Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 99 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH






ĐINH LỆ MỸ TRANG

NGHIÊN CỨU SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI LÊN GIÁ NHẬP KHẨU VÀ GIÁ TIÊU DÙNG
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




TP.Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH




ĐINH LỆ MỸ TRANG



NGHIÊN CỨU SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI LÊN GIÁ NHẬP KHẨU VÀ GIÁ TIÊU DÙNG
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH


TP.Hồ Chí Minh - 2012




















LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp.
Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến người hướng dẫn
khoa học, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Định, về những ý kiến đóng góp, những chỉ
dẫn có giá trị giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã hết
lòng ủng hộ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012
Học viên
Đinh Lệ Mỹ Trang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi
xin cam đoan luận văn “Đo lường sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên giá nhập khẩu
và giá tiêu dùng tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011” được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS Nguyễn Ngọc Định là công trình nghiên cứu nghiêm túc và được đầu tư kỹ
lưỡng của tôi. Các số liệu và nội dung trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đáng tin
cậy.

Tác giả


Đinh Lệ Mỹ Trang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- ERPT: Exchange rate pass through.
- CPI: Chỉ số giá tiêu dùng.
- IMP: Chỉ số giá nhập khẩu.
-LSCB: lãi suất cơ bản.
-Oil: Giá dầu.
-USD: đôla Mỹ.
-NEER: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương.
-VND: Việt Nam đồng.
-IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế.
-VAR: Vector Autorgressive Model.
- VECM: Mô hình sai số dạng véc tơ.
- ADF: Augmented Dickey-Fuller.






DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Tác động tích lũy do sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER: 17.
Hình 4.2 Phản ứng của chỉ số IMP, CPI với cú sốc 1% NEER: 19.
Hình 4.3 Phản ứng của chỉ số IMP, CPI với cú sốc 1% NEER theo thứ tự 2: 22.
Hình 4.4 Phản ứng của chỉ số IMP, CPI với cú sốc 1% NEER theo thứ tự 3: 23.
Hình 4.5 Phản ứng của chỉ số IMP, CPI với cú sốc 1% NEER theo thứ tự 4: 24.
Hình 4.6 Tầm quan trọng của các biến số trong việc thay đổi của IMP: 26.
Hình 4.7 : Tầm quan trọng của các biến số trong việc thay đổi của CPI : 27.





DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng cho các biến: 14.
Bảng 4.2 Chọn độ trễ tối ưu cho mô hình Var: 15.
Bảng 4.3: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER: 18.
Bảng 4.4 Kết quả nghiên cứu độ lơn ERPT của Võ Văn Minh (2009): 20.
Bảng 4.5 kết quả nghiên cứu ERPT ở một số nước Châu Á trong khu vực: 21.
Bảng 4.6: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER
theo thứ tự 2: 22.
Bảng 4.7: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER
theo thứ tự 3: 23.
Bảng 4.8: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER
theo thứ tự 4: 24.
Bảng 4.9 Tầm quan trọng của các biến số trong việc thay đổi của IMP : 25.
Bảng 4.10 Tầm quan trọng của các biến số trong việc thay đổi của CPI : 26.




MỤC LỤC
1. TÓM TẮT 1
2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 8
3.1 Phương pháp nghiên cứu chung: 8
3.2 Mô hình thực nghiệm: 9
3.3 Các bước thực hiện trong quá trình thực nghiệm mô hình Var : 10
3.4 Lựa chọn các biến cho mô hình và cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích 11
3.4.1 Tỷ giá hối đoái: 12
3.4.2 Giá dầu: 13
3.4.3 Biến sản lượng (GDP): 13

3.4.4 Chỉ số gía nhập khẩu (IMP): 13
3.4.5 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): 13
3.4.6 Lãi suất: 13
4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CHO VIỆT NAM 14
4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị và lựa chọn độ trễ cho mô hình: 14
4.2 Đo lường cú sốc bằng mô hình Var: 16
4.2.1 Hàm phản ứng xung (Impulse response function): 16
4.2.2. Kiểm định Robustness : 21
4.2.3 Phân rã phương sai (Variance decompotition) : 25
5. KẾT LUẬN 28
5.1 Tổng kết kết quả nghiên cứu thực nghiệm : 28
5.2 Một vài khuyến nghị : 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 33
PHỤ LỤC 1: Kiểm định mô hình Var theo thứ tự sắp xếp biến số 1 33
PHỤ LỤC 2: Phản ứng tích lũy của các yếu tố khi có sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch
chuẩn của NEER (thứ tự 1) 36
PHỤ LỤC 3: Phân rã phương sai theo thứ tự 1 40

PHỤ LỤC 4: Kiểm định mô hình Var theo thứ tự các biên trong mô hình 45
PHỤ LỤC 5: Phản ứng tích lũy của các yếu tố khi có sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch
chuẩn của NEER (thứ tự 2) 48
PHỤ LỤC 6: phân rã phương sai mô hình thứ tự số 2 52
PHỤ LỤC 7 Kiểm định mô hình Var theo thứ tự các biên trong mô hình 3 56
PHỤ LỤC 8: Phản ứng tích lũy của các yếu tố khi có sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch
chuẩn của NEER (thứ tự 3) 59
PHỤ LỤC 9 phân rã phương sai mô hình thứ tự số 3 63
PHỤ LUC 10 Kiểm định mô hình Var theo thứ tự các biên trong mô hình 4 68
PHỤ LỤC 11 Phản ứng tích lũy của các yếu tố khi có sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch
chuẩn của NEER (thứ tự 4) 71

