Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn nghèn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.23 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







NGUYỄN ĐÌNH SÁNG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ TRẤN NGHÈN HUYỆN CAN LỘC - TỈNH HÀ TĨNH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Khuyến nông
Khoa : Kinh tế và PTNT
Khóa học : 2011 – 2015
Giảng viên hƣớng dẫn :Dƣơng Thị Thu Hoài




Thái Nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh
viên, giúp sinh viên bước đầu với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức
mình đã học ở trường trở thành những cán bộ khoa học kỹ thuật được trang bị đầy đủ
cả kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn, đáp ứng nhu cầu công việc.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế
và PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Dương Thị Thu Hoài, em đã thực
hiện đề tài: “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn Nghèn -
huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh”.
Qua thời gian thực tập tại địa bàn thị trấn Nghèn, đến nay đề tài đã được hoàn
thành.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Dương Thị Thu
Hoài, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình, chu đáo trong suốt thời gian
thực tập để em hoàn thành đề tài này. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các
Thầy, Cô giáo Khoa Kinh Tế và PTNT, các Thầy, Cô giáo ngoại khoa đã dạy dỗ em
trong những năm tháng học tại trường.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể cán bộ thị trấn Nghèn, huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình và cung cấp đầy
đủ các tài liệu, thông tin để em hoàn thành đợt thực tập này.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những
người đã động viên, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt bốn năm học vừa qua.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015

Sinh viên



Nguyễn Đình Sáng




ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thực trạng nguồn nhân lực cán bộ khuyến nông huyện Can Lộc 20
Bảng 4.1: Một số yếu tố thời tiết khí hậu ở Thị trấn Nghèn từ năm 2012– 2014 27
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất đai của Thị trấn Nghèn qua 3 năm 2012 - 2014 38
Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của thị trấn Nghèn giai đoạn (2012 – 2014)
41
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng qua 3 năm (2012 -
2014) 45
Bảng 4.5: Tình hình chăn nuôi của huyện qua 3 năm (2012 - 2014) 46
Bảng 4.6: Cơ cấu kinh tế của Thị trấn Nghèn qua 3 năm 2012 – 2014 48
Bảng 4.7. Thực trạng nguồn nhân lực cán bộ khuyến nông thị trấn Nghèn 54
Bảng 4.8. Những khó khăn cơ bản của CBKN thị trấn Nghèn 55
Bảng 4.9. Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của CBKN thị trấn Nghèn 56
Bảng 4.10. Các hoạt động khuyến nông ở thị trấn Nghèn ( 2012-2014) 57
Bảng 4.11. Kết quả mô hình trình diễn qua 3 năm (2012- 2014) 58
Bảng 4.12 Kết quả xây dựng MHTD trồng trọt giai đoạn (2012-2014) 59
Bảng 4.13. Kết quả mô hình trình diễn chăn nuôi giai đoạn (2012-2014) 61
Bảng 4.14. Kết quả xây dựng MHTD thủy sản giai đoạn (2012-2014) 62
Bảng 4.15. Số lượng các lớp tập huấn kỹ thuật Trạm tổ chức qua giai đoạn (2012 -
2014) 63
Bảng 4.16. Một số lớp tập huấn trên địa bàn thị trấn Nghèn 65
Bảng 4.17. Kết quả tham quan, hội thảo qua 3 năm (2012 - 2014) 66
Bảng 4.18. Thông tin chung về các hộ điều tra 68
Bảng 4.19. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng MHTD 69
Bảng 4.20: Sự tham gia của người dân vào hoạt động đào tạo, tập huấn 70
Bảng 4.21. Sự tham gia của người dân vào hoạt động thông tin tuyên truyền 72
Bảng 4.22. Đánh giá và kiến nghị của người nông dân về hoạt động khuyến nông 73


iii
Bảng 4.23: Kinh phí cho hoạt động khuyến nông qua 3 năm 2012 - 2014 75


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Vai trò của khuyến nông trong sự nghiệp phát triển nông thôn 5
Hình 4.1: Hệ thống khuyến nông thị trấn Nghèn 51
Hình 4.2 Phương thức chuyển giao tiến bộ KHKT tới nông dân thông qua cán
bộ khuyến nông cơ sở 53

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ, cụm từ viết tắt
Chú giải
KT – XH
Kinh tế xã hội
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
TBKT
Tiến bộ kỹ thuật
CN – TTCN
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
CN & XD
Công nghiệp và xây dựng
KH – KT
Khoa học - kỹ thuật

KN
Khuyến nông
PTNT
Phát triển nông thôn
KNV
Khuyến nông viên
CLBKN
Câu lạc bộ khuyến nông
MHTD
Mô hình trình diễn
TTLL
Thông tin liên lạc
CBKN
Cán bộ khuyến nông
TW
Trung ương

