹp nhất nhì của Thành phố. Người Pháp, ấn tượng trước vẻ đẹp và
sự trong sạch của kênh, đã đặt cho nó cái tên “Arroyo de l’Avalanche - Kênh Tuyết
2
đổ”. Trong quá trình hình thành và phát triển của đô thị Sài Gòn - thành phố Hồ
Chí Minh, kênh NL – TN luôn đóng vai trò quan trọng hình thành nên bộ mặt cảnh
quan của tpHCM. Hơn nữa, hê
̣
thống kênh NL – TN còn là hệ kênh tiếp nhâ
̣
n nươ
́
c
thải sinh thải của các hoạt động dân sinh , dịch vụ, thương ma
̣
i, tiê
̉
u thủ công nghiệp
trên lưu vư
̣
c và tiếp nhâ
̣
n trư
̣
c tiếp ca
́
c loa
̣
i ra
́
c như : phân, rác, xác súc vật xuống
mă
̣
t nươ
́
c do ngươ
̀
i dân thiếu y
́
thư
́
c , càng làm tăng thêm mức độ ô nhiễm nguồn
nươ
́
c, thu he
̣
p do
̀
ng cha
̉
y va
̀
mất my
̃
quan đô thi
̣
mô
̣
t ca
́
ch trầm tro
̣
ng . Ngoài ra, do
yếu tố kha
́
ch quan, hê
̣
thống kênh NL – TN còn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật
triều không đều cu
̉
a Biê
̉
n Đông . Nên khi nươ
́
c lơ
́
n , nươ
́
c tha
̉
i trên kênh chưa ki
̣
p
thoát ra sông Sài Gòn đã bị th ủy triều dồn ứ vào sâu trong rạch và ô nhiễm môi
trường lòng kênh đặc biệt ở thượng lưu tiếp tục bị ô nhiễm trong suốt thơ
̀
i gian da
̀
i.
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường kênh NL – TN, nước kênh có màu đen
sệt và mùi hôi gây ảnh hưởng sức khỏe của người dân; và chất lượng nước sông Sài
Gòn (là nguồn cấp nước sinh hoạt của cả thành phố). Vì vậy, thành phố Hồ Chí
Minh đã xúc tiến phê duyệt nhiều dự án nhằm chỉnh trang cơ sở hạ tầng, cải tạo
cảnh quan lưu vực và cải thiện chất lượng môi trường trong đó có “Dự án vệ sinh
môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè”.
Ở giai đoạn I của Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM thuộc lưu vực NL – TN
đưa ra giải pháp tận dụng khả năng tự làm sạch của sông Sài Gòn để pha loãng
nước thải chưa qua xử lý từ lưu vực và xả thải tạm thời ra sông Sài Gòn là chính
yếu. Từ giải pháp này, việc tiến hành nghiên cứu “đánh giá sự thay đổi chất lượng
nước do công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ - giai đoạn I của Dự án vệ
sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè”
trong việc cải thiện môi trường của thành phố là cần được kiểm chứng.
2. Mục tiêu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài “đánh giá sự thay đổi chất lượng nước do công nghệ
thu gom và xử lý nước thải sơ bộ - giai đoạn I của Dự án vệ sinh môi trường
thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” là mục đích góp
3
phần thiết thực nhằm để đánh giá hiệu quả đầu tư cải thiện môi trường của dự án
bằng phương pháp so sánh các chỉ tiêu về chất lượng nước mặt kênh NL – TN và
sông Sài Gòn trước - sau khi có dự án. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để bảo vệ
chất lượng nguồn nước
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiêm cứu:
Nhằm đảm bảo luận văn đạt kết quả tốt và đáp ứng theo đúng thời gian quy
định cho phép, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ đề cập đến sự thay đổi chất
lượng nước của kênh NL – TN và đánh giá ảnh hưởng tác động của việc xả thải ra
sông Sài Gòn sau khi công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ giai đoạn I của
dự án đưa vào vận hành, khi đó được chất lượng nước được đánh giá so sánh bởi
tiêu chuẩn QCVN 08/2008BTNMT cột 2 được dựa trên các kết quả phân tích chất
lượng nước mặt và tính toán khả năng chịu tải của sông trên cơ sở phương pháp bảo
toàn khối lượng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số
02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn “đánh giá sự thay đổi chất lượng nước do công nghệ thu
gom và xử lý nước thải sơ bộ - giai đoạn I của Dự án vệ sinh môi trường thành
phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” được thực hiện bằng các
phương pháp nghiên cứu trong luận văn như sau:
Phương pháp thu thập thông tin các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội,
hệ thống thoát và môi trường trong phạm vị địa bàn nghiên cứu và mô tả dự án vệ
sinh môi trường
- Đối tượng được thu thập gồm: Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, phạm vi hành
chính, đặc điểm địa hình, khí hậu, đặc điểm thủy văn và sông rạch…) hiện trạng
nguồn thải và đặc điểm kinh tế - xã hội.
