trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
KHOA KINH TẾ ĐẦU TƯ
o0o
CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP
Đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BQL
DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT – CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
Gi¸o viªn híng dÉn : THS. PHAN THỊ THU HIỀN
Sinh viªn thùc hiÖn : NGUYỄN ĐỨC PHÓNG
Líp : KINH TẾ ĐẦU TƯ K22
MSSV : BH221601
Hµ Néi, 2012
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………
GIẤY CAM ĐOAN
Tên sinh viên: Nguyễn Đức Phóng
MSV: BH221601
Hệ : Văn bằng 2
Lớp: Kinh tế đầu tư
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư
Tôi xin cam đoan những số liệu và nội dung được ghi trong chuyên đề tốt nghiệp là
hoàn toàn chính xác. Nếu có sai sót nào tôi xin chịu trách nhiệm với Khoa và Nhà
trường
Sinh viên
Nguyễn Đức Phóng
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
MỤC LỤC
Hµ Néi, 2012 1
*Các văn bản sử dụng 31
*Quản lý vốn và nguồn vốn 31
2.4.3. QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ 32
Thời sử dụng vốn 32
2.5.1.THUÂN LỢI 38
2.5.3 Những kết quả đã đạt được : 39
2.5.4. Một số tồn tại và nguyên nhân 41
(Nguồn: Phòng kế hoạch dự án) 45
3.3 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án của BQL 45
3.4.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tổng quan 46
3.4 2. Giải pháp cho công tác quản lý tiến độ thời gian của dự án 46
3.4.3. Giải pháp về quản lý chất lượng dự án 49
3.4.4. Giải pháp cho công tác quản lý chi phí của dự án 55
3.4.5. Giải pháp cho công tác quản lý nguồn lực: 57
3.4.6.Công tác quản lý hợp đồng 60
3.4.7. Công tác quản lý thông tin: 61
3.4.8. Công tác quản lý rủi ro 62
3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xét theo chu kỳ dự án 62
3.5.1. Công tác lập dự án 62
3.5.2. Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng 63
3.5.3. Quản lý hoạt động đấu thầu 64
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Hµ Néi, 2012 1
Phương pháp lập mạng công việc 10
Xác định thời gian thực hiện từng công việc 10
a. Căn cứ để quản lý chi phí của dự án 13
b, Nội dung chi phí của dự án 14
c.Quản lý chi phí của dự án 16
Công tác quản lý chất lượng của BQL được thể hiện qua một số lĩnh vực sau:. .18
a, Công tác giám sát tư vấn 18
b, Quản lý chất lượng công tác xây lắp 19
c, Công tác nghiệm thu chất lượng dự án 20
d,Bảo hành dự án 21
*Các văn bản sử dụng 31
*Quản lý vốn và nguồn vốn 31
2.4.3. QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ 32
Thời sử dụng vốn 32
2.5.1.THUÂN LỢI 38
2.5.3 Những kết quả đã đạt được : 39
2.5.4. Một số tồn tại và nguyên nhân 41
(Nguồn: Phòng kế hoạch dự án) 45
3.3 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án của BQL 45
3.4.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tổng quan 46
3.4 2. Giải pháp cho công tác quản lý tiến độ thời gian của dự án 46
3.4.3. Giải pháp về quản lý chất lượng dự án 49
3.4.3.1. Công tác tư vấn 49
3.4.3.2. Công tác xây lắp: 52
3.4.3.3. Công tác giám sát và nghiệm thu của chủ đầu tư và của Tư vấn giám sát
53
3.4.4. Giải pháp cho công tác quản lý chi phí của dự án 55
3.4.5. Giải pháp cho công tác quản lý nguồn lực: 57
3.4.6.Công tác quản lý hợp đồng 60
3.4.7. Công tác quản lý thông tin: 61
3.4.8. Công tác quản lý rủi ro 62
3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xét theo chu kỳ dự án 62
3.5.1. Công tác lập dự án 62
3.5.2. Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng 63
3.5.3. Quản lý hoạt động đấu thầu 64
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Ban QLDA Đường sắt Error: Reference source not
found
Sơ đồ 2.1: Quy trình trình duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức Error: Reference source not found
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua hoạt động đầu tư diễn ra sôi động trên mọi vùng miền
của tổ quốc và trong mọi lĩnh vực kinh tế. Nhiều dự án đầu tư đã được triển khai tuy
nhiên công tác quản lý dự án còn nhiều bất cập và hạn chế đã gây tổn thất không
nhỏ. Nhiều dự án gây thất thoát lãng phí, thậm chí có dự án phải tạm dừng gây tổn
thất cho nền kinh tế. Trước thực trạng đó công tác quản lý dự án trở nên cần thiết và
quan trọng vô cùng trong hoạt động đầu tư.
Ban quản lý Đường sắt là đơn vị nhà nước trực thuộc quản lý của Cục Đường
sắt Việt Nam. Ban quản lý Đường sắt đang quản lý 2 dự án: DA tuyến đường sắt
trên cao Cát Linh – Hà Đông và DA tuyến đường sắt Yên Viên – Lim – Phả Lại –
Hạ Long – Cái Lân. Công tác quản lý DA tại Ban QLDA Đường sắt cũng không
nằm ngoài xu thế. Vì vậy em chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại
BQL Dự án Đường sắt – Cục Đường sắt Việt Nam’’ làm chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.s Phan Thị Thu Hiền, các thầy cô
trong khoa Đầu tư, các cô, chú, anh, chị trong BQL đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
Hà nội, ngày tháng năm 2012
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐƯỜNG SẮT CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
1.1 Giới thiệu BQLDA Đường sắt
Tên giao dịch tiếng Việt: Ban Quản lý dự án Đường sắt
Tên giao dịch quốc tế : Project Management Unit of VietNam Railway
Administration (viết tắt là PMU-VNRA).
