Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Sơ bộ khảo sát, đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc bảo hiểm y tế với mô hình bệnh tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 61 trang )

BỘ Y T Ế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
PHẠM THU TRANG
Sơ BỘ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÍNH
THÍCH ỨNG CỦA DANH MỤC THUỐC
BẢO HIỂM Y TẾ VỚI MÔ HÌNH BỆNH TẬT
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 1998 - 2003)
- Người hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Thị Thái Hằng
ThS. Lê Mạnh Hùng
- Nơi thực hiện : Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Bộ môn Quản ly & Kinh tế Dược
- Thời gian thực hiện : Từ 1/3/2003 - 15/5/2003
Hà Nội, tháng 5 năm 2003 X fsj *3
LỜ3 CĂm 0R
(Joi J?ỉễi l ứ u £ tể lồng, ỉừêí ổn ềău 3ắa ữà iẮÌ. kính tmng, tồi:
GLyuụĨML &hi &hái 'Jốằnạ, nụưềỉ đã hưânff dẫn, ạiúft đổ tòi tận tình
trnng, ãuốt quá trình lỉuềi luận úủễt tốt ttijJiieft.
Qôi xỉn eliăn thành eảm đễt QiUS' JẼỀ Mạnh Jỗunự, -@/ut bặ (Btut Qltj/tỉệft oụ
^iáíềt đinh
f/
ie'(Bảỉ% hiểm <xã húi (ỊỳiỀt Qiiiỉềt
0 * 1
^DS' (J)hawL JẼtửfng, SíUt- (J)hó
(Ban QlíịliièfL oụ ^ìảitt đĩnh
//
têXBảú íiỉểễti xã hội (JJiet Qtíiỉn ĩtã Íiííâễtíi dẫn aà
ạiÚỊb tôi thu thập, tài lieu
.
ỠIí/
CiCutíị rỉein
tó í/


tả lồng, lúết đễt ẫíĩií sắa têl eáa thầụ, ừê giáo tro nạ, hỗ môn
Quản hị & JCinh tấ^Dườũ., aỉíễtạ tú cut thỉ, eảa thầy, eồ giáo tir€ìnỊi tífuúH(f (Dại hoa
<7)ưổ4i Hũà Qỉệi ĩtã dạụ íịiề oà clìu dắt tồi tvúễiụ 5 năm hoe qua
.
Qỉồi. àđn eảtn ổn ban hỉ tầiý những, nạu’ởi luôn đềnụ, hành hên tềi ŨỈI giúp, ĩtẵ
tôi tifí)ng ằuết quả trình hũ€L tậft
.
@11
ôí eùnạhaníị lồng, ụỉu thưđềtg, ữà su’ kính tmtKị eủa mình, tồi xin hàiị tú
lồiiíị lueí ỔÍL sâu 3ắe nhất đêh eha me ÚỈI nhữnq nạưềi thăn. íịỉu của tồi, những,
nạiíớỉ đã nuôi dưõuựf chia 3ẻý ĩtỗễiti wen tôi9 ụiúfL tầi tiriíỏểiff thành oil úiíđii lên
tron ạ, CẮiòe.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2003.
Sinh viên
Phạm Thu Trang
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
PHẦN I: Tổng quan 3
1.1. Sơ lược tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế thế giới 3
1.1.1. Bảo hiểm y tế ở Đức 3
1.1.2. Bảo hiểm y tế ở Pháp 4
1.1.3. Bảo hiểm y tế ở Trung Quốc
4
1.1.4. Bảo hiểm y tế ở Thái Lan 5
1.2. Vài nét về chính sách Bảo hiểm y tế ở Việt Nam 6
1.2.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế 6
1.2.2. Phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh của Bảo hiểm y tế

7
1.2.3. Phạm vi Bảo hiểm y tế

7
1.2.4. Số người, đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế 8
1.3. Nguyên tắc lựa chọn thuốc trong danh mục thuốc Bảo hiểm y tế

8
1.4. Mô hình bệnh tậ t 9
PHẦN II: Nội dung và đối tượng nghiên cứ u 14
2.1. Nội dung nghiên cứ u
14
2.2. Đối tượng nghiên cứu 14
2.3. Phương pháp nghiên cứ u 14
PHAN III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 16
3.1. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân Bảo hiểm y tế và của một số bệnh viện khảo
sát tại Hà Nội 16
3.1.1. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân tham gia Bảo hiểm y tế tại Hà Nội

16
3.1.2. Mô hình bệnh tật của các bệnh viện khảo sát 18
3.2. Phân tích, đánh giá danh mục thuốc Bảo hiểm y tế 19
3.2.1. Phân tích danh mục thuốc tân dược của BHYT theo nhóm tác dụng

19
3.2.2. Phân tích danh mục thuốc tân dược của BHYT theo số lượng hoạt chất 20
3.2.3. Danh mục thuốc y học cổ truyền của Bảo hiểm y tế

23
3.3. Đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc BHYT vói MHBT ở Việt Nam 23
3.3.1. Nhóm trị ký sinh trùng- chống nhiễm khuẩn
23
3.3.2. Nhóm thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm phi Steroid 32

3.3.3. Thuốc đường tiêu hoá 35
3.3.4. Thuốc tim m ạch 39
3.3.5. Hormon nội tiết tố 41
3.3.6. Thuốc gây tê, gây mê 44
3.3.7. Vitamin và các chất vô cơ 46
3.3.8. Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải và cân bằng acid - base

48
3.3.9. Thuốc chống ung thư và giảm miễn dịch 49
3.3.10. Thuốc mắt, tai-mũi-họng 50
PHẦN IV: Kết luận và kiến nghị 52
4.1. Kết luận 52
4.1.1. Mô hình bệnh tậ t 52
4.1.2. Danh mục thuốc của Bảo hiểm y tế 52
4.2. Kiến nghị 54
Tài liệu tham khảo
MỘT SỐ QUY ƯỚC VIẾT TẮT
BHYT : Bảo hiểm Y tế.
BC & KTSD : Bào chế và kỹ thuật sử dụng.
DMT : Danh mục thuốc.
KCB : Khám chữa bệnh.
MHBT : Mô hình bệnh tật.
STT : Số thứ tự.
YHCT : Y học cổ truyền.
ADR (Adverse Drug Reaction) : Phản ứng có hại của thuốc.
NSAID (No Steroid Anti Inflammation Drugs) : Thuốc chống viêm phi Steroid.
BỆTVỔRBỂ
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, sức khoẻ là tài sản quốc gia. Bởi vậy,
việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ là nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân và của cả
cộng đổng.

