Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.91 KB, 111 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH BIDV CẦU GIẤY VÀ
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH
I.1. Tổng quan về Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
I.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy là Chi nhánh cấp
I thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Tên đầy đủ : Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Cầu Giấy
- Tên giao dịch quốc tế
:
Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam
- Tên gọi tắt
:
BIDV
- Địa chỉ
:
Tòa tháp Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Quận
Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại
:
04. 3755 6900
- Fax
:
04. 3755 6900
Có thể nói quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của BIDV Việt Nam:
- BIDV Việt Nam thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến


thiết Việt Nam, có quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Được
thành lập với chức năng là ngân hàng hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản nhằm thực hiện cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ
bản.
- Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
- Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV).
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV).
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn
với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của
dân tộc Việt Nam
BIDV Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến
tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở
miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975);
Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi
mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 –
nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên
BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng
trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước
Từ khi thành lập cho tới nay, Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã trải qua 4 giai
đoạn:
 Giai đoạn 1963 – 1980
Ngày 27/05/1957, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội nằm trong hệ
thống Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ chính là nhận

vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng cơ bản. Ngày 30/10/1963 chi điểm 2 thuộc Chi nhánh Ngân hàng Kiến
thiết Hà Nội (tiền thân của BIDV Cầu Giấy hiện nay) được thành lập, đặt tại thôn
Trung - xã Dịch Vọng - huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh là thực hiện cấp phát và quản lý vốn kiến
thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa
bàn hoạt động.
 Giai đoạn 1981 – 1994
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngày 24/06/1981, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 259/CP chuyển
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thuộc Bộ Tài chính thành Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi điểm 2 Ngân hàng Kiến thiết
Hà Nội được chuyển thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 2
thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội.
Tháng 1/1983, theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 2 giải thể, thành lập chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm thuộc NHNN huyện Từ Liêm. Trên thực tế chi
nhánh sáp nhập trở thành phòng đầu tư và xây dựng của NHNN huyện Từ Liêm
theo Quyết định số 60/QĐ ban hành ngày 26/08/1982.
Ngày 20/12/1986, chi nhánh tách khỏi NHNN huyện Từ Liêm, thành lập chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 5 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng Hà Nội.
Năm 1988, chi nhánh được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây
dựng Từ Liêm trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội và tiếp đến năm
1991 chi nhánh được đổi thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Từ Liêm sau là Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà
Nội.
Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư

XDCB tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.
 Giai đoạn 1995 – 2003
Từ ngày 01/01/1995, BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Cầu Giấy nói
riêng thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại. Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
có nhiệm vụ huy động vốn ngân hàng trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế và
các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư và các tổ
chức nước ngoài bằng VNĐ và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn,
trung và dài hạn đối với các tổ chức, thành phần kinh tế và dân cư.
 Giai đoạn từ 2004 tới nay
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngày 01/10/2004, Chi nhánh được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp I trực
thuộc BIDV Việt Nam, lấy tên là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu
Giấy. Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV Cầu Giấy : Chi nhánh
được phép kinh doanh đa năng tổng hợp, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của
đất nước.
I.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
I.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV Cầu Giấy được xây dựng theo mô hình
hiện đại hóa ngân hàng theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và
đặc điểm của chi nhánh.
Chi nhánh BIDV Cầu Giấy có mạng lưới rộng khắp, các đơn vị trực thuộc
bao gồm: Phòng giao dịch số 1, số 2, phòng giao dịch Trường Chinh, điểm giao
dịch Giang Văn Minh, Định Công, Lê Trọng Tấn, Bắc Từ Liêm, Hoàng Hoa
Thám, Xuân La, Hoàng Văn Thái, Ngã Tư Vọng.
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Trụ sở BIDV Cầu Giấy có 11 phòng ban đặt dưới sự điều hành và quản lý
của giám đốc và 4 phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một
số nhiệm vụ do giám đốc phân công. Cơ cấu Chi nhánh bao gồm 5 khối chính: khối
quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ và
khối trực thuộc, với các phòng ban chuyên môn cụ thể như trên sơ đồ. Khối trực
thuộc bao gồm hệ thống các phòng và các điểm giao dịch.
I.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
 Chức năng, nhiệm vụ của BIDV Cầu Giấy
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy là chi nhánh cấp I của
BIDV Việt Nam, là một Ngân hàng thương mại hiện đại, kinh doanh đa năng tổng
hợp, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Với các chức năng, nhiệm
vụ chính như sau:
- Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ Trung ương giao, thực hiện nghĩa vụ sử dụng
có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn cùng các nguồn lực khác của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cụ thể là thực hiện cho vay ngắn hạn,
trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, bảo lãnh cho các khách hàng theo các
chế độ tín dụng hiện hành, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của đồng vốn.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo
quy định, hoàn trả đầy đủ đúng hạn tiền vốn cho khách hàng gủi tiền theo
thỏa thuận.
- Huy động vốn (VNĐ hay USD) từ mọi nguồn hợp pháp của các khách hàng.
- Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của từng phòng
tại Chi nhánh và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam.
- Thực hiện các báo cáo thống kê cho trụ sở về chiến lược kinh doanh, chính
sách khách hàng, tín dụng lãi suất của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Cầu Giấy theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất, đặc biệt là các hoạt
động về tín dụng và bảo lãnh theo quy định của toàn hệ thống BIDV.
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà

