Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.13 KB, 5 trang )

Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một
số nước đang phát triển - Kinh nghiệm đối với
Việt Nam

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành:Kinh tế thế giới & Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Hà Văn Hội
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của cải cách ngành bưu chính viễn thông
(BCVT) của các nước trên thế giới. Nghiên cứu quá trình cải cách ngành BCVT của một
số nước đang phát triển có nền kinh tế chuyển đổi ở Trung và Đông Âu, Trung Quốc, rút
ra những thành công, hạn chế của quá trình cải cách và những bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam. Khái quát về việc vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong quá trình cải cách
ngành BCVT Việt Nam, làm rõ những tác động đối với BCVT khi Việt Nam gia nhập
WTO, đồng thời đưa ra các giải pháp thúc đẩy quá trình cải cách ngành BCVT sau khi
Việt Nam gia nhập WTO như: Sớm ban hành Luật Bưu chính, Luật Viễn thông; tăng
cường tính minh bạch đối với quản lý Nhà nước về BCVT; hoàn thiện chính sách cấp
phép trong viễn thông; hoàn thiện chính sách dịch vụ viễn thông công ích; tiếp tục đổi
mới chính sách để huy động các nguồn lực trong nước, thu hút nguồn lực nước ngoài; đổi
mới tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước, hiệu lực các
công cụ và chính sách quản lý vĩ mô; tiếp tục thực hiện các vấn đề sau khi chia tách; tiếp
tục đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp; huy
động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp; đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ phát triển; tăng cường xây dựng đội ngũ.

Keywords: Bưu chính viễn thông; Cải cách; Nước đang phát triển; Việt Nam



Content
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nhà nước xác định bưu chính, viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trong
thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển bưu chính, viễn thông nhằm đáp ứng
nhu cầu của nhân dân và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Ngành bưu chính, Viễn thông phát triển sẽ làm tăng vị thế của Việt nam trên trường quốc
tế, tăng cường các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá quốc tế. Trong xu thế hội nhập, toàn
cầu hoá vai trò của ngành Bưu chính, Viễn thông càng trở nên quan trọng hơn.
Trên thế giới có nhiều công trình, nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và đánh giá vai trò của
bưu chính, viễn thông trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tức là nghiên cứu và đánh
giá hiệu quả kinh tế quốc dân của việc phát triển thông tin bưu chính, viễn thông. Theo các tài
liệu nghiên cứu cho thấy rằng phát triển phát triển các phương tiện thông tin viễn thông là yếu tố
tiết kiệm thực tế lao động, vật tư, tiền vốn cho tất cả các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình.
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tình hình cạnh
tranh trên thị trường hàng hoá và dịch vụ nói chung và trên thị trường dịch vụ viễn thông nói
riêng đang ngày càng gia tăng giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông của Việt
Nam với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, sau khi Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của WTO, với những cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông,
tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực này có thể còn gay gắt hơn nhiều. Đó là những thách thức
quan trọng mà ngành bưu chính Viễn thông Việt Nam đang phải đối mặt.
Sau 20 năm đổi mới toàn diện, bên cạnh những thành tựu quan trọng của đất nước trên mọi
lĩnh vực kinh tế - xã hội, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam đã có bước tiến
vượt bậc, tăng nhanh năng lực, không ngừng được hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển
hàng thập kỷ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Bưu chính, viễn thông là một trong những ngành dịch vụ lớn và phát triển nhanh nhất,