Trong thời kỳ bao cấp, Nhà nước đã dành một tỉ lệ đáng kể ngân sách cho ngành
y tế nhưng cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh. Chi phí khám chữa
bệnh ngày càng gia tăng do: việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật y tế, sử dụng
các trang thiết bị đắt tiền trong chẩn đoán, điều trị bệnh và giá thuốc tăng Đầu những
năm 80, các cơ sở khám chữa bệnh từ trung ương đến tỉnh huyện lâm vào tình trạng
thiếu kinh phí hoạt động nên xuống cấp nhiều.
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã tiến hành đổi mới toàn diện, chuyển đổi từ nền
kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cùng
với sự đổi mới cơ chế quản ký kinh tế là đổi mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân
dân.
Để tăng thêm nguồn kinh phí cho ngành y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đồng thòi thể hiện lòng nhân ái giúp đỡ nhau của con người,
chỉ có biện pháp duy nhất phù hợp là: thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y
tế là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đó là giải pháp tốt nhất để nhằm
xoá bỏ bao cấp trong y tế, tiến tới sự còng bằng trong khám chữa bệnh.
Thuốc giữ một vai trò to lớn trong việc đảm bảo tính mạng, sức khoẻ cho sự tồn
tại của mỗi cá nhân cũng như cả xã hội loài người. Chính vì vậy, thuốc là thành phần
quan trọng không thể thiếu trong hoạt động khám chữa bệnh cho người bệnh có thẻ Bảo
hiểm y tế. Trong những năm qua, chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân Bảo hiểm y tế
ngày càng tăng cao, chi phí về thuốc luôn chiếm một tỷ lệ lớn từ 60%-65% trong tổng
chi phí khám chữa bệnh. Thêm vào đó, mô hình bệnh tật ở Việt Nam đã có nhiều thay
đổi, các bệnh không nhiễm trùng như tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư đang có xu
1
hướng gia tăng. Vấn đề đặt ra hiện nay là danh mục thuốc Bảo hiểm y tế liệu có đáp
ứng được đầy đủ mô hình bệnh tật không? Có đảm bảo tính hợp lý, an toàn, hiệu quả
không? Có phù hợp với khả năng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế không ?
Vì vậy, đề tài: “Sơ bộ khảo sát, đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc Bảo
hiểm y tế vói mô hình bệnh tật” được tiến hành nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
♦ Khảo sát danh mục thuốc của Bảo hiểm y tế năm 2001-2002.
♦ Đánh giá tính thích ứng của một số nhóm thuốc trong danh mục thuốc Bảo

hiểm y tế với mô hình bệnh tật của bệnh nhân Bảo hiểm y tế.
♦ Kết luận và kiến nghị.
2
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1 Sơ LƯỢC TÌNH HÌNH THựC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT THẾ GIỚI:
Con người ai cũng muốn sống khoẻ mạnh, ấm no hạnh phúc, nhưng trong đời người
ốm đau là chuyện khó ai tránh khỏi. Các chi phí KCB này dù lớn hay nhỏ đều gây khó
khăn cho ngân quĩ của mỗi gia đình, đặc biệt với những người có thu nhập thấp. Nếu
may mắn chỉ mắc bệnh nhẹ người ta có thể vượt qua được, còn khi bệnh nặng có ai biết
trước sẽ phải đương đầu với những khó khăn gì?
Bảo hiểm y tế là một hình thức thực hiện chính sách phúc lợi xã hội, đóng góp vào
quĩ BHYT chính là tạo nguồn dự trữ cho bản thân khi chẳng may mắc bệnh. Lúc đang
khoẻ mạnh, phần đóng góp BHYT của mỗi cá nhân sẽ dành cho người khác đang mắc
bệnh điều trị, còn khi ốm đau sẽ chi dùng phần đóng góp của cộng đồng. Vì vậy, Bảo
hiểm y tế vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của mỗi người. Nó thể hiện tinh thần “ mình
vì mọi người, mọi người vì mình” của cộng đồng chung sống, là nhu cầu thiết thân của
mỗi người.
Cách đây trên một trăm năm, Bảo hiểm y tế đã ra đời bắt đầu từ các nước châu Âu,
sau đó phát triển qua các nước châu Mỹ, châu úc và cuối cùng được đưa vào các nước
châu Á. Cho đến nay, trên thế giói đã có hơn một trăm nước thực hiện chính sách
BHYT. Dù có hình thức khác nhau, qui mô, phạm vi, đối tượng khác nhau nhưng đều
có chung một bản chất giống nhau là huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể hay
cộng đồng xã hội để đảm bảo cho người tham gia BHYT khi ốm đau được khám chữa
bệnh không phải chi trả toàn bộ chi phí mà chỉ phải đóng góp một phần chi phí.
1.1.1 Bảo hiểm y tê ở Đức :
ở Đức, năm 1883 Quốc hội Đức đưa ra luật Bảo hiểm y tế, luật Bảo hiểm y tế ra đời
đầu tiên trên thế giới bao gồm các đối tượng thực hiện BHYT bắt buộc : công nhân,
cán bộ công chức nhà nước, người hưởng trợ cấp thất nghiệp, nông dân, nghệ sỹ, phóng
3
viên nhà báo, người lao động làm nghề thủ công, sinh viên có 14 học kỳ, người hưu trí.