PHỤ LỤC 12 phân rã phương sai mô hình thứ tự số 4 75
PHỤ LỤC 13: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM: 79
1. Tổng quan tình hình Kinh tế Việt Nam qua các năm: 79
2. Môi trường lạm phát cao của Việt Nam: 81
2.1 Diễn biến lạm phát Việt Nam cụ thể qua các thời kỳ như sau: 81
2.2 Các nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam: 82
3 Thực trạng tỷ giá hối đoái tại Việt Nam: 85
3.1 Cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo thời gian, 2000-2011 85
3.2 Việt Nam đồng đang được định giá cao hay thấp? 86
3.4 Tỷ giá hối đoái và chỉ số giá tiêu dùng CPI: 90
- 1 -
1. TÓM TẮT
Trong nhiều cuộc thảo luận về kinh tế quốc tế, vấn đề tỷ giá hối đoái thường đặt ở
vị trí trung tâm. Qua đó càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của tỷ giá trong sự ổn
định nền kinh tế. Vấn đề về sự biến động của tỷ giá làm ta nhớ lại nhiều cuộc khủng
hoảng tài chính nền kinh tế mới nổi như ở Mexico vào năm 1994, Thái Lan,
Indonesia và Hàn Quốc vào năm 1997, Brazil và Nga vào năm 1998, Argentina vào
năm 2000, và Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2000, và một lần nữa vào năm 2001, liên quan
đến một cuộc khủng hoảng tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái, một trong những yếu tố kết nối các nền kinh tế quốc gia, chính vì
đặc tính kết nối này, cho nên một sự biến động trong tỷ giá hối đoái đã gây ra cho
một số cuộc khủng hoảng tài chính khu vực hoặc toàn cầu. Tùy vào đặc điểm của
từng nền kinh tế khác nhau mà việc nhanh chóng toàn cầu hóa và đóng góp quốc tế
là khác nhau. Điều này đã làm cho tỷ giá hối đoái càng trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức ổn định
kinh tế vĩ mô như hiện nay. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến một
yếu tố bên ngoài, mà còn tác động toàn bộ đến nền kinh tế. Một trong những tác
động quan trọng nhất của tỷ giá hối đoái trong một nền kinh tế đó là tác động của nó
đối với lạm phát, và nhập khẩu. Tác động mạnh mẽ của tỷ giá đến lạm phát thông

qua chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá nhập khẩu gọi là cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối
đoái (ERPT) đến lạm phát (thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng- CPI) và giá nhập
khẩu. Thuật ngữ exchange rate pass through (ERPT) được định nghĩa như là: khi
một phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái thì sẽ làm cho giá cả, lạm phát thay đổi
bao nhiêu phần trăm và sự thay đổi này có cùng chiều với nhau hay không?
Hầu hết các nghiên cứu ở các nước đều khẳng định sự hiện diện của ERPT vào CPI,
tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chênh lệch khá nhiều giữa các nước. Cho đến nay,
nghiên cứu định lượng về ERPT đến giá cả, lạm phát ở Việt Nam không nhiều, chỉ
có một vài nghiên cứu chuyên sâu và tìm thấy kết quả định lượng ERPT ở Việt
Nam là thấp một cách bất thường so với các kết quả nghiên cứu ERPT tại các nước
nền kinh tế phát triển và nền kinh tế mới nổi. Trong khi đó, về mặt lý thuyết và thực
- 2 -
tiễn, Việt Nam có đủ các nhân tố để có một mức ERPT cao hơn: lạm phát, tỷ lệ
nhập khẩu/GDP cao, đồng nội tệ kém ổn định, năng lực cạnh tranh nền kinh tế kém,
mức độ đôla hóa nền kinh tế còn cao. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lượng hóa
ERPT là điều nên làm, nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá
và nâng cao năng lực dự báo cũng như kiểm soát lạm phát. Bài viết này tác giả dùng
phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bằng việc sử dụng mô hình Var đệ quy để đo
lường mức độ ảnh hưởng của tỷ giá hoái đối đến giá nhập khẩu và lạm phát ở Việt
Nam, cụ thể như sau:
- Kiểm định mối quan hệ giữa ERPT và giá nhập khẩu, giá tiêu dùng nội địa.
- Phân tích về mức độ và thời gian của việc đáp trả lại của giá nhập khẩu và
giá tiêu dùng nội địa khi tỷ giá thay đổi ở Việt Nam.
- Kiểm định những thay đổi của tỷ giá hoái đối từ ngắn hạn đến trung hạn có
cùng chiều với những thay đổi giá cả hay không.
Kết quả của nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng mô hình Var đệ quy
gồm 6 biến được sắp xếp thứ tự theo phân rã Cholesky (OIL ->GDP -> LSCB ->
NEER -> IMP ->CPI) tác giả nhận thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số
giá nhập khẩu lớn hơn mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá tiêu dùng.
Trong 8 quý kể từ khi có cú sốc tỷ giá hối đoái, mức truyền dẫn có xu hướng gia

tăng qua các quý. Mức truyền dẫn lên chỉ số giá nhập khẩu là cùng chiều và lớn
nhất ở quý thứ 8 (2,65). Mức truyền dẫn lên chỉ số giá nhập khẩu là hoàn toàn kể từ
quý thứ 6 trở đi. Mức truyền dẫn tỷ giá lên chỉ số CPI trong 6 quý đầu là không
cùng chiều, tức là trong giai đoạn đầu (từ quý 1 đến quý 6) thì khi tỷ giá tăng 1%
thì làm cho chỉ số CPI giảm lần lượt 0,07%(quý 1), 0,14% (quý 2), 0,6% (quý 3),
1,04% (quý 4), 1,04% (quý 5), 0,6% (quý 6). Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên chỉ
số CPI là cùng chiều kể từ quý thứ 7 trở đi. Đặc biệt mức truyền dẫn này là hoàn
toàn ở quý thứ 8.