Trụ sở: Nhà N2-N3 Trường ĐH GTVT Láng Thượng- Đống Đa Hà Nội
Ban Quản lý dự án Đường sắt được thành lập theo Quyết định số 28/QĐ-
CĐSVN ngày 27/3/2008 của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam. Ban QLDA ĐS
thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 61/QĐ-CĐSVN ngày
25/4/2008 của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam. Ban QLDAĐS thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư về quản lý dự án bước thực hiện đầu tư từ khi
dự án được phê duyệt đến khi bàn giao đưa vào khai thác sử dụng đối với các dự án
đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt do Cục Đường sắt Việt Nam là
Chủ đầu tư. Ban QLDA ĐS là tổ chức có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu
riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước, có trách nhiệm tiếp
nhận vốn qua Chủ đầu tư để quản lý, thanh toán cho các tổ chức tư vấn đầu tư và
xây dựng, thanh toán cho các Nhà thầu tham gia xây dựng dự án, được hưởng kinh
phí từ nguồn chi phí quản lý các dự án theo quy định của pháp luật. Ban Quản lý dự
án Đường sắt thực hiện nhiệm vụ quản lý các dự án do Cục ĐSVN làm Chủ đầu tư
như tổ chức triển khai việc xây dựng các công trình do Cục ĐSVN làm Chủ đầu tư
đúng nguyên tắc, thủ tục, trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được quy định tại
Luật xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; tham gia quá trình lập
hồ sơ dự án;chủ trì lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, tổ
chức lập, trình xin ý kiến về kế hoạch đấu thầu dự án, kế hoạch đấu thầu điều chỉnh
dự án trình Cục ĐSVN trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện nhiệm vụ của
Bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; tổ chức thương thảo và ký
kết hợp đồng với Nhà thầu được công nhận trúng thầu hay được chỉ định thầu; tổ
chức theo dõi, quản lý các hợp đồng kinh tế, tiến độ, khối lượng thực hiện của hợp
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
đồng; tổ chức lập hồ sơ thanh toán, tạm ứng vốn theo hợp đồng ký kết giữa Chủ đầu
tư và Nhà thầu trình Cục ĐSVN phê duyệt; trình Cục ĐSVN về nhu cầu vốn đầu tư
xây dựng hàng tháng, quý, năm; chủ trì điều hành toàn bộ các Nhà thầu thi công
xây dựng và lắp đặt, mua sắm trang thiết bị công trình trong suốt quá trình thực hiện
dự án; tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn vệ
sinh môi trường, phòng chống cháy nổ; chủ trì thủ tục nghiệm thu; tổ chức thanh
quyết toán theo hợp đồng đã ký kết.
1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các Phòng
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc Ban QLDAĐS do Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam bổ nhiệm,
miễn nhiệm. Phó giám đốc, Kế toán trưởng Ban QLDAĐS do Cục trưởng Cục
Đường sắt Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Ban QLDA
ĐS.
* Các phòng ban trực thuộc Ban QLDAĐS:
- Văn phòng;
- Phòng Kế hoạch dự án;
- Phòng Tài chính-Kế toán;
- Phòng Quản lý dự án 1;
- Phòng Quản lý dự án 2;
- Phòng Quản lý dự án 3;
- Phòng Quản lý dự án 4;
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ tổ chức Ban QLDA Đường sắt
(Nguồn: Văn phòng BQL)
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của các Phòng ban.
Văn phòng
* Chức năng:
Là đầu mối tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực: tổ chức, cán bộ, lao
động, tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ chính trị nội bộ, đào tạo, huấn
luyện, hành chính, quản trị, đối nội, đối ngoại, thanh tra, pháp chế, an ninh trật tự.
* Nhiệm vụ
+ Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, chế độ chính sách.
Tham mưu Giám đốc thực hiện các thủ tục về công tác tổ chức cán bộ; tham mưu
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
4
Ban QLDA
GĐ Ban QLDA
Các PGĐ Ban QLDA
Văn
Phòng
Phòng
Kế
Hoạch
Dự
Án
Phòng
Tài
chính
Kế toán
Phòng
Quản
Lý
Dự
Án 1
Phòng
Quản
Lý
Dự
Án 2
Phòng
Quản
Lý
Dự
Án 3
Phòng
Quản
Lý
Dự
Án 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
giải quyết các công việc về lao động tiền lương, chế độ, chính sách đối với người
lao động, BHXH; tuyển dụng, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực. Nghiên cứu xây
dựng kiến nghị sửa đổi quy chế sử dụng và phân phối quỹ tiền lương của Ban. Quản
lý hồ cán bộ và người lao động thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định
+ Thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua khen thưởng
Hướng dẫn tôt chức công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đôi với CBVC thuộc
phạm vi quản lý của Ban. Làm nhiệm vụ thường trực hội đồng thi đua khen thưởng
+ Thực hiện công tác quản trị - hành chính
Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các đơn vị trong Ban thực hiện công tác văn
thư, lưu trữ, bảo mật; giám sát quy trình vàthể thức văn bản ; Thực hiện công tác
bảo vệ chính trị nội bộ, pháp chế, thanh tra, kiểm tra, an ninh trật tự, vệ sinh môi
trường, phòng chống cháy nổ
+ Thực hiện công tác đối ngoại
Tổ chức thực hiện công tác lễ tân, tiếp khách, thông tin tuyên truyền; thiết lập,
mở rộng và củng cố các mối quan hệ với các đối tác, các cơ quan hữu quan
+ Phối hợp với các phòng ban khác thực hiện các nhiệm vụ chung
Phòng Kế hoạch dự án
* Chức năng
Là đầu mối tham mưu cho Giám đốc quản lý và trực tiếp tổ chức thực hiện
công việc thuộc các lĩnh vực: kế hoạch khối lượng, kế hoạch vốn, công tác báo cáo,
thống kê, giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư; tham gia một số phần việc trong giai
đoạn thực hiện đầu tư các dự án theo phân công.