6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu, thu chi kiểm đếm, vận chuyển,
bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, vàng bạc đá quý, in ấn
giấy tờ có giá tại quỹ nghiệp vụ theo quy định.
- Phối hợp với các chi nhánh tại Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh, các thành
phố khu đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp đang có xu hướng phát triển
hiện nay sẽ tạo thành hệ thống mạng lưới ngân hàng với đầy đủ tiện ích và
dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại; đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao
của khách hàng trong cơ chế thị trường, sẵn sàng hội tụ đủ các yếu tố và điều
kiện hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của BIDV trong khu vực và trên thế
giới.
Như vậy Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ cung cấp sản
phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng và tiện ích cao cho khách hàng trên nền tảng công
nghệ hiện đại nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính, quản lý, công nghệ và
trình độ cán bộ trong hệ thống. Trong đó chức năng huy động vốn là chức năng
chính.
 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
 Phòng Quan hệ khách hàng 1
Phục vụ đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp thuộc khối xây lắp và
các khách hàng cá nhân.
 Phòng Quan hệ khách hàng 2
Phục vụ đối tượng khách hàng thuộc khối sản xuất công nghiệp, thương mại
và dịch vụ.
+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng.
- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.
- Phân loại, rà soát, phát hiện rủi ro.
- Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đề nghị miễn giảm lãi và chuyển giao cho phòng
quản lý rủi ro xử lý theo quy định.

- Tuân thủ các giới hạn, giới mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng,
theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Chịu trách nhiệm đầy đủ về: tìm kiếm khách hàng và phát triển hoạt động tín
dụng; Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng
khi lập báo cáo; Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất
quyết định cấp tín dụng.
+ Đối với khách hàng là cá nhân:
- Xây dựng, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng
dành cho nhóm sản phẩm.
- Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân: tư vấn cho
khách hàng sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV; triển khai thực hiện kế
hoạch bán hàng chịu trách nhiệm về sản phẩm, nâng cao thị phản của chi
nhánh, tối đa hóa doanh thu nhằm mục tiêu lợi nhuận.
 Phòng Quản lý rủi ro
- Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc giám đốc Chi nhánh xây dựng kế
hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai thuộc chức
năng nhiệm vụ được giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực
nghiệp vụ được giao. Trong đó có đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp
quản lý rủi ro; Đề xuất trình duyệt cấp tín dụng, bảo lãnh, tài trợ dự án, tài
trợ thương mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt mức phù hợp với thẩm quyền.
- Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý,
tác nghiệp các nghiệp cụ thuộc lĩnh vực được giao theo đúng thẩm quyền,
quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của
Chi nhánh. Bao gồm cả hoạt động thành lập, vận hành quản lý rủi ro tác
nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và công tác
kiểm tra nội bộ.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ chính xác, trung thực, đảm bảo

