BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG NGỌC TÍN
MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ THAY ĐỔI GIÁ CHỨNG
KHOÁN VỚI KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH: NGHIÊN
CỨU Ở THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG NGỌC TÍN
MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ THAY ĐỔI GIÁ CHỨNG
KHOÁN VỚI KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH: NGHIÊN
CỨU Ở THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐẠT CHÍ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2014
Tác giả
Trương Ngọc Tín
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
TÓM TẮT 1
MỞ ĐẦU 2
Chương 1: Tổng quan 6
1.1. Các lý thuyết nền 6
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm 8
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu 17
2.1. Các giả thuyết 17
2.2. Mô tả dữ liệu và phép tính các biến 17
2.3. Phương pháp kinh tế lượng 19
2.3.1. Thống kê mô tả 19
2.3.2. Tính dừng và kiểm định nghiệm đơn vị 21
2.3.2.1. Tính dừng 21
2.3.2.2. Kiểm định nghiệm đơn vị 22
2.3.3. Kiểm định nhân quả Granger 24
2.3.4. Mô hình ARCH 27
2.3.5. Mô hình GARCH 28
2.3.6. Kiểm định Ljung–Box 30
2.3.7. Kiểm định Wald 31
Chương 3: Kết quả thực nghiệm 32
3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị 32
3.2. Thống kê mô tả 33
3.3. Mối quan hệ đồng thời 34
3.3.1. Ước lượng bằng phương pháp OLS 34
3.3.1.1. Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS 36
3.3.1.2. Kiểm tra sự tự tương quan của các phương trình hồi quy 37
3.3.1.3. Kiểm định ảnh hưởng ARCH 37
3.3.2. Ước lượng bằng mô hình ARCH 41
3.3.3. Ước lượng bằng mô hình GARCH(1,1) 44
3.3.3.1. Kết quả ước lượng bằng mô hình GARCH(1,1) 44
3.3.3.2. Kiểm tra sự tự tương quan các mô hình GARCH(1,1) 47
3.3.3.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình GARCH(1,1) 48
3.4. Kiểm định nhân quả Granger 50
3.4.1. Lựa chọn độ trễ tối ưu 51
3.4.2. Kết quả kiểm định nhân quả Granger 52
3.4.2.1. Kiểm định nhân quả Granger giữa sự thay đổi giá chứng khoán (R
t
) và
khối lượng giao dịch (V
t
) 52
3.4.2.2. Kiểm định nhân quả Granger giữa sự thay đổi giá chứng khoán (R
t
) và
sự thay đổi trong khối lượng giao dịch (T
t
) 55
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả kiểm định nghiệm đơn vị 32
Bảng 3.2: Thống kê mô tả 33
Bảng 3.3: Giản đồ tự tương quan chuỗi R 35
Bảng 3.4: Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS 36
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định Ljung-Box 37
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định ảnh hưởng ARCH(1) 37
Bảng 3.7: Kết quả kiểm định ảnh hưởng ARCH(3) 38
Bảng 3.8: Kết quả kiểm định ảnh hưởng ARCH(4) 39
Bảng 3.9: Kết quả kiểm định ảnh hưởng ARCH(5) 40
Bảng 3.10. Kết quả ước lượng ARCH(1) 41
Bảng 3.11. Kết quả ước lượng ARCH(3) 42
Bảng 3.12. Kết quả ước lượng GARCH(1,1) 44
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định Ljung-Box 47
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định Wald 48
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả xác định chiều dài độ trễ tối ưu 51
Bảng 3.16: Kết quả hồi quy phương trình 3.15a 52
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định và tính toán: RSS
U
, RSS
R
, F
tính toán
53
Bảng 3.18: Kết quả hồi quy phương trình 3.16a 53
Bảng 3.19: Kết quả kiểm định và tính toán: RSS
U
, RSS
R
, F
tính toán
54
Bảng 3.20: Kết quả hồi quy phương trình 3.15b 55
Bảng 3.21: Kết quả kiểm định và tính toán: RSS
U
, RSS
R
, F
tính toán
55
Bảng 3.22: Kết quả hồi quy phương trình 3.16b 56
Bảng 3.23: Kết quả kiểm định và tính toán: RSS
U
, RSS
R
, F
tính toán
56
Bảng 3.24: Tóm tắt mối quan hệ nhân quả Granger 57
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1: So sánh phương sai của ARCH(1) và ARCH(3) 44
Hình 3.2: So sánh phương sai của ARCH(3) và GARCH(1,1) 46
1
TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu các mối quan hệ đồng thời và quan hệ nhân quả giữa sự thay
đổi giá chứng khoán và khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dữ liệu sử dụng bao gồm số lượng cổ phiếu được giao dịch và chỉ số giá chứng
khoán VNIndex theo tần suất tuần tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE), giai đoạn từ cuối tháng 12/2007 đến tháng 08/2014. Luận văn sử
dụng mô hình GARCH(1,1) để kiểm tra sự tồn tại của mối quan hệ đồng thời đồng
biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ đồng thời đồng biến giữa sự
thay đổi giá chứng khoán và khối lượng giao dịch vẫn bảo toàn sau khi tính đến
phương sai của sai số thay đổi, hàm ý nội dung thông tin của khối lượng có tác động
đến sự thay đổi giá chứng khoán tương lai. Hơn nữa, kết quả của kiểm định nhân
quả Granger cho thấy rằng có quan hệ nhân quả Granger một chiều từ sự thay đổi
giá chứng khoán đến khối lượng giao dịch, bất kể các phương pháp tính khối lượng
giao dịch được sử dụng.