* Nhiệm vụ
+ Tổng hợp, lập, trình, bảo vệ kế hoạch khối lượng và kế hoạch vốn dài hạn,
năm, quý và đột xuất của các DA do Ban quản lý; Tham mưu thực hiện việc điều
chỉnh kế hoạch trình Cục Đường sắt hoặc trình Bộ GTVT trên cơ sở số liệu do
Phòng quản lý DA và Phòng TCKT cung cấp. Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện
và kiểm tra, đôn đôc các đơn vị thuộc Ban trong quá trình thực hiện kế hoạch khối
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
lượng và sử dụng vốn;
+ Chủ trì phối hợp với các Phòng Quản lý DA và Phòng TCKT giải quyết các
vướng mắc về nguồn vốn, kế hoạch cấp vốn, các khoản thuế, phí liên quan đến các
DA do Ban quản lý;
+ Tổng hợp các dữ liệu báo cáo thống kê, báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện
đầu tư chung, báo cáo thực hiện các dự án báo cáo lãnh đạo Ban
+ Thẩm định, trình Giám đốc phê duyệt các nội dung trong quản lý dự án đầu
tư xây dựng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư nhưng Giám đốc được Cục ĐSVN
hoặc chủ đầu tư khác ủy quyền phê duyệt;
+ Thẩm tra nội dung Tờ trình và Báo cáo kết quả đấu thầu do tổ chuyên gia
đấu thầu lập trước khi Lãnh đạo Ban ký trình chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt;
+ Thẩm định pháp lý của cá dự thảo hợp đồng, HSMST, HSYC,HSMT do
Phòng quản lý dự án tổ chức
+ Phối hợp chặt chẽ với các Phòng khác thực hiện các nhiệm vụ ch
Phòng Quản lý dự án
* Chức năng
Là đầu mối giúp Giám đốc quản lý toàn bộ giai đoạn thực hiện đầu tư dự án
đến khi kết thúc theo đúng các quy định của pháp luật và nhiệm vụ do Chủ đầu tư
giao hoặc ủy quyền, bảo đảm các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn và
bảo vệ môi trường.
* Nhiệm vụ
+ Lập, trình duyệt kế hoạch đấu thầu, kế hoạch đấu thầu điều chỉnh của DA
trình Cục ĐSVN trình cấp thẩm quyền phê duyệt;
+ Lập, trình Cục ĐS VN thẩm định, phê duyệt: Chi phí HSMT, chí phí đánh
giá
HSMT;
+ Tổ chức thực hiện các bước đấu thầu tuyển chọn nhà tư vấn, nhà thầu xây
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
lắp, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho DA theo đúng nội dung, trình tự quy định và
nhiệm vụ do chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền; chủ trì thương thảo hợp đồng với các
nhà thầu được lựa chọn; Tham mưu cho GĐ ký các hợp đồng kinh tế và các phụ lục
hợp đồng với nhà thầu, ký trình dự thảo lên Cục ĐSVN xem xét, chấp thuận đối với
những loại hợp đồng kinh tế: có giá trị hợp đồng lớn hơn 150 tỷ; Hợp đồng với nhà
thầu nước ngoài; Hợp đồng sử dụng nguồn vốn ODA; Hợp đồng cung cấp thiết bị
công nghệ; Hợp đồng đào tạo chuyển giao công nghệ; Hợp đồng EPC; Hợp đồng
BOT, BTO, BT, BO,
+ Tổ chức lập, trình chủ đầu tư phê duyệt đề cương, dự toán công tác khảo sát,
lập TKKT, Lập bản vẽ KT hoặc yêu cầu kỹ thuật của các gói thầu
+ Chủ trì bàn giao mặt bằng thi công cho nhà thầu, trình lãnh đạo Ban phê
duyệt đề cương công tác giám sát thi công xây dựng và xây lắp thiết bị;
+ Tổ chức triển khai và quản lý các hợp đồng; Quản lý chất lượng, khối lượng,
tiến độ thi công
+ Chủ trì tổ chức nghiệm thu, bàn giao các công trình hoàn thành và đưa vào
sử dụng; Quản ký giám sát, bảo trì, bảo hiểm công trình theo quy định; theo dõi
quản lý các tài sản, trang thiết bị đầu tư theo dự án.
+ Phối hợp với các phòng ban khác thực hiện các nhiệm vụ khác do BQL giao
Phòng Tài chính Kế toán
* Chức năng
Tham mưu giúp Giám đốc quản lý và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quản
lý các nguồn vốn, quản lý tài chính, kế toán của các dự án, quản lý chi tiêu nội bộ
của Ban theo đúng quy định của Nhà nước.
* Nhiệm vụ
+ Phối hợp với Phòng Kế hoạch dự án và các Phòng Quản lý DA lập kế hoạch
giải ngân của các DA theo yêu cầu của cơ quan cấp phát vốn;
+ Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, chuẩn xác các loại hồ sơ tạm ứng, nghiệm
thu, thanh toán, quyết toán theo quy định
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
+ Thực hiện công tác kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư các DA
+ Quản lý quỹ tiền mặt và việc chi tiêu, thanh toán trong nội bộ Ban theo đúng
quy định
+ Tham mưu cho GĐ ban hành cá quy định liên quan đến quản lý tài chính,
cấp phát, thanh toán vốn đầu tư.
