Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh sơn la theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.12 KB, 11 trang )

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Tỉnh Sơn
La theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đinh Thị Thúy Hà

Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng lý luận chính trị
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Khảo cứu tình hình thực
hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số tỉnh miền núi, rút ra các bài học kinh
nghiệm cho Sơn La. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở tỉnh miền
núi Sơn La. Rút ra những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế trong
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Sơn La hiện nay. Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ
bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Sơn La trong điều kiện chuyển
sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.

Keywords. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Công nghiệp hóa; Công nghiệp hóa; Sơn La;
Cơ cấu kinh tế

Content
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH 5
1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành 5
1.1.1. Cơ cấu kinh tế 5
1.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành 10


1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành 11
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành 12
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành 16
1.2.4. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 24
1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số địa phương và bài học kinh
nghiệm cho Sơn La 24
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh 24
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có tính điển hình ở một số địa
phương 25
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở
TỈNH SƠN LA 31
2.1. Đặc điểm của Sơn La ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 31
2.1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội Sơn La có ảnh huởng đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 31
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyể n dị ch
cơ cấ u kinh tế ngành ở Sơ n La 33
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành ở Sơn
La những năm qua 35
2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Sơn La 35
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu theo nội bộ ngành ở Sơn La 38
2.3. Một số nhận định khái quát về những kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành trên địa bàn tỉnh Sơn La những năm qua 63
2.3.1. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân 63
2.3.2. Một số hạn chế chủ yếu và nguyên nhân 63
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở
TỈNH SƠN LA THEO HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA 67

3.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Sơn La những năm tới 67
3.1.1. Bối cảnh hiện nay ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở Sơn La 67
3.1.2. Những quan điểm chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
trên địa bàn tỉnh Sơn La 73
3.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Sơn
La 74
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Sơn La thời kỳ 2010 – 2020 74
3.2.2. Một số định hướng cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
Sơn La từ nay đến năm 2020 75
3.3. Một số giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La
những năm tới 80
3.3.1. Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội 80
3.3.2. Giải pháp về huy động vốn và thu hút vốn đầu tư 84
3.3.3. Đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ 86
3.3.4. Chính sách đào tạo nhân lực và chuyển lao động ra khỏi cơ cấu
nông nghiệp sang cơ cấu công nghiệp và dịch vụ 88
3.3.5. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá giao thông trên địa
bàn tỉnh 90
3.3.6. Mở rộng phát triển và tổ chức lại hoạt động các loại thị trường 91
3.3.7. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô của Nhà nước
trung ương và địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đẩy nhanh nhịp độ và chất lượng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế 93
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên sự chuyển
đổi căn bản nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực: Phân công lại lao động xã hội,
chuyển dịch các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, gia tăng năng lực
sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp phần thoả mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực
khác nhau như: Cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu nhiều thành phần, cơ
cấu ngành; trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu
ngành để phân bổ hợp lý tài nguyên, sắp xếp lại lao động phù hợp các mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Phát triển kinh tế nhanh, có
hiệu qủa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng
công nghiệp hoá”.
Đối với Sơn La chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở
phát huy lợi thế tương đối của tỉnh, giải quyết việc làm, thúc đẩy sản xuất
phát triển, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Sơn La những năm vừa qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành đã có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh gây khó khăn cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh như: Xây dựng chiến lược,
vốn, đào tạo nguồn nhân lực và những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan.
Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên, tôi lựa chọn vấn đề:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh
tế chính trị của mình.


2
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Bàn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành theo hướng CNH, HĐH là một trong những vấn đề mà rất nhiều nhà
nghiên cứu ở những khía cạnh và những góc độ khác nhau như:
- Ngô Đình Giao “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
nền kinh tế quốc dân”, tập II, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1994.
- Đỗ Hoài Nam “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các
ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam”, Nxb. Khoa học Xã hội, 1996.
- Nguyễn Cúc “Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1997.
- Bùi Tất Thắng “Đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Viện Kinh tế học, số 2, 1994.
- Nguyễn Hữu Tiến - Nguyễn Đình Long “Vai trò của kinh tế hộ trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, số
510, 1996.
Các công trình nghiên cứu trên đã phản ánh nhiều mặt của chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong cả nước hoặc trên địa bàn một địa phương nhất định
nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào thật sự có hệ thống
và toàn diện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La theo hướng
CNH, HĐH. Vì vậy tác giả luận văn mong muốn nghiên cứu sâu hơn về cơ
sở, phương hướng và bước đi của chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng
CNH, HĐH ở tỉnh Sơn La.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích: Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa
bàn tỉnh Sơn La những năm qua. Trên cơ sở đó chỉ ra những điểm mạnh và
những hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La và đề xuất
những quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Sơn La theo hướng CNH, HĐH.