- 3 -
2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Trải qua 2 thập kỷ, một lượng lớn tài liệu kinh tế về ERPT ngày càng được
phát triển. Xuất phát từ những quan điểm khác nhau, nghiên cứu thực nghiệm xem
xét vai trò của ERPT ở nền kinh tế lớn và cả nền kinh tế nhỏ. Những đề tài hướng
vào các quốc gia phát triển như đề tài của Anderton (2003), Campa và Goldberg
(2004), Campa (2005), Gagnon và Ihrig (2004), Hahn (2003), Ihrig (2006) và
McCarthy (2000), Mann (1986), Goldberg and Knetter (1997). Cũng có 1 học thuyết
phát triển nhanh được ứng dụng cho các nền kinh tế mới nổi có cùng nét tương
đồng như thuyết của Choudhri và Hakura (2006), Frankel (2005) và Mihaljet
(2000), Ito và Sato (2006), Rudrani Bhattacharya (2008).
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái
niệm “truyền dẫn tỷ giá hối đoái”. Khi nghiên cứu về vấn đề “truyền dẫn tỷ giá hối
đoái” tại các nước công nghiệp, các nhà kinh tế học thường chú ý mức biến động của
tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá nhập khẩu và mức ấn định giá bán của từng lĩnh vực sản
xuất. Theo như Mann (1986) nghiên cứu về mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên chỉ số
giá nhập khẩu của Hoa Kỳ và xem xét mức tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái
đến việc thiết lập giá bán của một số lĩnh vực sản xuất tại Hoa Kỳ. Hay theo như
Goldberg and Knetter (1997) trong nghiên cứu của mình đã định nghĩa truyền dẫn

tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của giá cả nhập khẩu (tính theo đồng nội tệ)
khi tỷ giá hối đoái thay đổi. Còn Jonathan McCarthy (2000) thì lại xem xét khái
niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái dưới góc độ là sự tác động của biến động tỷ giá hối
đoái và giá nhập khẩu đến tỷ lệ lạm phát trong nước.
Tuy nhiên trong các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại các nước
đang phát triển, vấn đề truyền dẫn tỷ giá hối đoái lại được xem xét ở một khía cạnh
khác. Tiêu biểu như Ito và Sato (2006) trong nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái
tại các nước Châu Á chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng 1997-1998 và Rudrani
Bhattacharya (2008) trong nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Ấn Độ xem xét
tác động của biến động tỷ giá đến các chỉ số giá trong nước.
- 4 -
Sở dĩ có sự khác nhau như trên là vì các nước đang phát triển thường được
xem là các nền kinh tế mở và quy mô nhỏ nên quyền áp đặt giá trên thị trường là rất
hạn chế theo Hakan Kara (2005) . Điều đó được cho là thay đổi tỷ giá sẽ tác động
mạnh đến giá hàng hóa nhập khẩu, khiến cho các chỉ số giá trong nước trở nên rất
nhạy cảm đối với sự thay đổi của tỷ giá danh nghĩa.
Một luận điểm khác nhấn mạnh vai trò của chính sách tài khóa và tiền tệ bù
đắp phần nào ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái lên giá cả (Gagnon và
Ihrig, năm 2004). Devereux và Engel (2001) và Bacchetta và Wincoop (2003) cho
rằng việc định giá đồng nội tệ làm giảm mức độ ảnh hưởng của ERPT.
Một yếu tố quan trọng khác của ERPT đứng trên quan điểm lý thuyết là mức
độ mở cửa mậu dịch của 1 quốc gia. Sự liên hệ tức thì giữa 2 biến số là cùng chiều:
một quốc gia mở cửa càng nhiều thì biến đổi của tỷ giá ảnh hưởng lên giá nhập
khẩu càng nhiều, được đo lường thông qua chỉ số CPI. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm
thì Romer (1993) cho rằng viễn cảnh càng trở nên phức tạp khi chúng tôi tính đến
lạm phát có tương quan nghịch với sự mở cửa của một quốc gia. Điều này đưa ra
một kênh gián tiếp về mối tương quan ngược chiều giữa sự mở cửa với lạm phát và
mức độ truyền dẫn. Các kênh trực tiếp và gián tiếp không cùng chiều với nhau và
điều này làm cho mối tương quan giữa truyền dẫn và mậu dịch cũng có thể cùng
chiều hoặc là ngược chiều.

