Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại trường đại học đông á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.31 KB, 3 trang )

Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại
Trường Đại học Đông Á

Nguyễn Đức Hồng

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Thắng
Năm bảo vệ: 2014
Abstract. - Tổng hợp học thuyết về tuyển dụng nhân sự
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại trường Đại học Đông
Á.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng tại trường Đại học Đông Á
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trong mọi thành phần
kinh tế, mọi tổ chức cá nhân đã tạo ra nhiều thời cơ và thách thức, Đảng và Nhà nước đã có
những chủ trương đi trước đón đầu trong đó đầu tư mạnh về việc phát triển giáo dục và đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực đồng thời sửa đổi ban hành Luật, Nghị định nhằm tạo mọi
điều kiện để các cơ sở giáo dục phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Giao quyền cho
nhà trường được quyền tuyển dụng giảng viên, tham gia vào quá trình điều động nhà giáo, tự
đánh giá về chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.
Để đảm bảo về chất lượng đào tạo và công bằng trong việc cung cấp dịch vụ, Bộ đã yêu cầu
các cơ sở giáo dục thực hiện ba công khai, đó là công khai về cơ sở vật chất, công khai về
thu chi tài chính và công khai về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Trường Đại Học Đông Á trong những năm qua đã có nhiều giải pháp tích cực để thực hiện
thành công chiến lược phát triển trường. Một trong những yếu tố để bảo vệ thành công đề
án phát triển trường là xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,
bên cạnh đó nhà trường đã mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo, thu hút mạnh nguồn tuyển
sinh và để đảm bảo đội ngũ giảng viên đáp ứng được tỷ lệ HSSV/ giảng viên theo Quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyển dụng
giảng viên và cán bộ công nhân viên ở các phòng ban. Tuy nhiên trong công tác tuyển
dụng nhà trường vẫn còn nhiều bất cập, cùng với việc sửa đổi và ban hành Luật, Nghị định


của Chính phủ liên quan đến tuyển dụng đội ngũ lao động phục vụ trong lĩnh vực này, tác
giả đã nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng tuyển nhân sự cho nhà trường , nhằm mục
tiêu tuyển đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ làm cơ sở cho việc
ổn định và phát triển bền vững, thực hiện chiến lược phát triển trường đến năm 2015 và
tầm nhìn 2020. Tác giả đã nghiên cứu và giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về tuyển dụng đồng thời đánh giá thực trạng công tác
tuyển dụng tại trường Đại học Đông Á, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
tuyển dụng giảng nhân sự tại trường Đại học Đông Á
Keywords. Quản trị kinh doanh; Chất lượng tuyển dụng; Nhân sự; Trường Đại học Đông
Á
Content.
Chương 1: Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự
Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á
Chương 3: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á

References.
Tiếng việt
[1] Lê Thế Giới (2007), Quản trị học, Nxb tài chính.
[2] Nguyễn Quốc Tuấn, Đoàn Gia Dũng, Đào Hữu Hòa, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Bích
Thu, Nguyễn Phúc Nguyên (2006), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, TP HCM.
[3] Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình hành vi tổ chức, Nxb Thống kê, Hà Nội
[4] George T. Milkovich, Jonh W. Boudreau (2002), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
[5] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu và xử lý
SPSS, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[6] Jeffey K. Liker (2012), Phương thức Toyota, Nxb Lao động xã hội.
[7] Nguyễn Hữu Thân (2004), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[8] Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản Trị Nhân Lực, Nxb Lao
động xã hội.
[9] Paul Hersey, Ken Blanc Hard (2001), Quản Trị Hành Vi Tổ chức (Management of

Organizational Behavior), Nxb Thống kê, TP HCM.
[10] Robert Heller (2006), Cẩm nang quản lý hiệu quả - động viên nhân viên, Nxb Tổng hợp TP
HCM
[11] Vương Minh Kiệt (2005), Giữ chân nhân viên bằng cách nào, Nxb Lao động xã hội.
Tiếng Anh
[1]. Abdulsalam, D., Mawoli, M. A. (2012), “Motivation and job performance of academic staff
of State Universities in Nigeria: The case of Ibrahim Badamasi Babangida University, Lapai,
Niger State”, International Journal of Business and Manegement, 7(14), pp. 142-149.
[2]. Adelabu (2005), Teacher motivation and incentives in Nigeria, Nigeria.
[3] Al-Aamri, A. (2010), Employee motivating in private organization, Master of Business
Administration, Open University of Malaysia, Malaysia.
[4] Alam, M., Farid, S. (2011), “Factors affecting teachers motivation”, International Journal of
Business and Social Science, 2(1), pp. 298-304.
[5]. Amstrong, M. (2006), A handbook of personnel management practice, Kogan Page Limited,
London and Philadelphia.
[6]. Bishay, A. (1996), “Teacher motivation and job satisfaction: a study employing the
experience sampling method”, Journal of Undergraguate Sciences, 3, pp. 147-54.

×