an toàn hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khách trong Chi nhánh theo quy trình
nghiệp vụ( như phối hợp với phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện và xử
lý các khoản nợ có vấn đề,…); chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia
theo chức năng nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của
Chi nhánh.
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin ( thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích,
bảo mật, cung cấp,…), tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhiệm vụ, nghiệp vụ để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh,
BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án
đầu tư, chức năng nhiệm vụ về công tác quản lý rủi ro tín dụng của Phòng QLRR
được cụ thể như sau:
 Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín
dụng:
- Phổ biến các quy định của BIDV về đề xuất xây dựng các văn bản hướng
dẫn về quản lý, đánh giá, định dạng rủi ro tín dụng.
- Đề xuất, tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện quy trình,
thủ tục, rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của
Chi nhánh.
 Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng:
- Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng, dự án từ
các phòng liên quan (Phòng QHKH, Phòng Giao dịch,…) để thẩm định, rà
soát và đánh giá độc lập về hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện tín dụng,
định giá tài sản đảm bảo và đánh giá rủi ro của khoản vay.
- Đề xuất trình lãnh đạo quyết định phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự
án/tài trợ thương mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm

quyền của Chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm quyền) và chịu trách
nhiệm về đề xuất, quyết định của mình.
- Thông báo các quyết định cho vay đã dược phê duyệt đến phòng liên quan
theo quy trình nghiệp vụ để thực hiện giải ngân và quản trị khoản vay.
 Phối hợp, hỗ trợ Phòng QHKH để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.
 Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm
tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an
toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi
nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng
quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV Việt
Nam và của Chi nhánh.
 Phòng Quản trị tín dụng
- Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh khách hàng theo quy
định, quy trình của chi nhánh.
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thực hiện tính toán trình lập quỹ dự phòng theo kết quả phân loại nợ của
phòng QHKH theo đúng quy định của Ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tác nghiệp của phòng, tuân thủ đúng quy trình
kiểm soát trước nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện.
- Ngoài ra phòng QTTD còn có nhiệm vụ là đầu mối lưu trữ chứng từ giao
dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ, tham gia vào
các văn bản QTTD.
 Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng.
- Thực hiện công tác chống rửa tiền đối với giao dịch phát sinh theo quy trình
của Nhà nước và của BIDV. Phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao
dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn việc phát triển, nâng cao hợp tác kinh doanh, đối

ngoại của chi nhánh.
- Thực hiện và hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giám đốc chi nhánh giao
theo từng thời kỳ.
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ quản lý thông tin, tổng hợp và lập báo cáo trong phạm
vi nhiệm vụ.
 Phòng Thanh toán quốc tế
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
- Phát hành thẻ ATM.
- Quản lý các đơn vị chấp nhận thẻ và thực hiện công tác khách hàng.
- Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề
xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng
lực cạnh tranh và phát triển thị phần.
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định, quy chế
kinhdoanh ngoại hối của Ngân hàng.
- Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và
đềxuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong
công tác.
 Phòng Tài chính kế toán
- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán, kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động kế toán- tài chính của chi
nhánh.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý giám sát.
- Đề xuất, tham mưu về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính – kế toán,
xây dựng chế độ và biện pháp quản lý tài sản định mức và quản lý tài chính.
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong
công tác kế toán luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính.
- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, hợp lý, trung thực của số liệu

kế toán, báo cáo kế toán và báo cáo tài chính.
- Quản lý thông tin và lập báo cáo.
 Phòng Kế hoạch tổng hợp
- Tham mưu trong công tác tổng hợp về kế hoạch và đầu tư.
- Tham gia tổ chức triển khai xây dựng và tổng hợp kế hoạch 5 năm, kế hoạch
hàng năm, xây dựng các phương án phát triển cho chi nhánh phù hợp với
định hướng chung.
- Quản lý, giải quyết các thủ tục hành chính, theo dõi tình hình thực hiện kế
hoạch.
 Phòng Điện toán
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Hướng dẫn, đào tạo, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các
cán bộ trực tiếp sử dụng các công cụ khoa học kỹ thuật để vận hành thành
thạo và đúng thẩm quyền.
- Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin hoặc phòng công nghệ khu vực
để triển khai các chương trình phần mềm ứng dụng. Tổ chức lưu trữ, bảo
mật, phục hồi dữ liệu và xử lý các sự cố kỹ thuật.
 Phòng Tổ chức hành chính
- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ
liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực
của chi nhánh.
- Tham mưu, đề xuất công tác tổ chức nhân sự.
- Thực hiện công tác văn thư.
- Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo quy định của pháp luật.
- Đầu mối tổ chức, đại diện cho chi nhánh trong giao tiếp, đón tiếp các tổ
chức, cá nhân.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các
quy định khác thuộc thẩm quyền.

