ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRẦN XUÂN CHỨC
NGHIÊN CỨU VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CỒNG NGHỆ THÔNG TIN
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRẦN XUÂN CHỨC
NGHIÊN CỨU VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TẠI VIỆT NAM
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ QUANG MINH
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết luận được đưa ra trong luận văn là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Trần Xuân Chức
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này em không thể không nhắc đến thầy hướng
dẫn em. Em xin chân thành cảm ơn về sự chỉ bảo tận tình, định hướng nghiên cứu, hỗ
trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cám ơn quý Thầy Cô Viện Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm quý báu cho
em trong suốt quãng thời gian em theo học lớp Thạc sỹ tại Viện. Đây là những hành
trang quý báu để em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình ở đơn vị mình công tác và
những bước đi tiếp theo trên con đường sự nghiệp của bản thân.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện
của các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã rất nỗ lực và cố gắng, nhưng luận văn này chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự thông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của
quý thầy cô và các bạn.
Một lần nữa xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành nhất!
Tác giả luận văn
Trần Xuân Chức
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………………
1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT……………………………
4
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………
7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ…………………………………………
8
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………….
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM……………
12
1.1
Đặt vấn đề…………………………………………………………………… 12
1.2
Mô hình tổ chức của cơ quan Bộ Y tế………………………………………. 13
1.3
Tổng quan hệ thống thông tin y tế Việt Nam…………………………… 14
1.3.1
Hiện trạng của thông tin y tế công………………………………… 14
1.3.1.1
Hiện trạng……………………………………………… 14
1.3.1.2
Chính sách của Chính phủ về thông tin y tế công…………. 15
1.3.2
Các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực thông tin y tế……………………. 17
1.3.3
Hiện trạng hạ tầng cơ sở và trang thiết bị y tế của e-Health………….
18
1.3.4
Kết luận……………………………………………………………….
19
1.4
Tổng quan về các chức năng nghiệp vụ của Hệ thống thông tin y tế…… 19
1.4.1
Tổng quan về quy trình dịch vụ y tế…………………………………. 20
1.4.2
Quản lý bệnh nhân…………………………………………………… 20
1.4.2.1
Đăng ký bệnh nhân………………………………………….
20
1.4.2.2
Bảo hiểm y tế………………………………………………
20
1.4.2.3
Chi phí điều trị………………………………………………
21
1.4.2.4
Quản lý giường bệnh……………………………………… 21
1.4.3
Khám chữa bệnh…………………………………………………
21
1.4.3.1
Điều trị cấp cứu…………………………………………
21
1.4.3.2
Điều trị bệnh nhân nội trú………………………………
21
1.4.3.3
Xét nghiệm y khoa………………………………………
22
1.4.4
Quản lý……………………………………………………………
22
1.4.4.1
Tài chính………………………………………………….
22
1.4.4.2
Quản lý mua sắm…………………………………………
23
1.4.4.3
Nguồn nhân lực…………………………………………
23
1.4.5
Tổng quan về các dịch vụ liên quan khác………………………….
23
1.4.5.1
Thống kê y tế……………………………………………
23
1.4.5.2
Hồ sơ bệnh án…………………………………………….
23
1.4.5.3
Thuốc và vật tư y tế………………………………………
24
1.4.5.4
Dinh dưỡng……………………………………………….
24
1.4.6
Tổng kết……………………………………………………
24
2
1.5
Những yêu cầu chia sẻ thông tin………………………………………… 25
1.6
Nhu cầu chia sẻ thông tin…………………………………………………. 26
1.6.1
Điều trị bệnh nhân………………………………………………….
26
1.6.2
Quản lý……………………………………………………………
26
1.6.3
Bảo hiểm…………………………………………………………
27
1.6.4
Chia sẻ thông tin…………………………………………………
27
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TỪ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN TRÊN
THẾ GIỚI
28
2.1
Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc………………………………………
28
2.1.1
Bối cảnh……………………………………………………………
28
2.1.2
Chiến lược thông tin y tế…………………………………………
29
2.1.2.1
Thực thi hệ thống quản lý y tế cho toàn dân……………
29
2.1.2.2
Cải thiện chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ y tế…
29
2.1.2.3
Đảm bảo hiệu lực chính sách y tế công………………….
29
2.1.2.4
Thiết lập cơ sở hạ tầng của các tiêu chuẩn thông tin, quản lý
sự phát triển và quá trình thực hiện……………………
29
2.1.2.5
Thúc đẩy phát triển bệnh án điện tử hướng tới hệ thống y tế
không cần giấy tờ………………………………………
30
2.1.3
Các hiệu quả mang lại……………………………………………
30
2.2
Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ…………………………………………
31
2.2.1
Bối cảnh……………………………………………………………
31
2.2.2
Chiến lược thông tin y tế…………………………………………
31
2.2.3
Kế hoạch thực hiện………………………………………………
32
2.2.4
Hiệu quả mang lại………………………………………………….
33
2.3
Bài học kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh………………………………
33
2.3.1
Bối cảnh……………………………………………………………
33
2.3.2
Chiến lược phát triển CNTT y tế………………………………… 34
2.3.3
Kết quả đạt được………………………………………………… 34
2.3.4
Hiệu quả mang lại…………………………………………………. 35
2.4
Kết quả thu được qua những bài học trên…………………………………
35
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRIỂN KHAI CÁC HỆ THỐNG
THÔNG TIN Y TẾ VIỆT NAM
37
3.1
Định hướng xây dựng hệ thống thông tin y tế Việt Nam……………… 37
3.1.1
Thiết lập hạ tầng cơ sở cơ bản…………………………………… 39
3.1.2
Tiếp thu kinh nghiệm từng bước…………………………………. 40
3
3.1.3
Khó khăn trong việc đảm bảo nguồn kinh phí…………………… 40
3.1.4
Đề xuất kế hoạch phát triển hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam 41
3.2
Phạm vi thực hiện……………………………………………………… 42
3.3
Kiến trúc nghiệp vụ……………………………………………………. 45
3.4
Kiến trúc hệ thống………………………………………………………. 52
3.4.1
Kiến trúc ứng dụng………………………………………………. 53
3.4.1.1
CPOE (Computerized Physician’s Order Entry)……… 53
3.4.1.2
EMR (Hồ sơ bệnh án điện tử - Electronic Medical
Record)…………………………………………………
55
3.4.1.3
PACS (Hệ thống lưu trữ và truyền thông hình ảnh y tế -
Picture Archiving & Communication System)…………
57
3.4.1.4
LIS (Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm – Laboratory
Information System)……………………………………
59
3.4.1.5
ERP (Kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp – Enterprise
Resource Planning)……………………………………
60
3.4.1.6
EIS (Hệ thống thông tin điều hành – Executive
Information System)…………………………………….
