LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
GVHD: Ths. Trương Minh Tu
ấ
TRƯỜ
NG
TP. H
LÝ THUYẾ
T TÀI CHÍNH
LÝ THUYẾ
LỚ
P VB16QT01
ấ
n
NG Đ
ẠI HỌC KINH TẾ
TP. H
Ồ CHÍ MINH
MÔN HỌC:
T TÀI CHÍNH
– TI
Ề
ĐỀ TÀI:
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Trương Minh Tu
Nhóm thực hiện : Nhóm 9
TP. Hồ Chí Minh 2014
P VB16QT01
– NHÓM 9
Trang 1/27
Ề
N TỆ
Ả THI
ương Minh Tu
ấn
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 2/27
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
STT
Họ & Tên STT theo DS Chữ ký
1 Vương Công Dũng 18
2 Bùi Đức Dưỡng 21
3 Nguyễn Đức Hiệu 35
4 Phạm Thị Hoài Hương 43
5 Nguyễn Hồ Xuân Lộc 52
6 Trần Huệ Mẫn 55
7 Lê Xuân Đa Minh 57
8 Phạm Vũ Tuấn Phong 69
9 Nguyễn Thiện Quang 77
10 Phạm Nguyễn Thiên San 81
11 Nguyễn Trí Tuấn 110
12 Trần Hà Việt 119
13 Trương Anh Tuấn 112
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 3/27
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 4/27
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU Trang 6
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI Trang 7
1. Nguồn gốc của Bộ ba bất khả thi Trang 7
2. Bộ ba bất khả thi là gì? Trang 7
3. Ba nhân tố của lý thuyết bộ ba bất khả thi Trang 8
3.1 Chính sách tiền tệ độc lập Trang 8
3.2 Chính sách ổn định tỷ giá Trang 9
3.3 Chính sách hội nhập tài chính (Tự do hóa dòng vốn) Trang 10
4. Chứng minh Bộ ba bất khả thi Trang 11
4.1 Dùng mô hình tam giác đều Trang 11
4.2 Dùng đồ thị (R,Y) Trang 13
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở CÁC NƯỚC
Trang 15
1. Chính sách độc lập tiền tệ và tự do hóa dòng vốn Trang 15
2. Chính sách độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá Trang 15
3. Chính sách ổn định tỷ giá và tự do hóa dòng vốn Trang 15
4. Thực trạng áp dụng Bộ ba bất khả thi ở Việt Nam Trang 16
4.1 Về tỷ giá hối đoái (thả nổi có quản lý của nhà nước) Trang 16
4.2 Tự do hóa dòng vốn (có kiểm soát) Trang 18
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 5/27
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
DƯỚI GÓC NHÌN TỪ BỘ BA BẤT KHẢ THI Trang 20
1. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 Trang 20
2. Giải pháp cho Việt Nam trong giai đoạn mới Trang 22
2.1 Giải pháp kiểm soát vốn Trang 22
2.2 Giải pháp chính sách tỷ giá Trang 23
2.3 Giải pháp chính sách tiền tệ Trang 24
LỜI KẾT Trang 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 27
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 6/27
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đều biết mục tiêu của kinh tế vĩ mô là sự hoạt động hiệu quả, công bằng,
ổn định và tăng trưởng kinh tế, được thể hiện qua sản lượng thực tế cùa quốc gia đạt
ngang mức sản lượng tiềm năng, tạo ra nhiều việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, kiểm soát tỉ
lệ lạm phát vừa phải, ổn định tỉ giá hối đoái và giữ cho cán cân thánh toán không thâm
hụt kéo dài. Để đạt được những mục tiêu trên, đòi hỏi chình phủ các nước phải sử dụng
các công cụ điều tiết vĩ mô như chính sách tài khóa, Chính sách tiền tệ, Chính sách ngoại
thương, Chính sách thu nhập. Tùy theo tình hình kinh tế và chính sách của mỗi quốc gia
khi áp dụng các công cụ điều trên trong thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ mà nền
kinh tế có sự tăng trưởng hoặc suy thoái. Tuy nhiên, trong quá trình điều tiết vĩ mô,
không phải chính phủ áp dụng đồng thời các công cụ điều tiết hoặc thực hiện các chính
sách cùng lúc là mang lại hiệu quả.
Thực tế cho thấy, trong thị trường tiền tệ, sự ra đời của “Lý thuyết bộ ba bất khả
thi” cho thấy rằng nhiều vấn đề, mâu thuẫn kinh tế xảy ra khi áp dụng, thực hiện đồng
thời ba chính sách về ổn định tỉ giá hối đoái, độc lập tiền tệ và tự do hóa dòng vốn. Đây
là bộ lý thuyết không còn xa lạ với các nhà điều tiết vĩ mô của mọi quốc gia trên thế giới.
Thế nhưng, tại sao chúng ta lại không thể thực hiện đồng thời các chính sách đó? Nếu
thực hiện đồng bộ sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Hiện nay các quốc gia trên thế giới đã và
đang áp dụng những cặp chính sách nào trong bộ ba đó? Thực trạng Việt nam ta khi áp
dụng bộ ba đó ra sao?
