Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện tai mũi họng trung ương giai đoạn 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.53 KB, 69 trang )







BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ LAN ANH

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2012 - 2013


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ



HÀ NỘI – 2015



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


ĐẶNG THỊ LAN ANH





PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2012 - 2013


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ



Người hướng dẫn:
1. ThS. Nguyễn Thị Hà
2. ThS. Bùi Văn Đạm
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn quản lý kinh tế dược
2. Bệnh viện Tai Mũi Họng TW


HÀ NỘI – 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 10

PHẦN I: TỔNG QUAN 3


1.1.

Hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 3

1.1.1.

Mô hình bệnh tật bệnh viện 4

1.1.2.

Hướng dẫn điều trị chuẩn (STG) 4

1.1.3.

Danh mục thuốc thiết yếu (DMTTY) 5

1.1.4.

Danh mục thuốc chủ yếu 6

1.1.5.

Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) 7

1.1.6. Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện 8

1.2.

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 11


1.2.1.

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Bệnh viện TMHTW 11

1.2.2.

Các bệnh chuyên ngành Tai Mũi Họng 12

1.2.3.

Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Khoa Dược 12

1.3.

Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam 14

PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1. Đối tượng nghiên cứu 17

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17

2.2.1. Thời gian nghiên cứu 17

2.2.2.

Địa điểm nghiên cứu 17

2.3.


Phương pháp nghiên cứu 17

2.3.1.

Thiết kế nghiên cứu 17

2.3.2.

Phương pháp thu thập số liệu 17

2.3.3.

Nội dung và các biến số nghiên cứu 18

2.4.

Phân tích số liệu 20



2.4.1.

Phương pháp xử lý số liệu 20

2.4.2.

Phương pháp phân tích và trình bày số liệu 23

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25


3.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TW 25

3.1.1.

Cơ cấu DMT sử dụngtheo nhóm tác dụng dược lý 25

3.1.2.

Cơ cấu DMT theo nguồn gốc, xuất xứ 27

3.1.3.

Cơ cấu thuốc theo tên INN, biệt dược và biệt dược gốc trong
DMTSD …………………………………………………………………….28

3.1.4.

Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong DMT sử dụng 29

3.1.5.

Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất làm thuốc
trong DMTSD 31

3.1.6.

Cơ cấu thuốc cần hội chẩn trước khi sử dụng 32

3.2.


Phân tích mức độ tiêu thụ thuốc tại BVTMHTW năm 2012- 2013 33

3.2.1.

Phân tích ABC 33

3.2.2.

Phân tích VEN 34

3.2.3.

Phân tích mức độ tiêu thụ thuốc theo liều DDD 38

3.3.

So sánh giá một số thuốc trong danh mục thuốc sử dụng tại BVTMHTW
năm 2012 và 2013. 42

PHẦN IV: BÀN LUẬN 47

4.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện 47

4.2. Mức độ sử dụng thuốc tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 50

4.3. Giá thuốc trong danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện TMHTW 52

KẾT LUẬN 54


1.

Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện TMHTW 54

2.

Mức độ sử dụng thuốc trong DMTSD tại Bệnh viện TMHTW 54

3.

Giá thuốc trong DMTSD tại Bệnh viện TMHTW 55



Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 56

1.

Đối với Bộ Y tế 56

2.

Đối với Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 56

3.

Đối với nhà cung cấp 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO








DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV: Bệnh viện
BYT: Bộ Y tế
BTC: Bộ tài chính
DMT: Danh mục thuốc
DMTTY: Danh mục thuốc thiết yếu
DMTCY: Danh mục thuốc chủ yếu
DSĐH: Dược sỹ đại học
GĐBV: Giám đốc bệnh viện
HSMT: Hồ sơ mời thầu
HĐT&ĐT: Hội đồng thuốc và điều trị
KCB: Khám chữa bệnh
KST: Kí sinh trùng
MHBT: Mô hình bệnh tật
SYT: Sở Y tế
SLKM: Số lượng khoản mục
TTLT: Thông tư liên tịch
TMH: Tai- Mũi – Họng
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
GN- HT- TC: Gây nghiện, hướng thần, tiền chất làm thuốc


