Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.14 KB, 21 trang )

Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân
hàng Thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Nguyễn Thanh Hải

Trƣờng Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tổng hợp và đánh giá tổng thể về hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại
hối tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Phân tích nguyên nhân phát
sinh rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt
Nam. Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm quản trị, phòng ngừa rủi ro trong hoạt
động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
Keywords: Ngân hàng; Hoạt động tín dụng; Quản trị rủi ro; Ngoại hối

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh giao lƣu và hội nhập kinh tế với thế
giới. Trong quá trình này, hệ thống ngân hàng luôn là chiếc cầu nối quan trọng cho mọi hoạt
động kinh tế giữa Việt Nam với bên ngoài. Chính hệ thống ngân hàng là bộ phận tham gia sâu
rộng nhất vào hoạt động tài chính quốc tế và sự hội nhập này ngày càng ở mức độ cao hơn, sâu
hơn. Hoạt động tài chính quốc tế và các nghiệp vụ liên quan tới ngoại hối do vậy ngày càng
chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hệ thống các ngân hàng thƣơng mại nói
chung và Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam nói riêng.
Điều đáng lƣu ý là những hoạt động liên quan tới ngoại hối tiềm ẩn vô số những rủi ro
cho các chủ thể tham gia. Từ lâu, các nhà quản trị ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam cũng nhƣ
ban lãnh đạo Maritime Bank đều có chung nhận định quản trị rủi ro ngoại hối là một trong những
nghiệp vụ phức tạp nhất trong quản trị ngân hàng. Trong thực tế, do thiếu kinh nghiệm thực tiễn,


thời gian tham gia vào hoạt động ngoại hối quốc tế chƣa nhiều, trình độ nghiệp vụ chuyên môn
chƣa cao, kinh nghiệm quản lý còn yếu kém nên không ít ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cũng
nhƣ Maritime Bank đã gặp phải những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ với thiệt hại
lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Do đó, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
là một vấn đề hết sức bức xúc, đòi hỏi sự nghiên cứu tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao
khả năng quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ.
Xuất phát từ thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Hàng Hải Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối và hạn chế các
rủi ro một cách tối đa, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu, đánh giá các loại rủi ro kinh doanh ngoại
hối mà Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam có khả năng phải đối diện và nghiên
cứu, đánh giá bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng khác
trên thị trƣờng. Từ đó đƣa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro thiết thực và phù hợp
với tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối thực tế tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng
Hải Việt Nam và có thể áp dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, đồng thời đƣa ra một
số giải pháp quản trị rủi ro áp dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Vì
thế luận văn: “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải
Việt Nam” đƣợc chọn để nghiên cứu là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhƣ đã trình bày ở trên, từ trƣớc đến nay, kinh doanh ngoại hối luôn đƣợc đánh giá tiềm
ẩn nhiều rủi ro và đƣợc nhiều chủ thể liên quan quan tâm nghiên cứu. Do đó đã có nhiều sách, đề
tài, tác phẩm nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài về tập trung chú trọng đến vấn đề quản lý rủi
ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối nhƣ:
- Chuyên đề “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối” của Ian H. Giddy -Trƣờng Đại học
New York và Gunter Dufey – Trƣờng Đại học Michigan – Hoa Kỳ định nghĩa rủi ro ngoại hối là
gì, nêu ra các yếu tố gây ra rủi ro ngoại hối, các bƣớc quản lý các yếu tố gây ra rủi ro ngoại hối,
đề xuất một số công cụ và kỹ thuật quản trị rủi ro ngoại hối kèm theo ví dụ dẫn chứng cụ thể.
- Nghiên cứu “Thực tiễn kinh doanh – Quản trị rủi ro ngoại hối” của Ngân hàng Jamaica
(Bank of Jamaica) tháng 3/1996 định nghĩa về rủi ro ngoại hối và hai yếu tố ảnh hƣởng đến rủi
ro ngoại hối là sự mất cân đối giữa tài sản nợ - có (trên bảng cân đối kế toán và ngoài bảng cân
đối kế toán) và sự mất cân đối giữa dòng tiền. Hai yếu tố này khác với các yếu tố trong các tài

liệu đã đề cập ở trên. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu một số phƣơng pháp quản trị rủi ro nhƣ sử
dụng các hợp đồng phái sinh hay hợp đồng vay mƣợn tiền tệ để cân đối dòng tiền.
- Đề tài “Mở rộng và nâng cao chất lƣợng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội” cu
̉
a ta
́
c gia
̉
Đô
̃
Quang Hơ
̣
p – Học viện Tài chính nghiê n cứu
về thực trạng kinh doanh ngoại tệ của MB và từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để nhằm nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại MB.
- Đề tài “Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp” của nhóm tác giả Trần Hải Hà, Nguyễn Vân Hà ở trƣờng Đại học
Ngoại thƣơng Hà Nội năm 2010 nghiên cứu về tình hình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối
thực tế chung tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm
quản trị rủi ro tốt hơn, hạn chế tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của
các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại
hối, tuy nhiên chƣa có đề tài nào nghiên cứu riêng về rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam để từ đó đƣa ra các biện pháp phòng ngừa, quản trị rủi
ro phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt
Nam và đƣa ra một số giải pháp nâng cao khả năng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối có thể áp
dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích

Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro và đánh giá tình hình quản
trị rủi ro kinh doanh ngoại hối mà nội dung chính là quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ, đồng
thời đề xuất những giải pháp có hiệu quả nhằm quản trị, phòng ngừa rủi ro phát sinh trong kinh
doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp và đánh giá tổng thể về hoạt động quản lý rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
- Phân tích nguyên nhân phát sinh rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm quản trị, phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng:
Các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và các kỹ thuật, phƣơng
pháp thực hiện để quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối.
4.2. Phạm vi:
Luận văn tập trung vào nghiên cứu các rủi ro kinh doanh ngoại hối thƣờng gặp trong kinh
doanh ngân hàng và việc quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Hàng Hải Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp
với phân tích, tổng hợp và so sánh nhằm giải quyết vấn đề đặt ra một cách có hệ thống. Ngoài ra
còn sử dụng phƣơng pháp phân tích Swot để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức của Quản trị rủi ro Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Nghiên cứu, đánh giá tình hình quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại hối hiện tại
của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
- Nhận diện các rủi ro kinh doanh ngoại hối mà Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải
Việt Nam đã và đang đối mặt.
- Đƣa ra đƣợc các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro kinh doanh ngoại tệ áp dụng

hiệu quả tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam và có thể áp dụng đƣợc trong hệ
thống các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn đƣợc kết cấu trong
3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro ngoại hối
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro ngoại hối của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Hàng Hải Việt Nam
Chương 3: Định hƣớng quản trị rủi ro ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam và giải pháp quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Hàng Hải Việt Nam
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng và hoạt động ngân hàng
1.3.1.2. Khái niệm về ngân hàng
Ngân hàng trƣớc tiên là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài chính là một tổ
chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên
trong một hoạt động tài chính nhất định.
1.3.1.2. Các hoạt động chính của ngân hàng
a) Hoạt động huy động vốn
b) Hoạt động sử dụng vốn
c) Ngân hàng thực hiện các dịch vụ trung gian
1.1.2. Khái niệm về ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
1.3.1.2. Khái niệm về ngoại hối
Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phƣơng tiện có giá trị dùng để thanh toán
giữa các quốc gia.
1.3.1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chính
- Mua bán ngoại tệ giao ngay (spot).

- Giao dịch hối đoái hoán đổi ngoại tệ (swap).
- Giao dịch quyền chọn ngoại tệ (option).
- Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward).
1.1.3. Vai trò của kinh doanh ngoại tệ trong hoạt động ngân hàng
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng có chức năng cung cấp ngoại tệ trong
giao dịch thƣơng mại quốc tế cũng nhƣ giúp luân chuyển các khoản đầu tƣ quốc tế, giao dịch tài
chính quốc tế và cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu, thanh
toán nhập khẩu, các khoản đầu tƣ hay đi vay bằng ngoại tệ.
1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI
1.2.1. Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối với nội dung chính là quản trị rủi ro kinh doanh
ngoại tệ có vai trò tối đa hóa thu nhập ròng hoặc tài sản ròng của mỗi ngân hàng tƣơng ứng với
mức độ rủi ro chấp nhận, đảm bảo các giới hạn an toàn trong hoạt động của ngân hàng, kiểm soát
rủi ro tỷ giá theo quy định, xác định, hệ thống nội dung quản lý rủi ro tỷ giá nhằm nhận diện, đo
lƣờng, đánh giá, giám sát và giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
hạn chế mức độ tổn thất giá trị tài sản ròng của ngân hàng trƣớc biến động tỷ giá trong quá trình
hoạt động kinh doanh, phân rõ quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong quá trình quản
lý rui ro tỷ giá.
1.2.2. Nội dung của Quản trị rủi ro ngoại hối
1.3.1.2. Khái quát về Quản trị rủi ro
a) Quản trị rủi ro
Rủi ro (risk) đƣợc hiểu là việc lƣợng hóa khả năng xảy ra những thiệt hại hoặc lợi nhuận
thu về thấp hơn so với dự kiến. Có rất nhiều dạng rủi ro nhƣ rủi ro về tỷ giá, rủi ro về thị trƣờng,
rủi ro về pháp luật, rủi ro về tín dụng, rủi ro về lãi suất, …
Quản trị rủi ro là quá trình xác định, phân tích và chấp nhận hoặc hạn chế những nguy cơ
tiềm ẩn trong các quyết định đầu tƣ.
b) Đánh giá rủi ro
Quy trình đánh giá rủi ro có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lƣợng rủi ro, theo dõi rủi ro
và kiểm soát rủi ro.
c) Các nguyên tắc trong việc quản trị rủi ro ngân hàng

