Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Luận văn thạc sĩ Tác động của thay đổi trong tỷ giá hối đoái đến cầu xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 137 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***



LÊ KIM HIỀN



TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI TRONG
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CẦU XUẤT
KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***





LÊ KIM HIỀN



TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI TRONG
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CẦU XUẤT
KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM


Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60340201




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS.TRẦN NGỌC THƠ


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2013



LỜI CAM ĐOAN


- Tên đề tài: “Tác động của thay đổi trong tỷ giá hối đoái đến cầu xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam”.
- Giáo viên hướng dẫn: GS.TS.Trần Ngọc Thơ.
- Tên học viên: Lê Kim Hiền
- Số điện thoại liên lạc: 0908726872
- Ngày nộp luận văn: Tháng 10/2013
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của chính tác
giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu
thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng trong nghiên cứu là trung thực
và đều có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn




LÊ KIM HIỀN







MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 4
2.1. Lý thuyết về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt
động xuất khẩu 4
2.1.1 . Tỷ giá hối đoái 4
2.1.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu 5
2.2. Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây 6
2.2.1. Nghiên cứu tại nước ngoài 6
2.2.2. Nghiên cứu đã có tại Việt Nam 25
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. Mô hình nghiên cứu 27
3.2. Dữ liệu nghiên cứu 30
3.3. Phương pháp nghiên cứu 37
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
4.1. Kiểm định tính dừng cho các biến trong mô hình 39
4.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu cho tất cả các biến trong mô hình 41
4.3. Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen 41
4.4. Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn 42
4.5. Kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn 46


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Tài liệu tham khảo tiếng Việt 54
Tài liệu tham khảo tiếng Anh 55
PHỤ LỤC 57
Phụ lục 1 Danh mục hàng xuất khẩu thủy sản phân loại theo tiêu chuẩn
SITC năm chữ số 57

Phụ lục 2 Danh mục nguồn cung cấp dữ liệu trong luận văn 57
Phụ lục 3 Bảng tính REER và EV – Và giá trị của các biến trong mô hình 60
Phụ lục 4 Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình 94
Phụ lục 5 Kiểm định độ trễ tối ưu cho mô hình 110
Phụ lục 6 Kiểm định đồng liên kết Johansen 112
Phụ lục 7 Kết quả chạy mô hình VECM cho hàm cầu xuất khẩu thủy sản 121
Phụ lục 8 Kiểm định mức ổn định của hàm hồi quy 127












DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1. Tổng hợp những nghiên cứu trước đây
Hình 3.1. Tỷ giá thực hiệu lực từ năm quý I/2001 đến quý I/2013
Bảng 4.1. Kết quả kiểm định ADF của các biến trong mô hình
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy theo mô hình VECM đối với hàm cầu xuất khẩu
thủy sản theo tiêu chuẩn SITC năm chữ số
Bảng 4.4. Bảng kết quả hồi quy mối quan hệ trong ngắn hạn



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADF: Kiểm định Dickey – Fuller mở rộng - Augmented Dickey Fuller
AIC: hệ số Akaike – Akaike information criterion
ARDL: tự hồi quy phân phối trễ - Autogressive distributed lag
AUD: Đồng đô la Úc - Australian Dollar
CNY: Đồng nhân dân tệ - Chinese Yuan
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng – Consumer price index
ECM: mô hình hiệu chỉnh sai số - Error correction models
EU: Liên minh Châu Âu - European Union
EUR: Đồng tiền chung Châu Âu – Euro
JPY: Đồng yên Nhật Bản – Japanese Yen
FOB: Giá bán hàng không bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm - Free On
Board


GDP: thu nhập quốc dân – Gross Domestic Product
HKD: Đồng đô HongKong - Hong Kong Dollar
IMF: Qũy tiền tệ quốc tế - International Monetary Fund
KRW: Đồng won Hàn Quốc - Korean Won
LDCs: những quốc gia kém phát triển nhất - Least Developed Countries
MYR: đồng ringit Malaysia - Malaysian Ringgit
NEER: tỷ giá danh nghĩa hiệu lực - Norminal effective exchange rate
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - Organization for Economic
Co-operation and Development
OLS: phương pháp bình phương bé nhất - Ordinary least squares
PPP: ngang giá sức mua- purchasing power parity
REER: tỷ giá thực hiệu lực hay tỷ giá thực đa phương – Real effective
exchange rate
SGD: Đồng đô là singapore – Singapore dollar

SITC: Hệ thống phân loại thương mại tiêu chuẩn quốc tế - Standard
International Trade Classification
VECM: mô hình hiệu chỉnh sai số vector - Vector error correction model
THB: Đồng bath Thái Lan - Thai baht
ULC: chi phí đơn vị lao động – Unit labour cost
USD: Đô la Mỹ - United State Dollars
VND: Đồng Việt Nam – Việt Nam Đồng
WB: Ngân hàng thế giới – World Bank
WTO: Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization



TÓM LƯỢC

Mục đích của nghiên cứu này nhằm để đánh giá tác động của thay đổi
trong tỷ giá hối đoái đến cầu xuất khẩu của ba mặt hàng thủy sản hàng đầu
Việt Nam được phân loại theo tiêu chuẩn SITC năm chữ số.
Với mục đích kiểm định mối quan hệ giữa thay đổi trong tỷ giá với cầu
xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong ngắn hạn và cả dài hạn, trong khuôn khổ
nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mô hình VECM để thực hiện nghiên cứu.
Với dữ liệu được thu thập theo quý trong khoảng thời gian từ quý
I/2001 đến quý I/2013. Bài nghiên cứu đã cho thấy thay đổi trong tỷ giá
không có tác động đến cầu xuất khẩu thủy sản trong ngắn hạn và có tác động
trong dài hạn, nhưng mức độ và chiều hướng tác động không đồng nhất cho
từng mặt hàng thủy sản xuất khẩu.
Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa trong việc giúp cho những nhà xuất
khẩu có thể thiết kế riêng cho công ty họ những kế hoạch cạnh tranh riêng
biệt nhằm cải thiện giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó kết quả của nghiên cứu
cũng giúp những nhà làm chính sách có thể thiết kế chính sách quản lý tỷ giá
và về giao dịch ngoại thương phù hợp để có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Từ khóa: Tỷ giá hối đoái, Xuất khẩu, Thủy sản, Mô hình hồi quy vecto
hiệu chỉnh sai số (VECM).

1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình công nghiệp hóa đất
nước thì xuất khẩu sẽ là một trong những động lực để giúp Việt Nam phát
triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng
xuất khẩu khá cao trong năm 2007 và 2008, tương ứng là 21,9%, và 29,1%.
Sau khi giảm 8,9% vào năm 2009 do tác động của khủng hoảng tài chính thế
giới, xuất khẩu tăng trở lại ở mức 25,5% năm 2010 và 34,2% năm 2011.
Trong cả giai đoạn 2007-2011, xuất khẩu đã tăng 2,4 lần, từ 39,8 tỷ USD lên
96,9 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 19,5%/năm, cao
hơn chỉ tiêu 16%/năm trong kế hoạch 5 năm 2006-2010. Năm 2012, mặc dù
tình hình kinh tế thế giới và trong nước có rất nhiều khó khăn, kim ngạch xuất
khẩu/GDP đạt khoảng 81,7%, cao hơn mức kỷ lục 80,8% của năm 2011. Tốc
độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng GDP (lên đến 3,6 lần). Tỷ lệ
xuất khẩu/GDP và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao như trên đã cho thấy xuất
khẩu của nước ta đang dần được cải thiện và tỷ trọng đóng góp của xuất khẩu
vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước đang ngày một gia tăng. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục thống kê thì xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 tăng trên
16% đạt hơn 62 tỷ USD.

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu

đó là tỷ giá hối đoái. Không những thế, tỷ giá còn có tác động gián tiếp đến mặt
bằng giá cả trong nước, lạm phát, khả năng sản xuất, công ăn việc làm …

2

Trong xu thế hội nhập toàn cầu ngày càng cao, thì tỷ giá dần được xem
là một công cụ chính để điều tiết nền kinh tế. Sự vận động của tỷ giá sẽ dẫn
đến thay đổi khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước đối với hàng hóa
nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, dự trữ
ngoại hối…

Do vai trò quan trọng của tỷ giá đối với tổng thể nền kinh tế , nên có rất
nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu sự thay đổi của tỷ giá tác động đến cán cân
thương mại nói chung hay là xuất/nhập khẩu nói riêng, nhưng nhìn chung
những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến cán cân thương mại hay đến xuất
nhập khẩu cũng vẫn còn gây ra nhiều tranh luận trong các nghiên cứu thực
nghiệm.

Mặc dù mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, xuất nhập khẩu
được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng nghiên cứu về tác động của
biến động trong tỷ giá hối đoái đến lượng cầu xuất khẩu của một số mặt hàng
xuất khẩu cụ thể vẫn còn rất ít trong số những nghiên cứu đã được thực hiện,
đặc biệt là tại Việt Nam. Đó cũng chính là lý do tác giả đã chọn nghiên cứu đề
tài “ Tác động của thay đổi trong tỷ giá hối đoái đến cầu xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam”. Mục đích của bài nghiên cứu này là đánh giá tác động
của sự biến đổi trong tỷ giá hối đoái lên cầu xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam.
Do đó kết quả cảu bài nghiên cứu này sẽ trả lời cho câu hỏi: “Có tồn tại mối
quan hệ trong ngắn hạn và trong dài hạn giữa biến động tỷ giá hối đoái với
cầu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hay không?”. Từ đó sẽ đưa ra những
gợi ý cho những nhà làm chính sách về chiến lược cải thiện xuất khẩu thủy

sản nói riêng và xuất khẩu nói chung thông qua cơ chế điều hành tỷ giá.

3

Cấu trúc của bài nghiên cứu bao gồm:
 Chương II: Tác giả sẽ tóm tắt về kết quả của những nghiên cứu trước
đây. Sơ lược về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
 Chương III: Trình bày về dữ liệu, mô hình, phương pháp, và cách thức
xây dựng và tính toán các biến số trong mô hình.
 Chương IV: Kết quả chính của bài nghiên cứu
 Chương V: Tổng kết một cách ngắn gọn về bài nghiên cứu.

















