Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan đai châu (rhynchostylis gigantea (lindley) ridley) ở miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



ĐINH THỊ DINH



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC HOA LAN ĐAI CHÂU (RHYNCHOSTYLIS
GIGANTEA (LINDLEY) RIDLEY) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP







Hà Nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



ĐINH THỊ DINH




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC HOA LAN ĐAI CHÂU (RHYNCHOSTYLIS
GIGANTEA (LINDLEY) RIDLEY) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS Đặng Văn Đông
2. GS.TSKH Trần Duy Quý

Hà Nội - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự chỉ bảo của các
thầy hƣớng dẫn và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận án này.


Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2015
Tác giả



Đinh Thị Dinh















ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ về nhiều mặt
của các cấp lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trƣớc hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới hai
thầy hƣớng dẫn là TS Đặng Văn Đông và GS.TSKH Trần Duy Quý đã tận tình chỉ
bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Đề tài luận án đƣợc thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa,

cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả. Tại đây, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của Ban
lãnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa cây
cảnh, đã tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và cơ sở vật chất, vật tƣ trong suốt quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý
báu đó.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các cán bộ công nhân viên Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển Hoa cây cảnh đã phối hợp, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Thực vật - Khoa
Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện và hƣớng dẫn tôi thực
hiện các thí nghiệm về giải phẫu cây trồng. Tôi xin cảm ơn các cán bộ và thành viên
HTX. Hoa Xuân Quan (Văn Giang, Hƣng Yên), HTX. Hoa Trƣờng Xuân (xã La
Phù, Hoài Đức, Hà Nội), HTX. Hoa Mộc Châu (Mộc Châu, Sơn La), Trung tâm
Cây Ôn Đới (Thị trấn Sa Pa, Lào Cai) đã phối hợp và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam,
tập thể các cán bộ và các thầy cô trong Ban Đào tạo Sau đại học, Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo môi trƣờng học tập tốt, tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, ngƣời
thân và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2015
Tác giả


Đinh Thị Dinh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
1.4 Tính mới của đề tài 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Giới thiệu chung về hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley) 4
1.1.1 Vị trí phân loại, phân bố và giá trị kinh tế của lan Đai Châu 4
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của lan Đai Châu 8
1.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của lan Đai Châu 9
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan Đai Châu trên thế giới và ở Việt Nam 11
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan Đai Châu trên thế giới 11
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan Đai Châu ở Việt Nam 12
1.2.3 Kết quả điều tra về thực trạng sản xuất lan Đai Châu ở Việt Nam 16
1.3 Tình hình nghiên cứu hoa lan Đai Châu trên thế giới và ở Việt Nam 20
1.3.1 Tình hình nghiên cứu hoa lan Đai Châu trên thế giới 20
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về hoa lan Đai Châu ở Việt Nam 31
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1 Vật liệu nghiên cứu 44



iv
2.1.1 Giống lan 44
2.1.2 Giá thể 46
2.1.3 Phân bón 46
2.1.4 Chất kích thích sinh trƣởng 47
2.1.5 Thuốc bảo vệ thực vật 47
2.1.6 Các dụng cụ sử dụng 48
2.2 Nội dung nghiên cứu 49
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của hoa lan Đai Châu 49
2.2.2 Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trƣởng của cây
giai đoạn vƣờn ƣơm 49
2.2.3 Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trƣởng, phát
triển của cây trên vƣờn sản xuất 49
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 50
2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học 50
2.3.2 Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trƣởng của cây
giai đoạn vƣờn ƣơm 53
2.3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh
trƣởng, phát triển của cây trên vƣờn sản xuất 54
2.4 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 61
2.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp xác định 61
2.6 Điều kiện thí nghiệm (yếu tố phí thí nghiệm) 64
2.7 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 64
2.8 Phƣơng pháp xử lý số liệu 65
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 66
3.1 Đặc điểm nông sinh học của một số giống lan Đai Châu 66
3.1.1 Đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của một số giống lan Đai Châu tại
Gia Lâm - Hà Nội 66
3.1.2 Đặc điểm hình thái và giải phẫu cơ quan sinh dƣỡng của một số giống lan Đai

Châu 73


v
3.1.3 Tƣơng quan giữa khả năng sinh trƣởng lá, rễ với một số chỉ tiêu về hoa của
giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím 89
3.1.4 Đặc điểm sinh trƣởng và ra hoa của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím ở
một số vùng sinh thái 92
3.2 Ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trƣởng, của cây
giai đoạn vƣờn ƣơm 95
3.2.1. Ảnh hƣởng của giá thể trồng và số lần tƣới nƣớc đến sinh trƣởng của cây giai
đoạn vƣờn ƣơm 95
3.2.2 Ảnh hƣởng của phân bón và số lần bón đến sinh trƣởng của cây giai đoạn
vƣờn ƣơm 97
3.3. Ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trƣởng và ra hoa
của cây trên vƣờn sản xuất 99
3.3.1 Ảnh hƣởng của thời điểm trồng đến sinh trƣởng, phát triển của cây 99
3.3.2 Ảnh hƣởng của chất lƣợng nƣớc tƣới đến sinh trƣởng, phát triển của cây 101
3.3.3 Ảnh hƣởng của giá thể trồng và số lần tƣới nƣớc đến sinh trƣởng, phát triển
của cây 103
3.3.4 Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng, phát triển của cây 107
3.3.5 Ảnh hƣởng của nồng độ phun GA3 đến sinh trƣởng và ra hoa của giống lan
Đai Châu Trắng Đốm Tím 111
3.3.6 Ảnh hƣởng của các công thức che sáng đến sinh trƣởng, phát triển của cây 116
3.3.7 Ảnh hƣởng của xử lý tăng nhiệt trong mùa đông đến sinh trƣởng, phát triển
của cây 118
3.3.8 Ảnh hƣởng của một số thuốc sinh học đến sự phát sinh, phát triển của sâu,
bệnh chính hại lan Đai Châu 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 137



vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Association of Southeast Asian Nation (Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á)
BNN
Bộ Nông nghiệp
BVTV
Bảo vệ thực vật
CT
Công thức
ĐC
Đối chứng
ĐK
Đƣờng kính
EC
Độ dẫn điện (đơn vị tính là decisiemens/mét (dS/m)
GA3
Gibberellic acid
GT
Giá thể
HTX
Hợp tác xã
IAA
Axit indole - 3 - acetic
KK
Khí khổng
KT

