Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Họa động marketing du lịch của các công ty lữ hành việt nam trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.93 KB, 5 trang )

Họa động marketing du lịch của các công ty lữ
hành Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Vũ Thị Quỳnh Thu

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 06 34 05
Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Liên
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Chương 1: Tổng quan du lịch lữ hành và Cơ sở lý luận về hoạt động
Marketing du lịch. Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing du lịch của các Công
ty lữ hành Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (2006 – 2009). Chương 3: Kiến nghị và
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của các Công ty lữ hành Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập

Keywords: Việt Nam; Tiếp thị; Du lịch; Marketing; Quản trị kinh doanh

Content
LỜI MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch là một ngành công nghiệp hàng năm đã đem về cho mỗi quốc gia một khoản tiền
khổng lồ. Người ta nói rằng khi chính phủ bỏ ra một đồng để đầu tư vào ngành du lịch thì sẽ
thu về một ngàn đồng lợi nhuận. Đó là sự thật, bởi lẽ du lịch là một ngành tổng hợp, nó đã trở
thành hiện tượng phổ biến trên thế giới và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Du lịch
không còn là nhu cầu cao cấp, tốn kém mà người ta nhìn nhận du lịch là một trong những chỉ
tiêu đánh giá mức sống, mức độ phát triển của một quốc gia. Du lịch đã trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia.
Nhờ thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế chính trị ổn định, đường
lối ngoại giao rộng mở, tăng cường hợp tác và khuyến khích đầu tư nước ngoài, ngành du lịch


Việt Nam đã đón ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế, việt kiều về thăm tổ quốc, nhân dân
đi du lịch trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa,
làm cho nhân dân hiểu biết thêm về đất nước con người Việt Nam.
Năm 2006, Việt Nam đã đón hơn 3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 17,5 triệu lượt
khách du lịch nội địa. Đến năm 2009,Việt Nam đã đón hơn 4 triệu khách du lịch quốc tế và 25

2
triệu lượt khách du lịch nội địa. Doanh thu từ du lịch năm 2006 là 380 tỷ đồng và năm 2009 là
800 tỷ đồng, đây là một con số ý nghĩa khẳng định thế mạnh của ngành du lịch.
Ngày 07/11/2006 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng đó là Việt Nam đã trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sau 11 năm liên tục đàm phán. Sự kiện
này mở ra những cơ hội lớn cũng như thách thức cho du lịch Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng. Song những thách thức đặt ra cũng không nhỏ đòi
hỏi ngành du lịch và các doanh nghiệp phải biết khai thác tiềm năng, tận dụng cơ hội, phải
đưa ra được hoạt động marketing du lịch cụ thể nhằm nâng cao chất lượng du lịch, thu hút
nhiều khách quốc tế đến Việt Nam, tạo thế mạnh để hội nhập sâu và toàn diện, đồng thời nâng
cao sức cạnh tranh ở sân chơi chung này.
Xuất phát từ những thực tế nêu ra ở trên và nhận thức được tầm quan trọng của ngành
công nghiệp du lịch đối với công cuộc phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập
WTO, cũng như nhu cầu cần thiết phải xây dựng các định hướng và hoạt động Marketing du
lịch cụ thể nhằm phát triển các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời buổi hội nhập đầy
khó khăn và thách thức. Với ý nghĩa đó tác giả đã lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Hoạt động Marketing du lịch của các Công ty lữ hành Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập”
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Theo đánh giá của các tổ chức làm du lịch quốc tế, Việt Nam, hiện đang được đánh giá
là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng
liệu những yếu tố đó có đủ để đưa con tàu du lịch Việt Nam đi lên? Câu trả lời có thể khẳng
định là chưa đủ. Vậy chúng ta cần phải làm gì, nhất là khi quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương”
chỉ có giá trị phần nào, bù vào là hoạt động Marketing. Để quảng cáo, tiếp thị du lịch trở

thành hoạt động chuyên nghiệp, tập trung, đúng tầm và đặc biệt hạn chế được sự nghèo nàn,
bên cạnh việc xây dựng các hoạt động Marketing cụ thể thì ngành du lịch Việt Nam phải có
sự ủng hộ và góp tay của các doanh nghiệp.
Marketing du lịch là vấn đề được đề cập nhiều trong các bài báo, khóa luận gần đây, vì
các giải pháp Marketing là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Có nhiều tác giả nghiên cứu theo hướng
chung này như:
- Thanh Hương (2006), Đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam trong năm APEC 2006
- Vũ Hoài Nam (2008), Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty CP Du lịch
Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ

3
- Trịnh Thanh Thúy (2009), Giải pháp Marketing mix cho các Doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội
- Mai Hồng (2009), Nâng cao chất lượng du lịch Việt Nam: Bài toán khó giải

