Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phát triển kinh tế du lịch ở ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.12 KB, 9 trang )



Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội

Chu Thanh Ngân

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu
Năm bảo vệ: 2013


Abstract. Khái quát và hệ thống hóa và hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và tìm hiểu kinh
nghiệm thực tiễn của vấn đề phát triển kinh tế du lịch ở một số địa phương. Phân tích
thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đánh giá những
thành công, hạn chế và các nhân tố tác động đến trong quá trình phát triển kinh tế du
lịch của địa phương trong thời gian qua. Phân tích những ảnh hưởng trong bối cảnh
kinh tế mới đến sự phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đề xuất các gợi ý
chính sách để phát triển kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian tới.

Keywords. Kinh tế chính trị; Phát triển kinh tế; Kinh tế du lịch.

Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Ngày nay, du lịch đóng vai trò như sứ giả của
hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch hiện được
xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút
được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà lĩnh vực này mang
lại. Trong cơ cấu ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thì dịch vụ ngày càng


đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều di tích lịch sử, thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam
thắng cảnh… rất phù hợp để phát triển kinh tế du lịch. Trong những năm qua, Việt Nam coi
phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã
hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời xác định phát triển du
lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở “đa dạng hóa sản phẩm du lịch và các
loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [5, tr57]
Nằm trong xu thế chung của cả nước, Ba Vì - Hà Nội đã có nhiều giải pháp phát triển
kinh tế du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến địa phương tham
quan các danh lam thắng cảnh, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí… Các khu du lịch, khu sinh thái
Ba Vì từ lâu đã là điểm đến của nhiều du khách, không chỉ khách trong nước mà còn cả khách
quốc tế. Vì vậy, kinh tế du lịch Ba Vì đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ
phận lớn lực lượng lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng
công nghiệp hoá - hiện đại hoá; đóng góp tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP. Kinh tế du lịch
Ba Vì không chỉ có những đóng góp đối với sự phát triển của Ba Vì, mà còn là sự đóng góp
đối với sự phát triển của thành phố Hà Nội và của đất nước.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-HU của Huyện ủy Ba Vì về phát triển du
lịch giai đoạn 2006 - 2011, du lịch Ba Vì đã có những bước phát triển tích cực: Doanh thu
hàng năm tăng bình quân 33,6%, lượt khách tăng bình quân 20%/năm, đời sống của cán bộ,
nhân viên các khu du lịch ngày càng được nâng lên, thu hút hàng ngàn lao động hàng năm,
giúp tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ, giúp phục hồi và phát triển các
nghề truyền thống, góp phần làm giảm đáng kể các tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí và đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
Ba Vì lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 và Nghị số 09/NQ-HU, ngày 31/3/2011 của Huyện
ủy Ba Vì đã xác định rõ mục tiêu: Phát triển dịch vụ du lịch Ba Vì trở thành ngành kinh tế
trọng điểm của huyện, đến năm 2015 đạt 2,5 - 2,6 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 200
tỷ đồng, tạo việc làm ổn định tại chỗ cho 3.500 lao động, thu hút trên 10.000 lao động ở các
địa phương lận cận đến kinh doanh trong mùa du lịch tại các khu du lịch của huyện.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần có những đánh giá cụ thể về tiềm năng, hiện trạng phát
triển kinh tế du lịch tại địa phương, từ đó xác định hướng phát triển và giải pháp cho sự phát

triển ngành kinh tế này.
Vậy, thực trạng kinh tế du lịch ở Ba Vì ra sao? Giải pháp nào để phát huy tiềm năng thế
mạnh của địa phương cho việc phát triển kinh tế du lịch ở ba Vì, Hà Nội là câu hỏi cần được
quan tâm giải đáp. Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì -
Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình và nhằm giải đáp câu hỏi trên.


2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế du lịch, những lý luận chung về
kinh tế du lịch đã được công bố. Đây là nguồn tài liệu quý giá và hữu ích cho tác giả trong
quá trình nghiên cứu. Một số công trình điển hình như:
* Nhóm công trình nghiên cứu lý luận
- Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi Đình: Kinh tế du lịch và du lịch học - Nhà xuất bản Trẻ,
năm 2000.
- Công trình: Kinh tế du lịch của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
- Công trình: Kinh tế du lịch của Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Cao đẳng Du lịch
Hà Nội
- Robert Lanquar (2005) có công trình: Kinh tế Du lịch - Nhà xuất bản Thế giới, năm 2005
Ngoài ra, còn có Pháp lệnh du lịch Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội
xuất bản năm 2006
Những công trình này nghiên cứu và xây dựng khung lýluận về kinh tế du lịch như: khái
niệm, các loại hình du lịch, những nhân tố ảnh hưởng tới kinh tế du lịch…Đây là nguồn tài
liệu cho tác giả tiếp cận, kế thừa những khái niệm về du lịch, về kinh tế du lịch nói chung.
* Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn ở các địa phương
- Hoàng Đức Cường: “Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
1999.
- Trần Ngọc Tư: “Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc - tiềm năng và giải pháp”, Luận
văn thạc sỹ kinh tế, 2008.
- Nguyễn Thị Hồng Nhung: “Phát triển kinh tế du lịch Hải Phòng thời kì hội nhập và
phát triển”, Luận văn thạc sĩ, 2007.