+ Lập, trình, bảo vệ báo cáo tài chính quý, năm cảu Ban với cấp trên theo quy
định
+ Theo dõi sổ sách kế toán giá trị tài sản do Ban quản lý; quản lý tài sản công
và tham mưu xử lý tài sản thu hồi từ DA khi kết thúc
+ Thực hiện việc kiểm kê, thanh lý, ban giao, chuyển nhượng hiện vật các tài
sản do Ban quản lý;
+ Thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí
+ Phối hợp với các phòng khác thực hiện nhiệm vụ chung của Ban
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT – CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
2.1. Tổng quan công tác QLDA của BQLDA
Ban QLDA ĐS thay mặt Chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và xây dựng các
dự án đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt do Cục Đường sắt Việt
Nam là Chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
Ban quản lý Đường sắt đang quản lý 2 dự án: DA tuyến đường sắt trên cao Cát
Linh – Hà Đông và DA tuyến đường sắt Yên Viên – Lim – Phả Lại – Hạ Long –
Cái Lân
2.2. Nội dung quản lý DA theo lĩnh vực
2.2.1. Quản lý thời gian và tiến độ
Tiến độ thực hiện dự án là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quản lý
dự án đối với Ban quản lý Dự án. Mục tiêu tiến độ thực hiện dự án không tách rời
mục tiêu chất lượng và chi phí của dự án, và trong quá trình quản lý dự án các mục
tiêu này luôn tác động qua lại lẫn nhau.Tiến độ thực hiện dự án kéo dài sẽ làm phát
sinh chi phí và nhiều khi làm giảm chất lượng công trình và ngược lại muốn đẩy
nhanh tiến độ thì phải tăng chi phí thực hiện.
Quản lý tiến độ của dự án được tính từ lúc dự án xuất hiện (được đánh dấu
bằng một văn bản quyết định chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền) và nó thực sự
được triển khai khi có kế hoạch vốn của cơ quan cấp vốn cho công tác chuẩn bị đầu
tư. Tuy nhiên BQLDA ĐS được Cục Đường sắt Việt Nam giao nhiệm vụ đóng vai
trò là chủ đầu tư quản lý DA ở giai đoạn thực hiện đầu tư. Công tác quản lý tiến độ
trong giai đoạn này được cụ thể hoá ở từng công việc, từng hạng mục công trình,
được xác định cụ thể trong từng hợp đồng xây lắp, được kiểm soát, giám sát bởi các
bộ phận chức năng.
Việc quản lý tiến độ thực hiện dự án tại BQL thường được biểu hiện qua việc
xây dựng tiến độ thực hiện các công việc, các hạng mục công trình và toàn bộ công
trình, đánh giá tiến độ và điều chỉnh tiến độ. Quản lý tiến độ thời gian là một quá
trình xuyên suốt, nhất quán theo một trình tự chặt chẽ bao gồm việc thiết lập mạng
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và
việc lập kế hoạch quản lý tiến độ thực hiện dự án .
Phương pháp lập mạng công việc.
Các dự án BQL được uỷ quyền làm chủ đầu tư đều là những dự án lớn, phức
tạp, thậm chí dự án mang tính chất thí nghiệm như dự án dự án tuyến đường sắt
trên cao Cát Linh – Hà Đông vì vậy công tác xác định và lập mạng công việc cho
các dự án được BQL quan tâm và luôn được triển khai sớm
Trong quá trình thực hiện quản lý tiến độ dự án BQL thường chọn phương
pháp lập mạng công việc theo sơ đồ Gantt, giúp cho các công việc hạng mục không
có sự chồng chéo và sự phức tạp về kỹ thuật cho nên để dễ đọc, dễ nhận biết hiện
trạng của từng công việc và toàn bộ dự án. Trên sơ đồ Gantt sẽ phản ánh:
+Thời gian làm việc của mỗi công việc.
+Mối quan hệ trước sau giữa các công việc
+Biểu thời gian các công việc trên sơ đồ.
Xác định thời gian thực hiện từng công việc.
Thực tế cho thấy rằng không thể dự báo được một cách chính xác thời hạn
hoàn thành thực tế của một dự án tại thời điểm bắt đầu của nó bởi vì khi đó chưa thể
có đầy đủ thông tin cần thiết. Mặc dù vậy, các nhà quản lý hoàn toàn có thể ấn định
được thời gian dự kiến hoàn thành dự án (thời hạn mục tiêu) để từ đó làm căn cứ
cho việc quản lý tiến độ dự án ở giai đoạn sau.
Một số cơ sở mà BQL dựa vào để xác định thời gian dự kiến dự án sẽ hoàn thành:
-Năng suất bình quân của lao động
-Giới hạn về nguồn lực.
-Định mức chi phí sử dụng máy.
-Tổ chức thi công và yêu cầu kỹ thuật của từng phần việc
-Mối quan hệ giữa chi phí –thời gian-chất lượng.
-Lộ trình giải ngân nguồn vốn
c. Quản lý tiến độ thi công
Quản lý tiến độ thi công là một việc rất quan trọng và cần thiết, nó là cơ sở để
quản lý và giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho công việc của dự
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
án. Tiến độ thực hiện dự án kéo dài sẽ làm phát sinh chi phí và nhiều khi làm giảm
chất lượng công trình và ngược lại muốn đẩy nhanh tiến trình thì phải tăng chi phí
thực hiện. Quá trình quản lý tiến độ thi công tại các dự án của BQL được thực hiện
thông qua sự phối hợp của ba chủ thể tham gia đó là:BQL–tổ chức tư vấn- các
phòng quản lý dự án
*BQL: Ngoài việc thuê các tổ chức tư vấn giám sát chuyên nghiệp theo dõi
quản lý tiến độ, BQL còn có phòng kế hoạch dự án, các phòng quản lý dự án
1,2,3,4 sẽ theo dõi trực tiếp về tiến độ để nắm bắt tình hình thực hiện. Quản lý tiến
độ và kịp thời đưa ra những quyết sách đối với tư vấn giám sát và các đơn vị thi
công nhằm đảm bảo tiến độ.
