Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

GIÁO án lớp 5 HOC kỳ i môn đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.14 KB, 50 trang )

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Đạo đức tuần 1
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( tiết 1 )
(KNS + BĐ)
I. MỤC TIÊU :
Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải
gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
2. Kỹ năng : Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
3. Thái độ : Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5.
* KNS :
- Rèn các kĩ năng : Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học
sinh lớp 5); kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5); kĩ
năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống
để xứng đáng là HS lớp 5).
- Phương pháp : Thảo luận nhóm; động não; xử lí tình huống.
* BĐ: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải
đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Mi-crô không dây (giả).
2. Học sinh : Thuộc bài hát về chủ đề trường em. Giấy, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- Khởi động : Hát
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Quan sát tranh và
thảo luận. (7 phút)
* Mục tiêu : HS thấy được vị thế mới


của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là
HS lớp 5.
* Cách tiến hành : Hoạt động cả lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh,
ảnh trong SGK trang 3, 4 và thảo luận
theo các câu hỏi :
+ Tranh vẽ gì?

- HS hát bài Em yêu trường em. Nhạc
và lời Hoàng Vân.

- HS quan sát từng tranh, ảnh trong
SGK trang 3, 4 và thảo luận theo các
câu hỏi .
- Xung phong trình bày ý kiến của mình
theo từng câu.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
+ Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh
trên?
+ HS lớp 5 có gì khác với HS các lớp
dưới?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để
xứng đáng là HS lớp 5?
- GV nhận xét và chốt ý chính ghi bảng.
b. Hoạt động 2 : Làm bài tập 1 SGK.
(7 phút)
* Mục tiêu : Giúp HS thấy được nhiệm
vụ của HS lớp 5.
* Cách tiến hành : Hoạt động nhóm đôi.
- GV nêu yêu cầu bài tập.

- GV nhận xét và sửa bài.
* Kết luận : Các điểm a, b, c, d, e trong
bài tập là nhiệm vụ của HS lớp 5 mà
chúng ta cần thực hiện.
c. Hoạt động 3 : Tự liên hệ, bài tập 2
Sách giáo khoa (7 phút)
* Mục tiêu : Giúp HS tự nhận thức về
bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện
để xứng đáng là HS lớp 5.
* Cách tiến hành : Hoạt động nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS các nhóm tự liên hệ.
- GV nhận xét.
d. Hoạt động 4 : Chơi trò chơi phóng
viên (7 phút)
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại nội
dung bài học.
* Cách tiến hành : Hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu HS đóng vai.
- Các bạn khác nhận xét, góp ý và bổ
sung cho bạn.
- Vài em nhắc lại.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Vài nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý và bổ
sung.
- Các nhóm đối chiếu những việc làm
của mình từ trước đến nay với những
nhiệm vụ của HS lớp 5 vừa học.
- Một vài nhóm lên báo cáo trước lớp.
Nhóm khác nhận xét về những chuẩn

mực đó với nhiệm vụ HS lớp 5 đã học.
- HS luân phiên đóng vai phóng viên
báo Thiếu niên Tiền phong hay Đài
truyền hình Việt Nam để phỏng vấn các
bạn khác. Mỗi HS đều chuẩn bị cho
mình một vài câu hỏi để phỏng vấn bạn.
Bạn được phỏng vấn phải trả lời các
câu hỏi mà bạn khác đặt ra cho mình.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
- GV nhận xét và kết luận.
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học.
* Giáo dục biển đảo: Tích cực tham
gia các hoạt động giáo dục tài nguyên,
môi trường biển, hải đảo do lớp,
trường, địa phương tổ chức.
- Chuẩn bị tiết sau.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :













Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Đạo đức tuần 2
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( tiết 2 )
(KNS + BĐ)
I. MỤC TIÊU :
Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải
gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
2. Kỹ năng : Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
3. Thái độ : Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5.
* KNS :
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
- Rèn các kĩ năng : Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học
sinh lớp 5); kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5); kĩ
năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống
để xứng đáng là HS lớp 5).
- Phương pháp : Thảo luận nhóm; động não; xử lí tình huống.
* BĐ: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải
đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Mi-crô không dây (giả).
2. Học sinh : Thuộc bài hát về chủ đề trường em. Giấy, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- Khởi động : Hát
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.

