Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO kết QUẢ học tập của SINH VIÊN KHOA KINH tế xã hội TRƯỜNG đại học TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.75 KB, 20 trang )

TÓM TẮT
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, đây là
cơ hội đưa nước ta tiếp cận nền kinh tế hiện đại, phát triển cùng với đó là sự tiếp
cận với khoa học tri thức nhân loại. Bên cạnh đó không ít khó khăn khiến chúng ta
không thể bắt kịp với các nước bên ngoài: nền kinh tế nước ta bị lạc hậu, nghèo
nàn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, trình độ học vấn người dân còn kém…
Để khắc phục được những khuyết điểm còn thiếu sót, tuổi trẻ chúng ta là lực
lượng chính trong đó sinh viên là những người được đào tạo để tiếp thu những tri
thức khoa học hiện đại, từ đó bắt kịp với các nước tiến bộ.
Là sinh viên trường Đại học Tiền Giang, khi còn ngồi trên ghế nhà trường,
sinh viên phải nổ lực phấn đấu học tập để đạt được kết quả cao, tuy nhiên vẫn còn
một số sinh viên chưa thật sự cố gắng trong học tập, có thái độ ỷ lại trong quá trình
học và bị sa đà vào những cám dỗ bên ngoài.
Do những nguyên nhân như: môi trường xung quanh của sinh viên, điều kiện
cơ sở vật chất kỹ thuật, nhận thức của sinh viên, yếu tố gia đình. Từ những nguyên
nhân trên đề tài đề ra những giải pháp để giúp sinh viên định hướng từ những năm
đầu, cố gắng biến mình thành một sinh viên vừa có kiến thức chuyên môn vừa có
những kỹ năng mềm cần thiết, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệptrong
nền kinh tế hiện nay.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Ngày nay, việc thi đỗ vào đại học là một điều khó khăn đồi hỏi sự phấn đấu
nỗ lực của mỗi cá nhân. Nhưng làm thế nào để có thể học tốt trong môi trường đại
học là điều đáng phải chú ý. Khi mới bước chân vào giảng đường đai học, nhiều
sinh viên còn bỡ ngỡ khi trong lớp học không phải vài chục nguời mà là vài trăm
người, một số sinh viên chưa làm quen với cách học trên đại học do thay đổi môi
trường đột ngột nên kết quả học tập chưa cao.
- Điều quan trọng hơn là mỗi sinh viên chưa biết đặt mục tiêu cho mình, dẫn
đến xa đà vào những cám dỗ ở bên ngoài như: game online, bida hay những bữa
tiệc tùng hoan phí…làm cho các bạn xem việc học không còn là nhiệm vụ chính


của mình dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Từ những lý do khách quan, chủ quan
trên tác giả chọn đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN KHOA KT-XH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG”. Nhằm giúp
sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc học, có phương pháp học tập
đúng đắn, nâng cao kết quả học tập của sinh viên khoa KT-XH Trường Đại Học
Tiền Giang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nâng cao kết quả học tập của sinh khoa Kinh Tế - Xã Hội Trường Đại Học
Tiền Giang, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, nâng cao uy tính của nhà trường
đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp sinh viên tìm được việc làm khi ra trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên khoa Kinh Tế - Xã Hội trường Đại Học
Tiền Giang.
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp giúp sinh viên khoa KT-XH cải thiện cách
2
học giúp sinh viên học tốt hơn khi ở trường, thư viện, ở nhà và giúp họ tránh xa
những cám dỗ bên ngoài để họ chú tâm vào việc học.
4. Tình hình nghiên cứu
- Hiện nay, kết quả học tập của sinh viên khoa KT-XH chưa đạt kết quả cao.
Vì thế việc cải thiện kết quả học tập là điều mà bao người chú ý tới, tuy nhiên
chưa ai có những giải pháp giúp sinh viên cải thiện việc học của họ. Vì vậy, tác
giả nghiên cứu đề xuất những giải pháp giúp sinh viên định hướng việc học, nâng
cao kết quả học tập.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Trong đề tài tác giả chỉ áp dụng cho sinh viên khoa KT-XH Trường Đại Học
Tiền Giang
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu tổng quan về học tập theo tín chỉ của sinh viên trường đại học Tiền
Giang
- Mô tả thực trạng việc học và những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập

của sinh viên khoa KT – XH
- Phân tích và làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên Khoa KT-XH trường Đại học Tiền Giang
- Đề xuất giải pháp giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập, giải mã được bài
toán đầu ra cho sinh viên.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Nếu có những giải pháp thiết thực để nâng cao kết quả học tập của sinh viên
thì sinh viên sẽ định hướng được mình sẽ làm gì, và từ đó việc học đối với họ
không còn trở ngại nữa.
3
8. Phương pháp nghiên cứu
- Trong đề tài này, tác giả chọn phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương
pháp quan sát nhằm khái quát vấn đề học tập của sinh viên khoa KT-XH Trường
Đại Học Tiền Giang.
9. Hướng đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học: Áp dụng các phương pháp học tập mới, hiệu quả, giúp các
sinh viên dễ dàng tiếp thu hơn.
- Về mặt thực tiễn: Nêu lên những cách thức giúp sinh viên cải thiện kết quả
học tập, hướng dẫn sinh viên có cách học phù hợp, giúp họ nhận thức được tầm
quan trọng của việc học hiện nay.
10. Cấu trúc của Đề tài
- Cấu trúc đề tài gồm 3 phần: Giới thiệu chung, nội dung chính và kết luận của
đề tài. Riêng phần nội dung chính được chia làm 3chương.
11. Tiến độ (Kế hoạch) thực hiện đề tài
Nội dung công việc thực hiện
Tuần 3/
tháng 3
Tuần 4/
tháng 3
Tuần 1/

tháng 4
Tuần 2/
tháng 4
Tuần 3/
tháng 4
1. Chọn đề tài nghiên cứu
2. Nghiên cứu tài liệu, đăng ký đề tài
3. Lập đề cương nghiên cứu
4. Tiến hành nghiên cứu
5. Chỉnh sửa, hoàn chỉnh đề tài
NỘI DUNG
4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN KHOA KINH TẾ – XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
1. Sơ lược về đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Tiền Giang
1.1. Khái niệm về phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ
- Tín chỉ là đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên
tích lũy được trong 15 giờ tín chỉ.
- Giờ tín chỉ là đại lượng đo thời lượng học tập của sinh viên, được phân
thành ba loại theo các hình thức dạy - học và được xác định như sau:
+ Một giờ tín chỉ lên lớp bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học
+ Một giờ tín chỉ thực hành bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học
+ Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhưng
được kiểm tra đánh giá.
Chúng ta có thể hiểu là: số tín chỉ là khối lượng của môn học, chúng ta đăng
ký càng nhiều tín chỉ thì học càng nặng, học phí cũng được tính theo tín chỉ, hiện
tại học phí trên mỗi tín chỉ là 164.000 nghìn đồng đối với bậc Đại học còn đối với
bậc cao đẳng là 130.000 nghìn đồng
- Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ hay gọi tắt là Hệ thống tín chỉ là