Từ khoá: Thị trường chứng khoán Việt Nam, Sự thay đổi giá, Khối lượng giao dịch,
Nhân quả Granger, GARCH(1,1)
2
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch đã thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trong những năm qua. Động cơ xuất phát từ nỗ lực để đo
lường và mô hình sự biến động của tỷ suất sinh lợi của các tài sản tài chính. Khối
lượng được chứng minh là một phần quan trọng trong định giá tài sản tài chính dưới
sự ảnh hưởng của thông tin. Do thông tin mới xuất hiện, các nhà đầu tư có thể điều
chỉnh kỳ vọng của họ và điều này là nguyên nhân chính làm biến động giá và ngược
lại. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi có thể không thay đổi nếu một số nhà đầu tư nhận
thấy thông tin này là tin tốt trong khi những người khác thấy nó là tin xấu. Tầm
quan trọng của mối quan hệ giá-khối lượng giao dịch đã được chỉ ra bởi Karpoff
(1987), ông cung cấp bốn lý do quan trọng để nghiên cứu mối quan hệ giá-khối
lượng giao dịch: Đầu tiên, mối quan hệ này cung cấp cái nhìn sâu sắc về cấu trúc
của thị trường tài chính. Thứ hai, nó rất quan trọng trong các nghiên cứu sử dụng
kết hợp dữ liệu của giá và khối lượng giao dịch để rút ra kết luận. Thứ ba, nó quan
trọng trong việc phân tích phân phối thực nghiệm của đầu cơ giá. Thứ tư, quan hệ
giá-khối lượng giao dịch có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu trong các thị
trường giao sau. Rõ ràng, thật sự cần thiết để kiểm định mối quan hệ giữa sự thay
đổi giá chứng khoán và khối lượng giao dịch để có thể nâng cao sự hiểu biết về cấu
trúc vi mô của thị trường chứng khoán và sau đó giúp các nhà hoạch định chính
sách và những người tham gia thị trường trong chiến lược của mình.
Có một thực tế rằng có rất ít nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu giá chứng
khoán và khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, sau hơn
mười bốn năm giao dịch ở thị trường chứng khoán Việt Nam, cần có những kiểm
định thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa giá chứng khoán và khối lượng
giao dịch. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy một sự tương quan đồng thời đồng biến
giữa sự thay đổi giá chứng khoán và khối lượng giao dịch (Karpoff, 1987), nhưng
3
bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa hai biến là hỗn hợp và trong
một số trường hợp có sự mâu thuẫn. Chính vì vậy, mối quan hệ này vẫn còn là một
lĩnh vực rất thú vị để kiểm định ở một số thị trường chứng khoán, đặc biệt là ở thị
trường Việt Nam. Từ lý do đó tác giả đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa sự thay đổi
giá chứng khoán với khối lượng giao dịch: Nghiên cứu ở thị trường chứng
khoán Việt Nam” để nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của luận văn này là để kiểm định các mối quan hệ đồng thời và quan hệ
nhân quả giữa sự thay đổi giá chứng khoán và khối lượng giao dịch ở thị trường
chứng khoán Việt Nam. Nói cách khác, mục tiêu chính của luận văn này là để kiểm
định giả thuyết có tồn tại mối quan hệ giữa sự thay đổi giá chứng khoán và khối
lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Việt Nam hay không. Nghiên cứu như
vậy đã ít được thực hiện ở thị trường Việt Nam cho đến nay.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Chỉ số giá chứng khoán và khối lượng giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Mẫu dữ liệu được sử dụng trong luận văn này bao gồm chỉ số chứng khoán
VNIndex và khối lượng giao dịch theo tần suất tuần của Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), giai đoạn từ cuối tháng 12/2007 đến tháng
08/2014, gồm 339 cặp dữ liệu có liên quan. Dữ liệu được lấy từ cơ sở dữ liệu của
HOSE. Thông tin chi tiết hơn về dữ liệu sẽ được trình bày trong chương hai.
4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng kiểm định quan hệ nhân quả Granger và mô hình
ARCH/GARCH để kiểm định các giả thuyết được đề xuất. Về mặt lý thuyết, các
kiểm định này chỉ thích hợp khi các biến phân tích là có tính dừng. Do đó, trước
tiên cần tiến hành kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu. Luận văn áp dụng các
kiểm định nghiệm đơn vị dựa trên kiểm định Dickey-Fuller mở rộng (ADF) và kiểm
định Phillips-Perron (PP) để kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu. Theo các
nghiên cứu trước, luận văn sử dụng tiêu chuẩn thông tin Schwarz (Schwarz Info
Criterion - SIC) để chọn lựa độ trễ (k) tối ưu cho mô hình ADF và sử dụng Newey-
West Bandwidth để chọn lựa Bandwidth (t) tối ưu cho mô hình kiểm định PP.
Trong luận văn này, tiêu chuẩn FPE (Final prediction error), AIC (Akaike
information criterion) và HQ (Hannan-Quinn information criterion) được sử dụng
để xác định chiều dài độ trễ tối ưu của mô hình Granger.
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Trong khi các bài kiểm định thực nghiệm về sự thay đổi giá chứng khoán và khối
lượng giao dịch thì phong phú ở thị trường chứng khoán phát triển thì có tương đối
ít nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường mới nổi, cũng như thị trường chứng
khoán Việt Nam. Luận văn này cho phép chúng ta trả lời câu hỏi quan trọng là liệu
có mối quan hệ giữa sự thay đổi giá chứng khoán và khối lượng giao dịch trong
trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam hay không. Luận văn dùng nhiều kỹ
thuật kinh tế để kiểm định và tôi tin rằng luận văn này góp phần giúp các nhà đầu tư
trong nước và quốc tế có một cái nhìn sâu hơn về đặc điểm và mối quan hệ giữa sự
thay đổi giá chứng khoán và khối lượng giao dịch ở thị trường Việt Nam. Sự hiểu
biết mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan quản lý và người tham
gia thị trường khác. Hơn nữa, luận văn này đề cập đến vấn đề thông tin về giao dịch
rất hữu ích trong dự báo sự chuyển động của thị trường.