Kích thƣớc
MS
Murashige và Skoog
NDM
New Dogashima
PCR
Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi khuếch đại gen)
PLBs
Protocorm
PTNT
Phát triển Nông thôn
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
RAPD
Random Amplified Polymorphic DNA
RCB
Khối ngẫu nhiên đầy đủ
Tb
Trung bình
TB
Tế bào
TG
Thời gian
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TP
Thành phố
TT
Trung tâm
T-ZR

Trans-Zeatin Riboside


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh của các giống 66
Bảng 3.2. Động thái tăng trƣởng lá của các giống lan Đai Châu 67
Bảng 3.3. Động thái tăng trƣởng chiều cao và đƣờng kính thân cây 67
Bảng 3.5. Mức độ gây hại của sâu, bệnh trên các giống hoa lan Đai Châu 70
Bảng 3.6. Tỷ lệ ra hoa và chất lƣợng hoa của các giống lan Đai Châu 71
Bảng 3.7. Thời gian phát triển hoa của các giống lan Đai Châu 72
Bảng 3.9. Đặc điểm giải phẫu rễ của các giống 76
Bảng 3.10. Đặc điểm kích thƣớc, màu sắc thân của các giống 77
Bảng 3.11. Cấu tạo giải phẫu thân của các giống 79
Bảng 3.12. Đặc điểm hình thái lá của các giống nghiên cứu 80
Bảng 3.13. Số lƣợng và kích thƣớc khí khổng ở mặt trên lá của các giống lan Đai Châu 82
Bảng 3.14. Số lƣợng và kích thƣớc khí khổng ở mặt dƣới lá của các giống lan Đai Châu 83
Bảng 3.16. Đặc điểm ngồng hoa và hoa của các giống lan Đai Châu 86
Bảng 3.17. Kích thƣớc và màu sắc cánh môi, cánh đài, cánh tràng của các giống lan
Đai Châu 87
Bảng 3.19. Hệ số tƣơng quan giữa lá, rễ với hoa của giống Châu Trắng Đốm Tím 89
Bảng 3.20. Đặc điểm sinh trƣởng của giống Trắng Đốm Tím ở một số vùng sinh thái 92
Bảng 3.21. Thời gian ra hoa và chất lƣợng hoa ở một số vùng sinh thái 94
Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của giá thể trồng và số lần tƣới nƣớc đến sinh trƣởng của
cây giai đoạn vƣờn ƣơm 96
Bảng 3.23. Ảnh hƣởng của phân bón và số lần bón đến sinh trƣởng của cây giai
đoạn vƣờn ƣơm 98
Bảng 3.25. Ảnh hƣởng của thời điểm trồng đến chất lƣợng hoa 100
Bảng 3.26. Ảnh hƣởng của chất lƣợng nƣớc tƣới đến sinh trƣởng của cây 101
Bảng 3.27. Ảnh hƣởng của chất lƣợng nƣớc tƣới đến chất lƣợng hoa 102

Bảng 3.28. Ảnh hƣởng của giá thể trồng và số lần tƣới nƣớc đến sinh trƣởng của
cây trên vƣờn sản xuất 104


viii
Bảng 3.29. Ảnh hƣởng của giá thể trồng và số lần tƣới đến khả năng ra hoa và chất
lƣợng hoa 106
Bảng 3.30. Ảnh hƣởng của phân bón và số lần bón đến sinh trƣởng của cây108
Bảng 3.31. Ảnh hƣởng của phân bón đến chất lƣợng hoa 110
Bảng 3.32. Ảnh hƣởng của nồng độ phun GA3 đến sinh trƣởng của cây 112
Bảng 3.33. Ảnh hƣởng của nồng độ phun GA3 đến thời gian ra hoa và chất lƣợng hoa . 114
Bảng 3.34. Ảnh hƣởng của các công thức che sáng đến sinh trƣởng của cây lan Đai Châu 117
Bảng 3.35. Ảnh hƣởng của các công thức che sáng đến chất lƣợng hoa lan Đai Châu 118
Bảng 3.36. Ảnh hƣởng của xử lý tăng nhiệt trong mùa đông đến sinh trƣởng của cây 119
Bảng 3.37. Ảnh hƣởng của xử lý tăng nhiệt trong mùa đông đến chất lƣợng hoa . 120
Bảng 3.38. Ảnh hƣởng của một số thuốc sinh học đến tỷ lệ bệnh bệnh trên lan Đai Châu . 122
Bảng 3.39. Ảnh hƣởng của một số thuốc sinh học trừ nhện và sâu hại lan Đai Châu 124



ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím (Cây 3 năm tuổi) 73
Hình 3.2. Cấu tạo giải phẫu rễ của giống Trắng Đốm Tím 75
Hình 3.3. Cấu tạo giải phẫu thân của giống Trắng Đốm Tím 78
Hình 3.4. Khí khổng mặt dƣới lá của giống Trắng Đốm Tím 81
Hình 3.5. Cấu tạo giải phẫu lá của giống hoa Trắng Đốm Tím 84
Hình 3.6. Hệ số tƣơng quan giữa chiều dài lá với chiều dài rễ lan Đai Châu 90
Hình 3.7. Hệ số tƣơng quan giữa chiều dài lá với chiều dài cành hoa lan Đai Châu 90

