Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kiểm soát rủi ro trong triển khai chính sách của bảo hiểm tiền gửi việt nam tại chi nhánh bảo hiểm tiền gửi hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.64 KB, 5 trang )

Kiểm soát rủi ro trong triển khai chính sách
của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại chi nhánh
Bảo hiểm tiền gửi Hà Nội

Nguyễn Thị Hoàn

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Oanh
Năm bảo vệ: 2014



Keywords. Kiểm soát rủi ro; Quản lý tài chính; Bảo hiểm; Bảo hiểm tiền gửi.


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Sau tất cả, có một yếu tố nền tảng trong sự điều chỉnh của hệ thống tài chính của chúng
tôi, quan trọng hơn cả tiền tệ, hơn cả vàng, và đó chính là niềm tin của con người” – Trích
Tổng thống Franklin D.Roosevelt trò chuyện với người dân Mỹ 12/3/1933.
Nền kinh tế của một quốc gia muốn phát triển bền vững, thì hệ thống ngân hàng của
quốc gia đó phải lớn mạnh. Sự hưng thịnh hay sụp đổ của hệ thống ngân hàng có thể kéo theo
hiệu ứng tức thì đối với nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, việc bảo vệ cho hệ thống
ngân hàng có thể hoạt động bình thường, ổn định là yêu cầu cấp thiết của mỗi nền kinh tế. Là
1 tổ chức tín dụng, điều quan trọng với các Ngân hàng là củng cố được niềm tin vững chắc
của người gửi tiền. Đồng thời, đảm bảo một sự an toàn nhất định trong các hoạt động của
mình.
Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi ra đời vì lý do đó, và ngày càng có vai trò quan trọng trong
việc là tấm lá chắn cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tấm lá chắn


này cũng gặp phải những rủi ro nhất định trong quá trình triển khai thực thi các chính sách,
hoạt động của mình. Một khi tổ chức Bảo hiểm tiền gửi bộc lộ sự yếu kém trong việc đảm bảo
an toàn cho hoạt động của các Ngân hàng, thì việc mất niềm tin trong đại bộ phận người gửi
tiền có thể tạo ra các cuộc rút tiền hàng loạt và kéo theo là hoảng loạn ngân hàng. Hệ thống
ngân hàng có thể bị đe dọa sụp đổ, và nền kinh tế có nguy cơ khủng hoảng cao. Chính vì vậy,
rủi ro của chính sách BHTG là vấn đề mà Chính phủ, NHNN và tất cả những người gửi tiền
tại một quốc gia đều rất quan tâm.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mặc dù còn non trẻ so với thế giới, tuy nhiên đã có những
đóng góp nhất định trong việc duy trì và bảo vệ sự ổn định, phát triển đúng hướng của các tổ
chức tín dụng. Với sự bất ổn kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay, khi mà chưa bao giờ
ngành ngân hàng lại gặp phải nhiều đại án như thế. Sức khỏe của ngành ngân hàng đang giảm
sút, và niềm tin của công chúng có phần bị lung lay. Điều này càng đòi hỏi hiệu quả trong
việc triển khai chính sách BHTG của tổ chức BHTG, và càng đặt ra yêu cầu giữ an toàn tuyệt
đối cho các tổ chức BHTG này.
Chính vì lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Rủi ro trong triển khai thực hiện
chính sách của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Hà Nội” – là chi
nhánh lớn và là mắt xích quan trọng trong hệ thống BHTGVN, với mong muốn có thể đưa ra
các nhận định mới, các giải pháp thiết thực để phòng tránh rủi ro cho 1 tổ chức luôn đặt an
toàn là một trong số những mục tiêu quan trọng nhất.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, Bảo hiểm tiền gửi đang là vấn đề ngày càng được quan tâm và nghiên cứu.
Cho tới nay, nhiều cá nhân và tổ chức, đặc biệt là các tổ chức tài chính quốc tế dành nhiều
quan tâm, đầu tư nghiên cứu để thúc đẩy triển khai phổ biến hoạt động này ngày càng hiệu
quả hơn. Khởi đầu các nghiên cứu đã đề cập tới lý thuyết về BHTG, mối liên hệ giữa đổ vỡ
ngân hàng dây chuyền (hàng loạt) với hoạt động BHTG, cơ chế hoạt động, ảnh hưởng của
hoạt động BHTG đối với hoạt động tài chính vi mô và độ sâu tài chính của quốc gia, khả năng
bảo vệ người gửi tiền của chính sách BHTG, phí bảo hiểm tiền gửi, hạn mức chi trả v.v. .
Chuyên gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã có nhiều
nghiên cứu về hoạt động BHTG, tập trung vào các vấn đề: chi phí và lợi ích của hoạt động
BHTG, lợi ích của hoạt động BHTG nhìn từ góc độ người đóng thuế, BHTG và quản trị rủi ro

