Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường mẫu giáo Bình An.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 12 trang )

Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An
ĐỀ TÀI:
HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC BÁN TRÚ
Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO BÌNH AN
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1/ Lý do chọn đề tài:
Bình An là một xã miền núi của huyện Bình Sơn gồm có hai dân tộc anh em
sinh sống. Đó là dân tộc Kinh và dân tộc Kor. Đời sống của người dân nơi đây còn
khó khăn, đa số là người dân sống bằng nghề nông, việc quan tâm đến giáo dục
mầm non còn hạn chế. Nhiều thôn chưa có lớp Mẫu giáo nên các cháu đến điểm
trường trung tâm quá xa ( Khoảng 5 km). Từ khi tôi nhận công tác về trường Mẫu
giáo Bình An, vấn đề cấp bách là làm thế nào để tạo điều kiện cho các cháu đảm
bảo việc học 2 buổi/ngày.
Trường Mẫu giáo Bình An còn khó khăn về cơ sở vật chất, trường chưa có
bếp ăn. Để hạn chế tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng và đảm bảo trẻ học 2 buổi/ngày.
Nhằm tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh an tâm công tác, lao động, sản xuất
Chính vì vậy tôi quyết định mở bán trú có tổ chức ăn trưa ở trường cho trẻ.
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ
những yếu tố nhân cách đầu tiên của con nguời, phát triển toàn diện về các lĩnh
vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Để đạt được mục
tiêu phát triển toàn diện thì ta cần kết hợp hài hoà giữa chăm sóc nuôi dưỡng và
giáo dục đó là điều tất yếu.
Với tình hình thực tế như ở trường Mẫu giáo Bình An. Người Hiệu trưởng
phải năng động, sáng tạo và mạnh dạn có kế hoạch phối hợp với phụ huynh để
cùng nhà trường tổ chức cho trẻ ở bán trú mà vấn đề trọng tâm nhất là nhà trường
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
1
Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An
chưa có bếp ăn. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Hiệu trưởng với công tác
bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An”
2/ Mục đích nghiên cứu:


- Đảm bảo sĩ số học sinh học 2 buổi/ngày, duy trì, giữ chuẩn phổ cập giáo
dục Mầm non trẻ 5 tuổi.
- Từng bước giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
- Nâng cao tỉ lệ trẻ ra lớp đạt tỉ lệ cao.
- Giảm bớt gánh nặng về thời gian đưa đón trẻ góp phần tiết kiệm thời gian
và vật chất cho phụ huynh học sinh.
3/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1/ Đối tượng:
- Điều kiện kinh tế - xã hội ở xã Bình An.
- Giáo viên, nhân viên Trường Mẫu giáo Bình An.
- Là các cháu học sinh và phụ huynh học sinh của trường Mẫu giáo Bình An
3.2/ Khách thể:
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Các bậc phụ huynh ủng hộ đồ dùng để phục vụ cho công tác bán trú.
4/ Giả thuyết nghiên cứu:
Đặt giả thuyết, nghiên cứu tỉ lệ trẻ em ra lớp, tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày,
tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trước khi có bán trú và nếu không có bán trú thì các chỉ
tiêu này sẽ khó đạt và sẽ khó giữ chuẩn phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi, nhất là đối với
điều kiện của xã Bình An thuộc xã vùng khó khăn
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng trẻ em ở trường, số trẻ em vắng học vào buổi chiều,
nguyên nhân và thực trạng từ đó có nhiệm vụ để đảm bảo cho trẻ học 2 buổi/ngày,
hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng, giữ chuẩn phổ cập MNTNT, tỉ lệ trẻ ra lớp cao.
Khảo sát nhu cầu của phụ huynh, điều kiện của giáo viên, nhân viên.
6/ Phương pháp nghiên cứu:
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
2
Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An
- Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn và qua các buổi họp phụ
huynh, họp hội đồng sư phạm nhà trường.

