Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Ảnh hưởng của chất lượng nước đến số lượng và thành phần loài động vật nổi tại một số thuỷ vực trên địa bàn Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


HỒ THỊ THUÝ HẰNG


ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG NƯỚC ðẾN
SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN LOÀI ðỘNG VẬT NỔI
TẠI MỘT SỐ THUỶ VỰC TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



HỒ THỊ THUÝ HẰNG


ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG NƯỚC ðẾN
SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN LOÀI ðỘNG VẬT NỔI
TẠI MỘT SỐ THUỶ VỰC TRÊN ðỊA BÀN


HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số : 60440301



Người hướng dẫn khoa học

: TS. TRỊNH QUANG HUY

HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2013
Tác giả




Hồ Thị Thúy Hằng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, cán bộ, gia đình cùng bạn bè để hoàn
thành luận văn của mình. Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường,
Bộ môn Công nghệ Môi trường, các thầy cô giáo giảng dạy và hướng dẫn thực
tập, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Quang Huy, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên, các nghiên cứu viên thực tập và làm việc
tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Môi trường, đặc biệt cảm ơn Ths.
Nguyễn Thị Thu Hà, KS. Hoàng Minh Huế và KS. Lại Thị Thanh Loan đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong công tác thu thập và phân tích mẫu.
Cuối cùng tôi muốn dành lời cảm ơn chân thành nhất tới bố mẹ, em gái và
những người đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2013
Tác giả




Hồ Thị Thúy Hằng





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
PHẦN I. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục đích nghiên cứu 3
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu 3
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1. Một số vấn đề chất lượng môi trường nước mặt nội địa hiện nay 4
2.1.1. Hiện trạng chất lượng nước một số các thủy vực điển hình 5
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước mặt huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 8
2.1.3. Ảnh hưởng của chất lượng nước đến đời sống các loài thủy sinh 12
2.2. Đặc điểm động vật nổi trong hệ sinh thái nước ngọt Việt Nam 14

2.2.1. Đặc điểm sinh học của động vật nổi 14
2.2.2. Vai trò của động vật nổi trong hệ sinh thái thuỷ vực 20
2.2.3. Đặc trưng đa dạng ĐVN trong các hệ sinh thái thủy vực Bắc Việt Nam 22
2.3. Nghiên cứu ứng dụng sinh vật trong đánh giá chất lượng môi trường nước 25
PHẦN III. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
3.2. Nội dung nghiên cứu 30
3.3. Phương pháp nghiên cứu 30
3.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp 30
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

3.3.2. Khảo sát thực địa và chọn điểm nghiên cứu 30
3.3.3. Đánh giá chất lượng nước các thủy vực nghiên cứu trên địa bàn huyện
Gia Lâm 32
3.3.4. Đánh giá đa dạng động vật nổi 34
3.3.5. Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nước tới đa dạng động vật nổi 37
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1. Chất lượng nước các thủy vực nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm 38
4.2. Đa dạng động vật nổi trong các thủy vực nghiên cứu trên địa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội 52
4.2.1 Cấu trúc quần xã động vật nổi tại các thuỷ vực nghiên cứu 52
4.2.2. Biến động cấu trúc quần xã động vật nổi theo không gian và thời gian 56
4.2.3. Đánh giá tổng hợp chất lượng khu hệ động vật nổi trên địa bàn nghiên cứu.61
4.3. Ảnh hưởng của chất lượng nước đến độ đa dạng động vật nổi 63
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1. Kết luận 69
5.2. Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng mặt nước huyện Gia Lâm 11
Bảng 2.2. So sánh mật độ động vật nổi các loại hình thủy vực vùng đồng bằng . 25
Bảng 3.1. Đặc điểm của các đối tượng thủy vực nghiên cứu 31
Bảng 3.2. Bảng quy định các giá trị q
i
, BP
i
33
Bảng 4.1. Hiện trạng chất lượng nước các thủy vực trên địa bàn Gia Lâm 41
Bảng 4.2. Phân mức chất lượng theo chỉ số WQI tại các thủy vực nghiên cứu 48
Bảng 4.3. Các họ động vật nổi xuất hiện trên địa bàn nghiên cứu 53
Bảng 4.4. Số lượng loài và mật độ động vật nổi tại các vị trí thu mẫu 56
Bảng 4.5. So sánh kết quả thành phần loài động vật nổi tại các thủy vực trên
địa bàn huyện Gia Lâm 56
Bảng 4.6. Diễn biến số lượng loài của các nhóm động vật nổi theo mùa 58
Bảng 4.7. Chỉ số đa dạng H’ – Shannon Weiner tại các vị trí thu mẫu 61
Bảng 4.8. Chỉ số đa dạng H’ – Shannon – Weiner của các nhóm Rotatoria,
Cladocera và Copepoda theo mùa 62
Bảng 4.9. Chất lượng nước và độ đa dạng loài ở các đối tượng thủy vực khác nhau 63
Bảng 4.10. Các nhóm thủy sinh vật có tần suất cao tương ứng tại mỗi mức
chất lượng nước 65
Bảng 4.11. Một số loài đặc trưng riêng được tìm thấy tại các mức chất lượng nước

khác nhau 68


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thủy vực 20
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu 31
Hình 3.2. Hình dạng một lưới phiêu sinh 35
Hình 4.1. Khoanh vùng các áp lực tới các thủy vực xã Đa Tốn 40
Hình 4.2. Khoanh vùng các áp lực tới các thủy vực xã Dương Xá 40
Hình 4.3. Biến động một số thông số chất lượng nước theo địa điểm nghiên cứu 43
Hình 4.4. Đặc điểm khí hậu trên địa bàn năm 2011 và đầu năm 2012 46
Hình 4.5. Diễn biến hàm lượng của một số thông số theo mùa 47
Hình 4.6. Khoảng phân bố giá trị WQI tại các thủy vực trong thời gian nghiên cứu…50