một phương thức đào tạo tiên tiến trong nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế
giới. Nó còn được gọi là học chế tín chỉ để phân biệt với các phương pháp đào tạo
ra đời trước nó như học chế niên chế, học chế học phần. Trên thế giới phương pháp
này được áp dụng ở cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.
1.2. Tác dụng của việc học theo học chế tín chỉ
- Những ưu điểm của việc học theo học chế tín chỉ
+ Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ dựa trên sự phân chia chương trình
học tập thành các modun có thể đo lường, tích luỹ và lắp ghép được để tiến tới hệ
5
thống văn bằng theo các tiêu thức tổ hợp nhất định, được thống nhất và công nhận
rộng rãi thông qua hoạt động quản lý giáo dục đào tạo ở những thời gian và địa
điểm khác nhau. Chính ưu điểm vượt trội này cho phép hệ thống giáo dục đại học
theo học chế tín chỉ có tính mở, linh hoạt và kết nối các cơ sở đào tạo, mang lại
những tiện ích tối đa cho người học.
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ chuyển quyền lựa chọn, quyết định mục tiêu
giao dục, địa điểm đào tạo, kế hoạch học tập, môn học… từ nhà trường sang cho
người học trên cơ sở các trường công khai số lượng tín chỉ cần tích luỹ, trình tự,
logic các môn học cần tích luỹ để được công nhận và trao văn bằng tốt nghiệp của
trường.
+ Các môn học đã được sinh viên tích luỹ ở trường, của văn bằng này có thể
được bảo lưu, sử dụng tiếp cho văn bằng khác, ở trường khác nếu chương trình
theo quy định của văn bằng, nhà trường đó chứa các môn học, tín chỉ đã tích luỹ,
các cơ sở đào tạo có hệ thống chương trình đào tạo thống nhất và công nhận lẫn
nhau, góp phần giảm tải chương trình đào tạo trùng lặp trong các chuyên ngành của
từng trường, tạo cơ hội lớn cho người học chuyển đổi ngành nghề, học được nhiều
văn bằng đại học để thích nghi tốt hơn với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực cho đất nước.
+ Học chế tín chỉ thể hiện đầy đủ tính thích ứng, tính mở của hệ thống giáo
dục đại học trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và hội nhập quốc tế về
giáo dục như một nhu cầu tất yếu, Căn cứ vào hệ thống tín chỉ, với sự hướng dẫn

của cố vấn học tập, sinh viên có thể xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp với
riêng mình, xác định rõ kế hoạch về: địa điểm, lịch trình, phương pháp học cụ thể
của từng môn học
+ Những thế mạnh của học chế tín chỉ này tạo điều kiện thuận lợi cho người
học lựa chọn, bố trí kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
6
Ngoài ra, hệ thống tín chỉ còn cho phép sinh viên tích luỹ tín chỉ bằng nhiều hình
thức khác nhau, tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình cho từng môn học
cũng như cho cả quá trình học tập trong từng trường đại học.
+ Phương thức đào tạo theo tín chỉ tối đa hoá cơ chế tự chủ và tự chịu trách
nhiệm của người dạy, người học, cơ sở đào tạo, góp phần thực hiện công bằng và
nâng cao phúc lợi xã hội, tối ưu hoá được cơ hội học tập cho tất cả mọi thành viên
trong xã hội.
- Bên cạnh những ưu điểm của học chế tín chỉ mang lại, còn bọc lộ những
nhược điểm như:
+ Học chế tín chỉ dựa trên nền tảng các modun được lắp ghép linh hoạt với
nhau nên nếu không xây dựng rà soát một cách khoa học sẽ dẫn đến sự cắt vụn kiến
thức. Một môn học chỉ kéo dài một học kỳ thậm chí diễn ra trong một, hai tuần (tuỳ
theo số tín chỉ và lịch học), và sinh viên thường học 4-5 môn học trong một đợt, 8-
10 môn học/một học kỳ, và để đạt một văn bằng sinh viên học khoảng 40 môn học.
Trong khi đó đặc trưng của học chế tín chỉ là chuyển trung tâm của việc dạy-học
sang người học với nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy và kênh thông tin khai thác.
Khi thời gian học môn học ngắn, thời lượng 2-3 tín chỉ thì cả người dạy và người
học đều phải chạy đua với thời gian.
+ Hệ thống đào tạo theo tín chỉ nếu không được tuyên truyền, phổ biến để
đảm bảo các đối tượng tham gia vào quá trình đào tạo đại học hiểu và làm đúng với
nội dung thực chất của nó thì sự thiếu hiểu biết và làm sai hệ thống đào tạo này -
nhất là đối với sinh viên - sẽ làm méo mó động cơ học tập của sinh viên. Họ nhìn
nhận trình độ học vấn quy định cho 1 văn bằng như là sự tích luỹ các tín chỉ hơn là
học tập vì mục tiêu cuối cùng của nó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực

tổ chức cuộc sống và việc làm của các cá nhân hài hoà với các chuẩn mực chung
của xã hội… Bởi vậy, hơn ai hết, hệ thống quản lý của các cơ sở đào tạo cần phối
7
hợp với các tổ chức đoàn thể và các bộ phận chức năng của tổ chức giáo dục và đào
tạo đại học phổ biến kiến thức về hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ để từng đối
tượng đều hiểu và thực hiện đúng đắn.
+ Hệ thống tín chỉ tạo điều kiện mở rộng các cơ hội để nhận văn bằng đại
học và đương nhiên nhu cầu cũng như số lượng văn bằng thực tế cung cấp sẽ tăng
lên. Lúc đó có thể các trường đại học sẽ phải tập trung nguồn lực nhiều hơn vào
việc xác nhận các hoạt động giáo dục ngoài trường hơn là cung cấp các hoạt động
giáo dục trong trường. Cơ quan quản lý vĩ mô sẽ phải tập trung nguồn lực để đảm
bảo hệ thống các trường đại học có chương trình thống nhất, thừa nhận lẫn nhau…
sinh viên có thể chuyển đổi ngành học, trường học dễ dàng… do đó cũng đặt ra
vấn đề quản trị chất lượng đào tạo của các nhà trường như một khâu trọng yếu,
không thể thiếu được ở từng trường cũng như cả hệ thống đào tạo đại học để
phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ thành công.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
- Môi trường xung quanh: khi chúng ta tiếp xúc với những người đi chơi
hoặc không chú tâm vào việc học thì chúng ta bị những người này lôi kéo theo,
làm cho chúng ta xem việc học không còn quan trọng.
- Hoàn cảnh gia đình: đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi lên học
Đại học, việc đầu tiên đối với họ là kiếm tiền để trang trải học phí và để ở nhà trọ
và để phụ giúp gia đình.
- Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật: trong trường chưa đáp ứng đầy đủ các
điều kiện hỗ trợ cho việc học, làm cho sinh viên chán nãn không còn hứng thú đối
với việc học nữa.
- Ý thức của sinh viên: là điều quan trọng nhất, nếu chúng ta biết đặc việc
học lên hàng đầu và chỉ chú tâm vào việc học thì kết quả học tập của chúng ta sẽ
được nâng cao, còn không thì kết quả học tập của chung ta sẽ bị giảm sút.
8

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
9
KHOA KINH TẾ - XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
1. Vài nét về tình hình học tập của sinh viên
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định
tương lai của mỗi người trong xã hội ngày nay. Nói về giáo dục ngày nay đặc biệt
là giáo dục Đại học cho thấy kết quả học tập của sinh viên hiện nay chưa cao, bằng
tốt nghiệp khi ra trường chỉ ở mức khá và trung bình là chủ yếu. Phần lớn phụ
huynh và sinh viên thường đổ lỗi kết quả học tập không cao là do thiếu trang thiết
bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phong cách giảng dạy của giảng viên, việc
học thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tiễn mà quên đi thái độ của sinh viên trong
việc học của mình. Thông thường sinh viên học chỉ để đối phó mà không ý thức
được rằng học để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phục vụ cho việc
tìm kiếm việc làm sau này Hiện nay, đa số sinh viên khi mới bước chân vào Đại
học đều nghĩ việc học Đại học “rất dễ”, họ nghĩ học chỉ đơn giản là lắng nghe thầy,
cô giảng bài, tiếp thu những bài học trên lớp một cách máy móc, mà quên đi học
Đại học là nghiên cứu, là tìm tòi, là sáng tạo. Song, một bộ phận sinh viên vì điều
kiện kinh tế gia đình buộc phải tự mình đi làm thêm để tự mình trang trãi việc học
dẫn đến kết quả học tập không cao. Trái lại một số bạn sinh viên ỷ lại vào gia đình
vùi mình vao những những trò chơi game vô bổ hay những buổi đi chơi cùng bạn
bè, tiêu tiền một cách hoan phí từ đó kết quả học tập của sinh viên giảm sút.
2. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
2.1. Nguyên nhân khách quan
2.1.1. Môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng kết quả học tập của
sinh viên:
+ Bạn bè là một trong những yếu tố tác động đến việc học của sinh viên, đối
10
với một sinh viên khi ở gần những bạn bè chăm học, siêng năng biết cách học tốt