1.3.1.2. Nguyên nhân rủi ro ngoại hối
a) Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ đến từ hoạt động đầu cơ
b) Sự không cân xứng giữa tài sản nợ và tài sản có
1.3.1.2. Quy trình quản trị rủi ro ngoại hối
a) Hoạch định chiến lƣợc
Mức độ rủi ro tỷ giá chấp nhận trong từng thời kỳ thể hiện bằng hạn mức giá trị rủi ro tỷ
giá đƣợc xác định trên cơ sở:
- Chiến lƣợc kinh doanh đã đƣợc từng ngân hàng lựa chọn.
- Tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
- Khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng.
b) Công cụ và biện pháp
- Quản lý trạng thái ngoại hối:
- Xác định mức độ biến động tỷ giá:
c) Tổ chức thực hiện
d) Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ
BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro ngoại hối tại một số ngân hàng
1.3.1.2. Tại ngân hàng Deustche Bank
Chiến lƣợc quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của Deustche Bank gồm các vấn đề
sau đây:
(i) Xác định rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và nhận biết các nguyên nhân gây rủi ro trong kinh
doanh ngoại tệ.
(ii) Mô tả hồ sơ rủi ro (ví dụ: các rủi ro chính của các quy trình quản lý phụ thuộc vào quy mô,
sự phức tạp của hoạt động kinh doanh).
(iii)Mô tả về các trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động vào tổng thể quản lý rủi ro nói chung của
ngân hàng.
Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro chính KRIs (Key Risk Indicators), định
lƣợng hóa rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ theo cách tiếp cận AMA (Advanced Measurement
Approach). Kết hợp các chỉ tiêu định tính (tự đánh giá, kiểm tra) và các chỉ tiêu định lƣợng và

tính toán khả năng xảy ra rủi ro (likelihood).
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro kinh doanh ngoại tệ
Sự cố
Chỉ số đo lƣờng rủi ro (KRIs)
Gian lận
Số lƣợng gian lận nội bộ
Số lƣợng gian lận bên ngoài
Khiếu nại và
tranh chấp
của khách
hàng
Số lƣợng báo cáo khiếu nại và tranh
chấp
Số lƣợng khiếu nại vƣợt quá X ngày
Các vị trí bỏ
trống
Tỷ lệ phần trăm vị trí nhân viên bỏ
trống
Số lƣợng các vị trí bỏ trống hơn X
ngày
Chính sách
sản phẩm
Số lƣợng sản phẩm đƣợc đƣa ra
nhƣng không hoàn thành đúng
chƣơng trình sản phẩm
Số lƣợng sản phẩm triển khai quá
chậm
Lỗi, sai sót
Số lƣợng tiền mặt thiếu, thừa
Xử lý giao

dịch
Khối lƣợng giao dịch
Số nợ quá hạn trong quá trình chờ
xử lý
Công nghệ
thông tin
Số lƣợng và độ dài thời gian ngừng
hệ thống theo kế hoạch
Số lƣợng và độ dài thời gian ngừng
hệ thống không theo kế hoạch
Vi phạm quy
định
Số vi phạm, phạt/cảnh báo những vi
phạm quy định của cơ quan/luật
pháp
Nguồn: KPMG international 2007
1.3.1.2. Tại ngân hàng ANZ
ANZ đã xây dựng đƣợc hệ thống kiểm soát rủi ro rất thành công và xem đây cũng là một
chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. Một số công cụ quản lý rủi ro của Ngân
hàng ANZ:
a) Công cụ tự đánh giá rủi ro KCSA (Key Control Self Assessment)
b) Công cụ báo cáo chỉ số rủi ro chính KRIs (Key Risk Indicators)
c) Công cụ đánh giá mức độ rủi ro – Bản đồ rủi ro
d) Công cụ và phƣơng pháp tính VAR (Value at risk)
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.3.1.2. Từ phía cơ quan quản lý Nhà nước
- Phải đảm bảo những nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc để duy trì lòng tin của các nhà
đầu tƣ và duy trì tăng trƣởng kinh tế.
- Phát triển lĩnh vực tài chính lành mạnh để tạo sự tin cậy và lợi ích từ dòng vốn vào.
- Phải đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực để làm giảm đi ảnh hƣởng của tính