Đứng trên cương vị là những sinh viên nghiên cứu trong bộ môn Tài chính – Tiền
tệ, hi vọng rằng thông qua bài tiểu luận ngắn ngủi, súc tích này, chúng ta sẽ có cái nhìn
tổng quát hơn về “Lý thuyết bộ ba bất khả thi”.
Vì kiến thức của nhóm 09 còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi bài viết còn nhiều
thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy Tuấn và các bạn trong lớp để nội dung
bài được hoàn thiện hơn.
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 7/27
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
1. Nguồn gốc của bộ ba bất khả thi
Giáo sư Robert Mundell được xem là cha đẻ của lý thuyết bộ ba bất khả thi. Nỗ
lực thành công nhất trong việc đưa yếu tố nước ngoài vào hệ thống lý thuyết Keynes hiện
đại được xem là của “mô hình Mundell-Fleming”. Đây là kết quả nghiên cứu của Robert
Munbell (1962-1963) và J.M.Fleming (1962) trong thời gian làm việc tại quỹ tiền tệ quốc
tế IMF.
Trong tác phẩm nổi tiếng “Chính sách tài khóa và tiền tệ dưới các chế độ tỷ giá”
(1963), bằng cách giả định chu chuyển vốn là hoàn hảo, Mundell-Fleming đã chỉ ra rằng
chính sách tiền tệ không thể phát huy hiệu quả dưới chế độ tỷ giá cố định, và chính sách
tài khóa không có tác dụng dưới cơ chế tỷ giá thả nổi. Ngược lại, chính sách tài khóa phát
huy hiệu quả cao trong cơ chế tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh dưới
chế độ tỷ giá thả nổi. Điều này có nghĩa, nếu chu chuyển vốn là hoàn hảo thì chính sách
tiền tệ hoàn toàn không có hiệu lực nếu chính phủ theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá
nhưng sẽ có hiệu lực cao nếu chính phủ thả nổi tỷ giá.
Dựa vào lý thuyết Robert Mundell và mô hình Mundell-Fleming, các nhà kinh tế
học như Krugman (1979) và Frankel (1999) đã phát triển lên thành lý thuyết Bộ ba bất
khả thi. Lý thuyết bộ ba bất khả thi được phát biểu như một định đề: một quốc gia không
thể đồng thời đạt được tỷ giá cố định, hội nhập tài chính (hay còn gọi là tự do hóa dòng
vốn) và độc lập tiền tệ.
2. Bộ ba bất khả thi là gì?
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thế giới đang phục hồi khỏi khủng hoảng và
suy thoái, trật tự tài chính quốc tế ngày càng được chú ý. Chính lúc này, các vấn đề về
tiền tệ và tỷ giá giành được sự quan tâm lớn hơn cả. Theo giáo sư kinh tế học N. Gregory
Mankiw thuộc Đại học Havard của Hoa Kỳ, tại hầu hết các quốc gia, các nhà hoạch định
chính sách kinh tế đều muốn đạt được ba mục tiêu dưới đây:
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 8/27
- Mục tiêu thứ nhất là mở cửa nền kinh tế trước những dòng vốn ngoại. Sự lưu động
của các dòng vốn cho phép công dân của một nước đa dạng hóa tài sản của họ
bằng cách đầu tư ra nước ngoài. Điều đó cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước
ngoài đem nguồn lực và kinh nghiệm của họ tới một quốc gia khác.
- Mục tiêu thứ hai là sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ để ổn định nền
kinh tế. Ngân hàng trung ương khi đó có thể tăng cung tiền và giảm lãi suất một
khi tăng trưởng kinh tế suy giảm, và ngược lại, giảm tăng trưởng cung tiền và tăng
lãi suất khi kinh tế tăng trưởng nóng.
- Mục tiêu thứ ba là duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái biến động,
nhất là khi do tác động của giới đầu cơ, có thể sẽ dẫn tới hàng loạt những bất ổn
kinh tế trên diện rộng. Thêm vào đó, tỷ giá ổn định sẽ giúp các hộ gia đình và
doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu và lên kế
hoạch cho tương lai.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ các quốc gia không thể cùng lúc đạt được cả ba mục
tiêu. Nếu các nhà hoạch định chính sách chọn hai mục tiêu đầu tiên, thì logic của kinh tế
học buộc họ phải từ bỏ mục tiêu thứ ba.Tại sao không thể cầu toàn để đạt được cùng lúc
cả ba mục tiêu trên? Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” sẽ trả lời cho câu hỏi này.
Trong kinh tế học, Bộ ba bất khả thi (trong tiếng Anh là The Impossible Trinity)
còn được gọi là “Bộ ba chính sách không thể đồng thời” hoặc “Tam nan kinh tế” ) là một
chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết Bộ ba bất khả thi được phát biểu như sau: một quốc
gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc ba mục tiêu chính sách vĩ mô là ổn
định tỷ giá, hội nhập tài chính (còn gọi là tự do hóa dòng vốn), chính sách tiền tệ độc
lập; và chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách này mà thôi. Thuật ngữ
này còn dùng để chỉ tình thế kinh tế dễ đổ vỡ khi mà một quốc gia cố tình thi hành ba
chính sách trên cùng lúc.
