Quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng ISO
9000
Vũ Minh Đức
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Viết Lộc
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Quản lý cơ sở vật chất; Đại học Kinh tế; Đại học Quốc gia Hà Nội; ISO
9000; Quản lý kinh tế.
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và
thách thức to lớn. Trong bối cảnh mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, giáo dục học đại
học nước ta đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ về cả quy mô và loại hình đào tạo.
Khi quy mô ngày càng tăng, các loại hình đào tạo ngày càng đa dạng, trong khi nguồn lực tại
các cơ sở đào tạo còn hạn chế chưa đủ điều kiện đáp ứng, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
giáo dục. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu rõ định
hướng: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo” ; “Thực hiện đồng bộ các giải pháp
phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo”[5]. Chất lượng giáo dục đào tạo đang là
mối quan tâm lớn của không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục đào tạo và
là cả của toàn xã hội.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, cùng với việc đổi mới mục tiêu, chương
trình, nội dung, phương pháp dạy - học, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên, các trường đại
học cần đầu tư, cải tiến công tác quản lý các nguồn lực, trong đó có công tác quản lý cơ sở vật
chất. Đây là một mảng công tác quan trọng trong hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, ở đa
số các đơn vị, việc quản lý cơ sở vật chất lại chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý
còn nhiều bất cập, chưa thực sự phát huy hiệu quả trong phục vụ công tác đào tạo. Vì vậy,
việc đổi mới quản lý cơ sở vật chất trong trường đại học đang là đòi hỏi cấp thiết.
Một hướng nghiên cứu có triển vọng cải thiện chất lượng quản lý cơ sở vật chất là việc
vận dụng ISO 9000. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy đây là mô hình quản lý chất
lượng tổng thể, không quá cứng nhắc, áp đặt, tương đối dễ dàng triển khai Việc áp dụng
ISO 9000 giúp công tác quản lý được hoàn thiện hơn, những bất cập tùy tiện trong công tác
quản lý kịp thời được điều chỉnh theo đúng quy định. Nghiên cứu vận dụng ISO 9000 vào đổi
mới quản lý cơ sở vật chất là một lựa chọn hứa hẹn đem lại sự cải tiến thiết thực hoạt động
đào tạo của các trường đại học ở nước ta hiện nay.
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg
ngày 6/3/2007 của Thủ tướng chính phủ với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành một
trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Trong những năm vừa qua, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý cơ sở vật
chất, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở vật chất, không
ngừng nâng cao hiệu quả của công tác quản lý cơ sở vật chất. Tuy nhiên, công tác quản lý cơ
sở vật chất của Trường vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc, chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp
ứng đòi hỏi thực tiễn phát triển của nhà trường. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Quản lý cơ
sở vật chất ở Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng ISO 9000”
làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cơ sở vật chất là một trong các yếu tố cốt lõi cấu thành chất lượng hoạt động của mỗi
tổ chức cũng như chất lượng của hàng hóa dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp. Đối với các
trường đại học, nơi mà sản phẩm đầu ra không phải là hàng hóa thông thường mà là giá trị tri
thức, học vấn được tích lũy cho người học thì vấn đề chất lượng càng được quan tâm một
cách đặc biệt. Trong đó, vấn đề quản lý cơ sở vật chất trong trường đại học sao cho hiệu quả,
đáp ứng tốt các mục tiêu đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học được coi là một
trong các nội dung quan trọng trong quản trị đại học, được nhiều nhà quản trị cũng như các
nhà nghiên cứu quan tâm.
- Về vấn đề quản lý cơ sở vật chất trong trường đại học:
Đã có nhiều công trình trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này.