- Nguyễn Thị Lan: “Phát triển kinh tế tư nhân ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá”, Luận văn
thạc sĩ Kinh tế, 2008.
- Đỗ Thị Bích Huệ: “Phát triển du lịch thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế
chính trị, 2008.
- Nguyễn Thị Lan Phương: “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai”, Luận văn thạc sĩ
Kinh tế chính trị, 2010.
- Nguyễn Tuấn Dũng: “Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội hiện nay”,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 2012.
Các công trình trên đã nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế du lịch theo cách tiếp cận
truyền thống - là những hoạt động và kết quả hoạt động du lịch, gắn với một địa phương cụ
thể, trong những giai đoạn cụ thể.
* Công trình nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch Ba Vì
Công trình của tác giả Hoàng Văn Hùng:“Thực trạng phát triển kinh doanh du lịch huyện
Ba Vì những vấn đề nổi cộm - Phương hướng và giải pháp thực hiện”, Đề tài nghiên cứu tại
lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, ngành Du lịch Hà Tây, 2004. Công trình nghiên cứu
này đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản, những vấn đề thực tiễn của quá trình phát
triển kinh tế du lịch nói chung cũng như ở một số địa phương nói riêng. Đây là nguồn tư liệu
tham khảo rất có ý nghĩa trong việc thực hiện đề tài luận văn.
Các công trình nghiên cứu đã công bố trên đã làm rõ ở những khía cạnh khác nhau về kinh
tế du lịch và vấn đề phát triển kinh tế du lịch trên phương diện lý thuyết và thực tiễn. Tuy
nhiên, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu sâu và có hệ thống về phát triển kinh tế du
lịch ở Ba Vì, Hà Nội, theo cách tiếp cận kinh tế chính trị, gắn với nội hàm phát triển và những
tiêu chí đánh giá sự phát triển đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Vận dụng và hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển kinh tế du lịch, luận phân tích,
đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đưa ra những giải
pháp phát triển kinh tế du lịch Ba Vì theo hướng phát triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau

đây:
- Khái quát và hệ thống hóa và hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm
thực tiễn của vấn đề phát triển kinh tế du lịch ở một số địa phương.
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đánh giá
những thành công, hạn chế và các nhân tố tác động đến trong quá trình phát triển kinh tế du
lịch của địa phương trong thời gian qua.
- Phân tích những ảnh hưởng trong bối cảnh kinh tế mới đến sự phát triển kinh tế du lịch
ở Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đề xuất các gợi ý chính sách để phát triển kinh tế du lịch của địa
phương trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chung
Đề tài sử dụng những phương pháp chung như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về
phát triển kinh tế du lịch.
Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng tài liệu, báo cáo thống kê của địa phương để phân
tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội. Phương pháp phân tích,
so sánh và tổng hợp cũng được sử dụng phổ biến trong luận văn.
Luận văn có sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, để phản ánh nội dung phân tích.
4.2. Phương pháp cụ thể
- Kế thừa và phát triển lý luận về phát triển du lịch để hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch.
- Tập hợp, phân tích các tài liệu của UBND huyện, của các đơn vị kinh doanh du lịch;
Các tài liệu, số liệu của Sở Du lịch Hà Nội, của Chi cục Thống kê Thành phố Hà Nội…Từ đó,
đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch theo khung lý thuyết ở chương 1 trên phương diện thành
công, hạn chế và nguyên nhân của tình hình.
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở địa phương, cũng như kinh nghiệm của các địa
phương khác, luận văn đưa ra những định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển hiệu quả
kinh tế du lịch ở Ba Vì, Hà Nội.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển kinh tế du lịch được nghiên cứu theo
cách tiếp cận kinh tế chính trị. Vấn đề nghiên cứu gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của đất nước, của địa phương, gắn với những biến động về môi trường kinh tế, xã hội, vấn đề
hội nhập kinh tế quốc tế.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu về sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch trên địa bàn huyện Ba Vì - Hà Nội
* Phạm vi thời gian: từ năm 2008 - nay.
6. Một số đóng góp mới của luận văn
- Hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển kinh tế du lịch: nội dung và những tiêu chí
đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch.
- Đánh giá một cách khách quan thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì, Hà Nội từ
năm 2008, đến nay: những thành tựu, bất cập trong sự phát triển và nguyên nhân của tình
hình.
- Đề ra giải pháp có thể vận dụng vào phát triển kinh tế du lịch ở địa phương trong thời
gian tới, gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế của địa phương và Việt
Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội
Chương 3. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục Thống kê Hà Nội (2012), Niên giám thống kê Hà Nội, NXB Thống kê.
2. Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận văn thạc sỹ
kinh tế, Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
3. Phạm Văn Dũng, Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2012), Kinh tế chính trị đại

cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Tuấn Dũng (2012), Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành phố Hà
Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hậu cần, Bộ Quốc phòng.
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2010), Văn kiện Hội nghị Trung Ương lần thứ 8, khóa
IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Thế Đạt (2003), Du lịch và Du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội
8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã
hội, Hà Nội,
9. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội
10. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh
11. Đỗ Thị Bích Huệ (2008), Phát triển du lịch thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế chính trị, Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
12. Huyện Uỷ Ba Vì (2000), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ IX và phương hướng nhiệm vụ 5 năm (2000-2005)
13. Huyện Uỷ Ba Vì (2005), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ X và phương hướng nhiệm vụ 5 năm (2005-2010)
14. Hoàng Văn Hùng (2004), Thực trạng phát triển kinh doanh du lịch huyện Ba Vì
những vấn đề nổi cộm - Phương hướng và giải pháp thực hiện, đề tài nghiên cứu
tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, nghành du lịch Hà Tây năm 2004
15. Nguyễn Thị Lan (2008), Phát triển kinh tế tư nhân ngành du lịch tỉnh Thanh
Hoá”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
16. Robert Lanquar (2005), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2005
17. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội
18. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2005), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005
19. Ngân hàng Thế giới (2013), Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2012, Báo cáo hàng
năm.

20. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2007), Phát triển kinh tế du lịch Hải Phòng thời kì hội
nhập và phát triển, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Lan Phương (2010), Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, Luận văn
thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
22. Phòng kinh tế hạ tầng nông thôn huyện Ba Vì (2007), kết quả hoạt động thương
mại - dịch vụ - du lịch năm 2005 - 2007 và những phương hướng nhiệm vụ phát
triển thương mại - dịch vụ - du lịch năm 2007- 2008 trên địa bàn huyện Ba Vì,
Báo cáo.
23. Hồ Đức Phước (2006), “Phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và vai trò của Nhà nước”,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 10/2006
24. Sở du lịch Hà Tây (2000), Hệ thống quy hoạch và dự án phát triển du lịch trên địa
bàn tỉnh Hà Tây 2000 - 2005, Quy hoạch tổng thể giai đoạn 2000- 2005.
25. Sở du lịch Hà Tây (2005), Hệ thống quy hoạch và dự án phát triển du lịch trên địa
bàn tỉnh Hà Tây 2005 - 2010, Quy hoạch tổng thể giai đoạn 2005 - 2010.
26. Sở Du lịch Hà Nội (2010), Kết quả kinh doanh du lịch Thành phố Hà Nội, Báo cáo
năm 2010.
27. Sở Du lịch Hà Nội (2011), Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến
năm 2020, Đề án.
28. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Du lịch, tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà
Nội.
29. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Kinh tế du lịch, tập 2, Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
30. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê, Hà Nội
31. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2006), Pháp lệnh du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
32. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Báo cáo
33. Tỉnh ủy Hà Tây (2006), Kết luận của Tỉnh ủy về phát triển du lịch năm 2001-2005
34. Thời báo kinh tế Việt Nam (2013), Kinh tế 2012 - 2013 Việt nam và Thế giới, Niên
giám

35. Trần Ngọc Tư (2008), Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc - tiềm năng và giải
pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
36. UBND tỉnh Hà Tây (2005), Tóm tắt dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Hà Tây đến năm 2010, Báo cáo
37. UBND huyện Ba Vì (2010), Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2010 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2011 - 2012, Báo cáo tổng kết
38. UBND huyện Ba Vì (2012), Kết quả 01 năm thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-HU
của Huyện ủy Ba Vì về phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015. Phương hướng,
nhiệm vụ năm 2012, Báo cáo
Website
39.
40.
41.
42.
43.
44.

×