bất ổn của thị trƣờng tài chính.
- Ngân hàng Nhà nƣớc điều chỉnh các chính sách kịp thời vừa đáp ứng nhu cầu bình ổn
kinh tế đất nƣớc vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển .
1.3.2.2. Từ phía các ngân hàng thương mại cổ phần
a) Quản trị từng khâu trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
b) Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI
VIỆT NAM
2.1.1. Tổng quan chung
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt
Nam
 Giai đoạn thứ nhất (từ ngày 12/07/1991 đến ngày 07/07/2003)
Với sự ủng hộ nhiệt thành của các doanh nghiệp thuộc ngành Hàng hải và sự tin tƣởng
của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Hàng hải Việt Nam
(Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai
trƣơng và đi vào hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại Thành phố Cảng Hải Phòng
với số vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng và thời gian hoạt động 25 năm.
Năm 1997, Maritime Bank vay đƣợc 28 triệu USD qua Bank of America.
Năm 2001, Maritime Bank đƣợc Ngân hàng Thế giới (World Bank) lựa chọn là một trong
sáu Ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam tham gia dự án Hiện đại hóa ngân hàng và Hệ thống
thanh toán.
 Giai đoạn thứ 2 (từ tháng 7/2003 đến nay)
Đến tháng 7/2003, theo Quyết định số 719/QĐ-NHNN ngày 7/7/2003 của Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam, thời hạn hoạt động của Maritime Bank đƣợc phép tăng lên 99 năm.
Năm 2005, Maritime Bank chuyển trụ sở chính lên Hà Nội và cơ cấu lại tổ chức vào năm

2006.
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển
mạnh, bền vững và tạo đƣợc niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là
8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lƣới hoạt động không ngừng đƣợc
mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn
quốc.
2.1.1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt
Nam
a) Nghiệp vụ huy động vốn
b) Các dịch vụ trung gian
c) Nghiệp vụ tín dụng
d) Hoạt động đầu tƣ
2.1.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm ngoại hối đang áp dụng tại Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Hàng hải Việt Nam
2.1.2.1. Đối tượng khách hàng giao dịch ngoại hối của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng
Hải Việt Nam
- Các đối tác là các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc;
- Các khách hàng cá nhân có nhu cầu mua bán ngoại tệ hợp pháp;
- Các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế.
2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Maritime Bank là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần lớn, nằm trong nhóm
G12, năng động và có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
của ngân hàng chủ yếu đến từ hai mảng chính là phục vụ nhu cầu của khách hàng và kinh doanh
tự doanh.
Bảng 2.1. Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ của Maritime Bank
Đơn vị tính: triệu VND
Năm
2007
2008
2009

2010
2011
2012
Lợi
nhuận
9.000
12.000
112.000
30.000
158.000
110.000
Doanh
số
2.500
5.000
14.000
20.000
30.000
50.000
Nguồn: Maritime Bank
Bảng 2.2. Doanh số kinh doanh ngoại tệ của Maritime Bank
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Lợi

nhuận
9.000
12.000
112.000
30.000
158.000
110.000
Doanh
số
2.500
5.000
14.000
20.000
30.000
50.000
Nguồn: Maritime Bank
Hội sở chính đóng vai trò đại diện của Maritime Bank tham gia hoạt động kinh doanh
trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng. Doanh số hoạt động trên thị trƣờng này cũng tăng trƣởng
mạnh qua các năm, góp phần tích cực khai thác thêm nguồn ngoại tệ để cân đối ngoại tệ cho toàn
hệ thống và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Nếu chỉ xét đơn thuần trên góc độ lợi nhuận thì lãi kinh doanh ngoại tệ của toàn Maritime
Bank từ trƣớc năm 2008 là rất khiêm tốn so với lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động tín dụng. Nhƣng
bắt đầu từ năm 2009, kể từ khi Maritime Bank bắt đầu thực hiện tái cơ cấu tổ chức, thay đổi nhân
sự và định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh doanh, doanh số và lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ
của Maritime Bank có sự tăng trƣởng vƣợt bậc, đóng góp đáng kể 10-15% vào lợi nhuận chung
của ngân hàng, trở thành một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của Maritime Bank.
2.1.2.3. Các sản phẩm ngoại hối đang áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải
Việt Nam
- Giao dịch giao ngay (Spot)
- Giao dịch kỳ hạn (Forward)