3. Ba nhân tố của lý thuyết bộ ba bất khả thi
3.1. Chính sách tiền tệ độc lập
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 9/27
Chính sách tiền tệ độc lập là những chính sách mà nhà nước thực hiện nhằm mục
đích điều tiết kinh tế, nhưng không quan tâm đến những chính sách đến tỉ giá hay tăng
giảm, hay các biến số vĩ mô khác.
Độc lập tiền tệ giúp cho chính phủ chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền
tệ để thực hiện chính sách phản chu kỳ kinh tế. Chẳng hạn nếu nền kinh tế có dấu hiệu
phát triển nóng, chính phủ sẽ tăng lãi suất hoặc thắt chặt cung tiền và ngược lại. Trong
các trường hợp này chính phủ không quan tâm đến tỷ giá tăng hay giảm và các biến số
kinh tế vĩ mô khác. Chính vì sự độc lập tiền tệ này mà nhiều nhà kinh tế tin rằng chúng sẽ
giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định hơn. Tuy nhiên độc lập tiền tệ quá mức có thể là
một cái cớ để chính phủ lạm dụng thực hiện các chiến lược tăng trưởng méo mó trong
ngắn hạn.
Độc lập tiền tệ nhiều hơn vì vậy dễ dẫn đến bất ổn định trong tăng trưởng và tiềm
ẩn nguy cơ lạm phát cao. Đó là chưa kể độc lập tiền tệ quá mức có khả năng làm cho
chính phủ tiền tệ hóa chi tiêu chính phủ bằng cách phát hành tiền trang trải cho thâm hụt
ngân sách. Hậu quả là nền kinh tế rơi vào mất ổn định với tình trạng lạm phát.
3.2. Chính sách ổn định tỷ giá
Ổn định tỷ giá giúp tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiến hành các biện pháp
ổn định giá cả. Cái neo này làm cho nhận thức của nhà đầu tư đối với rủi ro của nền kinh
tế giảm đi, làm tăng thêm niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ. Tất cả giúp làm cho
môi trường đầu tư tốt lên. Tuy nhiên tỷ giá cố định hay ổn định quá mức có mặt trái của
nó. Tỷ giá quá ổn định làm cho chính phủ mất đi một công cụ để hấp thụ các cú sốc bên
trong và bên ngoài truyền dẫn vào nền kinh tế.
Ví dụ lạm phát cao trong nước mà tỷ giá gần như cố định dễ dẫn đến nguy cơ hàng
hóa mất sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, hậu quả là xuất khẩu giảm và nhập khẩu
tăng lên. Ngoài ra tính quá cứng nhắc của tỷ giá còn ngăn cản không cho những nhà làm
chính sách sử dụng công cụ chính sách phù hợp với thực tế diễn biến cả nền kinh tế, nhất
là khi đang có dấu hiệu bong bóng tài sản. Một ví dụ thực tế khác là vào những tháng đầu
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 10/27
năm 2008 kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát tăng tốc 2 con số. Lúc bấy giờ tỷ
giá dao động mức 1 USD = 21.000 VND. Nhiều nhà kinh tế lúc bấy giờ đưa ra đề xuất để
cho tỷ giá giảm xuống mức 1 USD = 19.000 VND để nhập khẩu lạm phát thấp ở nước
ngoài về. Tỷ giá giảm làm cho giá hàng nhập khẩu giảm đi. Kết quả của việc giảm tỷ giá,
tức để cho đồng nội tệ lên giá, kéo theo giá hàng nhập khẩu giảm đi (nếu các yếu tố khác
không đổi). Vào thời điểm này do dòng vốn chảy vào nền kinh tế Việt Nam quá nhiều
nên tỷ giá có lúc đã giảm xuống khoảng 1 USD = 19.000 VND. Vấn đề là thay vì nhập
khẩu các vật tư cần thiết cho sản xuất giúp hạ nhiệt lạm phát thì các doanh nghiệp Việt
Nam lại nhập khẩu quá nhiều ô tô. Nhìn chung tỷ giá quá cứng nhắc chẳng những có khả
năng dẫn đến bất ổn trong tăng trưởng, rủi ro lạm phát cao mà còn dẫn đến phân bổ sai
nguồn lực và tăng trưởng không bền vững.
3.3. Chính sách hội nhập tài chính (Tự do hóa dòng vốn)
Hội nhập tài chính là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Lợi
ích của hội nhập tài chính giúp quốc gia tăng trưởng nhanh hơn và phân bổ nguồn lực tốt
hơn, giúp nhà đầu tư đa dạng hóa đầu tư, thị trường tài chính nội địa nhờ đó cũng phát
triển theo. Ngoài ra lợi ích lớn nhất mang lại từ hội nhập tài chính là tạo ra động lực giúp
cho chính phủ tiến hành nhiều cải cách và quản trị tốt hơn để theo kịp những thay đổi từ
hội nhập.