5
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Phần mở đầu
Chương 1: Trình bày các lý thuyết nền và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
đến mối quan hệ giữa sự thay đổi giá chứng khoán và khối lượng giao dịch.
Chương 2: Thảo luận chi tiết về các phương pháp nghiên cứu bao gồm việc mô tả
dữ liệu và các phương pháp phân tích và kiểm định để hỗ trợ các mô hình.
Chương 3: Trình bày việc phân tích dữ liệu và các kết quả thực nghiệm về mối
quan hệ giữa sự thay đổi giá chứng koán và khối lượng giao dịch tại thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Phần kết luận
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. CÁC LÝ THUYẾT NỀN
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây cho thấy một mối quan hệ đồng thời đồng
biến giữa khối lượng giao dịch và sự thay đổi giá. Điều này cho thấy các thị trường
này có tính thanh khoản nơi mà các nhà giao dịch có thể dễ dàng tham gia hay thoát
khỏi thị trường (Clark, 1973; Tauchen and Pitts, 1983). Sự hợp lý của quan hệ đồng
biến này có thể được tìm thấy trong mô hình cung và cầu cơ bản, nghĩa là một sự
thay đổi trong cầu gây ra một sự thay đổi giá. Theo Chen et al. (2001), giải thích
cho mối quan hệ đồng thời đồng biến này là theo giả thuyết hỗn hợp các phân phối
(MDH) hoặc giả thuyết thông tin đến một cách tuần tự (SAIH). Nói chung, cả hai
giả thuyết MDH và SAIH ủng hộ một mối quan hệ đồng thời đồng biến giữa khối
lượng giao dịch và sự thay đổi giá thuần tuý.
Giả thuyết hỗn hợp các phân phối (MDH) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm
1973 bởi Clark (1973) và tiếp tục được phát triển bởi Epps and Epps (1976),
Tauchen and Pitts (1983), và Harris (1986). Giả thuyết này cho thấy khối lượng
giao dịch có thể là một đại diện của thông tin mới đến (Clark, 1973; Epps and Epps,
1976). Clark (1973) cho rằng giá trị của sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch
được phân phối độc lập với nhau. Ngoài ra, số lượng thông tin đến trong một thời
điểm là khác nhau. Giá chứng khoán và khối lượng giao dịch có tương quan dương
bởi vì phương sai của sự thay đổi giá ở một giao dịch riêng lẻ có mối quan hệ đơn
điệu đến khối lượng của giao dịch đó. Tất cả tác giả đều cho rằng sự thay đổi giá và
khối lượng là cùng phụ thuộc vào thông tin do yếu tố phân phối chung của chúng,
có nghĩa là khối lượng giao dịch và sự thay đổi giá phản ứng cùng một lúc với sự
xuất hiện của những thông tin mới. Lamoureux and Lastrapes (1990) cũng cho thấy
một tương quan chuỗi hỗn hợp các biến đo lường tốc độ thông tin đến thị trường
giúp giải thích ảnh hưởng GARCH trong sự thay đổi giá. Theo đó, khối lượng giao
7
dịch được coi như là sự giải thích trong phương trình phương sai có điều kiện loại
bỏ các ảnh hưởng GARCH.
Giả thuyết thông tin đến một cách tuần tự (SAIH) được đề xuất bởi Copeland
(1976), và sau đó được mở rộng bởi Jennings et al. (1981), là tồn tại một mối quan
hệ nhân quả hai chiều đồng biến giữa sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch. SAIH
cho rằng những thông tin mới đến thị trường thì không được phổ biến cho tất cả
người tham gia thị trường cùng một lúc, việc phổ biến thông tin là tuần tự từ người
này sang người khác, nói cách khác thông tin là bất cân xứng. Sự cân bằng thông tin
cuối cùng được hình thành chỉ sau một chuỗi các trung gian hoặc những cân bằng
chuyển tiếp đã xảy ra. Do đó, do sự nối tiếp của các dòng chảy thông tin, tỷ suất
sinh lợi quá khứ có thể có khả năng dự đoán khối lượng giao dịch hiện tại, và ngược
lại. Hiemstra and Jones (1994) lập luận rằng một luồng chảy thông tin tuần tự là kết
quả của khối lượng giao dịch quá khứ có khả năng dự đoán sự thay đổi giá thuần
hiện tại, và sự thay đổi giá quá khứ có khả năng dự đoán khối lượng hiện tại. Khi
nhà giao dịch nhận được thông tin, anh/cô ta sẽ phản ứng với thông tin mới đến và
do đó tạo ra một mối quan hệ đồng biến giữa khối lượng và tỷ suất sinh lợi/sự thay
đổi giá (Copeland, 1976; Jennings et al., 1981).
Mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch cũng được giải thích bằng
mô hình giao dịch gây nhiễu/ giao dịch ồn (noise-trader model) của De Long et al.