3
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
- Khảo cứu tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
một số tỉnh miền núi, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Sơn La.
- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở tỉnh miền
núi Sơn La. Rút ra những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của những
hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Sơn La hiện nay.
- Nghiên cứu, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Sơn La trong điều kiện chuyển sang
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Sơn La.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La trong những năm qua (chủ yếu từ 2005 đến nay).
Từ đó rút ra được mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu để đẩy
nhanh và nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La
theo định hướng đến năm 2020.
5. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu:
Cơ sở lý luận: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Các văn
kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nguồn tài liệu tham khảo: Các tác phẩm kinh điển của C.Mác-
Ăngghen, V.I.Lênin, các Văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, các tư liệu
của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Báo cáo của Ủy Ban nhân dân tỉnh Sơn La.


4
* Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như trừu tượng hoá khoa học,
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, hệ thống hoá.
6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn
- Góp phần làm rõ vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong
quá trình CNH, HĐH.
- Làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La.
- Đề xuất những quan điểm định hướng và một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH ở
Sơn La trong giai đoạn hiện nay, định hướng đến năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn
tỉnh Sơn La.
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Sơn La theo hướng
CNH, HĐH.

97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2005), Niên giám thống kê Sơn La năm 2005.
2. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2007), Niên giám thống kê Sơn La năm 2007.
3. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2008), Niên giám thống kê Sơn La năm 2008.

4. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2009), Niên giám thống kê Sơn La năm 2009.
5. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2010), Niên giám thống kê Sơn La năm 2010.
6. Nguyễn Cúc (1997), Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2006) , Văn kiện Đại hội Đảng bộ toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng bộ tỉnh Sơn La (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ XII, Sơn La.
11. Đảng bộ tỉnh Sơn La (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứu XIII, Sơn La.
12. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
13. Ngô Đình Giao (1999), “Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả
trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam.

98
14. Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La (10/2/2010), Thông qua quy hoạch phát
triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và xét
triển vọng đến năm 2030.
15. Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La (2010), Thông qua quy hoạch tổng thể
phát triển thuỷ sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng
năm 2020.
16. Nguyễn Đình Long (2/1999), “Nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá nông
sản xuất khẩu ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (4).

17. Đỗ Hoài Nam (chủ biên, 1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và
phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb. Khoa học -
Xã hội, Hà Nội.
18. C. Mác (1960), Tư bản, quyển I, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
19. C.Mác- Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
20. Nguyễn Đình Phan (12/1998), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nghiên cứu kinh tế, (247).
21. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (Đồng chủ biên, 1999), Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Minh Sơn - Ngọc Đăng, “Yên Bái chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng sản xuất hàng hoá”, Báo Nhân dân, (17701).
23. Bùi Tất Thắng (1994), “Đổi mới và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp, Nghiên cứu kinh tế, Viện Kinh tế học (2), tr.42.
24. Bùi Tất Thắng (1994), “Một số vấn đề chuyển dich cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hoá”, Tạp chí Thông tin lý luận, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (3/139), tr.14.

99
25. Bùi Tất Thắng (1994), Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá
trình công nghiệp hoá của các nền kinh tế mới công nghiệp ở Đông
Nam Á và Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
26. Bùi Tất Thắng (1995), “Xu hướng thay đổi cơ cấu ngành kinh tế Việt
Nam trong những năm gần đây…”, Tạp chí Thông tin lý luận, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (4/206), tr.18.
27. Bùi Tất Thắng (1997), Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Việt Nam, Nxb. Khoa học -
Xã hội, Hà Nội.
28. Mạnh Thuần (20/01/2008), “Vì sao các ngành dịch vụ ở Lào Cai phát

triển”, Báo Nhân dân.
29. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020, Hà Nội.
30. Tỉnh ủy Sơn La (9/2008), Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lầm thứ XII, Sơn La.
31. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê năm 2005, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
32. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê năm 2006, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
33. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê năm 2007, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
34. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê năm 2008, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
35. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê năm 2009, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
36. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê năm 2010, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.

100
37. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (28/11/2005), Quyết định phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La, giai đoạn 2006-
2020, Sơn La.
38. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2005), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội,
an ninh quốc phòng năm 2005. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm
2006, Sơn La.
39. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2007), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội,
an ninh quốc phòng năm 2007. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm
2008, Sơn La.
40. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (9/2008), Báo cáo sơ kết kết qủa thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010), Sơn La.

41. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2009), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội,
an ninh quốc phòng năm 2009. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2010, Sơn La.



×