đóng vai trò vừa là một dịch vụ liên lạc, vừa là một phương tiện nền tảng để chuyển tải nhiều
loại hình dịch vụ khác. Đây là ngành đặc biệt quan trọng đối với mọi nhà xuất khẩu dịch vụ liên
quan đến dịch vụ này trong quá trình sản xuất và cung cấp các loại hình dịch vụ của họ.
Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, nhiều thay đổi đáng kể đã và đang diễn ra trong lĩnh vực
bưu chính, viễn thông. Riêng trong lĩnh vực viễn thông, các công nghệ mới như thế hệ 2,5 G và
tiến tới 3G trên mạng NGN đã được đưa vào sử dụng và cung cấp các dịch vụ viễn thông mới,
đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặt khác, vấn đề tự do hoá thị trường dịch vụ bưu chính viễn
thông và bãi bỏ các quy định về điều tiết đối với dịch vụ này và thay thế bằng những mô hình,
chính sách điều tiết mới là một yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tất cả
các quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Trong bối cảnh đó, đề tài Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát
triển - Kinh nghiệm đối với Việt Nam. có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với tiến trình hội nhập
của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam
2. Tình hình nghiên cứu
Quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông ở một số nước trên thế giới chỉ mới bắt đầu từ
nửa cuối những năm 1980 và kéo dài cho đến ngày nay. Chính vì vậy, cho đến giữa những năm 1990,
các nước mới có sự tổng kết, đánh giá về quá trình cải cách này. Do đó, cũng có một số tài liệu phân
tích về vấn đề này:
1) Cuốn sách đầu tiên viết về quá trình cải cách ngành bưu điện là của GS.TS. ILIJA
STOANOVIC với tiêu đề “cải tổ cơ cấu ngành bưu điện ở Trung và Đông Âu” đã đề cập những vấn
đề quản lý mang tính chiến lược của công cuộc cải tổ ngành bưu điện của các nước Trung và Đông Âu.
Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ mới dừng lại ở mức là mô tả sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu ngành
bưu điện và những nội dung trong quá trình cải cách chứ chưa có sự tổng kết, đánh giá những thành
công, thất bại, và những kinh nghiệm rút ra trong quá trình cải cách ngành bưu điện ở những nước này.
2) Cuốn sách những xu hướng cải tổ viễn thông trên thế giới của do Viện Kinh tế Bưu điện biên
dịch, nhà xuất bản bưu điện ấn hành 9.2001 chủ yếu đề cập đến một số xu hướng mở cửa thị trường
viễn thông cho cạnh tranh, xu hướng mở rộng quyền sở hữu, cấp phép viễn thông và các vấn đề về truy
cập công ích, kết nối, định giá dịch vụ Tuy nhiên nội dung cuốn sách này chủ yếu chỉ đề cập đến
những nội dung trên mang tính xu hướng trên cơ sở mô tả các nội dung cải tổ trong lĩnh vực viễn thông
ở một số nước mà không đi sâu vào phân tích, đánh giá cụ thể những nội dung cải tổ cụ thể ở một số