sẽ giúp chúng ta đạt được kết quả cao. Còn khi chúng ta ở gần những bạn bè xấu,
không chú tâm vào việc học, chúng ta sẽ bị kéo vào những cuộc chơi hay những
buổi tiệc tùng hoan phí làm cho chúng ta dần mất đi thói quen tự học.
+ Khi bước chân vào giảng đường Đại học, sinh viên còn bỡ ngỡ. Sự diều
dắt của các anh chị đi trước sẽ giúp sinh viên định hướng về tương lai thông qua
việc đặt mục tiêu phấn đấu ngay từ ban đầu, hoặc hướng dẫn sinh viên giải những
bài tập khó, cách học hiệu quả để có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi cuối kỳ
và giúp chúng ta không bị xa ngã vào những cuộc chơi gây lãng phí thời gian. Còn
không được sự diều dắt của những anh chị có thể chúng ta sẽ tiếp tục cách học phổ
thông, mà cách học đó không phù hợp với việc học Đại học làm cho kết quả học
tập không cao.
+ Giảng viên cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên. Khi vào giảng đường thái độ, biểu hiện, phương pháp dạy của giảng viên sẽ
quyết định thái độ học tập, khả năng tiếp thu của sinh viên. Chẳng hạn như giảng
viên luôn vui vẻ, nhiệt tình, không tạo áp lực sẽ kích thích sinh viên muốn học từ
đó nâng cao kết quả học tập. Khi vào lớp, nếu giảng viên luôn tạo áp lực cho sinh
viên hay chỉ đơn giản là dạy theo nội dung sách vở sẽ khiến sinh viên không còn
hứng thú, chán nãn dẫn đến kết quả học tập không cao.
+ Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay các thú vui, các trò chơi
như game online, facebook, zalo,… đã chiếm quá nhiều thời gian làm cho sinh
viên không thể tập trung học tập dẫn đến kết quả học tập không được như ý muốn.
+ Các phong trào đoàn hội do nhà trường đề ra nhằm giúp sinh viên có điều
kiện vừa học tập vừa vui chơi giải trí, rèn luyện kỹ năng mềm nhưng một bộ phận
sinh viên lại quá hăng say trong công tác đoàn hội dẫn đến sa đà trong việc học.
2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
11
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong trường ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên thông qua việc cung cấp các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc học.
Máy chiếu là công cụ hỗ trợ cho giảng viên trong việc trình chiếu các
video clip sinh động, các hình ảnh mang tính chất tượng trưng giúp sinh viên có

thể liên tưởng đến bài học và hiểu bài học một cách nhanh hơn.
Máy vi tính, trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa máy vi tính là
một công cụ học học tập rất hiệu quả, giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm tài liệu,
thực hành một số môn học…
Trường không trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ khiến sinh viên hạn
chế trong việc tìm kiếm cũng như cách tự học của sinh viên. Trường Đại học Tiền
Giang đã trang bị tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng vẫn còn một số hạn chế như
tạo cho sinh viên “nhà xanh tự học” nhưng chưa phát huy tốt vì còn rất nhiều sinh
viên chưa biết đến do công tác truyền thông chưa hiểu quả, làm cho việc học của
họ bị cản trở vì chưa có không gian học nhóm lý tưởng và trường cũng chưa có
phòng dành riêng cho việc học nhóm, làm bài tập nhóm điều đó đã làm trở ngại lớn
khiến sinh viên không thể đạt được kết quả cao trong học tập.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
2.2.1 Nhận thức của sinh viên
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của
sinh viên đó là ý thức hay nói chính xác hơn đó là nhận thức của sinh viên về việc
học của mình.
+ Sinh viên không nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó ít
quan tâm đến mục đích của từng môn học mà chỉ quan tâm đến nội dung trong môn
học đó để đối phó với thi cử. Điển hình là kết quả kỳ thi kết thúc học phần Kinh tế
vi mô của khóa 13 khoa Kinh tế - Xã hội Trường Đại học Tiền Giang có đến 70%
sinh viên bị điểm F ở môn học này.
12
+ Nhiều sinh viên nghĩ vào lớp là học để lấy điểm chứ không chú tâm vào
kiến thức dẫn đến kỳ thi cuối kỳ không đạt kết quả cao.
+ Khi lên Đại học sinh viên không còn sự không được sự quan tâm của
cha, mẹ, dẫn đến xao lãng việc học, từ đó bị bạn bè rủ rê dẫn đến các bạn không
nghĩ việc học là việc chính.
2.2.2. Yếu tố gia đình
- Hoàn cảnh gia đình cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, sinh