4
- Thông tin chính yếu về dự án Vệ Sinh Môi Trường TpHCM (chủ đầu tư,
phạm vi và mục tiêu đầu tư của dự án và trình bày chi tiết công nghệ thu gom và xử
lý nước thải sơ bộ - giai đoạn I
- Các số liệu, tư liệu chủ yếu được thu thập tại các cơ quan sau: Sở Tài nguyên
và Môi trường, Viện Môi trường Tài nguyên, Tổng Công ty TNHH MTV thoát
nước Đô thị, Công ty Tư vấn giám sát CDM, Trung tâm ENTEC và Ban Quản lý
Dự án Vệ sinh Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp lấy mẫu và phân tích các đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Lấy mẫu và phân tích về chất lượng nước mặt trên kênh NL - TN và sông
Sài Gòn , năm 2013 trong mùa khô và mùa mưa trước (sau khi hoàn thành Dự án).
Các thông số được phân tích gồm có: Các thông số lý, hóa, sinh học của nước gồm:
pH, TSS, DO, BOD
5
, COD, N_NH
3
và Feacal Coliform. Tất cả các thông số trên
được thu thập tại công ty Tư vấn CDM và ENTEC.
- Thu thập số liệu lượng mưa trong năm 2013 tại Tổng Công ty thoát nước đô
thị
Phương pháp so sánh và đánh giá
- Các số liệu thu thập được tổng hợp vào các bảng (trong chương 3) trước và
sau khi thực hiện dự án, sau đó đối chiếu với các tiêu chuẩn nước mặt QCVN 08:
2008/BTNMT cột B2 và đồng thời đối chiếu số liệu quan trắc của chi cục Bảo vệ
Môi trường TpHCM.
- Tiến hành đánh giá sự thay đổi chất lượng nước do công nghệ thu gom và xử
lý nước thải sơ bộ - giai đoạn I thuộc dự án vệ sinh môi trường thành phố, cụ thể
o Sự thay đổi chất lượng môi trường nước mặt trên kênh NL – TN và sông
Sài Gòn, bằng các chỉ tiêu (DO, BOD
5
, COD…) so với quy chuẩn nước mặt QCVN
08: 2008/BTNMT cột B2.