(1990). Mô hình này cho rằng các hoạt động của những người giao dịch nhiễu
(noise trader) là nguyên nhân một sự trệch giá tạm thời của giá cổ phiếu trong ngắn
hạn. Vì những người giao dịch nhiễu không quan tâm đến các thông tin cơ bản và
nền tảng (phân tích cơ bản), mà chủ yếu dựa trên cảm tính hoặc xu hướng chung
của thị trường. Trong mô hình này, mối quan hệ nhân quả đồng biến từ sự thay đổi
giá đến khối lượng giao dịch là phù hợp với chiến lược giao dịch theo xu hướng thị
trường của các nhà giao dịch nhiễu, những người ra quyết định dựa trên sự biến
động giá trong quá khứ. Một mối quan hệ nhân quả đồng biến từ khối lượng đến sự
8
thay đổi giá phù hợp với giả thuyết cho rằng sự thay đổi giá là do bị tác động bởi
những nhà giao dịch nhiễu.
Khi thị trường tồn tại chủ yếu những người giao dịch nhiễu thì những người tham
gia am hiểu về phân tích cơ bản cũng khó có thể cưỡng lại chiều hướng vận động
của thị trường. Nếu thị trường hoạt động hiệu quả thì những người giao dịch nhiễu
sẽ giúp làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và không bóp méo giá trị của các
chứng khoán. Trên thực tế, một thị trường mà không có những người giao dịch
nhiễu sẽ thì thị trường có xu hướng đổ vỡ, bởi vì giá cả trên thị trường đó sẽ bị tiết
lộ hoàn toàn. Những nhà đầu tư có đầy đủ thông tin sẽ không tham gia thị trường
nếu trong thị trường đó không có các nhà đầu tư không có đủ thông tin, bởi vì việc
tạo ra lợi nhuận nhờ buôn bán trong một thị trường hoàn toàn hiệu quả là không thể.
Các nhà đầu tư có đủ thông tin cần sự tồn tại của những người giao dịch nhiễu để
che giấu các vụ làm ăn của họ, và bằng việc buôn bán thông tin chỉ họ biết, các nhà
đầu tư khôn ngoan này sẽ tạo ra lợi nhuận. Thông qua việc mua bán thông tin, các
nhà đầu tư có đủ thông tin dần dần tung ra các thông tin liên quan về giá cả các loại
hàng hóa và cùng với những người giao dịch nhiễu, họ đem lại trạng thái cân bằng
cho thị trường.
Ngoài ra, Lakonishok and Smidth (1989) cho thấy khối lượng hiện tại có thể có liên
quan đến sự thay đổi giá chứng khoán trong quá khứ bởi các động cơ giao dịch có
liên quan và không liên quan đến thuế. Do đó quan hệ năng động (nguyên nhân)
cho các động cơ giao dịch liên quan đến thuế là nghịch biến, trong khi động cơ giao
dịch không liên quan đến thuế là đồng biến.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ sự thay đổi giá chứng khoán và khối
lượng giao dịch là rộng lớn và hỗn hợp. Vì các tài liệu cũ hơn đã được khảo sát bởi
Karpoff (1987), nghiên cứu này sẽ tập trung vào các nghiên cứu gần đây, đặc biệt là
các nghiên cứu ở thị trường mới nổi. Những nghiên cứu này cũng cung cấp bằng
9
chứng hỗn hợp. Trong khi hầu hết trong số chúng đưa ra bằng chứng cho quan hệ
nhân quả hai chiều, ủng hộ cho giả thuyết thông tin đến một cách tuần tự (SAIH),
một số bằng chứng khác ủng hộ giả thuyết hỗn hợp các phân phối (MDH). Sau đây
là một mô tả ngắn gọn của một số các nghiên cứu gần đây.
Đối với các thị trường chứng khoán phát triển:
Smirlock and Starks (1988) nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ nhân quả Granger
giữa sự thay đổi giá chứng khoán và khối lượng giao dịch của các công ty thuộc
S&P500 tại Sở giao dịch chứng khoán New York, sử dụng dữ liệu hàng ngày từ
ngày 15/06 đến ngày 21/08/1981. Các kết quả từ mô hình GARCH hai chiều cho
thấy rằng có một mối quan hệ đồng biến giữa hai biến. Kết quả cũng tìm thấy quan
hệ nhân quả Granger một chiều từ sự thay đổi giá đến khối lượng giao dịch trên thị
trường Mỹ.
Jacobs and Onochie (1998) cũng tập trung vào mối quan hệ giữa sự thay đổi tỷ suất
sinh lợi và khối lượng giao dịch trên thị trường giao sau. Họ đã sử dụng mô hình
GARCH ở giá trị trung bình hai chiều (bivariate GARCH-M) để kiểm định dữ liệu
hàng ngày của sáu hợp đồng giao sau được giao dịch trên LIFFE. Các kết quả cũng
ủng hộ mối quan hệ đồng biến giữa khối lượng giao dịch và sự thay đổi giá.
Hiemstra and Jones (1994) áp dụng kiểm định nhân quả tuyến tính và phi tuyến ở
thị trường chứng khoán Mỹ và tìm thấy bằng chứng của quan hệ nhân quả Granger
một chiều từ tỷ suất sinh lợi chứng khoán Dow Jones đến phần trăm thay đổi trong
khối lượng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán New York, nhưng quan trọng
hơn, họ tìm thấy quan hệ nhân quả phi tuyến hai chiều có ý nghĩa giữa tỷ suất sinh
lợi và khối lượng giao dịch. Họ cũng tìm thấy bằng chứng về quan hệ nhân quả phi
tuyến từ khối lượng giao dịch đến tỷ suất sinh lợi sau khi điều chỉnh sự biến động
lâu bền trong tỷ suất sinh lợi.