viên có hoàn cảnh khó khăn, chi phí học tập, sinh hoạt là khoản không hề nhỏ: tiền
học, tiền nhà trọ, tiền ăn, các khoản tiền phát sinh…do đó sinh viên buộc phải đi
làm thêm để có thêm thu nhập cho việc đóng học phí và các khoản chi tiêu khác
ngoài ra họ muốn tiếp xúc với thực tế để tích lũy thêm kinh nghiệm cho việc làm
sao khi ra trường. Đặc biệt là sinh viên khoa Kinh tế - Xã hội việc làm thêm sẽ
đem lại nhiều trải nghiệm về cuộc sống và có thêm nhiều kiến thức về thực tế để
giúp ích việc làm của họ sau này. Nhưng họ không nhận ra rằng việc làm thêm đã
chiếm quá nhiều thời gian của họ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập có nguy cơ
không thể ra trường cho dù họ có kinh nghiệm.
- Một số phu huynh buộc con mình đi theo ngành mà họ cảm thấy là tốt
muốn nhằm hướng con em mình có được một tương lai đẹp hơn, nhưng họ lại
không biết rằng ngành đó có phù hợp với con mình hay không dẫn đến sinh viên
chán nãn không muốn học hoặc học theo kiểu đối phó làm kết quả học tập không
cao.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - XÃ HỘI
13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Giải pháp của sinh viên
1.1. Làm việc có kế hoạch
Làm việc có kế hoạch là việc tự sắp đặt cho mình một thời gian biểu đảm
bảo việc học tập, hoạt động và vui chơi hợp lý (bao gồm: công việc, thời gian bắt
đầu công việc và thời gian kết thúc công việc) và cam kết phải thực hiện theo đúng
kế hoạch mà mình đã đặt ra không được “bỏ dồn” dẫn đến quá tải, kế hoạch mình
đặt ra trước đó sẽ bị trì tuệ kém hiệu quả.
Ví dụ: Trong một ngày học bình thường, thời gian biểu chúng ta như sau:
Từ 5h45-6h45 thức dậy, sinh hoạt cá nhân, ăn sáng sau đó đến trường,7h-
11h40: học văn hóa,12h-13h30: ăn trưa, nghỉ ngơi, 13h40-15h30: xem lại bài đã
học trên lớp, 15h30-16h: nghe nhạc, chơi game thư giản, 16h-17h30 làm bài tập về
nhà, 17h40-19h30: sinh hoạt, tham gia các câu lạc bộ hát, tiếng anh, 20h-22h học

