Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH



TRƢƠNG THỊ ÁI HOA

VẬN DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM


Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng
Mã số : 60340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Kinh Tế TPHCM


Tôi tên là Trương Thị Ái Hoa, là tác giả của luận văn thạc sĩ “ VẬN DỤNG
CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT
TẠI MỘT SỐ NHTMCP VIỆT NAM”.


Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi tìm hiểu và tập hợp các kiến
thức về lý thuyết cũng như thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp phát triển công cụ
tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại một số NHTMCP Việt Nam.


Học viên Trƣơng Thị Ái Hoa












MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT, PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI
SUẤT VÀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 1
1.1 Phòng ngừa rủi ro lãi suất: 1

1.1.1 Lãi suất : 1
1.1.1.1 Khái niệm về lãi suất: 1
1.1.1.2 Phân loại lãi suất: 1
1.1.1.3 Vai trò của lãi suất đối với các ngân hàng thương mại: 2
1.1.2 Rủi ro lãi suất: 3
1.1.2.1 Khái niệm về rủi ro lãi suất: 3
1.1.2.2 Các hình thức của rủi ro lãi suất: 3
1.1.2.3 Các yêu cầu về vốn đối với rủi ro lãi suất theo chuẩn mực Basel: 4
1.1.2.4 Nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng: 6
1.1.2.5 Mục tiêu của phòng ngừa rủi ro lãi suất: 7
1.1.2.6 Đo lường rủi ro lãi suất: 8
1.1.2.7 Các phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất: 11
1.2 Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất: 12
1.2.1 Hợp đồng lãi suất kỳ hạn: 12
1.2.2 Hợp đồng lãi suất tương lai: 13
1.2.3 Hợp đồng hoán đổi lãi suất: 18
1.2.4 Hợp đồng quyền chọn lãi suất: 20
1.2.4.1 Hợp đồng mua quyền chọn mua lãi suất – Caps: 21
1.2.4.2. Hợp đồng mua quyền chọn bán lãi suất – Floors: 22
1.2.4.3 Hợp đồng đồng thời mua và bán lãi suất – Collars: 23
1.2.5 Lợi ích và hạn chế của công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro
lãi suất: 23
1.2.5.1 Lợi ích của công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất: 23
1.2.5.2 Hạn chế của công cụ tài chính phái sinh lãi suất: 24
1.3 Kinh nghiệm vận dụng công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất ở
các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 25
1.3.1 Kinh nghiệm tại Mỹ: 25
1.3.2 Kinh nghiệm tại Ấn Độ: 26
1.3.3 Kinh nghiệm tại Trung Quốc: 27

1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 28
Kết luận chƣơng 1: 30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 31
2.1 Thực trạng rủi ro lãi suất tại một số Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: 31
2.1.1 Chính sách điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà Nước trong giai đoạn
từ 2010- 2012: 31
2.1.1.1 Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà Nước năm 2010: 31
2.1.1.2 Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà Nước năm 2011: 32
2.1.1.3 Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà Nước năm 2012: 34
2.1.2 Sự biến động lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012: 36
2.1.2.1 Sự biến động lãi suất của các NHTMCP VN năm 2010: 36
2.1.2.2 Sự biến động lãi suất của các NHTMCP VN năm 2011: 38
2.1.2.3 Sự biến động lãi suất của các NHTMCP VN năm 2012: 41
2.2. Thực trạng giao dịch phái sinh lãi suấ 43
2.2.1 Sự phát triển của thị trường các công cụ tài chính phái sinh trên thế giới: 43
2.2.2 Tình hình giao dịch phái sinh lãi suất trên thế giới trong giai đoạn năm
2010-2012: 46
2.3 Thực trạng vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất
tại một số Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: 48
2.3.1 Cơ sở pháp lý cho việc vận dụng công cụ tài chính phái sinh lãi suất: 48
2.3.2 Thực trạng việc vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi
ro lãi suất tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát triển Việt Nam (BIDV): 50
2.3.3 Thực trạng việc vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi
ro lãi suất tạ 57
2.3.4 Thực trạng việc vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi
ro lãi suất tại Ngân Hàng TMCP Á Châu: 61
2.3.5 Thực trạng việc vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi

ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank): 64
2.3.6 Thực trạng việc vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi
ro lãi suất tại NHTMCP Ðông Á: 66
2.3.7 Thực trạng vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi
suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á: 67
2.3.8 Thực trạng vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi
suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB): 68
2.3.9 Đánh giá thực trạng vận dụng cộng cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa
rủi ro lãi suất tại một số NHTMCP Việt Nam: 69
2.3.9.1 Kết quả đạt được: 69
2.3.9.2 Những mặt hạn chế: 70
2.3.10 Nguyên nhân của những hạn chế: 70
Kết luận chƣơng 2: 73
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 74
3.1 Định hướng phát triển các Ngân hàng thương mại cổ phần đến năm 2020: 74
3.2 Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng công cụ tài chính phái sinh lãi suất
tại các NHTMCP Việt Nam: 75
3.2.1 Những thuận lợi: 75
3.2.1.1 Sự hỗ trợ của NHNN và Chính phủ về chủ trương, chính sách và hình
thành khung pháp lý cho các giao dịch phái sinh lãi suất: 75
3.2.1.2 Sự gia tăng mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: 75
3.2.1.3 Mạng lưới ngân hàng hoạt động rộng khắp, thị phần rộng lớn trong cả
nước: 75
3.2.1.4 Thị trường giao dịch phái sinh lãi suất của Việt Nam ra đời muộn
hơn so với các nước trên thế giới nhưng mang lại cho Việt Nam những
thuận lợi đáng kể: 76
3.2.2 Những khó khăn: 76
3.3 Giải pháp vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất

tại các NHTMCP Việt Nam: 78
3.3.1 Những giải pháp vĩ mô: 78
3.3.1.1. Về phía Ngân hàng Nhà Nước: 78
3.3.1.2 Về phía cơ quan Chính phủ : 81
3.3.2 Giải pháp vi mô: 82
3.3.2.1 Đối với NHTMCP: 82
3.3.2.2 Đối với các doanh nghiệp: 86
Kết luận chƣơng 3: 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu
ALCO : Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có
BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
BIS : Ngân hàng Thanh Toán Quốc Tế
CAPS : Quyền chọn lãi suất trần
CCTCPS : Công cụ tài chính phái sinh
COLLARS : Quyền chọn lãi suất trần-sàn
CPI : Chỉ số giá tiêu dùng
DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
EU : Liên minh Châu Âu
FED : Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ
FLOORS : Quyền chọn lãi suất sàn
HĐQT : Hội đồng quản trị
IMF : Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
PBC : Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc
QLRR : Quản lý rủi ro

RBI : Ngân hàng Trung Ương Ấn Độ
TCTD : Tổ chức tín dụng
UBQLRR : Ủy ban quản lý rủi ro
VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
WTO : Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Khối lượng giao dịch các công cụ phái sinh trên thế giới
Bảng 2.2: Khối lượng giao dịch các công cụ phái sinh lãi suất trên thế giới
Bảng 2.3: Doanh số giao dịch phái sinh tại BIDV
Bảng 2.4 : Kết quả lãi/lỗ của các giao dịch phái sinh lãi suất tại BIDV
Bảng 2.5: Thu nhập của các giao dịch phái sinh tại VCB
Bảng 2.6 : Kết quả lãi/lỗ của các giao dịch phái sinh lãi suất tại VCB
Bảng 2.7: Doanh số của các giao dịch phái sinh tại ACB
Bảng 2.8 : Kết quả lãi/lỗ của các giao dịch phái sinh lãi suất tại ACB















DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 : Tình hình lãi suất điều hành của NHNN năm 2010-2012
Biểu đồ 2.2 : Sự biến động lãi suất huy động bình quân (VND) năm 2010 - 2012
Biểu đồ 2.3 : Doanh số giao dịch các sản phẩm phái sinh thế giới
Biểu đồ 2.4 : Doanh số giao dịch phái sinh tại BIDV
Biểu đồ 2.5 : Doanh số giao dịch phái sinh lãi suất tại BIDV
Biểu đồ 2.6 : Thu nhập giao dịch phái sinh lãi suất tại VCB
Biểu đồ 2.7 : Doanh số giao dịch phái sinh lãi suất tại ACB




LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính thiết thực của đề tài:
Rủi ro là điều tất yếu xảy ra trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội nếu con người
không biết phòng tránh hay tìm cách hạn chế rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động tài
chính, điển hình là ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro
khác nhau như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất thì rủi
ro lãi suất cần phải được quan tâm vì lãi suất thị trường thường thay đổi theo tình
hình lạm phát và chính sách điều hành lãi suất của Nhà Nước. Sự thay đổi lãi suất
trên thị trường làm cho ngân hàng và các doanh nghiệp gặp rủi ro về lãi suất và
khiến cho thu nhập thay đổi .
Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây rơi vào tình
trạng suy thoái và không ổn định dẫn đến lãi suất có nhiều biến động mạnh. Các
công cụ tài chính phái sinh là phương tiện bảo hiểm rủi ro đang trở nên ngày càng
phổ biến trên thị trường tài chính thế giới. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế
giới, các NHTMCP Việt Nam cần áp dụng công cụ tài chính hiện đại như công cụ