o Về ảnh hưởng tải lượng ô nhiễm lên chất lượng nước sông Sài Gòn sau
khi tiếp nhận nước thải đi qua thiết bị lược rác của trạm bơm và khả năng tiếp nhận
5
nguồn thải ra sông Sài Gòn tại vị trí cách miệng xả ngầm 50m lúc triều xuống và
triều lên, dựa trên cơ sở phương pháp bảo toàn khối lượng thực hiện theo hướng dẫn
tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, để đưa kết luận khả năng tiếp nhận nguồn thải xả
ra sông Sài Gòn tại vị trí cách miệng xả ngầm 50m lúc triều xuống và triều lên
Phương pháp thống kê và tính toán
Trong bài cáo luận văn chủ yếu sử dụng 2 phần mềm Microsoft Word và
Microsoft Excel để thực hiện: Tổng hợp kết quả phân tích, vẽ biểu đồ so sánh tiêu
chuẩn chất lượng nước mặt kênh NL – TN và sông Sài Gòn và tính toán khả năng
chịu tải của sông Sài Gòn trên cơ sở phương pháp bảo toàn khối lượng thực hiện
theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19
tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trên cơ sở những số liệu nghiên cứu và mô hình tính toán tải lượng ô nhiễm,
đưa ra các giải pháp bảo vệ về chất lượng nước kênh NL và sông Sài Gòn để từ đó
kết luận và kiến nghị.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về ý nghĩa khoa học, việc nghiên cứu thực hiện đề tài “đánh giá sự thay đổi
chất lượng nước do công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ - giai đoạn I của
Dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc –
Thị Nghè” là kiểm chứng hiệu quả của mục tiêu của dự án đã đều ra
Về thực tiễn đề tài sẽ góp phần thiết thực vào công tác bảo vệ nguồn nước mặt
trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và sông Sài Gòn. Mặc khác đánh giá sức chịu tải
của nguồn nước mặt sẽ là cơ sở để cơ quản quản lý nhà nước của thành phố giám
sát việc thải xả ra môi trường của Dự án.
6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU MÔI TRƢỜNG LƢU VỰC SÔNG
1.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới hiện nay, tài nguyên nước được coi là nguồn tài nguyên chiến
lược và việc quản lý, sử dụng bền vững lưu vực sông được ưu tiên hàng đầu. Dưới
áp lực gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng nhu cầu sử dụng nước
đồng thời cũng sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Nhiều dòng sông lớn trên
thế giới đã bị ô nhiễm trầm trọng: sông Hằng ở Ấn Độ, sông Nile ở châu Phi, sông
Hoàng Hà ở Trung Quốc,… và những ô nhiễm này do quá trình phát triển kinh tế -
xã hội gây nên. Cũng từ những lý do đó mà các nước nỗ lực nghiên cứu giải quyết
vấn đề ô nhiễm theo điều kiện thực tế của từng nơi. Các nhà khoa học các nước
đang hướng đến cách tiếp cận phát triển bền vững, quy hoạch luôn liên kết chặt chẽ
với con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Rất nhiều các giải pháp tổng
hợp được nghiên cứu áp dụng trong đó giải pháp quản lý luôn gắn bó với giải pháp
kỹ thuật và công nghệ thích hợp: áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến để đạt
nồng độ giới hạn cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Theo viện Blacksmith - một cơ quan giám sát môi trường có trụ sở tại Mỹ,
phối hợp với Tổ chức Chữ thập Xanh của Thụy Sĩ vừa công bố danh sách mới “10
địa điểm ô nhiễm nhất thế giới”. Danh sách này dựa trên cơ sở tập hợp, nghiên cứu
và kết luận rút ra từ hơn 2.000 báo cáo đánh giá về các khu vực ô nhiễm ở 49 nước
trên thế giới. theo đó, có hàng trăm triệu người mà tuyệt đại đa số là người nghèo ở
các nước đang phát triển có nguy cơ nhiễm độc rất cao khi phải sống trong có 10
địa điểm trên gồm các khu vực: Agbogbloshie (Ghana), Chernobyl (Ukraine), sông
Citarum (Indonesia), Dzershinsk (Nga), Hazaribagh (Bangladesh), Kabwe
(Zambia), Kalimantan (Indonesia), Matanza Riachuelo (Argentina), đồng bằng sông
Niger (Nigeria) và Norilsk (Nga). Trong 10 khu vực được xem là “điểm đen” ô
nhiễm nhất thế giới hiện nay, đã có hàng trăm triệu người mà tuyệt đại đa số là
người nghèo ở các nước đang phát triển có nguy cơ nhiễm độc rất cao khi phải sống
trong 10 khu vực được xem là “điểm đen” ô nhiễm nhất thế giới hiện nay.