Hình 3.8. Hệ số tƣơng quan giữa chiều dài lá với số hoa trên cành lan Đai Châu 90
Hình 3.9. Hình ảnh về tƣơng quan giữa chiều dài lá và chiều dài cành hoa 91
Hình 3.10. Động thái tăng trƣởng của chiều dài rễ ở một số vùng sinh thái 93
Hình 3.11. Động thái tăng trƣởng chiều dài lá ở một số vùng sinh thái 93
Hình 3.12. Thí nghiệm phun GA3 trên cây 2 năm tuổi 113
Hình 3.13. Hệ số tƣơng quan giữa chiều dài lá với chiều dài cành hoa khi phun GA3 . 116









1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoa lan là một trong những sản vật của tạo hóa, là tác phẩm nghệ thuật
tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời. Hoa lan có vẻ đẹp, sức hấp
dẫn ngƣời chơi đến kỳ lạ. Có thể nói hoa lan đƣợc hội tụ tất cả các đặc điểm
quý của các loài hoa nhƣ màu sắc đẹp, phong phú, cấu tạo hoa đa dạng, tinh
tế, hoa có độ bền lâu và đặc biệt hấp dẫn ngƣời chơi bởi hƣơng thơm quyến
rũ. Chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của hoa phong lan, tâm hồn con ngƣời nhƣ đƣợc
giao hòa cùng thiên nhiên. Các bậc cao niên thời xƣa cho rằng: hoa lan mang
tất cả các tính cách thanh cao của ngƣời quân tử đó là nhân, lễ, nghĩa, chí, tín.
Nhờ các đặc tính quý báu mà ngành sản xuất hoa lan luôn không ngừng
phát triển và càng lan rộng trên toàn thế giới, đem lại nguồn lợi lớn cho các
quốc gia đầu tƣ nghiên cứu và sản xuất hoa phong lan nhƣ Trung Quốc,
Thailand, Đài Loan. Việt Nam là nơi có điều kiện khí hậu phù hợp cho rất

nhiều loài lan sinh trƣởng, phát triển và cũng là nơi khởi nguồn của rất nhiều
loài hoa lan quý đã đƣợc các nhà nghiên cứu về hoa lan ghi nhận.
Lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley) là một trong
những loài lan bản địa, quý của Việt Nam. Cây có hoa chùm, rủ xuống, có
hƣơng thơm và độ bền lâu. Hoa lan Đai Châu còn có nhiều tên gọi khác: miền
Trung gọi là Nghinh Xuân (vì nở vào mùa xuân), miền Nam gọi là Ngọc
Điểm, còn miền Bắc gọi là lan Đai Châu (Chuỗi những hạt châu) và cây còn
có tên dân dã là lan Me. Lan Đai Châu nở hoa vào dịp Tết Nguyên Đán nên
cây có giá trị kinh tế cao. Cách sử dụng rất phong phú, có thể đặt trên chậu,
trƣng bày trong phòng khách, có thể treo trên ban công, cửa sổ, ghép trên thân
cây đã chết, cây đang sinh trƣởng hoặc ghép lan trên non bộ tạo thành cảnh
vật rất đẹp và mang dáng dấp tự nhiên. Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày
càng phát triển, nhu cầu về thƣởng ngoạn hoa cây cảnh ngày một tăng và yêu


2
cầu ngày càng cao, hoa lan Đai Châu ngày càng chiếm đƣợc cảm tình của
ngƣời tiêu dùng. Mặc dù vậy, việc khai thác lan rừng bừa bãi đã và đang
khiến lan Đai Châu giảm dần về số lƣợng và đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng,
trong khi, việc bảo tồn và phát triển lan Đai Châu chƣa thực sự phổ biến ở
Việt Nam. Một trong những hạn chế trong sản xuất loài lan này là do cây sinh
trƣởng rất chậm, đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam dẫn đến thời gian từ khi
trồng đến khi ra hoa phải mất vài năm. Mặt khác, những đặc điểm nông sinh
học của cây còn chƣa đƣợc đánh giá một cách đầy đủ. Các nghiên cứu về kỹ
thuật trồng, chăm sóc nhằm khắc phục những nhƣợc điểm, phát huy những ƣu
điểm của loài hoa này cũng chƣa có nhiều và chƣa ứng dụng đƣợc vào sản
xuất. Với mục đích bảo tồn và phát triển rộng rãi lan Đai Châu ở Việt Nam,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp
kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley)
Ridley) ở miền Bắc Việt Nam”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc đặc điểm nông sinh học của hoa lan Đai Châu và đƣa
ra biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng sinh trƣởng, cây ra hoa sớm, tăng tỷ
lệ ra hoa và chất lƣợng hoa góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật để phát
triển rộng rãi loài hoa lan này trong sản xuất.
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã cung cấp những dẫn liệu khoa học về đặc điểm nông sinh học
nhƣ giải phẫu, tƣơng quan sinh trƣởng, phát triển của các giống lan Đai Châu.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đƣa ra các biện pháp kỹ thuật hiệu quả
trong trồng trọt và chăm sóc hoa lan Đai Châu, góp phần xây dựng quy trình
kỹ thuật sản xuất loài hoa có giá trị này.


3
Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng
dạy, nghiên cứu và sản xuất về cây hoa lan cũng nhƣ lan Đai Châu.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đã xác định cho sản xuất giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím thích
hợp với điều kiện sinh thái miền Bắc Việt Nam. Giống có hoa bền, đẹp, sinh
trƣởng, phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Đề tài đã đề xuất đƣợc các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc làm
tăng khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây, cây ra hoa sớm, tỷ lệ ra hoa và
chất lƣợng hoa cao trong điều kiện miền Bắc Việt Nam. Các biện pháp kỹ
thuật có tính khả thi, có khả năng ứng dụng cho sản xuất hàng hóa, đem lại
hiệu quả cho ngƣời trồng hoa.
1.4 Những đóng góp mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các đặc điểm
hình thái, giải phẫu và đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của hoa lan Đai Châu
từ sau ra ngôi đến khi ra hoa (3 năm tuổi).