Hội nhập tài chính hợp tác giữa các nền kinh tế, hay có thể nói là sự luân chuyển
dóng vốn giữa các nền kinh tế. Hội nhập tài chính có hai lợi ích cơ bản:
+ Hữu hình: quốc gia tăng trưởng nhanh hơn và phân bố nguồn lực tốt hơn và giúp
nhà đầu tư đa dạng hóa đầu tư.
+ Vô hình: Tạo ra động lực giúp cho chính phủ tiến hành nhiều cải cách và quản
trị tốt hơn để theo kịp những thay đổi từ hội nhập.
Lợi ích lớn nhất là lợi ích vô hình: điều này mang lại từ hội nhập tài chính là tạo ra
động lực giúp cho chính phủ tiến hành nhiều cải cách và quản trị tốt hơn để theo kịp
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 11/27
những thay đổi từ hội nhập. Trên thực tế chính nhờ vào quá trình hội nhập tài chính cuối
những thập niên 1990. nhất là sau trở thành thành viên WTO 2007 mà chính phủ Việt
nam đã tiến hành nhiều cải cách sâu rộng, trong đó có cải cách thủ tục hành chính và chất
lượng thể chế.
Tuy nhiên, hội nhập tài chính cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến bất ổn kinh
tế những năm gần đây. Các cuộc khủng hoảng kinh tế thập niên 1990 và cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu cũng có nguyên nhân từ hội nhập tài chính nhưng thiếu quy tắc
điều tiết kèm theo. Tình trạng bong bóng chứng khoán và bất động sản ở Việt Nam giai
đoạn 2005-2008 dẫn đến những bất ổn kinh tế vĩ mô một phần cũng do hội nhập tài chính
nhưng thiếu cơ chế giám sát tương thích. Dòng vốn gián tiếp chảy vào nền kinh tế đa
phần là ngắn hạn và mang tính đầu cơ.
4. Chứng minh Bộ ba bất khả thi
4.1 Dùng mô hình tam giác đều
Hình 4.1 Mô hình tam giác đều
Hình 4.1 là sự minh hoạ về nguyên tắc hoạt động của bộ ba bất khả thi. Mỗi cạnh
thể hiện cho các mục tiêu tốt nhất, lần lượt là: chính sách tiền tệ độc lập, sự ổn định tỷ
giá, và hội nhập tài chính. Đối nghịch với mỗi cạnh (hay mỗi mục tiêu) là các công cụ
chính sách tại các đỉnh. Mục tiêu hội nhập tài chính đối ngược với đỉnh kiểm soát vốn;
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 12/27
mục tiêu ổn định tỷ giá đối ngược với đỉnh thả nổi hoàn toàn; mục tiêu chính sách tiền tệ
độc lập đối ngược với đỉnh liên minh tiền tệ. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt
được bởi một đỉnh nằm giữa. Ví dụ, mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và tỷ giá ổn định
đạt được bởi đỉnh kiểm soát vốn hoàn toàn. Mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và hội
nhập tài chính hoàn toàn có thể khả thi với đỉnh thả nổi hoàn toàn. Cuối cùng, mục tiêu
tỷ giá ổn định và hội nhập tài chính đạt được bởi đỉnh liên minh tiền tệ. Hoàn toàn không
khả thi để đạt được đồng thời cả ba mục tiêu.
Bảng dưới đây sẽ cho thấy 3 ví dụ về vấn đề áp dụng lý thuyết Bộ ba bất khả thi ở một số
nước như Trung Quốc, EU, Nhật, Úc:
Dòng vốn
lưu động
hoàn toàn
Chính sách
tiền tệ
độc lập
Hệ thống
tỷ giá
cố định
Ví dụ
Kiểm soát vốn
Không Có Có
Trung Quốc trước cải
cải cách tháng 7/2005
Liên minh tiền tệ
Có Không Có EU
Tỷ giá thả nổi
Có Có Không Nhật, Úc
Dựa vào bảng tóm tắt ta có thể thấy rằng một quốc gia không thể thực hiện đồng
thời ba mục tiêu: tiền tệ độc lập, ổn định tỉ giá và hội nhập tài chính. Như Trung Quốc, họ
muốn có chính sách tiền tệ độc lập và hệ thống tỷ giá cố định thì phải thực hiện kế hoạch
kiểm soát vốn, và như vậy thì dòng vốn không thể chảy vào nền kinh tế một cách tự do
được, nghĩa là không thực hiện được mục tiêu dòng vốn lưu động tự do. Tương tự, một
khi thực hiện được mục tiêu hệ thống tỉ giá cố định và dòng vốn lưu động vào nền kinh tế
tự do thì không thể thực hiện được mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập vì phải thực hiện
liên minh tiền tệ. Điều này đang diễn ra ở khối EU ở Châu Âu với việc sử dụng đồng tiền
chung là euro và chính sách tiền tệ được áp dụng cho cả khối.