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu về cơ cấu danh mục thuốc 18


Bảng 3.1: Cơ cấu thuốc theo các nhóm tác dụng dược lý năm 2012 - 2013 25

Bảng 3.2: Cơ cấu thuốc nội - thuốc ngoại trong DMTSD năm 2012 - 2013 27

Bảng 3.3: Cơ cấu thuốc theo tên INN - biệt dược - biệt dược gốc năm 2012 -
2013 28

Bảng 3.4 : Cơ cấu thuốc theo đường dùng năm 2012 - 2013 29

Bảng 3.5: Cơ cấu thuốc GN- HT- TCLT năm 2012 - 2013 31

Bảng 3.6: Cơ cấu thuốc hội chẩn trước khi sử dụng năm 2012 - 2013 32

Bảng 3.7: Kết quả phân tích ABC của DMT sử dụng tại BVTMHTW 33

Bảng 3.8: Cơ cấu tiêu thụ thuốc nội, ngoại trong nhóm A trong DMTSD 34

Bảng 3.9 : Cơ cấu thuốc phân tích theo VEN năm 2012 - 2013 35

Bảng 3.10 : Phân tích VEN các thuốc trong nhóm A năm 2012 - 2013 36

Bảng 3.11: Cơ cấu tiêu thụ của thuốc “N” trong nhóm A năm 2012 37

Bảng 3.12: Cơ cấu tiêu thụ của thuốc “N” trong nhóm A năm 2013 37

Bảng 3.13: Các thuốc có số liều DDD tiêu thụ lớn nhất năm 2012 38

Bảng 3.14: Các thuốc có số liều DDD tiêu thụ lớn nhất năm 2013 39


Bảng 3.15: Các thuốc có số tiền /DDD lớn nhất năm 2012 40

Bảng 3.16: Các thuốc có số tiền /DDD lớn nhất năm 2013 41

Bảng 3.17: So sánh giá thuốc trong DMT sử dụng năm 2013 với năm 2012 42

Bảng 3.18: Các thuốc giảm giá nhiều nhất 43

Bảng 3.19: Các thuốc tăng giá nhiều nhất 43

Bảng 3.20: Sự thay đổi giá của các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhất 44

Bảng 3.21: Sự thay đổi giá của các thuốc có số lượng sử dụng lớn nhất 45




DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 : Các căn cứ để xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện 4

Hình 1.2: Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMTSD 9

Hình 1.3: Các bệnh tai mũi họng trong BVTMHTW 12

Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức khoa Dược 14

Hình 3.1: Cơ cấu thuốc theo tác dụng dược lý về số lượng và giá trị tiêu thụ năm
2013 26


Đồ thị 3.2: Cơ cấu thuốc theo đường dùng về SL, GTTT năm 2012- 2013 30




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện khóa luận, đây là kết quả của sự giúp đỡ, hỗ trợ của các thầy cô giáo, gia
đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
ThS Nguyễn Thị Hà - Giảng viên bộ môn Tổ chức quản lý và kinh tế
Dược – giáo viên hướng dẫn, Cô đã luôn khuyến khích, động viên và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu tại trường. Nhờ sự nhiệt tình
và đầy trách nhiệm với sinh viên của cô mà tôi đã được tiếp thu những kiến thức
và kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thành khóa luận này.
ThS DS Bùi Văn Đạm - Trưởng khoa Dược Bệnh viện Tai Mũi Họng
Trung ương, đã giúp đỡ tôi tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập,
nghiên cứu tại Khoa dược bệnh viện. Nhờ sự nhiệt tình của chú mà tôi đã được
tiếp thu với rất nhiều kiến thức thực tế, và đặc biệt là các kiến thức về Dược
Bệnh viện.
ThS DS Vũ Năng Thỏa - Khoa Dược BV Tai Mũi Họng Trung ương -
người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp và xử lý số
liệu.
Tập thể các thầy, cô giáo, cán bộ Phòng đào tạo, Bộ môn Quản lý kinh tế
Dược đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình, bạn bè và những
người thân đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để tôi có
thêm quyết tâm, vững vàng trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận này.
Đặng Thị Lan Anh




ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua ngành Y tế có nhiều nỗ lực trong việc phục vụ thuốc
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Thị trường thuốc phát triển liên tục với sự đa
dạng, phong phú về chủng loại cũng như nguồn cung cấp đã đáp ứng đủ thuốc
cho nhu cầu khám chữa bệnh [9]. Số tiền mua thuốc tại các bệnh viện những
năm gần đây cũng tăng lên đáng kể. Tổng số tiền mua thuốc năm 2010 theo
thống kê của 1018 bệnh viện trong cả nước là 15.000 tỷ đồng, con số này tăng
22,4% so với năm 2009 [17]. Năm 2011, tổng giá trị tiền mua thuốc trong cả
nước là khoảng 18.500 tỷ đồng, tăng 26,7% so với năm 2010 [17]. Tuy nhiên,
vấn đề cung ứng thuốc trong bệnh viện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và được dư
luận hết sức quan tâm. Nguyên nhân của các vấn đề này có thể xảy ra ở mọi giai
đoạn trong chu trình cung ứng thuốc: trong lựa chọn danh mục thuốc, xây dựng
danh mục thuốc chưa phù hợp với mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị của bệnh
viện…
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho
người bệnh và là đơn vị khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế. Đảm bảo
cung ứng đủ thuốc có chất lượng, kịp thời, an toàn và hiệu quả cho công tác
khám chữa bệnh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng của mỗi
bệnh viện [25], [6]. Nhiệm vụ cung ứng thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác khám chữa bệnh trong bệnh viện, trong đó đảm bảo có một danh mục thuốc
phù hợp với mô hình bệnh tật là yếu tố rất quan trọng. Việc lựa chọn một danh
mục thuốc hợp lý là một trong các yếu tố mang tính quyết định việc sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả trong bệnh viện. Sử dụng thuốc hợp lý là sự đòi
2

hỏi người bệnh phải nhận được thuốc thích hợp với đòi hỏi lâm sàng, trong một
khoảng thời gian thích hợp và với chi phí ít gây tốn kém nhất cho người bệnh và

cho cộng đồng [9]. Bộ Y tế đã ban hành thông tư quy định tổ chức và hoạt động
khoa Dược bệnh viện và hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường
bệnh. Các bệnh viện khác nhau sẽ có các tổ chức, hoạt động khác nhau phụ
thuộc vào hạng bệnh viện [16], [14].
Vì vậy mà việc lựa chọn thuốc và xây dựng thuốc cho danh mục thuốc bệnh
viện là công việc hết sức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và ngân sách
của bệnh viện và bệnh nhân. Đối với mỗi bệnh viện, một hệ thống DMT phù hợp
sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong công tác KCB, giúp cho việc mua sắm thuốc trở
dễ dàng, lưu trữ thuốc thuận tiện, đảm bảo cung ứng đủ thuốc chất lượng và cấp
phát dễ dàng. Vì vậy, DMTBV cần phải được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng để có
một danh mục thuốc phù hợp nhất.
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành
về Tai Mũi Họng của cả nước. DMT BV cũng mang những nét đặc thù riêng biệt
nhưng hiện nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào về việc phân tích DMT sử
dụng của Bệnh viện. Vì vậy, để góp phần tăng cường hiệu quả của việc phân tích
cơ cấu và mức độ sử dụng thuốc trong bệnh viện phục vụ nhu cầu khám, chữa
bệnh của Bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích danh mục thuốc sử
dụng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương giai đoạn 2012 - 2013” với
những mục tiêu sau:
1- Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Tai Mũi Họng
Trung ương giai đoạn 2012-2013.
2- Phân tích mức độ tiêu thụ thuốc tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
giai đoạn 2012-2013.
3

3- So sánh giá một số thuốc trong danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện
Tai Mũi Họng Trung Ương năm 2012 và 2013.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Lựa chọn thuốc là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để cung ứng.

Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện hợp lý là cơ sở để đảm bảo cho việc chủ
động cung ứng thuốc. DMTBV là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động,
có kế hoạch hợp lý, an toàn, hiệu quả tiết kiệm chi phí và sử dụng hợp lý nguồn
tài chính bệnh viện. Mỗi bệnh viện tùy theo chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất,
trình độ chuyên môn… mà xây dựng DMT cho phù hợp.
Để xây dựng DMTBV phù hợp với nhu cầu sử dụng thuốc thực tế của bệnh
viện cần căn cứ vào các yếu tố:













Hội đồng thuốc và
điều trị
Mô hình bệnh tật
bệnh viện
Hướng dẫn điều
trị chuẩn
Danh mục thuốc
thiết yếu
Trình độ chuyên
môn, kỹ thuật,

kinh phí
Khả năng chi trả
của người bệnh,
quỹ BHYT
DMT chủ yếu tại
cơ sở khám chữa
bệnh
Danh mục thuốc
bệnh viện
4

Hình 1.1 : Các căn cứ để xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện

1.1.1. Mô hình bệnh tật bệnh viện
Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập
hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động
những yếu tố khác nhau xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó trong một
khoảng thời gian nhất định. MHBT là một yếu tố quan trọng giúp bệnh hiện xây
dựng một danh mục thuốc phù hợp và hiệu quả.
Không giống như MHBT ở cộng đồng, bệnh viện là nơi khám, chữa bệnh
cho những người mắc bệnh tật cộng đồng. Mỗi bệnh viện có chức năng, nhiệm
vụ, trình độ chuyên môn, vị trí địa lý… khác nhau nên MHBT cũng rất khác
nhau. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, MHBT bệnh viện có 2 loại: MHBT
của bệnh viện đa khoa và MHBT của bệnh viện chuyên khoa. Tùy hạng và tuyến
bệnh viện mà MHBT có thể khác nhau [1]. Ngoài ra, một bệnh nhân có thể mắc
nhiều bệnh hoặc một bệnh liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể, do đó một
bệnh viện chuyên khoa thường có bệnh tật của chuyên khoa đó và một số bệnh
thông thường kèm theo.
1.1.2. Hướng dẫn điều trị chuẩn (STG)
Hướng dẫn điều trị chuẩn là văn bản chuyên môn mang tính pháp lý, được

đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu trong điều
trị mỗi bệnh. Một phác đồ điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị
khác nhau.
Một hướng dẫn điều trị chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Hợp lý: phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử dụng.
5

- An toàn: không gây tai biến, không làm cho bệnh nhân bệnh nặng thêm,
không có tương tác thuốc.
- Hiệu quả: dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu và đạt mục
đích sử dụng trong thời gian nhất định.
- Kinh tế: chi phí điều trị thấp.
Hướng dẫn điều trị chuẩn là những công cụ, cách thức để thúc đẩy sử dụng
thuốc an toàn hợp lý, cung cấp tiêu chuẩn về điều trị tối ưu dựa trên cơ sở giám
sát và đánh giá sử dụng thuốc, biểu hiện sự tập trung trí tuệ của cán bộ chuyên
môn của bệnh viện cho những phương án điều trị cụ thể của từng loại bệnh. Vì
vậy, DMT của bệnh viện cần dựa vào các phác đồ điều trị trong nước và nước
ngoài. Không có phác đồ điều trị thì không thể xây dựng danh mục thuốc một
cách khoa học và hiệu quả. Vì vậy, DMT phải được xây dựng trên cơ sở các
hướng dẫn điều trị chuẩn để góp phần thúc đẩy việc kê đơn hợp lý và nâng cao
chất lượng điều trị [9].
Những căn cứ quan trọng khác để xây dựng DMTBV như: Kinh phí mua
thuốc, trình độ chuyên môn, nhu cầu thuốc đã sử dụng của BV…