- Giao dịch quyền chọn (Option)
- Giao dịch tƣơng lai (Futures)
- Giao dịch Hoán đổi (FX Swap)
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.2.1. Phân tích quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải
Việt Nam
2.2.1.1. Hoạch định chiến lược
Hội đồng quản trị xây dựng chiến lƣợc quản lý rủi ro, xác định khẩu vị rủi ro, ban hành
cơ chế quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ, phê duyệt chính sách, mục tiêu, mức chấp nhận rủi ro
của Maritime Bank trong từng thời kỳ. Ban Điều hành thực hiện và phát triển các chiến lƣợc và
chính sách đã đƣợc thông qua.
2.2.1.2. Tổ chức thực hiện
- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đƣa ra mô hình quản lý, có quyền hạn và trách nhiệm tối
cao trong việc quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến kinh doanh ngoại tệ. Hội đồng quản trị
giao cho Ủy ban ALCO thực hiện nhiệm vụ giám sát và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Hội
đồng quản trị xem xét và phê duyệt những đề xuất của Ủy ban ALCO về những kế hoạch chiến
lƣợc của Maritime Bank, kế hoạch quản lý Bảng cân đối tài sản và/hoặc kế hoạch quản lý chung
liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ.
- Tổng Giám đốc có nhiệm vụ giám sát và báo cáo việc tuân thủ các Khối nghiệp vụ, đơn vị kinh
doanh trong việc thực hiện các quy chế và quy định của Hội đồng quản trị và Ủy ban ALCO về
rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Tổng Giám đốc thiết lập quy trình và thành lập các bộ phận chuyên
môn hỗ trợ để phát hiện, đo lƣờng, đánh giá, giám sát và báo cáo rủi ro quản trị kinh doanh
ngoại tệ.
- Khối Quản lý rủi ro là đơn vị nghiệp vụ, tham mƣu trong việc đề ra các biện pháp quản lý rủi
ro, cũng nhƣ giám sát việc thực hiện các biện pháp này.
- Bên cạnh đó, Ủy ban Kiểm tra thuộc Hội đồng Quản trị và Phòng Kiểm toán nội bộ thuộc Ban
Kiểm soát cũng đƣợc phân công nhiệm vụ định kỳ kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh
ngoại tệ tại Phòng Kinh doanh ngoại tệ - Hội sở chính và tại các chi nhánh.
2.2.1.3. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Maritime Bank đã thành lập Ủy ban Kiểm tra thuộc Hội đồng Quản trị và Phòng Kiểm
toán nội bộ thuộc Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm thƣờng xuyên kiểm tra giám sát toàn diện các
hoạt động của Maritime Bank, trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhằm phát hiện và
ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận và sai sót, đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính
sách, quy trình nghiệp vụ đảm bảo hoạt động kinh doanh của Maritime Bank tuân thủ pháp luật,
an toàn, hiệu quả.
2.2.2. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thƣơng
mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
2.2.2.1. Nhận diện rủi ro kinh doanh ngoại hối
2.2.2.2. Phân tích rủi ro kinh doanh ngoại hối
2.2.2.3. Những biện pháp quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng
Hải Việt Nam
a) Quản lý trạng thái ngoại tệ
b) Quản lý rủi ro bằng hạn mức
c) Quản lý rủi ro bằng các sản phẩm nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
d) Quản lý bằng các hình thức khác
2.2.2.4. Thực hiện giám sát rủi ro
2.2.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối
Sự cố
Chỉ số đánh giá quản trị rủi ro (KRIs)
Gian lận
Số lần gian lận nội bộ bị phát hiện
Số lần gian lận bên ngoài bị phát hiện
Vi phạm hạn mức
giao dịch
Số lƣợng các giao dịch vƣợt hạn mức của
giao dịch viên đã đƣợc thực hiện xong
Vi phạm hạn mức
trạng thái mở

Số lần giao dịch viên mở trạng thái quá hạn
mức cho phép mà không bị cảnh báo
Vi phạm hạn mức
dừng lỗ
Số lần không cảnh báo giao dịch viên vi phạm
hạn mức dừng lỗ
Giá trị khoản lỗ vƣợt quá hạn mức dừng lỗ
đƣợc phép
Vi phạm hạn mức
thanh toán trong
Số lần Maritime Bank thanh toán cho đối tác
vƣợt hạn mức đã cấp mà không bị ngăn chặn
ngày
Vi phạm hạn mức
giao dịch đã cấp
cho đối tác
Số lần các giao dịch vƣợt hạn mức giao dịch
Maritime Bank cấp cho đối tác đã thực hiện
xong
Lỗi, sai sót
Số lần lỗi, sai sót giao dịch đƣợc phát hiện
Công nghệ thông
tin
Số lƣợng và độ dài thời gian ngừng hệ thống
theo kế hoạch
Số lƣợng và độ dài thời gian ngừng hệ thống
không theo kế hoạch
Vi phạm quy định
Số vi phạm, phạt/cảnh báo những vi phạm
quy định của cơ quan/luật pháp