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 13/27
4.2 Dùng đồ thị (R,Y)
Ghi chú về đồ thị:
BP: Đường tập hợp sản lượng và lãi suất mà tại đó có sự cân bằng cán cân
thanh toán.
LM: Đường biểu diễn tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ.
r: Lãi suất
Y: Đường tổng cầu.
IS: Đường tập hợp các mức lãi suất và thu nhập cân bằng trên thị trường
hàng hóa.
a. Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ
Thị trường vốn đóng
Xuất phát từ A thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng làm dịch chuyển LM đến
LM1. LM1 cắt IS tại B thì có r1 thấp hơn r và có Y1 >Yo làm cho xuất khẩu ròng NX
giảm làm mất cân bằng tỷ giá. Nếu nhà nước cho hội nhập tài chính làm cho áp lực càng
lớn đối với cố định tỷ giá. Cho nên, hội nhập tài chính sẽ không tồn tại.
Y0
Y1
A
B
LM
LM1
BP
IS
r
r1
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 14/27
b. Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính
Xét tại điểm A nếu nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì đường LM
dịch chuyển xuống thành LM1. Đường LM1 cắt IS tại B có r thấp làm dòng vốn dịch
chuyển ra nước ngoài và tại đó có mức sản lượng Y1 lớn hơn mức sản lượng Yo làm cho
xuất khẩu ròng giảm, dẫn đến cung ngoại tệ giảm cầu ngoại tệ tăng. Cho nên không thể
ổn định tỷ giá .
Tỷ giá thả nổi
c. Ổn định tỷ giá và hội nhâp tài chính
Xét tại điểm A thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ đường LM dịch chuyển LM1,
LM1 cắt IS tại B lúc này tại B có r thấp, xuất khẩu ròng giảm (NX) làm tỷ giá biến đổi.
Nhà nước phải bù đắp khoản ngoại tệ này bằng cách bơm ngoại tệ vào thị trường => làm
LM1 dịch chuyển LM => chính sách tiền tệ vô tác dụng
Tỷ giá cố định
A
BP
Y
Y0
Y1
B
LM
LM1
IS
r
r1
A
BP
Y Y0
Y1
B
LM
LM1
IS
r
r1
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 15/27
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở CÁC NƯỚC
1. Chính sách độc lập tiền tệ và tự do hóa dòng vốn
Ở Mỹ, Chính phủ nước này đã lựa chọn hai mục tiêu đầu tiên. Bất kỳ người Mỹ
nào cũng có thể dễ dàng đầu tư ra nước ngoài, bằng cách đơn giản là góp vốn vào một
quỹ tương hỗ quốc tế. Bên cạnh đó, người nước ngoài cũng tự do trong việc mua cổ
phiếu và chứng khoán trên các sàn giao dịch của Mỹ. Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) chịu trách nhiệm thiết lập chính sách tiền tệ nhằm nỗ lực duy trì việc làm và ổn
định giá cả. Tuy nhiên, kết quả của quyết định này là sự biến động của tỷ giá USD trên
thị trường ngoại hối.
2. Chính sách độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá
Trung Quốc có một cách lựa chọn khác. Ngân hàng Trung ương nước này thiết
lập chính sách tiền tệ và duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với tỷ giá hối đoái của đồng
Nhân dân tệ. Tuy nhiên, để đạt được hai mục tiêu này, Trung Quốc phải kiểm soát các
dòng vốn quốc tế, bao gồm cả việc công dân Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài.
Nếu không có những quy định về kiểm soát dòng vốn, tiền có thể tự do chảy ra chảy vào
Trung Quốc, buộc lãi suất ở nước này phải phù hợp với mức lãi suất do các ngân hàng
trung ương khác thiết lập.
3. Chính sách ổn định tỷ giá và tự do hóa dòng vốn
Phần lớn các nước châu Âu lại có cách lựa chọn khác cả Mỹ và Trung Quốc. Bằng
cách sử dụng đồng Euro để thay thế các đồng tiền Franc Pháp, Mark Đức, Lira Italia,
Drachma Hy Lạp…, những quốc gia này đã xóa bỏ được sự biến động tỷ giá giữa các
đồng tiền nội khối. Ngoài ra, các dòng vốn cũng tự do di chuyển giữa các quốc gia. Tuy
nhiên, cái giá của sự lựa chọn này là sự độc lập trong chính sách tiền tệ quốc gia đã
không còn.Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là cơ quan thiết lập lãi suất cho toàn
bộ khối Eurozone. Tuy nhiên, nếu tình hình ở một quốc gia, chẳng hạn như Hy Lạp,
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 16/27
không giống như ở các nước khác, thì quốc gia đó cũng không có cơ hội để thực thi một
chính tiền tệ riêng nhằm giải quyết những vấn đề trong nước.
4. Thực trạng áp dụng bộ ba bất khả thi ở việt Nam
4.1 Về tỷ giá hối đoái (thả nổi có quản lý của nhà nước)
Tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường
dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Chế độ tỷ giá này được đa số quốc gia lựa chọn
trong đó có Việt Nam.
