Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

HỆ THỐNG BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ, đai học y tế công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.74 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN TIN HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
_____***_____
HỆ THỐNG BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ
Nhóm 5 – K10C
1. Trần Thị Hồng Vân
2. Nguyễn thị Hải Yến
3. Phạm Thị Thành
4. Lê Thị Giang
5. Bùi Thị Lan
6. Đàm Thị Thùy
7. Nguyễn Thị Minh Khai
GIỚI THIỆU
Chăm sóc sức khỏe là vấn đề cần được quan tầm hàng đầu trong cuộc sống
ngày nay, tuy nhiên chi phí dùng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hàng
năm, đặc biệt là trong quản lý hồ sơ, điều trị các bệnh mãn tính là một con số
khổng lồ, tăng vọt và hầu như không thể quản lý. Mặt khác, việc quản lý thủ
công hồ sơ bệnh án trên giấy từ hàng thế kỷ nay đã tồn tại nhiều bất cập về
việc lưu trữ, tra cứu, bảo quản và bảo mật thông tin. Điều này thúc đẩy việc
phát triển hệ thống bệnh án điện tử nhằm lưu trữ các ghi chú của bác sĩ về
thông tin điều trị của bệnh nhân, hệ thống bệnh án điện tử đã khắc phục
được các vấn đề mà tài liệu giấy mắc phải với các đặc điểm: được lưu trữ
trên máy tính nên yêu cầu ít không gian lưu trữ và tài nguyên quản lý, tập
hợp tất cả thông tin về sức khỏe bệnh nhân nên là nguồn tài nguyên thông tin
phong phú, có thể truy cập nhanh, chính xác, luôn luôn được cập nhật, đồng
thời có khả năng bảo mật cao các thông tin nhạy cảm hoặc cá nhân của bệnh
nhân.
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác khám chữa bệnh đã trở nên rất phổ biến. Thông qua bệnh án điện tử, bác
sĩ và người bệnh có thể theo dõi quá trình điều trị nhằm đưa ra những
phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Đặc biệt, bệnh án điện tử còn giúp


người bệnh tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như chi phí chữa trị vì
không phải lặp lại các loại thuốc đã dùng hoặc cận lâm sàng đã làm nếu
không cần thiết. Ngoài ra, với bệnh án điện tử, việc chẩn đoán từ xa sẽ trở
nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ với một đường truyền Internet tốc độ cao,
bác sĩ hoặc người bệnh có thể dễ dàng theo dõi việc điều trị dù đang ở bất cứ
nơi đâu. Có thể nói bệnh án điện tử đã mang đến một diện mạo mới cho
ngành Y ngày nay so với việc sử dụng bệnh án giấy thông thường trước đây.
NỘI DUNG
1.
Các khái niệm:
1.1.
Bệnh án điện tử (Electronic Patient Record):
Bệnh án điện tử là phiên bản kỹ thuật số của bệnh án giấy của bệnh nhân.
Những bệnh án điện tử lấy hồ sơ bệnh nhân làm trung tâm chứa thông tin có
sẵn ngay lập tức và an toàn cho người sử dụng có thẩm quyền.
[1]
Một bệnh án điện tử chứa các thông tin về sức khỏe bệnh nhân, chẳng hạn
như:
[3]
• Dữ liệu hành chính và thanh toán.
• Nhân khẩu học bệnh nhân.
• Ghi chú sự phát triển.
• Các dấu hiệu quan trọng.
• Lịch sử y tế.
• Chẩn đoán.
• Thuốc.
• Ngày tiêm chủng.
• Dị ứng.
• Hình ảnh X – Quang.
• Phòng thí nghiệm và kiểm tra kết quả.