- Tham mưu xây dựng nội quy, quy chế về công tác văn phòng và các biện
pháp quản lý hành chính, đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng
cơ sở vật chất, kỹ thuật của chi nhánh.
 Phòng giao dịch, điểm giao dịch
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng.
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, phát hành giấy tờ có giá và các
hình thức tiền gửi khác.
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ( theo thẩm quyền cụ thể của giám đốc).
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng: thanh toán, chuyển tiền trong nước và các
dịch vụ ngân quỹ. Thực hiện dịch vụ trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, dịch vụ
ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án của khách hàng.
I.1.3. Một số hoạt động chủ yếu của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
Đối với BIDV Việt Nam và hệ thống các chi nhánh, năm 2012 là năm có ý
nghĩa đặc biệt: đánh dấu 55 năm BIDV đồng hành cùng sự phát triển của đất nước;
hoàn tất quá trình cổ phần hóa và chính thức chuyển đổi từ 1 ngân hàng quốc doanh
sang ngân hàng TMCP; năm bản lề thực hiện kế hoạch tái cơ cấu BIDV và nhiều
nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó. Kết thúc năm
2012, BIDV Việt Nam cơ bản hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh đề ra,
hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Nhà nước, Chính phủ giao phó mặc dù chịu ảnh
hưởng không nhỏ từ tình hình khó khăn chung của nền kinh tế cũng như cộng đồng
khách hàng.
Còn đối với Chi nhánh BIDV Cầu Giấy, từ khi chuyển sang chi nhánh cấp I,
Chi nhánh được nâng cấp đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2004 với định hướng trở
thành một ngân hàng hiện đại, năng động, có khả năng cạnh tranh cao trên địa bàn
cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, có các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng, chất
lượng cao trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phục vụ khách hàng
thuộc các thành phần kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp cừa và nhỏ, các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh. Bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
+ Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ dân cư, các tổ chức thuộc các thành
phần kinh tế dưới mọi hình thức.
+ Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
+ Đại lý ủy thác vốn cho vay từ nguồn hỗ trợ tăng chính thức của chính phủ
các nước, các TCTD nước ngoài với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt
Nam.
+ Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi
tính và thanh toán quốc tế qua mạng toàn cầu qua mạng quốc tế SWIFT.
+ Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu, thanh
toán chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt.
+ Kinh doanh ngoại tệ.
+ Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với phương châm hoạt động chất lượng, tăng trưởng bền vững – hiệu quả -
an toàn, Chi nhánh đã hoàn thành vượt mức, khá toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch
kinh doanh năm 2012, tạo tiền đề cho thực hiện thành công kế hoạch định hướng
giai đoạn 2011 – 2015 với mục tiêu nâng cao cạnh tranh, tăng cường năng lực tài
chính, mở rộng quy mô hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế của các ngân hàng
hiện đại.
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
I.1.3.1.Một số hoạt động chủ yếu của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy (2010-2012)
Điểm qua kết quả của một số hoạt động chủ yếu tại Chi nhánh BIDV Cầu
Giấy giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012:
 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của

Chi nhánh. Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã luôn chủ động, quan tâm tích
cực tới công tác huy động vốn. Các hình thức huy động phong phú hơn, thích hợp
với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền như kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm kỳ hạn từ
1 - 24 tháng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang. Quan hệ rộng với các tổ chức
tín dụng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài thành phố, phát huy được nội lực và
tranh thủ được ngoại lực do đó góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu
đầu vào hợp lý.
Bảng 1.1. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
giai đoạn (2010-2012)
Đơn vị: tỷ đồng, %
2010 2011 2012
Số
tiền
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tốc độ
tăng
(% so
2010)
Số

tiền
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tốc
độ
tăng
(% so
2011)
1. Theo TPKT 1074 100 1314 100 +22,3 1573 100 +19,7
Tiền gửi TCTD 437,1 40,7 575,5 43,8 +31,7 707,8 45,0 +23,0
Tiền gửi dân cư 636,9 59,3 738,5 56,2 +16,0 865,2 55,0 +17,2
2.Theo thời hạn 1074 100 1314 100 +22,3 1573 100 +19,7
TG có kỳ hạn 829,1 77,2 1035,4 78,8 +24,9 1252 79,6 +20,9
TG không kỳ hạn 244,9 22,8 278,6 21,2 +13,8 321 20,4 +15,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012)
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tình hình xu hướng
biến động và cơ cấu của
hoạt động huy động vốn
được thể hiện qua bảng 1.1.
Tổng nguồn vốn huy động
được của Chi nhánh BIDV
Cầu Giấy liên tục tăng qua
các năm. Tổng nguồn vốn
huy động được trong năm