Cán bộ công chức và người lao động chỉ phải tham gia BHYT khi họ có thu nhập hàng
tháng dưới 6300 DM, nếu thu nhập cao hon có thể tham gia BHYT tự nguyện.
Mức đóng BHYT ở Đức là 13,2% lương, Chính phủ đã cho triển khai BHYT với
phương thức “cùng chi trả” cho người có thẻ BHYT khi sử dụng dịch vụ y tế. Người có
thẻ BHYT chỉ phải chi trả 10% giá trị đơn thuốc được cấp một lần khi đi khám chữa
bệnh. Mỗi ngày điều trị nội trú trong bệnh viện, người được bảo hiểm chỉ phải chi trả
11 DM, còn lại BHYT thanh toán. Đồng thời, Chính phủ hạn chế việc tăng giá các chi
phí y tế ở các bệnh viện cho tới khi mức thu BHYT được tăng lên. Ở Đức đã dần dần
loại bỏ phương thức chi trả theo bảng giá dịch vụ mặc dù đã được xây dựng xếp vào
loại chuẩn mực thế giới để chuyển sang áp dụng các phương thức thanh toán khác như :
khoán quỹ ngoại trú cho hội đồng bác sỹ ngoại trú, thanh toán theo giá ngày giường
bình quân và tiến tới thanh toán rộng rãi theo nhóm chẩn đoán.
1.1.2 Bảo hiểm y tế ở Pháp :
BHYT ở Pháp được coi là một trong những tổ chức BHYT tốt nhất thế giới. Bảo
hiểm y tế thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội, gọi là tiểu ban BHYT.
Phương thức thực hiện BHYT ở Pháp là bắt buộc. Có 99% dân số Pháp tham gia
BHYT này. Ngoài ra nếu có nhu cầu, họ có thể tham gia BHYT tự nguyện của Hội
tương tế.
Hoạt động BHYT tại Pháp có quan hệ rất chặt chẽ với các cơ sở y tế. Việc thanh
toán BHYT thường được thực hiện qua hệ thống ngân hàng cùng với sự áp dụng rộng
rãi hệ thống kỹ thuật thông tin, tính toán như máy vi tính, điện toán Những điều này
đã góp phần rất lớn vào thành công của BHYT tại Pháp.
1.1.3 Bảo hiểm y tế ở Trung Quốc :
Bảo hiểm y tế ở Trung Quốc có hai hình thức chính : BHYT đối với công nhân (do
Bộ Lao động quản lý) và BHYT vùng nông thôn (do Bộ Y tế quản lý).
4
Mức phí BHYT là 11% lương, trong đó người lao động đóng 1%, chủ sử dụng lao
động đóng 5% và ngân sách Nhà nước đóng góp 5%. Nhằm nêu cao vai trò trách
nhiệm của từng cá nhân trong việc quản lý, sử dụng quĩ BHYT, tránh tình trạng lạm
dụng quĩ BHYT, đi khám chữa bệnh lấy thuốc khi chưa thực sự cần thiết, Trung Quốc

đã áp dụng hình thức tài khoản y tế cá nhân theo mô hình của Singapo. Số tiền 11%
đóng BHYT được chia làm hai phần bằng nhau: 5,5% chuyển vào tài khoản y tế cá
nhân (mỗi người tham gia BHYT có một tài khoản y tế tại ngân hàng) ; 5,5% còn lại
chuyển vào quĩ chung của tất cả mọi người tham gia BHYT. Khi đi khám chữa bệnh,
chi phí KCB của mỗi người tham gia BHYT trước hết được thanh toán từ tài khoản y tế
cá nhân. Vì vậy mỗi người tham gia BHYT đều có ý thức cân nhắc kỹ lưỡng xem nhu
cầu khám chữa bệnh của mình có thực sự cần thiết không. Khi tiền từ tài khoản cá nhân
đã hết, mỗi người phải tự chi trả chi phí KCB của mình từ lương với một tỉ lệ nhất định.
Khi chi phí đã vượt cả tỉ lệ đó, quĩ BHYT chung của cộng đồng mới bắt đầu thanh toán
chi trả tiếp phần chi phí KCB tiếp theo.
1.1.4 Bảo hiểm y tê ở Thái Lan :
Thái Lan là quốc gia có nhiều tổ chức thực hiện BHYT, tới nay đã thực hiện
BHYT cho 50% dân số. Một số chương trình BHYT do Bộ Y tế và phúc lợi xã hội quản
lý ( BHYT cho người nghèo, BHYT cho nông dân, các hình thức BHYT tự nguyện ).
BHYT ở Thái Lan đã áp dụng thành công phương thức khoán quĩ định xuất theo đầu
thẻ để quản lý tốt chi phí y tế trong những năm qua và được tổ chức Y tế thế giới lựa
chọn là ví dụ cho các nước khác học tập kinh nghiêm.
Nhìn chung trên thế giới, phần lớn các nước có hệ thống BHYT nằm trong hệ
thống Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế của mỗi nước đều có danh mục thuốc hợp lý.
Nguồn thu chủ yếu của quỹ BHYT là sự đóng góp của cá nhân, tập thể, cộng đồng xã
hội, trong đó cá nhân đóng góp là chủ yếu. Đối với những nước phát triển có bề dày
lịch sử về chính sách BHYT đều có sự thay đổi phương thức trong từng thời kỳ. Để thực
hành tiết kiệm và nêu cao uy tín phúc lợi xã hội chung, họ quan tâm đến Y học dự
5
phòng và người cao tuổi. Từ những năm 80, BHYT của nhiều nước trên thế giới đã phải
quan tâm tới việc tìm những giải pháp để hạn chế ngăn chặn sự bùng nổ về chi phí y tế.
1.2. VÀI NÉT VỂ CHÍNH SÁCH BHYT Ở VIỆT NAM.
Trong những năm qua, chính sách BHYT ở Việt Nam đã thể hiện và chứng minh tính
nhân đạo và cộng đồng sâu sắc, mang đậm truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam
“lá lành đùm lá rách”. Rất nhiều người đóng BHYT nhưng chưa dùng đến đã giúp cho