tài chính phái sinh có thể giúp ngân hàng phòng tránh rủi ro trước sự biến động của
lãi suất trên thị trường, bảo toàn được tài sản cũng như làm tăng thu nhập trong
hoạt động kinh doanh và bổ sung thêm một loại hình dịch vụ mới khi kinh doanh
các công cụ tài chính phái sinh để phòng chống rủi ro lãi suất cho các doanh nghiệp.
Cho nên tác giả chọn đề tài “ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng
ngừa rủi ro lãi suất tại một số NHTMCP Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu với
mong muốn các công cụ tài chính phái sinh lãi suất sẽ trở thành công cụ tài chính
phổ biến để phòng ngừa rủi ro lãi suất tại một số NHTMCP Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng và đánh giá tình hình áp
dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại một số
NHTMCP VN. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp để vận dụng công cụ tài chính
phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTMCP VN.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình áp dụng công cụ tài chính
phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại một số NHTMCP Việt Nam, đánh giá
những thuận lợi cũng như những khó khăn trong quá trình vận dụng CCTCPS lãi
suất của các NHTMCP Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng áp dụng công cụ tài chính
phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất cho chính ngân hàng cũng như thực hiện
dịch vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất cho các doanh nghiệp tại các NHTMCP VN, điển
hình tại 7 ngân hàng TMCP tại Việt Nam là ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển
Việt Nam (BIDV), ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN, ngân hàng TMCP Á
Châu, ngân hàng TMCP Công Thương VN, ngân hàng TMCP Đông Á, ngân hàng
TMCP Nam Á, ngân hàng TMCP Phương Đông từ năm 2010 đến năm 2012.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh và phương pháp phân tích để tìm hiểu và đánh giá tình hình áp
dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại một số NHTMCP Việt

Nam .
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Luận văn đã giải thích cụ thể những khái niệm cơ bản và cơ chế bảo hiểm rủi
ro lãi suất của các công cụ tài chính phái sinh lãi suất. Đồng thời thông qua việc tìm
hiểu, phân tích thực trạng vận dụng công cụ tài chính phái sinh lãi suất tại một số
NHTMCP Việt Nam, đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế, từ đó đưa ra
các giải pháp thiết thực phù hợp với thực tế nhằm hoàn thiện và phát triển các công
cụ tài chính phái sinh hiện đại trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các ngân hàng
này.Tác giả mong rằng luận văn sẽ góp phần phát triển các công cụ tài chính phái
sinh trở thành công cụ tài chính phổ biến trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các
NHTMCP Việt Nam .
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận bố cục của luận văn bao gồm 3 phần chính sau:

Chương 1: Tổng quan về lãi suất, phòng ngừa rủi ro lãi suất và các công cụ tài chính
phái sinh
Chương 2: Thực trạng vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro
lãi suất tại một số NHTMCP Việt Nam
Chương 3: Giải pháp vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro
lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam
1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT, PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI
SUẤT VÀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
1.1 Phòng ngừa rủi ro lãi suất:
1.1.1 Lãi suất :
1.1.1.1 Khái niệm về lãi suất:
Trong thị trường hàng hóa, hàng hóa và dịch vụ được mua và bán thông qua
giá cả, nhưng trên thị trường tài chính, hàng hóa là quyền sử dụng vốn và giá cả
chính là lãi suất. Nói một cách khác, lãi suất là giá mà người vay phải trả để được

sử dụng vốn không thuộc sở hữu của họ trong khoảng thời gian nhất định và là lợi
tức của người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
Ở góc độ người cho vay, lãi suất là tỷ suất lợi tức, nghĩa là tỷ lệ phần trăm
giữa lợi tức và doanh số cho vay trong một khoảng thời gian nhất định.
Thực chất, lãi suất chính là giá cả của tín dụng và nó được xác định thông qua
quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.
1.1.1.2 Phân loại lãi suất:
Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
+ Lãi suất ngắn hạn: Lãi suất áp dụng cho quan hệ tín dụng ngắn hạn thường là dưới
một năm
+ Lãi suất dài hạn: Lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng trung và dài hạn
Căn cứ vào sự linh hoạt của lãi suất:
+ Lãi suất cố định: Lãi suất được duy trì cố định trong suốt thời hạn cho vay
+ Lãi suất thả nổi: Lãi suất có thể thay đổi trong thời hạn vay trên cơ sở phù hợp
với sự biến động của thị trường
Căn cứ vào giá trị của tiền lãi:
+ Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ chưa trừ đi
tỷ lệ lạm phát hay là lãi suất công bố hoặc thỏa thuận trong các quan hệ tín dụng
+ Lãi suất thực: là lãi suất được xác định trên cơ sở điều chỉnh lại cho đúng theo
những thay đổi về lạm phát hay nói cách khác lãi suất thực là lãi suất đã loại trừ tỷ
lệ lạm phát.
2

Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng:
+ Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất mà ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi
vào ngân hàng
+ Lãi suất tín dụng ngân hàng: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng
+ Lãi suất chiết khấu: là lãi suất cho vay mà ngân hàng thương mại cho khách hàng
vay thông qua nghiệp vụ cho vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc các
giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán. Nó được tính bằng tỷ lệ % của tiền lãi trên