Đề tài đã nghiên cứu đƣợc mối tƣơng quan giữa sinh trƣởng chiều dài
lá với chiều dài cành hoa và số hoa trên cành từ đó, đƣa ra đƣợc các biện pháp
làm tăng sinh trƣởng của cây giai đoạn vƣờn ƣơm trong điều kiện mùa hè
nóng ẩm, tăng sinh trƣởng, tỷ lệ ra hoa và chất lƣợng hoa trên vƣờn sản xuất,
cây 2 năm ra hoa 47% (sớm hơn 1 năm so với đối chứng), cây 3 năm ra hoa
80% trong điều kiện miền Bắc Việt Nam.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật
trên một số giống hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley)
Ridley) ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thời gian thực hiện năm 2011-2014.




4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu chung về hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea
(Lindley) Ridley)
1.1.1 Vị trí phân loại, phân bố và giá trị kinh tế của lan Đai Châu
1.1.1.1 Vị trí phân loại của cây lan Đai Châu
Trong hệ thống phân loại thực vật, hoa lan Đai Châu có tên khoa học
là Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley, là một trong 3 loài (Rhynchostylis
gigantea, Rhynchostylis retura và Rhynchostylis coelestis) thuộc chi Ngọc
Điểm (Rhynchostylis), họ Lan (Orchidaceae), Bộ Lan (Orchidales), lớp một
lá mầm: (Monocotyledone), ngành Ngọc Lan, thực vật hạt kín
(Mangoliophyta) (Theo Nguyễn Tiến Bân (1990) [1], Trần Hợp (1990) [9],
Koopowitz (1986) [53]).
Hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley) lần đầu
tiên đƣợc mô tả và gọi tên Saccolabium giganteum bởi tác giả Lindley vào

năm 1833, sau đó tác giả Ridley đã chuyển sang chi Rhynchostylis với tên
khoa học là Rhynchostylis gigantea vào năm 1896. Trong những năm qua, lan
Đai Châu đã có rất nhiều tên giống tƣơng ứng với các màu sắc khác nhau
nhƣng đều là tên địa phƣơng. Hiện nay, trong danh sách cây một lá mầm
(Kew Monocot) chỉ thừa nhận hai phân loài là Rhynchostylis giganteasub sp.
violacea (Lindl.) Christenson và Rhynchostylis gigantea - © 2009 Ed Merkle [72].
1.1.1.2 Phân bố của lan Đai Châu
Họ lan có số lƣợng loài lớn, đứng thứ hai sau họ cúc, khoảng 25.000 -
35.000 loài, phân bố từ 68
o
vĩ Bắc đến 56
o
vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc
nhƣ Thụy Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối cùng cực Nam ở Australia
(Theo Trần Hợp (1990) [9], [1], [53]).



5
Theo thống kê mới nhất của tác giả Leonid Averyanov (2003) [54], họ
lan ở Việt Nam có khoảng 152 chi, 897 loài, phân bố dọc đất nƣớc từ Bắc vào
Nam. Với số lƣợng nhƣ vậy, chúng ta thấy đƣợc sự phong phú của hoa lan ở
Việt Nam.
Lan Đai Châu ƣa khí hậu nóng ẩm, thƣờng phân bố ở các khu rừng
nhiệt đới của các nƣớc Myanmar, Thailand, Malaysia, Laos, Cambodia, Việt
Nam, Đảo Hải Nam Trung Quốc, Borneo, Bangladesh và Philippines [72].
Ở Việt Nam, lan Đai Châu phân bố dọc đất nƣớc từ Bắc vào Nam, dọc
theo dãy Trƣờng Sơn đến các tỉnh Trung Bộ; Tây Nguyên; Nam Trung Bộ và
Nam Bộ (Chu Thị Ngọc Mỹ, 2009) [20].
Trên thế giới, chi lan Ngọc Điểm có 3 loài với đặc điểm gần giống chi

Vanda, phân bố từ Ấn Độ qua Malaysia đến Philippines. Ba loài phân biệt
thông qua các đặc điểm: cánh môi chia 3 thùy hay không, cụm hoa thẳng hay
buông xuống và màu sắc của hoa (Trần Hợp, 1990) [9].
* Lan Ngọc Điểm Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Rild.)
Lan sống phụ, thân mập, có thể cao đến 1m, mang lá đều đặn thành 2
hàng trên thân, nhiều rễ chống lớn. Lá dày, phẳng, hình dải rộng, dài 15-
40cm, rộng 4-7cm, màu xanh đậm nổi các vạch trắng dọc lá, đỉnh chia 2 thùy
tròn, gốc có bẹ. Cụm hoa bông lớn, cong xuống, dài 20-30cm. Hoa màu trắng
có nhiều đốm tím, cánh môi có vạch tím, đỉnh chia 3 thùy nhỏ, cựa ngắn màu
trắng, có hƣơng thơm. Cây thƣờng ra hoa vào mùa xuân. Loài lan này phân bố
rộng rãi từ Bắc vào Nam của Việt Nam. Trên thế giới, cây phân bố ở
Myanmar, Thailand, Laos, Cambodia, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc. Hiện
nay có các giống lai mới du nhập về Việt Nam với hoa màu tím đỏ, màu
trắng, màu đốm đỏ, màu cam.
* Lan Ngọc Điểm Hải Âu (Rhynchostylis coelestis Rchb.f.)