63
3.4.2
Hạ tầng kỹ thuật………………………………………………… 65
3.4.2.1
Môi trường hoạt động………………………………… 65
3.4.2.2
Môi trường kỹ thuật……………………………………. 68
3.4.2.3
Cấu hình cơ bản của HIS (phần cứng)…………………. 69
3.4.2.4
Cấu hình phần cứng cơ bản cho CPOE………………… 71
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH…………………
72
4.1
Lợi ích của việc thực hiện……………………………………………… 72
4.1.1
Sự tiện nghi của bệnh nhân………………………………………. 72
4.1.2
Hiệu quả nghiệp vụ của cơ quan y tế……………………………… 72
4.1.3
Trao đổi thông tin y tế…………………………………………… 73
4.1.4
Cải thiện mức độ an toàn của bệnh nhân…………………………. 73
4.1.5
Cải thiện sức khỏe…………………………………………………. 74
4.1.6
Khôi phục thị trường IT cho e-Health…………………………… 74
4.2
Định lượng lợi ích chất lượng của việc thực hiện………………………… 74
4.2.1
Sự thuận tiện của bệnh nhân……………………………………… 75
4.2.2
Hiệu quản công việc trong cơ quan y tế…………………………… 76
4.2.3
Trao đổi thông tin y tế…………………………………………… 79
4.2.4
Cải thiện độ an toàn của bệnh nhân……………………………… 81
KẾT LUẬN……………………………………………………………………
85
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………
86
4
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
Chú thích
ATC
Thuốc được phân loại theo phân loại giải phẫu-điều trị-hóa
chất
BCĐ Ban Chỉ Đạo
BV
Bệnh viện
CBCC Cán bộ công chức
CCD
Hồ sơ/Tài liệu chăm sóc sức khỏe liên tục
CCD Body Phần thân/Nội dung CCD
CCD Header
Tiêu đề CCD
CDA Schema Lược đồ CDA
CDR
Kho lưu trữ dữ liệu lâm sàng
CLS Cận lâm sàng
CNTT
Công nghệ thông tin
Core Switch Hệ thống chuyển mạch lõi
CPOE
Hệ thống máy tính nhập các yêu cầu của bác sĩ
CSDL Cơ sở dữ liệu
CT
Điện toán cắt lớp – chụp cắt lớp
CT Chụp cắt lớp
CWD
Hệ thống lưu trữ thông tin lâm sàng
DataSetDefinition Tập các định nghĩa/khái niệm của dữ liệu
DICOM
Chuẩn hình ảnh số và truyền thông trong y tế
DTD Quy định cấu trúc riêng biệt cho định dạng hồ sơ XML
e-Health
Y tế điện tử
EMR Hồ sơ bệnh án điện tử
ECG
Electrocardiography – Điện tâm đồ
EMG Electromyography – Điện cơ, xương khớp
EEG
Electroencephalography – Điện não đồ
Encounter Sự kiện nảy sinh
Episode
Một lượt điều trị
EPM Hệ thống Quản Lý Thực Hành
E-R
Quan hệ thực thể
FR Functional Requirement – Yêu cầu chức năng
HER
Hồ sơ sức khỏe điện tử
HIS Hệ thống quản lý thông tin bệnh viện
HL7
Chuẩn thông tin y tế
5
HL7 ADT Hệ thống quản lý thông tin bệnh nhân
HL7 CDA
Chuẩn tài liệu lâm sàng
HL7 GATEWAY Cổng trao đổi thông tin bệnh án điện tử
HL7 HUB
Hệ thống định tuyến thông tin HL7
HL7 RIM Mô hình khái niệm tham chiếu thông tin
HMO
Tổ chức duy trì sức khỏe - tổ chức phi lợi nhuận là đại diện
cho các bảo hiểm tư nhân và các tổ chức có lợi nhuận khác
ICD-10
Mã phân loại bệnh
ICT Công nghệ thông tin và viễn thông
IDC Trung tâm dữ liệu internet
IODs Khái niệm đối tượng thông tin
IT
Công nghệ thông tin
KKB Khoa khám bệnh
LAN Mạng cục bộ
LIS Hệ thống thông tin phòng thí nghiệm
LOINC
Hệ thống mã quốc tế để xác định các quan sát trong phòng
thí nghiệm và lâm sàng
Medicaid
Chương trình y tế cho các cá nhân và gia đình có thu nhập
thấp và nghèo đói
Medical Act Hoạt động y tế
Medicare
Chương trình bảo hiểm xã hội được quản lý bởi chính phủ
Hoa Kỳ
MRI Ảnh cộng hưởng từ
NSD Người sử dụng
Observation
Theo dõi điều trị
Order/plan Chỉ định/kế hoạch điều trị
Outlet Các nút mạng
OCS
Order Communication System – hệ thống truyền thông cho
các chỉ dẫn bác sỹ
PACS Hệ thống lưu trữ và truyền thông hình ảnh trong y tế
PAS Quản lý bệnh nhân điện tử
Patient
Bệnh nhân
PHR
Hồ sơ y tế cá nhân
PIS
Pharmacy information system – hệ thống thông tin quản lý
dược phẩm
Physician
Bác sĩ
6
Practitioner Thực tập viên
Problem
Bệnh/triệu chứng
RIS Hệ thống thông tin phòng chẩn đoán hình ảnh
SDMX-HD
Chuẩn quốc tế hỗ trợ trao đổi các dữ liệu/thông tin thống kê
và siêu dữ liệu giữa các hệ thống thông tin y tế
Service/Instance Dịch vụ
TBT Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Telemedicine
Khám chữa bệnh từ xa
Tele-prescription Kê đơn thuốc từ xa
TTBYT Trang thiết bị y tế
TW Trung Ương
WAN
Mạng diện rộng
WHO Tổ chức y tế thế giới
X-Ray Hình ảnh X-Quang
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hiện trạng hạ tầng cơ sở trong y tế điện tử công……………………… 15
Bảng 1.2. Quyết định chính thức về áp dụng IT trong y tế………………………….