bài và chuẩn bị bài mới sau đó đi ngủ.
Thời gian biểu có thể thay đổi do một vài công việc đặc biệt, hội họp,…
nhưng chúng ta luôn đảm bảo hoàn thành tất cả kế hoạch của ngày hôm đó. Việc
sinh hoạt theo thời gian biểu dần tạo cho chúng ta tính tổ chức và tự giác cao,
nhanh chóng loại bỏ được thói lười biếng và tình trạng làm việc quá tải.
Để có thể vừa học tập, hoạt động, vui chơi chúng ta nên săp xếp thời gian
một cách hợp lý, khi đặt ra mục tiêu chúng ta phải luôn hoàn thành, điều đó sẽ giúp
cho chúng ta co một kết quả cao trong học tập.
1.2. Chủ động trong trong việc học tập
Chúng ta phải luôn chủ động trong công việc học tập. Để chủ động trong học
tập trước hết chúng ta đã xác định mục tiêu học tập cho mình và có thái độ học tập
đúng đắn. Khi bước vào Đại học, hẵn là một số sinh viên sẽ cảm thấy bỡ ngỡ vì lối
14
học tập theo kiểu phổ thông đã không còn hiệu quả. Việc học không đơn giản là
tiếp thu rập khuôn những kiến thức trên lớp mà phải chủ động trong việc học tập.
Bạn không thể chỉ biết những kiến thức đó thông qua học thuộc lòng mà còn phải
hiểu rõ và vận dụng được nó trong thực tế.
Khi mới vào học có thể chúng ta cảm thấy rất hụt hẩn vì những bài thầy
giảng trên lớp chúng ta không thể theo kịp và cảm thấy rất hoang mang. Vì thế,
chúng ta phải quyết tâm thay đổi cách học tập theo kiểu “phổ thông” của mình sang
một cách mới. Thay vì chờ vào lớp nghe thầy cô giảng chúng ta nên tự mình nghiên
cứu trước ở nhà để có khoảng 20% kiến thức, vào lớp nghe giảng tôi thu được 30%
và 50% còn lại đó là việc xem lại bài và tìm hiểu thêm tài liệu.
Sau khi kết thúc giờ lên lớp, chúng ta phải chủ động xem lại bài cũ và học
thuộc bài ngay lập tức, tránh tình trạng dồn nén đến ngày thi lượng bài quá nhiều sẽ
đâm ra ngán ngẫm và học không hiệu quả, dẫn đến tủ.
Bên cạnh việc học trên lớp, đồi hỏi chúng ta phải có nguồn tài liệu để phục
vụ cho việc học, để tìm kiếm nguồn tài liệu cho phù hợp chúng ta biết cách chọn
lọc để có nguồn tài liệu tốt từ đó giúp chúng cảm thấy rất tự tin để trả lời câu hỏi
mà giảng viên đưa ra trên lớp, cũng như việc nghiên cứu sau giờ lên lớp.

Tài liệu và sách vở ở bậc đại học cũng đồ sộ như lượng kiến thức cần tiếp
thu. Thông thường, ở buổi đầu tiên của môn học, thầy cô sẽ giới thiệu những tài
liệu liên quan và cần tham khảo cho môn học đó. Chúng ta không cần thiết phải
mua tất cả những tài liệu đó mà nên chia nhau trong nhóm hoặc trong lớp để tìm.
Để có được nguồn tài liệu phục vụ cho việc học chúng ta đã tìm tài liệu bằng
nhiều cách khác nhau:
Tìm tài liệu ở nhà sách:
Nhà sách Fahasa ở siêu thị Coop Mark Mỹ Tho
15
Nhà sách Việt Văn ở đường Lê Thị Hồng Gấm- Tp Mỹ Tho
Đến thư viện để mượn về tham khảo. Thư viện cơ sở Thân Cữu Nghĩa sinh viên
hiện nay có rất nhiều sách mới đặc biệt là sách các học phần chuyên ngành. Chúng
ta có thể tìm những tài liệu để giúp ít cho việc học từ đó nâng cao kết quả học tập
của ta
Tìm kiếm tài liệu trên internet. Hiện tại cũng có rất nhiều tài liệu được đưa lên
internet ở dạng ebook có thể tham khảo:
www.ebook.edu.vn,www.thuvienebook.com, www.ebook4u.com
www.books.google.com, ….
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể nhớ hết tất cả những gì mình đã đọc qua.
Vì thế chúng ta phải trang bị cho mình một quyển sổ tay để ghi chép những kiến
thức quan trọng. Hãy ghi chép và ghi chép một cách có hệ thống vì những gì mình
ghi là những phần cốt lõi mà chắc chắn sẽ gặp rất nhiều trong việc học.
1.3. Làm việc nhóm
Khi mới bước vào Đại học, việc mở rộng mối quan hệ đầu tiên của chúng ta
là lập ra nhóm học tập.
Nhóm học tập cùng hỗ trợ nhau trong học tập là điều rất cần thiết. Vì trước
mặt chúng ta là cả lượng kiến thức khổng lồ, phát huy hết quỹ thời gian và năng lực
của mỗi chúng ta cũng khó tiếp cận đầy đủ lượng kiến thức đó. Do đó, nhóm học
tập sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc chia sẻ những kiến thức cần thiết, học
cùng nhau giúp ta tăng thêm hứng thú học tập, cùng học cùng thảo luận, đặt vấn đề