*Tổ chức tư vấn: Trong thành phần cơ cấu của tổ chức bao gồm một bộ phận
quản lý tiến độ đó là một hay nhiều kỹ sư xây dựng làm nhiệm vụ chuyên trách về
quản lý tiến độ gọi là kỹ sư giám sát tiến độ. Kỹ sư giám sát tiến độ phải theo dõi
sát sao tiến độ thực hiện các công việc trên công trường, có quyền đưa ra những ý
kiến về cách xử lý, điều hành tiến độ cho các nhà thầu xem xét và thực hiện để công
việc không bị chậm trễ. Hàng ngày họ phải nhận được báo cáo tình hình thực hiện
tiến độ bằng văn bản của các nhà thầu, để làm cơ sở so sánh với tiến độ kế hoạch và
báo cáo với cấp trên. Là người đại diện cho chủ đầu tư để quản lý tiến độ trong suốt
thời gian thi công. Khi tiến độ bị chậm quá mức có thể ảnh hưởng tới thời hạn hoàn
thành công trình thì kỹ sư giám sát tiến độ phải đưa ra những đề xuất phù hợp, để
chủ đầu tư có biện pháp xử lý đối với các đơn vị thi công.
*Các phòng quản lý dự án: Xác định rõ việc hoàn thành tiến độ thi công là
nhiệm vụ chính.Tất cả mọi việc, mọi khâu phải chủ động tiến hành không chờ đợi ỷ
vào tư vấn giám sát hoặc dựa vào những rủi ro trong quá trình thi công để kéo dài
thời hạn hoàn thành. Để quản lý tốt tiến độ thi công các phòng quản lý dự án của
BQL hiện nay đang thực hiện quy trình quản lý tiến độ sau:
-Từ tiến độ kế hoạch, đơn vị xây dựng giao cho nhóm tiến độ lập tiến độ thi
công, bao gồm tiến độ tổng hợp, tiến độ hạng mục, tiến độ phân nhỏ, phiếu giao
việc.
-Dựa vào tiến độ phân nhỏ cho 3 tuần liên tiếp tiến hành thực hiện, sau một
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
tuần kiểm tra lại để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công và đưa ra tiến
độ lần một, phải kiểm tra đánh giá so sánh với tiến độ kế hoạch, nếu đạt tiếp tục
thực hiện tiến độ, nếu không đạt thì sử dụng các biện pháp xử lý tiến độ và đưa ra
tiến độ lần Tương tự cũng làm phép so sánh với tiến độ kế hoạch nếu đạt được cho
thực hiện, nếu không đạt được tiếp tục xử lý. Trường hợp bất khả kháng (tiến độ bắt
buộc phải kéo dài) thì phải được sự thống nhất giữa chủ đầu tư, tư vấn giám sát,
nhà thầu xây dựng và đề xuất lên cấp trên xem xét phê duyệt lại coi như tiến độ kế
hoạch mới.
Mặc dù có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia, song quản lý thời
gian là công việc khó khăn bởi vì có nhiều sự cố bất ngờ trong quá trình thi công có
thể làm cho dự án diễn ra chậm tiến độ. Các dự án BQL đang quản lý đều chậm tiến
độ so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chậm tiến độ có thể kể đến như: thói quen
quan liêu trì trệ của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương trong các
thủ tục trình duyệt xin giấy phép nhất là trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt
bằng. Thêm vào đó quá trình cấp vốn còn rườm rà đã làm chậm tiến độ thực hiện dự
án .
2.2.2. Quản lý chi phí
Cùng với các công tác quản lý về chất lượng, thời gian… công tác quản lý chi
phí đóng vai trò hết sức quan trọng trong các dự án sử dụng vốn vốn vay. Vì trong
quản lý chi phí phải vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định của Nhà nước với một
mức giá hợp lý, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm lại vừa phải đảm bảo lợi ích
cho các nhà tư vấn, các nhà thầu để đạt được mục tiêu hài hoà các lợi ích kinh tế, vì
vậy phải có phương pháp quản lý chi phí sao cho có hiệu quả nhất.
BQL hiện quản lý chi phí thông qua các chế độ chính sách về giá, các
nguyên tắc phương pháp lập dự toán, các căn cứ (định mức kỹ thuật, giá chuẩn, đơn
giá xây dựng ) do Nhà nước ban hành để xác định mức tổng vốn đầu tư của dự án,
tổng dự toán công trình và hạng mục công trình. BQL căn cứ vào các quy định của
Nhà nước lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán hạng mục
làm căn cứ để xét thầu các gói thầu.
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
a. Căn cứ để quản lý chi phí của dự án.
Để xác định toàn bộ chi phí cần thiết theo giai đoạn của quá trình đầu tư dự án
phải căn cứ vào :
-Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc
báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt .
-Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi
công.
-Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế phù hợp với danh mục của đơn
giá xây dựng cơ bản.
+Giá tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của các
hạng mục công trình thông dụng : là chỉ tiêu xác định chi phí xây lắp bình quân để
hoàn thành một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng hoặc một đơn vị
kết cấu của hạng mục công trình thông dụng được xây dựng theo thiết kế điển hình
hay theo thiết kế hợp lý kinh tế. Mức giá này được tính toán từ giá trị dự toán trước
thuế của các loại công tác, kết cấu xây lắp trong phạm vi hạng mục công trình (dân
dụng, giao thông, công nghịêp ) không bao gồm các chi phí không cấu thành trực
tiếp trong phạm vi hạng mục công trình như các chi phí để xây dựng đường sá, cấp
thoát nước, điện và chi phí thiết bị của hạng mục công trình .
+Đơn giá xây dựng cơ bản : do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bao gồm
những chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và chi phí máy thi công tính trên một
đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp và
được xác định trên cơ sở định mức dự toán xây dựng cơ bản.
+Đối với những công trình quan trọng cuả Nhà nước, có quy mô xây dựng và
yêu cầu kỹ thuật phức tạp được phép xây dựng đơn giá riêng thì căn cứ vào đơn giá
xây dựng cơ bản lập phù hợp với các bước thiết kế được cấp có thẩm quyền ban
hành
-Danh mục và số lượng các thiết bị công nghệ, bao gồm các thiết bị tiêu chuẩn
cần sản xuất, gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc,
sinh hoạt.