4


CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1. Lý thuyết về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt
động xuất khẩu

2.1.1 . Tỷ giá hối đoái:

Trong tài chính, tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ,
tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai loại tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một
đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là
giá trị đồng tiền của một quốc gia so với đồng tiền của quốc gia khác.

Có rất nhiều loại tỷ giá hối đoái: tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực, tỷ giá
thực song phương, tỷ giá thực đa phương…. Mỗi loại tỷ giá có cách định
nghĩa và tính toán khác nhau.

Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá hàng ngày được sử dụng giao dịch trên thị
trường. Tỷ giá này được công bố hàng ngày trên thị trường bởi các ngân hàng
ở các quốc gia.

Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa giữa đồng tiền của hai quốc gia nhưng
đã tính đến tương quan trong giá cả của hai nước.

Tỷ giá thực song phương là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo
mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước. Nó là chỉ số thể hiện sức mua của
đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Tỷ giá này được xem như là thước đo sức
cạnh tranh của hai quốc gia với nhau.

5



Tỷ giá thực đa phương hay còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực là loại tỷ giá
trong đó được tính toán dựa trên rổ tiền tệ bao gồm nhiều quốc gia. Tỷ giá này
là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh dựa trên tỷ trọng thương mại và chỉ số
giá tiêu dùng của một rổ tiền tệ của nhiều quốc gia. Tỷ giá này là một chỉ số
thể hiện sức cạnh tranh đồng tiền của một nước so với các nước khác trong rổ
tiền tệ.

2.1.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu:

Theo lý thuyết thì khi tỷ giá (cách yết giá số nội tệ để đổi lấy một đơn
vị ngoại tệ) tăng tức là đồng nội tệ giảm giá thì khi đó giá cả hàng hóa xuất
khẩu được định danh bằng ngoại tệ sẽ giảm làm cho lượng cầu xuất khẩu sẽ
gia tăng.

Theo điều kiện Marshall-Lerner thì tác động của tỷ giá đến hoạt động
xuất khẩu phụ thuộc vào độ co giãn của cầu xuất khẩu theo giá. Nếu hàng
xuất khẩu co giãn theo giá nhiều, thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn
hơn tỷ lệ giảm giá, do đó kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng.

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hàng hóa thường ít co giãn theo giá
cả trong ngắn hạn, bởi vì thói quen tiêu dùng nên người tiêu dùng không thể
thay đổi tiêu dùng của họ một cách ngay lập tức để phản ứng lại với sự biến
động trong giá cả được . Do đó, dẫn tới việc phá giá tiền tệ không tác động
nhiều đến xuất khẩu trong ngắn hạn. Trong dài hạn, khi người tiêu dùng đã
điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình theo giá mới, thì có thể xất khẩu sẽ
được cải thiện.

6


2.2. Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây:

2.2.1. Nghiên cứu tại nước ngoài:

Lý thuyết về thương mại bao gồm rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm
tiến hành ước tính hàm cầu xuất khẩu của một quốc gia hay một nhóm các
quốc gia (B. Bhaskara Rao and Rup Singh, 2005; Saten Kumar, 2009;
Augustine C. Arize, 2001, Jamal G. Husein,2008……). Việc ước tính hàm
cầu xuất khẩu luôn được nhiều nhà kinh tế quan tâm vì tầm quan trọng của
nó trong việc thiết kế chính sách thương mại nhằm thúc đẩy tăng trưởng cán
cân thương mại của quốc gia. Những nghiên cứu này có thể chia thành hai
nhóm nghiên cứu như sau:

Thứ nhất là những nghiên cứu tập trung vào việc ước lượng hàm cầu
xuất khẩu truyền thống, những nghiên cứu này cho rằng lượng cầu xuất khẩu
sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như: giá tương đối, thu nhập nước ngoài.
Những nghiên cứu tiêu biểu có thể thấy trong nhóm này là:

Augustine C. Arize (2001) đã ước tính hàm cầu xuất khẩu truyền thống
cho Singapore. Trong nghiên cứu này, tác giả đã cung cấp bằng chứng mới về
tính dừng trong các vecto đồng liên kết của xuất khẩu thực, thu nhập thực
nước ngoài và giá cả tương đối . Với mục đích này , tác giả đã sử dụng các
kiểm định tính dừng được đề xuất bởi Hansen và Johansen (1993) và Hansen
(1992a). Ngoài ra, tác giả đã sử dụng các dữ liệu được lấy theo quý, từ quý
II/1973 đến quý I/1997 để thực hiện nghiên cứu. Thứ hai, trong khi tính ổn
định trong mối quan hệ dài hạn của xuất khẩu được quan tâm, thì sự điều
chỉnh trong ngắn ngắn hạn của kim ngạch xuất khẩu thực tế với những thay