Hình 4.7. Tần suất xuất hiện động vật nổi tại các vị trí thu mẫu 54
Hình 4.8. Tần suất xuất hiện động vật nổi tại các thuỷ vực trong thời gian
nghiên cứu 59
Hình 4.9. Diễn biến mật độ Rotatoria, Cladocera và Copepoda theo mùa 61
Hình 4.10. Tương quan giữa chỉ số chất lượng nước với các chỉ số sinh học 64
Hình 4.11: Tần suất xuất hiện của các nhóm ĐVN chỉ thị cho chất lượng nước

tại hai loại hình thủy vực 67


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii


DANH MỤC VIẾT TẮT

ASPT Average Score Per Taxon
BĐKH Biến đổi khí hậu
BMWP Biological Monitoring Working Party
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
COD Nhu cầu oxy hóa học
DO Hàm lượng Oxy hòa tan
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐHKHTN Đại học khoa học tự nhiên
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐHQGTP HCM

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

ĐVKXS Động vật không xương sống
ĐVN Động vật nổi
HST Hệ sinh thái
KCN Khu công nghiệp
LVS Lưu vực sông
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
WQI Water quality index

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

PHẦN I. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Nước mặt là nguồn tài nguyên quý giá và có vai trò quan trọng trong đời
sống và sản xuất của con người, đồng thời cũng là môi trường sống cho rất
nhiều các loài thủy sinh vật. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dưới tác
động của quá trình đô thị hóa, và phát triển kinh tế đã làm phát sinh một
lượng lớn chất thải, gây áp lực không nhỏ tới chất lượng nước các thủy vực,
đặc biệt ở các khu vực đông dân cư, khu sản xuất tập trung trong đó có thủ đô
Hà Nội. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia qua các năm 2003,
2006 và 2010 đều cho thấy tình trạng ô nhiễm đang xảy ra ở hầu hết các lưu
vực sông (LVS) lớn như sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai, và cũng
tương tự với các ao hồ, đặc biệt là các ao hồ trong khu vực nội đô và ngoại vi
của các thành phố lớn Riêng khu vực Hà Nội, 4 sông nội đô chính là sông
Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch đều đã bị ô nhiễm, hàm lượng
oxy hòa tan (DO) thường xuyên dao động trong khoảng 0 - 2 mg/l, nhu cầu
oxy sinh hóa (BOD) thường xuyên ở mức 200 mg/l [13]. Chính tình trạng sụt
giảm nghiêm trọng oxy hòa tan trong các thủy vực cùng với việc gia tăng chất
thải đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các mục đích sử dụng của con người và
ảnh hưởng trực tiếp tới khu hệ sinh vật thủy sinh. Tuy nhiên, các phương
pháp quan trắc lý hóa học đang áp dụng rộng rãi hiện nay lại không phản ánh
được toàn diện diễn biến chất lượng môi trường và không cho thấy được ảnh
hưởng tới các sinh vật thủy sinh. Do đó, trong thời gian gần đây, bên cạnh
những quan trắc đặc trưng lý hóa học, các nhà khoa học đã bắt đầu quan tâm
đến các nghiên cứu về các loài sinh vật thủy sinh; và đẩy mạnh việc nghiên
cứu mối quan hệ của chúng với các đặc tính thủy lý hóa của các thủy vực để
sử dụng chúng như một công cụ mới trong đánh giá chất lượng môi trường

thủy vực.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

Trong số các đối tượng thủy sinh vật được sử dụng cho nghiên cứu quan
trắc sinh học, động vật nổi (zooplankton) là nhóm sinh vật đã và đang thu hút
nhiều sự chú ý quan tâm của các nhà nghiên cứu bởi những đặc tính thuận lợi
như kích thước cơ thể nhỏ, khả năng sinh trưởng nhanh, vòng đời ngắn, do
đó, ứng với từng chu kỳ quan trắc nhất định, sự tồn tại của động vật nổi phản
ánh tính nhạy cảm đối với những thay đổi từ môi trường nước thông qua biến
động về số lượng và thành phần loài. Ngoài ra, động vật nổi còn là mắt xích
khâu nối quan trọng của mạng lưới thức ăn tự nhiên trong thủy vực; do đó sự
đa dạng và mức độ biến động của chúng dẫn tới sự thay đổi các loài sinh vật
khác, từ đó làm thay đổi cả hệ sinh thái thủy vực.
Động vật nổi đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu ngay từ
những năm đầu của thế kỷ XX. Ở Việt Nam, trong những năm 1960-1970, đã
có những nghiên cứu về đặc điểm, thành phần loài và tính đa dạng của các
loài động vật nổi như “Khu hệ động vật không xương sống Bắc Việt Nam -
Đặng Ngọc Thanh (1980), “Định loại động vật không xương sống Bắc Việt
Nam - Đặng Ngọc Thanh (1980), “Định loại các nhóm động vật không xương
sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam” – Nguyễn Xuân Quýnh
(2001)…chính vì vậy khóa phân loại động vật nổi cho tới thời điểm này là
khá đầy đủ và chi tiết, là cơ sở thuận lợi cho việc nghiên cứu động vật nổi
trong các thủy vực của Việt Nam.
Thủ đô Hà Nội - một thành phố của sông và hồ- với hơn 40 hồ và nhiều
sông lớn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế, việc lấn chiếm và đổ
thải xuống các hệ thống ao hồ, sông ngòi thủ đô ngày càng trở nên phổ biến,
làm mất hoặc thu hẹp diện tích nhiều ao hồ, suy giảm chất lượng nước và
nghiêm trọng hơn cả là làm thay đổi cả khu hệ sinh vật phong phú trong các