1.1.3. Danh mục thuốc thiết yếu (DMTTY)
Năm 1985, Bộ Y tế đã ban hành DMT chủ yếu lần thứ I gồm 225 thuốc tân
dược được xác định là an toàn và có hiệu lực. Năm 1989, DMT tối cần và chủ
yếu được ban hành lần thứ II gồm 116 thuốc thiết yếu, cùng một DMT gồm 64
thuốc tối cần, trong đó tuyến xã có 58 TTY và 27 thuốc tối cần. Danh mục TTY

theo đúng thông lệ quốc tế được ban hành lần thứ III năm 1995 gồm có 225 TTY
phân theo trình độ chuyên môn. Để phát triển sử dụng thuốc y học cổ truyền
ngày 28/7/1999, Bộ Y tế đã ban hành DMTTY lần thứ IV với 346 thuốc tân
6

dược, 81 thuốc y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam, 185 vị thuốc nam, bắc.
DMTTY Việt Nam lần thứ VI được Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định số
45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 bao gồm 466 tên thuốc hoạt chất tân dược
[18], [5].
DMTTY là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà
nước về đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc phòng và chữa bệnh.
Cơ quan quản lý nhà nước căn cứ xây dựng chủ trương, chính sách trong việc tạo
điều kiện cấp số đăng kí lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu thuốc. Các đơn vị ngành
y tế tập trung các hoạt động của mình trong các khâu: xuất khẩu, nhập khẩu, sản
xuất, phân phối, tồn trữ, sử dụng TTY an toàn, hợp lý phục vụ công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân. Các cơ sở kinh doanh thuốc của nhà nước và tư nhân phải
đảm bảo DMTTY với giá thích hợp, sử dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả.
1.1.4. Danh mục thuốc chủ yếu
DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh là cơ sở để
các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh toán cho
các đối tượng người bệnh, bao gồm cả người có thẻ BHYT.
DMTCY được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam
và của Tổ chức Y Tế thế giới hiện hành với các mục tiêu sau:
- Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh.
- Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người tham gia BHYT.
- Phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh và của quỹ BHYT.
Ở Việt Nam đang dùng DMTCY sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh ban
hành kèm theo “Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011 ban hành và
hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh,

7

chữa bệnh được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán” - Danh mục thuốc gồm 900 hoạt
chất, thay thế cho Danh mục được ban hành kèm theo Quyết định số
05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư 31 này được
sửa đổi, bổ sung một số điều ở thông tư số 10/2012/TT-BYT ngày 08/06/2012
[10], [13].
1.1.5. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT)
 Chức năng
HĐT&ĐT có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên
quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách
quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
 Nhiệm vụ [23], [4]
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện.
- Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí về
thuốc,vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện.
- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị.
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.
- Giám sát các phản ứng có hại của thuốc (ADR) và sai sót trong điều trị.
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và điều
dưỡng, trong đó dược sĩ là người tư vấn, bác sĩ chịu trách nhiệm về chỉ định và
điều dưỡng là người thực hiện y lệnh.
HĐT&ĐT chịu trách nhiệm về tất cả các vấn để liên quan đến sử dụng
thuốc gồm xây dựng và duy trì DMT, cập nhật các thuốc trong DMT. Nhiệm vụ
quan trọng của HĐT&ĐT là xác định các thuốc để thay thế dựa trên hiệu quả và
8

độ an toàn của thuốc, giảm lãng phí trong điều trị, đồng thời tối đa hóa hiệu quả
điều trị [26].

Hoạt động của HĐT & ĐT đã bước đầu khẳng định vai trò của khoa Dược
BV trong việc hỗ trợ cho ban giám đốc tăng cường sửdụng thuốc một cáchan
toàn, hiệu quả và hợp lý. Tuy nhiên, Hội đồng chưa xây dựng những quy định
nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và điều
dưỡng [25], [28].
1.1.6. Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện
 Quy trình các bước xây dựng DMT trong bệnh viện [24], [19]
1. Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc của BV năm trước về số
lượng và giá trị tiêu thụ, sau đó phân tích ABC - VEN, xác định các thuốc hỏng,
thuốc kém chất lượng, các ADR của thuốc, các sai sót trong điều trị để loại bỏ và
lựa chọn các thuốc cần thiết.
2. Phân tích, đánh giá các thuốc được đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các
khoa lâm sàng một cách khách quan.
3. Xây dựng danh mục và phân loại thuốc trong danh mục theo nhóm điều
trị và theo phân loại VEN.
4. Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ : các thuốc
gây nghiện, hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc cần hội chẩn trước khi
sử dụng…).
- Chỉ sử dụng các sản phẩm phối hợp trong những bệnh cụ thể và các trường
hợp cần thiết.
- Tiêu chí lựa chọn thuốc: Hiệu quả - an toàn - chất lượng - kinh tế.
- DMT phải thống nhất với DMTTY và hướng dẫn điều trị chuẩn.
 Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện:
9

- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị
trong bệnh viện.
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, chuyên môn của BV.
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị chuẩn đã được xây dựng
và áp dụng tại bệnh viện hoặc CSKCB.

- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị.
- Phù hợp với DMTTY, DMTCY yếu do Bộ Y tế ban hành.
- Ưu tiên các thuốc sản xuất trong nước.
Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMTSD được mô tả ở hình 1.3











Hình 1.2: Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMTSD
 Các tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong danh mục:
Căn cứ xây dựng DMTBV

1. DMT hiện tại.
2. MHBTBV.
3. DMTTY/DMTCY.
4.Hướng dẫn điều trị chuẩn.

5. Trình độ chuyên môn ,
kỹ thuật, kinh phí.
6. Khả năng chi trả của
BN,
quỹ BHYT.
Khoa Dược gửi DMT đến

các khoa phòng lấy ý kiến,
bổ sung.
XD dự thảo
DMTBV và hướng
dẫn thực hành
HĐT&ĐT
thông qua
DMTBV (hoạt chất)
Làm cơ sở
cho kì sau
GĐBV xem xét
và ký duyệt
DMTđấu thầu
DMT sử dụng
10

- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông
qua các kết quả thử nghiệm lâm sàng.
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp đảm bảo sinh khả dụng, ổn định về
chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.
- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì phải
lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất
lượng, giá và khả năng cung ứng.
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế,
cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí – hiệu quả giữa các thuốc với
nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí
tính theo đơn vị của từng thuốc.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối
hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt
chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và

có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng
đơn chất.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn
chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các
đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc
nhà sản xuất, cung ứng.
- Thuốc phù hợp với điều kiện trang thiết bị, chuyên môn, con người để xử
trí thuốc của bệnh viện và nguồn tài chính dành cho việc mua thuốc.
11

Hiện nay tất cả các bệnh viện đề phải có danh mục thuốc riêng cho bệnh
viện mình tùy theo MHBT, nhu cầu dùng thuốc của BV và được thông qua bởi
HĐT&ĐT.
1.2. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Bệnh viện TMHTW
 Chức năng của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương [8], [20]
Bệnh việnTMHTW là bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc BYT [7], có
chức năng khám, cấp cứu, điều trị, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh
nhân tai mũi họng và các bệnh vùng đầu mặt cổ liên quan đến tai mũi họng ở
tuyến cao nhất, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ chuyên ngành tai mũi họng,
chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế.
Số gường kế hoạch năm 2012 là 250 gường nội trú và 30 giường điều trị
ngoại trú. Năm 2013, do có sự cải tạo và mở rộng nên số giường nội trú tăng lên
là 320 giường, số giường ngoại trú là 50 giường.
Năm 2012, bệnh viện có 801.745 lượt khám chữa bệnh, đạt 119,60% so với
chỉ tiêu đặt ra năm đó. Năm 2013, BV đặt ra 710.000 lượt KCB, số liệu thực tế
vượt quá 120,22% so với chỉ tiêu. Trong các công tác KCB tại BV, tổng số lần
xét nghiệm tại BV, với con số 476.679 lượt xét nghiệm năm 2012 và 502.411
năm 2013 đã chiếm 59 - 60% tổng số lượt công tác KCB của BV.