Hạn chế những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái như quy định biên độ giao dịch
giữa đồng Việt Nam và USD
Duy trì tỷ giá USD ở mức mục tiêu nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với
các hoạt động kinh doanh quốc tế. đảm bảo ổn định tỷ giá, tạo điều kiện thuận lợi cho
các DN hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đảm bảo được tính linh hoạt và tiên liệu
được.
Theo số liệu từ NHNN thì giai đoạn từ năm 2008 đến nay, NHNN đã điều hành
chính sách tỷ giá theo hướng giảm giá đồng Việt Nam ở mức vừa phải đã có tác động làm
giá bán hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới cạnh tranh hơn.
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 17/27
Thành quả
Xuất khẩu ở các DN Việt Nam liên tục tăng trưởng tốt, đạt 114,6 tỷ USD năm
2012, tăng 18,3% so với năm 2011, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP, giúp tạo
công ăn việc làm, mở rộng sản xuất, tăng thu ngoại tệ, giúp cải thiện cán cân thanh toán
Hạn chế
Làm tăng chi phí đối với các DN phải nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Bất lợi cho ngay cả các DN xuất khẩu nếu các DN này phải nhập khẩu các nguyên
vật liệu sản xuất cho hàng xuất khẩu của mình. Theo các tính toán, nếu đồng VND bị mất
giá 1% so với USD sẽ làm giảm giá xuất khẩu khoảng 0,21% nhưng lại tăng giá nhập
khẩu 0,49%.
Giảm giá đồng Việt Nam sẽ đẩy lạm phát trong nước lên cao. Gia tăng giá trị các
khoản nợ đối với các DN có khoản vay nợ nước ngoài kể cả các khoản nợ công của
Chính phủ hiện đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây (chiếm 42,2% trong
tổng nợ công năm 2012).
Nhập siêu các yếu tố đầu vào có xu hướng tăng như năm 2011 là 105,8 tỷ USD
tăng 24,7% so với năm 2010, năm 2012 là 114,3 tỷ USD tăng 7,1% so với năm 2011 thì
việc lựa chọn chính sách tỷ giá đảm bảo tính đa mục tiêu là khó có thể thực hiện được.
Do vậy, yêu cầu trong chính sách tỷ giá buộc phải có lựa chọn.
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
GVHD: Ths. Trương Minh Tu
ấ
4.2 Tự do hóa dòng vốn (có ki
a. T
hu hút vốn đầ
Số
- 1997 do khủng hoả
ng tài chính
Thái Lan.
- Khủng hoảng
kinh tế thế
dần giảm dần từ 23,1 tỷ
- Từ 2012
đến nay, cùng v
hướng tăng trở lại đạt 21,6 t
b. Đầu tư ra nư
ớ
Đầu tư trực tiếp ra nư
ớ
quan hệ kinh tế quốc tế
, nhưng là ho
qua. Đầu tư trực tiếp ra nướ
c ngoài
Nam, nâng cao vị thế của Việ
t Nam trên th
tế quốc tế.
LỚ
P VB16QT01
ấ
n
do hóa dòng vốn (có kiểm soát
)
ốn đầu tư nước ngoài
Số liệu nguồn Tổng cục Thống kê
ng tài chính
- tiền tệ ở
Đông Nam Á, bùng phát
ế thế giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI gi
23,1 tỷ USD xuống còn 15,6 tỷ USD.
n nay, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, vốn FDI b
đạt 21,6 tỷ USD
ớ
c ngoài của việt nam 2013
ớ
c ngoài là hoạt động phổ biế
n và có quá trình l
ưng là ho
ạt động khá mới ở Việ
t Nam trong nh
c ngoài đóng góp tích c
ực cho sự phát triển
kinh t
t Nam trên th
ị trường quốc tế trong tiế
n trình h
P VB16QT01
– NHÓM 9
Trang 18/27
ông Nam Á, bùng phát đ
ầu tiên tại
đăng ký FDI giảm
n FDI bắt đầu có xu
n và có quá trình l
ịch sử trong
t Nam trong nh
ững năm vừa
kinh t
ế của Việt
n trình h
ội nhập kinh
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 19/27
Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu phát triển từ đầu những
năm 90 và gia tăng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, tính đến ngày 20 tháng 03 năm 2013 đã có 742 dự án đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 15,5 tỷ USD
Kết luận: Việt Nam đang sử dụng bộ ba chính sách rất linh hoạt, sử dụng chính
sách tỷ giá thả nổi(có quản lý của nhà nước) , tự do hóa dòng vốn(có kiểm soát của nhà
nước) để hội nhập kinh tế quốc tế phát triển đất nước, nhưng vẫn dùng chính sách tiền tệ
để điều chỉnh tỷ giá khi tỷ giá biến động quá ngưỡng cho phép nhằm ổn định nền kinh tế.
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 20/27
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
DƯỚI GÓC NHÌN TỪ BỘ BA BẤT KHẢ THI
1. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
Những kinh nghiệm tích lũy được sau hơn 20 năm đổi mới đã bảo đảm kinh tế vĩ
mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế khá (bình quân đạt 7,3% thời kỳ 2001-2010),
GDP năm 2010 gấp 2 lần năm 2000, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết
mục tiêu Thiên niên kỷ cam kết với quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an
ninh được giữ vững.