thủy vực này. Do đó, để quản lý và bảo vệ có hiệu quả các thủy vực này cần
có nhiều nghiên cứu để đánh giá toàn diện về chất lượng thủy vực (bao gồm
cả chất lượng nước và chất lượng khu hệ sinh vật sinh sống trong đó).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.2. Mục ñích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục ñích nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét ảnh hưởng của chất lượng
nước tới độ đa dạng về số lượng và thành phần loài động vật nổi trong một số
thủy vực trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, tạo cơ sở dữ liệu cho
nghiên cứu quan trắc sinh học lâu dài, hướng tới xây dựng công cụ mới cho đánh
giá chất lượng môi trường nước.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
+ Đánh giá được chất lượng nước một số thủy vực nghiên cứu trên địa
bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
+ Đánh giá được độ đa dạng về số lượng và thành phần loài động vật nổi
trong các thủy vực nghiên cứu và biến động theo thời gian.
+ Đánh giá được ảnh hưởng của chất lượng nước đến độ đa dạng động
vật nổi trong các thủy vực nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Một số vấn ñề chất lượng môi trường nước mặt nội ñịa hiện nay
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó, có 13 hệ thống

sông lớn có diện tích trên 10.000 km
2
. Tài nguyên nước mặt tương đối phong
phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Tổng
lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông (đoạn chảy qua địa phận nước ta) bằng
khoảng 500 km
3
, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong
cả nước, hệ thống sông Hồng 126,5 km
3
(chiếm 14,9%), hệ thống sông Đồng
Nai 36,3 km
3
(chiếm 4,3%), sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn có tổng lượng
chảy xấp xỉ nhau, khoảng 20 km
3
(chiếm 2,3 – 2,6%), các hệ thống sông Kỳ
Cùng, sông Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9km
3
(chiếm 1%),
các sông còn lại là 94,5 km
3
(chiếm 11,1%) (Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên
nước). Đây là nguồn tài nguyên quý giá góp phần quan trọng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, nước mặt ở Việt Nam đang đối mặt với
nhiều thách thức, trong đó đáng kể nhất là tình trạng suy kiệt và ô nhiễm trên
diện rộng.[13]
Về hiện trạng suy kiệt tài nguyên nước mặt, theo Báo cáo hiện trạng
Quốc gia 2010, tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa
trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là

do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
(BĐKH). Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước,
ngưỡng khai thác được phép của Việt Nam giới hạn trong phạm vi 30% lượng
dòng chảy, nhưng thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Riêng tại tỉnh Ninh
Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70 – 80%. Việc khai thác quá
mức các dòng chảy đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng
tài nguyên nước trên các lưu vực sông (LVS) lớn của Việt Nam như sông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

Hồng, sông Thái Bình và sông Đồng Nai. Bên cạnh đó, nguyên nhân quan
trọng thứ hai do ảnh hưởng của BĐKH, ở Việt Nam mùa mưa và lưu lượng
mưa đang có xu hướng diễn biến thất thường nên hạn hán hoặc úng ngập cục
bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn. Sự suy kiệt và diễn biến thất
thường của các nguồn tài nguyên nước phản ánh thực tế Việt Nam đã và đang
đứng trước nguy cơ thiếu nước về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa gây nhiều thiệt
hại về người và của trên nhiều vùng. Và nghiêm trọng hơn, đó là khi tình
trạng suy kiệt dòng chảy kéo dài, kết hợp với chất thải từ các hoạt động của
con người không ngừng tăng lên, dẫn tới nguy cơ ô nhiễm cục bộ, đặc biệt về
mùa khô ở nhiều vùng.
Về hiện trạng ô nhiễm nước, các nguồn nước mặt nội địa của nước ta
đang đối diện với nguy cơ ô nhiễm bởi các chất thải từ các hoạt động sản
xuất, sinh hoạt của con người. Tình trạng suy giảm chất lượng nước đã và
đang diễn ra trên diện rộng, tập trung ở các LVS lớn chảy qua địa phận các
vùng kinh tế phát triển, khu vực sản xuất tập trung và khu vực đông dân cư
như LVS Nhuệ – Đáy, LVS sông Đồng Nai, các sông, các hồ nội đô và vùng
phụ cận làm chức năng tiêu thoát nước và cảnh quan đô thị.
2.1.1. Hiện trạng chất lượng nước một số các thủy vực ñiển hình