tổng giá trị của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng cấp tiền vay cho
khách hàng.
+ Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay của ngân hàng Nhà Nước khi ngân hàng
Nhà Nước cho ngân hàng thương mại vay thông qua nghiệp vụ cho vay dưới hình
thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán .
+ Lãi suất cơ bản: là lãi suất do ngân hàng Nhà Nước ấn định, làm cơ sở cho các
ngân hàng thương mại xác định lãi suất kinh doanh của mình.
+ Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất vay và cho vay giữa các ngân hàng trên thị
trường liên ngân hàng
+ Lãi suất tái cấp vốn: là lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà Nước đối với các
ngân hàng thương mại dưới hình thức tái cấp vốn.
Căn cứ vào loại tiền cho vay:
+ Lãi suất nội tệ: là lãi suất cho vay và đi vay nội tệ
+ Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay ngoại tệ
1.1.1.3 Vai trò của lãi suất đối với các ngân hàng thƣơng mại:
Lãi suất ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh
doanh của NHTM và khách hàng. Nếu lãi suất hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc
đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển và ngược lại. Bởi vậy lãi suất ngân hàng
vừa là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà Nước vừa là công cụ điều hành vi mô của các
NHTM.
NHTM với hai nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh của mình là huy
động vốn và sử dụng vốn đã phản ánh quy mô hoạt động của các NHTM. NHTM
3

huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong các doanh nghiệp và dân cư để cho vay phát
triển kinh tế và các nhu cầu tiêu dùng khác của nhân dân. Khi huy động tiền gửi mà
với lãi suất thấp thì không khuyến khích doanh nghiệp và dân cư gửi tiền nhàn rỗi
vào ngân hàng, sẽ dẫn đến hậu quả là NHTM không đủ vốn để cho vay đáp ứng yêu
cầu vay vốn của khách hàng. Ngược lại, nếu lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh không có lãi hoặc lãi quá thấp sẽ thu hẹp sản xuất hoặc

ngừng hoạt động để gửi vốn vào ngân hàng. Chính vì thế, để huy động vốn và cho
vay có hiệu quả, NHTM phải xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay một cách
hợp lý.
1.1.2 Rủi ro lãi suất:
1.1.2.1 Khái niệm về rủi ro lãi suất:
Trong hoạt động kinh doanh, các chủ thể kinh tế sẽ gặp rất nhiều rủi ro, trong
đó rủi ro lãi suất là rủi ro mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có sự biến động lãi
suất.
Timothy W.Koch cho rằng: Rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập
lãi ròng và giá thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của mức lãi
suất.
Rủi ro lãi suất phát sinh khi có chênh lệch về kỳ hạn tái định giá giữa tài sản
Nợ và tài sản Có của ngân hàng. Mỗi một biến động của tỷ lệ lãi suất ảnh hưởng
trực tiếp và sâu rộng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường
hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập
và giá trị ròng của ngân hàng. Biến động lãi suất trên thị trường sẽ làm thay đổi thu
nhập ròng từ lãi suất của ngân hàng và các thu nhập nhạy cảm lãi suất khác cũng
như tác động đến chi phí hoạt động của ngân hàng và ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời và giá trị cổ đông. Tuy nhiên, rủi ro lãi suất vượt quá mức sẽ đe dọa đến lợi
nhuận và vốn của ngân hàng.
1.1.2.2 Các hình thức của rủi ro lãi suất:
Rủi ro về giá: Phát sinh khi lãi suất thị trường tăng sẽ làm giảm giá trị các
4

khoản đầu tư dài hạn lãi suất cố định của ngân hàng. Nếu ngân hàng muốn bán
những công cụ tài chính này trong giai đoạn lãi suất tăng, ngân hàng phải chấp
nhận tổn thất.
Rủi ro tái đầu tƣ xuất hiện khi lãi suất thị trường hạ khiến ngân hàng phải
chấp nhận đầu tư nguồn vốn của mình vào những tài sản có mức sinh lợi thấp

hơn, hạ thấp thu nhập kỳ vọng trong tương lai của ngân hàng.
Cả hai trường hợp rủi ro về giá và rủi ro tái đầu tư đều tồn tại sự không phù
hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn trong điều kiện các hợp đồng huy động
và tài trợ với lãi suất cố định. Tình trạng này kết hợp cùng sự thay đổi lãi suất
ngoài dự kiến của thị trường làm nảy sinh tổn thất cho ngân hàng.
1.1.2.3 Các yêu cầu về vốn đối với rủi ro lãi suất theo chuẩn mực Basel:
Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một Ủy ban bao gồm các
chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1974 bởi các
Thống đốc ngân hàng Trung Ương của nhóm 10 nước (G10) xuất phát từ sau một
loạt các cuộc khủng hoảng về tiền tệ quốc tế và thị trường ngân hàng, trong đó đáng
chú ý nhất chính là sự sụp đổ của ngân hàng Herstatt ở Tây Đức lúc bấy giờ. Hiện
nay, thành viên của Ủy ban này gồm các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa
Kỳ, Luxembuorg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha,Thụy Điển,Thụy Sỹ và Ý. Các quốc gia
được đại diện bởi ngân hàng Trung Ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân
hàng. Ủy ban Basel này được nhóm họp 4 lần trong một năm.
Quan điểm của Ủy ban là: Sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc
gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, có thể đe dọa đến sự ổn định về tài
chính trong cả nội bộ quốc gia đó và trên trường quốc tế. Vì vậy, nhu cầu nâng cao
sức mạnh của hệ thống tài chính nhất thiết phải được nhiều quốc gia, tổ chức trên
thế giới nói chung và Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng nói riêng đặc
biệt quan tâm.
Trong nhiều năm qua, Ủy ban Basel đã đưa ra các tiêu chuẩn giám sát rộng rãi
toàn cầu, qua việc hợp tác chặt chẽ với nhiều ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng
của các nước không phải là thành viên. Vào năm 1997, Ủy ban Basel đã phát triển
5