17
Bảng 1.3. Các vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực y tế………………………………….
18
Bảng 1.4. Tiến trình của thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam………………… 19
Bảng 1.5. Hiện trạng của trang thiết bị y tế chủ yếu có ở Việt Nam……………… 19
Bảng 1.6. Quy trình dịch vụ y tế…………………………………………………… 20
Bảng 2.1. Kế hoạch ứng dụng EMR ở Hàn Quốc………………………………… 30
Bảng 2.2. Sự so sánh hệ thống y tế ở mỗi quốc gia………………………………… 36
Bảng 3.1. Định hướng……………………………………………………………… 39
Bảng 3.2.
Mục tiêu và đối tượng chính trong việc phát triển hệ thống thông tin y tế
41
Bảng 3.3.
Chức năng chính của CPOE……………………………………………
44
Bảng 3.4.
Phân loại nghiệp vụ………………………………………………………
52
Bảng 3.5
Các chức năng chính của CPOE………………………………………….
53
Bảng 3.6.
Các chức năng chính của EMR………………………………………….
55
Bảng 3.7.
Các chức năng chính…………………………………………………….
57
Bảng 3.8.
Các chức năng chính của LIS……………………………………………
59
Bảng 3.9.
Chức năng chính của ERP……………………………………………….
61
Bảng 3.10.
Các chức năng chính của EIS…………………………………………
64
Bảng 3.11.
So sánh các phương pháp hiện có của IDC…………………………….
67
Bảng 3.12.
Đặc tính kỹ thuật của H/W cho HIS…………………………………….
70
Bảng 4.1.
Phân tích lợi ích chất lượng của e-Health công cộng…………………….
75
Bảng 4.2. Kết quả dự tính lợi ích đạt được từ việc cắt giảm thời gian chờ đợi của
bệnh nhân ngoại chẩn để điều trị…………………………………………
75
Bảng 4.3.
Lợi ích từ việc giảm thiểu thời gian chờ đợi của bệnh nhân ngoại chẩn
để kiểm tra y tế…………………………………………………………
76
Bảng 4.4.
Lợi ích từ việc giảm thời gian nằm viện………………………………….
77
Bảng 4.5. Lợi ích từ việc giảm thiểu thời gian làm việc liên quan đến hồ sơ điều
dưỡng……………………………………………………………………
77
Bảng 4.6. Những lợi ích từ lượng giảm giờ làm việc liên quan đến quản lý hồ sơ
bệnh án……………………………………………………………………
78
Bảng 4.7.
Lợi ích từ việc trao đổi và chia sẻ thông tin y tế…………………………
79
Bảng 4.8. Lợi ích của việc ngăn ngừa các yêu cầu dư thừa của phòng xét
ngiệm…
80
Bảng 4.9.
Lợi ích từ việc ngăn chặn các phản ứng thuốc của bệnh nhân ngoại chẩn.
81
Bảng 4.10.
Lợi ích do phòng tránh phản ứng thuốc xuất hiện trong tỷ lệ bệnh nhân
nội trú……………………………………………………………………
82
Bảng 4.11.
Dự kiến tổng kết quả của lợi ích………………………………………
83
8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mô hình tổ chức Bộ Y tế……………………………………….
14
Hình 1.2.
Mô hình tổ chức CNTT của Bộ Y tế
16
Hình 1.3. Xu hướng của thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam…………
19
Hình 1.4. Mức độ ưu tiên của hệ thống thông tin y tế bổ sung………….
25
Hình 3.1. Mô hình khái niệm của hệ thống thông tin y tế Việt Nam……
39
Hình 3.2. Cấu hình của hệ thống thông tin bệnh viện chuẩn……………
43
Hình 3.3. Sơ đồ kiến trúc nghiệp vụ………………………………………
45
Hình 3.4. Trước và sau khi có CPOE………………………………………
54
Hình 3.5 Trước và sau khi có EMR………………………………………
56
Hình 3.6. Trước và sau khi có PACS………………………………………
58
Hình 3.7. Trước và sau khi có LIS…………………………………………
60
Hình 3.8 Trước và sau khi có ERP………………………………………
62
Hình 3.9. Trước và sau khi có EIS…………………………………………
64
Hình 3.10. Mô hình khái niệm của IDC…………………………………….
65
Hình 3.11. Phương pháp hoạt động của IDC………………………………
66
Hình 3.12 Cấu hình phần cứng cơ bản cho HIS…………………………….
69
Hình 3.13. Cấu hình cơ bản của H/W cho CPOE ở giai đoạn 1……………
71
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Thực trạng chung hiện nay là sự phát triển và ứng dụng tin học trong y tế của
nước ta vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung trên thế giới và trong khu vực.
Việc ứng dụng tin học tại các đơn vị, cơ sở trong ngành y tế nói chung vẫn mang
tính tự phát, manh mún, chưa có tính hệ thống, tính đồng bộ, đặc biệt là trong khối
đơn vị bệnh viện. Số lượng các đơn vị bệnh viện ứng dụng tin học thành công trong
công tác quản lý và khám chữa bệnh là rất ít, thường chỉ tập trung ở một số bệnh
viện lớn hoặc bệnh viện tư nhân. Bên cạnh đó, do sự phát triển thiếu đồng bộ và
thiếu sự quan tâm đến các tiêu chuẩn, nên hệ thống phần mềm của các bệnh viện
vẫn chưa thể kết nối và chia sẻ dữ liệu/thông tin được với nhau.