Quyết định
HTX
Hợp tác xã
KNKL
Khuyến nông khuyến lâm
NN
Nông nghiệp

Lao động
NK
Nhân khẩu
SL
Số lượng

CC
Cơ cấu
NS
Năng suất
DT
Diện tích
ĐVT
Đơn vị tính
KN – KN
Khuyến nông – khuyến ngư

vi
MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.1 Những kiến thức lý luận cơ bản về khuyến nông 4
2.1.2. Vai trò của khuyến nông 5
2.1.2.1. Vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn 5
2.1.3. Chức năng của khuyến nông 6
2.1.4. Các nguyên tắc khuyến nông 7
2.1.5. Các phương pháp khuyến nông 8
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nồng 9
2.1.7. Nội dung hoạt động của KN 10

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 12
2.2.1. Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới 12
2.2.2. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam 14
2.2.2.1. Sự hình thành và phát triển khuyến nông ở Việt Nam 14
2.2.3. Thực trạng công tác khuyến nông thị huyện Can Lộc. 20
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 22
3.2.1. Địa điểm 22
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 22
3.3. Nội dung nghiên cứu 22

vii
3.3.1. Khái quát về ĐKTN, kinh tế - xã hội của thị trân Nghèn 22
3.3.2. Thực trạng tổ chức khuyến nông thị Trấn Nghèn 22
3.3.3. Đánh giá công tác hoạt động KN trên địa bàn thị trấn Nghèn 22
3.3.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động khuyến nông thị trấn Nghèn. 23
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm đóng góp cho sự phát triển của công tác KN
trên địa bàn thị trấn 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu 23
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 23
4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị trấn Nghèn 26
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 49
4.2. Thực trạng công tác khuyến nông thị trấn Nghèn 51
4.2.1. Căn cứ thành lập khuyến nông thị trấn Nghèn 51
4.3.2. Cơ cấu của hệ thống khuyến nông thị trấn Nghèn 51
4.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của trạm khuyến nông thị trấn Nghèn 52
4.2.4. Phương thức chuyển giao khoa học kỹ thuật của khuyến nông thị trấn Nghèn 52

4.2.5. Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông thị trấn Nghèn 54
4.3. Đánh giá các hoạt động của trạm KN thị trấn Nghèn 57
4.3.1. Xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông 58
4.3.2. Hoạt động đào tạo, tập huấn về kỹ thuật 63
4.3.3. Đánh giá kết quả tham quan hội thảo 66
4.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông 67
4.4. Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo
tập huấn và thông tin tuyên truyền 68
4.4.1. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng MHTD 68
4.4.2. Sự tham gia của người dân vào hoạt động đào tạo, tập huấn kỹ thuật 70
4.4.3. Sự tham gia của người dân vào hoạt động thông tin, tuyên truyền khuyến nông
71

viii
4.4.4. Một số đánh giá và kiến nghị của người nông dân đối với hoạt động khuyến
nông của thị trấn Nghèn 73
4.4.5. Kinh phí hoạt động khuyến nông thị trấn Nghèn 75
4.5. Đánh giá chung về thực trạng khuyến nông thị trấn Nghèn 76
4.5.1. Điểm mạnh 76
4.5.2. Điểm yếu 77
4.5.3. Cơ hội 79
4.5.4. Thách thức 79
4.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông thị trấn Nghèn 80
4.6.1. Giải pháp về chính sách 80
4.6.2. Giải pháp về tổ chức hệ thống khuyến nông 80
4.6.3. Giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông 81
4.6.4. Giải pháp về phương pháp khuyến nông, nội dung và kinh phí hoạt động 81
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
5.1. Kết luận 83
5.2. Kiến nghị 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất sớm nhất trong lịch sử loài người.
Nó sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết thực của con người mà
không ngành nào có thể thay thế được.
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chính, với cơ cấu của ngành
nông nghiệp chiếm 20,23%, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, 60% dân số làm
nghề nông. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng cần được
chú trọng quan tâm để phát triển kinh tế nước nhà.
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất sớm nhất trong lịch sử loài người.
Nó sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết thực của con người mà
không ngành nào có thể thay thế được.
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chính, với cơ cấu của ngành
nông nghiệp chiếm 20,23%, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, 60% dân số làm
nghề nông. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng cần được
chú trọng quan tâm để phát triển kinh tế nước nhà.
Trước tình hình đó, được sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước: Hệ thống
khuyến nông (KN) Nhà nước của Việt Nam chính thức được thành lập theo Nghị định
13/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ. KN là một quá trình, một hệ thống
các hoạt động nhằm truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề cho nông dân, đưa đến
cho họ những hiểu biết để họ có khả năng tự giải quyết những vấn đề gặp phải nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao dân trí
trong cộng đồng nông thôn.
Qua 21 năm xây dựng và phát triển, KN đã và đang khẳng định vị thế quan

trọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta.
Trước đây, sản xuất nông nghiệp không đủ cung cấp lương thực, thực phẩm
cho nhu cầu của nhân dân cả nước. Từ khi hệ thống khuyến nông nhà nước được
thành lập, đến nay ngành nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và