2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Thảo luận về kế hoạch
phấn đấu. ( 10 phút )
* Mục tiêu : Rèn cho HS kĩ năng đặt mục
tiêu. Động viên HS có ý thức phấn đấu
vươn lên về mọi mặt.
* Cách tiến hành : Hoạt động nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS các nhóm trao đổi, góp ý
cho nhau trong nhóm.
- Mời một vài HS trình bày trước lớp.
b. Hoạt động 2 : Kể chuyện. ( 10 phút )
* Mục tiêu : Giúp HS thừa nhận và học
tập theo những tấm gương tốt.

- HS hát bài Em yêu trường em. Nhạc
và lời Hoàng Vân.
- Trình bày các nhiệm vụ của HS lớp 5?

- HS các nhóm trao đổi, góp ý cho nhau
trong nhóm.
- Xung phong trình bày ý kiến của mình
trước lớp.
- Các bạn khác nhận xét, góp ý và bổ
sung cho bạn.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
* Cách tiến hành : Hoạt động nhóm đôi.
- GV yêu cầu các nhóm đôi kể chuyện cho
nhau nghe.
- Yêu cầu kể trước lớp.
- Rút ra bài học cho bản thân về những

tấm gương đó.
- GV giới thiệu thêm vài tấm gương khác.
* Kết luận : Chúng ta cần học tập các
gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
c. Hoạt động 3 : Hát, đọc thơ, giới thiệu
tranh vẽ về chủ đề Trường em. (10 phút)
* Mục tiêu : Giáo dục HS tình yêu và
trách nhiệm đối với trường, lớp.
* Cách tiến hành : Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS trình bày những gì mình
có.
- GV nhận xét.
* Kết luận : Chúng ta cần xây dựng lớp
mình thành lớp tốt, trường ta trở thành
trường tốt.
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
* BĐ: Tích cực tham gia các hoạt động
giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải
đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- Vài nhóm kể trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét. Rút ra
những tấm gương để noi theo
- HS trưng bày các sản phẩm của mình
cho cả lớp quan sát.
- HS hát, đọc thơ về chủ đề Trường em
cho cả lớp nghe.
- HS nhận xét.


RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà








Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Đạo đức tuần 3
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tiết 1)
(KNS)
I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết thế nào là có trách nhiện về việc làm của mình.
2. Kỹ năng : Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. Biết ra quyết định
và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
3. Thái độ : Có thái độ không tán thành với những hành vi trốn tránh trách
nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
* KNS :
- Rèn các kĩ năng : Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước
khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa). Kĩ năng kiên
định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân. Kĩ năng tư duy phê phán
(biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác).
- Phương pháp : Thảo luận nhóm. Tranh luận. Xử lí tình huống. Đóng vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

1. Giáo viên : Vài mẫu chuyện về những người dũng cảm nhận lỗi. Bài tập
1 trên giấy to. Thẻ màu.
2. Học sinh : Giấy, bút màu. Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
- Kiểm tra bài cũ : gọi 3 em
- Nhận xét, đánh giá.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện
Chuyện của bạn Đức. (10 phút)
* Mục tiêu : HS thấy rõ diễn biến của
sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân
tích, đưa ra quyết định đúng.
* Cách tiến hành : Hoạt động cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và suy nghĩ
về câu chuyện.
- Yêu cầu HS đọc to.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận :
+ Đức đã gây ra chuyện gì?
+ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy
thế nào?
+ Theo em, Đức nên giải quyết việc này
thế nào cho tốt? Vì sao?
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ SGK.
b. Hoạt động 2 : Làm bài tập 1 SGK.
(7 phút)

* Mục tiêu : Giúp HS xác định được
những việc làm có trách nhiệm và
không có trách nhiệm.
* Cách tiến hành : Hoạt động nhóm đôi.
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét và sửa bài.
* Kết luận : Các điểm a, b, d, g trong
bài tập là thể hiện của người sống có
trách nhiệm. Còn lại là không có trách
nhiệm.
c. Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ. ( 10
phút )

- HS đọc thầm và suy nghĩ.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Vài em đọc to, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Vài nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý và bổ
sung.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
* Mục tiêu : Giúp HS biết tán thành
những ý kiến đúng và không tán thành
những ý kiến không đúng.
* Cách tiến hành : Hoạt động nhóm đôi.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài
tập 2.
- Yêu cầu HS giải thích.