7


đổi của cầu nước ngoài và giá cả tương đối lại quan trọng. Cách mà xuất khẩu
thực phản ứng một cách nhanh chóng đối với những thay đổi trong những
nhân tố tác động lên nó là có ý nghĩa quan trọng đối với việc nắm bắt được
những tác động trong tương lai có thể xảy ra khi thay đổi chính sách thương
mại. Tác giả đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để đánh giá về những
điều chỉnh trong ngắn hạn của cầu xuất khẩu khi có sự thay đổi trong giá
tương đối và cầu nước ngoài. Trong nghiên cứu này đầu tiên tác giả kiểm
định tính dừng của các biến trong mô hình. Sau đó tác giả xác định xem có
hay không mối quan hệ dài hạn giữa xuất khẩu thực, thu nhập thế giới và giá
tương đối. Kết quả của kiểm định cho thấy tồn tại mối quan hệ cân bằng dài
hạn giữa xuất khẩu thực, thu nhập thực và giá tương đối. Tóm lại, những kết
quả trong nghiên cứu này cho thấy độ co giãn của cầu xuất khẩu theo thu
nhập thực cao đã giải thích cho sự tăng trưởng nhanh trong kim ngạch xuất
khẩu của Singapore trong giai đoạn nghiên cứu. Cũng như những nước công
nghiệp mới khác, Singapore đã đạt được sự gia tăng trong chất lượng và đa
dạng về hàng hóa xuất khẩu của họ, do đó dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong
thị phần xuất khẩu của Singapore trên thị trường thế giới. Qua nghiên cứu này
cũng gợi ý cho những nhà làm chính sách là đối với những nước như
Singapore có độ co giãn của cầu xuất khẩu theo thu nhập cao và độ co giãn
của cầu theo giá thấp thì yếu tố cầu nước ngoài đối với hàng xuất khẩu nên
được chú trọng nhiều hơn. Và để gia tăng kim ngạch xuất khẩu thì những nhà
làm chính sách nên thiết kế chính sách nâng cao khả năng cạnh tranh phi giá
cả, gia tăng đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

Jamal G.Husein (2008) đã ước lượng những yếu tố tác động đến hàm
cầu xuất khẩu tổng hợp của Jordan. Ông đã dựa trên những nghiên cứu sẵn có
về mối quan hệ của cầu xuất khẩu truyền thống của cả những nước đang phát

8


triển và đã phát triển để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ở Jordan. Nghiên
cứu này đã đóng góp vào lý thuyết hiện có về độ co giãn thương mại theo
năm cách. Đầu tiên, nó áp dụng những kỹ thuật hiện có trong nghiên cứu
chuỗi thời gian, trong đó sử dụng lý thuyết về đồng liên kết đa biến của
Johansen-Juselius (1990) và Saikkonen – Lutkepohl (2000abc). Thứ hai,
nghiên cứu này đã khắc phục vấn đề về kiểm định tính dừng, lựa chọn độ trễ
cho những kiểm định tính đồng liên kết như Johansen - Juselius. Thứ ba,
nghiên cứu sử dụng những dữ liệu mới nhất và một mẫu có quy mô tương đối
lớn để ước lượng mối quan hệ dài hạn giữa xuất khẩu và những nhân tố tác
động đến nó. Hiểu theo nghĩa hẹp trong nghiên cứu này trọng tâm là mối quan
hệ dài hạn giữa hàm cầu xuất khẩu tổng hợp của Jordan, đây là một vấn đề có
liên quan đến việc gợi ý chính sách. Thứ tư, mô hình kinh tế lượng được sử
dụng để ước lượng xuất khẩu của Jordan, có tính đến những yếu tố tác động
về phía cung bên cạnh những nhân tố truyền thống tức là mức cầu bên ngoài
và giá xuất khẩu tương đối, bao gồm cả GDP trong nước. Thành quả kinh tế
mạnh được đo lường bởi GDP quốc nội sẽ có tác động trực tiếp và đồng biến
lên xuất khẩu (một giả thuyết được duy trì bởi những nước dẫn đầu về tăng
trưởng xuất khẩu). Thứ năm, không giống như những nghiên cứu trước cho
những quốc gia đã và đang phát triển giả định vecto đồng liên kết là dừng,
nghiên cứu này kiểm định chính thức tính dừng của các biến số bằng cách sử
dụng kiểm định tính dừng của Hansen-Johansen(1999). Trong tính toán các
biến số dài hạn của hàm cầu xuất khẩu cho Jordan , nghiên cứu này sử dụng
các kỹ thuật kinh tế lượng gần đây nhất, tức là kiểm định đồng liên kết đa
biến Johansen - Juselius (1990) và Saikkonen - Lütkepohl ( 2000abc ) và sử
dụng dữ liệu hàng năm gần đây có sẵn (1970 - 2004). Để ước lượng cầu xuất
khẩu của thế giới đối với Jordan, những biến số của hàm cầu xuất khẩu dài
hạn truyền thống là lượng xuất khẩu của một quốc gia với sức mua từ thế