7
Trước tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, có
ảnh hưởng lâu dài tới khả năng phát triển bền vững của loài người, các nước phát
triển (DC) và Liên Hợp Quốc (UN) nói chung, đã áp dụng các chính sách thực thi
mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs). Trong đó, lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm các nguồn
nước (nước mặt, nước ngầm) được ưu tiên hàng đầu, vì nó có liên quan chặt chẽ tới
việc bảo vệ chất lượng nước mặt, nước ngầm, tài nguyên nước các lưu vực sông,
kiểm soát chất lượng nước thải, giảm nhẹ hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu,
thiên tai và sự cố ở quy mô lớn, tập trung trước hết cho việc kiểm soát thu gom
nguồn nước thải công nghiệp và đô thị gây ô nhiễm, cũng như đặc biệt chú trọng
cho công tác quản lý và xử lý nước thải sau khi đổ ra sông
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế
giới đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng về nước do nhu cầu sử dụng nước ngày
càng tăng, đặc biệt là trong một số ngành như năng lượng, sản xuất lương thực, thực
phẩm. Quy mô khủng hoảng theo dự đoán có thể mang tính toàn cầu.
Do vậy, các tổ chức liên Quốc gia, các tổ chức liên tỉnh được hình thành, cụ
thể như: Ủy Ban sông MeKong, Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai… nhằm giải quyết các vấn đề về khai thác, sử dụng và chia sẻ nguồn tài
nguyên nước, vấn đề ô nhiễm môi trường đối với các hệ thống sông chảy qua nhiều
quốc gia hoặc nhiều tỉnh.
Trong hội thảo “Tài nguyên nước và sự phát triển bền vững” diễn ra tại Hà
Nội phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có nhấn mạnh, nước là nguồn tài nguyên vô
cùng quý báu nhưng không phải là vô tận. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu
nước do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gia tăng dân số và
biến đổi khí hậu (BĐKH). Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp của BĐKH
toàn cầu mà Việt Nam được xếp vào một trong năm quốc gia có nguy cơ bị tác
động mạnh mẽ, việc đánh giá tổng thể thực trạng tài nguyên nước dựa trên nhu cầu
8
sử dụng trong tương lai là một yêu cầu cấp thiết phục vụ chiến lược dài hạn và bền
vững của đất nước.
Những năm trước đây có một vài nghiên cứu nhưng chỉ dừng ở mức độ phân
loại chất lượng nước để làm cơ sở cho việc đánh giá sức chịu tải và phân vùng xả
thải như nghiên cứu của tác giả Lê Trình đề xuất trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng
tập atlas môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh” (năm 1990 – 1991). Phương pháp
phân loại chất lượng nước này đã được Lê Trình cải tiến và áp dụng cho toàn lưu
vực sông Đồng Nai - Sài Gòn (1998 – 2000) trong một số công trình nghiên cứu.
Tập atlas về phân vùng chất lượng nước khái quát cho lưu vực sông Sài Gòn –
Đồng Nai cũng đã được xây dựng (1998 – 2000), theo đó chất lượng nước trong
toàn lưu vực được chia thành 5 loại: chưa ô nhiễm, ô nhiễm nhẹ, ô nhiễm trung
bình, ô nhiễm nặng và ô nhiễm rất nặng. Phân bố các loại nước đã được thể hiện
trên bản đồ số hóa với các vùng màu sắc đặc trưng. Tuy nhiên, do số điểm quan
trắc mỏng, tần suất thấp nên việc phân vùng chất lượng nước toàn lưu vực sông
Đồng Nai - Sài Gòn còn sơ lược và chưa ứng dụng mô hình để tính toán nội suy
chất lượng nước cho toàn lưu vực.