Trong trường hợp của Việt Nam (nằm trong nhóm nước đang phát triển) nên
luận văn này tác giả sẽ định nghĩa truyền dẫn tỷ giá theo như các nghiên cứu thực
nghiệm áp dụng cho các nước đang phát triển tức là: “Truyền dẫn tỷ giá hối đoái là
phần trăm thay đổi của các chỉ số giá trong nước khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay
đổi một phần trăm”. Các chỉ số giá trong nước bao gồm chỉ số giá nhập khẩu (IMP)
và chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Nếu tỷ giá thay đổi 1% làm cho chỉ số giá cả thay đổi
1% thì sự truyền dẫn được gọi là hoàn toàn (complete pass-through), và nếu nhỏ
- 5 -
hơn 1% thì sẽ được gọi là sự truyền dẫn không hoàn toàn (incomplete pass-
through).
Cái gì gây nên sự khác biệt về ERPT giữa các quốc gia?
Các nhà kinh tế học thường giả định đơn giản rằng giá của hàng hóa ngoại thương
được quy đổi về cùng 1 loại tiền tệ thì như nhau ở các quốc gia. Có nghĩa rằng giữ
vững trạng thái ngang bằng sức mua. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn các giả định này
thường ít thuyết phục, ít nhất là trong trường hợp mẫu nhỏ và thời gian kéo dài từ
ngắn hạn đến trung hạn. Theo những bằng chứng mà học thuyết về ERPT đã phát
triển qua 2 thập kỷ này đã cung cấp những lý giải khác nhau về tại sao ERPT lại
không hoàn toàn và khác biệt giữa các quốc gia. Nhiều kiểm định thực nghiệm cho
thấy rằng ERPT có sự khác biệt tùy thuộc vào mỗi nước và thời gian, cũng như giá
cả ở những mắc xích của dây chuyền sản xuất (gía nhập khẩu, giá nhà sản xuất và
giá tiêu dùng) và giá cả của các ngành trong phạm vi một quốc gia.
Xét trên phạm vi ngành, ERPT phụ thuộc vào chiến lược định giá của công
ty, đến lượt nó chính sách định giá của công ty lại phụ thuộc vào cơ cấu ngành.
Nhiều nghiên cứu gần đây tập trung vào nghiên cứu chiến lược định giá và thay đổi
mức lợi nhuận của công ty nhằm đối phó với sự thay đổi của tỷ giá. Cơ sở lý luận
của đa số các nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của Donbursch (1987), trong
đó những khác biệt về ERPT được lý giải là do mức độ tập trung hóa của thị trường,
mức độ thâm nhập của hàng hóa nhập khẩu và tính thay thế của hàng hóa nhập khẩu
và hàng hóa sản xuất trong nước. Còn Donbursch cho rằng các ngành có tính cạnh
tranh càng cao (lợi nhuận biên nhỏ) và tỷ trọng hàng nhập khẩu trong tổng doanh

thu bán hàng càng lớn thì ERPT càng lớn.
Xét trên phạm vi quốc gia, ERPT phụ thuộc vào ba nhân tố chính: độ co dãn
tương đối của cầu và cung, môi trường kinh tế vi mô và các điều kiện kinh tế vĩ mô
(Phillips,1988). Trong điều kiện không phát sinh các cơn sốc khác, độ co dãn của
cầu và cung theo giá là nhân tố quyết định lớn của ERPT. Đối với hàng hóa xuất
khẩu, mức độ của ERPT sẽ càng lớn nếu độ co dãn của cầu càng lớn và độ co dãn
của cung càng thấp. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì ngược lại, mức độ của ERPT sẽ
- 6 -
càng lớn nếu độ co dãn của cầu càng nhỏ và độ co dãn của cung càng lớn (Spitaller,
1980). Do đó, ERPT phải là toàn phần (bằng 1) trong một nền kinh tế nhỏ, bởi vì
cầu đối với xuất khẩu là co dãn tuyệt đối và cung nhập khẩu là co dãn tuyệt đối do
quốc gia đó không có khả năng tác động đến thị trường thế giới.
Nếu như xem xét các mô hình kinh tế vi mô thì tỷ trọng nhập khẩu càng lớn
thì ERPT đến giá trong nước càng mạnh. Knettter (1993) kết luận rằng ngành nghề,
chứ không phải quốc tịch của công ty mới ảnh hưởng nhiều hơn đến hành vi định
giá của công ty. Như vậy những khác biệt về ERPT giữa các quốc gia có thể là do
những khác biệt về cơ cấu các ngành ở các quốc gia đó. Nếu như công ty ít quan
tâm đến chiến lược định giá trên thị trường nhỏ, ERPT sẽ mạnh hơn trong các nền
kinh tế nhỏ.
Mann (1986) trong công trình nghiên cứu của mình, đã khảo sát một số biến
kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến độ lớn của ERPT. Ông cho rằng, tỷ giá thường
xuyên biến động có thể làm giảm ERPT bởi vì các nhà nhập khẩu có thể thiên về
điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận hơn là giá cả. Tuy nhiên, nếu công ty kỳ vọng rằng sự
thay đổi của tỷ giá có tính chất lâu dài, chứ không phải mang tính chất tạm thời thì
nhiều khả năng công ty sẽ thay đổi giá cả hàng hóa hơn là tỷ suất lợi nhuận nên dẫn
đến ERPT sẽ cao. Vì vậy, ERPT sẽ cao hơn ở những nước nơi mà có những thay
đổi tỷ giá ổn định hơn.
Yếu tố vĩ mô được cho ảnh hưởng đến độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá là
mức phụ thuộc hàng nhập khẩu (được đo lường bằng tỷ lệ giá trị nhập khẩu/ GDP)
của một quốc gia; nếu một quốc gia có mức phụ thuộc hàng hóa nhập khẩu càng cao