một tập hợp “Các nguyên tắc nòng cốt cho việc giám sát hoạt động ngân hàng hiệu
quả” mà nó cung cấp một khuôn khổ cho hệ thống giám sát hiệu quả.
Rủi ro thị trường theo Ủy ban Basel đó là rủi ro xảy ra sự mất mát trong trạng
thái giao dịch khi giá cả biến động bất thường. Thông thường rủi ro thị trường sẽ

gắn liền với bốn loại rủi ro cơ bản trên các giao dịch sổ sách đó là rủi ro lãi suất, rủi
ro về trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa.
Theo qui định của Basel II khi đánh giá rủi ro thị thường cho phép các ngân
hàng tính thêm phần vốn cấp 3 gồm các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn với mục
đích dự trữ.Vốn cấp 3 này bị giới hạn 250% vốn cấp 1 dùng để đối phó với rủi ro
thị trường có nghĩa là có thể chỉ có 28.5% rủi ro thị trường cần vốn cấp 1 đảm bảo.
Nếu có vốn cấp 2 bảo đảm cho rủi ro thị trường thì vốn cấp 3 cũng bị chi phối tính
theo tỷ lệ giới hạn 250% vốn cấp 2.
Việc tính toán yêu cầu vốn đối với rủi ro thị trường được thực hiện bằng
cách lấy phần ước tính rủi ro thị trường nhân với 12.5 cộng vào kết quả tổng tài
sản có rủi ro tương ứng với rủi ro tín dụng. Rủi ro thị trường được đo lường phổ
biến bằng giá trị VaR (value-at-risk).
Khi đánh giá rủi ro lãi suất theo phương pháp mô hình nội bộ, các ngân hàng
thương mại cần được sự chấp thuận từ phía cơ quan giám sát ngân hàng.
Yêu cầu tối thiểu mà mỗi ngân hàng phải đáp ứng bao gồm:
- Phải có hệ thống quản trị rủi ro tương thích, hiện đại và đầy đủ dữ liệu cần
thiết.
- Có đủ số lượng chuyên viên được trang bị kỹ năng sử dụng các mô hình
phức tạp không chỉ trong giao dịch mà còn trong quản trị rủi ro, kiểm toán. Mô
hình của ngân hàng được cơ quan giám sát đánh giá có chất lượng, đã qua kiểm
định về tính hợp lý và chính xác khi đo lường rủi ro.
Một khi đã được chấp thuận thực hiện phương pháp mô hình nội bộ, các
ngân hàng sẽ xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn như: Đối với
rủi ro lãi suất phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất của mỗi đồng
6

tiền liên quan đến danh mục đầu tư của ngân hàng trên cơ sở nhạy cảm rủi ro lãi
suất kể cả các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán.
Trên cơ sở những tiêu chuẩn về mô hình quản trị rủi ro này, các ngân hàng sẽ
xác định được giá trị VaR của mỗi giao dịch, của các danh mục và của toàn bộ

hoạt động ngân hàng. Độ tin cậy của việc tính toán này theo yêu cầu phải đạt tối
thiểu 99%.
1.1.2.4 Nguyên nhân và ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng:
a) Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất:
Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ:
+ Kỳ hạn của tài sản Có lớn hơn kỳ hạn của tài sản Nợ:
Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn. Nếu lãi suất huy
động tăng lên trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không đổi, ngân hàng sẽ
gặp rủi ro
+ Kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản Nợ:
Ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tư với kỳ hạn ngắn. Nếu lãi
suất huy động không đổi trong khi lãi suất cho vay và đầu tư giảm xuống, ngân
hàng sẽ gặp rủi ro.
Ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho
vay:
- Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tư với lãi suất
biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi
trong khi thu nhập lãi giảm dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm.
- Ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tư với lãi suất
cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng theo
lãi suất thị trường trong khi thu nhập lãi không đổi dẫn đến lợi nhuận ngân
hàng giảm.
Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế dẫn đến
vốn của ngân hàng không đƣợc bảo toàn sau khi cho vay:
7

