Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 24 - BÀI 15 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.08 KB, 2 trang )

Trường THPT Thạnh Hóa Gv: Nguyễn Hải Long. 10NC
Tiết 24 - BÀI 15: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
MỘT SỐ THAO TÁC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
HOÁ HỌC.SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA
CÁC NGUYÊN TỐ TRONG CHU KỲ VÀ NHÓM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Rèn một số thao tác thực hành thí nghiệm: lấy hoá chất, trộn hoá chất, đun nóng hoá chất,
sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm thông thường.
+ Sự biến đổi tính chất trong nhóm: Phản ứng giữa kim loại Na, K với nước.
+ Sự biến đổi tính chất trong chu kì: Phản ứng của Na và Mg với nước.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Trọng tâm
Sử dụng dụng cụ hóa chất để nghiên cứu phản ứng giữa:
+ Na và K với nuớc → Sự biến đổi tính chất trong nhóm.
+ Na và Mg với nước → Sự biến đổi tính chất trong chu kì.
4. Thái độ, tình cảm:
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
- GV: Dụng cụ và hóa chất đầy đủ cho 8 nhóm tiến hành thí nghiệm.
1) Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp đốt hóa
chất, đèn cồn, cốc thuỷ tinh
2) Hoá chất: Na, K, NaCl, Mg, dung dịch phênolphtalein.
III. Phương pháp:
HS tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.
IV. Tổ chức hoạt động dạy – học: Chia lớp làm 8 nhóm để tiến hành thí nghiệm.
1. Ổn định lớp: 1’


2. Tiến hành thí nghiệm:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1:
Làm thế nào để lấy
hoá chất an toàn ?
- Tích cực phát biểu

I/ Nội dung:
1/ Một số thao tác THTN hoá học:
a/ Lấy hoá chất:
Dùng phễu thuỷ tinh rót vào lọ thuỷ tinh
100 ml khoảng 30 ml nước cất. Dùng ống hút
nhỏ giọt lấy nước từ lọ cho vào ống nghiệm
đã được đặt trên giá.
Hoạt động 2:
Cách trộn hoá chất
an toàn ?
- Tích cực phát biểu
b/ Trộn hoá chất:
Dùng thìa xúc vài hạt NaCl rồi cho vào ống
nghiệm đặt trên giá. Sau đó rót tiếp vào ống
nghiệm 1 lượng nước để được 1/4 chiều cao
ống nghiệm.
Trường THPT Thạnh Hóa Gv: Nguyễn Hải Long. 10NC
Hoạt động 3:
Các lưu ý về cách
đun an toàn .
- Chú ý
c/ Đun nóng hoá chất:
Dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm và rót vào

đó 1 lượng nước để đạt 1/4 chiều cao ống
nghiệm. Mở nắp đậy đèn cồn, châm lửa đốt.
Hướng dẫn HS thao tác đun sôi nước trong
ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
Hoạt động 4:
Cách tiến hành thí
nghiệm phải an toàn
Không dùng tay lấy
hoá chất
Khi làm TN phải
thật cẩn thận.
2/ Thực hành về sự biến đổi tc của các
ngtố trong ck và nhóm:
a/ Sự biến đổi tính chất của các ngtố
trong nhóm:

Lấy vào 2 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc chừng 60
ml nước. Nhỏ vào mỗi cốc vài giọt dd
phênolphtalein và khuấy .
Cho vào cốc thứ nhất 1 mẩu nhỏ Na, cốc
thứ 2 một mẩu K có cùng kích thước.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong mỗi cốc.
Nhận xét và rút ra kết luận về sự biến đổi
tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
Hoạt động 5:
Có thể tiền hành
TN theo 2 phương
án.
Khi quan sát phải
chính xác, xem kỷ

hiện tượng thí nghiệm
của Mg.
b/ Sự biến đổi tính chất của các ngtố
trong ck:
* Phương án 1:Lấy vào 3 cốc thuỷ tinh, mỗi
cốc chừng 60 ml nước. Nhỏ vào mỗi cốc vài
giọt dd phênolphtalein và khuấy .
Cho vào cốc thứ 1 một mẩu Na (như thí
nghiệm a ).
Cho vào cốc thứ 2 một mẩu Mg.
Cho vào cốc thứ 3 (đun nóng ) một mẩu Mg
(bằng mẩu Mg ở cốc thứ 2 ).
Quan sát hiện tượng xảy ra trong mỗi cốc.
Nhận xét và rút ra kết luận về sự biến đổi
tính chất của các nguyên tố trong chu kì.
* Phương án 2:Cho mẩu Na vào cốc nước
thứ nhất, nhỏ tiếp vào cốc vài giọt dd
phênolphtalein. Qsát htượng xra cho n. xét.
Cho mẩu Mg vào cốc nước thứ 2,nhỏ tiếp vài
giọt dd pp. Quan sát htượng xra, cho n. xét.
Hoạt động 6:
Gv hướng dẫn hs viết
tường trình
Hs viết tường trình.
II/ Viết tường trình:
Tường trình
TN Nội dung Hiện tượng - giải thích Pt p/ư

×