 Nhiệm vụ của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
- Khám, cấp cứu, điều trị và phục hồi cho bệnh nhân tai mũi họng.
- Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
- Đào tạo cán bộ chuyên ngành tai mũi họng.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật.
 Cơ cấu, tổ chức của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
12

- BV bao gồm 14 khoa lâm sàng; 6 khoa cận lâm sàng và 8 phòng chức
năng. Khoa Dược nằm trong trong khối các khoa cận lâm sàng.
- Về nhân lực: BV có tổng số 205 cán bộ đã được biên chế, trong đó số
lượng Bác sĩ và Dược sĩ, có bằng Đại học trở lên là 81 cán bộ, còn lại là điều
dưỡng và hộ lý; ngoài ra còn có 224 hợp đồng lao động bao gồm 1 số Bác sỹ và
Dược sỹ, còn lại là điều dưỡng và hộ lý.
1.2.2. Các bệnh chuyên ngành Tai Mũi Họng
Các bệnh thuộc chuyên ngành Tai Mũi Họng được thể hiện qua sơ đồ sau


Hình 1.3: Các bệnh tai mũi họng trong BVTMHTW
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Khoa Dược
Trong bệnh viện, khoa Dược là tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc về
dược không chỉ có tính chất thuần tuý của một chuyên khoa, mà còn thêm tính
chất của một bộ phận quản lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an
13

toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng thuốc. Khoa Dược nằm trong
khối cận lâm sàng và là nơi thực thi các chính sách quốc gia về thuốc [7], [6],
[15].
 Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược BV
Khoa Dược BV là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của GĐBV.

Khoa Dược có chức năng quản lí và tham mưu cho GĐBV về toàn bộ công tác
Dược BV nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn,
giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lí [7].
 Khoa Dược bệnh viện có các nhiệm vụ [16], [15], [6].
Lập kế hoạch, cung cấp và bảo đảm số lượng, chất lượng thuốc thông
thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn,
gạc cho điều trị nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý và các yêu
cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa ).
Ngoài ra, Khoa Dược còn có nhiệm vụ khác là pha chế, ra lẻ một số thuốc
cấp phát tại bệnh viện.
 Cơ cấu tổ chức của khoa Dược Bệnh viện
Về nhân lực, khoa Dược có tổng số 15 cán bộ. Trong đó, có 03 thạc sỹ, 03
dược sỹ đại học, 07 dược sĩ trung học và 02 dược tá.
Khoa Dược có các bộ phận như quy định tại Thông tư 22/2011/TT-BYT của
Bộ Y tế quy định phù hợp với từng bệnh viện: Hành chính- cung ứng- thống kê,
dược lâm sàng - thông tin thuốc, kho cấp phát thuốc- vật tư tiêu hao- hóa chất,
nhà thuốc bệnh viện đạt chuẩn GPP và bộ phận pha chế. Mỗi bộ phận đều do
DSĐH phụ trách chuyên môn.
Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương được thể
hiện qua hình 1.5 sau:
14


Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức khoa Dược
1.3. Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam
 Về phân tích ABC, VEN, DDD tại một số bệnh viện
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu
thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỉ lệ lớn
trong ngân sách, là một công cụ cho việc lựa chọn, mua sắmvà phân phối, quản
lý thuốc, thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý, cho phép để có được bức tranh

chính xác và khách quan về chi ngân sách cho thuốc.
Phương pháp phân tích này cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với
lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục. Vì vậy, có thể lựa chọn những
thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn hay có thể mua được giá của nhà phân
phối với mức giá thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế và xác định
Trưởng khoa Dược
Phó Trưởng khoa Dược
BP hành
chính
Kho cấp phát
ngoại trú
BP Thông tin
thuốc/DLS
BP Kho BP Pha Chế
Hóa Chất
VTTH
Thuốc
Dịch truyền
Kho cấp phát
nội trú
BP Nhà
Thuốc
15

được mức độ tiêu thụ thuốc trong bệnh viện. Nhóm A trong phân tích ABC là
các loại thuốc giá cao, có thể được thay thế bởi các thuốc rẻ hơn sẽ tiết kiệm
ngân sách đáng kể.
Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như mong
muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những
thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện. Mua các loại thuốc tối cần

