Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát triển kinh tế tập thể ở bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.74 KB, 8 trang )

Phát triển kinh tế tập thể ở Bắc Giang

Lê Thế Cương

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60.31.01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Minh Khải
Năm bảo vệ: 2009

Abstract: Chương 1: Phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường, những vấn
đề lý luận và thực tiễn. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Bắc Giang
(sau 10 năm tái lập tỉnh). Chương 3: Quan điểm và các giải pháp cơ bản phát triển
kinh tế tập thể ở Bắc Giang hiện nay.

Keywords: Bắc giang; Kinh tế chính trị; Kinh tế tập thể; Phát triển kinh tế

Content
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đảng ta xác định: “Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là vấn đề hết sức quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, làm cho kinh tế tập thể phát triển với nhiều
hình thức hợp tác đa dạng, trong đó, hợp tác xã là nòng cốt; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế
tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [19, tr.12].
Xét về mặt lý luận và thực tiễn, kinh tế tập thể là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất
hàng hoá, sản xuất hàng hoá càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường càng gay
gắt thì những người lao động riêng lẻ, các hộ cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng có
yêu cầu phải liên kết, hợp tác với nhau, nếu không khó có thể tồn tại và phát triển. Phát triển
kinh tế tập thể là con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ, manh mún với sản
xuất hàng hoá lớn, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá. Chính vì vậy kinh tế tập
thể đã phát triển từ rất lâu trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa và ngày nay tại các nước phát


triển, kinh tế tập thể đã phát triển rất rộng rãi.
Kinh tế tập thể không chỉ là hình thức tổ chức kinh tế mang tính chất xã hội hoá mà
còn là nhân tố quan trọng để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giáo dục ý thức
phát triển cộng đồng; là hình thức tổ chức kinh tế quan trọng để người lao động, hộ xã viên
tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, liên kết với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
thực hiện liên minh công nông. Phát triển kinh tế tập thể là phù hợp với yêu cầu của nền kinh

2
tế thị trường định hướng XHCN, trong đó kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước ngày càng
trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Thực tế ở nước ta, nhất là ở nông thôn Bắc Giang, với quá trình phát triển kinh tế hàng
hoá, nông dân ngày càng có nhu cầu phát triển các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao,
từ các tổ hợp tác đến hợp tác xã làm dịch vụ đầu vào, đầu ra, phục vụ sản xuất nông nghiệp
của hộ gia đình và trang trại. Đặc biệt ở nơi có các xí nghiệp chế biến nông sản, nông dân
ngày càng có nhu cầu tổ chức hợp tác xã để tạo thuận lợi cho việc hợp đồng cung ứng nông
sản cho doanh nghiệp và tiếp thu sự hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp về vốn và kỹ thuật. Đến
nay, ngoài số hợp tác xã cũ chuyển đổi có hiệu quả, đã có hàng trăm tổ hợp tác với nhiều tên
gọi khác nhau và hàng ngàn hợp tác xã mới ra đời một cách tự nguyện. Điều đó cho thấy nhu
cầu phát triển các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn đã thật sự phổ biến và bức xúc, nhu cầu
và điều kiện để phát triển hợp tác xã cũng ngày càng chín muồi ở nhiều nơi. Có cơ sở để dự
báo rằng cùng với đà phát triển kinh tế hàng hoá, công nghiệp hoá đất nước và hội nhập kinh
tế quốc tế, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sẽ gay gắt hơn, nhu cầu phát triển
kinh tế tập thể ngày càng trở nên bức xúc, cấp thiết đối với những hộ gia đình kinh doanh các
thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bắc Giang. Đây là nhu cầu khách quan tất yếu tạo điều
kiện thuận lợi và giúp kinh tế tập thể phát triển.
Trong quá trình hội nhập, cùng với các thành phần kinh tế khác thì kinh tế tập thể ở
Bắc Giang ngày càng thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân đối với các vấn đề:
phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động Đặc biệt khi nền kinh tế
đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế tập thể đáp ứng nhu
cầu thực tiễn không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mà còn đảm bảo định

hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Nếu thoả mãn với những thành tựu của kinh tế hộ hoặc không thấy hết những khó
khăn mới, những mâu thuẫn mới, những hạn chế của kinh tế tập thể trong bước đường đi lên,
không kịp thời tạo điều kiện và giúp đỡ kinh tế tập thể phát triển, sẽ không đáp ứng được yêu
cầu phát triển của nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập khinh
tế quốc tế thì kinh tế tập thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, lực lượng sản xuất
sẽ bị cản trở, quan hệ sản xuất mới, tiến bộ sẽ không được củng cố.
Với lý do đó: “Phát triển kinh tế tập thể ở Bắc Giang” được lựa chọn làm đề tài cao
học của mình.
2.Tình hình nghiên cứu
Tiếp tục củng cố, đổi mới và phát triển kinh tế tập thể là vấn đề mang tính chiến lược,
lâu dài luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Sự quân tâm đó thể hiện thông qua
nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và sự đầu tư nhiều mặt cho khu vực kinh tế