2
đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế
giới (đứng thứ 2 thế giới về sản xuất lúa gạo), sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã
có mặt trên thế giới như châu Âu, Mĩ. Hàng năm cả nước sản xuất được trên dưới
40 triệu tấn lương thực và một khối lượng rất lớn các nông sản khác. Việc áp dụng
các tiến bộ KHKT vào sản xuất, đồng thời lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp với
từng địa phương làm cho năng suất sản lượng cây trồng tăng lên. Những thành công
trên đã nói đến sự tích cực và vai trò của công tác KN.
Hiện nay, khoa học kỹ thuật (KHKT) ngày một phát triển. Những kỹ thuật tiến
bộ (KTTB) ngày một nhiều trong khi điều kiện và trình độ sản xuất của một bộ phận
không nhỏ nhân dân còn yếu, các kênh thông tin đến được với người dân còn ít và
thiếu đồng bộ. Do đó mà vấn đề chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, kiến thức
nông nghiệp và các chính sách cho người dân là một yêu cầu cấp thiết trong chiến
lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Bà con nông dân còn đang thiếu
kiến thức trong sản xuất trên chính thửa ruộng, mảnh vườn và chuồng trại của mình.
Vì thế, họ cần và thực sự có nhu cầu được đào tạo tay nghề để nâng cao kiến thức về
cả trồng trọt và chăn nuôi. Mặt khác, khi đất nước đã hội nhập, cùng với sự phát triển
của thị trường, một bộ phận “nông dân tiên tiến” ngoài nhu cầu kiến thức về trồng
trọt - chăn nuôi họ đã có nhu cầu kiến thức về chế biến, marketing và tiêu thụ nông sản.
Một loạt các câu hỏi đặt ra là công tác khuyến nông của thị trấn đang hoạt
động như thế nào? Nó đã giúp được gì cho người dân địa phương? Và trên
thực tế công tác khuyến nông này đã đáp ứng được nhu cầu của người dân ở đây
chưa? Có những ưu điểm nào cần phát huy, phổ biến và còn những mặt hạn chế nào
cần khắc phục?
Xuất phát từ yêu cầu đó, từ tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu, cần chỉ

ra những tồn tại để khắc phục, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu góp phần
củng cố công tác KN trong những năm tới. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh
Hà Tĩnh”


3
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá được về hệ thống cơ cấu tổ chức, vai trò và
thực trạng hoạt động KN ở thị trấn Nghèn trong 3 năm (2012 - 2014). Từ đó, đề
xuất được một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ KN và đẩy mạnh công tác KN
đạt kết quả cao.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được cơ cấu tổ chức và thực trạng hoạt động KN ở thị trấn Nghèn
trong giai đoạn 2012 - 2014.
- Tìm ra được những mặt mạnh và những hạn chế tồn tại trong công tác KN
giai đoạn 2012 - 2014, cơ hội, thách thức trong giai đoạn mới.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm đóng góp cho sự phát triển của công
tác KN trên địa thị trấn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế, làm quen với thực tiễn sản
xuất, nâng cao kiến thức học tập được từ nhà trường, và rút ra những bài học kinh
nghiệm phục vụ công tác sau này.
- Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên các khóa tiếp theo.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được các hoạt động KN, tìm ra nguyên nhân của điểm mạnh,
điểm yếu trong công tác KN tại thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh trong
giai đoạn 2012 – 2014. Từ đó xác định được phương hướng phát triển phù hợp cho
huyện trong những năm tới.

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tham khảo cho việc hoàn thiện hệ thống KN
và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác KN trên địa bàn thị trấn, góp
phần nâng cao hiệu quả của công tác KN tỉnh Hà Tĩnh.




4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Những kiến thức lý luận cơ bản về khuyến nông
2.1.1.1. Khái niệm khuyến nông
Theo nghĩa Hán – Văn: “khuyến” có nghĩa là khuyến khích - khuyên bảo -
triển khai, còn “nông” là nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân, nông thôn. “Khuyến
nông” nghĩa là khuyên khích mở mang phát triển trong nông nghiệp.
Khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau và phục vụ nhiều mục đích
có qui mô khác nhau, vì vậy khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa được
một cách chính xác, nó thay đổi tùy theo lợi ích mà nó mang lại.
“Khuyến nông được định nghĩa như thể là một tiến trình của việc lôi kéo
quần chúng tham gia vào việc trồng và quản lý cây một cách tự nguyện”
(D.Mahony, 1987).
“Khuyến nông khuyến lâm được xem như một tiến trình của việc hòa nhập
các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan điểm, kỹ năng để quyết định cái
gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn tài
nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng vượt qua các trở ngại
gặp phải” (Theo tổ chức FAO,1987).
Qua rất nhiều khái niệm trên chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu
khuyến nông theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt
động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Khuyến nông ngoài việc
hướng dẫn cho nông dân tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải giúp họ liên kết lại với nhau
chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ nhà nước,
giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành tổ chức các hoạt động xã
hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn[2].
Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức
mà đối tượng của nó là người nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân

5
những thông tin và những lời khuyên giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc khó
khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng
cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân
và gia đình họ[7].
2.1.2. Vai trò của khuyến nông
2.1.2.1. Vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn
Trong điều kiện nước ta hiện nay, trên 80% dân số sống ở các vùng nông
thôn với 70% lao động xã hội để sản xuất ra những nông sản thiết yếu cung cấp cho
toàn bộ xã hội như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến…Và sản xuất nông nghiệp chiếm 37 - 40% giá trị sản phẩm xã hội[7].
Mặc dù nông nghiệp và nông thôn có vai trò quan trọng trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước nhưng hiện nay ở nhiều vùng nông thôn, mức sống và
trình độ dân trí còn rất thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ sản xuất lạc hậu. Đây
là những thách thức rất lớn và khuyến nông được coi là một trong những con đường
góp phần giải quyết những thách thức đó.


Hình 2.1. Vai trò của khuyến nông trong sự nghiệp phát triển nông thôn
Phát
triển

nông
thôn
Khuyến
nông
Giao
thông
Giáo
dục
Chính
sách
Tài
chính
Công
nghệ
Thị
trường
Tín
dụng

6
Thông qua các hoạt động khuyến nông, nông dân và những người bên ngoài
cộng đồng có cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau để
phát triển sản xuất và nâng cao đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt khuyến nông còn tạo
ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá
thông tin kiến thức và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Ngày nay, công tác khuyến nông khuyến lâm trở nên không thể thiếu được ở mỗi
quốc gia, mỗi địa phương và từng hộ nông dân. Toàn bộ những cố gắng phát triển
kinh tế xã hội sẽ bị hạn chế nếu thiếu một nền sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bền
vững. Vì vậy công tác khuyến nông cần phải được tăng cường củng cố và phát triển.
2.1.2.2. Vai trò trong chuyển giao khoa học công nghệ

Khuyến nông đóng vai trò là cầu nối giữa nông dân với các Viện, các Trường
Đại học. Nhờ vậy các tiến bộ kỹ thuật nhanh chóng được triển khai, áp dụng trong
sản xuất và đời sống của người dân[7].
2.1.2.3. Vai trò đối với nhà nước
Khuyến nông là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các chính
sách, chiến lược về phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn và nông dân.
Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nông nghiệp.
Trực tiếp góp phần cung cấp những thông tin về những nhu cầu, nguyện vọng của
nông dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định, cải tiến đề
ra được chính sách phù hợp[7].
2.1.3. Chức năng của khuyến nông
- Đào tạo, tập huấn nông dân: Tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mô hình,
tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng kiến và
thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ.
- Trao đổi truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông tin
cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp họ cùng
nhau chia sẻ và học tập.
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương.

7
- Giám sát và đánh giá các hoạt động khuyến nông: Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra đánh giá và hưởng lợi.
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới,
hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường, từ
đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản
xuất quy mô nông trại.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường tiêu
thụ sản phẩm[7].

2.1.4. Các nguyên tắc khuyến nông
Hoạt động khuyến nông phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
(1) Nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt, mệnh lệnh: Mỗi hộ nông dân là một
đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất của họ do họ quyết định. Vì vậy, nhiệm vụ của
khuyến nông là tìm hiểu cặn kẽ những yêu cầu, nguyện vọng của họ trong SXNN,
đưa ra những kỹ thuật tiến bộ mới sao cho phù hợp để họ tự cân nhắc, lựa chọn. Vụ
này họ chưa áp dụng vì họ chưa đủ điều kiện, chưa thật tin tưởng nhưng vụ sau,
thông qua một số hộ đã áp dụng có hiệu quả, lúc đó họ sẽ tự áp dụng.
(2) Nguyên tắc không làm thay: Cán bộ khuyến nông (CBKN) giúp đỡ nông
dân thông qua trình diễn kết quả, trình diễn phương pháp để họ mắt thấy tai nghe.
CBKN cần thao tác chậm để nông dân theo dõi, vừa làm vừa giải thích sau đó mời
nông dân làm thử.
(3) Nguyên tắc không bao cấp: Khuyến nông chỉ hỗ trợ những khâu khó
khăn ban đầu về kỹ thuật, giống và vốn mà từng hộ nông dân không thể tự đầu tư áp
dụng do hạn chế về nguồn lực của mình. Không nên bao cấp toàn bộ, tránh trường
hợp nông dân ỉ lại không phát huy được năng lực và trách nhiệm vào công việc.
(4) Nguyên tắc khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều: Giữa nông dân
với các tổ chức và cơ quan khác luôn có mối quan hệ, khuyến nông phải phản ánh
trung thực những ý kiến tiếp thu, phản hồi của nông dân về những vấn đề chưa phù
hợp cần sửa đổi khắc phục.