Các tổ chức tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm về mức độ đầy đủ, chính xác các
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
nội dung trên.
-Một số căn cứ khác:
+Giá các thiết bị theo kết quả đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh mua sắm
thiết bị hoặc theo các thông tin thương mại trên thị trường.
+Giá cước vận tải, bốc xếp, chi phí lưu kho bãi theo hướng dẫn của Ban vật giá
Chính Phủ.
+ Định mức các chi phí, phí, lệ phí tính theo tỷ lệ % hoặc các bảng giá bao
gồm:
• Chi phí đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các mặt bằng xây dựng,
chi phí phục vụ cho công tác định cư và phục hồi (nếu có) căn cứ theo quy định của
chính phủ, hướng dẫn của bộ tài chính và các cơ quan có thẩm quyền.
• Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất căn cứ theo quy định của
Chính Phủ và các cơ quan có thẩm quyền.
• Định mức chi phí chung, giá khảo sát, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng, các lệ phí thẩm định (báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình ) theo
hướng dẫn của Bộ xây dựng, Bộ tài chình và các cơ quan có thẩm quyền.
• Lệ phí địa chính, các loại lệ phí khác, thuế, phí bảo hiểm căn cứ vào
hướng dẫn Bộ tài chính.
b, Nội dung chi phí của dự án
*Tổng mức đầu tư : là vốn đầu tư dự kiến để chi trả cho toàn bộ quá trình đầu
tư nhằm đạt được yêu cầu của dự án .Tổng mức đầu tư được phân tích, tính toán
và xác định trong giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án, bao gồm những chi
phí:
- Chuẩn bị đầu tư: điều tra khảo sát, lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả
thi của dự án
- Chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư: đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư,
các công trình trên mặt bằng xây dựng hoặc tái định cư, chuyển quyền sử dụng đất,
khảo sát, thiết kế, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán, chi phí thực hiện công tác
đấu thầu, hoàn tất thủ tục đầu tư, chi phí điện nước
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
-Chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng: xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị và
các chi phí khác có liên quan
- Chi phí chuẩn bị sản xuất để đưa vào khai thác sử dụng : chi phí đào tạo, thuê
chuyên gia vận hành trong giai đoạn chạy thử
- Lãi vay ngân hàng trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chi phí bảo hiểm, dự
phòng.
-Chi phí xây lắp.
+Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ.
+Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng .
+Chi phí xây dựng công trình phụ trợ phục vụ thi công.
+Chi phí xây dựng cac hạng mục công trình .
+Chi phí lắp đặt thiết bị.
+Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường
hợp chỉ định thầu nếu có).
-Chi phí thiết bị.
+Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ .
+Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, bảo
quản
+Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.
-Chi phí khác.
+Chi phí khởi công công trình
+Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho
việc phân tích và đánh giá kết quả đấu thầu, chi phí giám sát thi công xây dựng và
lắp đặt thiết bị, chi phí tư vấn khác
+Chi phí cho việc quản lý dự án.
+Chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng .
+Chi phí kiểm định vật liệu đưa vào xây dựng (nếu có).
+Chi phí lập, thẩm tra đơn giá dự toán, chi phí quản lý xây dựng công trình.
+Chi phí bảo hiểm cho công trình
+Chi phí thực hiện quy đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
công trình.
+Chi phí tháo gỡ các công trình phục vụ thi công
+Chi phí tổ chức nghiệm thu, khánh thành bàn giao công trình .
+Chi phí đào tạo nhân công kỹ thuật, cán bộ quản lý.
+Chi phí thuê chuyên gia vận hành chạy thử (nếu có)
-Chi phí dự phòng: là khoản chi để dự trù cho các khối lượng phát sinh do thay
đổi thiết kế hợp lý theo yêu cầu của chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp nhận,
khối lượng phát sinh do các yếu tố không lường trước được, dự phòng các yếu tố
trượt giá trong quá trình thực hiện dự án
* Giá thanh toán công trình .
Giá thanh toán công trình là giá trúng thầu cùng với các điều kiện nghi trong
hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị xây dựng đối với các trường hơp đấu
thầu, giá dự toán hạng mục công trình được duyệt trên cơ sở khối lượng và chất
lượng từng kỳ thanh toán đối với trường hợp chỉ định thầu (kể cả trường hợp được
cấp có thẩm quyền phân giao nhiệm vụ xây dựng công trình). Giá thanh toán được
thực hiện theo từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và chỉ được thanh
toán hết khi có đủ quyết toán hạng mục công trình hay công trình với chủ đầu tư.
*Giá quyết toán công trình .
Giá quyết toán công trình là toàn bộ chi phí hợp lý, hợp pháp đã thực hiện
trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng
c.Quản lý chi phí của dự án
Để quản lý chi phí, BQL tiến hành quản lý theo hạng mục công trình. Để dự
toán chi phí được thực hiện một cách chính xác nhất, dự án được chia thành các
hạng mục nhỏ .Sau đó tuỳ vào tính chất của từng hạng mục sẽ tiến hành tính toán
chi phí đúng theo định mức nhà nước ban hành. Như vậy, tổng dự toán bao gồm chi
phí của tất cả các hạng mục thuộc công trình đó. Tuỳ từng dự án mà có cách phân
bổ riêng. Trong ba giai đoạn đầu tư thì rõ ràng chi phí cho giai đoạn thực hiện đầu
tư là rất lớn. Chính vì vậy, quản lý chi phí theo giai đoạn đầu tư giúp BQL có biện
pháp phân bổ vốn hợp lý và có phương pháp quản lý riêng đối với từng giai đoạn
đầu tư.