- GV nhận xét.
* Kết luận : Tán thành ý kiến a, đ và
không tán thành các ý kiến còn lại.
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ
trong SGK.
- Chuẩn bị trước : Trò chơi đóng vai
của BT3.
- HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu.
- Một vài HS giải thích vì sao em lại
đồng tình (hay không đồng tình) với ý
kiến đó?

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :














Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà

Đạo đức tuần 4
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tiết 2)
(KNS)
I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết thế nào là có trách nhiện về việc làm của mình.
2. Kỹ năng : Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. Biết ra quyết định
và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
3. Thái độ : Có thái độ không tán thành với những hành vi trốn tránh trách
nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
* KNS :
- Rèn các kĩ năng : Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước
khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa). Kĩ năng kiên
định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân. Kĩ năng tư duy phê phán
(biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác).
- Phương pháp : Thảo luận nhóm. Tranh luận. Xử lí tình huống. Đóng vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Vài mẫu chuyện về những người dũng cảm nhận lỗi. Bài tập
1 trên giấy to. Thẻ màu.
2. Học sinh : Giấy, bút màu. Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện
Chuyện của bạn Đức. ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS thấy rõ diễn biến của
sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân
tích, đưa ra quyết định đúng.
* Cách tiến hành : Hoạt động cả lớp.

- GV yêu cầu HS đọc thầm và suy nghĩ
về câu chuyện.
- Yêu cầu HS đọc to.


- HS đọc thầm và suy nghĩ.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
- Yêu cầu cả lớp thảo luận :
+ Đức đã gây ra chuyện gì?
+ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy
thế nào?
+ Theo em, Đức nên giải quyết việc này
thế nào cho tốt? Vì sao?
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ SGK.
* Kết luận : Các em đã giúp bạn Đức
một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có
tình. Mỗi người cần phải có suy nghĩ
trước khi hành động và phải chịu trách
nhiệm về hành động đó.
b. Hoạt động 2 : Làm bài tập 1 SGK.
7 phút)
* Mục tiêu : Giúp HS xác định được
những việc làm có trách nhiệm và
không có trách nhiệm.
* Cách tiến hành : Hoạt động nhóm đôi.
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét và sửa bài.
* Kết luận : Các điểm a, b, d, g trong

bài tập là thể hiện của người sống có
trách nhiệm. Còn lại là không có trách
nhiệm.
c. Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ. ( 10
phút )
* Mục tiêu : Giúp HS biết tán thành
những ý kiến đúng và không tán thành
những ý kiến không đúng.
* Cách tiến hành : Hoạt động nhóm đôi.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài
tập 2.
- Yêu cầu HS giải thích.
- Lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Vài em đọc to, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Vài nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý và bổ
sung.
- HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu.
- Một vài HS giải thích vì sao em lại
đồng tình (hay không đồng tình) với ý
kiến đó?
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
- GV nhận xét.
* Kết luận : Tán thành ý kiến a, đ và
không tán thành các ý kiến còn lại.
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :






Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Đạo Đức tuần 5
CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 1)
(KNS + HCM)
I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
2. Kỹ năng : Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn
trong cuộc sống. Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân
và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
3. Thái độ : Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những
khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
* KNS :
- Rèn các kĩ năng : Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá
những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).
Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
- Các phương pháp : Thảo luận nhóm.Làm việc cá nhân. Trình bày 1 phút.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
* HCM :
- Chủ đề : Ý chí và nghị lực (bộ phận).
- Nội dung : Bác Hồ là một tấm gương lớn về ý chí và nghị lực. Qua bài
học, rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

1. Giáo viên : Vài mẫu chuyện về những người vượt qua khó khăn. Thẻ
màu.
2. Học sinh : Giấy, bút màu. Đồ dùng học tập. Những mẫu chuyện đã chuẩn
bị.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động (5 phút) :
- Ổn định.
- KTBC: Yêu cầu học sinh nêu ghi nhớ
của tiết trước.
Nhận xét.
- Giới thiệu bài mới : Có chí thì nên
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm
gương vượt khó Trần Bảo Đồng (10 phút)
* Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và
những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo
Đồng.
* Cách tiến hành:
- HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng và
thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3 (trong
SGK).
KL: GV nhận xét và kết luận.
- Hát
- HS thực hiện.
- HS thảo luận 5 phút và trình bày.
b. Hoạt động 2: Xử lí tình huống (8 phút)
* Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết
tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó
khăn trong các tình huống.