9


giới (foreign income) và tỷ số giá xuất khẩu của quốc gia đó so với giá xuất
khẩu của thế giới. Ngoài ra, theo Guisan, M. và Cancelo, M. (2002) GDP
quốc nội đại diện cho chỉ số sản xuất công nghiệp sẽ được đưa vào nhằm để
đánh giá tác động thêm vào của cung lên xuất khẩu của Jordan. Tất cả các dữ
liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ các ấn phẩm khác
nhau của thống kê tài chính quốc tế , được xuất bản bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) và hàng loạt thống kê hàng năm ( 1964-2003 ) của Ngân hàng Trung
ương Jordan , tất cả được thể hiện dưới dạng logarit tự nhiên và năm cơ sở là
2000 (2000 = 100). Tất cả các biến được lấy logarit tự nhiên vì nó được sử
dụng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm về ước tính hàm xuất khẩu và
nhập khẩu (Khan và Ross năm 1977, Boylan và cộng sự năm 1980, Emran và
Shilpi 1996), bên cạnh đó nó cũng có những lợi thế nhất trong việc giảm
phương sai thay đổi (Maddala 1992). Kết quả thực nghiệm thu được cho thấy
xuất khẩu thực tế, giá tương đối, thu nhập nước ngoài thực, và GDP trong
nước là đồng liên kết. Ngoài ra thu nhập nước ngoài là một biến quan trọng
trong việc giải thích cầu xuất khẩu, và độ co giãn của cầu xuất khẩu theo thu
nhập nước ngoài lớn hơn 1 rất nhiều, một dấu hiệu cho thấy sự gia tăng thu
nhập của thế giới sẽ làm gia tăng cầu xuất khẩu của Jordan rất nhiều. Cầu xuất
khẩu hàng hóa của Jordan co giãn đơn vị so với giá. Có nghĩa là khi các yếu
tố khác giữ nguyên không đổi, một sự thay đổi trong giá xuất khẩu thì gần
như không có thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu. Một dấu hiệu cho thấy
rằng cầu bên ngoài đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định xuất khẩu
Jordan. Vì độ co giãn thu nhập lớn, sự gia tăng chất lượng và sự đa dạng của
hàng xuất khẩu của Jordan sẽ dẫn đến một sự gia tăng đáng kể trong tỷ trọng
hàng hóa xuất khẩu của Jordan trên thị trường thế giới. Kết quả từ nghiên cứu
này cũng đưa ra gợi ý về các chính sách nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh
phi giá của xuất khẩu Jordan và kích thích sự hiểu biết tốt hơn về nhu cầu bên

10


ngoài. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy GDP trong nước có mối quan hệ
đồng biến đáng kể với xuất khẩu tức là muốn gia tăng xuất khẩu thì việc cần
thiết có thể làm là gia tăng sản xuất trong nước. Cuối cùng, trong trường hợp
của Jordan thì điều kiện Marshall-Lerner được thỏa mãn vì độ co giãn theo
giá xuất khẩu lớn hơn 1, do đó phá giá có thể cải thiện cán cân thương mại
Jordan thông qua cắt giảm nhập khẩu và mở rộng xuất khẩu. Tuy nhiên, như
Arize (2004) chỉ ra, biện pháp giảm giá ở mức độ nhỏ và thường xuyên có thể
là một cách làm hợp lý để tránh bất kỳ tác dụng gây hỗn loạn khi mức độ phá
giá lớn và thường xuyên. Đồng thời, phá giá có thể đi kèm với các công cụ
chính sách thích hợp khác.

Saten Kumar (2009) đã ước lượng hàm cầu xuất khẩu của Trung Quốc
với các biến số như thu nhập thực, giá tương đối. Trong nghiên cứu này tác
giả đã sử dụng các kỹ thuật kiểm định về đặc tính chuỗi thời gian của các biến
trong mô hình. Dữ liệu được sử dụng trong mô hình là dữ liệu theo năm từ
năm 1974 -2004. Nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phân tích đồng liên kết và
mô hình hiệu chỉnh sai số - ECM để khảo sát hàm cầu xuất khẩu của Trung
Quốc. Cụ thể, nghiên cứu áp dụng kiểm định nghiệm đơn vị Dickey - Fuller
mở rộng - ADF và kiểm định Elliot-Rothenberg-Stock -ERS để nắm bắt đặc
tính chuỗi thời gian của xuất khẩu thực, thu nhập thực tế và giá tương đối.
Tiếp theo nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật chuỗi thời gian General to Specific
- GETS và Johansen maximum likelihood - JML để xác định các mối quan
hệ dài hạn giữa xuất khẩu thực, thu nhập thực tế và giá cả tương đối. Tác giả
phát hiện ra rằng độ co giãn thu nhập dài hạn khoảng 1,3 và độ co giãn giá
tương đối là khoảng - 1.5. Độ co giãn của xuất khẩu theo thu nhập và giá cả
tương đối cao và có ý nghĩa. Dựa trên kết quả của tác giả có thể thấy rằng
xuất khẩu là động lực của tăng trưởng trong trường hợp của Trung Quốc. Các

11


kết quả này cũng hàm ý rằng xuất khẩu của Trung Quốc có sức cạnh tranh lớn
trên thị trường thế giới. Và Trung Quốc có thể phá giá tiền tệ để thúc đẩy kim
ngạch xuất khẩu, Tuy nhiên, để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của
mình, Trung Quốc nên chú trọng hơn nữa những chính sách xúc tiến thương
mại và tăng trưởng thị phần xuất khẩu. Mặc dù kết quả của tác giả chỉ được
kết luận cho xuất khẩu nhưng tác giả cũng kết luận rằng điều kiện Marshall -
Lerner được thỏa mãn trong trường hợp của Trung Quốc. Giá trị tuyệt đối của
độ co giãn xuất khẩu theo giá là 1,5 lớn hơn 1. Nên bất kể độ co giãn theo giá
của nhập khẩu có giá trị như thế nào thì tổng độ co giãn này chắc chắn sẽ lớn
hơn 1. Do đó sự giảm giá đồng nhân dân tệ sẽ cải thiện cán cân thương mại
của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu tác giả cũng kiến nghị rằng chính sách xúc tiến thương mại
như là trợ cấp, khấu trừ thuế hay hạn mức tín dụng đặc biệt nên được khuyến
khích để có thể gia tăng thu nhập từ xuất khẩu của Trung Quốc.