không ít người trong cộng đồng có điều kiện vượt qua bệnh tật, ốm đau, đặc biệt là
những người tuổi cao sức yếu, những người có thu nhập thấp. Bảo hiểm y tế Việt Nam
đã giúp hàng vạn người thoát khỏi bẫy đói nghèo của bệnh tật.
1.2.1 Đối tượng tham gia BHYT.
Bắt buộc:
♦ Cán bộ công chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính
sự nghiệp, cơ quan Đảng; các tổ chức chính trị xã hội; đoàn thể quần chúng; cán bộ
hưởng sinh hoạt phí làm việc tại xã, phường, thị trấn; đại biểu hội đồng nhân dân các
cấp.
«Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh
tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị xã hội.
Người lao động trong các đơn vị tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở
lên (doanh nghiệp tư nhân).
♦ Người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế
xuất, khu công nghiệp tập trung, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (đối tượng đầu tư
nước ngoài).
♦ Hưu trí mất sức lao động, tai nạn lao động, công nhân cao su nghỉ việc hưởng
trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng (đối tượng hưu trí mất sức).
♦ Người thuộc diện ưu đãi xã hội.
6
Tự nguyện :
♦ Theo điều lệ BHYT hiện hành mọi đối tượng có nhu cầu đều có thể tham gia
BHYT tự nguyện bao gồm: học sinh, nông dân, người nghèo (do Nhà nước hỗ trợ),
nhân dân thành thị, diện chính sách xã hội, những người trong gia đình của người lao
động.
1.2.2 Phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh của BHYT.
Chi phí KCB BHYT được thanh toán theo các mức sau:
+ Quĩ BHYT chi trả 80% chi phí KCB theo giá viện phí, 20% còn lại người bệnh
tự chi trả cho cơ sở khám chữa bệnh. Riêng đối tượng thuộc diện ưu đãi xã hội qui định
tại Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động Cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh,

bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công vói Cách mạng được quĩ
BHYT chi trả 100% chi phí KCB theo giá viện phí.
+ Nếu số tiền mà người bệnh tự trả 20% chi phí KCB trong năm đã vượt quá 6
tháng lương tối thiểu thì các chi phí KCB tiếp theo trong năm sẽ được quĩ BHYT thanh
toán toàn bộ.
1.2.3 Phạm vi Bảo hiểm y tế :
- Trên thế giới BHYT là hình thức thu phí bảo hiểm và đảm bảo thanh toán chi
phí y tế cho người tham gia BHYT. Vì vậy, mọi người dân trong xã hội đều có quyền
tham gia BHYT nhưng thực tế BHYT không chấp nhận bảo hiểm thông thường cho
những người mắc bệnh nan y nếu không có thoả thuận gì thêm. Những người đã tham
gia BHYT khi gặp rủi ro về sức khoẻ đều được thanh toán chi phí KCB với nhiều mức
độ khác nhau tại các cơ quan Y tế. Tuy nhiên nếu KCB trong trường hợp cố tình huỷ
hoại bản thân, trong tình trạng say rượu, vi phạm pháp luật thì không được chi trả chi
phí khám chữa bệnh theo chế độ BHYT.
- Ở Việt Nam, điều lệ BHYT loại trừ : Thuốc điều trị bệnh phong, lao, sốt rét, tâm
thần phân liệt ( vì đã có ngân sách Nhà nước đài thọ ), dịch vụ kế hoạch hoá gia đình,
bệnh dại, tiêm chủng phòng bệnh, điều dưỡng, an dưỡng, chỉnh hình và tạo hình thẩm
7
mỹ, làm chân tay giả, mắt giả, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao
thồng đặc biệt là các trường hợp tự tử, nghiện ma tuý, vi phạm pháp luật.
1.2.4 Sô người tham gia Bảo hiểm y tế.
Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách BHYT, có thể khẳng định rằng số người
tham gia BHYT ngày càng nhiều hơn trong các nhóm dân cư, trong cộng đồng xã hội.
Nếu năm 1993 (sau một năm thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam) chỉ có 3,79
triệu người tham gia BHYT chiếm 5,3% dân số thì đến 06/2002 đã có 12,6 triệu người
có BHYT, chiếm gần 16% dân số cả nước. Trong đó đối tượng bắt buộc chiếm gần 7
triệu người, người nghèo gần 1,5 triệu người và có hơn 4 triệu người tham gia BHYT tự
nguyện gồm học sinh, sinh viên, nông dân, cựu chiến binh, hội phụ nữ, người lao động
trong các nghiệp đoàn, ở nhiều địa phương.
Nhằm mục tiêu vì sức khoẻ của thế hệ trẻ, vì sự nghiệp giáo dục toàn diện cho thế

hệ tương lai, chương trình BHYT học sinh đã được cơ quan Bảo hiểm các tỉnh, thành
phố trong toàn quốc dày công xây dựng và tổ chức thực hiện. Đến năm 2001 đã có hơn
20 triệu lượt học sinh các cấp tham gia BHYT, nhiều tỉnh có trên 50% tổng số học sinh
trong tỉnh tham gia BHYT.
Như vậy, Việt Nam có thể tự hào là một trong hai nước duy nhất thuộc nhóm các
nước có mức thu nhập đầu người dưới 500 USD/năm khu vực Châu Á- Thái bình
dương đã triển khai được chính sách BHYT và khẳng định sẽ thực hiện được BHYT
toàn dân trong tương lai.
1.3 NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN THUỐC TRONG DANH MỤC THUỐC BHYT :
Thuốc đảm bảo hiệu lực điều trị, an toàn :
♦ Thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam hiện hành.
♦ Thuốc phải có hiệu quả rõ rệt trong điều trị.
8
♦ Thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Thuốc có tần suất sử
dụng nhiều ở các cơ sở khám chữa bệnh. Các thuốc hiếm chưa có số đăng ký nhưng
cần thiết cho điều trị.
♦ Không đưa vào danh mục : thuốc nằm trong diện khuyến cáo không nên sử
dụng của tổ chức Y tế thế giới. Thuốc lạc hậu mà nhiều quốc gia không sử dụng. Thuốc
sản xuất tại nước ngoài nhưng chưa được sử dụng rộng rãi.
♦ Danh mục thuốc y học cổ truyền : căn cứ danh mục thuốc chế phẩm và danh
mục vị thuốc của danh mục thuốc thiết yếu y học cổ truyền lần thứ IV.
# Thuốc phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh và quĩ B H YT:
♦ Thuốc có giá hợp lý, phù hợp với hiệu quả điều trị và giá thành.
♦ Thuốc mang tên gốc.
♦ Ưu tiên lựa chọn : Thuốc gốc, thuốc đơn chất, thuốc phối hợp chỉ sử dụng
trong trường hợp không có thuốc thay thế. Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước đảm bảo
chất lượng, đặc biệt ưu tiên thuốc của các xí nghiệp dược phẩm trong nước đạt tiêu
chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).
1.4 Mô HÌNH BỆNH TẬT :
Trải qua hàng ngàn năm, con người dưới tác động của tự nhiên và xã hội đã ngày