Thế nhưng, ngay sau khi Đại hội XI bế mạc (19/1/2011), tình hình kinh tế đã
nhanh chóng xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Những yếu kém vốn có của nền kinh tế
cùng những nhiệm vụ của đổi mới thể chế chưa được giải quyết dồn tích lại từ nhiều năm
trước đã bộc lộ ra một cách gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết một cách hệ thống, căn
bản và cấp bách. Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã
tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên
18,13%).
Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản,
trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân hàng. Số lượng doanh
nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước… Kinh tế thế giới cũng xuất hiện
nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản
xuất, lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục tăng cao. Sau khủng hoảng tài chính
ở Mỹ năm 2008, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo.
Trước tình hình thực tế như vậy, phản ứng trong chính sách điều hành kinh tế cũng
đã rất nhanh nhạy, kịp thời. Ngay trong tháng 2/2011, Chính phủ đã ra Nghị quyết số
11/NQ-CP, chuyển trọng tâm điều hành chính sách sang “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”.
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 21/27
Quan điểm chỉ đạo này được khẳng định tại Kết luận số 02-KL/TW ngày
16/3/2011 của Bộ Chính trị là: “Tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát;
ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách ngắn
hạn của năm 2011, vừa là nhiệm vụ quan trọng của một vài năm tiếp theo”. Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI (10/2011) đánh giá các giải pháp,
chính sách này là ”đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước” và xác định:
“Trong năm 2012 và những năm tiếp theo, tiếp tục ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế”. Có thể nói, chính phủ đã sử dụng chính sách tiền tệ “độc
lập” với tỷ giá để giải quyết những bất ổn hiện tại trong nền kinh tế.
Chính sách hai tỷ giá song song: tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch trên thị
trường tự do với khoảng chênh lệch đến 10% tồn tại trong một thời gian dài đã được điều
chỉnh. Sau đợt phá giá đồng Việt Nam vào ngày 11/2/2011 với mức 9.3% (20.693 VND
đổi lấy 1 USD), chênh lệch giữa mức niêm yết và cung cầu thị trường đã được cân bằng.
Đồng thời, ngân hàng nhà nước cũng duy trì tỷ giá này ổn định với động thái giảm
biên độ giao động từ 3% xuống 1%. Với lần điều chỉnh tỷ giá này, Việt Nam đã cải thiện
được tính thanh khoản của thị trường, kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc quản lý thị
trường chủ động hơn, linh hoạt hơn. Theo đó, áp lực lên quỹ dự trữ ngoại hối đang ngày
càng cạn kiệt của Việt Nam cũng được giải tỏa, đảm bảo sức khỏe tài chính quốc gia.
Điều tất yếu của Việt Nam hiện tại là phải kiểm soát vốn để duy trì được hai chính
sách trên. Không có văn bản chính thức nào đề cập đến vấn đề này, điều đó gây ra sự
mập mờ khó hiểu cho công chúng và giới đầu tư về tính minh bạch trong điều hành.
Nhiều cán bộ quản lý đã phát biểu không thống nhất với nhau gây nên nhầm tưởng Việt
Nam đang cố gắng theo đuổi một bộ ba bất khả thi khi khăng khăng “ tự do hóa tài chính,
không có bất kì hạn chế nào”. Với những gì diễn ra, có thể khẳng định Việt Nam đang
tiến hành kiểm soát vốn.
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 22/27
Lạm phát ở Việt Nam chủ yếu là do chính sách tiền tệ trong thời gia qua và việc
thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, do đặt thù cấu
trúc quản lý, việc mở rộng tài khóa một phần được tài trợ bằng chính sách tiền tệ mở rộng,
dẫn đến tác động lên lạm phát cao còn bởi một nguyên nhân không kém phần quan trọng
là hiệu quả đầu tư.
Chính sách tiền tệ thắt chặt là việc làm chủ động giảm cung đầu tư và cắt giải cầu
tiêu dùng được tài trợ bởi tín dụng cá nhân. Xét trên tương quan giữa tài sản và tiêu dùng,
các cá nhân sẽ giảm chi tiêu và tăng tỉ lệ tiết kiệm để dành cho tiêu dùng tương lai. Do
vậy, trong ngắn hạn thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng về phía cầu của thị trường và làm suy
giảm sản lượng và giá cả. Do chi phí vốn tăng, nhà sản xuất sẽ giảm vốn đầu tư và tín
dụng lưu động để giảm sản lượng tương ứng.