Đối với lưu vực sông rạch tại khu vực TpHCM, theo kết quả nghiên cứu”
Nghiên cứu về phân chia vùng chất lượng nước trong khu vực TpHCM” của Phó
Giáo Sư Lê Trình năm 2008, về chia vùng chất lượng nước của sông ngòi kênh rạch
trên địa bàn TpHCM trong mùa mưa và mùa khô, dựa trên 11 thông số (pH, DO,
SS, EC, BOD
5
, COD, NH
4
, NO
3
, Fe, Tổng Coliforms và dầu mỡ)
Chất lƣợng nƣớc
Mã màu
Loại 1 (rất tốt, Không bị ô nhiễm)
Xanh Lá
Loại 2 (tốt, ô nhiễm nhẹ)
Xanh dương
Loại 3 (trung bình, hơi ô nhiễm)
Vàng
Loại 4 (xấu, ô nhiễm nghiêm trọng)
Cam
Loại 5 (rất xấu, ô nhiễm cực kì nghiêm trọng)
Đỏ
9
Hình 1. 1 Bản đồ phân chia vùng chất lượng nước sông và kênh rạch
TpHCM trong mùa khô
Hình 1. 2 Bản đồ phân chia vùng chất lượng nước sông và kênh rạch
Tp HCM trong mùa mưa
10
Dựa vào kết quả thể hiện trên bản đồ phân chia vùng chất lượng nước sông và
kênh TpHCM trong mùa khô và muà mưa, thì nhận thấy lưu vực NL – TN đang bị ô
nhiễm rất nghiêm trọng, và dự án Vệ Sinh Môi Trường TpHCM sẽ giúp cải thiện
chất lượng nước và điều kiện sống của người dân khu vực này
Khi sau một năm đưa công trình vào vận hành công nghệ thu gom tách dòng
và xử lý nước thải sơ bộ xả thải ra sông Sài Gòn, mặc dù chưa có số liệu quan trắc
hay báo cáo của cơ quan quản lý TpHCM được công bố diển biến sự thay đổi chất
lượng nước, nhưng bằng trực quan có thể đánh giá chất lượng nước mặt kênh NL –
TN hiện nay cũng được nhìn nhận dòng kênh đang hồi sinh tích cực và sự chuyển
biến chất lượng sông Sài Gòn tại khu vực xả nước và vùng lân cận chưa có hiện
tượng suy giảm đáng kể.
11
CHƢƠNG 2 : DỰ ÁN VỆ SINH MÔI TRƢỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THUỘC LƢU VỰC NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ
2.1 Điều kiện tự nhiên:
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) nằm trong vùng giáp ranh giữa vùng đồi
miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Độ dốc chung của khu vực theo
hướng từ Bắc - Đông Bắc đến Tây - Tây Nam.
Xét về địa hình, TpHCM có thể được chia làm ba vùng:
(i) Vùng đồi: Quận Thủ Đức, Huyện Hóc Môn, Bình Chánh (khu vực phía
Bắc), Quận Gò Vấp, Tân Bình (một phần), Quận 1 và 3. Vùng này có cao độ từ 8
đến 10 m, địa hình khá dốc và nhiều đồi, lồi lõm dạng lượn sóng, tương đối ít khu
vực bị ngập, rất thích hợp cho việc thoát nước về các đường tụ thủy là hệ thống
kênh rạch.
(ii) Vùng thấp: Giữa phía Nam và Đông - Nam Tp HCM, bao gồm Đông Hóc
Môn (phía Tây Bắc Thành phố), Nam Bình Chánh (phía Tây), Nam Thủ Đức (phía
Đông), Nhà Bè, các Quận 4, 6 và 8 (phía Nam). Vùng này có cao độ từ 0,6 đến 1,2
m, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thấp, chung quanh là kênh rạch dày đặc.
Việc xây dựng ở khu vực này đòi hỏi phải tôn nền cao hơn mức triều cường từ các
cửa sông.
(iii) Vùng trũng: Phần Tây - Tây Nam của TpHCM, bao gồm một vùng dọc
theo các kênh tiêu nước Thầy Cai và An Hạ. Khu vực này nơi giáp nước, thường
xuyên bị ngập vào mùa mưa do nước lũ từ tỉnh Đồng Tháp đổ về, vì vậy vùng này
không phù hợp với việc phát triển đô thị
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (NL – TN) nằm trong khu trung tâm của nội
thành thành phố Hồ Chí Minh, chảy qua địa bàn 5 quận: Tân Bình, Phú Nhuận,
quận 1, quận 3 và Bình Thạnh. Kênh NL – TN bắt đầu từ quận Tân Bình chảy đến
quận Phú Nhuận (bờ Trường Sa), quận 3 (bờ Hoàng Sa và một phần bờ Trường Sa),