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và giao
cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống
(như SGV).
- GV yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
- GV rút ra kết luận.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
c. Hoạt động 3: Làm bài tập 1- 2, SGK (7
phút)
* Mục tiêu: HS phân biệt được những
biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý
kiến phù hợp với nội dung bài học.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS trao đổi từng cặp rồi giơ
thẻ màu trong từng trường hợp ở bài tập 1.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 theo cách
trên.
- GV khen những em biết đánh giá đúng và
kết luận.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
- Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về những
gương HS “Có chí thì nên” trên sách, báo ở
lớp, trường, địa phương.
- HS giơ thẻ màu để thể hiện sự đánh
giá của mình.
- HS làm bài tập 2.

- 2 HS.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :






Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà




Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Đạo Đức tuần 6
CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 2)
(KNS + HCM)
I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
2. Kỹ năng : Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn
trong cuộc sống. Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân
và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
3. Thái độ : Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những
khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
* KNS :
- Rèn các kĩ năng : Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá
những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).
Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
- Các phương pháp : Thảo luận nhóm.Làm việc cá nhân. Trình bày 1 phút.

* HCM :
- Chủ đề : Ý chí và nghị lực (bộ phận).
- Nội dung : Bác Hồ là một tấm gương lớn về ý chí và nghị lực. Qua bài
học, rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Vài mẫu chuyện về những người vượt qua khó khăn. Thẻ
màu.
2. Học sinh : Giấy, bút màu. Đồ dùng học tập. Những mẫu chuyện đã chuẩn
bị.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 ph ) :
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Làm bài tập 3 SGK. ( 15
ph )
* Mục tiêu : Mỗi nhóm nêu được một tấm
gương tiêu biểu cho cả lớp cùng nghe.
* Cách tiến hành : Hoạt động nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm kể trước lớp.
- GV ghi tóm tắt lên bảng về các dạng khó
khăn :
+ Khó khăn bản thân : sức khỏe yếu, bị
khuyết tật, …
+ Khó khăn gia đình : nhà nghèo, thiếu sự
chăm sóc của cha, mẹ,…
+ Khó khăn khác : đường đi học xa, thiên
tai, lũ lụt,

- GV gợi ý để HS phát hiện những bạn gặp
khó khăn ngay trong lớp mình hoặc trường
mình và có kế hoạch để giúp đỡ bạn đó.
b. Hoạt động 2 : Tự liên hệ. (15 ph )
* Mục tiêu : HS biết cách liên hệ bản thân,
nêu lên những khó khăn trong cuộc sống,
trong học tập và đề ra được cách vượt khó
khăn đó.
* Cách tiến hành : Hoạt động theo nhóm.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- GV giao các nhóm lập bảng :
+ Liệt kê những khó khăn


- Các nhóm kể trước cho nhau nghe,
nhận xét, góp ý.
- Các nhóm kể trước lớp.
- Các nhóm còn lại nhận xét.
- Rút ra bài học từ mỗi câu chuyện
bạn kể.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- HS lập nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm .
- Vài nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý và
bổ sung.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
+ Vạch ra những biện pháp để khắc phục
khó khăn đó.
- GV nhận xét và kết luận.

3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Tìm ra bạn khó khăn nhất lờp.
Cùng nhau vạch ra những biện pháp
để giúp đỡ bạn đó.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :


















Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Đạo Đức tuần 7
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (tiết 1)

I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều
phải nhớ ơn tổ tiên.
2. Kỹ năng : Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể
hiện lòng biết ơn tổ tiên. Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
3. Thái độ : Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Tranh ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập. Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, … nói về lòng
biết ơn tổ tiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 ph ) :
- Kiểm tra bài tiết trước.
- Nhận xét.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung
truyện Thăm mộ. (10 phút)
* Mục tiêu : Giúp HS biết được một biểu
hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành : Hoạt động cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và suy nghĩ về
câu chuyện.
- Yêu cầu HS đọc to.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận :
+ Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã
làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
+ Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì
khi kể về tổ tiên?

+ Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp
mẹ?
- GV nhận xét và rút ra kết luận.


- HS đọc thầm và suy nghĩ.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Vài em đọc to, lớp đọc thầm.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
- Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ SGK.
* Kết luận : Ai cũng có tổ tiên, gia đình,
dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ
tiên và biết thể hiện điều đó bằng những
việc làm cụ thể.
b. Hoạt động 2 : Làm bài tập 1. ( 8 phút )
* Mục tiêu : Giúp HS biết được những việc
cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành : Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS tự làm bài và trao đổi với
bạn ngồi bên cạnh.
- GV mời vài em trình bày ý kiến về những
việc làm và giải thích lí do.
- GV nhận xét và kết luận.
* Kết luận : Chúng ta cần thể hiện lòng biết
ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực,
cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc
a, c, d, đ.
c. Hoạt động 3 : Tự liên hệ. 10 phút

* Mục tiêu : HS biết tự đánh giá bản thân
qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ
lòng biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành : Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS kể những việc đã làm
được thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những
việc chưa làm được.
- GV nhận xét, khen những em đã biết thể
hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc
làm cụ thể, thiết thực và nhắc nhở các bạn
khác học tập theo bạn mình.
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong
SGK.
- Chuẩn bị trước :
+ Sưu tầm các tranh ảnh, bài báo nói về
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, các câu ca dao,
- HS trình bày ý kiến về những việc
làm và giải thích lí do.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- HS lần lượt kể cho lớp nghe những
việc đã làm được thể hiện lòng biết
ơn tổ tiên và những việc chưa làm
được.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
tục ngữ, thơ,… nói về chủ đề Biết ơn tổ
tiên.
+ Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của

gia đình, dòng họ mình.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :












Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Đạo Đức tuần 8
NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( tiết 2 )
I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều
phải nhớ ơn tổ tiên.
2. Kỹ năng : Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể
hiện lòng biết ơn tổ tiên. Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
3. Thái độ : Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Tranh ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập. Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, … nói về lòng
biết ơn tổ tiên.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- Kiểm tra bài trước.
- Nhận xét.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Ngày Giỗ
Tổ Hùng Vương. ( 10 phút )
* Mục tiêu : Giáo dục HS ý thức hướng
về cội nguồn.
* Cách tiến hành : Hoạt động theo
nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày tranh
ảnh, thông tin về Ngày Giỗ Tổ Hùng
Vương.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu
hỏi sau :
+ Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các
thông tin trên?
+ Việc nhân dân ta tổ chức Ngày Giỗ
Tổ Hùng Vương vào mồng mười tháng
ba hằng năm thể hiện điều gì?
- Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ SGK.
* Kết luận : Giỗ Tổ Hùng Vương là
ngày nhân dân ta hướng về cội nguồn
dân tộc.
b. Hoạt động 2 : Giới thiệu truyền
thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
( 10 phút )
* Mục tiêu : HS biết tự hào về truyền
thống tốt đẹp của gia đình, biết giữ gìn,



- Các nhóm trưng bày tranh ảnh,
thông tin về Ngày Giỗ Tổ Hùng
Vương đã chuẩn bị.
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi
của GV.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả,
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Vài em đọc to, lớp đọc thầm.
- HS trình bày với bạn về truyền
thống gia đình mình.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.
* Cách tiến hành : Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS tự làm bài và trao đổi
với bạn ngồi bên cạnh.
- GV mời vài em trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và hỏi :
+ Em có tự hào về truyền thống đó
không?
+ Em cần làm gì để xứng đáng với
truyền thống đó?
* Kết luận : Mỗi gia đình đều có những
truyền thống tốt đẹp. Chúng ta cần có ý
thức giữ gìn và phát huy những truyền
thống đó.
c. Hoạt động 3 : HS đọc các câu tục
ngữ, ca dao, thơ,… về chủ đề Biết ơn
tổ tiên (10 phút)