Nằm trong thực trạng chung về sự phát triển tin học y tế trong khối bệnh viện
tại Việt Nam, các bệnh viện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tích hợp dữ
liệu, thông tin y tế. Do đó, rất cần thiết xây dựng và định hướng vấn đề chuẩn hóa
thông tin dữ liệu và qui trình đồng bộ trong các loại bệnh án và công tác quản lý và
khám chữa bệnh. Việc nghiên cứu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỆ
THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TẠI VIỆT NAM nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết
đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung:
- Đánh giá hiện trạng mô hình Hệ thống thông tin ngành y tế Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và phát triển mô hình Hệ thống thông tin y
tế từ các nước phát triển trên thế giới.
- Đề xuất triển khai mô hình Hệ thống thông tin y tế Việt Nam.
- Đánh giá hiệu quả mô hình lựa chọn đề xuất.
b. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu cụ thể của việc xây dựng mô hình hệ thống thông tin y tế là nhằm
nâng cao chất lượng thông tin sức khỏe, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ
sức khỏe của con người (bệnh nhân) với sự hỗ trợ của việc số hóa các thông tin.
Nhưng nó không phải là để tự động hoá các nghiệp vụ liên quan đến sức khỏe một
cách đơn giản là thông qua máy tính. Việc thúc đẩy, cải thiện và nâng cao toàn bộ
hệ thống thông tin y tế thông qua sức mạnh tổng hợp, của nhiều tổ chức liên quan
của hệ thống y tế chẳng hạn như Bộ Y tế, các tổ chức y tế, các công ty bảo hiểm và
dược phẩm, nhà sản xuất và cung cấp thiết bị y tế.
10
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp quy liên quan đến việc xây dựng và
phát triển Hệ thống thông tin y tế do Nhà nước quy định, các tài liệu, công trình
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu để áp dụng cho xây dựng và phát
triển mô hình Hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể phân tích khách quan và khoa học, đưa ra được những quy trình hợp
lý và đúng đắn, các phương pháp được sử dụng:
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến mô hình Hệ thống
thông tin ngành y tế Việt Nam; Có thể thấy rằng, nghiên cứu tài liệu thể hiện
được đầy đủ và cho một cái nhìn chính xác nhất về hiện trạng Hệ thống thông
tin ngành y tế và đề xuất mô hình triển khai.
- So sánh, rút kinh nghiệm từ các mô hình đã triển khai trên thế giới để có bài
học đúng đắn trong triển khai mô hình Hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam: để
học hỏi kinh nghiệm và rút ra bài học.
- Phân tích và tổng hợp: từ những tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích và
tổng hợp các nguồn thông tin đó để đánh giá hiệu quả và đưa ra được mô hình
phù hợp cho Việt Nam.
5. Kết quả của đề tài
Luận văn trình bày kết quả của nghiên cứu việc phát triển và xây dựng mô hình
hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam. Luận văn trình bày tất cả các vấn đề cần thiết cho
việc phát triển và xây dựng hệ thống thông tin trong lĩnh vực y tế công cộng tại Việt
Nam, những thông tin trong tài liệu đã được khảo sát và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng
để tránh các rủi ro bất kỳ sau này khi triển khai.
Hệ thống thông tin y tế công cộng bao gồm hệ thống thông tin bệnh viện trực tiếp
cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân, hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR – Electronic Health
Record) cung cấp thông tin sức khỏe của người dân và thông tin phòng dịch cho các tổ
chức y tế dự phòng và người dân. Mạng thông tin y tế là sự kết hợp, kết nối tất cả các
thành phần này.
Việc phát triển và xây dựng mô hình hệ thống thông tin y tế công cộng cần chi
phí rất lớn và sự chuẩn bị nhiều cho cơ sở hạ tầng mạng, năng lực hoạt động và xây
dựng chuẩn thông tin y tế. Vì vậy, để tránh nhiều rủi ro có thể xảy ra trong khi xây
dựng toàn bộ hệ thống cùng một lúc, đề xuất nên thực hiện từng bước chiến lược để
phát triển mô hình Hệ thống thông tin y tế Việt Nam như sau:
11
- Giai đoạn khởi điểm: CPOE (Computerized Physician Order Entry – Hệ thống
máy tính cho phép nhân viên y tế số hóa quy trình nghiệp vụ và các yêu cầu trong
bệnh viện, đặc biệt là đối với các bệnh nhân nhập viện) được thực hiện tại một bệnh
viện mục tiêu đầu tiên (chẳng hạn, Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện lớn nhất tại Hà
Nội) vì thế cần thiết phài có sự kiểm tra tính khả thi kỹ thuật và nghiệp vụ và xem xét
các vấn đề có thể được giải quyết cho việc mở rộng hệ thống sau này.
- Giai đoạn tiêu chuẩn hóa: VHIS I (Hệ thống thông tin Bệnh viện tiêu chuẩn I tại
Việt Nam) được xây dựng dựa trên các CPOE mà đã được hoàn thành ở giai đoạn khởi
điểm.
- Giai đoạn mở rộng: VHIS I sẽ được mở rộng cho các bệnh viện mục tiêu khác
và VHIS II cho bệnh viện nhỏ sẽ được xây dựng.
- Giai đoạn tích hợp: Hoạn thiện hệ thống thông tin y tế công cộng tại Việt Nam,
trong đó tích hợp các cá nhân và tổ chức chẳng hạn như Bộ Y tế, các tổ chức bảo hiểm
và các nhà cung cấp
Các lợi ích và hiệu quả có thể đạt được sau khi xây dựng và hoàn thiện mô hình
hệ thống thông tin y tế công cộng như sau:
Cải thiện sức khỏe (bệnh nhân) và lợi ích của người dân. Nâng cao chất lượng
dịch vụ y tế thông qua việc số hóa trên toàn bộ hệ thống thông tin y tế.
Nâng cao hiệu quả các nghiệp vụ của tổ chức y tế đồng thời cắt giảm chi phí
bằng cách tiêu chuẩn hoá và cải thiện các quy trình nghiệp vụ.
Mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật quốc gia thông qua công nghệ số hóa và đảm
bảo an toàn an ninh thông tin trong suốt quá trình kết nối và trao đổi thông tin.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 6 phần (chương) chính trong đó:
Phần mở đầu: Giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan, cơ sở thực tiễn
nghiên cứu và xây dựng đề tài
Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM
Chương II: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỆ
THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TỪ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI
Chương III. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN Y
TẾ VIỆT NAM
Chương IV: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH
Phần kết luận: Kết luận tổng thể về luận văn.
12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Chính phủ, sự cố
gắng của các cấp ngành và sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của các cán bộ nhân viên
ngành y tế cùng với sự quan tâm giúp đỡ của bầu bạn quốc tế, ngành y tế Việt Nam nói
chung và mạng lưới khám chữa bệnh nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng
trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, đóng góp thành tích không nhỏ vào công
cuộc đổi mới phát triển đất nước.
Mạng lưới y tế từ Trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố và hoàn
thiện với 1.062 bệnh viện công lập, với khoảng 165.000 giường bệnh nhằm đáp ứng
nhu cầu cơ bản về khám, chữa bệnh của nhân dân (theo [3]). Mỗi năm hàng trăm triệu
lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú và hàng chục triệu lượt bệnh nhân điều trị nội trú và
số lượng bệnh nhân có xu hướng tăng theo từng năm.
Các trung tâm y tế chuyên sâu ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh được
tập trung đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, từng bước xây dựng và bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn tay nghề giỏi có thể triển khai thực
hiện được nhiều kỹ thuật cao ngang tầm các nước trong khu vực như ghép tạng, phẫu
thuật hở tim, can thiệp tim mạch, tách dính, hỗ trợ sinh sản, chẩn đoán hình ảnh Các
bệnh viện tỉnh cũng được đầu tư hiện đại hóa giúp người dân được hưởng dịch vụ chất
lượng cao ngay tại địa phương. Khuyến khích phát triển mạng lưới bệnh viện tư nhân
hiện đại cung cấp nhiều loại hình dịch vụ chất lượng, đối tượng và quyền lợi của người
bệnh có thẻ BHYT cũng được mở rộng. Công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6
tuổi, người bệnh nghèo, đối tượng chính sách ngày càng được quan tâm, cải thiện, tạo
được sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, ngành y tế nói chung và mạng lưới khám
chữa bệnh nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và một số mặt
hạn chế. Đầu tư cho y tế tuy có tăng, nhưng chưa tương xứng với nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân, năng lực y tế tuyến cơ sở còn hạn chế, cơ sở hạ tầng và trang thiết
bị của nhiều bệnh viện đã xuống cấp. Hiện tượng quá tải, người bệnh nằm ghép đôi,
ghép ba tại các bệnh viện tuyến Trung ương như Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV Nhi
Trung ương, BV TW Huế … là khá phổ biến và kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng tới
chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh.
13
Tuy nhiên, thực trạng chung hiện nay là sự phát triển và ứng dụng tin học trong y
tế của nước ta vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung trên thế giới và trong khu
vực. Việc ứng dụng tin học tại các đơn vị, cơ sở trong ngành y tế nói chung vẫn mang
tính tự phát, manh mún, chưa có tính hệ thống, tính đồng bộ, đặc biệt là trong khối đơn
vị bệnh viện. Số lượng các đơn vị bệnh viện ứng dụng tin học thành công trong công
tác quản lý và khám chữa bệnh là rất ít, thường chỉ tập trung ở một số bệnh viện lớn
hoặc bệnh viện tư nhân. Bên cạnh đó, do sự phát triển thiếu đồng bộ và thiếu sự quan
tâm đến các tiêu chuẩn, nên hệ thống phần mềm của các bệnh viện vẫn chưa thể kết
nối và chia sẻ dữ liệu/thông tin được với nhau.
Do vậy, vấn đề đặt ra hàng đầu hiện nay đối với tin học y tế tại Việt Nam là vấn
đề chuẩn hóa hệ thống thông tin y tế, đặc biệt trong công tác quản lý và khám chữa
bệnh. Để thúc đẩy giải quyết vấn đề cấp bách và cấp thiết này, Bộ Y tế đã tổ chức một
Hội thảo quốc tế về chuẩn hóa hệ thống thông tin y tế diễn ra tại Quảng Nam vào đầu
tháng 4/2011 với sự tham gia và đóng góp ý kiến của các chuyên gia về tin học y tế
đến từ các nước trên thế giới và đã đạt được một số kết quả nhất định.
Nằm trong thực trạng chung về sự phát triển tin học y tế trong khối bệnh viện tại
Việt Nam, các bệnh viện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tích hợp dữ liệu,
thông tin y tế. Do đó, rất cần thiết xây dựng và định hướng vấn đề chuẩn hóa thông tin
dữ liệu và qui trình đồng bộ trong các loại bệnh án và công tác quản lý và khám chữa
bệnh.
1.2 Mô hình tổ chức của cơ quan Bộ Y tế
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng; khám
bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y
dược cổ truyền; dược; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; bảo
hiểm y tế; dân số – kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các
dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Mô hình tổ chức
của cơ quan Bộ Y tế bao gồm các đơn vị như trong hình sau:
14
Hình 1.1. Mô hình tổ chức Bộ Y tế
1.3 Tổng quan hệ thống thông tin y tế Việt Nam
1.3.1 Hiện trạng của thông tin y tế công
1.3.1.1 Hiện trạng
Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế (Trước đây là Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ
Y tế) chịu trách nhiệm về mặt quản lý cũng như hướng dẫn cho các ứng dụng IT trong
lĩnh vực y tế. Các trung tâm y tế, các bệnh viện phát triển các ứng dụng IT y tế (HIT)
dựa trên sự quản lý và hướng dẫn này. Chiến lược HIT của từng Trung tâm y tế và
bệnh viện được xác định bởi chính nhu cầu của từng đơn vị. Sau khi xác định được kế
hoạch HIT, các đơn vị y tế cần đệ trình lên Bộ y tế hoặc cơ quan chủ quản để nhận
được sự chấp thuận và ủng hộ ngân sách (nếu có).