trong hoạt động ngân hàng, phí đồng hạng và phí theo rủi ro, xác định hạn mức chi trả BHTG,
rủi ro trong hoạt động BHTG, vấn đề tài chính, các hoạt động hỗ trợ khách hàng, giai đoạn
nào đối với từng loại hình kinh tế phù hợp cho triển khai hoạt động BHTG… Đặc biệt công
trình nghiên cứu của Carisano (1992) về BHTG được Công ty xuất bản Dartmouth ở Mỹ ấn
hành. Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống về hoạt động BHTG, tập trung vào mối quan
hệ giữa hoạt động ngân hàng với hoạt động BHTG, cơ sở lý luận của hoạt động BHTG, giải
pháp hạn chế các ảnh hưởng bất lợi trong triển khai hoạt động BHTG, so sánh hoạt động
BHTG ở các nước tiêu biểu… Các chuyên gia kinh tế trên thế giới cũng đầu tư nghiên cứu
nhiều về lĩnh vực này, có thể kể đến các chuyên gia như Friedman B., Friedman M., Chan
Y.S., Diamond D.W., Hall, Garcia, Laeven, Kunt Năm 2004, trung tâm đào tạo của IMF tại
Singapore lần đầu tiên đưa nội dung BHTG vào chủ đề đào tạo về ngân hàng và ổn định tài
chính cho các học viên trong khu vực.
Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu lớn xuất bản thành sách, giáo trình, hoặc
các luận án Tiến sỹ, thạc sỹ. Ví dụ: “Bảo hiểm tiền gửi Nguyên lý, thực tiễn và định hướng”
của tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Oanh (2004); “Một số vấn đề về bảo hiểm tiền gửi của Trung
tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Ban Công tác đại biểu (2012); “Pháp luật về hoạt động bảo
hiểm tiền gửi ở Việt Nam” của Hoàng Thu Hằng (2013)
Đặc biệt trong những năm trở lại đây, các bài viết trên tạp chí, báo mạng rất phổ biến.
Nhất là trên website của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, thì các bài viết ngắn về thực
trạng, phân tích nguyên nhân, giải pháp cho những rủi ro của tổ chức BHTGVN nói chung và
BHTGVN chi nhánh Hà Nội nói riêng là rất nhiều. Điều đó cho thấy một sự quan tâm nghiêm
túc và chú ý đặc biệt của cộng đồng đối với tổ chức BHTGVN.
Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát rủi ro trong triển khai chính sách BHTG VN tại chi nhánh
khu vực Hà Nội vẫn chưa có một công trình khoa học nghiên cứu cụ thể và sâu sắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách sâu sắc về tổ chức BHTGVN nói chung và
BHTG chi nhánh khu vực Hà Nội nói riêng, tìm hiểu về những rủi ro thực tế phát sinh trong
quá trình triển khai chính sách BHTG. Qua đó, kết hợp với kinh nghiệm trên thế giới, để đề
xuất những giải pháp giúp kiểm soát những rủi ro này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về tổ chức BHTGVN và BHTG chi nhánh khu vực Hà Nội – Là một
chi nhánh quan trọng trong tổ chức BHTGVN. Phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh
việc triển khai chính sách BHTG và các rủi ro trong việc triển khai các chính sách này.
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi quản lý của chi nhánh gồm các loại hình tổ chức tham
gia BHTG.
Do giới hạn về thời gian, dữ liệu và với mục đích nghiên cứu của đề tài nên tác giả giới
hạn phạm vi nghiên cứu là rủi ro trong triển khai thực hiện chính sách của BHTGVN tại chi
nhánh BHTG Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay, tập trung chủ yếu ở năm
2013 – Từ khi Luật BHTG có hiệu lực.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, so sánh…
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
Tác giả thực hiện đề tài với mục tiêu đưa ra những giải pháp và kiến nghị thiết thực, có
thể áp dụng vào thực tế nhằm hạn chế các rủi ro trong việc triển khai chính sách BHTGVN
chi nhánh khu vực Hà Nội.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu và kết luận, thì bao gồm 3 chương, cụ thể nhưu sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH BHTG VÀ RỦI RO TRONG QUÁ
TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH.
Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH BHTGVN
TẠI CHI NHÁNH KHU VỰC HÀ NỘI.
Chương 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TRONG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH BHTG TẠI
CHI NHÁNH KHU VỰC HÀ NỘI.


Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), “Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm
2020”, Tạp chí ngân hàng, (Số 21 tháng 11/2010).

2. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2009), Báo cáo thường niên BHTG 2009
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2004), Thông tin BHTGVN, số 25 (1/2014)
5. Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Hà Nội (2013), Kỷ yếu 10 năm Chi nhánh
BHTGVN Khu vực Hà Nội.
6. Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Ban Công tác đại biểu (2012), Một số vấn đề về bảo
hiểm tiền gửi.
7. Hoàng Thu Hằng (2013), Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam Nxb Chính
trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Kim Oanh (2004), Bảo hiểm tiền gửi Nguyên lý, thực tiễn và định hướng , Nxb
Lao động – Xã hội, Hà Nội.
Tiếng Anh
9. Nguyen thi Kim Oanh, Michael Oborn (2006), “Deposit Insurance of Vietnam: Are there
implications for Australia?”
10. International Association of Deposit Insurers (2013), 2012/2013 Annual report
11. International Association of Deposit Insurers (2012), 2011/2012 Annual report
Website
12.
13.
14.
15.
16.

×