Lee and Rui (2000) nghiên cứu mối quan hệ đồng thời và quan hệ nhân quả giữa
khối lượng giao dịch, tỷ suất sinh lợi chứng khoán và sự biến động tỷ suất sinh lợi ở
bốn Sở giao dịch chứng khoán tại Trung Quốc. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng
10
ngày từ ngày 12/12/1990 đến ngày 31/12/1997 cho Shanghai A Index; từ ngày
21/02/1992 đến ngày 31/12/1997 cho Shanghai B Index; từ ngày 30/09/1992 đến
ngày 31/12/2997 cho Shenzhen A Index; và từ ngày 06/010/1992 đến ngày
31/12/1997 cho Shenzhen B Index. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan
hệ đồng thời đồng biến giữa khối lượng giao dịch và tỷ suất sinh lợi trên tất cả bốn
thị trường tại Trung Quốc. Nghiên cứu cũng sử dụng mô hình GARCH(1,1), kết quả
cho thấy mối quan hệ đồng thời đồng biến giữa khối lượng giao dịch và tỷ suất sinh
lợi bảo toàn khi tính đến phương sai của sai số thay đổi. Nghiên cứu cũng sử dụng
mô hình VAR với năm độ trễ thêm vào mô hình GARCH để kiểm định tác động của
độ trễ khối lượng giao dịch và sự biến động tỷ suất sinh lợi cho hai chỉ số giá chứng
khoán của Trung Quốc. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng khối lượng giao dịch
không tác động nhân quả Granger lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán tại các thị trường
Trung Quốc. Hơn nữa, khi kiểm định ảnh hưởng của thị trường chéo, họ tìm thấy
rằng tỷ suất sinh lợi thị trường Mỹ và Hồng Kông giúp dự đoán tỷ suất sinh lợi
chứng khoán Shanghai A và B trong khi khối lượng giao dịch thị trường Mỹ và
Hồng Kông không có ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch ở các thị trường Trung
Quốc. Họ cũng tìm thấy rằng có mối quan hệ phản phồi của tỷ suất sinh lợi ở các thị
trường Trung Quốc. Tỷ suất sinh lợi Shenzen B có tác động nhân quả Granger lên
khối lượng giao dịch Shanghai A và tỷ suất sinh lợi chứng khoán Shanghai B có thể
được dự đoán bởi khối lượng giao dịch Shenzen B.
Chen et al. (2001) đã kiểm định quan hệ giá-khối lượng tại chín thị trường chứng
khoán phát triển (Canada, Pháp, Hồng Kông, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh
và Mỹ). Kết quả tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa giá trị tuyệt đối của sự thay
đổi giá chứng khoán và khối lượng giao dịch. Họ cũng tìm thấy bằng chứng cho
thấy tỷ suất sinh lợi tác động nhân quả Granger lên khối lượng giao dịch ở thị
trường Mỹ, Nhật Bản, Anh, Ý, Hồng Kông, Hà Lan, Pháp và Thụy Sĩ. Hơn nữa, họ
đã cho thấy quan hệ nhân quả Granger hai chiều có ý nghĩa ở các thị trường của
Thụy Sĩ, Hà Lan, Canada và Hồng Kông, chỉ ra rằng khối lượng giao dịch đóng góp
một số thông tin đến tỷ suất sinh lợi.
11
Lee and Rui (2002) nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa tỷ suất sinh lợi chứng
khoán và khối lượng giao dịch tại thị trường Mỹ, Nhật Bản và Anh. Dữ liệu được sử
dụng bao gồm chỉ số giá thị trường và khối lượng giao dịch hàng ngày từ ba Sở giao
dịch chứng khoán: New York, Tokyo và London. Đối với Sở giao dịch chứng
khoán New York, nghiên cứu sử dụng chỉ số S&P500 giai đoạn từ ngày 02/01/1973
đến ngày 01/12/1999. Đối với Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, dữ liệu được sử
dụng là chỉ số TOPIX giai đoạn từ ngày 07/01/1974 đến ngày 01/12/1999. Đối với
thị trường London, nghiên cứu sử dụng chỉ số FT-FE100 giai đoạn từ ngày
27/10/1986 đến ngày 01/12/1999. Kết quả cho thấy tỷ suất sinh lợi tác động nhân
quả Granger lên khối lượng giao dịch ở các thị trường Mỹ và Nhật Bản, nhưng
không có ở thị trường Anh. Ngoài ra họ đã chứng minh rằng khối lượng giao dịch
không tác động nhân quả Granger lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán ở các thị trường
chứng khoán Mỹ, Nhật Bản và Anh. Họ cho là do tính hiệu quả của thị trường.
Gunduz and Hatemi-J (2005) đã kiểm định mối quan hệ năng động giữa giá chứng
khoán và khối lượng giao dịch hàng tuần ở các thị trường chứng khoán Cộng hòa
Séc, Hungary, Ba Lan, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ tìm thấy một mối quan hệ nhân quả
hai chiều giữa tỷ suất sinh lợi và khối lượng giao dịch ở Hungary và Ba Lan, nhưng
quan hệ nhân quả một chiều từ tỷ lệ giữa giá trị giao dịch trên vốn hoá trị trường
đến giá chứng khoán ở Ba Lan, và giá chứng khoán tác động một chiều đến cả khối
lượng và tỷ lệ giữa giá trị giao dịch trên vốn hoá trị trường ở Nga và Thổ Nhĩ Kỳ,
nhưng không có mối quan hệ nhân quả giữa các biến tại Cộng hòa Séc liên quan
đến sự thiếu hiệu quả của thị trường, thêm nữa những tác động của đặc điểm thị
trường khác nhau đến quan hệ giá/khối lượng giao dịch.