8
(5) Nguyên tắc khuyến nông không hoạt động đơn độc: Khuyến nông phải
phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn khác. Ngoài việc phối hợp
chặt chẽ với các trường, viện nghiên cứu khoa học, trung tâm khoa học nông nghiệp
còn phải phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể quần chúng, các tổ chức quốc tế,
các doanh nghiệp… Để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông. Công tác khuyến nông
cần được xã hội hóa.
(6) Nguyên tắc công bằng: Khuyến nông phải quan tâm tạo điều kiện đến mọi
thành viên, mọi tầng lớp nông dân, đặc biệt là những người nghèo để họ phát triển

sản xuất, vươn lên cải thiện đời sống và hoà nhập với cộng đồng[7].
2.1.5. Các phương pháp khuyến nông
Xét về phương pháp thì hoạt động khuyến nông gồm 3 loại sau: Phương pháp
cá nhân, phương pháp nhóm, và phương pháp thông tin đại chúng.
- Phương pháp cá nhân: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được
chuyển giao trực tiếp cho từng cá nhân hay hộ nông dân. Phương pháp này được
thực hiện bằng cách: Thăm và gặp gỡ, gửi thư hoặc điện thoại. Ưu điểm của phương
pháp này là dễ thực hiện, nhanh, kịp thời, đáp ứng thông tin theo yêu cầu. Nhược
điểm là diện hẹp, từng nông dân[7].
- Phương pháp nhóm: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được
truyền đạt cho một nhóm người có chung một mối quan tâm và nhằm mục đích giúp
nhau phát triển. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: trình diễn, họp nhóm
và thăm quan. Ưu điểm của phương pháp này là tính phổ cập thông tin cao, tốn ít
nhân lực, khơi dậy sự tham gia của dân, cải tiến kỹ thuật do dân góp ý, phát hiện
vấn đề mới nhanh chóng. Nhược điểm của phương pháp này là kinh phí lớn, dân trí
thấp, điều kiện địa lý khó khăn[7].
- Phương pháp thông tin đại chúng: Là phương pháp được thực hiện bằng
phương tiện nghe (đài), phương tiện đọc (sách, báo, tạp chí), phương tiện nhìn
(tranh ảnh, mẫu vật), phương tiện nghe nhìn (phim video, phim nhựa, tivi). Ưu điểm
của phương pháp này là phạm vi tuyên truyền rộng, phục vụ được nhiều người, linh

9
hoạt ở mọi nơi, truyền thông tin nhanh và chi phí thấp. Nhược điểm của nó là không
có lời khuyên và sự giúp đỡ cụ thể cho từng cá nhân[7].
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nồng
- Về điều kiện tự nhiên: khuyến nông hoạt động trong môi trường nông thôn.
Các điều kiện đất đai, khí hậu thủy văn quyết định cơ cấu cây trồng của một địa
phương có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả công việc. Cán bộ khuyến
nông cần nắm rõ từng chân đất của từng vùng thông qua đó mà khuyến cáo người
dân trồng cây gì, bón phân gi, bao nhiêu là phù hợp, nuôi con gì, loại giống nào

đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Điều kiện kinh tế xã hội
* Dân cư: Dân số nông nghiệp nước ta chiêm 74% trong đó lao động trẻ em
chiếm một tỷ trọng lớn. Điều này rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên
cũng đặt ra yêu cầu rất lớn đối với hoạt động khuyến nông đặc biệt là cán bộ
khuyến nông khi mà sồ lượng cán bộ khuyến nông còn ít.
* Trình độ văn hóa: Phân loại trình độ văn hóa trong cộng đồng dân cư, đặc
biệt là trình độ văn hóa của lao động nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc
tiếp thu KHCN. Những vùng nông thôn có trình độ văn hóa cao, giáp các thành phố
thị trấn thường là những nơi tiếp thu mạnh về KHKT, đòi hỏi hoạt động khuyến
nông phai luôn đổi mới và hấp dẫn với người dân, đội ngũ cán bộ khuyến nông cần
có năng lực và trình độ chuyên môn cao.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống thủy nông, điện, đường, trường, trạm,
công cụ máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới việc đưa
tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Người dân có điều kiện làm quen với máy móc
thiêt bị nên suy nghĩ cách làm đòi hỏi cao hơn yêu cầu những tiến bộ kỹ thuật mới
hơn, hiệu quả hơn.
* Chính sách cán bộ: Con người là chủ thể của mọi hoạt động, là nhân tố
quyết định trong quá trình phát triển xã hội, nhưng con người chỉ phát huy được
những sáng tạo và nhiệt tình khi có một chính sách cán bộ đúng đắn, chế độ thù lao
phù hợp.