Các kết quả điều tra khảo sát về môi trường nước trong thời gian gần đây
đã cho thấy tình trạng chất lượng nước các thủy vực nước ngọt nội địa Việt
Nam như sau:
Hiện trạng ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng, các thành phần hữu cơ và
các vi sinh vật gây bệnh diễn ra phổ biến tại hầu hết các thủy vực tiếp nhận
nước thải từ các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh Một
số hồ ở Hà Nội đang trong tình trạng phú dưỡng là các hồ Bảy mẫu, hồ Ba
mẫu, hồ Trúc Bạch, và một số khu vực thuộc hồ Tây. Sự phú dưỡng có thể
diễn ra trong từng thời kỳ hoặc quanh năm.[19]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Chất thải từ hoạt động công nghiệp đã gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ
cho các thủy vực tiếp nhận, đặc biệt với những chất thải nguy hại, chất độc
công nghiệp đã biến nhiều thủy vực tiếp nhận thành những dòng sông chết,
không còn khả năng để các loài thủy sinh phát triển. Ở phía Bắc, các KCN
như Việt Trí, Phú Thọ, Thái Nguyên đều là những KCN đã và đang gây tác
động không nhỏ tới môi trường xung quanh. Ngoài ra, các KCN tại các vùng
phục cận Hà Nội như Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, cũng đang có nguy
cơ cảnh báo cho tình trạng ô nhiễm. Ở phía Nam, đặc biệt là ở tỉnh Đồng Nai,
KCN Sài Gòn – Biên Hòa, nơi có các KCN tập trung, ô nhiễm môi trường
nước đang diễn ra trên diện rộng hơn.
Bên cạnh chất thải của các KCN, tại một số làng nghề truyền thống trên
lưu vực các sông lớn vùng đồng bằng Bắc Bộ, tình trạng chất lượng nước đang
có diễn biến xấu do nước thải chưa được xử lý thải ra các thủy vực tự nhiên,
gây ra ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, như các làng nghề tái chế
giấy Phong Khê, tái chế sắt thép Đa Hội - Bắc Ninh, các làng nghề làm bún
bánh tại Hà Nội (Hà Tây cũ), nước thải làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm ở
Hải Dương, làng nghề chế biến đay ở Hưng Yên, đã làm hầu hết các thủy vực

bị ô nhiễm với mức độ khác nhau. Trong đó, các thủy vực tiếp nhận trực tiếp
nước thải bị ô nhiễm nặng nề nhất, thậm chí chất lượng nước ngầm (giếng
khơi, giếng khoan) cũng bị ảnh hưởng.
Xét riêng thành phố Hà Nội – trung tâm kinh tế chính trị của cả nước và
vùng phụ cận, những kết quả nghiên cứu gần đây đều cho thấy dấu hiệu cảnh
báo cho những thủy vực nội thành và cả những phụ vùng sông lớn bao quanh
Hà Nội. Trong khu vực nội thành, hệ thống tiêu dẫn nước thải chính gồm 4
trục sông: Tô Lịch, Sét, Lừ và Kim Ngưu với chiều dài tổng cộng khoảng 40
km và các kênh hở với chiều dài khoảng 30 km. Bản chất các sông này là
những thủy vực có vai trò điều hòa khí hậu, nhưng trước áp lực phát triển,
chất thải từ các hoạt động của con người đều đổ thải xuống các hệ thống này,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

biến chúng từ những sông tiêu úng thành sông chứa và tiêu nước thải. Hiện
nay, hầu hết các thủy vực nước chảy trong nội đô đều có dấu hiệu ô nhiễm
hữu cơ nghiêm trọng, nước có màu đen và mùi hôi thối, vận tốc dòng chảy
chậm, các thông số thủy lý hóa khi phân tích cho thấy hàm lượng BOD, COD
cao, hàm lượng oxy hòa tan (DO) thấp, nhiều vị trí không còn oxy ngay cả ở
khối nước tầng mặt, sản phẩm của các quá trình phân hủy kỵ khí xuất hiện với
hàm lượng lớn gây mùi khó chịu cho khu vực xung quanh. Tuy nhiên, mức độ
ô nhiễm của các sông tiêu thoát nước này khác nhau tùy thuộc vào lượng các
chất ô nhiễm thải xuống, phụ thuộc vào tính chất thủy văn và liên quan đến
khả năng tự làm sạch của thủy vực. Trong 4 hệ thống sông tiêu thoát nước
thải của thành phố Hà Nội, sông Kim Ngưu có mức độ ô nhiễm nặng nhất,
sông Tô Lịch có mức ô nhiễm nhẹ nhất.[19]
Trong hệ thống các thủy vực nước chảy khu vực Hà Nội và phụ cận,
không riêng các sông tiêu nước cho khu vực nội đô mà các lưu vực sông lớn
làm nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất cũng có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, hai hệ thống sông Nhuệ - Đáy
và sông Cầu (thuộc hai hệ thông sông lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông
Thái Bình) có chất lượng nước suy giảm nghiêm trọng qua các năm, các
thông số quan trắc đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT, đặc biệt là ô
nhiễm các chất hữu cơ. Môi trường nước mặt của LVS Nhuệ - Đáy đang chịu
sự tác động mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông
nghiệp, làng nghề và nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Chất lượng nước của
nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động, đặc biệt vào mùa khô, giá
trị các thông số BOD
5
, COD, Coliform tại các điểm đo đều vượt QCVN
08:2008/BTNMT loại B1. Tại khu vực đầu nguồn (sau khi nhận nước sông
Hồng), nước sông hầu như không bị ô nhiễm, nhưng từ đoạn sông chảy qua
địa phận khu vực Hà Đông (Phúc La) cho tới khi nhận nước sông Tô Lịch,
nước đã bắt đầu bị ô nhiễm. Nước màu đen, có váng, cặn lắng và có mùi tanh;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