1.2.
Hệ thống Bệnh án điện tử (Electronic Patient Record system) :
Trong khi một Bệnh án điện tử có chứa các lịch sử khám và điều trị của
bệnh nhân, một hệ thống bệnh án điện tử được xây dựng để vượt qua dữ liệu
lâm sàng tiêu chuẩn thu thập trong văn phòng của nhà cung cấp và có thể
bao gồm cái nhìn rộng hơn về chăm sóc bệnh nhân.
[1]
2.
Lợi ích của Hệ thống Bệnh án điện tử:
[2]
• Nâng cao chất lượng và thuận tiện khi chăm sóc bệnh nhân
• Tăng cường sự tham gia của bệnh nhân trong công tác chăm sóc.
• Cải thiện độ chính xác của chẩn đoán kết quả sức khỏe.
• Cải thiện sự phối hợp chăm sóc.
• Tăng hiệu quả thực tế và tiết kiệm chi phí
3.
Ưu điểm và nhược điểm của Hệ thống Bệnh án điện tử:
3.1.
Ưu điểm:
[7]
• Cung cấp chính xác, cập nhật và đầy đủ thông tin về bệnh nhân tại các
thời điểm chăm sóc.
• Cho phép truy cập nhanh vào hồ sơ bệnh án để phối hợp chăm sóc
hiệu quả.
• Chia sẻ thông tin điện tử an toàn với các bệnh nhân và các bác sỹ
khác.
• Giúp các nhà cung cấp đạt hiệu quả hơn trong chẩn đoán bệnh nhân,
giảm thiểu sai sót y tế và chăm sóc an toàn hơn.
• Cải thiện tương tác cung cấp dịch vụ và thông tin liên lạc của bệnh
nhân, cũng như thuận tiện trong chăm sóc sức khỏe.

• Tài liệu rõ ràng, đầy đủ, chính xác, mã hóa hợp lý.
• Tăng cường sự riêng tư và bảo mật của dữ liệu bệnh nhân.
• Giúp các nhà cung cấp nâng cao hiệu quả và đáp ứng mục tiêu kinh
doanh.
• Giảm chi phí thông qua giảm thủ tục, giấy tờ.
• Giảm trùng lặp các thử nghiệm, xét nghiệm đã từng làm.
3.2.
Nhược điểm:
[4][5][6]
• Những lỗ hổng không mong muốn trong hệ thống sẽ dẫn đến hậu quả
khôn lường đe dọa sự riêng tư và bảo mật.
• Phụ thuộc vào sự truyền tải.
• Những sai sót không mong muốn trong phân tích dữ liệu.
• Sự không tương thích giữa nhiều ứng dụng từ nhiều nhà cung cấp
phần mềm hoặc hệ thống.
• Mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi hệ thống điện tử
trung gian.
4.
Hiện trạng ứng dụng trên thế giới.
Bệnh án trên giấy đã tồn tại trong nhiều thế kỷ và việc thay thế dần bằng các
bệnh án điện tử đã được tiến hành từ hơn hai mươi năm trong hệ thống y học
phương Tây. Hệ thống thông tin tin học không đạt được cùng một mức độ
thâm nhập trong y tế trong các lĩnh vực khác như tài chính, giao thông vận
tải và các ngành công nghiệp sản xuất bán lẻ, Hơn nữa, việc triển khai đã
thay đổi rất nhiều từ nước này sang nước khác, từ hệ thống địa phương đến
hệ thống sử dụng trong nước.
Một số quốc gia như Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch đã đạt trên 90% thực
hành chăm sóc chính có ứng dụng Hệ thống Bệnh án điện tử (2003). Tại Hoa
Kỳ, những Hệ thống Bệnh án điện tử đã được thực hiện tuy nhiên được sử
dụng chủ yếu cho mục đích hành chính hơn là lâm sàng. Các chính phủ ở

Úc, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, New Zealand, Anh, Mỹ và một số
nước khác đã tuyên bố đang thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng y tế
quốc gia dựa trên máy tính tích hợp các hệ thống hồ sơ y tế điện tử tương
thích. Và rất nhiều quốc gia đang hướng đến mục đích triển khai hệ thống
bệnh án điện tử cho quốc gia mình trong vòng 10 năm tới.
[8]
Ví dụ ở một số quốc gia:

Hoa Kỳ: Trong một cuộc khảo sát vào năm 2008 của Desrochesetal ở
4484 bác sĩ có 83% số bác sỹ trả lời không có hồ sơ y tế điện tử, 16% đã
mua nhưng không thực hiện
[9]
. Trong cuộc Điều tra Quốc gia 2009 do Trung
tâm quốc gia về thống kê y tế trên 5200 bác sĩ cho thấy 51.7% đã không sử
dụng bất kỳ hệ thống bệnh án điện tử.
[10]
Đến cuối năm 2009 CDC (Centers
for Disease Control) báo cáo rằng tỷ lệ chấp nhận hệ thống bệnh án điện tử
đã tăng đều đặn lên 48.3%.
[11]
Đây là một sự gia tăng so với năm 2008, khi
chỉ có 38.4% các bác sĩ sử dụng hoàn toàn hoặc một phần hệ thống bệnh án
điện tử.
[12]
Tuy nhiên, cũng nghiên cứu này đã chỉ ra chỉ có 20.4% sử dụng
hệ thống đạt chức năng tối thiểu. Tính đến năm 2012, 72% các bác sĩ đang
sử dụng hệ thống bệnh án điện tử cơ bản.