10
* Chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ: Đây là vấn đề cấp bách trong
điều kiện chúng ta là thanh viên của chính thức của WTO, khi mà toàn câu hóa đã
và đang đem lại những cơ hội rất lớn trong đó có thành tựu về KHCN, đồng thời
cũng đặt ra thách thức lớn về vấn đề trình độ đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ
KHKT nông ng hiệp nói riêng. Thách thức đó đòi hỏi phải có chính sách, kế hoạch
đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để vươn lên theo kịp yêu cầu mới.
2.1.7. Nội dung hoạt động của KN

Theo Nghị định 02 của Chính Phủ về khuyến nông, khuyến ngư, nội dung
hoạt động khuyến nông, khuyến ngư gồm[13]:
Điều 4: Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
1. Đối tượng
a) Người sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định này
chưa tham gia chương trình đào tạo dạy nghề do Nhà nước hỗ trợ
b) Người hoạt động khuyến nông theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1
Nghị định này.
2. Nội dung
Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập huấn,
truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh
trong các lĩnh vực khuyến nông theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này; tập
huấn cho người hoạt động khuyến nông nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Hình thức
a) Thông qua mô hình trình diễn.
b) Tổ chức các lớp học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành.
c) Thông qua các phương tiện truyền thông: Báo, đài, tờ rơi, tài liệu
(sách, đĩa CD - DVD).
d) Qua chương trình đào tạo từ xa trên kênh truyền thanh, truyền hình, xây
dựng kênh truyền hình dành riêng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ưu tiên là
đào tạo nông dân trên truyền hình.
đ) Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet.

11
e) Tổ chức khảo sát, học tập trong và ngoài nước.
4. Tổ chức triển khai
a) Việc đào tạo nông dân và đào tạo người hoạt động khuyến nông do các tổ
chức khuyến nông quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này đảm trách.
b) Giảng viên nòng cốt là các chuyên gia, cán bộ khuyến nông có trình độ đại
học trở lên, các nông dân giỏi, các cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm

trong sản xuất, kinh doanh, có đóng góp, cống hiến cho xã hội, cộng đồng, đã qua
đào tạo về kỹ năng khuyến nông.
Điều 5: Thông tin tuyên truyền
1. Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội.
2. Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong sản
xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí khuyến nông,
tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn và các
hình thức thông tin tuyên truyền khác, xuất bản và phát hành ấn phẩm khuyến nông.
3. Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến
nông.
Điều 6: Trình diễn và nhân rộng mô hình
1. Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù
hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành, các
mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm.
2. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
3. Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu
quả và bền vững.
4. Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn,
điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
Điều 7: Tư vấn và dịch vụ khuyến nông
1. Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị
định này về:

12
a) Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn.
b) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao
năng suất, chất lương, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm.
c) Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án đầu

tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, lựa
chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường.
d) Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất kinh doanh.
đ) Cung ứng vật tư nông nghiệp.
2. Tư vấn và dịch vụ khác liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn.
Điều 8: Hợp tác quốc tế về khuyến nông
1. Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các chương trình hợp tác
quốc tế.
2. Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và
tổ chức quốc tế theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
3. Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến
nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình học tập khảo sát
trong và ngoài nước.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới
Trên thế giới khuyến nông ra đời từ rất sớm và ở hầu khắp các nước. Hoạt
động khuyến nông gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp. Các nước có nền
nông nghiệp phát triển (như Anh, Pháp, Mỹ) một phần cũng là nhờ tác động tích
cực của hoạt động khuyến nông. Vì vậy các nước nông nghiệp đang phát triển hiện
nay (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan) cũng đang cố gắng xây dựng và hoàn thiện hệ
thống khuyến nông của nước mình.
Khởi đầu là giáo sư người Pháp Rabelais, từ năm 1530 ông đã cải tiến
phương pháp giảng dạy, đưa quan điểm giáo dục nông nghiệp “Học đi đôi với
hành” vào giảng dạy. Ngoài việc giảng dạy lý thuyết ở lớp ông đã cho học trò tiếp