6
Lan sống phụ sinh, cao 10-30cm nhiều rễ ở gốc, lá hình dải hẹp, dày,
gấp theo gân giữa, màu xanh đậm, bóng, dài 10-15cm, đầu cắt ngang có hai
thùy nhọn không đều. Cụm hoa thẳng đứng, dài hơn lá, đƣờng kính hoa 2cm,
màu trắng với các đốm lớn màu lam ở đỉnh, cánh môi hình bầu dục, màu lam,
gốc màu trắng, cựa hơi cong màu lam, hoa thơm. Cây thƣờng ra hoa vào mùa hè
(tháng 6-8). Loài lan này phân bố ở Lâm Đồng của Việt Nam, trên thế giới cây
phân bố ở Laos, Cambodia, Thailand.
* Lan Ngọc Điểm Đuôi Cáo (Rhynchostylis retusa (L.) Blume)
Lan sống phụ, thân thẳng, mập, cao 15-30cm, nhiều rễ chống. Lá hình
dải, dày, màu xanh bóng, dài 20-40cm, rộng 2-5cm đỉnh bằng, chia 2 thùy
không đều. Cụm hoa buông xuống, dài 20-40cm, mang nhiều hoa xếp dày
nhƣ một bông. Đƣờng kính hoa 2-2,5cm màu trắng có đốm tím. Cánh môi

hoàn toàn tím. Cây thƣờng ra hoa vào tháng 7- 8 trong năm. Lan Ngọc Điểm
Đuôi Cáo thƣờng phân bố ở miền Bắc (Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình), Tây
Nguyên (Đắc Lắc, Lâm Đồng) và trên thế giới lan phân bố ở Laos, Cambodia,
Thailand, Malaysia, Indonesia.
Trong sách hoa lan Châu Á của tác giả Eng-Soon Teoh (2005) lại cho
rằng chi lan Rhynchostylis có 4 loài, trong đó 3 loài đƣợc tìm thấy ở Thailand
và 1 loài mới Rhynchostylis violacea ít phổ biến hơn đƣợc tìm thấy ở Luzon
của Philippines. Loài này gần giống với Rhynchostylis gigantea nhƣng hoa ít
hơn [46].
1.1.1.3. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của hoa lan Đai Châu
Từ thời xa xƣa đến nay, hoa lan luôn đƣợc con ngƣời ngƣỡng mộ nhờ
có vẻ đẹp rực rỡ, quý phái, hƣơng thơm kín đáo nhƣng lại rất tao nhã và thanh
cao. Trƣớc đây hoa lan đƣợc xem là loài quý hiếm, nên thú chơi hoa lan
thƣờng chỉ dành cho vua chúa hoặc giới thƣợng lƣu. Ngày nay chơi lan đã


7
đƣợc nâng lên thành nghệ thuật và nghề trồng lan cũng đã đƣợc phát triển
thành ngành công nghiệp có lợi nhuận cao.
Cây hoa lan Đai Châu đƣợc sử dụng chủ yếu để làm cảnh, cây có thể
trồng trên các khúc gỗ, trên chậu nhựa, chậu đất nung, chậu thang gỗ với giá
thể khô thoáng hoặc trên các cây gỗ đã chết hay cây đang sinh trƣởng. Cây có
thể đƣợc trồng gắn kết với non bộ, trồng trong chậu để trƣng bày trong phòng
khách hoặc treo trên ban công, bên hiên nhà, dƣới tán cây to, nơi có ánh sáng
tán xạ.
Hoa lan Đai Châu thƣờng nở vào mùa xuân, trong dịp Tết cổ truyền của
ngƣời Việt Nam. Chùm hoa rủ xuống, lâu tàn, hƣơng thơm ngát, lan tỏa nên
hoa lan Đai Châu ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Ngoài việc sử
dụng với mục đích làm cảnh, ở một số nƣớc nhƣ Banglades, lá lan Đai Châu
còn đƣợc sử dụng với mục đích chữa bệnh nhƣ làm giảm đau, chống viêm

(Al-Amin et al., 2011) [41].
Sản xuất lan Đai Châu không chỉ phục vụ các nhu cầu giải trí, thƣởng
thức cái đẹp của con ngƣời, đồng thời cũng đã tạo ra đƣợc một nguồn lợi kinh
tế quan trọng. Theo các chuyên gia về lan, nghề trồng lan đã đem lại lợi
nhuận không nhỏ cho ngƣời dân. Nếu trồng phong lan cắt cành mỗi ha đất
trồng có thể thu nhập 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm [36], cao hơn nhiều lần so
với trồng lúa và một số hoa màu khác. Ngoài ra, nếu lan đƣợc dùng cho xuất
khẩu thì giá trị thu đƣợc còn lớn hơn nhiều. Một cây lan Đai Châu trƣởng
thành có giá từ 150.000-200.000đ, một giò lan 5 -10 cây có giá từ 700.000
đồng đến 2 triệu đồng. Diện tích 500 m
2
có thể trồng đƣợc 1500 giò, chỉ với
50% cây bán đƣợc cũng cho doanh thu đạt 500-700 triệu đồng. Lợi nhuận thu
đƣợc từ 200-300 triệu đồng/500m
2
/2 năm.