Vương quốc Anh: Trong năm 2005, NHS ( National Health Service)
ở Vương quốc Anh đã bắt đầu triển khai hệ thống bệnh án điện tử với mục

đích tập trung tất cả hồ sơ bệnh án vào năm 2010.
[13]
Trong khi nhiều bệnh
viện đã có hệ thống bệnh án điện tử trong quá trình này, nhưng không có sự
trao đổi thông tin y tế Quốc gia.
[14][15]
Cuối cùng chương trình đã bị tháo dỡ
sau khi chi phí cho người nộp thuyế Anh là hơn $24 tỷ, và được coi là một
trong những dịch vụ chăm sóc y tế qua CNTT đắt nhất.

Úc: Dành riêng cho sự phát triển của hồ sơ sức khỏe suốt đời cho tất
cả các công dân của mình. PCEHR (Personal controlled electronic health
record) – là sáng kiến bệnh án điện tử lớn ở Úc, được cung cấp thông qua
lãnh thổ, bang và chính quyền liên quan. Hệ thống này bước đầu đã được
triển khai từ tháng 7 năm 2012, đang được phát triển và mở rộng.
[16]
5.
Hiện trạng ứng dụng ở Việt Nam.
Đến nay ở Việt Nam, với thuận lợi là phát triển của công nghệ thông tin
cùng với nhu cầu và tính cấp thiết, đã có một số cơ sở đã áp dụng hệ thống
Bệnh án điện tử như:

Bệnh viện nhi đồng 1: Thời gian chờ khám khi chưa ứng dụng hệ
thống trung bình là 30 phút, đến nay đã giảm hơn một nửa; thời gian chờ
mua thuốc trước là 45 phút nay còn khoảng 10 phút, thời gian làm thủ tục
xuất việc trước từ 2-4 giờ, nay chỉ còn 15 phút. Việc kê đơn thuốc trước đây
nhiều người kêu ca về chữ bác sĩ, nay nhờ áp dụng mô hình quản lý bằng
công nghệ thông tin mà đơn thuốc được in trên giấy vi tính dễ đọc, lãnh đạo
bệnh viện lại dễ dàng quản lý việc kê đơn thuốc nhằm giảm tình trạng các
đơn thuốc chưa hợp lý đến tay người bệnh.

[17]

Bệnh viện gang thép Thái Nguyên: 100% bệnh nhân đã được quản lý
trên mạng của bệnh viện với mã số riêng giúp cho việc tra cứu các kết quả
xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước rất nhanh chóng
trong thời gian khoảng 1 phút thay vì phải chờ đợi các thủ tục hành chính để
rút các hồ sơ bệnh án như trước (kéo dài gần 1 ngày). Các khoa dự trù và
cấp phát thuốc qua mạng do đó người bệnh được công khai thuốc hàng ngày
qua các phiếu in trên mạng có đầy đủ thông tin về tên thuốc, số lượng, hàm
lượng, nước sản xuất, giá tiền,… Không những thế, đối với hoạt động của
bệnh viện, ứng dụng hệ thống đã giúp phòng chức năng kiểm tra đước các
thất thu về tài chính, làm giảm tỷ lệ thất thu trong toàn bệnh viện từ trung
bình >10 triệu đồng/ tháng xuống còn < 1 triệu đồng / tháng. Hệ thống còn
giúp giảm 2/3 thời gian giải quyết thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các
thầy thuốc có thêm thời gian chăm sóc và tiếp xúc bệnh nhân.
[17]

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội: Các báo cáo liên quan việc áo dụng
bệnh án điện tử từ năm 2008 – 2011, kết quả nghiên cứu cho thấy: số ca
bệnh được ứng dụng bệnh án điện từ tăng lên từ 28% đến 66% từ tháng
6/2011 đến tháng 8/2011, duy trì 60% vào tháng 12/2011. Số lượng bác sĩ sử
dụng hệ thống tăng từ 50% lên 90% từ tháng 6 đến tháng 8/2011 và phần lớn
các CBYT đều sử dụng thường xuyên các chức năng cơ bản của hệ thống.
[18]
6.
Những khó khăn khi phát triển ứng dụng & những bài học kinh
nghiệm.
6.1.
Khó khăn:
Việc áp dụng rộng rãi hệ thống bị cản trở bởi nhiều rào cản:

• Các vấn đề kỹ thuật (chất lượng chưa tốt, chức năng, sự dễ sử dụng,
sự tích hợp với các ứng dụng khác)
• Vấn đề tài chính (chi phí ban đầu cho phần cứng và phần mềm, bảo
trì, nâng cấp, thay thế, thu nhập từ đầu,…)
• Vấn đề nguồn lực, đào tạo và đào tạo lại.
• Sự phản kháng của người dùng tiềm năng.
• Thay đổi ngụ ý trong phương thức hoạt động.
• Vấn đề đạo đức, riêng tư và bảo mật.
• Nghi ngờ về ý nghĩa lâm sàng.
• Sự không tương thích giữa các hệ thống (Giao diện người dùng, kiến
trúc hệ thống, ngôn ngữ, chức năng khác nhau đáng kể giữa các sản phẩm
của các nhà cung cấp).
6.2.
Những bài học kinh nghiệm.
• Phải có quyết tâm cao và nhất quán trong chỉ đạo thực hiện của lãnh
đạo.
• Phải có sự đầu tư thích đáng và đồng bộ về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất.
• Đòi hỏi công ty phần mềm phải có kiến thức chuyên môn về y khoa.
Người thiết kế phải am hiểu hoạt động bệnh viện thì mới tính hết mọi tình
huống rủi ro trong quá trình hoạt động.
• Tăng cường tập huấn cho nhân viên y tế, cán bộ y tế về công nghệ
thông tin và ứng dụng hệ thống Bệnh án điện tử
• Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để tìm nguồn
lực phát triển hệ thống và cập nhập các kiến thức, giải pháp và thông tin mới
nhất về lĩnh vực.
• Đẩy mạnh truyền thông để nhận được sử ủng hộ của người dùng.
• Phát hiện và khuyến khích kịp thời, thoải đáng cho các đơn vị và các
trung tâm “hạt nhân” có vai trò tích cực để tạo động cơ cho các bác sĩ cùng
tham gia sử dụng hệ thống.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />health-record-ehr
2. />health-records-ehrs
3. />information-does-electronic-health-record-ehr-contain
4. FDA memo. H-IT Safety Issues, table 4, page 3, Appendix B, p. 7-8
(with examples), and p. 5, summary. Memo obtained and released by Fred
Schulte and Emma Schwartz at the Huffington Post Investigative Fund, now
part of the Center for Public Integrity, in an Aug. 3, 2010 article FDA,
Obama digital medical records team at odds over safety oversight
5. Rowe JC. Doctors Go Digital. The New Atlantis (2011).
6. Ash, JS; Sittig, DF; Poon, EG; Guappone, K; Campbell, E; Dykstra,
RH (2007 Jul-Aug). "The extent and importance of unintended
consequences related to computerized provider order entry.". Journal of the
American Medical Informatics Association : JAMIA 14 (4): 415–23.
7. />advantages-electronic-health-records
8. />9. DesRoches, C. M.; Campbell, E. G.; Rao, S. R.; Donelan, K.; Ferris,
T. G.; Jha, A.; Kaushal, R.; Levy, D. E.; Rosenbaum, S.; et al (2008).
"Electronic Health Records in Ambulatory Care — A National Survey of
Physicians". New England Journal of Medicine 359 (1): 50–60.
10. Hsiao, Chun-Ju; et al (Dec 8, 2010). "Electronic Medical
Record/Electronic Health Record Systems of Office-based Physicians:
United States, 2009 and Preliminary 2010 State Estimates". NCHS Health E-
Stat. CDC/National Center for Health Statistics. Retrieved 31 October 2011.
11. />ehrs/
12. National Center for Health : United States, 2008] Retrieved December
15, 2009
13. />14. />sectioncode=35&storycode=4124614&c=2
15. />16.
17. />thong-tin-trong-nganh-y-te-cong-nghe-dong-hanh-cung-cuoc-

song_7854.html
18. />viet-phap-ha-noi-nam-2011_t4191.aspx

×