(V) và thuốc thiết yếu (E) phải được kiểm tra kỹ lưỡng do cần có nguồn chi phí
lớn để duy trì sự sống và sức khỏe của bệnh nhân.
Hiện nay, các BV đang mở rộng việc áp dụng phân tích ABC, VEN. TS Vũ
Thị Thu Hương đã sử dụng phương pháp phân tích ABC là một trong các tiêu
chí đánh giá hoạt động của HĐT&ĐT trong xây dựng và thực hiện DMT tại một
số BV đa khoa và nhận thấy các BV đã sử dụng khoảng 70% tổng kinh phí 10-
13% SLKM thuốc (nhóm thuốc A) [27]. Trong luận án tiến sỹ của mình, tiến sĩ
Huỳnh Hiền Trung đã phân tích ABC, VEN là một tiêu chí để đánh giá sự cải
thiện trong can thiệp cải thiện chất lượng DMT tại bệnh viện 115. Qua luận án,
tiến sỹ phân tích và chỉ rõ mức độ quan trọng của từng nhóm thuốc trong
DMTBV và sự thay đổi sau can thiệp [22].
Tuy nhiên trên thực tế, các bệnh viện, HĐT&ĐT vẫn chưa tiến hành phân
tích, đánh giá danh mục thuốc sử dụng theo VEN. Chính vì vậy mà chưa có sự
đánh giá chính xác, cụ thể các thuốc nào là tối cần thiết, cần thiết và đâu là nhóm
thuốc chưa thực sự cần thiết để giảm thiểu sử dụng, tránh lãng phí tiền của bệnh
nhân và quỹ BHXH.
Việc phân tích DDD để đánh giá thô tình hình tiêu thụ và sử dụng thuốc tại
các bệnh viện mà không phụ thuộc vào giá cả, dạng bào chế của thuốc chưa được
thực hiện để thấy được những thuốc nào sử dụng với tần suất cao hay thấp, các
16

thuốc đó có giá cao hay không hay các thuốc đắt tiền được sử dụng với tần xuất
như thế nào…
Vì vậy đề tài tiến hành phân tích ABC, VEN, DDD và giá nhằm phân tích
sự phù hợp, mức độ tiêu thụ thuốc tại BVTMHTW trong hai năm 2012 – 2013.
 Tình hình sử dụng một số nhóm thuốc tại Việt Nam năm 2011
Năm 2011, tổng cộng có số tiền mua thuốc của các BV trên toàn quốc
khoảng 18.500 tỷ đồng, cao gấp 1,35 lần so với năm 2010. Trong đó, kháng sinh
vẫn là mặt hàng thuốc được sử dụng nhiều nhất tại các BV, tỷ lệ tiền thuốc
kháng sinh đã sử dụng chiếm 31% tổng số tiền mua thuốc, nhưng đã giảm nhẹ so

với năm 2010 (34,5%). Kinh phí mua nhóm thuốc vitamin giảm từ 7,5% (năm
2010) xuống còn 4,6% (năm 2011). Đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác sử
dụng thuốc hợp lý, việc giảm tình trạng sử dụng kháng sinh sẽ làm giảm khả
năng kháng kháng sinh, việc hạn chế dùng vitamin trong bệnh viện đã giúp bệnh
nhân tiết kiệm được một khoản kinh phí tương đối lớn. Trong năm 2011, số tiền
mua các thuốc corticoid và NSAIDs cũng giảm đáng kể, thuốc corticoid giảm từ
2,3% tổng số tiền mua thuốc năm 2010 xuống còn 2,0% năm 2011. Các thuốc
NSAIDs giảm hơn 4% về GTTT, từ 12,8% xuống mức 8,5% năm 2011 [17].
Tuy nhiên vẫn còn nhiều đơn vị đặc biệt ở các tuyến tỉnh, tuyến huyện chưa
thực hiện tốt công tác sử dụng thuốc hợp lý, gây lãng phí tiền của của bệnh nhân,
quỹ BHXH, đồng thời việc sử dụng thuốc không hợp lý còn dẫn đến nhiều hậu
quả như tăng tình trạng kháng kháng sinh. Bộ Y tế và các ban ngành, cơ quan
chức năng trong thời gian tới cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt
động sử dụng thuốc tại các BV nhằm hạn chế việc lạm dụng thuốc, đặc biệt là
kháng sinh, vitamin, … nhằm nâng cao chất lượng điều trị và tiết kiệm chi phí
điều trị.

×