quốc gia cụ thể, nên chưa nêu ra được những nét đặc trưng trong quá trình cải tổ ngành bưu chính viễn
thông ở một số nước, rút ra kinh nghiệm đối với Việt Nam.
3) Cuốn sách một số kinh nghiệm phát triển bưu điện Trung Quốc, do KS. Lê Đức Niệm và KS.
Chu Doanh biên dịch, Nxb. Bưu điện ấn hành 1998, đã đưa ra những bài học kinh nghiệm và chiến
lược cụ thể mang tính thực tiễn của con đường phát triển sự nghiệp thông tin bưu điện xã hội chủ
nghĩa. Song, nó hoàn toàn mang màu sắc của đất nước Trung Quốc nên đối với nước ta cần phải
nghiên cứu và chọn lọc các kinh nghiệm kỹ.
4) Cuốn sách Bưu chính bước vào thế kỷ 21 do KS. Lê Đức Niệm biên dịch, Nxb. Bưu điện ấn
hành 2001 và cuốn Bưu chính thế giới do phòng Thống kê, Bộ phận cơ sở dữ liệu và Tin học, vụ Quốc
tế UPU soạn thảo là hai cuốn sách đã đưa ra xu thế chung của bưu chính thế giới và ở Trung Quốc. Do
vậy, vấn đề đặt ra đối với bưu chính Việt nam là vấn đề cần được nghiên cứu ở đây.
5) Ngoài ra còn một số bài báo đăng trên tạp chí BCVT cũng có đề cập đến quá trình cải cách
ngành bưu chính, hoặc viễn thông của một số quốc gia trên thế giới, nhưng nhìn chung chỉ mới đi vào
một khía cạnh hẹp chứ chưa đi vào phân tích toàn diện và cập nhật toàn bộ tiến trình cải của một quốc
gia cụ thể.
Thông qua những số cuốn sách trên thì luận văn sẽ tiếp thu những kinh nghiệm bổ ích của một
số nước để áp dụng trong quá trình cải cách lĩnh vực bưu chính viễn thông ở Việt nam
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu, phân tích quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước
đang phát triển trên thế giới, luận văn mong muốn tìm ra những kinh nghiệm bổ ích để đề xuất những
giải pháp có tính chất tham khảo cho quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu phân tích về sự cần thiết của việc cải cách ngành bưu chính viễn thông của các
nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá.
 Nghiên cứu, phân tích, đánh giá quá trình cải cách ngành bưu chính của một số nước.
 Phân tích, đánh giá quá trình cải cách ngành bưu chính Việt Nam trong thời gian qua, đánh
giá những thành công và tồn tại, rút ra nguyên nhân của những tồn tại đó
 Trên cơ sở những kinh nghiệm cải cách nghành BCVT của một số nước, luận văn đề xuất
các giải pháp đẩy nhanh quá trình cải cách ngành bưu chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của một
số nước đang phát triển.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, do xu hướng hội tụ ngày càng mạnh mẽ giữa Viễn thông - Công nghệ thông tin và
Truyền hình, cho nên nói đến bưu chính viễn thông là còn bao hàm cả công nghệ thông tin. Tuy nhiên,
phạm vi nghiên cứu của luận văn chí tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá quá trình cải
cách trong lĩnh vực bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích tính tất yếu của tiến
trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển trên thế giới.
Các phương pháp phân tích, tập hợp, diễn giải, quy nạp cũng được sử dụng nhằm khảo sát,
phân tích, đánh giá quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển.
Cuối cùng là phương pháp thống kê như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho
các vấn đề nghiên cứu.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích và làm rõ tính tất yếu khách quan như là những nhân tố thúc đẩy quá trình cải cách
ngành bưu chính viễn thông ở các quốc gia trên thế giới.
- Phân tích đánh giá quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát
triển, rút ra những thành công và hạn chế của quá trình cải cách.
- Khái quát tiến trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của Việt Nam, đề xuất các giải pháp
nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách ngành bưu chính viễn thông Việt Nam.
7. Bố cục luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của cải cách ngành bưu chính viễn thông của các
nước trên thế giới.
Chương 2: Quá trình quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước.
Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình cải cách ngành bưu chính viễn thông
Việt nam trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm quốc tế.



References
1 - Dịch vụ Bưu chính của Trung Quốc - Nhà xuất bản bưu điện năm 2003
(chủ biên: Lê Đức Niệm)
2 - Một số kinh nghiệm phát triển bưu điện Trung Quốc- Nhà xuất bản bưu điện năm 1998 (biên
dịch: Lê Đức Niệm)
3 - Một số kinh nghiệm quản lý kinh tế bưu điện Trung Quốc- Nhà xuất bản bưu điện năm 1999
4 – Các xu thế hiện tại của Viễn Thông- Nhà xuất bản bưu điện (biên dịch: PTS Nguyễn Ngô
Việt)
5 – Bưu chính bước vào thế kỷ 21- Nhà xuất bản bưu điện tháng 11- 2001 (biên dịch: Lê Đức
Niệm)
6 – Những xu hướng cải tổ Viễn thông trên thế giới- Nhà xuất bản bưu điện tháng 9- 2001 (biên
dịch: Viện Kinh Tế Bưu Điện)
7 - Cải cách Viễn thông - kinh nghiệm của một số nước trên thế giới- Nhà xuất bản bưu điện
tháng 9-2002 (biên dịch Trần Nhật Lệ - Nguyễn Việt Dũng)
8 - Tổ chức, quản lý trong thời đại công nghệ thông tin và tri thức - Nhà xuất bản bưu điện năm
2005
9 - Quản lý nhà nước về Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin - Nhà xuất bản bưu điện
năm 2005
10 - Cải tổ cơ cấu ngành Bưu điện ở các nước đang phát triển – GSTS Ilija Stojanovic
11 – Bưu chính thế giới năm 2005 - Bộ phận cơ sở dữ liệu và tin học - Vụ quốc tế UPU soạn
thảo
12 – Tạp chí xã hội thông tin số 32 tháng 11-2006; số 36 tháng 3-2007
13 – Bưu điện Việt Namđổi mới và hiện đại hoá – Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1996

×