8
Trong tháng 9 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan của Việt
Nam tăng rất mạnh, tăng 218% so với tháng 8 năm 2009 và đạt 61.000 USD.
Nhật Bản là thị trƣờng xuất khẩu hoa lan tiềm năng của nƣớc ta [74].
Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập phong
lan từ các nƣớc láng giềng cho nhu cầu nội địa. Nguồn nhập khẩu lan Đai
Châu của Việt Nam trong thời gian qua là Thailand và Đài Loan. Chính vì
vậy, không chỉ thị trƣờng xuất khẩu mà thị trƣờng trong nƣớc cũng rất tiềm
năng cho ngƣời trồng lan nói chung và lan Đai Châu nói riêng.
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của lan Đai Châu
- Rễ: Lan Đai Châu là loài lan sống phụ sinh, bám vào vỏ cây, treo lơ
lửng trên các cây thân gỗ khác. Chúng phát triển các dạng thân rễ nạc, to, dài,

khỏe. Hệ rễ khí sinh vừa làm nhiệm vụ lấy nƣớc, muối khoáng trên bề mặt vỏ
cây gỗ vừa bám chặt vào bề mặt giá thể để giữ cây khỏi bị đổ, hoặc gió cuốn
đi, ngoài ra rễ còn chống đỡ cho cây mọc cao, vƣơn ra chỗ có nắng, dƣới tán
cây. Để làm nhiệm vụ hút dinh dƣỡng, chúng đƣợc bao bọc bởi lớp mô hút
ẩm dày, bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, có màu xám bạc.
Với lớp mô xốp đó, rễ không những có khả năng hấp thu nƣớc mƣa chảy dọc
trên vỏ cây gỗ mà còn lấy đƣợc nƣớc lơ lửng trong không khí (sƣơng sớm hay
hơi nƣớc). Dƣới lớp biểu bì vỏ rễ còn có các tế bào diệp lục giúp rễ lan Đai
Châu có thể quang tự dƣỡng.
- Thân: Lan Đai Châu thuộc loại lan đơn thân, thân kém phát triển, thân
ngắn và đƣợc bao bọc kín bởi các bẹ lá.
- Lá: Lá lan Đai Châu mọc thành 2 hàng trên thân, lá thuôn dài, hình
lòng máng, bẹ lá bao bọc thân cây, chóp lá chia 2 thùy lệch, có gai nhọn. Lá
màu xanh, gân lá song song.
- Hoa: Hoa lan Đai Châu thuộc loại hoa mẫu 3, kiểu hoa đặc trƣng của
lớp một lá mầm. Hoa lƣỡng tính. Ba cánh đài thƣờng có dạng cánh hoa, giống


9
nhau và giống với 2 cánh tràng. Cánh tràng giữa biến đổi màu sắc và hình
dạng có chức năng đặc biệt trong sự hấp dẫn và thụ phấn nhờ côn trùng gọi là
cánh môi. Cánh môi xếp đối diện với cánh đài lƣng và ở vị trí trong cùng.
Cánh môi chia 3 thùy. Gốc cánh môi mang tuyến mật, gắn vào chân của cột
nhị, nhụy. Cột nhị, nhụy nằm chính giữa hoa mang hạt phấn ở phía trên và
đầu nhụy ở phía dƣới, mặt trƣớc.
Nhị đực gồm 2 phần, bao phấn và hốc phấn. Bao phấn nằm ở cột nhị
nhụy. Hốc phấn lõm lại, mang 2 khối phấn. Khối phấn gồm toàn bộ hạt phấn
dính lại với nhau, rất cứng do có tinh bột, sáp. Hoa có bầu hạ, thuôn dài theo
cuống, rất khó phân biệt giữa bầu và cuống hoa.
- Quả: Quả phong lan thuộc dạng quả nang, có 6 đƣờng nứt dọc. Khi

chín vỏ quả nứt ra, hạt lan bay ra ngoài, nhờ gió phát tán đi xa, đầu và cuống
quả không rời ra.
- Hạt: Hạt rất nhiều, mỗi quả có hàng vạn hạt, hạt nhỏ nhƣ hạt cám,
không có nội nhũ. Hạt chỉ cấu tạo bởi phôi chƣa phân hóa, trên một mạng lƣới
nhỏ, xốp chứa đầy không khí. Phải trải qua 8-9 tháng hạt mới chín. Hạt nhỏ
có thể phát tán đi rất xa nhờ gió. Trong tự nhiên, phần lớn hạt bị chết do
không có nội nhũ, không có khả năng nảy mầm, không gặp đƣợc nấm cộng
sinh để cung cấp dinh dƣỡng cho hạt nảy mầm.
1.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của lan Đai Châu
- Nhiệt độ: Lan Đai Châu là lan nhiệt đới, nơi khởi nguồn của cây là ở
những khu rừng nhiệt đới, nhiệt độ cao sẽ kích thích cây phát triển. Nhiệt độ
trung bình cả năm phải trên 23
o
C. Giới hạn nhiệt độ 20-32
o
C thích hợp cho
cây sinh trƣởng, phát triển. Nhiệt độ dƣới 15
o
C cây ngừng sinh trƣởng, sức
sống suy giảm. Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, vào mùa đông (tháng 11
đến tháng 3 năm sau) cần phải chống rét cho vƣờn lan.


10
- Ánh sáng: Lan Đai Châu thuộc nhóm ƣa sáng trung bình, ánh sáng tán
xạ thích hợp cho cây sinh trƣởng, phát triển. Cây lan Đai Châu thƣờng xuyên
tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị cháy lá. Cƣờng độ sáng phù hợp
cho cây sinh trƣởng, phát triển từ 8.000 - 18.000 lux (khoảng 60-70% ánh
sáng tự nhiên). Tuy nhiên, nếu trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, cây sẽ
sinh trƣởng chậm và yếu, lá có màu xanh sẫm. Bộ rễ kém phát triển, cây khó