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
Tuy nhiên trên thực tế thì chi phí của tất cả các giai đoạn của quá trình đầu
tư đều tăng đặc biệt là ở giai đoạn thực hiện đầu tư so với kế hoạch. Điều này
xảy ra không phải là do BQL sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích, phân bổ
không hợp lý mà lý do chính là sự thay đổi giá các nguyên vật liệu từ thời điểm
lập dự toán so với thời điểm thi công tăng lên rất nhiều. Đây là một thực tế mà tự
BQL không thể lường trước được, đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan
hữu quan của nhà nước .
Thực tế BQL còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý vốn đầu tư hàng
năm cho các dự án. Hơn nữa, chu trình thanh toán cho nhà thầu cũng còn khó khăn
vì phải qua nhiều cơ quan xét duyệt. Chính những khó khăn đó đã cản trở các nhà
thầu tiếp tục thực hiện những hạng mục tiếp theo ảnh hưởng hoạt động quản lý của
BQL trong việc thực hiện dự án đạt chất lượng cao với một chi phí hợp lý và trong
một thời gian nhất định cho phép.
Tóm lại, phương châm của BQL là quản lý chi phí dự án phải dựa trên nguyên
tắc thanh quyết toán theo kế hoạch vốn đầu tư và khối lượng hoàn thành tính theo
đơn giá trúng thầu, dự toán được duyệt trong cơ chế quản lý kinh tế và chế độ chính
sách hiện hành.
Tất cả các dự án thuộc phạm vi quản lý của BQL không phân biệt đấu thầu,
chọn thầu hay chỉ định thầu đều phải lập dự toán theo đúng quy định. Các dự án chỉ
định thầu trước khi thi công phải có tổng dự toán được duyệt và đây là cơ sơ để
thanh quyết toán cho nhà thầu. Đối với các công trình hoặc hạng mục công trình
đấu thầu hoặc chọn thầu BQL phải lập tổng dự toán, dự toán hạng mục để làm cơ sở
xét thầu. Trong quá trình quản lý chi phí dự án BQL phải quản lý thông qua một số
chỉ tiêu về khối lượng công tác, giá chuẩn, đơn giá xây dựng cơ bản, định mức chi
phí, điều chỉnh giá xây dựng công trình (nếu có), đấu thầu hạ giá xây dựng.
2.2.3. Quản lý chất lượng
Chất lượng của dự án là vấn đề luôn được BQL quan tâm ở vị trí hàng đầu.
Tuy nhiên quản lý chất lượng dự án lại là một vấn đề hết sức phức tạp, nó biểu hiện
ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị một công cuộc đầu tư cho đến khi kết thúc công cuộc
đầu tư đó. Như vậy trong quá trình quản lý chất lượng dự án sẽ phải đòi hỏi rất
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
nhiều người tham gia. Với mục đích công tác quản lý chất lượng dự án được thực
hiện một cách đồng bộ thống nhất
Công tác quản lý chất lượng của BQL được thể hiện qua một số lĩnh vực sau:
a, Công tác giám sát tư vấn.
-Công tác tư vấn bao gồm các loại hình sau:
+Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi
+Tư vấn thẩm định.
+Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế thi công
-Các dự án mà BQL đang thực hiện đều là những dự án lớn công tác lập báo
cáo nghiên cứu khả thi,thẩm định dự án, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công của
các dự án này đều phải thuê tư vấn
Tổ chức tư vấn chỉ được nhận thầu lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, thẩm
định thiết kế, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng xây dựng, nghiệm
thu công trình xây dựng trong giới hạn quy định và phải chịu sự kiểm tra của BQL,
các cơ quan quản lý về xây dựng, các cơ quan cấp trên.
-Chất lượng tài liệu tham khảo thiết kế phải đảm bảo:
+Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước và của Cục Đường
sắt và hợp đồng giao nhận thầu.
+Hồ sơ khảo sát xây dựng phải được xác định đúng tại vị trí xây dựng công
trình, phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng xây dựng, địa hình địa chất công trình và
địa chất thuỷ văn, trước khi tiến hành công tác khảo sát phải có phương án kỹ thuật
khảo sát được ban duyệt, kết quả khảo sát phải được thiết kế và BQL nghiệm thu để
sử dụng đúng quy trình kỹ thuật .
+Phù hợp với nội dung của từng giai đoạn thực hiện dự án, có thuyết minh và
chỉ dẫn kỹ thuật thi công.
+Có quy định về chất lượng của nguyên vật liệu (xi măng, cát vàng, thép, đắp
đất nền, đá các loại ), thiết bị công nghệ sử dụng vào công trình ( dầm, lu ).
-Mặt khác, tổ chức tư vấn thiết kế phải thực hiện giám sát trong suốt quá trình
thực hiện, hoàn thiện, nghiệm thu và đưa vào khai thác sử dụng dự án Nội dung
công tác giám sát bao gồm:
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
+Trình bày, giải thích tài liệu thiết kế công trình cho BQL, nhà thầu xây dựng
để quản lý và thi công theo đúng yêu cầu thiết kế.
+Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm về thi công so với thiết kế
được duyệt, đặc biệt phải bám sát việc thi công nền, móng, trụ, dầm, kết cấu mặt
đường
+Tham gia cùng công ty trong công tác nghiệm thu công trình.
+Việc kiểm định khối lượng phải thực hiện theo yêu cầu của BQL hoặc cơ
quan giám định chất lượng công trình xây dựng trong những trường hợp sau:
• Công trình xây dựng không đúng yêu cầu thiết kế được duyệt hoặc không
tuân thủ quy chuẩn xây dựng hoặc vi phạm các điều khoản trong hợp đồng giao
nhận thầu xây dựng.
• Khi có sự cố.
• Khi có tranh chấp về khối lượng hoặc chất lượng dự án.
Trước khi khởi công xây dựng công trình, BQL phải thực hiện đầy đủ các thủ
tục về thẩm định và xét duyệt dự án đầu tư, thẩm định và xét duyệt thiết kế kỹ thuật
theo đúng quy định hiện hành của nhà nước
b, Quản lý chất lượng công tác xây lắp
Thực hiện công tác xây lắp bao gồm các bước sau:
-Thứ nhất: Bước chuẩn bị cho công tác xây lắp.