Kết quả nghiên cứu của những công trình này cho thấy những công trình trên phần lớn
đi sâu tập trung nghiên cứu những chiến lược và giải pháp marketing quảng bá du lịch Việt
Nam, nâng cao chất lượng du lịch và sản phẩm du lịch Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch
quốc tế và nội địa. Bên cạnh những nghiên cứu chung này thì việc nghiên cứu hoạt động
marketing du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong thời kỳ hội nhập còn ít và rải
rác, chưa có nghiên cứu tổng thể và đồng bộ. Vì vậy, chúng tôi thấy cần phải đẩy mạnh
nghiên cứu hơn nữa để có thể góp phần giúp ngành Du lịch Việt Nam và các Doanh nghiệp du
lịch Việt Nam phát triển có hiệu quả hơn trong thời kỳ hội nhập.
Do đó, đề tài “Hoạt động Marketing du lịch của các Công ty lữ hành Việt nam
trong thời kỳ hội nhập” sẽ nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn trong hoạt động marketing
của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
*Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng lý thuyết Marketing vào lĩnh vực kinh doanh lữ hành để nghiên cứu và đánh

giá, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động Marketing du lịch
của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những cơ sở chung trong việc xây dựng hoạt động Marketing của các doanh
nghiệp lữ hành Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng vận dụng hoạt động Marketing tại các doanh nghiệp
lữ hành Việt Nam qua đó tìm ra những hạn chế, nguyên nhân cần khắc phục; Đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tƣợng nghiên cứu:
Ở đây chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu đối tượng chính là các doanh nghiệp du lịch Việt
Nam kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành.
* Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 - 2009
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra, phân tích, đánh giá, so sánh và tổng hợp số liệu

4
- Phương pháp thống kê, nghiên cứu một số doanh nghiệp điển hình (cụ thể là Công ty
lữ hành Hanoitourist và Công ty lữ hành quốc tế Newstar)
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Lý luận về thị trường du lịch lữ hành và cơ sở lý luận của hoạt động Marketing du lịch
- Phân tích, đánh giá việc vận dụng hoạt động Marketing du lịch trong các doanh nghiệp
lữ hành Việt Nam
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hoạt động Marketing cho
các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phần nội dung luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan du lịch lữ hành và Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing du lịch

Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động Marketing du lịch của các Công ty lữ hành Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập (2006 – 2009)
Chƣơng 3: Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của các
Công ty lữ hành Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

References
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb ĐH
KTQD, Hà Nội
2. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2008), Marketing du lịch, Nxb Hồng Đức, TP. HCM.
3. Nguyễn Văn Mạnh (2008), Marketing du lịch, Nxb ĐH KTQD, Hà Nội.
4. Philip Kotler (2008) , “Quản trị Marketing”, Nxb Lao động - Xã Hội Quý II/2009
5. Nguyên Văn Dung (2009), “Chiến lược và chiến thuật quảng bá Marketing du lịch”, Nxb
Giao Thông Vận Tải”
6. Jay Conrad Levinson, Al Lautenslager (2007), “Marketing Du Kích trong 30 ngày”, Nxb
Lao Động – Xã Hội
Internet
7. Bảo Chương (2006), “Cơ hội cho du lịch Việt Nam”,

8. Thanh Duy (2009), “Ngành du lịch Việt Nam cần sự liên kết giữa các doanh nghiệp”,

ypeid=266&m_year=2009&m_itemid=16087&m_magaid=1792&m_cate
gory=64

5
9. Nhật Đông (2006), “Phân tích ưu nhược điểm, thách thức và cơ hội của Du lịch VIệt Nam”,

va-co-hoi-cua-du-lich-viet-nam/
10. Mai Hồng (2009), “Nâng cao chất lượng du lịch Việt Nam: Bài toán khó giải”,


11. Thanh Hương (2006), “Đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam trong năm APEC 2006,
www.saigon-tourist.com
12. Nguyễn Quốc Kỳ, tổng giám đốc Công ty Viettravel, “Bốn giải pháp quảng bá du lịch
Việt Nam,

13. Thúy Nhung (2009), “ Du lịch loay hoay vượt khủng hoảng”,

vuot-khung-hoang.htm
14. Hoàng Văn Thành (2009), “Giải pháp Marketing nhằm tăng cường thu hút khách du lịch
quốc tế đến thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 và những năm tiếp theo”,

c-ng-thu-hut-khach-du-l-ch-qu-c-t-d-n-th-do-ha-n-i-giai-do-n-2006-2010-
va-nh-ng-n-m-ti-p-theo.html
15. Các website khác:

va-Han-Quoc-tai-Nha-Trang/80101584/152/


du-lich-Viet-Nam-tren-tap-chi-Jetstar/3017774.epi

my.vn/58374P0C19/luong-nguoi-viet-nam-di-du-lich-nuoc-ngoai-tang-
manh.htm

chin-lc-marketing-cho-du-lch-vit-nam.html






×