và giải quyết vấn đề, khám phá được nhiều thú vị trong sự hiểu biết của mình. Chìa
khóa thành công ở đại học không chỉ nằm trong sách vở mà chúng ta được học, nó
còn nằm trong chính bản thân chúng ta, đó là cách học chủ động, thái độ sống tích
cực, lành mạnh và trách nhiệm với bản thân mình. Ngoài ra, để việc học tập hiệu
quả và mang tính ứng dụng cao, chúng ta hãy cùng với nhóm học tập của mình tích
16
cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa (hát với nhau, đá banh…) để gắn kết
mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm.
Bên cạnh đó, đối với mọi người xung quanh chúng ta hãy luôn giữ thái độ
thân thiện, hoà đồng tạo ấn tượng tốt từ đó ta có thể giao lưu, tìm kiếm những bạn
mới, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị học tập kinh nghiệm để việc kiểm tra đạt
thành tích cao. Ngoài ra, ta có thể mượn những tài liệu của các anh chị cùng chuyên
ngành để tham khảo, nghiên cứu trước khi vào lớp như vậy việc tiếp thu của chúng
ta sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Từ đó kết quả học tập của chúng ta sẽ được nâng cao.
2. Giải pháp của nhà trường
- Nhà trường cần nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho việc học
tập của sinh viên.
- Tổ chức những buổi hội thảo, tập huấn nâng cao kết quả học tập, vận động
sinh viên tích cực tham gia.
- Xây dựng các câu lạc bộ, nhóm học tập để giúp các bạn có điều kiện giao
lưu trao đổi kinh nghiệm học tốt các học phần.
- Nhà trường cần tổ chức những buổi giao lưu các doanh nghiệp để học hỏi
kinh nghiệm từ các doanh nhân thành công giúp sinh viên trang bị những kiến thức
thực tế để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
- Mỗi học kỳ nhà trường nên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh
viên, từ đó có những giải pháp kịp thời giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập của
mình.
- Tạo điều kiện cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập tốt
hơn thông qua những suất học bổng để giúp sinh viên ít phụ thuộc vào gia đình. Từ
17

đó sinh viên không còn nghĩ về chi phí học tập hay những chi phí khác, nên sinh
viên chỉ chú tâm vào việc học nâng cao kết quả học tập của mình.
- Nhà trường cần trang bị không gian học nhóm cho sinh viên vì việc học
nhóm là rất cần thiết để có thể tiếp thu được lượng kiến thức khổng lồ trong môi
trường Đại học hiện nay.
KẾT LUẬN
18
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, ảnh hưởng đến
kết quả học tập của sinh viên như: môi trường xung quanh, nơi sinh viên đang sống
và học tập, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà trường, yếu tố gia đình và
quan trọng hơn cả chính la nhận thức của bản thân mỗi sinh viên, trong nền kinh tế
hiện nay với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật những tác động bên trong lẫn
bên ngoài là điều không thể tránh khỏi khi sinh viên bước chân vào giảng đường
Đại học. Để có được thành tích học tập tốt chúng ta cần có được giải pháp ngay từ
đầu, giúp sinh viên có phương pháp học tập đúng đắn, nâng cao kết quả học tập
của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng áp dụng lập khuôn những
giải pháp trên, mà quan trọng hơn cả là nhận thức của mỗi sinh viên ngay từ ngày
đầu bước vào giảng đường Đại học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
[1]. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận NCKH, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà
Nội, 2005
[1]. Trần Văn Thường (2013), Phương pháp NCKH (Tập bài giảng
chương trình giáo dục đại học)
[2]. />[3].
[4].
[5].
20

×