13
xúc với sản xuất và tự nhiên. Ông đã chỉ cho họ biết cách phân biệt giống cây và
giống con, kỹ thuật nuôi cừu, bò, gà…
Đến năm 1777, giáo sư người Thụy Sĩ là Heirich Dastalozzi thấy rằng muốn
mở mang nhanh nền nông nghiệp giúp nông dân nghèo cải thiện được cuộc sống thì

phải đào tạo chính con em họ có trình độ và nắm được KTTB, biết làm thành thạo
mốt số công việc như quay sợi bông, dệt vải, cày bừa.
Tuy nhiên phải đến năm 1843 hoạt động khuyến nông mới có tính phổ rộng
và biểu hiện rõ rệt. Đó là hoạt động của Uỷ ban nông nghiệp của hội đồng thành
phố NewYork (Mỹ). Uỷ ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở các trường đại
học nông nghiệp và các viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ sở để hướng dẫn
giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Khuyến nông ở Inđônêxia
Hệ thống khuyến nông nhà nước được thành lập năm 1955 gồm 4 cấp: cấp
quốc gia có hội đồng khuyến nông quốc gia, cấp tỉnh có diễn đàn khuyến nông cấp
1, huyện có diễn đàn khuyến nông cấp 2, cấp xã và liên xã có cơ quan khuyến
nông cơ sở. Tại đó có bộ phận dịch vụ khuyến nông và trung tâm thông tin phục
vụ cho nhu cầu của nông dân. Ngày nay Inđonêxia thường xuyên được chọn là nơi
tổ chức đào tạo CBKN cho các nước trong khu vực[1].
* Khuyến nông ở Ấn Độ
Tổ chức khuyến nông được thành lập từ năm 1960 theo 5 cấp: cấp quốc gia,
cấp vùng, cấp bang, cấp huyện và cấp xã. Nhờ có hoạt động khuyến nông được tổ
chức tương đối tốt nên Ấn Độ đã làm cuộc “Cách mạng xanh” khá thành công, về
căn bản đã giải quyết được nạn đó, tự túc được lương thực. Sau đó nước này đã
thắng lợi trong cuộc “Cách mạng trắng” về sữa và đang tiếp tục tiến hành cuộc
“Cách mạng nâu” về thịt[1].
* Khuyến nông ở Thái Lan
Tuy mãi đến năm 1967 mới có quyết định thành lập tổ chức khuyến nông
song được Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm. Số CBKN của Thái Lan vào năm
1992 là khoảng 15.196 người. Mỗi năm Chính phủ Thái Lan chi khoảng 130 - 150

14
triệu USD cho hoạt động khuyến nông. Vì vậy nông nghiệp Thái Lan phát triển một
cách toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, có sản lượng gạo và sắn xuất khẩu
nhiều nhất thế giới[1].

* Khuyến nông ở Trung Quốc
Hoạt động khuyến nông ở Trung Quốc đã có từ lâu, năm 1933 trường đại học
Kim Lãng đã thành lập phân khu khuyến nông nhưng mãi đến năm 1970 nước này
mới chính thức có tổ chức khuyến nông. Trong Nghị quyết của đảng cộng sản
Trung Quốc khoá VIII về “Tăng cường công tác nông nghiệp và nông thôn” nêu rõ
“phải nắm vững chiến lược KHCN và khuyến nông”, đưa ngay sinh viên mới tốt
nghiệp xuống cơ sở, chú trọng đào tạo các nông dân giỏi trở thành khuyến nông
viên. Cho tới nay Trung Quốc đã có Uỷ ban quốc gia - cục phổ cập kỹ thuật nông
nghiệp, cấp tỉnh có cục khuyến nông, dưới tỉnh có khuyến nông phân khu, cấp cơ sở
là khuyến nông thôn xã.
Trên đây là hoạt động khuyến nông của một số quốc gia trên thế giới. Nó cho thấy
khuyến nông đang được các nước ngày càng chú trọng, quan tâm hơn để phục vụ
cho phát triển nông nghiệp - nông thôn và nâng cao đời sống người nông dân. Bằng
chứng là năm 1700 mới có 1 nước, năm 1800 có 8 nước, năm 1950 có 69 nước,
năm 1992 có 199 nước có tổ chức khuyến nông. Đến năm 1993 Việt Nam cũng
chính thức thành lập tổ chức khuyến nông[1].
2.2.2. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam
2.2.2.1. Sự hình thành và phát triển khuyến nông ở Việt Nam
Khuyến nông Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển
của nền sản xuất nông nghiệp. Các vua Hùng cách đây hơn 2000 năm đã trực tiếp dạy
dân cách làm nông nghiệp: gieo hạt, cấy lúa, mở các cuộc thi để các Hoàng tử, Công
chúa có cơ hội trổ tài, chế biến các món ăn từ các nông sản tại chỗ. Công chúa Thiều
Hoa là người đầu tiên dạy dân chăn tằm dệt lụa[7].
Vua Lê Đại Hành (979 - 1008) là ông vua đầu tiên đích thân đi cày ruộng tịnh
điền ở Đọi Sơn, Bàn Hải thuộc vùng Duy Tiên, Nam Hà ngày nay[7].