Ajayi et al. (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá-khối lượng giao dịch tại các thị
trường chứng khoán tại Châu Âu. Dữ liệu sử dụng bao gồm chỉ số giá thị trường và
khối lượng giao dịch hàng này giai đoạn từ ngày 04/01/1982 đến ngày 12/02/1996.
Kết quả nghiên cứu xác nhận quan hệ nhân quả một chiều từ sự thay đổi giá chứng
khoán đến khối lượng giao dịch tại sáu trong mười thị trường chứng khoán châu
Âu, và quan hệ nhân quả hai chiều tại Đan Mạch, Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
12
Kết quả tương tự đối với trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, Kamath (2007) nghiên cứu
mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và sự thay đổi trong khối lượng giao dịch tại Sở
giao dịch chứng khoán Nascent của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, giai đoạn từ tháng
01/2003 đến tháng 04/2006. Kết quả tìm thấy bằng chứng của một mối quan hệ
đồng thời đồng biến và quan hệ nhân quả hai chiều giữa sự thay đổi giá và sự thay
đổi trong khối lượng giao dịch hàng ngày.
Đối với các thị trường mới nổi châu Á:
Moosa and Al Loughani (1995) kiểm định mối quan hệ giá-khối lượng giao dịch tại
bốn thị trường chứng khoán châu Á (Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines),
sử dụng dữ liệu hàng tháng. Họ đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho quan hệ nhân
quả từ khối lượng đến sự thay đổi giá, và từ sự thay đổi giá đến khối lượng giao
dịch ở Malaysia, Singapore và Thái Lan, nhưng không có quan hệ nhân quả ở
Philippines do quy mô nhỏ của thị trường này.
Silvapulle and Choi (1999) sử dụng các kiểm định nhân quả tuyến tính và phi tuyến
để kiểm định mối quan hệ năng động giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán và khối
lượng giao dịch hàng ngày ở Hàn Quốc. Họ tìm thấy một quan hệ nhân quả Granger
tuyến tính và phi tuyến hai chiều giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán và sự thay đổi
khối lượng giao dịch.
Kamath et al. (2005) đã kiểm định mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán và
khối lượng giao dịch trong bốn thị trường mới nổi ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan
và Hàn Quốc. Ở Malaysia và Indonesia, họ thấy rằng quan hệ nhân quả cả hai
hướng. Tuy nhiên, ở Thái Lan và Hàn Quốc, họ thấy rằng chỉ có tỷ suất sinh lợi tác
động nhân quả Granger lên khối lượng giao dịch.
Một nghiên cứu khác của Kamath and Wang (2006) tại sáu thị trường chứng khoán
phát triển ở châu Á (Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan,
Indonesia) trong thời gian từ tháng 01/2003 đến tháng 10/2005. Tại Malaysia,
Singapore, Hàn Quốc, và Đài Loan, họ đã cung cấp bằng chứng cho thấy sự đi lên
của thị trường đi kèm với sự gia tăng trong khối lượng và ngược lại. Hơn nữa, họ
13
cũng phát hiện ra rằng sự tương quan giữa tỷ suất sinh lợi dương và khối lượng là
đồng biến và sự tương quan giữa tỷ suất sinh lợi âm và khối lượng là nghịch biến.
Mối quan hệ giữa giá thuần tuý-khối lượng giao dịch được tìm thấy là đồng biến có
ý nghĩa thống kê ở hầu hết sáu thị trường, ngoại trừ thị trường Indonesia. Họ cũng
tìm thấy quan hệ nhân quả hai chiều ở bốn thị trường là Hồng Kông, Indonesia,
Malaysia, và Singapore. Nhưng ở thị trường Đài Loan, họ tìm thấy khối lượng giao
dịch có tác động nhân quả Granger lên tỷ suất sinh lợi, tại thị trường Hàn Quốc, họ
tìm thấy tỷ suất sinh lợi có tác động nhân quả Granger lên khối lượng giao dịch.
Pisedtasalasai and Gunasekarage (2007) nghiên cứu quan hệ nhân quả giữa tỷ suất
sinh lợi chứng khoán, sự biến động tỷ suất sinh lợi và khối lượng giao dịch tại năm
thị trường chứng khoán mới nổi ở Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nhân quả có ý
nghĩa thống kê từ tỷ suất sinh lợi chứng khoán đến khối lượng giao dịch tại
Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, và quan hệ nhân quả có ý nghĩa từ
khối lượng giao dịch đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán đã được tìm thấy chỉ tại
Singapore. Họ không tìm thấy bất kỳ tác động nhân quả nào tại Philippines.
Deo et al. (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán, khối
lượng giao dịch và sự biến động tại các thị trường chứng khoán khu vực châu Á –
Thái Bình Dương, dữ liệu sử dụng trong giai đoạn từ ngày 01/01/2004 đến ngày
31/03/2008. Kết quả cũng xác nhận mối quan hệ đồng thời đồng biến giữa sự thay
đổi giá và khối lượng giao dịch ở sáu thị trường (Hồng Kông, Ấn Độ, Malaysia,
Hàn Quốc, Tokyo và Đài Loan). Họ cũng tìm thấy rằng phương sai của tỷ suất sinh
lợi và độ trễ khối lượng giao dịch có mối quan hệ đồng biến ở hầu hết các thị trường
chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương với hệ số ổn định theo thời gian. Kết quả
kiểm định nhân quả Granger cho thấy một quan hệ nhân quả hai chiều giữa tỷ suất
sinh lợi và khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Hồng Kông, Indonesia,
Malaysia và Đài Loan.