Nguồn: Maritime Bank
2.2.3. Những hạn chế trong quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
2.2.3.1. Hạn chế đến từ quá trình hoạch định
Quản trị rủi ro mới chỉ là chức năng phụ trợ. Qua tìm hiểu các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam nhiều năm nay, cho thấy các ngân hàng thƣơng mại vẫn chƣa đƣợc tiếp cận nhiều với
các công nghệ ngân hàng hiện đại của thế giới. Chính vì vậy, các ngân hàng có những hạn chế
nhất định về quản lý rủi ro.
2.2.3.2. Hạn chế trong kinh doanh ngoại tệ đến từ quá trình tổ chức và thực hiện
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
2.3.1.1. Chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bảng 2.2. Mức độ biến động tỷ giá của VND/USD năm sau so với năm trƣớc (tỷ giá bình
quân liên ngân hàng)
Chỉ
tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
9/2012
Biến
động
tuyệt
đối
+15739

+139
+226
+13
+863
+964
+988
+1896
+0
Biến
động
tƣơng
đối
0
0.88%
1.42%
0.08%
5.36%
5.69%
5.51%
10.01%
0
Nguồn: www.sbv.gov.vn
Theo bảng 2.2, từ 2004-2007, mức biến động tỷ giá VND/USD không cao, < 2%. Giai
đoạn sau đó tỷ giá biến động mạnh do những cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, do
cán cân vốn, cán cân thƣơng mại thâm hụt, do thiếu hụt nguồn ngoại tệ đã khiến USD liên tục
tăng giá mạnh so với VND.
Bảng 2.3. Mức biến động của biên độ tỷ giá USD/VND
Thời
gian
31/

12/
06
24/
12/
07
10/
03/
08
27/
06/
08
07/
11/
08
24/
03/
09
26/
11/
09
11/02
/11
Biên
độ
0.5
0%
0.7
5%
1%
2%

3%
5%
3%
1%
Nguồn: www.sbv.gov.vn
Trong giai đoạn 2006 đến đầu năm 2008 biên độ giao động tỷ giá trong khoảng biên độ
hẹp, tƣơng ứng với thời gian này là tỷ giá tại thị trƣờng Việt Nam tƣơng đối ổn định. Nhƣng kể
từ đầu năm 2008 biến động tỷ giá trên thị trƣờng đã khiến ngân hàng Nhà nƣớc liên tục điều
chỉnh biên độ tỷ giá giao dịch để phù hợp với thị trƣờng.
2.3.1.2. Khung pháp lý, luật, quy định quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân
hàng thương mại Việt Nam chưa hoàn thiện và đầy đủ
2.3.1.3. Tính đặc thù của thị trường ngoại tệ tại Việt Nam
Tại Việt Nam tồn tại hai thị trƣờng ngoại tệ: thị trƣờng chính thức (có sự quản lý của nhà
nƣớc) và thị trƣờng phi chính thức (thị trƣờng tự do). Ngân hàng Nhà nƣớc quản lý tỷ giá thông
qua tỷ giá bình quân liên ngân hàng và biên độ nhƣng Ngân hàng Nhà nƣớc thƣờng ấn định tỷ
giá này theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thƣờng là mang tính dài hạn. Vì thế đôi khi nó có
một “độ lệch” nhất định so với thực tế biến động ngắn hạn trên thị trƣờng.
2.3.1.4. Tác động từ phía thị trường
Tỷ giá chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố khách quan nhƣ: các sự kiện chính trị, các
chỉ số kinh tế, lãi suất, giá dầu, giá vàng … Do vậy, sự biến động của tỷ giá là khó lƣờng.
2.3.1.5. Rủi ro phát sinh từ phía khách hàng
Phần lớn doanh nghiệp đều không quan tâm đến việc bảo hiểm tỷ giá, chỉ mua ngoại tệ
khi đến hạn thanh toán, không áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngay khi ký hợp đồng.
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
2.3.2.1. Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một
chính sách quản lý rủi ro khoa học, phù hợp với tình hình thực tế
2.3.2.2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam chưa có chiến lược phát triển rõ
nét
2.3.2.3. Năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam còn yếu
kém và hạn chế