đặc biệt là vào mùa khô (khi không có nguồn nước sông Hồng đổ vào pha
loãng cho sông Nhuệ). Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh
hoạt của quận Hà Đông và nước thải sản xuất của các cơ sở sản xuất và làng
nghề trong khu vực. Sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch, nước sông
Nhuệ đã bị ô nhiễm nặng. Có thể thấy nước thải sông Tô Lịch (nguồn tiếp
nhận nước thải chính của toàn bộ các quận nội thành Hà Nội) là nguyên nhân
chính gây ô nhiễm cho sông Nhuệ (từ điểm Cầu Tó trở đi). Dọc theo đoạn
sông từ sau khi nhận nước sông Tô Lịch cho tới nguồn (hợp lưu với sông
Đáy) mức độ ô nhiễm của nước sông Nhuệ có phần giảm dần do quá trình tự
làm sạch của dòng sông.[12]
Chất lượng nước LVS Đáy và các sông khác bị ô nhiễm ở mức nhẹ hơn

sông Nhuệ và ô nhiễm mang tính cục bộ. Một số nơi chỉ chịu ảnh hưởng từ
nước thải sinh hoạt, một số khác lại chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt
và công nghiệp của thành phố Phủ Lý đổ xuống. Một số khu vực nhận nước
thải của Hà Đông như Cầu Mai Lĩnh và hợp lưu với sông Nhuệ như cầu
Hồng Phú, rồi đổ về sông Đáy làm cho nước sông bị ô nhiễm đáng kể, các
thông số đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1. Ở hạ lưu sông Đáy
(Kim Sơn – Ninh Bình) nhờ có quá trình pha loãng và tự làm sạch nên nước
sông được cải thiện hơn.[12]
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước mặt huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Gia Lâm là huyện cửa ngõ Đông Bắc của thủ đô Hà Nội với diện tích
tự nhiên 114,79 km
2
, dân số khoảng 243.957 người (năm 2011). Vị trí địa lý
của huyện nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc của Huyện là quận
Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là huyện
Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông Bắc và Đông giáp với các huyện
Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp với huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.Sau Nghị định 132/2003/NĐ-CP của Thủ tướng
chính phủ ra ngày 6/11/2003 được thực hiện, huyện Gia Lâm còn lại 22 đơn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn: Yên Viên và Trâu Quỳ; 20 xã: Lệ
Chi, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Màu, Dương Hà, Yên
Thường, Yên Viên, Kim Lan, Cổ Bi, Bát Tràng, Đa Tốn, Dương Xá, Kiêu
Kỵ, Văn Đức, Đông Dư, Dương Quang, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn.[30]

Gia Lâm hiện nay là khu vực phát triển đô thị hóa và kinh tế trọng điểm,
là đầu mối của nhiều công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng của

thành phố cũng như quốc gia, và cũng là khu vực phát triển các cơ sở công
nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn. Năm 2012, giá trị sản
xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng 11,77% so với năm
2011; cơ cấu giá trị sản xuất của huyện: Công nghiệp, xây dựng 54,16%;
Thương mại, dịch vụ 28%; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 17,84%. Là khu vực
nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lâm
năm sau cao hơn năm trước: trồng trọt tăng bình quân 1,5%, chăn nuôi tăng
5,6%, thủy sản tăng 10,2%; diện tích rau an toàn đạt gần 60%. Hiện nay Gia
Lâm đang trong tiến trình phát triển nông nghiệp theo hướng thay thế các loại
cây trồng hiệu quả kinh tế thấp bằng các loại cây đặc sản có hiệu quả cao hơn.
Trong địa bàn huyện cũng đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập
trung tại các xã Văn Đức, Lệ Chi, Đặng Xá, Đông Dư

Ngoài ra, trên địa bàn
huyện Gia Lâm còn tập trung nhiều làng nghề truyền thống như Bát Tràng (sản
xuất gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Ninh Hiệp (thuốc
Bắc, buôn bán vải vóc)… Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường trên địa bàn
còn chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế nên đã đã làm nảy sinh nhiều
vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề môi trường nước trong các thủy vực chứa
nước của vùng.[30]
Xét riêng về tài nguyên nước mặt, Gia Lâm có tổng diện tích mặt nước
vào khoảng 625,27 ha ao hồ, đầm, kênh, mương có khả năng nuôi trồng thuỷ
sản. Diện tích mặt nước không sử dụng cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản trên
toàn huyện là 143,2 ha tương ứng 22,9%, trong đó hơn 17,7% diện tích thuỷ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
vực nước đứng (ao, hồ, đầm) và hơn 57,2% diện tích thuỷ vực nước mặt
(kênh, mương, sông đào) không được sử dụng cho mục đích này [26]. Hệ
thống sông ngòi và kênh mương lớn có trữ lượng nước dồi dào cung cấp cho

sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho toàn huyện gồm: hệ thống
thủy lợi Bắc Hưng Hải và hệ thống thủy lợi Bắc Đuống, cả hai hệ thống này
đều lấy nước từ sông Hồng. Theo số liệu thống kê, hai hệ thống này cấp nước
cho 8.255 ha đất nông nghiệp (chiếm 47,5% diện tích của toàn huyện), trong
đó lúa và cây hàng năm chiếm 43,3 %, thủy sản chiếm 3,4%, còn lại là đất
cây lâu năm, vườn tạp và đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc.[30]
Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải là hệ thống thủy lợi lớn nhất của
đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống này cung cấp nước cho các xã và thị trấn thuộc
cụm Nam Đuống, bao gồm: Thị trấn Trâu Quỳ, Cổ Bi, Đông Dư, Đa Tốn, Bát
Tràng, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Văn Đức, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương
Quang, Kim Sơn, Lệ Chi. Còn các đơn vị hành chính Thị trấn Yên Viên, Yên
Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu (còn gọi
là cụm các xã Bắc Đuống) được cấp nước bởi hệ thống thủy lợi Bắc Đuống
lấy nước từ sông Đuống qua các sông chính là sông Thiên Đức, sông Ngũ
Huyện Khê. Tuy nhiên, do quá trình phát triển đô thị và hoạt động công
nghiệp, dịch vụ của khu vực Hà Nội và phụ cận, các con sông này đã có dấu
hiệu suy thoái, không đảm chất lượng nước tưới cho cây trồng.[10]
Sông Thiên ðức hay còn gọi là sông Đuống dài 68 km, nối sông Hồng
với sông Thái Bình. Điểm đầu từ ngã ba Dâu (xã Xuân Canh, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội tại địa giới giữa 2 đơn vị hành chính là huyện Đông
Anh và quận Long Biên của thành phố Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc
(xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Về tổng thể sông Đuống
chảy theo hướng tây- đông, là một phân lưu của sông Hồng, trước đây chỉ là
một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ khi sông
Hồng có lũ lớn mới tràn qua được. Từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
trở thành một phân lưu quan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với
Hà Nội. So với lượng lũ của sông Hồng tại Sơn Tây thì sông Đuống tiêu được

20-30 %. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, tại Thượng Cát (Từ Liêm, Hà
Nội), lưu lượng nước trung bình nhiều năm đạt 880 m³/s. Lưu lượng đỉnh lũ
lớn nhất 9.000 m³/s (ngày 22 tháng 8 năm 1971). Mực nước cao nhất tại bến
Hồ vào tháng 8 năm 1945 là 9,64 m, cao hơn so với mặt ruộng là 3-4 m. Sông
Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có
2,8 kg phù sa.
Bên cạnh các sông lớn và hệ thống thủy lợi chính cung cấp nước sản
xuất nông nghiệp thì các thủy vực ao, hồ, đầm phân bố rải rác trên địa bàn
cũng góp phần dự trữ nguồn nước tưới, tiêu cho diện tích lúa và hoa màu của
các xã, sử dụng nước mặt để nuôi cá; đồng thời, chúng cũng là những thủy
vực chịu tác động từ nước thải sinh hoạt mỗi ngày của các khu dân cư, gây
nhiễm bẩn nguồn nước dẫn đến việc ngày càng hạn chế việc sử dụng các
nguồn nước này vào mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Diện tích
mặt nước tự nhiên và diện tích mặt nước bị ô nhiễm của các đối tượng thủy
vực này được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng mặt nước huyện Gia Lâm

Tổng diện tích mặt nước Diện tích mặt nước ô nhiễm
Chỉ tiêu
Tổng
Ao, hồ,
ñầm
Khác Tổng
Do công
nghiệp
Do sinh
hoạt
ha

625,27 543,11 82,11 65,16 45,5 19,60

Toàn huyện
% 100 86,9 13,1 10,42 70 30
ha

76,4 55,7 20,7 12,3 5 7,3
Các xã Bắc
ðuống
% 12,2 72,9 37,2 16,1 40,7 59,3
ha

287,48 264,77 22,71 4,97 1 3,97
Các xã Nam
ðuống
% 46 92 8 1,7 20 80
ha

261,4 222,7 38,7 48,89 40,5 8,39
Các xã ven ñê
% 41,8 85,2 17,4 18,7 82,0 18,0
(Nguồn: Phòng Kế hoạch và PTNN huyện Gia Lâm, 2010 )
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
Ngoài các yếu tố tự nhiên chi phối đến đời sống thủy sinh như chế độ
thủy văn, nền địa chất, thổ nhưỡng, thảm thực vật , các hoạt động kinh tế xã
hội của vùng cũng là những yếu tố gây tác động đến chất lượng môi trường
thủy vực với đặc trưng là các thông số thủy lý hóa học. Từ đó ảnh hưởng đến
hoạt động sinh học diễn ra trong mỗi thủy vực tiếp nhận các tác động trên.
Trên địa bàn huyện Gia Lâm hình thành nhiều các khu vực hoạt động
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và khu vực dân cư sinh sống nên các thủy