ra hoa.
- Ẩm độ: Ẩm độ không khí và chế độ tƣới nƣớc cho lan Đai Châu là
yêu cầu quan trọng. Nhờ có ẩm độ thích hợp, cây có thể hấp thu nƣớc, muối
khoáng qua rễ và lá cây một cách dễ dàng. Cây sẽ sinh trƣởng mạnh trong
điều kiện đủ nƣớc, đặc biệt thích hợp với những trận mƣa rào bất chợt ở các
khu rừng nhiệt đới. Do đó, khi tƣới nƣớc cho cây không chỉ làm ƣớt cây
phong lan mà cần chú ý làm cho cả khu vƣờn có độ ẩm cao. Tuy nhiên nếu độ
ẩm liên tục cao và duy trì lâu dài thì lại gây hại cho cây. Bởi lan Đai Châu có
khả năng dự trữ nƣớc và dinh dƣỡng tốt ở trong lá, trong thân và trong rễ, cây
có khả năng chịu hạn tốt hơn chịu úng. Rễ lan Đai Châu yêu cầu lúc khô, lúc
ƣớt, thoáng khí để quang hợp và trao đổi khí, ẩm độ giá thể từ 40-80%. Giá
thể khô thoáng, nhanh ƣớt, nhanh khô là điều kiện thuận lợi cho cây sinh
trƣởng, phát triển.
- Tốc độ gió:Ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ phù hợp, nhƣng khu trồng
phong lan Đai Châu còn cần phải đƣợc thoáng gió, nếu vƣờn trồng không
thông thoáng, ẩm độ cao và nhiệt độ cao sẽ làm hƣ hại cây và bệnh hại phát
triển mạnh. Thƣờng tốc độ gió trong vƣờn không quá mạnh sẽ gây va đập,
dập nát cây, làm giá thể nhanh khô. Gió thoảng nhẹ, đủ làm cho vƣờn lan
thông thoáng, xung quang vƣờn không bị chắn kín bởi các tòa nhà và tránh
gió lùa.


11
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan Đai Châu trên thế giới và ở
Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan Đai Châu trên thế giới
Lan Đai Châu là lan nhiệt đới. Trên thế giới, cây phân bố ở Myanmar,
Thailand, Malaysia, Laos, Cambodia, Việt Nam, Trung Quốc, Borneo,
Bangladesh và Philippines. Hiện nay, lan Đai Châu đƣợc sản xuất nhiều nhất
ở Thailand và Đài Loan [38].

Hoa lan Đai Châu đƣợc coi là một trong những loài hoa đẹp nhất của
Thailand. Trong các năm 2005-2009 Thailand xuất khẩu khoảng 2.539, 2.921,
2.944, 2.833 và 2.738 triệu baht mỗi năm. Tốp 5 loại hoa lớn nhất là
Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl., Grammatophyllum scriptum, Pecteilis
sagarikii, Ascocentrum miniatumand, Dendrobium chrysotoxum (dẫn theo P.
Kaewkhiew and W. Kaewduangta, 2010) [50].
Trong suốt một thập kỷ qua, Thailand vẫn giữ vững vị trí quốc gia sản
xuất và xuất khẩu hoa lan lớn nhất thế giới, 50% hoa lan ở Thailand đƣợc
trồng để xuất khẩu, 50% còn lại tiêu thụ trong nƣớc. Hàng năm, Thailand sản
xuất tới 31,6 triệu cây con. Trong đó gồm các chi Hoàng Thảo (Dendrobium),
Mokara và lan Đai Châu (Ngô Quang Vũ, 2002) [34]. Chỉ tính riêng 6 tháng
đầu năm 2007, Thailand đã thu đƣợc hơn 30 triệu USD từ phong lan. Giá trị
lan xuất khẩu Thailand năm 2009 là 79,8 triệu USD. Chủ tịch Hiệp hội các
nhà xuất khẩu hoa lan của Thailand, Anek Chaiapichiphaibul cho biết, Nhật
Bản hiện đang là thị trƣờng tiêu thụ hoa lan của Thailand lớn nhất (chiếm
50% giá trị xuất khẩu hoa lan của Thailand). Tiếp theo là Liên minh châu Âu
và Mỹ (40%).
Ở Đài Loan, diện tích trồng hoa lan là 484 ha. Lan Hồ Điệp của Đài
Loan đƣợc cả thế giới ngƣỡng mộ và trở thành nơi sản xuất lan Hồ Điệp chủ
yếu trên toàn cầu (Pan-Chi Liou, 2005) [60]. Những năm gần đây, Đài Loan


12
cũng đang tập trung phát triển mạnh các loài lan có giá trị kinh tế cao nhƣ Cát
Lan (Cattleya), lan Hoàng Thảo (Dendrobium), lan Vũ Nữ (Oncidium), lan
Ngọc Điểm (Rhynchostylis). Chất lƣợng hoa thƣơng phẩm tốt, hoa lan của Đài
Loan đã đƣợc tiêu thụ khắp nơi trên thế giới.
Có thể nói, hoa lan là một trong những loại hoa phổ biến, đem lại hiệu
quả kinh tế cao đối với ngành sản xuất hoa của các nƣớc trên thế giới, trong
đó có hoa lan Đai Châu. Những năm gần đây, nhờ việc mở rộng phát triển sản

xuất các loài lan đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho các nƣớc nhƣ Thailand,
Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc Việt Nam có các điều kiện thiên nhiên ƣu
đãi, phù hợp cho nhiều loài lan sinh trƣởng, phát triển, đặc biệt là các loài lan
nhiệt đới nhƣ lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley), lan
Hoàng Thảo (Dendrobium), lan Monkada…. Việc quan tâm đầu tƣ nghiên
cứu, sản xuất cùng với kinh nghiệm trồng lan có từ rất lâu đời của ông cha ta,
chúng ta hoàn toàn có thể phát triển rộng rãi các loài lan bản địa quý này
trong sản xuất.
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan Đai Châu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây hoa mới đƣợc sản xuất trên một diện tích nhỏ, khoảng
8.000ha (năm 2010) so với 4,1 triệu hecta lúa, gần 1 triệu hecta cây công
nghiệp và 1,4 triệu hecta rau quả. Hoa sản xuất ở Việt Nam chủ yếu tập trung
ở 3 vùng: miền Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Quảng Ninh), ngoại thành
TP. Hồ Chí Minh (Hóc Môn, Củ Chi) và Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc
Dƣơng, Đơn Dƣơng), sản lƣợng khoảng 4,5 tỷ cành hoa tƣơi, trong đó xuất
khẩu khoảng 1 tỷ cành, với 85% là hoa hồng, cúc và lan. Năm 2010, doanh
thu từ xuất khẩu hoa đạt khoảng 60 triệu USD [74].
Tuy xuất khẩu hoa đã có bƣớc phát triển, nhƣng diện tích còn quá nhỏ,
số lƣợng và chủng loại ít, chất lƣợng lại chƣa cao nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu của thị trƣờng trong nƣớc. Trong khi nhu cầu về hoa trên thế giới đang