2011 là 1314 tỷ đồng tăng
240 tỷ đồng so với năm
2010 tương đương với tăng
22,3%. Sang năm 2012 tốc
độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động được có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn
duy trì ở mức cao (+19.7%). Điều này cho thấy Ngân hàng vẫn giữ được uy tín đối
với các nhà đầu tư. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn có xu hướng giảm nhẹ
cho thấy được ảnh hưởng của chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ và tình
hình tăng trưởng kinh tế đang tác động tới tâm lý của các nhà đầu tư.
Trong cơ cấu tiền gửi phân theo thành phần kinh tế, tiền gửi tổ chức tín dụng
tiếp tục có sự cải thiện, tỷ trọng tăng nhẹ qua các năm (từ 40,7% năm 2010 đến
45,0% năm 2012) trong khi tiền gửi dân cư thì có xu hướng giảm tỷ trọng. Trong
khi nguồn vốn huy động chủ lực từ khu vực dân cư gửi tiết kiệm có xu hướng giảm
nhẹ, đây cũng là điều khá bất lợi cho BIDV vì khu vực dân cư thường dễ nhạy cảm
với thông tin xấu.
Đối với nguồn vốn phân theo kỳ hạn, nguồn tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ
trọng cao và có xu hướng tăng tỷ trọng. Nếu như việc huy động vốn chủ yếu đến từ
khu vực dân cư cũng như thời gian đáo hạn ngắn sẽ ảnh hưởng đến sức chi trả
không hề nhỏ.
 Hoạt động cho vay – sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển của Chi
nhánh BIDV Cầu Giấy. Đây cũng là hoạt động thu lãi rất quan trọng trong tổng
doanh thu của Chi nhánh và luôn xác định được sự tăng trưởng tín dụng phải gắn
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
Hình 1.2. Tình hình huy động vốn giai đoạn
(2010 – 2012)
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
liền với nhiệm vụ huy động vốn và đồng thời phát triển dịch vụ. Dưới đây là bảng
số liệu khái quát về tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh giai đoạn (2010 –

2012):
Bảng 1.2. Hoạt động cho
vay của Chi nhánh
BIDV Cầu Giấy
giai đoạn (2010-2012)
Đơn vị: tỷ đồng, %
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
% So
2010
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
% So
2011
1. Dư nợ dầu kỳ
740 976 +31,1 1529 +29

Doanh số cho vay trong kỳ 1906 2370 +24,3 2822 +19,1
Doanh số thu nợ 1670 2126 +26,9 2643 +24,3
Dư nợ cuối kỳ 976 1220 +25,0 1708 +40
Tổng dư nợ 976 1220 +25,0 1708 +40
2. Theo thời hạn
Dư nợ ngắn hạn 662,7 67,9 752,7 61,7 +13,6 994,1 58,2 +32,1
Dư nợ trung và dài hạn 313,3 32,1 467,3 38,3 +49,2 713,9 41,8 +52,8
3. Theo TPKT
Nợ DNNN 361,1 37,0 385,5 31,6 +6,8 526 30,8 +36,4
Nợ DNNQD 614,9 63,0 834,5 68,4 +35,7 1182 69,2 +41,6
4. Theo TSĐB
Dư nợ có TSĐB 286,0 29,3 363,6 29,3 +25 481,7 28,2 +32,5
Dư nợ không có TSĐB 690 70,7 856,4 70,7 +25 1226,3 71,8 +43,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012)
Bảng số liệu 1.2 cho
thấy, xét về dư nợ theo
thành phần kinh tế thì dư nợ cho vay các DNNN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu,
cụ thể 37% năm 2010, 31.6% năm 2011 và 30.8% năm 2012. Tuy nhiên những năm
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
Hình 1.3. Tình hình hoạt động cho vay giai
đoạn (2010 – 2012)
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
gần đây, xu hướng cho vay các DNNQD đang dần chiếm ưu thế tại Chi nhánh, tỷ trọng
tăng từ 63% năm 2010 lên 69.2% năm 2012. Đây là một tín hiệu cho thấy các DNNQD
đang dần chiếm được lòng tin của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đồng thời là sự suy giảm
uy tín của các DNNN làm ăn thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả. Qua đây cũng thấy được
hiệu quả của chính sách của BIDV Việt Nam trong cơ cấu lại vốn cho vay để giảm
thiểu nợ xấu cũng như tăng tính hiệu quả trong hoạt động cho vay của Chi nhánh.
Bên cạnh đó nếu đánh giá tổng dư nợ hàng năm của hoạt động huy động vồn tại