Ở bước này tuỳ từng dự án, BQL sẽ tiến hành đấu thầu lựa chọn các nhà thầu
theo hình thức đấu thầu cạnh tranh, hạn chế, chỉ định để lựa chọn nhà thầu thực sự
có năng lực có hồ sơ dự thầu đáp ứng được tốt nhất các yêu đưa ra trong hồ sơ mời
thầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, về giá. Thông thường nhà thầu tham gia và trúng thầu
phải thoả mãn yêu cầu:
+Các nhà thầu phải có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề và phải
chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây lắp các hạng mục của dự án (theo hợp
đồng giao nhận) do đơn vị mình thực hiện.
+Các nhà thầu chỉ được nhận thầu thi công xây lắp những dự án tương ứng với
điều kiện và năng lực được xác nhận trong chứng chỉ hành nghề và hợp đồng cho
nhận thầu, phải chịu sự giám sát kiểm tra chất lượng của BQL, cơ quan thiết kế và
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
cơ quan giám định nhà nước về chất lượng
+Nhà thầu phải tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng dự án của mình để thực
hiện chế dộ quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây lắp
+Nguyên vật liêu, máy móc thiết bị do cung cấp, sử dụng vào dự án phải có
chứng chỉ xuất xưởng, trước khi sử dụng phải tiến hành kiểm tra chất lượng theo
tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của nhà nước.
-Thứ hai: Bước thực hiện công tác xây lắp.
Trong thời gian thực hiện dự án BQL bố trí cán bộ kỹ thuật hoặc thuê tổ chức
tư vấn có chứng chỉ hành nghề thực hiện giám sát chất lượng của vật liêụ vật tư đầu
vào, tính pháp lý của các đơn vị cung cấp hoặc tham gia tiến trình thực hiện, giám
sát kỹ thuật xây dựng đảm bảo các đơn vị thi công phải thực hiện đúng theo thiết kế
được duyệt tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của nhà nước và các điều khoản hợp đồng
kinh tế đã ký kết.
Đồng thời các đơn vị xây lắp cũng phải có biện pháp đảm bảo chất lượng công
trình như:
-Khi bắt đầu triển khai thi công phải mở sổ nhật ký công trình ghi chép đầy đủ
khối lượng từng phần việc thực hiện công trình.
-Trong quá trình thi công các hạng mục công việc phải tuân thủ nghiêm ngặt
quy trình, quy phạm, từ vật tư đến vật liệu, thiết bị máy móc đến quá trình tổ chức
thi công cho đến khi hoàn thành các hạng mục công trình.
-Kết thúc từng hạng mục, từng phần và toàn bộ công trình đơn vị thi công cho
tiến hành lập hồ sơ hoàn công để làm căn cứ cho công tác nghiệm thu kỹ thuật từng
giai đoạn thi công trên. Hồ sơ hoàn công phải phản ánh đúng thực trạng thi công và
được lưu giữ trong hồ sơ bàn giao công trình.
c, Công tác nghiệm thu chất lượng dự án
Ban quản lý dự án phối hợp với các tổ chức tư vấn có trách nhiệm tổ chức công
tác giám sát nghiệm thu kịp thời khối lượng và chất lượng các hạng mục của dự án
do các nhà thầu thực hiện. Nếu phát hiện ra những yếu tố sai sót Ban quản lý dự án
phải thương thảo ngay với nhà thầu để làm rõ các vấn đề và đưa ra các biện pháp
hạn chế sai sót. Mặt khác, công việc nào không đạt chất lượng Ban quản lý dự án có
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD Th.s Phan Thị Thu Hiền
quyền yêu cầu tổ chức sửa chữa theo quy định hoặc từ chối nghiệm thu.
*Căn cứ để nghiệm thu khối lượng và chất lượng dự án gồm:
+Tài liệu thiết kế được duyệt
+Các quy chuẩn xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà sản xuất về bảo quản sử
dụng vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ.
+Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm khối lượng và chất lượng vật liệu, thiết bị
được thực hiện trong quá trình thực hiên dự án
+Những điều khoản quy định về khối lượng và chất lượng vật liệu, thiết bị
Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành công trình
-Kiểm tra toàn bộ đối tượng dự án và chất lượng của các hạng mục hoặc toàn
bộ công trình so với thiết kế được duyệt .
-Kiểm tra kết quả thí nghiệm, thử tải…
-Kiểm tra các kết quả về an toàn vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động thực tế
của công trình so với các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của Nhà nước, của Bộ
GTVT, của Cục Đường sắt và những điều khoản quy định tại hợp đồng.
-Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công trình .
-Kiểm tra việc bảo đảm các quy định pháp lý.
-Sau khi kiểm tra nếu dự án hoàn thành có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế, quy
chuẩn xây lắp và tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn về phòng cháy chất nổ, vệ
sinh môi trường, có đủ hồ sơ hoàn thành công trình thì công ty sẽ lập biện bản
nghiệm thu dự án
d,Bảo hành dự án
Việc bảo hành chất lượng dự án là một việc làm bắt buộc đối với tất cả các nhà
thầu và luôn được ghi rõ trong hợp đồng ký kết giữa BQL và nhà thầu.
Bảo hành công trình nhằm bảo vệ lợi ích của BQL đồng thời xác định trách
nhiệm của nhà thầu về chất lượng công trình trước BQL và pháp luật. Nhà thầu có
nghĩa vụ thực hiện sữa chữa các hư hỏng do mình gây nên trong thời hạn bảo hành.
Ngoài ra người cung cấp tài liệu, số liệu khảo sát thiết kế phục vụ xây lắp, nghiệm
thu, giám định công trình cho người giám sát xây dựng phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình thực hiện.
Nguyễn Đức Phóng Lớp KTĐT- BH22
21