Saten Kumar (2011) đã ước lượng hàm cầu xuất khẩu cho các nước
đang phát triển ở Châu Á, cụ thể là: Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines,
Indonesia, Singapore và Malaysia. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo
năm từ năm 1970-2007. Trong nghiên cứu này tác giả đã kế thừa kỹ thuật ước
lượng mới được đề xuất bởi Rao và Singh (2007) để thự hiện ước lượng hàm
cầu xuất khẩu. Trong đó, đầu tiên tác giả sẽ sử dụng kiểm định Dickey-Fuller
mở rộng để kiểm tra tính dừng của các biến số có trong mô hình. Sau đó tác
giả đi ước lượng độ trễ tối ưu bằng kỹ thuật Johansen’s maximum likelihood
của Johansen. Tiếp đó tác giả trình bày về mô hình ước lượng của mình bằng
kỹ thuật bình phương bé nhất điều chỉnh hoàn toàn – FMOLS được đề xuất
bởi Phillips và Hansen (1990). Cuối cùng tác giả sử dụng kiểm định Granger
để kiểm định mối quan hệ giữa thu nhập giá tương đối và xuất khẩu. Kết quả

12


của bài nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn
giữa xuất khẩu thực, thu nhập thực của các đối tác thương mại và mức giá
tương đối. Kết quả ước lượng đối với độ co giãn của cầu xuất khẩu theo thu
nhập trong khoảng 1 đến 1.3 điều này cho thấy xuất khẩu nên được xem là
động lực chính cho sự tăng trưởng của những quốc gia đang phát triển của
Châu Á, và những chính sách thúc đấy xuất khẩu như là trợ cấp và giảm thuế
cần được khuyến khích. Độ co giãn theo giá tương đối giao động trong
khoảng -1 đến -1.4, điều này cho thấy rằng xuất khẩu của những nước đang
phát triển ở Châu Á có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và các quốc gia
này có thể lựa chọn chính sách giảm giá đồng nội tệ để nâng cao kim ngạch
xuất khẩu của mình. Mặc dù thực tế phá giá tiền tệ sẽ đẩy chi phí nhập khẩu
cao hơn, cuối cùng điều này thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước thực hiện
các lựa chọn thay thế ví dụ, thay thế nhập khẩu. Kết quả kiểm định nhân quả
Granger hàm ý rằng giá tương đối, thu nhập có mối quan hệ nhân quả
Granger trong dài hạn đối với xuất khẩu. Với những kết quả này tác giả đã đề
xuất những quốc gia đang phát triển ở Châu Á có thể áp dụng một cách hữu
hiệu những chính sách tập trung vào gia tăng xuất khẩu thông qua sự gia tăng
trong thu nhập của các đối tác thương mại nước ngoài và sự sụt giảm trong
mức giá tương đối.

Nhóm thứ hai là những nghiên cứu bên cạnh những nhân tố truyền
thống như giá tương đối, thu nhập thực nước ngoài, cầu xuất khẩu còn bị tác
động bởi những thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Và chiều hướng tác động của
tỷ giá hối đoái đến cầu xuất khẩu hàng hóa cũng được chia làm nhiều trường
phái khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cho rằng biến động trong tỷ giá hối
đoái sẽ có tác động đồng biến đến cầu xuất khẩu. Một số khác lại cho rằng
ngược lại tức là biến động trong tỷ giá hối đoái có tác động nghịch biến đến

13


cầu xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, một số nhà kinh tế lại cho rằng tác động
của tỷ giá đến cầu xuất khẩu là hỗn hợp chưa thể kết luận được:

Arize, Osang và Slottje (2000), nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động
của biến động tỷ giá đến lượng xuất khẩu của 13 quốc gia kém phát triển nhất
(LDCs) trong giai đoạn 1973-1996. Dữ liệu được lấy theo quý. Tác giả cũng
sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số - ECM để thực hiện nghiên cứu này. Đầu
tiên tác giả cũng kiểm định tính đồng liên kết của các biến trong mô hình. Sau
đó tác giả sử dụng mô hình ECM để phân tích mối quan hệ giữa biến động tỷ
giá và lượng xuất khẩu của 13 quốc gia kém phát triển. Kết quả của nghiên
cứu cho thấy sự biến thiên của tỷ giá có tác động tiêu cực trong dài hạn đối
với lượng xuất khẩu của 13 quốc gia kém phát triển. Mặt khác thì sự biến
thiên trong tỷ giá cũng có tác động ngắn hạn đến lượng xuất khẩu của từng
quốc gia.