14
Ở một số thị trường chứng khoán châu Á khác:
Khan and Rizwan (2008) đã nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tỷ suất sinh
lợi chứng khoán và khối lượng giao dịch hàng ngày tại thị trường chứng khoán
Pakistan. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu giá trị đóng cửa và khối lượng giao dịch hàng
ngày của Sở giao dịch chứng khoán Karachi (KSE-100 Index) từ ngày 01/01/2001
đến ngày 23/05/2007. Nghiên cứu sử dụng mô hình GARCH(1,1) để kiểm tra sự tồn
tại của mối quan hệ đồng thời đồng biến. Họ tìm thấy một mối quan hệ đồng thời
đồng biến giữa khối lượng giao dịch và tỷ suất sinh lợi được bảo tồn sau khi xét đến
phương sai của sai số thay đổi. Họ cũng tìm thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều
giữa tỷ suất sinh lợi và khối lượng giao dịch.
Mahajan and Singh (2009) đã kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa tỷ suất sinh
lợi, khối lượng giao dịch và sự biến động năng động sử dụng dữ liệu hàng ngày của
Sensitive Index (SENSEX) tại thị trường chứng khoán Ấn Độ, giai đoạn từ tháng
10/1996 đến tháng 03/2006. Họ đã tìm thấy bằng chứng về sự tương quan đồng biến
và có ý nghĩa giữa khối lượng và sự biến động tỷ suất sinh lợi, và mối quan hệ nhân
quả có ý nghĩa từ sự biến động đến khối lượng giao dịch. Nghiên cứu của họ cũng
phát hiện quan hệ nhân quả một chiều từ tỷ suất sinh lợi đến khối lượng, đó là dấu
hiệu của mô hình giao dịch gây nhiễu của sự tương tác tỷ suất sinh lợi-khối lượng
giao dịch trong thị trường này.
Gần đây hơn Darwish (2012) nghiên cứu các mối quan đồng thời và quan hệ nhân
quả giữa sự thay đổi giá chứng khoán với khối lượng giao dịch và sự thay đổi trong
khối lượng giao dịch tại thị trường chứng khoán Palestine. Sử dụng dữ liệu sự thay
đổi giá chứng khoán, khối lượng giao dịch và sự thay đổi trong khối lượng giao
dịch hàng tuần của Palestine Exchange (PE) trong giai đoạn từ tháng 10/2000 đến
tháng 08/2010. Nghiên cứu cũng sử dụng mô hình GARCH(1,1) để kiểm tra sự tồn
tại của mối quan hệ đồng thời đồng biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mối
quan hệ đồng thời đồng biến giữa sự thay đổi giá chứng khoán với khối lượng giao
dịch và sự thay đổi trong khối lượng giao dịch bảo toàn sau khi tính toán phương sai
của sai số thay đổi. Kết quả của kiểm định nhân quả Granger cho thấy rằng có nhân
15
quả Granger hai chiều giữa sự thay đổi giá chứng khoán với khối lượng giao dịch
và sự thay đổi trong khối lượng giao dịch.
Attari et al. (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự thay đổi giá với khối lượng giao
dịch và sự thay đổi trong khối lượng giao dịch tại thị trường chứng khoán Pakistan.
Sử dụng dữ liệu hàng tuần tại Karachi Stock Exchange (KSE-100 Index) từ tháng
01/2000 đến tháng 03/2010. Mô hình GARCH(1,1) cũng được sử dụng để kiểm tra
mối quan hệ đồng thời giữa sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch. Kết quả cho
thấy có mối quan hệ đồng thời đồng biến giữa sự thay đổi giá với khối lượng giao
dịch và sự thay đổi trong khối lượng giao dịch tại Pakistan. Kết quả kiểm định nhân
quả Granger cho thấy có mối quan hệ nhân quả Granger hai chiều giữa sự thay đổi
giá chứng khoán và khối lượng giao dịch nhưng không có quan hệ nhân quả
Granger giữa sự thay đổi giá chứng khoán và sự thay đổi trong khối lượng giao dịch
tại Pakistan.
Mặt khác, một số nghiên cứu tập trung vào các thị trường mới nổi châu Mỹ
Latinh:
Saatcioglu and Starks (1998) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giá chứng khoán và
khối lượng giao dịch tại sáu thị trường chứng khoán Mỹ Latinh (Argentina, Brazil,
Chile, Colombia, Mexico và Venezuela), sử dụng dữ liệu hàng tháng. Kết quả cho
thấy một mối quan hệ đồng thời đồng biến giữa tỷ suất sinh lợi và khối lượng giao
dịch. Kết quả tìm thấy bằng chứng về quan hệ nhân quả một chiều từ tỷ suất sinh lợi
đến khối lượng giao dịch ở tất cả sáu thị trường.
De Medeiros and Doornik (2006) đã kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa tỷ
suất sinh lợi chứng khoán, sự biến động và khối lượng giao dịch tại thị trường
chứng khoán Brazil, sử dụng dữ liệu của Bovespa Index giai đoạn từ ngày
03/01/2000 đến ngày 29/12/2005. Họ không thể tìm thấy bằng chứng về mối quan
hệ nhân quả giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán và khối lượng giao dịch ở cả hai
hướng. Điều đó có nghĩa rằng những dự báo ngắn hạn về tỷ suất sinh lợi chứng
khoán hiện tại hoặc tương lai không thể được cải thiện bằng dữ liệu khối lượng giao
16
dịch hiện tại và ngược lại. Ngoài ra, họ tìm thấy một quan hệ nhân quả Granger hai
chiều giữa sự biến động tỷ suất sinh lợi và khối lượng giao dịch, mặc dù có sự mạnh
mẽ hơn từ khối lượng đến sự biến động.