Lãi suất cho vay danh nghĩa = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát dự kiến
Khi dự kiến lãi suất cho vay 8%=3% (lãi suất thực) + 5% (tỷ lệ lạm phát dự kiến).
Nếu sau khi cho vay tỷ lệ lạm phát thực tế là 8% thì lãi suất thực ngân hàng được

hưởng sẽ là 0%.
b) Ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng:
Từ những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất có thể thấy những ảnh hưởng của rủi
ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như sau:
- Rủi ro LS làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng, giảm thu nhập từ tài
sản của ngân hàng.Từ đó làm giảm giá trị thị trường của tài sản Có và vốn
chủ sở hữu của ngân hàng và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
- Khi rủi ro lãi suất làm lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút sẽ gây ảnh
hưởng lớn đến uy tín và thương hiệu của ngân hàng khiến cho khách hàng,
cổ đông mất lòng tin thì càng ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng về lâu dài.
- Nếu rủi ro lãi suất đến một mức độ nào đó khiến cho một ngân hàng lâm vào
tình trạng kiệt quệ tài chính không đảm bảo khả năng thanh khoản thì
không những gây thiệt hại cho chính ngân hàng đó mà ảnh hưởng dây
chuyền đến toàn hệ thống ngân hàng.
1.1.2.5 Mục tiêu của phòng ngừa rủi ro lãi suất:
Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của phòng ngừa rủi ro lãi suất
là hạn chế tối đa những thiệt hại từ việc biến động lãi suất gây ảnh hưởng đến thu
nhập của ngân hàng. Ngân hàng muốn đạt được mục tiêu này cần phải:
- Phân tích những tài sản và nợ nhạy cảm nhất với sự biến động của lãi suất.
- Duy trì cố định tỷ lệ lãi ròng cận biên (NIM), đảm bảo NIM phải đạt được mức độ
nhất định để bảo vệ thu nhập của ngân hàng trước rủi ro lãi suất (NIM trung bình
nằm trong khoảng 3,5% - 4%).
8

NIM: Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng cận biên -Net
Interest Margin)
Hệ số chênh lệch lãi thuần = (Thu nhập lãi – Chi phí lãi ) / Có sinh lời x 100%

Trong đó:
Thu nhập lãi: Lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng
khoán….
Chi phí lãi: Chi phí huy động vốn, đi vay….
Tổng tài sản Có sinh lời = Tổng tài sản Có – Tiền mặt & Tài sản cố định
Công thức xác định hệ số thu nhập lãi ròng cận biên (NIM) trên cho thấy: Nếu chi
phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho
vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại,
rủi ro lãi suất sẽ lớn.
1.1.2.6 Đo lƣờng rủi ro lãi suất:
a) Mô hình định giá lại ( Khe hở nhạy cảm lãi suất ):
Mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị
ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi suất từ tài sản có với chi phí lãi
suất phải trả cho tài sản nợ sau một thời gian nhất định. Phân loại như trên nhằm
đưa các tài sản có và tài sản nợ về cùng một nhóm có cùng kỳ hạn từ đó đo lường
sự thay đổi của thu nhập ròng từ lãi suất của các nhóm với sự thay đổi lãi suất của
thị trường. Mô hình định giá lại đo lường sự thay đổi của tài sản và nợ khi lãi suất
biến động dựa vào chia nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn định giá lại của chúng.
Theo phương pháp này các nhà quản trị ngân hàng tính toán mức chênh lệch
tích lũy giữa giá trị lịch sử của tài sản có nhạy lãi và tài sản nợ nhạy lãi, từ đó tính
toán được mức thay đổi của thu nhập ròng. Chênh lệch giữa giá trị tài sản có nhạy
lãi và tài sản nợ nhạy lãi gọi là khe hở nhạy cảm lãi suất.
Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản Có nhạy lãi – Tài sản Nợ nhạy lãi
Mức thay đổi lợi nhuận của ngân hàng = Khe hở nhạy cảm lãi suất x Mức thay đổi
lãi suất
Các trường hợp có thể xảy ra khi xác định khe hở nhạy cảm lãi suất:
9

Khe hở nhạy cảm lãi suất = 0: Tổng tài sản nhạy lãi = Tổng nợ nhạy lãi.
Trường hợp này lãi suất biến động tăng hay giảm thì rủi ro lãi suất không xuất hiện

vì mức tăng (giảm) của thu nhập lãi và chi phí lãi bằng nhau, không ảnh hưởng đến
lợi nhuận của ngân hàng .
Khe hở nhạy cảm lãi suất > 0: Tổng tài sản nhạy lãi > Tổng nợ nhạy lãi
Khi lãi suất thị trường tăng, rủi ro lãi suất không xuất hiện mà lợi nhuận ngân hàng
tăng.
Ngược lại khi lãi suất thị trường giảm, rủi ro lãi suất xuất hiện, lợi nhuận của ngân
hàng giảm.
Khe hở nhạy cảm lãi suất < 0: Tổng tài sản nhạy lãi < Tổng nợ nhạy lãi
Khi lãi suất thị trường tăng, rủi ro lãi suất xuất hiện, lợi nhuận ngân hàng giảm.
Ngược lại khi lãi suất thị trường giảm, rủi ro lãi suất không xuất hiện mà lợi nhuận
của ngân hàng tăng.
Như vậy ta thấy phương pháp tốt nhất và đơn giản nhất để ngân hàng có thể phòng
ngừa rủi ro lãi suất là duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất bằng 0.
Nếu ngân hàng tin vào khả năng dự báo lãi suất của mình thì có thể sử dụng
phương pháp quản trị chủ động rủi ro lãi suất như sau:

Độ lệch tiền tệ
Dự đoán rủi ro
Biện pháp quản trị
Tài sản nhạy lãi
( Độ lệch tích cực)
Lãi suất giảm
Giảm tài sản nhạy lãi
Tăng nợ nhạy lãi
Nợ nhạy lãi
(Độ lệch tiêu cực)
Lãi suất tăng
Tăng tài sản nhạy lãi
Giảm nợ nhạy lãi
b) Quản lý khe hở kỳ hạn:

Nhược điểm của mô hình định giá lại là chú trọng vào thu nhập kế toán hơn là
giá trị thị trường của vốn. Do đó đòi hỏi phải có một mô hình hoàn hảo hơn trong
đo lường và kiểm soát rủi ro lãi suất của các ngân hàng. Mô hình phân tích độ lệch
thời lượng là một phương pháp thay thế, đặt trọng tâm vào giá trị thị trường của vốn
trong đó giá trị thị trường tiêu biểu cho giá trị hiện tại và tương lai của thu nhập.
10

Phương pháp này chủ yếu dựa vào chênh lệch thời lượng giữa tài sản với nợ
để đánh giá và kiểm soát rủi ro lãi suất.Thời lượng tồn tại của tài sản là thước đo
thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại
của nó. Khi lãi suất thị trường biến động thì thời lượng (D) là phép đo độ nhạy cảm
của thị giá tài sản (P)
- Thời lượng (kỳ hạn hoàn vốn) của tài sản là thời gian trung bình cần thiết để
thu hồi khoản vốn đã bỏ ra để đầu tư, là thời gian trung bình dựa trên dòng tiền
ngân hàng dự tính sẽ nhận được trong tương lai (thu nhập ngân hàng mong đợi nhận
được từ các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán như thu lãi từ cho vay, lãi đầu tư
chứng khoán) .
- Thời lượng (kỳ hạn hoàn trả) của nợ là thời gian trung bình cần thiết để hoàn
trả khoản vốn đã huy động và đi vay, là thời gian trung bình của dòng tiền dự tính
sẽ ra khỏi ngân hàng (chi phí thanh toán lãi và vốn vay).
Công thức xác định thời lượng (kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả) của một
công cụ tài chính (khoản cho vay, đầu tư chứng khoán, khoản huy động vốn, đi
vay…) như sau:
D =
D: Thời lượng ( kỳ hạn hoàn vốn hay hoàn trả) của công cụ tài chính
i : Kỳ hạn khoản tiền được thanh toán
C
i:
Giá trị khoản tiền dự tính được thanh toán trong kỳ hạn i
P: Giá trị hiện tại của công cụ tài chính

YTM: Tỷ lệ thu nhập khi đến hạn của công cụ tài chính
P = +
Mối quan hệ giữa độ lệch thời lượng, lãi suất và giá trị thị trường của tài sản, nợ,
vốn chủ sở hữu:

11

DGAP
Lãi suất
Tài sản
Nợ
Vốn
Dương
Tăng
Giảm
Giảm
Giảm
Dương
Giảm
Tăng
Tăng
Tăng
Âm
Tăng
Giảm
Giảm
Tăng
Âm
Giảm
Tăng

Tăng
Giảm
Cân bằng
Tăng
Giảm
Giảm
Không đổi
Không
Giảm
Tăng
Tăng
Không đổi

Khi khe hở kỳ hạn dương (kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản > kỳ hạn hoàn
trả trung bình nợ ):
+ Nếu lãi suất tăng sẽ làm giảm giá trị ròng của ngân hàng
+ Nếu lãi suất giảm sẽ làm tăng giá trị ròng của ngân hàng
Khi khe hở kỳ hạn âm (kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản < kỳ hạn hoàn trả
trung bình của nợ ):
+ Nếu lãi suất tăng sẽ làm tăng giá trị ròng của ngân hàng
+ Nếu lãi suất giảm sẽ làm giảm giá trị ròng của ngân hàng
Khi khe hở kỳ hạn bằng 0 (kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản = kỳ hạn
hoàn trả của nợ):
Giá trị ròng của ngân hàng không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãi suất nghĩa là
mức tăng giảm của giá trị tài sản được cân bằng với mức tăng giảm của giá trị nợ.
1.1.2.7 Các phƣơng pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất:
- Mua bảo hiểm rủi ro lãi suất: Ngân hàng chuyển giao toàn bộ rủi ro lãi suất cho cơ
quan bảo hiểm chuyên nghiệp.
- Áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn): Khi lãi suất thị
trường thay đổi theo chiều hướng tăng, ngân hàng sẽ kịp thời tăng lãi suất cho vay.