thì mức độ truyền dẫn tỷ giá càng lớn. Điều này đã được khẳng định qua các nghiên
cứu của McCarthy (2000), Katherine H. Anderson (2005). Một biến kinh tế vĩ mô
khác có ảnh hưởng đến độ lớn ERPT, đó là tính ổn định của tổng cầu (Mann, 1986).
Những thay đổi của tổng cầu cùng với giao động của tỷ giá ảnh hưởng đến tỷ suất
lợi nhuận của nhà nhập khẩu trên thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, đồng thời
làm giảm ERPT. Vì vậy, ERPT phải thấp hơn ở các quốc gia có tổng cầu biến động
nhiều hơn. Đồng tiền định giá hàng hóa cũng ảnh hưởng đến ERPT. Một nước với
- 7 -
đồng tiền quốc gia kém ổn định có tỷ lệ nhập khẩu khá lớn được định giá bằng
ngoại tệ thì việc yết giá bằng ngoại tệ cũng sẽ có lợi hơn đối với các công ty chỉ
kinh doanh trên thị trường nội địa. trong tình huống này, tỷ giá có những tác động
không chỉ đối với hàng hóa nhập khẩu, mà còn đối với hàng hóa chỉ sản xuất và tiêu
dùng trong nước (non-tradables), và ERPT sẽ toàn phần ( Tsesliuk, 2002). Một nhân
tố khác giải thích những khác biệt về ERPT giữa các quốc gia có thể là những khác
biệt trong mức lạm phát. Nhiều nghiên cứu chứng minh mức truyền dân tỷ giá là
thấp đối với các quốc gia có môi trường lạm phát ban đầu thấp, ngược lại ở các
quốc gia có môi trường lạm phát cao thì mức truyền dẫn tỷ giá sẽ lơn hơn, tiêu biểu
là nghiên cứu của Taylor (2000) đối với các nước phát triển, Michele Ca’ Zorzi
(2007) đối với các nước đang phát triển và Anderson (2005) đối với các nền kinh tế
nhỏ và có độ mở cao. Giải thích cho kết luận trên có thể được lập luận rằng tại các
nước có môi trường lạm phát cao tỷ giá hối đoái danh nghĩa được các NHTW công
bố chỉ mang tính chất tạm thời và dễ biến động, tỷ giá được điều chỉnh nhiều lần
khiến các công ty có nhiều lý do để tăng giá bán sản phẩm; hơn thế nữa trong môi
trường lạm phát cao giá cả mọi mặt hàng đều tăng cao nên người tiêu dùng dễ chấp
nhận việc tăng giá hơn là trong môi trường lạm phát thấp.
Joseph E. Gagnon và Jane Ihrig (2004) trong nghiên cứu của mình cho thấy rằng ở
các nước thực thi chính sách lạm phát mục tiêu thì ERPT là thấp hơn hẳn so với các
nước khác; nguyên nhân là do những nhà sản xuất và phân phối khi biết Chính phủ
thực thi chính sách lạm phát mục tiêu thì sẽ e ngại hơn trong việc điều chỉnh tăng giá
bán sản phẩm mà thay vào đó họ chấp nhận giảm lợi nhuận biên (trong một giới hạn

nhất định) của mình dù đồng tiền nội địa có bị điều chỉnh mất giá. Nhiều nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy ERPT giảm dần khi tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn, cạnh
tranh tăng lên và hành vi của các công ty hướng đến việc tối đa hóa thị phần của
mình. Theo kết luận của Dubravko & Marc (2002), ERPT đã giảm từ những năm 90
ở các nước đang phát triển, có thể là do các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định hơn và
kết quả của các cuộc cải cách được thực hiện.

- 8 -
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
3.1 Phương pháp nghiên cứu chung:
Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, ta thấy các tác giả sử dụng
mô hình VaR để phân tích sự tác động của ERPT đến giá nhập khẩu, và giá tiêu
dùng trong các nền kinh tế khác nhau, bao gồm những nước đã phát triển và các
nước thị trường mới nổi. Tất cả các nhà nghiên cứu đều dẫn đến kết luận chung,
ERPT đến giá cả trong nước là không toàn phần và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm
của từng quốc gia, cơ cấu ngành trong nền kinh tế.
Trong bài nghiên cứu này, chúng ta cũng dựa vào mô hình VaR như các nhà
nghiên cứu trước đây đã sử dụng để phân tích cho nền kinh tế của Việt Nam.
Mô hình VaR (Vector autoregressive models) là mô hình véctơ các biến số tự hồi
quy. Mỗi biến số phụ thuộc tuyến tính vào các giá trị trễ của biến số này và giá trị
trễ của các biến số khác.