Kamath (2008) đã kiểm định mối quan hệ giữa sự thay đổi giá chứng khoán và sự
thay đổi khối lượng giao dịch hàng ngày tại Sở giao dịch chứng khoán Santiago của
Chile. Sử dụng dữ liệu từ chỉ số IPSA (Selective Stock Price Index) giai đoạn từ
tháng 01/2003 đến tháng 10/2006. Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả cung cấp
một bằng chứng rõ ràng về sự thay đổi giá chứng khoán tác động nhân quả Granger
lên sự thay đổi trong khối lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán
Chile.
Cuối cùng, trong trường hợp ở thị trường Châu Phi:
Leon (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ suất sinh lợi chứng
khoán và khối lượng giao dịch hàng ngày ở Sở giao dịch chứng khoán tại West
African Economic và Monetary Union (BRVM). Sử dụng dữ liệu giá chứng khoán
và khối lượng giao dịch hàng ngày giai đoạn từ ngày 02/01/2002 đến ngày
29/07/2005. Kết quả của kiểm định nhân quả Granger cho thấy khối lượng có khả
năng tiên đoán sự biến động tỷ suất sinh lợi chứng khoán, bất kể phương pháp tính
biến động được sử dụng. Điều này là do mức trần tối đa áp đặt sự thay đổi giá và
giao dịch không đồng bộ, gây trở ngại cho cơ chế truyền tải.
17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC GIẢ THUYẾT
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, luận văn này phân tích bao gồm hai phần:
- Về mối quan hệ đồng thời giữa sự thay đổi giá chứng khoán và khối lượng giao
dịch, nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy có mối quan hệ đồng thời đồng biến
giữa chúng. Vì vậy, luận văn có giả thuyết như sau:
Giả thuyết 1
: Khối lượng giao dịch không có ảnh hưởng đến sự thay đổi giá chứng
khoán.
- Về mối quan hệ nhân quả giữa sự thay đổi giá chứng khoán và khối lượng giao
dịch, các tài liệu chỉ ra rằng quan hệ nhân quả giữa chúng cần được xem xét. Vì
vậy, luận văn có giả thuyết:
Giả thuyết 2
: Sự thay đổi giá chứng khoán không tác động nhân quả Granger lên
khối lượng giao dịch.
Giả thuyết 3
: Khối lượng giao dịch không tác động nhân quả Granger lên sự thay
đổi giá chứng khoán.
Luận văn sử dụng mô hình ARCH/GARCH để kiểm định giả thuyết đầu tiên và
dùng kiểm định quan hệ nhân quả Granger để kiểm định hai giả thuyết cuối cùng.
2.2. MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHÉP TÍNH CÁC BIẾN
Mẫu dữ liệu được sử dụng trong luận văn này bao gồm chỉ số chứng khoán
VNIndex và số lượng cổ phiếu được giao dịch theo tần suất tuần của Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), giai đoạn từ ngày 24/12/2007 đến
ngày 01/08/2014, gồm 339 cặp dữ liệu có liên quan. Luận văn sử dụng dữ liệu giai
đoạn từ cuối năm 2007 đến nay vì có ít nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam giai
đoạn trong và sau cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán thế giới, điều này thúc
18
đẩy tôi nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ cuối năm
2007 đến nay để xác định vai trò của khối lượng giao dịch và sự thay đổi giá ở thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Theo phương pháp tính của Attari et al. (2012), dữ liệu hàng ngày được chuyển
thành dữ liệu hàng tuần bằng cách lấy trung bình cả tuần của số lượng cổ phiếu
được giao dịch (VOL
t
) và chỉ số giá chứng khoán VNIndex
close
(P
t
). Việc sử dụng
dữ liệu hàng tuần vì thị trường nhỏ, giao dịch ít và để tránh hiệu ứng ngày trong
tuần (Day of the week effect) (Darwish, 2012; Attari et al., 2012). Kết quả nghiên
cứu của Loc (2012) cho thấy có hiệu ứng ngày trong tuần trên tỷ suất sinh lợi chứng
khoán tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Sự thay đổi giá chứng khoán hàng tuần (R
t
) được tính toán bằng cách:
R
t
= Ln(P
t
/P
t-1
) (2.1)
Đối với khối lượng giao dịch, có các tính khác nhau có thể được tìm thấy trong các
nghiên cứu trước đây. Jain and Joh (1988), Hiemstra and Jones (1994), Jiang and
Kryzanowski (1997), Silvapulle and Choi (1999), và Lee and Rui ( 2002) đã sử
dụng số lượng cổ phiếu được giao dịch. Chen and Chu (2001) sử dụng logarit của
số lượng cổ phiếu được giao dịch. Saatcioglu and Starks (1998) sử dụng tỷ lệ của
giá trị cổ phiếu được giao dịch trên vốn hoá thị trường. Gunduz and Hatemi-J
(2005) sử dụng số lượng cổ phiếu được giao dịch và tỷ lệ của giá trị cổ phiếu được
giao dịch trên vốn hoá thị trường. Họ đã tìm thấy cùng một kết quả từ việc sử dụng
các cách tính khác nhau. Luận văn này sử dụng logarit cơ số tự nhiên của số lượng
cổ phiếu được giao dịch là đại diện cho khối lượng giao dịch.
V
t
= Ln(VOL
t
) (2.2)
Vì khối lượng giao dịch (V
t
) chỉ có giá trị dương. Vì vậy, ngoài khối lượng giao
dịch, luận văn cũng sử dụng phương pháp của Kamath and Wang (2006), Darwish