Chi nhánh thì mặc dù giá trị tăng trưởng liên tục qua các năm, 976 tỷ đồng năm 2010
tăng lên 1708 tỷ đồng năm 2012, nhưng quy mô còn nhỏ so với tiềm năng cũng như vị
thế của Chi nhánh trong hệ thống BIDV Việt Nam và hệ thống các ngân hàng thương
mại.
 Hoạt động kinh doanh tiền tệ
Năm 2011 là năm Chi nhánh BIDV Cầu Giấy có bước đột phá trong lĩnh vực
kinh doanh ngoại tệ, cả về doanh số giao dịch và thu ròng, là năm có tốc độ phát
triển cao nhất từ trước tới nay, tiếp tục tạo đà tăng trưởng trong năm 2012. Hoạt
động buôn bán ngoại tệ luôn đáp ứng kịp thời với giá cả cạnh tranh với phương thức
giao dịch linh hoạt như: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn cho toàn bộ nhu
cầu khách hàng trên toàn hệ thống. Theo ước tính, doanh số mua bán ngoại tệ phục
vụ khách hàng của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đứng thứ 3 trong hệ thống.
I.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy giai đoạn
(2010-2012)
Chi nhánh BIDV Cầu Giấy hiện là một trong những chi nhánh ngày càng
khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống Ngân hàng BIDV Việt Nam, các
chỉ tiêu về thu nhập của Chi nhánh luôn đạt mức tăng trưởng qua các năm mặc dù
đang trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV
Cầu Giấy giai đoạn (2010-2012)
Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm
Năm Năm Năm
So sánh
năm 2011-2010
So sánh
năm 2012-2011
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
18

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng thu nhập 220 250 289 +30 +13,6 +39 +15,6
Thu lãi vay 163 175 188 +12 +7,4 +13 +7,4
Thu dịch vụ 36 50 72 +14 +38,9 +22 43
Thu KD tiền tệ 21 25 29 +4 +19,0 +4 +16
2. Tổng chi phí 41 40 38 -1 -2,4 -2 -5
3. Chênh lệch thu
nhập và chi phí
179 210 251 +31 +17,3 +41 +19,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010, 2011, 2012)
Hình 1.4. Tăng trưởng của kết quả hoạt động kinh doanh
giai đoạn (2010 – 2012)
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Theo bảng số liệu ta thấy giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế
giới, hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy có những thay đổi rõ rệt theo chiều
hướng tích cực. Bên cạnh những hoạt động truyền thống, Chi nhánh đã và đang đẩy
mạnh các dịch vụ kinh doanh bán lẻ đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ.
Năm 2011 lợi nhuận của Chi nhánh đạt 210 tỷ đồng so với 2010 tăng 31 tỷ
tương đương với 17,3% và tiếp tục tăng 41 tỷ đồng năm 2012 chiếm 19,5% so với
năm 2011. Nguyên nhân bởi những năm gần đây lạm phát đang được kiềm chế,
bình ổn lãi suất cho vay, đồng thời có sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và
công nhân viên nên Chi nhánh đạt được những kết quả khả quan như vậy.