13
tăng rất nhanh, chỉ tính riêng thị trƣờng châu Á, tổng kim ngạch nhập khẩu
hoa đã lên đến 102 tỷ USD/năm với mức tăng trƣởng 6%/năm, cao gấp nhiều
lần so với thị trƣờng các loại nông sản khác vốn đƣợc Việt Nam xem trọng
nhƣ gạo, cà phê, cao su, chè [74].
Diện tích trồng hoa lan ở Việt Nam còn ở mức hết sức khiêm tốn, chỉ
chiếm 10% diện tích các loại hoa đang đƣợc trồng (Nguyễn Xuân Linh, 2002)
[18]. Sản xuất hoa lan ở Việt Nam tập trung theo 2 hƣớng chính:

- Sản xuất theo quy mô công nghiệp các loài lan mới lai tạo hoặc đƣợc
nhập nội (lan công nghiệp).
- Khai thác và nuôi trồng các loài hoa lan bản địa (Nguyễn Công
Nghiệp, 2000) [21].
Ở miền Bắc, một số cơ quan nghiên cứu nhƣ Viện Di truyền Nông
nghiệp, Viện Nghiên cứu Rau quả, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trong
những năm vừa qua đã tập trung nghiên cứu phƣơng pháp nhân giống vô tính
in vitro. Kết quả đã sản xuất mỗi năm đƣợc hàng vạn cây con giống hoa lan
có giá trị trong đó có lan Đai Châu (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009) [21].
Lan bản địa nói chung và lan Đai Châu nói riêng chủ yếu phát triển nhỏ
lẻ và đƣợc nuôi trồng với quy mô hộ gia đình, ở nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc.
Ở các xã Đông La, La Phù, La Khê thuộc huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
những năm gần đây trở nên nổi tiếng với nghề trồng lan. Đây đƣợc coi là trung
tâm nuôi trồng phong lan rừng lớn nhất miền Bắc. Đến nay, cả xã đã có 52 hộ
trồng lan, trong đó có hơn 30 hộ có diện tích vƣờn lan từ 500 đến 1000 m
2
, tập
trung nhiều nhất ở thôn Đông Lao và Đồng Nhân với những vƣờn lan nhƣ
Huyền Chân, Trƣờng Uyên, Thực Hà, Tiền Hảo, các giống trồng chủ yếu là
Tam Bảo Sắc, Phi Điệp thuộc chi Hoàng Thảo và lan Đai Châu, Đuôi Cáo
thuộc chi Ngọc Điểm. Theo hội sinh vật cảnh xã Đông La, nghề trồng lan đã
đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của địa phƣơng, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho ngƣời lao động. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí, một hộ trồng lan


14
cũng có lãi hàng trăm triệu đồng, gấp nhiều lần so với lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp khác [39].
Bên cạnh Đông La, một số địa phƣơng nhƣ Gia Lâm, Đông Anh (Hà
Nội), Văn Giang (Hƣng Yên), Tiên Du (Bắc Ninh), Phổ Yên (Thái Nguyên)

cũng đang có nhiều hộ gia đình tập trung đầu tƣ vào sản xuất và nuôi trồng
phong lan bản địa, với quy mô từ 300-500m
2
, phổ biến là các loài Đai Châu,
Đuôi Cáo, Hoàng Thảo, Quế Lan Hƣơng (Đặng Văn Đông, Nguyễn Khê,
2007) [6].
Ở một số vùng núi cao nhƣ Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc),
Mộc Châu (Sơn La), có điều kiện rất thích hợp cho việc trồng hoa lan. Nhờ
đó, diện tích trồng lan đã tăng từ 20 ha lên 50 ha trong các năm từ 2003-
2005. Công ty TNHH Hoàng Lan (Hà Nội) có diện tích trồng lan tới 3 ha, chủ
yếu trồng các loài lan bản địa Đai Châu, Đuôi Cáo, Quế Lan Hƣơng, Tam
Bảo Sắc (Hoàng Thị Lan Hƣơng và cs., 2004) [12].
Thành phố Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm, là trung tâm
văn hoá, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam, có tiềm năng
lớn về nuôi trồng và kinh doanh hoa lan nhiệt đới điển hình là lan Hoàng
Thảo, Monkada và lan Đai Châu [37]. Hoa lan Đai Châu mà miền Nam hay
gọi là lan Ngọc Điểm có nguồn gốc nhiệt đới rất thích hợp trồng ở miền Nam
của Việt Nam. Cây sinh trƣởng, phát triển mạnh hơn so với miền Bắc do
không phải trải qua mùa đông lạnh giá. Sau trồng 2 năm cây có khả năng ra
hoa, tỷ lệ đạt 40-50%, chất lƣợng hoa cũng cao hơn so với miền Bắc.
Thực hiện chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng tăng
giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác, trong vài năm trở lại đây, nông dân ở
vùng ven đô thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng phát triển nhanh diện tích
trồng hoa lan. Giai đoạn 2005 - 2006, thực hiện đầu tƣ 20 ha nuôi trồng hoa
lan và 20 ha trồng cây cảnh. (Dự án đầu tƣ, phát triển hoa và cây cảnh tại

×