* Mục tiêu : Giúp HS củng cố bài học.
* Cách tiến hành : Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc các câu mình sưu
tầm được. Nêu ý nghĩa của câu đó.
- GV nhận xét, khen những em chuẩn bị
tốt phần sưu tầm.
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ
trong SGK.
- Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- HS đọc các câu mình sưu tầm được.
Nêu ý nghĩa của câu đó.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà











Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Đạo đức tuần 9
TÌNH BẠN (tiết 1)
(KNS)
I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đở lẫn
nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
2. Kỹ năng : Biết cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. Biết
được ý nghĩa của tình bạn.
3. Thái độ : Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
* KNS :
- Rèn các kĩ năng : Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá
những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè). Kĩ năng
ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè. Kĩ năng giao
tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống. Kĩ năng thể
hiện sự cảm thông chia sẻ với bạn bè.
- Phương pháp : Thảo luận nhóm. Xử lí tình huống. Đóng vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Các tranh SGK phóng to.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập. Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, đồ dùng hóa
trang.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- Kiểm tra bài trước.
- Nhận xét.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung

truyện Đôi bạn. ( 10 phút )
* Mục tiêu : Giúp HS hiểu bạn bè cần
phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong
những lúc khó khăn, hoạn nạn.
* Cách tiến hành : Hoạt động cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và suy nghĩ
về câu chuyện.
- Yêu cầu HS đọc to.
- Yêu cầu HS đóng vai theo các nhân
vật trong truyện.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận :
+ Em có suy nghĩ gì về hành động bỏ
bạn để chạy thoát thân của nhân vật
trong truyện?
+ Câu chuyện trên, em có thể rút ra điều
gì về cách đối xử với bạn bè?
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ SGK.
* Kết luận : Bạn bè cần phải biết
thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
b. Hoạt động 2 : Làm bài tập 2 SGK .
(10 ph)
* Mục tiêu : Giúp HS biết cách ứng xử
phù hợp với các tình huống.
* Cách tiến hành : Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS tự làm bài và trao đổi
với bạn ngồi bên cạnh.



- HS đọc thầm và suy nghĩ.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- HS xung phong đóng vai theo các
nhân vật trong truyện. Lớp nhận xét,
giúp bạn hoàn thành vai của mình.
- Lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Vài em đọc to, lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài và trao đổi với bạn ngồi
bên cạnh.
- HS trình bày ý kiến về những việc làm
và giải thích lí do.
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
- GV mời vài em trình bày ý kiến về
những việc làm và giải thích lí do.
- GV nhận xét và kết luận.
* Kết luận : Bạn bè cần biết giúp đỡ
nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
c. Hoạt động 3 : Củng cố. ( 10 phút )
* Mục tiêu : Giúp HS biết các biểu hiện
của tình bạn đẹp.
* Cách tiến hành : Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS nêu một biểu hiện của
tình bạn.
- GV nhận xét, khen những em biết thể
hiện tình bạn đẹp.
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ
trong SGK.
- Chuẩn bị trước :

+ Sưu tầm các tranh ảnh, bài báo nói về
chủ đề Tình bạn.
+ Tập đóng vai các tình huống của bài
tập 1.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- HS lần lượt nêu cho lớp nghe những
việc làm thể hiện tình bạn.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :








Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Đạo đức tuần 10
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Lớp 5/2 Giáo viên: Nguyễn Thu Hà
TÌNH BẠN (tiết 2)
(KNS)
I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đở lẫn
nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
2. Kỹ năng : Biết cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. Biết
được ý nghĩa của tình bạn.
3. Thái độ : Thân ái, đoàn kết với bạn bè.

* KNS :
- Rèn các kĩ năng : Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá
những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè). Kĩ năng
ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè. Kĩ năng giao
tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống. Kĩ năng thể
hiện sự cảm thông chia sẻ với bạn bè.
- Phương pháp : Thảo luận nhóm. Xử lí tình huống. Đóng vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Các tranh SGK phóng to.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập. Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, đồ dùng hóa
trang.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- Kiểm tra bài tiết trước.
- Nhận xét.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Đóng vai. (10 phút )
* Mục tiêu : HS biết ứng xử phù hợp trong
tình huống bạn mình làm sai.
* Cách tiến hành : Hoạt động theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị hóa trang


- Các nhóm chuẩn bị hóa trang để

×