càng phát triển về trí tuệ và cuộc sống. Cùng với sự phát triển đó là sự xuất hiện của
một số bệnh mới như HIV/AIDS, ung thư, sự suy giảm và bị tiêu diệt của một số bệnh
như bệnh đậu mùa, bại liệt, bệnh than. Nhiều bệnh không nhiễm trùng đang có xu
hướng chiếm tỉ lệ ngày càng cao trên phạm vi toàn cầu như các bệnh tim mạch, huyết
áp, tiểu đường. Như vậy theo thời gian, MHBT trên thế giới bị thay đổi, tương ứng với
sự biến đổi của môi trường sống, các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống tinh
thần của từng cá thể và cả cộng đồng.
Khái niệm về MHBT : MHET của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó
sẽ là tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tỉnh thần dưới tác động
của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó, trong một
khoảng thời gian nhất định.
9
Để việc nghiên cứu MHBT được thuận lợi và chính xác, Tổ chức Y tế thế giới đã ban
hành danh mục bệnh tật gọi là phân loại quốc tế bệnh tật ICD (International
Calassification Diseases). Danh mục ICD lần thứ 10 gồm 21 chương bệnh, mỗi chương
bệnh có một hay nhiều nhóm bệnh, mỗi nhóm bệnh có nhiều loại bệnh, mỗi loại bệnh
có nhiều chi tiết bệnh theo nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của bệnh đó.
Chương I : Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng.
Chương II : Bướu tân sinh.
Chương III : Bệnh máu, cơ quan tạo máu, rối loạn liên quan đến miễn dịch.
Chương IV : Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá.
Chương V : Rối loạn tâm thần và hành vi.
Chương VI : Bệnh hệ thần kinh.
Chương VII : Bệnh mắt.
Chương VIII : Bệnh tai và xương chũm.
Chương IX : Bệnh hệ tuần hoàn.
Chương X : Bệnh hô hấp.
Chương XI : Bệnh hệ tiêu hoá.
Chương XII : Bệnh da và xương khớp.
Chương XIII : Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết.

Chương XIV : Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục.
Chương XV : Thai nghén, sinh sản, hậu sản.
Chương XVI : Một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh.
Chương XVII : Dị tật bẩm sinh biến dạng bất thường về nhiễm sắc thể.
Chương XVIII : Các triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng không phân loại
ở phần khác.
Chương XIX : Chấn thương, ngộ độc, hậu quả do nguyên nhân bên ngoài.
Chương XX : Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong.
Chương XXI : Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng sức khoẻ và tiếp xúc dịch vụ y
tế (khám và chăm sóc sức khoẻ định kỳ).
10
Theo những điều tra của Ngân hàng thế giói và trường đại học OXFORD (Mỹ) thì
trên thế giới có hai loại MHBT có đặc tính riêng biệt, một là của các nước phát triển và
một là của các nước đang phát triển.
Bảng 1.1. MHBT của các nước trên thê giới năm 1990 [6, 218].
♦ Mô hình bệnh tật trên thê giới:
Các loại bệnh
MHBT củacáenuớc
đang phát triển
MHBTcủacác
nước phát triển
MHBTtrên
toàn thế giói
Các bệnh nhiễm trùng
412 53
33,4
Các bệnh không nhiễm trùng
50,0 87,3
58,1
Chấhthuung

8,8 7,4
8,5
Cộng
100,0 100,0
100,0
Bảng trên cho thấy MHBT của các nước phát triển chủ yếu là các bệnh không nhiễm
trùng, trong khi đó ở các nước đang phát triển, bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm tỉ lệ cao.
♦ Mô hình bệnh tật ở Việt Nam :
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới. Vì thế, Việt
Nam có một MHBT đặc trưng của quốc gia nhiệt đới đang phát triển. Từ năm 1960
đến nay, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi. Ví dụ : các bệnh không nhiễm trùng
như bệnh tim mạch, huyết áp, tai nạn, chấn thương đang có xu hướng gia tăng.
Thập niên 60, tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh huyết áp là 1%, thập niên 70 tỉ lệ này
là 1,9% và đến thập niên 90 tỉ lệ này lên tới 11,5%, trong đó tỉ lệ mắc bệnh giữa nam
và nữ không khác nhau nhiều. Sự thay đổi này cũng giống sự thay đổi tại các quốc gia
đang phát triển khác.
11
Đơnvị tíhh: Tĩlệ%
Bảng 1.2 : Mô hình bệnh tật chung ở Việt Nam giai đoạn 1976- 2001.
Chuttigbệnh Năm 1976
Năm 1986
Năm 1996
Năm 2000 Năm 2001
Mắc
Chắ
Mắc
Chắ
Mắc
Chét
Mắc