- Phương pháp, biện pháp kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm hàng
ngày.
- Phương pháp đánh giá sức khỏe qua biểu đồ tăng trưởng của từng giai đoạn
và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.
- Phương pháp kiểm tra nơi chế biến thực phẩm
7/ Phạm vi nghiên cứu:
Theo dõi diễn biến, các điều kiện và thường xuyên kiểm tra công tác bán trú
tại Trường Mẫu giáo Bình An.
Tham khảo công tác bán trú tại các trường Mẫu giáo, Mầm non trong toàn
tỉnh.
II/ PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Điều kiện của trường Mẫu giáo Bình An còn nhiều khó khăn, các cháu đến
trường quá xa, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn cao. Các cháu đi học buổi sáng thì
đảm bảo, buổi chiều phụ huynh bận rộn với công việc đồng án nên không chở các
cháu đi học, các cháu ra lớp chưa đạt. Đứng trước tình hình đó, là một người cán
bộ quản lý tôi đã mạnh dạn vận động phụ huynh để tổ chức cho trẻ ở bán trú, nhà
trường chưa có bếp ăn nên tôi thực hiện theo Thông tư 71/2007/TTLT- BGDĐT-
BNV ngày 28 tháng 01 năm 2017.
1.1/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Năm 2011, tôi đến nhận công tác tại trường Mẫu giáo Bình An, vấn để tôi
quan tâm nhất là trường chưa đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, các
cháu đi học rải rác, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao, trẻ học 2 buổi/ngày chưa đảm
bảo, toàn xã chỉ có 108 trẻ ra lớp… Từ những khó khăn đó tôi đã nghiên cứu và
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
3
Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An
quyết định tổ chức bán trú đối với trẻ Mẫu giáo Bình An. Nếu trẻ được ăn, ở bán
trú thì việc trẻ học 2 buổi/ngày sẽ đảm bảo, tỉ lệ trẻ suy dưỡng giảm, tỉ lệ trẻ ra lớp

đạt cao. Đạt chuẩn phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi.
- Trường Mẫu giáo Bình An gồm có 5 lớp với tổng cộng 130 trẻ. Số trẻ được
ở bán trú 60 trẻ. Các phụ huynh quan tâm đến công tác bán trú.
1.2/ Các khái niệm cơ bản:
Bán trú là điều kiện giúp cho trẻ làm quen với môi trường tập thể, ăn, ở sinh
hoạt theo nhóm, theo quy chuẩn và thống nhất chung về thực phẩm, môi trường
sinh hoạt.
1.3/ Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Thực tế, trường Mẫu giáo Bình An đã tổ chức cho trẻ ăn, ở bán trú nhưng
chưa có nhà bếp, nhà trường hợp đồng nấu ăn từ bên ngoài.
Việc như lên thực đơn, tiếp nhận thực phẩm, chế biến thực phẩm… được
nhà trường giám sát, kiểm tra chặt chẽ.
Vì vậy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường được
xem là khâu quan trọng nhất trong công tác bán trú.
Trường Mẫu giáo Bình An kiểm tra khâu sơ chế thực phẩm cho trẻ bán trú
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
4
Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của
toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao
và là công việc của toàn dân. Đối với trường Mẫu giáo Bình An việc giám sát sơ
chế và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường được nhà
trường hết sức quan tâm Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan
trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ
trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1/ Khảo sát thực trạng:
- Từ năm học 2011- 2012 khi mới về nhận công tác tại trường Mẫu giáo

Bình An và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Bình An. Qua nhiều
lần họp phụ huynh học sinh, bản thân nhận thấy nhu cầu ở bán trú của học sinh là
rất lớn. Một số phụ huynh đang là Công nhân tại Công ty Cao su Quảng Ngãi,
buôn bán ở Chợ và và cán bộ, viên chức ở các cơ quan, đơn vị nên rất thiết tha
được gửi con em mình ở bán để tiện cho việc chăm sóc, nuôi dạy con tốt hơn.
- Qua khảo sát ở các thôn như Phúc Lâm, An Lộc nhiều phụ huynh có con
em phải đưa đến trường đi và về hơn khoảng 10 km. Muốn đưa, đón trẻ học 2
buổi/ngày phải mất 20 km mỗi ngày nên rất tốn kém về thời gian cũng như về kinh
tế. Khi có điều kiện bán trú thì mỗi phụ huynh tiết kiệm được 10 km mỗi ngày.
- Đặc biệt hơn là tiết kiệm được thời gian của phụ huynh. Nếu như trước đây
phụ huynh đưa trẻ đến trường học rồi quay về nhà bắt đầu công việc là 7 giờ sáng
và đến 10 giờ phải dừng tay, nghỉ việc trở lại công việc đón con về cho ăn, ngủ và
13 giờ 30 phút bắt đầu đưa con đi học đến 16 giờ 30 phút lại quanh về đón con nên
rất tốn kém thời gian. Khi con em mình ở bán trú thì phụ huynh chỉ đưa trẻ đến
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
5
Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An
trường lúc 6 giờ 50 phút sáng và về nhà làm việc, đến 16 giờ 30 phút mới đón con
về, khi trẻ ở bán trú thì phụ huynh tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho công việc
của gia đình.
Giờ chơi của các cháu Trường Mẫu giáo Bình An
2.2. Nguyên nhân của thực trạng:
* Đối với công tác vận động trẻ ra lớp:
Phụ huynh chưa đưa hết trẻ trong độ tuổi đến trường ra lớp học, chủ yếu trẻ
5 tuổi, còn trẻ 3 tuổi, 4 tuổi thì ra lớp không cao.
* Đối với việc học 2 buổi/ ngày:
Từ thực trạng trên mà tạo cho các trẻ đến trường không đều đặn. Việc học 2
buổi/ ngày cũng gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là:
- Phụ huynh mất nhiều thời gian, bận công việc nên buổi chiều có lúc không
đưa trẻ đến trường mà gửi cho người nhà.