Mô hình VaR có dạng chuẩn như sau:




p
i
ttit

ycy
1
1


Trong đó:
t
Y
: là vecto đại diện cho biến nội sinh
c
: là giá trị trung bình không đổi
i

: là ma trận hệ số tự động hồi quy

t

: là sai số ngẫu nhiên (thường là nhiễu trắng)
Mô hình Var về cấu trúc gồm nhiều phương trình (mô hình hệ phương trình)
và có các trễ của các biến số. Var là mô hình động của một số biến thời gian. Trong
mô hình trên, mỗi phương trình đều chứa p trễ của mỗi biến.
- 9 -
Giá trị của một biến số trong mô hình VaR chỉ phụ thuộc vào giá trị trong
quá khứ của các biến số. Do đó, việc ước lượng các phương trình không đòi hỏi các
thông tin nào khác ngoài các biến số của mô hình. Khi dự báo, sử dụng mô hình
VaR chỉ sử dụng trong ngắn hạn ngay cả trường hợp sử dụng dự báo động.
Mô hình VaR đòi hỏi các biến số đều là biến dừng. Cho nên khi xét đến mô
hình VaR ta phải xét đến tính dừng của các biến trong mô hình. Yêu cầu đặt ra khi
ta ước lượng mô hình VaR là tất cả các biến phải dừng, nếu trong trường hợp các
biến này chưa dừng thì ta phải lấy sai phân để đảm bảo chuỗi dừng. Càng khó khăn

hơn nữa nếu một hỗn hợp chứa các biến có tính dừng và các biến không có tính
dừng thì việc biến đổi dữ liệu không phải là việc dễ dàng.
Mô hình VaR(p) với p không cho trước nên không thể biết được độ trễ dài
bao nhiêu? Khó khăn trong việc lựa chọn khoảng trễ thích hợp. Ngoài ra, khó khăn
trong việc lựa chọn khoảng trễ còn được thể hiện ở chỗ nếu ta tăng độ dài của trễ sẽ
làm cho bậc tự do giảm, do vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng các ước lượng.
Mô hình VaR không dùng để phân tích chính sách được do trọng tâm mô
hình được đặt vào dự báo.
Khi ước lượng đòi hỏi số quan sát nhiều do mô hình có nhiều phương trình.
3.2 Mô hình thực nghiệm:
Mô hình rút gọn Var trong bài nghiên cứu này cũng như những mô hình
nghiên cứu trước đây giới thiệu bởi McCathy năm 2000 và Hahn năm 2003 sẽ tiến
hành nghiên cứu và đưa 06 biến số vào mô hình: chỉ số giá dầu oil
t
,biến số sản
lượng y
t
, lãi suất ngắn hạn i
t
tỉ giá e
t,
chỉ số giá nhập khẩu imp
t
, chỉ số tiêu dùng cpi
. Trong đó, tỉ giá hối đoái và 2 biến số giá là những biến số chính trong phân tích
của chúng ta. Biến số sản lượng và giá dầu được đề cập để nắm bắt những ảnh
hưởng thực sự đến nền kinh tế. Biến lãi suất thể hiện thị trường tiền tệ (trong đó có
chính sách tiền tệ) tác động tới mối liên hệ đang nghiên cứu.
Trong mô hình cơ bản, các biến được sắp xếp theo một thứ tự như đã liệt kê
ở trên. Việc sử dụng sắp xếp theo hệ thống đệ quy nhằm ngụ ý, những biến động

- 10 -
đồng thời sẽ tác động đến các biến tương ứng và các biến ở phía sau, nhưng lại
không có tác động gì đến những biến đứng trước.
Trong trường hợp của chúng tôi là giá dầu được đặt lên đầu tiên. Những biến
động của giá dầu có thể ảnh hưởng đến tất cả các biến khác trong mô hình nhưng giá
dầu không thể chính nó bị ảnh hưởng cùng lúc bởi bất kỳ biến động nào khác.
Những biến số tiếp theo trong mô hình là biến sản lượng đầu ra, lãi suất cơ
bản và tỉ giá hối đoái. Những biến số giá được sắp xếp tiếp theo và theo đó được
ảnh hưởng cùng lúc đến tất cả những biến động đã đề cập ở trên (cú sốc giá dầu, cú
sốc cầu, cú sốc tiền tệ, cú sốc tỉ giá). Theo chuỗi giá cả, giá nhập khẩu đặt trước giá
tiêu dùng cho phép một sự tác động cùng lúc của giá nhập khẩu đến giá tiêu dùng
nhưng không có chiều ngược lại. Các kỹ thuật cơ bản thể hiện chỉ là một trong
nhiều lựa chọn thay thế hợp lý trong điều kiện hiểu biết cho phép. Do đó, tác giả
thực hiện phân tích sự biến động (độ nhạy) bằng cách sử dụng các mô hình khác,
còn gọi là kiểm định Robustness.
Trong bài nghiên cứu của chúng ta, các biến là những biến, biến đổi theo thời
gian và chịu sự tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì những mối liên hệ tác động qua
lại lẫn nhau của các biến nêu trên nên việc chọn mô hình VaR để kiểm định là hoàn
toàn phù hợp.
Mô hình var cho nghiên cứu thực nghiệm có dạng:




n
i
ttit
YBcY
1
1



Trong đó:
Y
t
:là vectơ gồm 6 biến ( Giá dầu, GDP, LSCB,NEER, IMP, CPI)
B
i
:là ma trận 6x6
C: là hệ số chặn