Chắ
Mắc
Chắ
Bệnh lây
55,50 53,06 5920
52,10
37,63 3333
32,11 26,08 25,02
15*0
Bệnh không lây
42,65
44,71
39,00
41$) 50,02
4Ậ68
5420
5Z25
6438
6635
Tai nạn, chấn
thuong,ngộđộc
134
223
130
6.10
1235
2320
13,69 10,61 18,05
(Nguồn niên giám thống kê ytếnăm 2000 và 2001)
Nhận xét bảngl.2 :

MHBT ở Việt Nam hiện nay là sự đan xen giữa các bệnh nhiễm trùng và các bệnh
không nhiễm trùng :
- Tỷ lệ mắc các bệnh dịch lây có xu hướng giảm (55,50% năm 1976, đến năm
2001 chỉ còn 25,02%). Đồng thời tỷ lệ tử vong do các bệnh dịch lây cũng giảm mạnh
(53,06% năm 1976 giảm xuống còn 15,6% năm 2001).
- Các bệnh không lây có tỷ lệ mắc càng ngày càng tăng cao (nếu năm 1976 chỉ
có 42,65% thì đến năm 2001 là 64,38%) và tỷ lệ chết cũng gia tăng (44,71% năm 1976
và năm 2001 là 66,35%)
- Các bệnh tai nạn, ngộ độc, chấn thương tỷ lệ mắc và chết tăng lên nhanh chóng
(năm 1976 tỷ lệ mắc là 1,84%; chết 2,23%, đến năm 2001 con số mắc lên tới 10,61%;
chết 18,05%).
12
ở Việt Nam cũng như trên thế giói có 2 loại MHBT bệnh viện : một là MHBT của
bệnh viện chuyên khoa và một là MHBT của bệnh viện đa khoa. Trong đó MHBT của
bệnh viện chuyên khoa bao gồm MHBT của bệnh viện chuyên khoa và MHBT của viện
có giường bệnh. Bệnh viện hoặc viện của chuyên khoa nào thì chủ yếu mang MHBT
của chuyên khoa đó. Tuy nhiên mỗi cá nhân có thể đồng thời mắc nhiều bệnh, hoặc
một bệnh liên quan tới nhiều cơ quan trong cơ thể, do đó một bệnh viện chuyên khoa
thường có bệnh tật điển hình của chuyên khoa đó và một số bệnh thông thường kèm
theo. Ngoài ra, tuỳ theo hạng và tuyến bệnh viện mà MHBT bệnh viện có thể thay đổi
(do hạng bệnh viện liên quan tới kinh phí, kỹ thuật điều trị, biên chế
Mô hình bệnh tật của bệnh viện cũng như mô hình bệnh tật của cộng đồng, chúng
đều bị chi phối bởi một số yếu tố như điều kiện kinh tế- xã hội, tôn giáo, khí hậu, địa
lý, tổ chức màng lưới chất lượng dịch vụ y tế, sinh thái, trình độ khoa học kỹ thuật
Ngoài ra, mô hình bệnh tật của bệnh viện còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người
bệnh và phụ thuộc vào chính bệnh viện. Các yếu tố này đan xen với nhau, ảnh hưởng
lẫn nhau. Mô hình bệnh tật của bệnh viện là một căn cứ quan trọng giúp bệnh viện
không chỉ để xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch
định phát triển toàn diện trong tương lai.
♦ Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện :

13
PHẦN n : NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu
2.1 .NỘI DUNG NGHIÊN cứu.
♦ Khảo sát, phân tích MHBT của bệnh nhân BHYT và MHBT của một số bệnh viện
tại Hà Nội.
♦ Nghiên cứu, đánh giá tính thích ứng của DMT BHYT với mô hình bệnh tật tại cơ
sở theo một số chỉ tiêu.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu .
♦ Danh mục thuốc Bảo hiểm Y tế.
♦ Mô hình bệnh tật chung của Việt Nam, mô hình bệnh tật chung của bệnh nhân
BHYT tại khu vực Hà Nội.
♦ Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu của các bệnh viện Bạch Mai, Đống Đa, Tai-
Mũi-Họng, Thanh Nhàn, Việt Đức.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cú u.
2.3.1 Phương pháp hồi cứu : Thu thập số liệu và tài liệu lưu trữ tại Ban giám định y
tế-Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2.3.2 Các phương pháp phân tích kinh tế: Phương pháp tỉ trọng, so sánh, thống kê,
biểu diễn bằng biểu đồ.
2.3.2 Cơ sở để đánh giá tính thích ứng của DMT BHYT với mô hình bệnh tật:
♦ Số lượng hoạt chất trong các nhóm thuốc.
♦ Phương pháp cho điểm lựa chọn thuốc (phương pháp MADAM) thích ứng với
mô hình bệnh tật trong DMT BHYT :
-Hệ số cho điểm : Theo tổ chức Y tế thế giói thì việc lựa chọn thuốc có rất
nhiều tiêu chuẩn, trong đó các tiêu chuẩn : hợp lý, an toàn, giá thành đóng vai trò quyết
định. Căn cứ vào sự quyết định hay ảnh hưởng của các tiêu chuẩn, tiến hành cho hệ số
điểm đối với từng tiêu chuẩn của thuốc như sau :
Hợp lý : hệ số 3. Nơi sản xuất :h ệ sốl.
An toàn : hệ số 2. Dạng bào chế, kỹ thuật sử dụng : hệ số 1.
Giá thành : hệ số 2. Bảo quản : hệ số 1.
14

- về thang điểm : Thang điểm tối đa một tiêu chuẩn của thuốc là 2 điểm
(chưa tính nhân với hệ số). Mỗi tiêu chuẩn được chia thành 3 mức điểm là : 0 điểm,
lđiểm và 2 điểm. Mỗi thuốc có tổng số điểm tối đa là 20 điểm.
Bảng 2.1 : Bảng cho điểm lựa chọn thuốc của DMT BHYT.
snT Tiêu
chuẩn
Hệ
Tỉêu chuẩn cho diêm
so
Căn cứ cho diem
Điểm
1
Hợp lý 3
Thuốc có trong hướng dẫn thực hành điều trị hoặc có trong DMT thiết yếu.
2
Thuốc có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam phù hợp với MHBT.
1
Thuốc khác.
0
ít ADR, xử trí được và không gây hậu quả xấu.
2
2
An
toàn
2
Hiếm ADR, phải xử trí phức tạp khi gặp ADR, không gây hậu quả xấu, ít
có tương tác và tương kỵ thuốc.
1
Nguy hiểm khi gặp ADR, gây hậu quả xấu, tương tác hoặc tương kỵ với
nhiều thuốc.