Nhìn chung, phần cứng và phần mềm máy tính hiện diện hầu hết trong mọi ngõ
ngách của hệ thống y tế công lập, nhưng vẫn còn hạn chế ở các địa phương. Các hoạt
động Y tế từ xa (telemedicine) cũng chỉ mới bắt đầu trong các hoạt động như tư vấn từ
15
xa, hỗ trợ phẫu thuật từ xa, hình ảnh từ xa (tele-image), tim mạch từ xa (tele-
cardiology). Những hoạt động này đã minh chứng sự tiện ích, tiết kiệm chi phí và hiệu
quả khám chữa bệnh không những cho các nhân viên y tế mà còn cho cả bệnh nhân.
Bệnh viện Hạ tầng cơ sở thông tin y tế
Bệnh viện Trung
ương
Nhiều bệnh viện hàng đầu Việt Nam có hệ thống thông tin y
tế, chất lượng và tần suất dùng hàng ngày rất cao. Hầu hết
các hệ thống này không thể hợp tác được với nhau như phần
mềm Medisoft 2003 được phát triển bởi Bộ Y tế trang bị cho
các bệnh viện ở các cấp chủ yếu để gửi các số liệu thống kê
và báo cáo cho Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế.
Bệnh viện tỉnh
Các bệnh viện tuyến tỉnh hầu hết đều được nối mạng, cũng
như được trang bị hệ thống thông tin liên kết với cơ sở dữ
liệu cho dữ liệu bệnh nhân, tư vấn và cấp cứu, tài chính và
dược.
Bệnh viện quận
và các trung tâm
y tế phường, xã
Các Trung tâm y tế tuyến phường, xã, quận chỉ được trang bị
một số lượng ít máy tính với đường kết nối modem vào
internet. Các đơn vị cấp dưới có được thông tin y tế chủ yếu
từ TV, sách báo và thông qua trực tiếp từ các khóa đào tạo.
Cùng với chương trình phát triển đồng nhất, Vụ Kế hoạch và
Tài Chính - Bộ Y tế đã phát triển phần mềm hệ thống quản lý
thông tin y tế cho tuyến phường xã, quận huyện; tuy nhiên
phần mềm này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
Bảng 1.1. Hiện trạng hạ tầng cơ sở trong y tế điện tử công
1.3.1.2 Chính sách của Chính phủ về thông tin y tế công
Các nhóm soạn thảo chính sách đã đưa ra các quan tâm của họ đối với việc phát
triển HIT trong một vài văn bản (sẽ liệt kê ở bảng dưới đây) liên quan đến việc đề xuất
hệ thống thông tin y tế quốc gia. Những văn bản bao gồm những đề xuất được liệt kê
như sau:
Tăng cường ứng dụng trong lĩnh vực y tế quản lý.
Xây dựng các phần mềm chung cho các bệnh viện.
16
Cải thiện khả năng IT của các nhân viên.
Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực thông tin y tế.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm định hướng HIT tại Việt Nam, cung cấp ngân sách cho
các bệnh viện đệ trình các kế hoạch phát triển IT đúng đắn. Ban chỉ đạo Công nghệ
thông tin y tế bao gồm các thành viên trong các Vụ/Cục khác nhau của Bộ Y tế sẽ đánh
giá các kế hoạch, dự án.
Hình 1.2. Mô hình tổ chức CNTT của Bộ Y tế
Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định Cục Công nghệ thông tin với chức năng quản lý IT
trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam. Cộng thêm sự hỗ trợ của Viện chiến lược và Chính
sách y tế cung cấp những hướng dẫn về hệ thống thông tin y tế. Quyết định chính thức
về việc áp dụng CNTT trong y tế bao gồm:
Năm
Quyết định
Nội dung
2006
Quyết định 5574/QĐ ngày 29
tháng 12 của Bộ y tế
Hướng dẫn về phát triển các ứng
dụng IT trong quản lý bệnh viện
Quyết định 5573/QD-BYT ngày
29 tháng 12 của Bộ Y tế
Tiêu chí cho phần mềm HIT
trong quản lý bệnh viện
Chuẩn cho hệ thống thông tin
bệnh viện
Hệ thống quản lý thông tin bệnh
viện nên có những mô đun chủ
yếu sau:
17
-Quản lý bệnh nhân ngoại trú
-Quản lý bệnh nhân nội trú
-Quản lý lâm sàng
-Quản lý thuốc
-Quản lý tài chính, bảo hiểm, và
thanh toán viện phí
-Quản lý nhân sự
-Quản lý trang thiết bị y tế
Luật CNTT ngày 22 tháng 06
của Quốc hội
Ứng dụng IT cho các hoạt động
toàn xã hội
Thông báo 358/TB-BYT của Bộ
Y tế
Kết luận của Hội Nghi Quốc gia
về việc ứng dụng IT trong quản
lý bệnh viện
Quyết định 169/2006/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 7 của Thủ tướng
Chính phủ
Đầu tư và mua sắm các sản phẩm
IT cho các tổ chức và cơ quan
bằng ngân sách nhà nước
2004
Quyết định 2824/2004/QĐ-BYT
ngày 19 tháng 08 của Bộ Y tế
Medisoft 2003 sẽ là phần mềm
tiêu chuẩn cho thống kê và báo
cáo bệnh viện
2002
Quyết định 2554 ngày 04 tháng
07 của Bộ Y tế
Hợp pháp hóa việc sử dụng đăng
ký đơn giản và biễu mẫu báo cáo
toàn quốc.
2001
Quyết định 4069/2001/QĐ-BYT
ngày 28 tháng 09 của Bộ Y tế
Ban hành các biểu mẫu hồ sơ
bệnh án
Hướng dẫn viết và mã hóa thông
tin trong hồ sơ bệnh án
Mục I: 24 loại biểu mẫu Hồ sơ
bệnh án
Mục II: quy định định dạng trang
Mục IV: quy định định dạng quyển
Mục V: quy định về bảng mã và
danh sách.