:là sai số ngẫu nhiên
3.3 Các bước thực hiện trong quá trình thực nghiệm mô hình Var :
Để đo lường cú số tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá trong nước, tác giả thực
hiện theo các bước sau :
- 11 -
- Bước một, thực hiện kiểm định tính dừng và không dừng của chuỗi thời
gian của các biến sử dụng trong mô hình thực nghiệm bằng phương pháp kiểm định
ADF (Test unit root).
- Xác định tác động của cú số tỷ giá đến các chỉ số giá bằng cách sử dụng hàm
phản ứng xung cho các phần dư của mô hình Var 6 biến. Thứ tự Cholesky được thiết
lập với vector của 6 biến như sau : Giá dầu, GDP, LSCB,NEER, IMP, CPI.
- Vì thứ tự sắp xếp của các biến trong mô hình Var rất quan trọng nên để
kiểm tra sự nhạy cảm của kết quả mô hình với sự sắp xếp thứ tự các biến, tác giả
thực hiện đảo vị trí các biến (còn gọi là kiểm định robustness) theo các lý thuyết
kinh tế để đảm bảo sự phù hợp của kết luận rút ra từ mô hình.
- Để rỏ hơn về tầm quan trọng của cú sốc các biến trong việc giải thích biến
động lạm phát tại Việt Nam, chức năng phân rã phương sai được áp dụng để giải
thích sâu hơn.
3.4 Lựa chọn các biến cho mô hình và cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích

Do một số khó khăn về sự sẵn có và độ tin cậy của số liệu, chúng tôi tiến
hành ước lượng một số quý ở Việt Nam với số liệu theo quý bắt đầu từ quý I năm
2000 đến quý 4 năm 2011.
Số liệu sử dụng là số liệu chuỗi thời gian theo quý, lấy chủ yếu từ 2 nguồn
chính – Tổng cục Thống kê Việt Nam và IMF’s International Financial Statistics –
IFS cho giai đoạn 2000 – 2011. Giá dầu được lấy theo dữ liệu trên trang Blomberg.
GDP được lấy từ nguồn của tổng cục Thống kê Việt Nam. Chỉ số giá tiêu dùng
được sử dụng để đo lường lạm phát trong nước, số liệu được tìm thấy từ Tổng cục
Thống kê Việt Nam. Tỷ giá hối đoái ở đây sử dụng tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa
phương lấy từ cơ sở dữ liệu IFS – Bộ kế hoạch và đầu tư – và tính toán riêng. Cuối
cùng là lãi suất cơ bản, dữ liệu được lấy từ Ngân Hàng Nhà Nước. Tất cả các biến,
đều được điều chỉnh tính mùa vụ.
Dữ liệu được quy về kỳ gốc Q1 2000
Dữ liệu được mô tả chi tiết như sau:
- 12 -
3.4.1 Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái sử dụng ở đây là tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER).
NEER không phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một số
loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của
các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng.
Giỏ tiền tệ mà tác giả đưa vào ở đây gồm 20 nước là đối tác thương mại
chính của Viêt Nam là Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan,
Úc, Hồng Kong, Đức, Malaysia, Pháp, Indonesia, Anh, Hà Lan, Nga, Philippin,
Thụy Điển, Italia, Đan Mạch, Ấn Độ. Các đối tác thương mại này chiếm khoảng
90% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NEER) được sử dụng bởi vì nó phản ánh tỷ lệ
chuyển đổi tỷ giá của Việt Nam với các đối tác giao dịch tương ứng của nó tốt
hơn. NEER được thể hiện trong VND/tỷ giá ngoại tệ. Vì vậy, sự gia tăng của NEER
có nghĩa là sự giảm giá của VND, và giảm của NEER có nghĩa là một sự tăng giá
của VND. Các hoạt động kinh doanh của quốc gia thường cao hơn vào cuối và đầu

năm, do đó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố theo mùa, và NEER bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố này do đó chúng ta phải điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ theo phương pháp
Census X12.
Công thức tính tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER):



n
j
j
i
ji
weNEER
1

Trong đó:
 i: là các thời kỳ nghiên cứu
 n: là số lượng các đối tác thương mại chính của Việt Nam
 e
j
i
: là tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền nước j so với VND tại thời điểm t
(tính theo chỉ số)
- 13 -
Lưu ý là tỷ giá ở đây cũng được tính là số VND cần để đổi lấy 1 đơn vị
tiền tệ nước j.
 w
j
i
: là tỷ trọng của đồng tiền nước j tại thời điểm t, tương ứng với tỷ

trọng thương mại của nước j trong tổng kim ngạch thương mại của
Việt Nam với các nước được chọn.
3.4.2 Giá dầu:
Giá dầu được sử dụng để cho thấy cú sốc về cung trong nền kinh tế. Một cú
sốc cung sẽ ảnh hưởng lên giá nhập khẩu và do đó cũng tác động lên giá nội địa. Dữ
liệu về giá dầu được lấy từ Blomberg. Vì giá dầu cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa
vụ nên điều chỉnh yếu tố mùa vụ theo phương pháp Census X12.
3.4.3 Biến sản lượng (GDP):
Biến sản lượng đại diện cho đầu ra của nền kinh tế, nó cho thấy tình hình
phát triển kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ cần nghiên cứu. Ở đây, tác giả sử dụng
biến GDP để đưa vào mô hình nghiên cứu. Vì biến GDP cũng thay đổi theo yếu tố
mùa vụ nên cũng cần có sự điều chỉnh theo mùa theo phương pháp Census X12.
3.4.4 Chỉ số gía nhập khẩu (IMP):
IMP được dùng để đo lường giá cả hàng hóa nhập khẩu. Dữ liệu được lấy từ
Tổng cục Thống kê Việt Nam và tính toán của tác giả.
3.4.5 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):
Thông thường CPI được dùng để đo lường lạm phát nội địa. Trong bài
nghiên cứu này cả hai CPI và lạm phát thì được dùng thay thế cho nhau. Dữ liệu
được lấy từ IFS và được điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ nhằm loại trừ ảnh hưởng
của nhân tố mùa vụ. CPI thường cao ở đầu và cuối năm cũng như dịp lễ. Điều chỉnh
mùa vụ theo phương pháp Census X12.
3.4.6 Lãi suất:
Biến lãi suất được đưa vào mô hình để đại diện cho chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Lãi suất được lấy theo lãi suất cơ bản của NHNN
Việt Nam. Biến lãi suất cũng điều chỉnh theo mùa theo phương pháp Census X12.
- 14 -
4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CHO VIỆT NAM
4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị và lựa chọn độ trễ cho mô hình:
Trước khi đo lường mức truyền dẫn tỷ giá bằng mô hình Var đệ quy tác giả tiến
hành thực hiện kiểm định ADF để kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình.