- Đón trẻ vào buổi trưa và về nhà ăn, ngủ không đảm bảo giờ giấc, khi trẻ
ngủ quên không đến trường học buổi chiều.
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
6
Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An
- Chi phí đi lại cũng rất tốn kém nên phụ huynh có thể cho trẻ ở nhà vào
buổi chiều làm cho việc học 2 buổi/ ngày không đảm bảo sĩ số học sinh theo quy
định.
* Đối với công tác chăm sóc sức khỏe trẻ:
Khi trẻ chưa ở bán trú, việc chăm sóc và chế độ ăn uống thì vẫn còn nhiều
trẻ bị suy dinh dưỡng
* Đối với công tác phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi:
Năm 2011, 2012 trường Mẫu giáo Bình An không đạt chuẩn PCGDMNTNT
2.3. Giải pháp thực hiện.
Trước những thực trạng và nguyên nhân trên, để đảm bảo duy trì sĩ số học
sinh học 2 buổi/ngày theo Điều lệ trường Mầm non, bản thân là Hiệu trưởng đã
chủ động bàn bạc và đề ra các giải pháp để tổ chức bán trú cụ thể:
- Họp Hội đồng sự phạm nhà trường, thống nhất bán trú.
- Họp ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
- Họp phụ huynh toàn trường.
- Xin ý kiến chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Bình Sơn
- Trong các cuộc họp phân tích thực trạng, nguyên nhân của việc bán trú để
cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và phụ huynh học sinh thấy được những
thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức lớp bán trú. Qua đó tạo sự đồng thuận ủng
hộ của phụ huynh học sinh và giáo viên, nhân viên trong trường để triển khai thực
hiện đạt hiệu quả.
Từ những giải pháp đó đã tác động tích cực đến việc tổ chức triển khai thực
hiện công tác bán trú:
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
7

Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An
Họp bàn, triển khai công tác bán trú ở Trường Mẫu giáo Bình An
* Đối với giáo viên, nhân viên nhà trường: Thấy được trách nhiệm của mình
trong việc đảm bảo sĩ số học sinh học 2 buổi/ngày, nêu cao tinh thần trách nhiệm
trong việc giảng dạy ở theo quy định của Điều lệ Trường Mầm non và hướng dẫn
của ngành.
* Đối với Phụ huynh, học sinh: Nhận thấy được tác dụng của việc mở các
lớp bán trú, tạo điều kiện cho phụ huynh tiết kiệm được thời gian, tiền của và điều
kiện chăm sóc trẻ tốt hơn, góp phần giảm thấp tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tiến hành thực nghiệm:
Qua một thời gian nghiên cứu, chuẩn bị và được sự đồng thuận của giáo
viên, nhân viên và phụ huynh học sinh, năm học 2013 – 2014, Trường Mẫu giáo
Bình An bắt đầu triển khai công tác bán trú tại điểm Trường Trung tâm thôn Tấy
Phước II. Qua một năm triển khai được giáo viên, nhân viên và phụ huynh học
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
8
Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An
sinh đồng tình hưởng ứng và nhân rộng. Nhiều phụ huynh rất phấn khởi gửi con
học bán trú. Các Thôn chưa có lớp bán trú, phụ huynh muốn đến gửi con tại
Trường Trung tâm để được ở bán trú nhưng vì điều kiện không đủ phòng học ở
điểm trung tâm và chưa có bếp ăn nên nhà trường không đáp ứng được nhu cầu
của phụ huynh ở các thôn.
3.2. So sánh kết quả thực nghiệm:
Từ kết quả thực nghiệm việc mở bán trú ở Trường Mẫu giáo Bình An đã tác
động tích cực đến nhiều mặt như:
- Giáo viên, nhân viên nhà trường nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ Mẫu giáo.
- Phụ huynh học sinh tiết kiệm được chi phí đưa đón cháu đến trường và thời
gian để tập trung sản xuất.

- Tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 100%.
- Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm thấp chỉ còn 3%
- Đạt chuẩn và duy trì chuẩn Phổ cập giáo dục trẻ Mầm non 5 tuổi.
BẢNG SO SÁNH
Năm học Trẻ đến
trường, lớp
Tỉ lệ trẻ bị suy
dinh dưỡng
Trẻ đi học 2
buổi/ngày
Phổ cập
MNTNT
Năm học
2011- 2012
108 15% 80% Chưa đạt

Năm học
2012- 2013
115 8% 90% Đạt
Năm học
2013- 2014
125 5,5% 100% Đạt
Năm học
2014- 2015
130 3% 100% Đạt
3.3. Đưa ra nhận định đánh giá về kết quả thực hiện nghiên cứu.
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
9
Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An
Qua nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân đề ra giải pháp thực nghiệm khắc

phục khó khăn đối với công tác bán trú ở Trường Mẫu giáo Bình An đã mang lại
hiệu quả tích cực. Trước hết, người cán bộ quản lý mà đứng đầu là Hiệu trưởng
của Trường Mẫu giáo cần phải tích cực phân tích những thuận lợi, khó khăn, thực
trạng để đề ra giải pháp ứng dụng để công tác bán trú ở trường Mẫu giáo đạt kết
quả.
Đây là điều kiện để nhân rộng đến các Trường Mẫu giáo trong huyện, trong
toàn tỉnh để góp phần hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5
tuổi theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Sơn lần thứ XXV và
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII.
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận:
Đối với trẻ Mầm non, Mẫu giáo, ngoài việc giáo dục nhân cách, chăm sóc trẻ
thì mở các lớp bán trú là điều kiện tốt nhất để quản lý, giáo dục hình thành nhân
cách trẻ và chăm sóc trẻ tốt nhất và tác động tích cực đối với cấp học đầu tiên.
Giờ ăn
của các
cháu ở
trường
Mẫu
giáo
Bình
An
Thứ
nhất:
Làm
cho giáo viên, nhân viên nhà trường nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giáo
dục, chăm sóc trẻ em.
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
10
Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An

Thứ hai: Tạo cho trẻ hình thành nhân cách sống hòa nhập cộng đồng và trẻ
tự tin, tự giác trong việc ăn, uống, ngủ, nghỉ, vui chơi.
Thứ ba: Tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh an tâm công tác, làm việc
nâng cao thu nhập, tiết kiệm thời gian và chi phí khi đưa đón trẻ.
Thứ tư: Trẻ ra lớp đạt tỉ lệ cao, giảm tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, đảm bảo sĩ
số trẻ học 2 buổi/ngày, hoàn thành công tác phổ cập và giữ chuẩn phổ cập giáo dục
mầm non trẻ 5 tuổi.
* Kiến nghị:
- Cần quan tâm đầu tư nhà bếp cho Trường Mẫu giáo Bình An để nhà trường
.có điều kiện mở bán trú tốt hơn.
- Cần đầu tư xây dựng 01 phòng học ở điểm trung tâm để tăng tỉ lệ trẻ được
ở bán trú.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện Bình Sơn lần thứ XXV.
- Kế hoạch Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi của Ban Chỉ đạo Phổ cập
giáo dục huyện Bình Sơn.
- Các văn bản chỉ đạo của UBND huyện Bình Sơn.
- Các hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Sơn.
- Kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Bình Sơn.
- Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của xã Bình An, huyện Bình Sơn.
V. PHỤ LỤC
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
11
Hiệu trưởng với công tác bán trú ở trường Mẫu giáo Bình An
TÊN MỤC LỤC Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1
1/ Lý do chọn đề tài: 1
2/ Mục đích nghiên cứu: 2
3/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 2

3.1/ Đối tượng: 2
3.2/ Khách thể: 2
4/ Giả thuyết nghiên cứu: 2
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
6/ Phương pháp nghiên cứu: 2
7/ Phạm vi nghiên cứu: 3
II/ PHẦN NỘI DUNG: 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN: 3
1.1/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3
1.2/ Các khái niệm cơ bản: 4
1.3/ Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu: 4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
5
2.1/ Khảo sát thực trạng: 5
2.2. Nguyên nhân của thực trạng 6
2.3. Giải pháp thực hiện. 7
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
3.1. Tiến hành thực nghiệm 8
3.2. So sánh kết quả thực nghiệm 9
3.3. Đưa ranhận định và kết quả thực nghiệm nghiên cứu: 10
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10
* Kết luận: 10
* Kiến nghị: 10
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Nguyễn Thị Hoa Phượng- Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bình An
12

×