0
Dạng
bào
chế, kỹ
thuâl
Dạng bào chế đa dạng và tân tiến, dễ sử dụng.
2
3
1
Thuốc đa chất hoặc thuốc đòi hỏi phải có khả năng sử dụng cao và có
phương tiện máy móc sử dụng.
1
sử
dụng
Không có người hoặc phương tiện kỹ thuật sử đụng.
0
Dễ bảo quản, ổn định ở nhiệt độ bảo quản, sử dụng.
2
4
Bảo
quản
1
Bảo quản ở nhiệt độ thấp, ổn định khi sử dụng.
1
Đòi hỏi kỹ thuật bảo quản đặc biệt, thuốc có độ ổn định kém.
0

1
Thuốc được sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu có trong DMT thiết
yếu hiện hành và sẵn có.

2
5
sản
xuá
Thuốc nhập khẩu khác dạng đơn chất.
1
Trường hợp khác
0
Giá thành điều trị thấp (Đa số người bệnh chấp nhận)
2
6
Giá
thành
2
Bệnh viện và một bộ phận người bệnh chấp nhận.
1
Một số ít người có khả năng chấp nhận.
0
15
PHẦN ni: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
3.1. MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN BHYT VÀ CỦA MỘT số BỆNH VIỆN TẠI HÀ NỘI.
3.1.1 Mô hình bệnh tật của bệnh nhân tham gia BHYT tại Hà Nội.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự thay đổi về mô hình bệnh
tật. Những năm gần đây, mô hình bệnh tật ở Việt Nam là sự đan xen bệnh tật của nước
giàu và nước nghèo. Nghiên cứu mô hình bệnh tật là một vấn đề khó, đòi hỏi phải tốn
nhiều thòi gian và kinh phí, địa bàn nghiên cứu rộng. Cho đến nay vẫn chưa có văn bản
pháp lý nào về việc nghiên cứu mô hình bệnh tật ở Việt Nam và của bệnh nhân BHYT.
Vì vậy đề tài chỉ đề cập đến cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân BHYT tại một số bệnh viện
ở Hà Nội (bảng 3.1).
Bảng 3.1 : Các nhóm bệnh phổ biến nhất của người tham gia BHYT tại khu vực

Hà Nội năm 2001.
STT
Nhóm bệnh phổ biến nhất
Sô lượng bệnh nhân Tỷ lệ %
1
Bệnh hệ tuần hoàn
8198 17,66
2
Bệnh hệ hô hấp
7300 15,73
3
Bệnh hệ tiêu hoá
6738
14,51
4
Thai nghén sinh đẻ và hậu sản
4490
9,67
5
Bệnh cơ xương khớp và các mô liên kết
3520
7,58
6
Bệnh hệ thần kinh
3285
7,07
7
Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
2568 5,53
8

Các nhóm bệnh khác
10333
22,25
Tổng
46432 100
(Nguồn : Bảo hiểm y tế Việt Nam 2001)
16
El Bệnh hệ tuần hoàn
HBệnh hô hấp
□ Bệnh hệ tiêu hoá
UThai nghén sinh đẻ và hậu sản
01 Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
HBệnh hệ thần kinh
■ Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
M
Các nhóm bệnh khác
Biêu đồ 3.1: Mô tả 7 nhóm bệnh hay gặp nhđ của bệnh nhân BHYT tại Hà Nội năm 2001.
Căn cứ vào việc phân loại nhóm bệnh tật theo mã phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ
10, có thể thấy rõ 7 nhóm bệnh phổ biến nhất của bệnh nhân BHYT tại khu vực Hà Nội
là :bệnh hệ tuần hoàn; bệnh hệ hô hấp; bệnh hệ tiêu hóa; thai nghén sinh đẻ và hậu sản;
bệnh hệ cơ xương khớp và các mô liên kết; bệnh hệ thần kinh, bệnh nhiễm trùng và ký
sinh trùng. Nhìn về góc độ các bệnh cụ thể thì có 9 chẩn đoán thường gặp nhất, trong
đó tăng huyết áp vô căn và viêm phế quản cấp chiếm tỉ lệ cao so với các bệnh khác.
Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2 : Chín chẩn đoán hay gặp nhất của bệnh nhân BHYT tại Hà Nội năm 2001.
STT
Tên bệnh
Số lượng người bệnh
Tỷ lệ
%

1
Tăng huyết áp vô căn lành tính
3380
12,13
2
Viêm phế quản cấp
2600
9,33
3
Viêm loét dạ dày tá tràng
1845
6,62
4
Đẻ thường
1694
6,08
5
Viêm khớp dạng thấp
1242
4,46
6
Thiếu máu cục bộ tạm thời ở não
1203
4,32
7
Đau cột sống
943
3,38
8
Hen