Bảng 1.2. Quyết định chính thức về áp dụng IT trong y tế
Bộ Y tế định hướng chủ yếu trong việc ứng dụng HIT ở Việt Nam, nhưng để đạt
được hiệu quả của ứng dụng thì cần có sự hợp tác, hỗ trợ từ các Bộ ngành khác như Bộ
Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong tương lai, kế hoạch của Chính phủ tăng cường đầu tư vào HIT. Hiện nay,
Bộ Y tế cung cấp hầu hết ngân sách cho việc xây dựng và phát triển HIT và các bệnh
viện cũng dùng chính ngân sách của họ đầu tư vào hệ thống thông tin bệnh viện cùng
với ngân sách của Bộ y tế từ Trung ương hay là từ Sở Y tế ở cấp tỉnh. Ngoài ra, còn có
thêm nguồn ngân sách hỗ trợ của quốc gia và nước ngoài nhưng chỉ ở mức độ hạn chế.
18
1.3.2 Các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực thông tin y tế
Các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực thông tin y tế được liệt kê theo bảng sau:
Các vấn đề Chi tiết
Kỹ năng của các nhân
viên HIS còn hạn chế
Trong khi các nhân viên y tế quan tâm rất nhiều về hệ
thống thông tin y tế ở các cấp, nhưng nhận thức của toàn
dân về tiềm năng của HIS còn rất nhiều hạn chế.
Ngân sách và hạ tầng
cơ sở còn yếu kém
Mạng IT vẫn còn chưa ổn định trên toàn lãnh thổ Việt
Nam, đặc biệt là ở các trung tâm y tế nhỏ ở vùng sâu và
vùng xa. Hầu hết mạng di động tập trung ở các thành phố
lớn, chưa phủ khắp ở vùng sâu và vùng xa; điều này làm
việc phát triển và ứng dụng telemedicine và điện thoại di
động gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển hạ tầng cơ
sở cho HIS.
Giá cả
Ở trung tâm y tế, giá cả của một máy tính còn rất cao,
chưa nói đến máy tính kết nối được internet. Hầu hết các
bệnh viện và trung tâm y tế chỉ có nguồn ngân sách hạn
chế chủ yếu cho việc duy trì hoạt động của bệnh viện.
Giá cả phần mềm cũng còn rất cao, đặc biệt là chi phí của
bản quyền phần mềm.
Chuẩn hóa (tích hợp)
Phần mềm HIS chưa được chuẩn hóa, kết quả là một số
bệnh viện còn lặp đi lặp lại quá trình nhập thông tin bệnh
nhân bằng những phần mềm khác nhau.
Bảng 1.3. Các vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực y tế
1.3.3 Hiện trạng hạ tầng cơ sở và trang thiết bị y tế của e-Health
Quy mô của thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam năm 2009 vào khoảng 290
triệu USD, tỷ lệ tăng hàng năm vào khoảng 5.9%. Dự đoán quy mô của thị trường
trang thiết bị y tế sẽ mở rộng khoảng 380 triệu USD vào năm 2014.
Chính phủ Việt Nam sẽ thúc đẩy thương mại y tế từng bước tăng trưởng vững
chắc. Chính phủ cố gắng giảm thuế nhập khẩu về trang thiết bị y tế nhằm mục tiêu mở
rộng thị trường trang thiết bị y tế nhập khẩu và cố gắng xóa bỏ hạn ngạch về nhập
khẩu trang thiết bị y tế.
Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, có khoảng 57 bệnh viện mới được thành lập
trong vòng 5 năm gần đây tính từ 2006. Chính phủ cố gắng mở rộng đầu tư vào trang
thiết bị y tế bằng việc tranh thủ các nguồn viện trợ từ nước ngoài kết hợp với ngân
sách của Chính phủ.
Công ty quốc tế như GE, Philips và Siemens đang cố gắng gia nhập vào thị
trường Việt Nam nhằm mục tiêu thâu tóm thị trường Việt Nam ngay từ rất sớm. Các
công ty Nhật Bản như Hitachi, Toshiba đang cố gắng tạo liên doanh với Việt Nam. Thị
trường Việt Nam về trang thiết bị y tế được đánh giá là thị trường nhỏ nhất trong khu
19
vực các nước châu Á, nhưng lại được mong đợi sẽ phát triển rất nhanh trong tương lai
không xa.
183
3.5
226.7
31.7
191.7
21
185
35
231
57.8
0
100
200
300
2005 2006 2007 2008 2009
Import amount Local production
Hình 1.3. Xu hướng của thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam (theo [15]).
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng cộng 186.5 195 212.7 220 289
Sản phẩm trong nước 3.5 31.7 21 35 57.8
Nhập khẩu 183 226.7 191.7 185 231
Bảng 1.4. Tiến trình của thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam (theo [15]).
Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm các dịch vụ chăm sóc y tế tư nhân trong năm 1989, tỷ lệ
dịch vụ chăm sóc y tế tư nhân đã gia tăng nhanh chóng. Theo các tài liệu mới nhất,
67% bệnh nhân đang sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế tư nhân
X-Ray Sonogram Endoscope Aspirator Cardioverter Incubator Monitor Ventilator
2007 1,214 1,402 367 4,571 263 279 1,546 1,600
2008 1,357 1,550 390 4,846 279 296 1,639 1,690
Bảng 1.5. Hiện trạng của trang thiết bị y tế chủ yếu có ở Việt Nam (theo [15]).
1.3.4 Kết luận
Bộ Y tế chịu trách nhiệm định hướng cho ứng dụng HIT với sự hỗ trợ từ Bộ
Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vì vậy Chính
phủ đã có nhiều chính sách từng phần, nhưng vẫn chưa có được chính sách hay kế
hoạch tổng thể cho toàn quốc.
Chương trình thông tin y tế đang dược sử dụng nhiều hiện nay là Telemedicine
và Medisoft 2003. Sự trở ngại lớn nhất trong quá trình vực dậy các dịch vụ thông tin y
tế là sự thiếu hụt ngân sách; các liên doanh với nước ngoài hay tăng cường ngân sách
là những hoạt động cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn.
1.4 Tổng quan về các chức năng nghiệp vụ của Hệ thống thông tin y tế
Từ những vấn đề và hiện trạng thực tế được điều tra và phân tích, chúng ta sẽ có
được những đề xuất định hướng đúng đắn cho sự phát triển lâu dài của hệ thống thông
tin y tế công lập.