Bredin, Fountas and Murphy (2003) đưa ra một nghiên cứu thực
nghiệm tại Ailen. Mục đích của bài nghiên cứu này là đi ước tính hàm cầu
ngắn hạn và dài hạn đối với lượng xuất khẩu của Ailen sang EU trong khoảng
thời gian 1979-1992. Hàm cầu xuất khẩu ở đây bị tác động bởi thu nhập thực
nước ngoài, mức giá tương đối và độ biến động trong tỷ giá hối đoái. Vì mục
đích là để kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của những nhân
tố nêu trên đối với cầu xuất khẩu của Ailen nên tác giả đã sử dụng mô hình
ECM để nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng dữ liệu theo quý, dữ liệu xuất khẩu
của Ailen sang các nước thành viên của EU được phân loại theo tiêu chuẩn
SITC một chữ số. Tác giả đã xây dựng biến như sau: Biến GDP trung bình
theo tỷ trọng thương mại của Ailen với năm quốc gia thuộc EU (Anh, Đức,
Pháp, Hà Lan và Ý là những quốc gia có tỷ trọng thương mại với Ailen lớn

14


nhất) đại diện cho thu nhập thực nước ngoài. Tiếp đến biến thứ hai trong mô
hình là giá tương đối được xây dựng là tỷ số giá xuất khẩu của Ailen chia cho
giá xuất khẩu của những đối tác thương mại chính của Ailen, những đối tác
này đã được kể đến như ở trên. Biến này tượng trưng cho tính cạnh tranh của
Ailen. Cuối cùng là biến động của tỷ giá theo thời gian được xây dựng trên sự
biến động của độ lệch tiêu chuẩn tỷ giá thực hiệu lực REER. Phân tích đồng
liên kết được sử dụng để kiểm định cho hàm cầu xuất khẩu trong dài hạn. Đầu
tiên tác giả sử dụng kiểm định Dickey Fuller - DF và Augmented Dickkey
Fuller - ADF để kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình. Sau đó, tác
giả sử dụng kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen để đánh giá
về tác động dài hạn của những biến trong mô hình lên cầu xuất khẩu của
Ailen. Kế tiếp, tác giả sử dụng mô hình ECM để phân tích mối quan hệ trong
ngắn hạn đối với cầu xuất khẩu. Kết quả cho thấy rằng biến động tỷ giá hối
đoái không ảnh hưởng đến khối lượng thương mại trong ngắn hạn nhưng tác
động tích cực đáng kể trong thời gian dài.

De Vita và Abbott (2004a) trong bài nghiên cứu này tác giả đã đi khảo
sát tác động của biến động tỷ giá hối đoái đối với xuất khẩu của Mỹ (đại diện
là lượng xuất khẩu của Mỹ sang năm đối tác thương mại lớn nhất là Canada,
Mexico, Nhật Bản, Đức và Anh). Tác giả sử dụng dữ liệu theo quý cho thời
kỳ mẫu từ 1987-2001, và phương trình đồng liên kết ARDL để thực hiện
nghiên cứu này. Với mô hình ARDL thì các biến hồi quy trong mô hình
không phân biệt là dừng hay không dừng. Bài nghiên cứu có ba kết luận
chính như sau: Đầu tiên, phương trình cầu xuất khẩu có chứa hỗn hợp các
biến hồi quy là dừng và không dừng, với chuỗi biến động của tỷ giá cho thấy
là dừng. Thứ hai, tất cả những phương trình kiểm định giới hạn đều cho thấy
mối quan hệ đồng liên kết giữa khối lượng xuất khẩu, giá tương đối, và thu

15


nhập nước ngoài cùng với độ biến động của tỷ giá hối đoái thực. Cuối cùng,
kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng biến động trong tỷ giá có tác động đáng kể
đối với xuất khẩu Mỹ sang các năm thị trường xuất khẩu chính, mặc dù độ lớn
và biểu hiện là khác nhau cho từng thị trường cụ thể.

Mohsen Bahmani-Oskooee và Yongqing Wang (2007) đã nghiên cứu về
tác động của sự biến động trong tỷ giá hối đoái lên giao dịch hàng hóa giữa
Mỹ và Trung Quốc. Trong bài nghiên cứu này tác giả đã sử dụng dữ liệu phân
tách của 88 ngành hàng, dữ liệu này được lấy hàng năm trong khoảng thời
gian từ năm 1978 – 2002. Bên cạnh đó tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm
định giới hạn đồng liên kết để kiểm định về mối quan hệ nêu trên. Mô hình
mà tác giả sử dụng là mô hình ECM. Bước đầu tiên là tác giả đi kiểm định
tính đồng liên kết của các biến trong mô hình. Và kết quả cho thấy là hầu hết
các biến trong mô hình là đồng liên kết. Tiếp theo là tác giả đi ước tính hệ số
biến thiên trong ngắn hạn và dài hạn cho hàm cầu xuất khẩu và nhập khẩu.
Sau đó tác giả còn đi thực hiện một số các kiểm định khác để kiểm tra lại kết
quả của bài nghiên cứu. Kết quả của bài nghiên cứu này cho thấy sự biến
thiên trong tỷ giá làm trở ngại đối với xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ,
nhưng ngược lại sự biến đổi của tỷ giá lại có tác động thuận lợi đối với xuất
khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc.