845
3,03
9
Đái tháo đường
803
2,88
10
Các bệnh khác
13310
47,77
Tổng
27865
100
(Nguồn : Bảo hiểmytế Việt Nam 2001)
17
Nhận xét:
Bảng 3.2 cho thấy : tăng huyết áp chiếm 12,13%, viêm phế quản cấp chiếm 9,33%.
Đáng lưu ý là trong 9 chẩn đoán thường gặp nhất thì có tới 8 chẩn đoán là bệnh mãn
tính hoặc chuyển sang bệnh mãn tính, đòi hỏi sự chăm sóc và điều trị lâu dài.
3.1.2 Mô hình bệnh tật của một sô bệnh viện khảo sát.
# Bệnh viện Bạch M ai: là bệnh viện đa khoa trung ương, gồm 20 khoa lâm sàng
(khoa cấp cứu; khoa chống độc; khoa ngoại; khoa sản; khoa nhi; khoa hô hấp, khoa tiêu
hoá; khoa dị ứng ), 9 khoa cận lâm sàng (khoa dược, khoa vi sinh, khoa hoá sinh )
và 6 viện đầu ngành (viện Tim mạch; viện Huyết học truyền máu; viện Da liễu; viện
Lão khoa; viện Sức khoẻ tâm thần; viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới). Bạch Mai
là bệnh viện đầu ngành về các bệnh nội khoa. Đa số bệnh nhân mắc bệnh nặng về nội
khoa ở khu vực miền bắc đều được chuyển về điều trị ở Bạch Mai, đặc biệt là các bệnh
tim mạch, các bệnh về máu, bệnh truyền nhiễm, bệnh khớp, bệnh dị ứng, bệnh da liễu.
# Bệnh viện Việt Đức : là bệnh viện chuyên khoa trung ương, đầu ngành về ngoại
khoa, đặc biệt là phẫu thuật tim, xương khớp, thần kinh, thận, gan, mật Do đó số

lượng bệnh nhân mắc các bệnh trên mà cần có sự can thiệp của ngoại khoa được điều trị
ở Việt Đức rất đông.
# Bệnh viện chuyên khoa trung ương Tai-Mũỉ-Họng điều trị cả nội khoa và
ngoại khoa về tai-mũi-họng.
Tặ- Bệnh viện Thanh Nhàn và Đống Đa là hai bệnh viện đa khoa thuộc thành phố
Hà Nội, chủ yếu điều trị cho bệnh nhân ở Hà Nội. Đặc biệt, bệnh viện Đống Đa là
trung tâm điều trị các bệnh truyền nhiễm của thành phố nên số lượng bệnh nhân mắc
các bệnh này lớn.
18
3.2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ DANH MỤC THUỐC BHYT:
3.2.1 Phân tích DMT tân dược của BHYT theo nhóm tác dụng.
Danh mục thuốc của BHYT (DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở KCB)
được Bộ Y tế ban hành ngày 19/6/2001 bao gồm 459 loại thuốc tân dược mang tên gốc
tương đương với khoảng 5000 tên biệt dược và 68 chế phẩm thuốc YHCT; 183 vị thuốc
YHCT . Danh mục này sẽ được sửa đổi nếu nhu cầu thực tế hàng năm có thay đổi. Nhìn
chung DMT BHYT đã có đủ lượng thuốc và chủng loại thuốc, hoàn toàn có khả năng
đáp ứng đủ nhu cầu về thuốc chủ yếu cho các cơ sở KCB. Hơn nữa, hầu hết các thuốc
nằm trong danh mục thuốc thiết yếu đều có trong DMT BHYT. Cơ cấu DMT tân dược
sắp xếp theo nhóm tác dụng qua 2 năm 2001 và 2002 được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3 : Danh mục thuốc tân dược của BHYT sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
STT
Nhóm tác dụng
Số lượng hoạt chất
DMT ban hành
19/6/2001
DMT sửa đổi, bổ
sung 3/12/2002
1
Thuốc gây tê, mê
19

19
2
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi
steroid điều trị bệnh gut và khớp
20 21
3
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các
trường hợp quá mẫn
9 9
4
Thuốc cấp cứu và chống độc
24
26
5
Thuốc an thần, chống rối loạn tâm thần
9
11
6
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
92
101
7
Thuốc điều trị đau nửa đầu
2
3
8
Thuốc chống ung thư và giảm miễn dịch
26
27
9

Thuốc đường tiết niệu
2 2
10
Thuốc chống Parkinson
4
5
11
Thuốc tác dụng đối với máu
15
17
12
Máu- Chế phẩm máu- Thuốc cao phân tử
7
8
13 Thuốc tim mạch
47
61
14
Thuốc ngoài da
12
16
19
15
Thuốc dùng để chẩn đoán 12
12
16
Thuốc khử trùng
6 7
17
Thuốc lợi tiểu

3 3
18
Thuốc đường tiêu hoá
41
58
19 Hormon, nội tiết tô
31
42
20
Huyết thanh và globulin miễn dịch
2 2
21
Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase
10 12
22
Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
22 31
23
Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau khi
đẻ và chống đẻ non
6 6
24
Dung dịch thẩm phân phúc mạc
1 1
25
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
12 16
26
Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân
bằng acid-base

10
12
27
Vitamin và các chất vô cơ
14
17
28
Các thuốc khác
1 3
Nhận xét:
- Bảng 3.3 cho thấy : Theo MHBT ở Việt Nam và MHBT của bệnh nhân bảo hiểm y tế
các bệnh về tim mạch, đường tiêu hoá, tai nạn giao thông, bệnh về thai nghén sinh đẻ hậu
sản đang ngày một gia tăng nên DMT BHYT cũng bổ sung thêm các thuốc điều trị những
nhóm bệnh này cho phù hợp.
- Căn cứ vào DMT này, đồng thòi căn cứ vào MHBT của bệnh viện (bao gồm cả ngân
sách, một phần viện phí và BHYT) bệnh viện sẽ lựa chọn cụ thể tên thành phẩm của các
thuốc có trong danh mục để phục vụ cho KCB tại bệnh viện. Những biệt dược mà bệnh viện
sử dụng phải có giá cả hợp lý, phù hợp giữa hiệu quả điều tậ và giá thuốc. Trong DMT cũng
có các thuốc dự trữ và hạn chế sử dụng, chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt khi
thuốc khác cùng nhóm không có hiệu quả điều tri và phải qua hội chẩn.
3.2.2 Phân tích DMT tân dược của BHYT theo sô lượng hoạt chất.
Các thuốc tân dược trong DMT BHYT là những thuốc chủ yếu nằm trong danh
mục thuốc thiết yếu Việt Nam hiện hành, có hiệu quả điều trị rõ rệt, được các tài liệu
20

×