- Áp dụng chiến lược chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất: Trong trường hợp có
thể dự báo được lãi suất (có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất như cung cầu về
vốn tín dụng, tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp, tỷ lệ lạm phát dự
kiến, chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà Nước trong từng thời kỳ), dự đoán chiều
12

hướng biến động trong tương lai của lãi suất để điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất
( Interest rate sensitive gap) và khe hở kỳ hạn (Duration gap) cho hợp lý nhất:
+ Nếu dự báo lãi suất tăng duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái dương
(Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất > Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất) và khe hở kỳ
hạn âm ( Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản < Kỳ hạn hoàn trả trung bình của
nợ) sẽ làm tăng thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng.
+ Nếu dự báo lãi suất giảm duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái âm (Tài
sản Có nhạy cảm với lãi suất < Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất) và khe hở kỳ hạn
dương (Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản > Kỳ hạn hoàn trả trung bình của
nợ).
- Áp dụng chiến lược quản trị thụ động trong trường hợp không thể dự báo được
chiều hướng biến động của lãi suất trong tương lai: Duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất
và khe hở kỳ hạn bằng 0 sẽ không ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị ròng của ngân
hàng dù cho lãi suất thị trường tăng hay giảm.
- Vận dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suất như thực hiện hợp đồng kỳ hạn (forward),
giao sau (Future), quyền chọn (Option) và hoán đổi (Swap) về lãi suất .
1.2 Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất:
1.2.1 Hợp đồng lãi suất kỳ hạn:
Hợp đồng lãi suất kỳ hạn là những thỏa thuận mua hoặc bán một loại tài sản
(hay những công cụ tài chính) với một mức lãi suất được thỏa thuận vào ngày hôm
nay cho việc chuyển giao công cụ tài chính vào một ngày được thỏa thuận trong
tương lai.
Giả sử ngân hàng dự báo lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới làm giảm giá trị thị
trường trên bảng cân đối tài sản của các trái phiếu mà ngân hàng đang nắm giữ. Để

bù đắp sự thua lỗ này, ngay từ bây giờ ngân hàng sẽ bán kỳ hạn số trái phiếu nói
trên với mức giá được thỏa thuận vào ngày hôm nay. Những trường hợp có thể xảy
ra khi hợp đồng đến hạn:
Nếu lãi suất thực tế tăng, ngân hàng sẽ bán trái phiếu cho người mua theo giá
hợp đồng và dùng số tiền đó mua lại số trái phiếu đã bán với giá rẻ hơn. Lãi thu
13

được từ trường hợp này được dùng để bù đắp khoản thua lỗ trên bảng cân đối tài
sản do trái phiếu giảm giá trên bảng cân đối tài sản.
Nếu lãi suất thực tế giảm, giá trị thị trường trên bảng cân đối tài sản của trái
phiếu sẽ tăng, ngân hàng cũng sẽ bán trái phiếu cho người mua theo giá hợp đồng
và dùng số tiền đó mua lại số trái phiếu đã bán với giá cao hơn. Lỗ từ trường hợp
này bù đắp bằng khoản lãi do trái phiếu tăng giá trên bảng cân đối tài sản.
Hợp đồng lãi suất kỳ hạn được giao dịch trên thị trường OTC, giữa các đối
tác với nhau, không có thị trường niêm yết chính thức.
Trong hợp đồng lãi suất kỳ hạn này, mỗi bên sẽ nhận rủi ro về lãi suất của bên
kia, theo đó bên mua lãi suất đồng ý vay, bên bán bán lãi suất đồng ý cho vay trên
danh nghĩa một khoản tiền theo lãi suất kỳ hạn. Tại ngày đáo hạn, các bên có thể
thanh toán cho nhau khoản chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn theo hợp đồng và lãi suất
kỳ hạn thực tế công bố tại ngày đáo hạn hoặc bên đi vay sẽ được vay khoản tiền với
lãi suất quy định của hợp đồng. Trong sản phẩm này, thông thường một bên sẽ là
ngân hàng và một bên là doanh nghiệp hoặc cũng có thể là ngân hàng khác. Lãi suất
kỳ hạn có thể được tính toán dựa trên cơ sở kỳ hạn cộng (+) với mức lợi nhuận nhất
định.
Ƣu điểm: Các điều khoản và điều kiện được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của
hai bên.Tính riêng biệt này đã mang đến sự linh hoạt cho các thành viên tham gia,
tiết kiệm tiền của họ và cho phép thị trường thích ứng một cách nhanh chóng với
các thay đổi trong nhu cầu và hoàn cảnh của thị trường.
Nhƣợc điểm: Một nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là không thể bị hủy bỏ
đơn phương mà không có sự thỏa thuận của cả hai đối tác. Nghĩa vụ của mỗi bên

không thể được chuyển giao cho bên thứ ba vì vậy hợp đồng kỳ hạn không có tính
thanh khoản cao, không có gì đảm bảo rằng sẽ không có một bên vỡ nợ và hủy bỏ
các nghĩa vụ hợp đồng.
1.2.2 Hợp đồng lãi suất tƣơng lai:
Hợp đồng tương lai là hợp đồng mua bán một lượng các tài sản tại một
thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá đã thỏa thuận ngày hôm nay.

×