Kết quả kiểm định cho thấy các biến là chuỗi thời gian không dừng ở chuỗi gốc I(0)
ngoại trừ biến IMP và CPI và dừng ở sai phân bậc nhất I(1). Bảng tổng hợp sau
tổng hợp kết quả kiểm định tính dừng bằng phương pháp ADF
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng cho các biến
ADF 1% level 5% level 10% level KẾT QuẢ
OIL -0,854058 -3,577723 -2,925169 -2,600658 Không dừng
NEER 2,040994 -3,577723 -2,925169 -2,600658 Không dừng
LS -0,538061 -3,577723 -2,925169 -2,600658 Không dừng
IMP -3,679731 -3,577723 -2,925169 -2,600658 Dừng
GDP 2,261633 -3,577723 -2,925169 -2,600658 Không dừng
CPI 5,953104 -3,577723 -2,925169 -2,600658 Dừng
ADF 1% level 5% level 10% level KẾT QuẢ
DOIL -4,831654 -3,581152 -2,926622 -2,601424 Dừng
DNEER -7,817933 -3,581152 -2,926622 -2,601424 Dừng
DLS -4,899630 -3,581152 -2,926622 -2,601424 Dừng
DIMP -7,493576 -3,581152 -2,926622 -2,601424 Dừng
DGDP -7,114350 -3,581152 -2,926622 -2,601424 Dừng
DCPI -2,261672 -3,581152 -2,926622 -2,601424 Không dừng

Mô hình Var đệ quy sẽ được áp dụng với phương pháp phân rã Cholesky cho
các biến như sau : D(OIL) -> D(GDP) -> D(LS) -> D(NEER) -> IMP ->CPI, trong
- 15 -
đó ký hiệu D chỉ sai phân bậc một. Lựa chọn độ trễ cho mô hình được thực hiện
theo các tiêu chuẩn LR, SC, AIC, FPE và HQ.
Bảng 4.2 Chọn độ trễ tối ưu cho mô hình Var
VAR Lag Order Selection Criteria


Endogenous variables: D(OIL) D(GDP) D(LS) D(NEER)
IMP CPI

Exogenous variables: C
Date: 10/27/12 Time: 23:33
Sample: 2000Q1 2011Q4
Included observations: 43














Lag LogL LR FPE AIC SC HQ















0 -1077.265 NA 3.07e+14 50.38444 50.63019 50.47506
1 -879.4207 331.2748 1.68e+11 42.85678 44.57702 43.49115
2 -808.7448 98.61753 3.70e+10 41.24394 44.43868 42.42206
3 -757.4648 57.24274 2.39e+10 40.53325 45.20248 42.25512
4 -655.0670 85.72844* 2.00e+09*

37.44498*

43.58870*

39.71059*















* indicates lag order selected by the criterion

LR: sequential modified LR
test statistic (each test at 5%
level)
FPE: Final prediction error

AIC: Akaike information
criterion

SC: Schwarz information
criterion
HQ: Hannan-Quinn information criterion


Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình được trình bày ở bảng 4.3 với
các
tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ khác nhau. Các tiêu chuẩn đều lựa chọn độ trễ là 4 quí.
Độ trễ tối ưu là 4 quí cũng được các nghiên cứu của Jonathan McCarthy (2000) và
Michele Ca’Zorzi, Michele Ca’ Zorzi và Marcelo Sánchez lựa chọn khi nghiên cứu
về truyền dẫn tỷ giá hối đoái sử dụng chuỗi số liệu thống kê theo quí. Vì vậy tác giả
lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình Var cũng là 4 (quí).
- 16 -
4.2 Đo lường cú sốc bằng mô hình Var:
4.2.1 Hàm phản ứng xung (Impulse response function):
Kết quả hàm phản ứng xung cho 8 quí (2 năm), phân rã Cholesky cho thứ tự
các biến lần lượt như sau: D(OIL) -> D(GDP) -> D(LS) -> D(NEER) -> IMP ->CPI.
Hàm phản ứng xung dùng để đo lường mức tác động của cú sốc tỷ giá đến
chỉ số giá IMP và CPI. Trong đó ký hiệu D biểu thị cho các giá trị ở chuỗi sai phân
bậc một. Hình cho thấy tác động tích lũy của các chỉ số giá, giá dầu, GDP, lãi suất
và chính bản thân NEER do chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của 1 đơn vị độ lệch
chuẩn của NEER.





















×