2. Giải pháp cho Việt Nam trong giai đoạn mới
2.1 Giải pháp cho kiểm soát vốn
Chính phủ nên hoàn thiện các thể chế chính sách và các định chế tài chính góp
phần tạo ra một cơ chế vận hành thị trường có hiệu quả, đảm bảo tính ổn định bền vững,
phát huy tối đa vai trò của các lực lượng thị trường. Cụ thể là điều chỉnh cấu trúc của thị
trường tài chính phù hợp với cấu trúc kinh tế, gắn kết các cấu thành thị trường-thị
trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường ngoại hối vận hành thành một thể thống nhất,
hỗ trợ cho nhau, xây dựng hệ thống tài chính phát triển, ổn định. Bên cạnh đó, Ngân
hàng nhà nước cần điều tiết, can thiệp thị trường một cách chủ động, linh hoạt và kịp
thời.
Nên điều chỉnh và ổn định các quy hoạch thu hút vốn nước ngoài theo hướng phát
triển bền vững kết hợp với kiểm soát nó một cách chặt chẽ. Cần xác định được động cơ,
nguyên nhân của luồng vốn vào, cơ cấu luồng vốn,tác động của nó đến nền kinh tế và hệ
thống tài chính.
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 23/27
Duy trì hoặc giảm giá đồng tiền của mình để hỗ trợ cạnh tranh xuất khẩu. Mặt
khác, sử dụng chính sách tài khóa như một công cụ hữu hiệu đối phó với dòng vốn vào,
tăng thặng dư ngân sách chính phủ có thể giảm nhẹ áp lực lạm phát và tăng tỷ giá thực.
Áp dụng tỷ lệ tiền gửi bắt buộc có tính thay đổi đối với dòng vốn vào, điều này có
nghĩa là đặt ra các mức dự trữ tùy theo loại vốn vào và hoàn cảnh của dòng vốn vào
nhằm giảm số lượng vốn vào. Tỷ lệ dự trữ có thể điều chỉnh tùy theo lượng vốn vào
nhưng không thay đổi theo thời gian đáo hạn.
Đánh thuế vào những giao dịch ngoại hối dù tỷ lệ rất thấp. Sử dụng thuế giao dịch
ngoại hối làm giảm bớt sự miễn cưỡng của các nước đang phát triển nhằm mở rộng thị
trường tài chính.
Tăng thuế đối với các nguồn đầu tư ngắn hạn.
2.2 Giải pháp cho chính sách tỷ giá
Cần kiên trì đối với các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, mà trước hết là duy trì
mức lạm phát thấp. Việc kiểm soát chỉ số tăng giá tiêu dùng sẽ góp phần đưa tỷ lệ lạm
phát xuống thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ cho
doanh nghiệp cắt giảm chi phí đầu vào. Bên cạnh đó cần hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng nhằm giúp nhà nước có biện pháp can thiệp khi cần.
Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, trong đó
VNĐ cần được xác định theo một rổ tiền tệ chủ chốt, không nên neo VNĐ theo USD. Cơ
chế tỷ giá neo chặt vào USD có thể phát huy tác dụng trong giai đoạn chịu sự tác động
của khủng hoảng tài chính thế giới.
Để điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, trong những năm tiếp theo, ngân hàng
nhà nước cần nghiên cứu kỹ về việc lựa chọn những đồng tiền trong rổ tiền tệ và tỷ trọng
của chúng trong rổ tiền tệ là bao nhiêu.
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 24/27
Công tác dự báo được xem là có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng
ngừa rủi ro hoặc đầu cơ.Vì vậy việc tăng cường chất lượng công tác dự báo tỷ giá cũng
là một vấn đề cần thiết.
2.3 Giải pháp cho chính sách tiền tệ
2.3.1 Giảm lãi suất
Các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất; áp dụng mức
lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay; tiết
kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt
động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay
nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ một
số khoản phí theo quy định tại Thông tư 05/2011/TT-NHNN. Áp dụng mức thu phí hợp
lý đối với các khoản được thu theo quy định của pháp luật nhằm chia sẻ khó khăn đối với
khách hàng vay; niêm yết công khai các loại phí và mức phí được thu theo quy định của
pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ
và hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những sai
phạm và rủi ro gây mất ổn định để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các
tổ chức tín dụng.
2.3.2 Giảm cung tiền
Rút tiền trực tiếp tại các định chế tài chính như việc Ngân hàng Nhà nước phát
hành trái phiếu bắt buộc đến các ngân hàng thương mại và các ngân hàng này phải mua.
Kiểm soát cho vay, tín dụng các loại, nhất là những khoản cho vay tiêu dùng.
Thậm chí cắt giảm cho vay tín dụng vì nó được thực hiện bằng tiền mặt và do đó cũng
làm tăng lượng tiền mặt trong lưu thông.
LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
LỚP VB16QT01 – NHÓM 9
GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Trang 25/27
Giảm chi ngân sách: nhiều công trình, dự án không cấp bách, thiết yếu bị đình
hoãn, thậm chí hủy bỏ. Cắt giảm mọi khoản chi có thể cắt từ ngân sách như mua sắm
trang thiết bị công, giảm biên chế, cắt giảm hoặc hãm trả các chế độ phúc lợi xã hội vì
những việc đó làm tăng lượng tiền đưa ra lưu thông
Nhiều biện pháp cản trở việc tăng giá hàng hóa và dịch vụ để ngăn chặn lạm phát.