I.2. Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV
Cầu Giấy
I.2.1. Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
Giống như những ngân hàng thương mại khác, thẩm định dự án giữ vai trò
rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy. Hoạt động
thẩm định này giúp Chi nhánh tìm ra được những khách hàng đủ tiêu chuẩn về pháp
lý cũng như tài chính để quyết định xem có đầu tư vốn hay không (tư cách pháp
nhân, tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả không? Khả
năng trả nợ có chắc chắn không? ) từ đó ra quyết định có nên cho vay hay đứng ra
bảo lãnh cho dự án hay không.
Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng trưởng nguồn vốn huy động
được, Chi nhánh BIDV Cầu Giấy cũng gia tăng số vốn tài trợ cho vay dự án. Số dự
án đầu tư được Chi nhánh tài trợ vốn ngày một nhiều. Trong tổng dư nợ tín dụng
năm 2012 xấp xỉ 1078 tỷ đồng có đến 713,9 tỷ đồng (chiếm gần 41,8%) là từ hoạt
động cho vay dự án.
Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy được đánh
giá là khá tốt, chất lượng thẩm định khá cao. Bằng việc thực hiện theo chủ trương
với những biện pháp phù hợp, chất lượng tín dụng đã được cải thiện đáng kể, thể
hiện ở sự tăng trưởng mạnh mẽ số vốn Ngân hàng đã cam kết tài trợ cho dự án đầu
tư trong những năm gần đây. Các dự án đã thẩm định và được cấp tín dụng qua theo
dõi giám sát đại đa số đều có tình hình hoạt động ổn định, tương đối sát giữa tình
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hình triển khai thực tế với các phương án đề xuất trong quá trình thẩm định. Một số
dự án tiêu biểu mà Ngân hàng đã tham gia thẩm định và tài trợ vốn là:
- Dự án đầu tư máy xúc lật hở của Công ty cổ phần VIMECO.
- Dự án đầu tư xây dựng tòa nhà căn hộ K80 Đường Bưởi.
- Dự án nhà máy nước mặt sông Đà.
- Dự án Chung cư chất lượng cao Minh Khai.

- Dự án khách sạn Lĩnh Nam.
- Dự án xưởng sản xuất giấy vở học sinh xuất khẩu của chủ đầu tư Công ty
TNHH Công nghiệp Việt Thái.
- Dự án đầu tư dây chuyền thiết bị khoan cọc nhồi (VINACONEX 1)
- Dự án Nhà máy chế tạo cơ khí và kết cấu thép (Công ty CP Cơ điện và xây
lắp VVV).
- …
Chính vì tuân theo các nguyên tắc và sự thận trọng trong công tác thẩm định
nên trong khi dư nợ tín dụng tăng trưởng cao thì tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn vẫn ở
mức thấp. Đây là một kết quả đáng ghi nhận mà không phải Ngân hàng thương mại
nào cũng làm được. Dưới đây là số liệu về tình hình tài trợ vốn cho các dự án đầu tư
của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy trong những năm gần đây:
Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện số dự án và số vốn tài trợ dự án của Chi
nhánh BIDV Cầu Giấy giai đoạn (2008 – 2012)
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
(Nguồn: Phòng kế hoạch và nguồn vốn)
Về chi phí thẩm định, trong biểu phí, ngân hàng có liệt kê chi phí thẩm định.
Tuy nhiên, thực tế chi nhánh không thu của khách hàng mà vẫn đảm bảo chất lượng
thẩm định tốt. Điều này làm khách hàng rất hài lòng về công tác thẩm định của Chi
nhánh.
Công tác tổ chức thẩm định cũng được đánh giá là khá chặt chẽ, có sự phân
chia rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn các cấp, trong mỗi phòng ban tiêp tục chia rõ
nhiệm vụ của từng cá nhân. Vì vậy hầu như không có hiện tượng chống chéo,
không thống nhất giữa các phòng ban, việc quản lý và theo dõi công tác thẩm định
trở nên dễ dàng và khoa học.
I.2.2. Căn cứ thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy được tiến
hành dựa trên các căn cứ mang tính pháp lý, khoa học và tính thực tiễn, cụ thể:

 Hồ sơ dự án
Theo văn bản quản lý hiện hành,hồ sơ dự án bao gồm phần thuyết minh dự
án và thiết kế cơ sở.
Nội dung phần thuyết minh của dự án bao gồm:
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư,đánh giá nhu cầu thị trường,tiêu thụ sản
phẩm đối với dự án sản xuất kinh doanh, hình thức đầu tư xây dựng công
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trình,địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất,điều kiện cung cấp nhiên liệu
và các yếu tố đầu vào khác.
- Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng các công trình ,các hạng mục công
trình bao gồm công trình chính,công trình phụ trợ.
- Các giải pháp thực hiện bao gồm:
+ Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư,…
+ Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và
công trình có yêu cầu kiến trúc.
+ Phương án khai thác và sử dụng lao động.
+ Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp PCCC và yêu cầu về an ninh
quốc phòng.
- Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng
cấp vốn theo tiến độ,…
Nội dung thiết kế cơ sở của dự án
- Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế
chủ yếu, đảm bảo đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các
bước thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.
- Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản
vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:
+ Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình

với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải
trọng và tác động;…
+ Thuyết minh công nghệ: tóm tắt phương án cong nghệ, sơ đồ công nghệ,
danh mục thiết bị công nghệ,…
+ Thuyết minh xây dựng: khái quát về tổng mặt bằng; đối với công trình
xây dựng theo tuyến; đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phần kỹ
thuật;giới thiệu tóm tắt phương án PCCC và bảo vệ môi trường;…
 Căn cứ pháp lý
Chủ trương quy hoạch kế hoạch chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà
nước,địa phương và của ngành,văn bản pháp luật chung văn bản pháp luật và quy
định có liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư.
- Pháp lệnh về Kế toán và Thống kê số 06/LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà
nước ban hành ngày 20/05/1988.
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Luật Doanh nghiệp nhà nước nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2003 và luật
Doanh nghiệp 2005.
- Luật Đầu tư năm 2005.
- Nghị định số 57/2012/ND-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Nghị định số 178/1999/ NĐ-CP về Bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng.
- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng văn bản số
1627/2001/QĐ-NHNN và các quy định bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng.
- Các văn bản, Quyết định về chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
- Các văn bản khác có liên quan tới hoạt động đầu tư và dự án đầu tư: Luật đất
đai, Luật xây dựng, Nghị định 12 – 2009, Nghị định 112 – 2009 của Chính
phủ, Thông tư số 04 – 2010 của Bộ Xây dựng,…

 Các tiêu chuẩn quy phạm và các định mức trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật
cụ thể
Quy phạm về sử dụng đất đai trong các khu đô thị, khu công nghiệp .Quy
phạm về tĩnh không trong các công trình,các tiêu chuẩn thiết kế cụ thể đối vơi từng
loại công trình.Tiêu chuẩn môi trường ,tiêu chuẩn công nghệ ,kỹ thuật riêng của
từng ngành.
 Các quy ước thông lệ quốc tế
Các điều ước quốc tế chung đã kí kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước
với nhà nước( về hàng hải,hàng không, ). Quy đinh của các tổ chức tài trợ vốn
(WB,IMF,ADB,JBIC…), các quỹ tín dụng xuất khẩu của các nước. Các quy định ve
thương mại, tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm.
Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình nền kinh tế vĩ mô, tình hình thị trường,
môi trường đầu tư và tiềm năng phát triển của từng địa phương, từng ngành nghề
kết hợp với kinh nghiệm thực tế trong quá trình thẩm định.
I.2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy, phòng quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm
hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và trực tiếp thẩm định dự án đầu tư. Quy
trình thẩm định dự án đầu tư được tiến hành qua 5 bước:
Bước 1: Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn
chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng
để hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ,
vào Sổ theo dõi (BM-02/QT-TD-03) và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
Bước 2: Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin liên quan và các nội
dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các văn bản hướng dẫn, cán bộ
thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần
thiết đề nghị cán bộ tín dụng và khách hàng bổ sung thêm hồ sơ hoặc giải trình rõ
thêm.

Bước 3: Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án trình trưởng phòng
Quản hệ khách hàng xem xét. (trước đó báo cáo thẩm định sẽ được gửi qua phòng
Quản lý rủi ro để đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án đó, phân tích rủi
ro và đề xuất các biện pháp phòng ngừa).
Bước 4: Trưởng phòng Quan hệ khách hàng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về
nghiệp vụ thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa hoặc làm rõ các nội
dung.
Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định dự án,
trình trưởng phòng ký thông qua, lưu hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho phòng tín
dụng để ra quyết định cuối cùng cho vay vốn.
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà
25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình 1.6. Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư
tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng)
Để đảm bảo tính thận trọng trong quá trình thẩm định nên đã có sự phân chia
rõ ràng thẩm quyền quyết định cho vay giữa Chi nhánh và Hội sở chính. Với những
dự án mà giá trị khoản vay thuộc phạm vi ủy quyền (dưới 50 tỷ ồng) thì giám đốc
GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà

×