Quản lý cơ sở vật chất trong trường đại học được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể:
Trên thế giới:
+ Nghiên cứu các phương pháp nhằm khai thác tối đa công suất cơ sở vật chất của các
trường đại học: Điển hình như nghiên cứu Universities: the management challenge của tác giả
Lockwood G. và Davies G. [29] về cơ chế khuyến khích điều tiết, chuyển đổi cơ sở vật chất
giữa các khu vực nhà trường; khảo sát của UNESCO về hiệu quả khai thác cơ sở vật chất của
các trường đại học ở nhiều khu vực trên thế giới
+ Khảo sát tình hình quản lý một số khu vực cơ sở vật chất của trường đại học như
giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện ; phân tích ưu nhược điểm của công tác
quản lý cơ sở vật chất ở một số trường đại học ở Mỹ, Canada, Bỉ, Nga, Anh, Hà Lan, Phần
Lan và Châu Mỹ La tinh: Điển hình như nghiên cứu Innovations in university management
của tác giả Sanyal BC [31],
+ Nghiên cứu đánh giá về chất lượng lĩnh vực cơ sở vật chất của trường đại học như
một tiêu chí đánh giá quá trình đào tạo. Điển hình như nghiên cứu Managing quality in
schools của tác giả John West - Burnham [28],…
Ở Việt Nam:
+ Nghiên cứu phân tích việc quản lý cơ sở vật chất của trường đại học trên cơ sở kinh
tế học giáo dục, khái quát vấn đề, hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý: Tiêu biểu như nghiên cứu
Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở nhà trường phổ thông của tác giả Vũ Trọng Rỷ
[12], nghiên cứu Quản lý tài chính trong giáo dục Phạm Quang Sáng [13],
+ Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất trong phạm trù tổng thể
quản lý nhà trường; đưa ra lý luận chung về quản lý cơ sở vật chất, thực trạng và các giải
pháp khắc phục hạn chế trong quản lý cơ sở vật chất trường học ở nước ta: Điển hình
như nghiên cứu Biện pháp quản lý cơ sở vật chất tại trường Đại học Hùng Vương trong
giai đoạn hiện nay của tác giả Lê Cao Sơn [14], nghiên cứu Biện pháp quản lý cơ sở vật
chất của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắk của tác giả Hà Văn Ánh [1]
hay nghiên cứu Quản lý thiết bị dạy học tại Học viện hậu cần trong giai đoạn phát triển
hiện nay của tác giả Nguyễn Đức Thắng [17]
+ Vấn đề quản lý cơ sở vật chất trong trường đại học cũng được nghiên cứu dưới
góc độ là tiêu chí để kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Điển hình như các nghiên
cứu Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục của tác giả Nguyễn Đức Chính [6],
nghiên cứu Đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học của tác giả Phạm Xuân Thanh,
Trần Thị Tú Anh [16],…
-Về áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong quản lý cơ sở vật chất của
trường đại học:
ISO (The International Organnization for Standardization) là tổ chức lớn và được
công nhận rộng rãi trên thế giới về vấn đề đảm bảo chất lượng trong quá trình hoạt động, sản
xuất của cả khu vực tư nhân và nhà nước. Việc áp dụng ISO trong các doanh nghiệp cũng như
trong khu vực hành chính công đã đem lại hiệu quả lớn.
Trên thế giới, có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về ISO và áp dụng ISO. Các
nghiên cứu đề cập rất nhiều các khía cạnh khác nhau về lý luận, về thực tiễn áp dụng ISO trong
rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, phân tích các ưu, nhược điểm, các biện pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng… Điển hình như các nghiên cứu Achieving competitive advantage through
implementing a replicable management standard: Installing and using ISO 9000 của tác giả
Eitan Navel, Alfred Marcus [27] ; nghiên cứu The effect of certification with the ISO 9000
quality management standard: a signaling approach của tác giả Ann Terlaak [26]; nghiên cứu
ISO 9000 on the road to total quality của M. Peter [30]…
Ở Việt Nam, việc áp dụng ISO vào trong các doanh nghiệp và trong các trường đại học
ngoài công lập đã đem lại những thành công nhất định. Trên cơ sở đó, vấn đề áp dụng Hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9000 vào khu vực hành chính công ở Việt Nam nói chung và vào các
trường đại học công lập nói riêng đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học và nhiều nhà quản lý. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Điển hình là
các nghiên cứu tập trung xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc áp dụng ISO hành
chính công như nghiên cứu Áp dụng ISO 9000 trong dịch vụ hành chính của tác giả Văn Tình
[18], Vận dụng hệ thống ISO 9001- 2000 vào trong công tác của Ban TCTW của tác giả Đỗ
Minh Cương [7] hay các nghiên cứu về áp dụng ISO nhằm nâng cao chất lượng công tác
đào tạo đại học như nghiên cứu Một số kinh nghiệm áp dụng quản lý theo ISO ở trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN của tác giả Nguyễn Viết Lộc, Phạm Bích Ngọc [10]
Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ nhiều nội dung lý luận. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết cho việc áp dụng ISO 9000 trong quản lý cơ sở vật
chất tại các trường đại học, đặc biệt là tại các trường đại học công lập mới chỉ bước đầu được
đề cập đến như là một bộ phận của hệ thống tiêu chí đánh giá quá trình đào tạo nói chung mà
chưa được nghiên cứu sâu, đánh giá một cách toàn diện để có thể đưa ra được những định
hướng phát triển cơ sở vật chất phù hợp, đáp ứng mục tiêu phát triển của tổ chức, đồng thời
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng cơ sở vật chất hiện có trong
trường đại học.
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, một trong số trường đại học công lập đầu tiên
đưa vào áp dụng và triển khai thành công Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là một lựa
chọn điển hình phù hợp cho việc triển khai các nghiên cứu thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý cơ sở vật chất trường đại
học. Phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất áp dụng mô hình ISO 9000 vào quản lý cơ sở vật
chất tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ lý luận về quản lý cơ sở vật chất trong trường đại học, nghiên cứu hệ thống
chất lượng ISO 9000 và ứng dụng ISO 9000 trong quản lý cơ sở vật chất ở trường đại học.
- Khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất trong Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN, triển vọng áp dụng hệ thống ISO 9000.
- Đề xuất mô hình áp dụng ISO 9000 vào quản lý cơ sở vật chất tại Trường Đại học
kinh tế - ĐHQGHN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý cơ sở vật chất trong Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Các nghiên cứu, khảo sát được tiến hành tại Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN.
Thời gian: Số liệu sử dụng trong Luận văn được thu thập trong giai đoạn 2007-2014
5. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng Hệ thống chất lượng ISO 9000 và thực hiện được các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý cơ sở vật chất trong Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN theo hướng ISO
9000 sẽ phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế bất cập trong quản lý cơ sở vật
chất của trường, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển củng cố thương hiệu của
trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp nghiên cứu nền tảng phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu tài liệu.
+ Phân tích tổng hợp.
+ Đánh giá.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phỏng vấn.
+ Điều tra, thu thập thông tin
+ Phân tích số liệu, dữ liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
7. Kết cấu luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý cơ sở vật chất theo hướng ISO 9000
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN, triển vọng áp dụng hệ thống ISO 9000
Chương 3. Đề xuất giải pháp và mô hình áp dụng ISO 9000 vào quản lý cơ sở vật chất
tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hà Văn Ánh (2008), Biện pháp quản lý cơ sở vật chất của Hiệu trưởng trường Cao
đẳng sư phạm Đắc Lắk, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý nhà trường: Từ một số góc nhìn tổ chức - sư phạm
và kinh tế - xã hội, Tài liệu giảng dạy, Khoa sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Kiến thức chung về Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, Hà Nội.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Hướng dẫn xây dựng Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong cơ quan hành chính nhà nước, Hà Nội.
5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết số
14/2005/NQ-CP ngày 02.11.2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam
giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Chính (2007), Tập bài giảng “Thiết kế và đánh giá chương trình giáo
dục”, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Đỗ Minh Cương (2011), Vận dụng hệ thống ISO 9001- 2000 vào trong công tác của
Ban TCTW.
8. Nguyễn Minh Đạo (2006), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
9. Nguyễn Công Khánh (2011), Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng ISO
hành chính công, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Viết Lộc, Phạm Bích Ngọc (2009), Một số kinh nghiệm áp dụng quản lý
theo ISO ở Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Đại học quốc gia Hà Nội.
11. Hoàng Phê (1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
12. Vũ Trọng Rỷ (2008), Quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học ở nhà trường phổ
thông, Tài liệu giảng dạy, Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
13. Phạm Quang Sáng (2006), Quản lý tài chính trong giáo dục, Tài liệu giảng dạy,
Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
14. Lê Cao Sơn (2009), Biện pháp quản lý cơ sở vật chất tại trường Đại học Hùng
Vương trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.
15. Lê Đình Sơn (2008), Biện pháp quản lý công tác văn phòng nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động đào tạo của Đại học Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ
khoa học Quản lý Giáo dục, Đà Nẵng.
16. Phạm Xuân Thanh, Trần Thị Tú Anh (2009), “Quan niệm về giảng dạy tốt và đánh
giá chất lượng giảng dạy”, Kỷ yếu hội thảo “Văn hóa chất lượng và vai trò, hoạt động của
trung tâm đảm bảo chất lượng trường đại học”, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng -
Dự án Giáo dục Đại học 2.
17. Nguyễn Đức Thắng (2008), Quản lý thiết bị dạy học tại Học viện hậu cần trong
giai đoạn phát triển hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.
18. Văn Tình (2003), Áp dụng ISO 9000 trong dịch vụ hành chính, Tài liệu tự soạn,
Hà Nội.
19. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học
2007 - 2008.
20. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học
2008 - 2009.
21. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học
2009 - 2010.
22. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học
2010 - 2011.
23. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học
2011 - 2012.
24. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học
2002 - 2013.
25. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Thống kê cơ sở vật chất.
Tiếng Anh
26. Ann Terlaak (2005), The effect of certification with the ISO 9000 quality
management standard: a signaling approach.
27. Eitan Navel, Alfred Marcus (2005), Achieving competitive advantage through
implementing a replicable management standard: Installing and using ISO 9000.
28. John West - Burham (1997), Managing Quality in Schools, Pitman Publishing,
Washington DC.
29. Lockwood G., Davies G. (1985), Universities: the management challenge,
Windson, NFER Nelson Publications.
30. Peter M. (1995), ISO 9000 on the road to total quality.
31. Sanyal B.C. (1995), Innovations in University Management, Paris: UNESCO/
International Institute for Educational Planning.
Website
32. www.ueb.edu.vn