Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu luận môn nghệ thuật lãnh đạo Các phong cách lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.6 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TIỂU LUẬN – THUYẾT TRÌNH NHÓM

ĐỀ TÀI
CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
GVHD: NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
HVTH: NHÓM 6 – QTKD ĐÊM 7 – KHÓA 22
THÀNH VIÊN: 1. PHẠM TÔ THỤC HÂN
2. DƯƠNG THỊ DỊU
3. NGHIÊM HOÀI TRUNG
4. ĐỖ THỊ THU HỒNG
Thành phố Hồ Chí Minh, 2013
I. Khái niệm về phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện khi thực hiện các nỗ
lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác theo nhận thức của đối tượng.
II. Các phong cách lãnh đạo cơ bản của nhà quản trị
2
Nếu dựa trên nghiên cứu của Kurt Lewin, có 3 phong cách lãnh đạo cơ bản của
nhà quản trị đó là phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ, phong
cách lãnh đạo tự do.
II.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi
quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của
mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên
chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất
kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo giải quyết công việc
nhanh chóng, triệt để và thống nhất, nắm bắt được thời cơ, cơ hội kinh doanh. Ngoài


ra, phong cách lãnh đạo này đảm bảo quyền lực của nhà lãnh đạo.
Nhược điểm của phong cách này là không phát huy tính sáng tạo của nhân viên
cấp dưới, tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối với nhân viên, có thể dẫn tới sự chống đối
của cấp dưới. Đồng thời, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc thấp khi không
có mặt người lãnh đạo, không khí trong tổ chức ít thân thiện.
Phạm vi áp dụng: Tổ chức mới hình thành, chưa đi vào ổn định nề nếp hoạt
động. Một tổ chức đang trong tình trạng trì trệ, thiếu kỷ luật, tính tự giác của nhân
viên. Công việc cần giải quyết mang tính cấp bách. Trình độ nhân viên thấp, chưa có
kinh nghiệm. Cấp trên chưa tin tưởng cấp dưới
II.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân
chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc
khởi thảo các quyết định.
Phong cách lãnh đạo dân chủ còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho
những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và
thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình
quản lý.
3
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ đó là nhân viên thích lãnh đạo hơn,
không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ rõ ràng.
Mỗi thành viên trong tổ chức đều thấy cần phải gắn bó với nhau để cùng làm việc
nhằm đem lại kết quả chung, hiệu quả công việc cao, kể cả khi không có mặt của
người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo dân chủ giúp người lãnh đạo phát huy được năng
lực tậpvà trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyếtđịnh của
người lãnh đạo được cấp dưới tin tưởng và làm theo.
Nhược điểm của phong cách này là người lãnh đạo có thể tốn khá nhiều thời
gian để ra được một quyếtđịnh, và đôi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong
một số vấn đề cụthể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự
quyết đoán.
Phạm vi áp dụng: Mô hình công ty lớn, chuyên môn hóa cao, ổn định hoạt

động. Nhân viên làm việc theo nề nếp, có tính kỷ luật cao. Nhà lãnh đạo có khả năng
điều hành và kiểm soát tốt
II.3. Phong cách lãnh đạo tự do
Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được
quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết
định được đưa ra.
Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân
tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể ôm
đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ
thác một số nhiệm vụ nào đó.
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do là tạo ra môi trường làm việc “mở”
trong nhóm, trong tổ chức. Mỗi thành viên đều có khuynh hướng trở thành chủ thể
cung cấp nhưngý tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề quan trọng do thực tiễn đặt
ra.
Nhược điểm của phong cách lãnh đạo này đó là dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho
người lãnh đạo, dẫn tớitùy tiện, lơ là công việc. Ngoài ra, trong phong cách này nhân
viên ít tin phục lãnh đạo, người lãnh đạo có thể vắng mặt thường xuyên.
Phạm vi áp dụng: Công việc mang tính độc lập và tự chủ cao. Ví dụ: tổ chức sự
kiện, quảng cáo, truyền thông,
4
Trên đây là 3 phong cách lãnh đạo cơ bản của nhà quản trị,qua đó thấy được
rằng không có một phong cách lãnh đạo nào là phongcách sử dụng tối ưu, việc sử
dụng phong cách nào đó phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy,
các nhà quản trị cần kết hợp được cả 3 phong cách lãnh đạo nhằm phát huy được ưu
điểm và khắc phục được nhược điểm để thành một nhà quản trị giỏi.
II.4. Mô hình của trường đại học bang OHIO
Theo mức độ quan tâm đến công việc và quan tâm đến con người (Mô hình của
Đại học bang OHIO).
Căn cứ vào mức độ quan tâm của nhà quản trị đến công việc và mức độ quan
tâm đến con người (quan tâm đến nhu cầu của nhân viên và tạo các điều kiện thõa

mãn các nhu cầu của họ.
Theo quan điểm các nhà nghiên cứu của Đại học bang OHIO, phong cách
S2 là tốt nhất. Tuy nhiên, lựa chọn phong cách lãnh đạo thích hợp tùy thuộc vào hoàn
cảnh cụ thể của mỗi công ty.
S3
Công việc: ít
Con người: nhiều
S2
Công việc: nhiều
Con người: nhiều
S4
Công việc: ít
Con người: ít
S1
Công việc: nhiều
Con người: ít
Quan tâm đến con người
Thấp Quan tâm đến công việc Cao
Cao
5
III. Một số mô hình nghiên cứu về phong cách lãnh đạo
Tận tâm
Cởi mở kinh nghiệm
Cảm xúc ổn định
Hướng ngoại
Hiệu quả phong cách lãnh đạo
III.1. Mô hình 1
Hiệu quả phong cách lãnh đạo = 0.10 Tận tâm + 0.16 Cởi mở kinh nghiệm + 0.14
Cảm xúc ổn định + 0.26 Hướng ngoại
(Nguồn: Ali Hussein Alkahtani và cộng sự, 2011.

The impact of personality and leadership styles on leading change capability of
malaysian managers.
Australian Journal of Business and Management Research, 1, 70.)
Transformational leadership style
Transactional leadership style
6
Management-by-exception leadership style
Laissez-faire leadership style
Job satisfaction
III.2. Mô hình 2
Job satisfaction (Sự hài lòng trong công việc) = 0.34 Transformational leadership
style + 0.30 Transactional leadership style – 0.12 Management-by-exception
leadership style – 0.18 Laissez-faire leadership style
(Nguồn: Amelia Sanchez McCutcheon, 2004.
Relationships between leadership style, span of control and outcomes.
PhD thesis. University of Toronto.)
III.3. Mô hình 3
Intercept leadership style
Transformational leadership style
Transactional leadership style
Laissez-faire leadership style
Organizational outcome
7
Organizational outcome (Kết quả của tổ chức) = – 1.05 Intercept leadership style
– 1.09 Transformational leadership style + 0.18 Transactional leadership style +
0.08 Laissez-faire leadership style
(Nguồn: Lori L. Wegner, 2004.
Organizational leaders and empowered employees:
the relationship between leadership styles, perception of styles,
and the impact on organizational outcomes.

PhD thesis. Capella University.)

×