15
Các vua Lý (1009 -1056) rất coi trọng nghề nông và đã ra nhiều chính sách
chăm lo phát triển nông nghiệp.
Triều vua Lê Thái Tông (1492). Triều đình đặt chức Hà Đê Sứ và Khuyến

nông sứ đến cấp phủ huyện và từ năm 1492 mỗi xã có một xã trưởng phụ trách
nông nghiệp và đê điều. Triều đình ban bố chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền,
và lần đầu tiên sử dụng từ “khuyến nông” trong bộ luật Hồng Đức[7].
Thời vua Quang Trung (1807 – 1792): Từ năm 1789 sau khi thắng giặc ngoại
xâm, Quang Trung ban bố ngay “chiếu khuyến nông” nhằm phục hồi dân phiêu tán,
khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, sau 3 năm những đất đai hoang hóa đã được phục
hồi, sản xuất phát triển[7].
Đến thời kỳ nhà Nguyễn (1807 - 1884) đã định ra chức đinh điền sứ. Nguyễn
Công Trứ được giao chức vụ này. Ông đã có công khai khẩn đất hoang để lập ra hai
huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) và Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình)[7].
Thời kỳ pháp thuộc (1884 – 1945) phát triển nông nghiệp và khuyến nông chủ
yếu phục vụ chính sách thuộc địa phong kiến của thực dân pháp. Người Pháp tổ chức
các Sở canh nông ở Bắc Kỳ, các Ty khuyến nông ở các tỉnh.
Từ sau cách mạng tháng 8/1945 – 1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm tới nông nghiệp, người kêu gọi quốc dân “tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất
ngay, tăng gia sản xuất nữa! đó là những việc cấp bách của chúng ta lúc này”[7].
Nghe theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, toàn dân bắt tay vào khôi phục kinh
tế, phát triển sản xuất.
Từ năm 1958 – 1975 nông nghiệp Miền Bắc Việt Nam phát triển trong sự tác
động mạnh mẽ của mô hình HTX nông nghiệp. Từ đổi công (1956), đến HTX bậc
thấp năm 1960, đến HTX cấp cao (1968), đến HTX toàn xã năm 1974. Thành lập
các đoàn cán bộ nông nghiệp ở Trung ương, cấp tỉnh, huyện chỉ đạo sản xuất ở cơ
sở. Giai đoạn 1976 – 1988 nông nghiệp Việt Nam thống nhất thành một mối hai
miền cùng tăng gia phát triển sản xuất. Song diễn biến tình hình có nhiều phức tạp,
do sự tác động của quan hệ sản xuất tập thể và mô hình quản lý tập chung, kế hoạch
hóa tập chung. Nhiều thiếu sót đã nảy sinh trong quản lý kinh tế và quản lý nông

16
nghiệp, đã làm cho nông nghiệp phát triển chậm lại đời sống nông thôn nảy sinh
nhiều vướng mắc, nông dân không yên tâm sản xuất và sinh sống.

Trước thực trạng suy thoái kinh tế những năm cuối thập kỷ 70 và đầu năm 80
nói chung và nông nghiệp nói riêng, ngày 13/01/1981 chỉ thị 100CT/TW của ban Bí
thư Trung ương Đảng về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến
nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp” được ban hành (gọi tắt là khoán
100). Khoán 100 mặc dù chưa phải là mô hình mới về tổ chức và quản lý nông
nghiệp, mà mới chỉ là cải tiến hình thức khoán, từ khoán việc sang khoán sản phẩm,
từ khoán đội sang khoán hộ. Đây cũng được coi là đột phá đầu tiên vào cơ chế quản
lý tập chung, quan liêu, sản xuất tập thể. Vì vậy, coi là “Chìa khóa vàng” để mở ra
thời kỳ mới của sản xuất nông nghiệp Việt Nam[7].
Tới tháng 12/1986, đại hội VI, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi
mới trong lãnh đạo và quản lý kinh tế. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI (5/4/1988) về “đổi mới quản lý trong nông nghiệp”
nhằm giải phóng sản xuất trong nông thôn đến từng hộ nông dân, khẳng định hộ xã
viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn (gọi tắt là khoán 10) [3]. PGS.TS Chanock
Jacobsen đã khẳng định: “Trong một thế giới đang chuyển đổi mà sự khởi đầu của cá
thể và tư nhân chiếm vị trí cao trong sự phát triển nông nghiệp, khuyến nông đã trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết”.
Ngày 02/3/1993 Chính phủ ra nghị định 13CP về công tác khuyến nông. Bắt
đầu hình thành hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương. Năm 1993
Cục khuyến nông Khuyến lâm được thành lập: vừa quản lý nhà nước vừa làm công
tác khuyến nông. Năm 2001 Trung tâm Khuyến nông Trung ương ra đời (trực thuộc
cục khuyến nông). Tới năm 2003 Trung tâm khuyến nông Quốc gia được thành
lập[7].
Ngày 26/4/2005 Chính phủ đã ban hành nghị định 56/2005/CP thay thế cho
Nghị định 13CP. Trong nghị định này quy định rõ hơn về hệ thống tổ chức khuyến
nông. Bổ sung thêm nội dung tư vấn, dịch vụ khuyến nông và hợp tác quốc tế về

×