20
1.4.1 Tổng quan về quy trình dịch vụ y tế
Phân tích dựa trên bản khảo sát các đơn vị về dịch vụ y tế trực thuộc Bộ Y tế
Dịch vụ y tế bao gồm quản lý bệnh nhân, quản lý khám chữa bệnh được liệt kê
chi tiết trong bảng sau:
Quy trình chính Quy trình con Tóm tắt
Quản lý bệnh
nhân
Đăng ký
Quản lý thông tin cá nhân của bệnh
nhân và đăng ký bảo hiểm
Bảo hiểm
Quản lý các hoạt động điều trị được
chi trả bằng bảo hiểm
Chi phí điều trị
Tính toán dựa trên sự thu thập các chi
phí điều trị và sau khi điều trị
Quản lý giường
Đăng ký cho bệnh nhân nội trú và
quản lý giường
Điều trị y khoa
Cấp cứu
Bệnh nhân được điều trị cấp cứu
Bệnh nhân nội
trú
Điều trị bệnh nhân nội trú sau khi
điều trị cấp cứu
Xét nghiệm y tế
Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và điều
trị
Quản lý
Tài chính
Quản lý tài chính, thu nhập, và chi
phí.
Mua sắm
Mua và thanh toán vật liệu điều trị và
vật tư y tế
Nguồn nhân lực
Thuê, giáo dục và đánh giá đội ngũ
nhân viên quản lý và nhân viên y tế
Bảng 1.6. Quy trình dịch vụ y tế
1.4.2 Quản lý bệnh nhân
1.4.2.1 Đăng ký bệnh nhân
Bệnh viện sẽ kiểm tra bệnh nhân có Bảo hiểm y tế (BHYT) hay không. Trường
hợp bệnh nhân mới đến bệnh viện lần đầu, bệnh viện sẽ phát cho bệnh nhân
"Sổ khám bệnh". Về sau cứ mỗi lần bệnh nhân đến bệnh viện nên mang theo
quyển sổ khám bệnh này.
Bệnh viện cũng cung cấp cho bệnh nhân hồ sơ khám chữa bệnh và ghi chép tất
cả chi tiết của quá trình khám chữa bệnh. Hồ sơ khám chữa bệnh này sẽ được
bệnh viện lưu giữ trong 10 năm.
1.4.2.2 Bảo hiểm y tế
Bệnh viện phân biệt 2 loại bệnh nhân, bệnh nhân có bảo hiểm y tế và bệnh nhân
không có bảo hiểm y tế dựa trên cơ sở đó bệnh viện sẽ tính toán chi phí khám chữa
bệnh khác nhau. Bộ Y tế định kỳ (thông thường là 1 năm) cung cấp các cơ sở vật chất
cho các hoạt động điều trị và cho bảo hiểm y tế.
21
1.4.2.3 Chi phí điều trị
Chi phí điều trị được tính dựa trên toa thuốc, quá trình khám chữa bệnh trong
sổ khám bệnh và bảo hiểm y tế.
Chi phí khám chữa bệnh của mỗi bệnh nhân được quản lý trong trường hợp
bệnh nhân có bảo hiểm một phần của chi phí y tế và bệnh nhân phải trả phần
chi phí còn lại.
1.4.2.4 Quản lý giường bệnh
Sau khi điều trị cấp cứu, tùy thuộc vào triệu chứng bác sĩ sẽ ra quyết định cho
bệnh nhân nhập viện hay không. Khoa/phòng quản lý sẽ lấy thông tin giường
và phòng từ y tá sau đó sẽ phân giường cho bệnh nhân.
Y tá chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát vị trí giường bệnh nhân và cơ sở vật
chất như ống tiêm, thức ăn, hóa đơn điều trị, để chuyển đến đúng bệnh nhân.
Y tá cũng hiểu rất rõ về tình trạng của phòng ốc và giường bệnh nhân nhằm
thông báo đến khoa quản lý bệnh nhân, bác sĩ, và khoa điều trị.
Hiện nay, các bệnh viện lớn ở trung tâm thành phố thường trong tình trạng quá
tải luôn luôn vượt quá 100% số giường bệnh do quá đông bệnh nhân. Vì thế
khoa quản lý giường bệnh phải tìm đủ mọi phương pháp để cải thiện tỷ lệ
giường bệnh.
1.4.3 Khám chữa bệnh
1.4.3.1 Điều trị cấp cứu
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, bệnh nhân chuyển đến văn phòng chẩn trị ghi
trên sổ tay bệnh nhân. Một y tá tại phòng cấp cứu được đăng ký trong quá trình
điều trị của bệnh nhân.
Khi y tá được được đăng ký chịu trách nhiệm trong quá trình điều trị bệnh
nhân, bệnh nhân ngồi chờ đến lượt mình.
Nhân viên y tế sẽ thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân theo thứ
tự ưu tiên, ghi chép các yêu cầu xét nghiệm dựa trên triệu chứng, sau đó tiến
hành điều trị dựa trên kết quả xét nghiệm.
Bác sĩ tiếp tục theo dõi và kiểm tra hồ sơ bệnh án để xác nhận lịch sử điều trị.
Sau khi yêu cầu xét nghiệm, đơn thuốc cuối cùng sẽ được đưa ra. Đặt tên quá
trình điều trị, triệu chứng, tình trạng bệnh, các yêu cầu của bác sĩ, danh sách các
xét nghiệm và kết quả được ghi trên hồ sơ khám chữa bệnh.
1.4.3.2 Điều trị bệnh nhân nội trú
Bệnh nhân nội trú từ phòng cấp cứu hay từ bệnh viện khác chuyển đến, được
phân giường bệnh và di chuyển đến khu vực điều trị. Sau khi nhập viện bác sĩ
và y tá trong khu vực điều trị sẽ được phân công chịu trách nhiệm cho bệnh
nhân theo thứ tự. Bác sĩ chịu trách nhiệm đưa ra các yêu cầu điều trị, xét