Barrett và Wang (2007) đã khảo sát tác động của thay đổi trong tỷ giá
hối đoái đối với dòng thương mại quốc tế. Nghiên cứu được thực hiện cho
xuất khẩu của Đài Loan sang Mỹ từ năm 1989 - 1999. Trong nghiên cứu này
tác giả sử dụng dữ liệu hàng tháng và mô hình ước lượng đa biến GARCH -
M. Kết quả của bài nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa các ngành.
Bên cạnh đó tác giả còn cho thấy sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái dự kiến

16


cũng như sự thay đổi trong sản lượng ngành sẽ cùng làm giảm khối lượng
thương mại. Kết quả đáng chú ý của bài nghiên cứu là mức độ thay đổi tỷ giá
tác động tiêu cực đến dòng thương mại nông nghiệp trong khi những ngành
khác dường như không bị tác động đáng kể.

Tang và Wong (2007), đã thực hiện một nghiên cứu nhằm khảo sát tác
động của biến động trong tỷ giá đến lượng cầu của năm loại hàng xuất khẩu
điện hàng đầu của Malaysia. Trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng hàm
cầu xuất khẩu là một hàm số phụ thuộc vào giá tương đối, thu nhập nước
ngoài và mức độ thay đổi của tỷ giá. Dữ liệu trong bài nghiên cứu là dữ liệu
phân tách của năm loại hàng điện tử xuất khẩu hàng đầu của Malaysia được
phân loại theo tiêu chuẩn SITC. Cũng giống như nghiên cứu của De Vita và
Abbott (2004a) nghiên cứu này sử dụng phương pháp ADRL để ước lượng
tác động của thay đổi tỷ giá lên nhu cầu xuất khẩu. Dữ liệu được lấy theo quý
trong giai đoạn từ 1990 - 2001. Kết quả thu được từ bài nghiên cứu cho thấy
thu nhập nước ngoài và giá là yếu tố quyết định quan trọng của nhu cầu xuất
khẩu cho tất cả năm loại hàng điện xuất khẩu, trong ngắn hạn và cả dài hạn.
Quan trọng bài viết này ủng hộ quan điểm là sự biến thiên trong tỷ giá hối
đoái có ảnh hưởng tiêu cực đến cầu xuất khẩu hàng điện của Malaysia.

Khedhiri và Bouazizi (2007) đã thực hiện nghiên cứu nhằm ước lượng
độ co giãn của cầu xuất khẩu tại Tuynidi so với những đối tác chính của nước
này với những quốc gia thuộc Châu Âu từ năm 1987-2004. Tác giả đã thu
thập dữ liệu xuất khẩu hàng quý của Tuynidi sang sáu nước Châu Âu bao
gồm: Pháp, Ý, Đức, Bỉ, Hà Lan và Tây Ban Nha. Năm cơ sở được chọn là
năm 1995. Nguồn dữ liệu được lấy từ cơ sở dữ liệu của IMF và nguồn thống
kê tài chính của Ngân hàng Trung ương Tuynidi. Phân tích thực nghiệm của

17


các tác giả được dựa trên mô hình thay thế không hoàn hảo của Goldstein và
Khan (1985) với giả định chính của mô hình này là sản phẩm xuất khẩu hoặc
sản phẩm nhập khẩu không thể thay thế hoàn hảo cho các sản phẩm trong
nước. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp đồng liên kết bảng
để phân tích độ co giãn của cầu xuất khẩu Tuynidi và qua đó sẽ hàm ý về hiệu
quả của chính sách thương mại từ việc phá giá tiền tệ của Tuynidi. Bằng
chứng thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng
liên kết trong dài hạn giữa các biến trong mô hình. Ngoài ra, để nắm bắt được
mối quan hệ trong ngắn hạn của hàm cầu xuất khẩu của Tuynidi tác giả đã sử
dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để đo lường mối quan hệ trong ngắn
hạn giữa các biến trong mô hình. Kết quả ước lượng của nghiên cứu cho thẩy
rằng hàm cầu xuất khẩu tổng hợp là co giãn so với thu nhập và không co giãn
đối với tỷ giá thực. Mối quan hệ trong dài hạn của tỷ giá thực và cầu xuất
khẩu thực là đồng biến nhưng kết quả ước lượng trong trường hợp Tuynidi lại
cho thấy rằng xuất khẩu lại không co giãn so với tỷ giá thực. Kết quả này rất
quan trọng vì nó hàm ý rằng chính sách phá giá tiền tệ chỉ có tác động rất nhỏ
đến thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Chính sách hiệu quả hơn có thể được sử
dụng thay thế cho chính sách phá giá tiền tệ nhằm để thúc đẩy tăng trưởng
xuất khẩu đó là tăng khả năng cạnh tranh và tái cơ cấu lại lĩnh vực xuất khẩu.

Muhammad Aftab (2012) đã nghiên cứu cho xuất khẩu của Pakistan
được phân theo ngành với nhân tố tác động chính là biến động trong tỷ giá hối
đoái. Nghiên cứu này khảo sát 20 ngành hàng xuất khẩu của Pakistan được
xác định bởi Ngân hàng Nhà nước Pakistan dựa trên cơ sở phân loại hàng
hóa. Dữ liệu nghiên cứu được lấy theo quý cho giai đoạn từ quý III/2003 đến
quý IV/2010 từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước Pakistan và thống kê
tài chính của Qũy tiền tệ Quốc tế IMF. Phương pháp kiểm định giới hạn đề

×