vực thuộc vùng này ít nhiều đều chịu ảnh hưởng bởi chất thải từ các loại hình
hoạt động trên. Kết quả thống kê ở bảng 2.1 cho thấy hai nguồn chủ yếu gây ô
nhiễm nước mặt trên toàn huyện là hoạt động công nghiệp và hoạt động sinh
hoạt, trong đó phần lớn ô nhiễm nước mặt do hoạt động công nghiệp (chiếm
70% tổng diện tích mặt nước), còn lại là bị ô nhiễm bởi hoạt động sinh hoạt
(30%). Các hệ thống sông cung cấp nước thủy lợi chính của huyện Gia Lâm
như sông Cầu Bây, sông Thiên Đức và sông Bắc Hưng Hải hầu hết đều chịu
tác động của tất cả các nguồn thải trên ở các mức độ khác nhau; còn các thủy
vực nước đứng ở Gia Lâm lại bị ảnh hưởng nhiều do nước thải sinh hoạt.
2.1.3. Ảnh hưởng của chất lượng nước ñến ñời sống các loài thủy sinh
Kết quả nghiên cứu về đặc tính thủy sinh vật cho thấy, một nét cơ bản là
điều kiện môi trường nước đã tác động đến đặc tính thủy sinh thông qua các
đặc điểm về cấu trúc thành phần loài, sự phân bố số lượng các nhóm thủy sinh
vật. Đặc điểm này thể hiện như sau:
+ Một số khu vực nghiên cứu thường có một vài loài hoặc nhóm loài có
tần suất cao hơn hẳn so với nhóm loài khác cũng như so với khu vực khác.
+ Một số nhóm loài chỉ phân bố ở khu vực này mà không thấy phân bố ở
khu vực khác. Đây là những nhóm loài được coi là nhạy cảm với điều kiện
môi trường. Đặc trưng là các loài giáp xác chân chèo Copepoda – Calanoida,
tôm, và một số họ ấu trùng côn trùng ở nước.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
+ Một số nhóm loài thấy xuất hiện ở tất cả các điểm nghiên cứu dạng
sông với nền đáy mềm, bùn – cát, cát – bùn như giun ít tơ Oligochaeta. Đây là
nhóm loài được coi là có tính chống chịu nhất với điều kiện môi trường.
+ Bên cạnh sự hiện diện các nhóm loài đặc trưng, mật độ số lượng các nhóm,
số lượng loài cũng là đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa các khu vực.
Kết quả điều tra thành phần khu hệ động vật nổi ở khu vực Đồng Tháp
Mười (Hồ Thanh Hải, 1985) cho thấy tại các thủy vực có độ pH < 5, không thấy

xuất hiện các loài giáp xác chân chèo Calanoida. Trong khi các loài thuộc nhóm
này xuất hiện nhiều ở các loại thủy vực tương tự nhưng vơi pH >5 tới trung tính.
Trong các yếu tố môi trường thủy hóa, hàm lượng các muối dinh dưỡng
phot phat và nitrat (NO3) là các yếu tố quan trọng tác động đến đặc tính thủy
sinh vật của thủy vực. Trước tiên, các yếu tố này là cơ sở phát triển thực vật nổi
(mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên của thủy vực). Các kết quả
nghiên cứu cho thấy trong hầu hết các loại hình thủy vực, có mối tương quan
dương giữa hàm lượng photphat với mật độ thực vật nổi. Hàm lượng photphat
cao thì số lượng và sinh khối thực vật nổi cao. Nhưng cũng thấy rằng chính
photphat cùng với nitrat với hàm lượng cao tới một mức nào đó lại gây ô nhiễm
hữu cơ thủy vực.
Các nghiên cứu về hồ ở Hà Nội đã cho thấy hầu hết các hồ có hàm lượng
PO
4
và NO
3
cao thì trong thành phần tảo, nhóm tảo lục (Chlorophyta) với các
loài thuộc chi Scenedesmus thường rất phát triển. Trong động vật nổi, nhóm
trùng bánh xe (Rotatoria) và Râu ngành (Cladocera) phát triển. Dường như
không thấy sự có mặt của các loài giáp xác chân chèo Copepoda – Calanoida
trong các hồ này. Khi xác định các mức độ ô nhiễm một số thủy vực ở Hà
Nội, Nguyễn Xuân Quýnh (1995) đã xem tỷ lệ về thành phần loài và số lượng
giữa trùng bánh xe (R) và giáp xác chân chèo (Co) với giáp xác râu ngành
(Cl), hoặc giữa ấu trùng Chironomidae (Ch) với giun ít tơ (Oli) là những chỉ
số đánh giá quan trọng. Các thủy vực ít bẩn (oligosaprobe) có tỷ lệ R ≤Co +Cl
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14
và Ch ≥ Oli, các thủy vực bẩn vừa (mesosaprobe) có tỷ lệ R ≥ Co + Cl và Ch
≤ Oli, các thủy vực rất bẩn (polysaprobe) (sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch,

sông Sét) chỉ có R và Oli. Như vậy, có thể xem các nhóm trùng bánh xe, giun
ít tơ là chỉ thị cho thủy vực giàu dinh dưỡng và bẩn hữu cơ.
2.2. ðặc ñiểm ñộng vật nổi trong hệ sinh thái nước ngọt Việt Nam
2.2.1. ðặc ñiểm sinh học của ñộng vật nổi (ðVN)
Động vật nổi (Zooplankton) là tập hợp những động vật sống trôi nổi
trong các tầng nước, cơ quan vận động của chúng rất yếu hoặc không có,
chúng vận động một cách thụ động và không có khả năng bơi ngược dòng
nước [3][16].
Trong chuỗi thức ăn thủy vực, động vật nổi (zooplankton) là những sinh
vật tiêu thụ bậc 1, chúng ăn thực vật nổi (phytoplankton), cặn bẩn và vi
khuẩn, đồng thời tạo ra nguồn thức ăn động vật đầu tiên cho các nhóm động
vật ăn thịt tiếp theo. Tùy theo các dạng sống hoặc kích thước mà chúng được
phân chia thành các nhóm khác nhau.
* Dựa vào kích thước, ĐVN được phân chia thành:
- Sinh vật nổi cực lớn (Megaloplankton): có kích thước lớn hơn 1m, điển
hình là các loài sứa biển
- Sinh vật nổi lớn (Macroplankton): có kích thước trong khoảng 1-
100cm, điển hình là các loài sứa nhỏ.
- Sinh vật nổi lớn vừa (Mesoplankton): có kích thước trong khoảng
10mm, điển hình là các loài thuộc phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda)
và giáp xác râu ngành (Cladocera).
- Sinh vật nổi nhỏ (Microplankton): có kích thước từ 0,05 – 1,0 mm điển
hình là các loại ấu trùng thuộc giáp xác chân chèo (Copepoda), giáp xác râu
ngành (Cladocera), nhuyễn thể (Mollusa) và trùng bánh xe (Rotatoria).
- Sinh vật nổi cực nhỏ (Nanoplankton): có kích thước khoảng vài chục
micromet, điển hình là các loài động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn (Bacteria).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15
* Dựa vào tập tính sống, ĐVN được chia ra làm hai nhóm sau:

- Sinh vật nổi hoàn toàn (Holoplankton): là những sinh vật trong vòng
đời của nó hoàn toàn sống nổi trong nước chỉ trừ giai đoạn trứng (cyst) là ở
tầng đáy như trùng bánh xe, giáp xác râu ngành, giáp xác chân chèo và một số
dạng của nguyên sinh động vật.
- Sinh vật nổi không hoàn toàn (Mesoplankton): là những sinh vật chỉ
sống nổi trong một giai đoạn của vòng đời như giai đoạn ấu trùng, còn lại
phần lớn cuộc đời sống đáy hoặc sống bám như thủy tức, nhuyễn thể…
* Dựa vào sự phân bố theo ñộ sâu (chủ yếu là sinh vật biển), ĐVN cũng được
chia thành hai nhóm chủ yếu:
- Sinh vật nổi tầng mặt (Epiplankton): là những sinh vật ở độ sâu từ 0 –
200m, đây là vùng có sự xâm nhập của ánh sáng, có thực vật và có quá trình
tự dưỡng.
- Sinh vật nổi ở tầng sâu (Nyctoplankton): gồm những sinh vật sống ở
độ sâu trên 200m, không có ánh sáng xuyên thấu nên không có thực vật.
* Dựa vào cây phát sinh sinh vật và hình thái cơ bản của động vật nổi (đặc
điểm phân loại), ĐVN cơ bản thuộc về 3 nhóm lớn: phân lớp giáp xác chân
chèo (Copepoda), bộ giáp xác râu ngành (Cladocera) và lớp trùng bánh xe
(Rotatoria).
a) ðặc ñiểm sinh học của phân lớp giáp xác chân chèo Copepoda
Giáp xác chân chèo Copepoda (chân mái chèo) là một phân lớp của lớp
giáp xác, ngành chân khớp. Phân lớp Copepoda phân chia thành ba bộ: Bộ
Calanoida, Bộ Cyclopoida và Bộ Harpacticoida.[16]
Hình thái: Cơ thể chúng có chiều dài biến động trong khoảng 0,3 – 3,2
mm nhưng đa phần có chiều dài nhỏ hơn 2,0 mm[20]. Cơ thể màu nâu hay
xám, những loài sống ở vùng triều có màu sáng hơn, có thể có màu tím hay
đỏ. Màu sắc của chúng là do sự phân bố của các hạt sắc tố có tác dụng bảo vệ
cơ thể chống lại tác hại ánh sáng . Cơ thể tương đối thuần nhất về cấu tạo, sự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16

khác biệt giữa các loài được nhận dạng qua sự khác biệt của các phần phụ. Cơ
thể của chúng được chia thành 3 phần là đầu, ngực và bụng.[3]
Vận ñộng, một số loài Calanoida và Cycloppoida di chuyển bằng cách
bơi lội, còn Harpacticoida thường bò hoặc chạy trên nền đáy hoặc giá thể.
Copepoida dùng chân đạp mạnh và tiếp theo là vận động của các đôi râu. Cả
hai nhóm Calanoida và Cyclopoida, chạc đuôi có tác dụng như là bánh lái.[3]
Sinh sản: Tập tính sinh sản hầu như giống nhau ở các nhóm loài thuộc
phân lớp Copepoda nhưng thời kỳ sinh sản khác nhau. Con đực dùng râu A2 và
chân ngực ôm lấy con cái, thời gian ôm nhau khoảng vài phút hoặc có khi lên
đến vài ngày. Con đực ôm lấy con cái trước khi con cái lột xác để thành thục.
Sự thụ tinh thật sự xảy ra khi hai cá thể đã tách rời nhau và con cái đẻ trứng.
Trứng thụ tinh sẽ được giữ trên mình con cái trong một hoặc hai túi trứng cho
đến khi nở thành ấu trùng, khi trứng vừa nở thì nhóm trứng khác được bắt đầu
sinh ra và tiếp tục được thụ tinh.[16]
Vòng ñời: Trong chu kỳ sống của Copepoda, thông thường có 4 dạng hình
thái là: 1 giai đoạn trứng, 6 giai đoạn ấu trùng, 5 giai đoạn copepoidid và
trưởng thành.Trứng của Copepda nở thành ấu trùng nhỏ, hoạt động gọi là
nauplius. Sau mỗi lần lột xác, con vật lớn lên và dài hơn đồng thời có thêm cơ
quan phụ. Thời gian để hoàn thành một chu kỳ sống từ trứng cho đến khi sinh
sản tùy theo loài và điều kiện sống. [16]
Nguồn gốc và phân bố, Copepoda là nhóm sinh vật có nguồn gốc biển,
chúng trải qua quá trình tiến hóa để đi vào vùng nước ngọt, riêng bộ
Cyclopoida là nhóm ĐVN ưa sống trong nước ngọt và có phân bố rộng trên
thế giới. So với Cladocera, Copepoda có khả năng chịu đựng điều kiện thiếu
oxy tốt hơn đó là do khả năng trao đổi chất tốt trong điều kiện thiếu oxy ở nền
đáy thủy vực [16].

×