2.3.2.4. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng
Hải Việt Nam chú trọng đúng mức
2.3.2.5. Rủi ro phát sinh từ hệ thống công nghệ hỗ trợ
Hạ tầng cơ sở kỹ thuật lạc hậu, đƣờng truyền tốc độ chậm và đang triển khai chƣơng trình
hiện đại hoá hệ thống thanh toán là nguyên nhân dẫn đến việc chƣa xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu
tập trung, không quản lý trực tuyến thống nhất luồng tiền ra và trạng thái ngoại tệ của toàn hệ
thống.
2.3.2.6. Rủi ro phát sinh từ nguồn nhân lực
- Chất lƣợng nguồn nhân lực ở Maritime Bank còn yếu kém.
- Maritime Bank chƣa thực sự có một chính sách đãi ngộ và khuyến khích cán bộ một cách hiệu
quả.
- Đội ngũ lãnh đạo ngân hàng đang xảy ra sự suy giảm về đạo đức nghề nghiệp.
2.3.2.7. Rủi ro phát sinh từ mô hình tổ chức
Hệ thống quản lý còn chƣa phân cấp rõ ràng, chƣa có một quy trình phối hợp hợp lý giữa
các bộ phận.
2.3.2.8. Một số nguyên nhân khác
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG
HẢI VIỆT NAM NÓI RIÊNG
3.1.1. Định hƣớng quản trị rủi ro ngoại hối tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
3.1.1.1.Định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020
* Đối với với Ngân hàng Nhà nƣớc:
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn,
chuyên nghiệp.
- Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ.

* Đối với các Tổ chức tín dụng:
- Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các Tổ chức tín dụng theo hƣớng
hiện đại, hoạt động đa năng.
- Phát triển hệ thống Tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hiệu quả.
- Phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
3.1.1.2.Định hướng quản trị rủi ro ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc và chính sách quản trị rủi ro.
- Tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro.
- Nâng cao chất lƣợng các công cụ đo lƣờng rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lƣờng rủi
ro mới.
3.1.2. Định hƣớng quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng hải
Việt Nam
3.1.2.1. Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt
Nam đến năm 2015
Theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị, tầm nhìn phát triển đến năm 2015, Maritime
Bank sẽ trở thành một trong những ngân hàng thƣơng mại tốt nhất Việt Nam, đứng vào tốp 5
ngân hàng thƣơng mại hàng đầu Việt Nam.
3.1.2.2. Định hướng quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt
Nam
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro ngoại hối.
- Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý rủi ro.
- Nâng cao chất lƣợng các công cụ đo lƣờng rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lƣờng rủi
ro mới.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
3.2.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc
3.2.1.1. Xây dựng, phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam độc lập và đủ mạnh
3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng, đáp ứng được
nhu cầu quản lý, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế

3.2.1.3. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước
3.2.1.4. Tăng tính minh bạch trong việc cung cấp các thông tin vĩ mô
3.2.1.5. Triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành ngân hàng
3.2.1.6. Một số giải pháp khác
3.2.2. Về phía Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
3.2.2.1. Hạn chế rủi ro đến từ quá trình hoạch định chiến lược
a) Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể
b) Nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng
3.2.2.2. Hạn chế rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện
a) Đào tạo nhân viên trở thành những nhà quản lý rủi ro
b) Thành lập bộ phận phân tích và dự báo rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh
ngoại hối của ngân hàng
c) Xây dựng hạn mức kinh doanh ngoại tệ rõ ràng và cụ thể
d) Trích lập quỹ dự phòng rủi ro kinh doanh ngoại hối
e) Đa dạng hóa các loại ngoại tệ giao dịch và điều hòa ngoại tệ tiền mặt
f) Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ theo hƣớng an toàn, hiệu quả
3.2.2.3. Hạn chế rủi ro đến từ công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
3.2.2.4. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm, phòng ngừa các rủi ro kinh doanh ngoại
hối và phục vụ mục tiêu phát triển sản phẩm

KẾT LUẬN
Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu về ngoại tệ là rất
lớn. Vì vậy, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ở các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng đòi
hỏi sự nhạy bén và xử lý chính xác thông tin liên quan về tỷ giá để hạn chế rủi ro, tổn thất có thể
xảy ra. Từ đó cho thấy việc nghiên cứu về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối là một phần tất
yếu trong quá trình kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và
của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam nói riêng.
Luận văn đã đƣa ra một cách có hệ thống các lý thuyết về ngân hàng, các hoạt động chính
của ngân hàng và các loại hình rủi ro phát sinh trong kinh doanh ngoại tệ cũng nhƣ việc thực
hiện quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại một số ngân hàng, phƣơng pháp, công cụ … quản trị

rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Luận văn cũng phân tích kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động tại
ngân hàng Deustche Bank và ngân hàng ANZ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro
trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đối với cơ quan quản lý và đối với các ngân
hàng.
Luận văn phân tích đánh giá tình hình kinh doanh ngoại tệ, quản lý trạng thái ngoại tệ và
quy định về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Hàng Hải
Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong từng thời kỳ. Luận văn đƣa ra
những thành tựu đạt đựơc, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quá trình quản trị rủi ro kinh
doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
Qua đó luận văn đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối có thể áp
dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam và các Ngân hàng thƣơng mại
khác, bao gồm: tăng cƣờng quản lý rủi ro, đào tạo nhân viên thành những nhà quản lý rủi ro,
trích lập quỹ rủi ro ngoại tệ, tăng cƣờng năng lực hoạt động của ngân hàng, tích cực phát triển
các sản phẩm phái sinh để quản lý rủi ro ngoại tệ, đa dạng hóa các loại ngoại tệ và điều hòa tiền
mặt, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh ngoại tệ, thiết lập hạn mức rõ ràng và cụ thể trong từng
nghiệp vụ và cán bộ kinh doanh, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Luận văn cũng đã đề xuất các giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc bao gồm:
hoàn thiện hệ thống pháp luật, duy trì một nền kinh tế với những điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định,
đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhà nƣớc, tăng tính công khai,
minh bạch trong việc cung cấp các thông tin kinh tế vĩ mô để góp phần trong việc hạn chế rủi ro
kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình hội
nhập sâu kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn, khó đánh
giá, đo lƣờng trƣớc và cần phải tiếp tục nghiên cứu.

References
Tiếng Việt
1. Võ Thị Thuý Anh, Lê Phƣơng Dung (3/2009), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
2. Lê Vinh Danh (1996), Tiền tệ - Tín dụng - Ngân hàng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Dờn (10/2009), Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ƣơng, Nxb Tổng hợp, Thành
phố Hồ Chí Minh.
4. Trần Hải Hà + Nguyễn Vân Hà (2010), Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối của các ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội.
5. Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu tƣ tài chính, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Dƣơng Hữu Hạnh (2009), Tiền tệ và tài chánh quốc tế, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí
Minh.
7. Đỗ Quang Hợp, Mở rộng và nâng cao chất lƣợng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội, Học viện Tài chính , Hà Nội.
8. Đỗ Thị Khiêm (2003), “Công cụ phái sinh: cơ hội và rủi ro”, Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, (số tháng 3), tr.51.
9. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nxb Thống kê, Thành phố
Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Văn Luân, Trƣơng Viết Hoàng, Cung Trần Việt (2007), Các nguyên lý ngân
hàng và thị trƣờng tài chính, Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Trần Hiền Minh (2005), “Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại
hối và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (số
tháng 8), tr.65.
12. Trƣơng Văn Phƣớc (2005), “Xây dựng pháp lệnh ngoại hối hƣớng tới thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 trong lĩnh vực Ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng (số
tháng 5), tr.34
13. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
14. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, Nxb Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
15. Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2007), Nhập môn tài chính tiền tệ, Nxb Đại học
Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Đinh Trọng Thịnh (2006), Tài chính Quốc tế, Nxb Tài chính, Hà Nội
17. Lê Văn Tề (2002), Kinh doanh ngoại hối và xác định tỷ giá, Nxb Thống kê, Thành phố
Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong Kinh doanh Ngân hàng, Nxb Thống kê,

Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Văn Tiến (2005), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống
kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thị trƣờng ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc
tế, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Lê Văn Tƣ (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
22. Bùi Kim Yến + Nguyễn Minh Kiều (2009), Thị trƣờng tài chính – Lý thuyết và thực hành
ứng dụng cho thị trƣờng Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội
Tiếng Anh
23. Peter S. Rose (1998), Commercial Bank Management, Texas A & M University
Website
24. Bank of Jamaica (1996), Standards Foreign Exchange Risk Management,
www.boj.org.jm/pdf/Standards-ForeignExchangeRiskManagement.pdf
25. Deutsche Bank, 2007, Annual Report – Risk Report,

26. Ian H. Giddy and Gunter Dufey, The Management of Foreign Exchange Risk, New York
University and University of Michigan,

27. KPMG, 2007, Financial Services: Managing Operational Risk Beyond Basel II,

28. Hiren Maniar (2010), Hedging of Foreign Exchange Risk by Corporate in India,
/>esinIndia.pdf
29. U.S. Department of Commerce, Chapter 12 - Foreign Exchange Risk Management,

30. www.cafef.vn
31. www.saga.com.vn
32. www.sbv.gov.vn
33. www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/
34. www.vneconomy.vn
35. www.vpc.vn

36. www.webkinhte.com


×