3
hợp tác, hợp tác xã.
Luật HTX năm 2003, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Chỉ thị số 20 /
CT – TW của Ban Bí thư TW Đảng tiếp tục khẳng định kinh tế tập thể phát triển với nhiều
hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Các công trình khoa học được công bố dưới nhiều dạng khác nhau: Sách chuyên khảo,
đề tài nghiên cứu, bài viết trên các báo tạp chí, một số luận án có liên quan đến đề tài, điển
hình như: “Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển” của
PGS.TS Nguyễn Văn Bích, TS Chu Tiến Quang, GS.TS Lưu Văn Sùng; hay “ Sở hữu tập thể
và kinh tế tập thể trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” của TS. Chủ Văn
Lâm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006; Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thế Tùng "Việc thực hiện
khoán 10 - những vấn đề đặt ra và giải pháp", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 3/1991; Giáo sư
Nguyễn Đình Nam "Đổi mới các hình thức hợp tác trong nông nghiệp", Tạp chí Kinh tế và
phát triển, 11/1996 Các tác giả trên đã nghiên cứu bức tranh toàn cảnh của kinh tế hợp tác,
hợp tác xã ở nước ta, quá trình hình thành, phát triển qua các thời kỳ, nêu rõ những thực trạng

từ đó đề xuất những định hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Một số luận án có liên quan đến đề tài đã công bố như: Nguyễn Thanh Hà (Học viện
Chính trị hành chính quốc Gia Hồ Chí Minh) đi sâu nghiên cứu “Kinh tế hợp tác trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam”, hay “thực trạng và giải pháp của kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp ở Miền Bắc” của Chu Thị Lan; “Sự hình thành và phát triển các hình thức kinh tế hợp
tác trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nông thôn Việt nam” của TS. Nguyễn Văn
Hải, ngoài ra còn có một số vấn đề khác được nghiên cứu như: Kinh tế hợp tác, hợp tác xã
trong công nghiệp quá trình hình thành, diễn biến, thực trạng và định hướng phát triển, hoặc
kinh tế hợp tác xã Việt Nam của Viện nghiên cứu phát triển HTX.
Các công trình trên đã đưa ra nhiều nhận định, đánh giá chung, những định hướng lớn
hoặc nghiên cứu HTX ở những khía cạnh nhất định, dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh tế
phát triển, quản lý kinh tế, kinh tế nông nghiệp nông thôn Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề
kinh tế tập thể ở Bắc Giang thì chưa công trình nào đi sâu nghiên cứu.
Luận văn này kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả trên, đồng thời
thông qua thực tiễn ở Bắc Giang để tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với
đặc thù kinh tế của tỉnh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Vận dụng lý về kinh tế tập thể trong kinh tế thị trường vào khảo sát thực tiễn hoạt
động kinh tế tập thể ở Bắc giang, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế tập thể ở Bắc Giang.
Một là: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế tập thể trong kinh tế thị

4
trường và đặc trưng của kinh tế tập thể trong kinh tế thị trường.
Hai là: Khảo sát thực trạng của kinh tế tập thể ở Bắc Giang, chủ yếu từ khi có luật
HTX
Ba là: Đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế tập thể ở Bắc Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế và là vấn đề rộng gồm nhiều hình thức khác

nhau như kinh tế hợp tác, HTX, doanh nghiệp và các quỹ chung của đoàn thể. Song Luận văn
chủ yếu tập trung nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế HTX – hình thức đóng vai trò nòng
cốt của KTTT ở Bắc Giang sau 10 năm tái lập tỉnh (1997-2007).
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Tỉnh Bắc Giang
- Về thời gian: Giai đoạn 1997-2007 (Sau 10 năm tái lập tỉnh Bắc Giang).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị, đặc
biệt là phương kết hợp logic với lịch sử, tổng hợp, phương pháp thống kê, gắn lý luận với
thực tiễn và phương pháp trừu tượng hoá khoa học.
6. Đóng góp mới của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ hơn nữa vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể
trong kinh tế thị trường ở Bắc giang trong những năm vừa qua; góp phần nâng cao nhận thức
về kinh tế tập thể trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế
hiện nay.
Phân tích tương đối toàn diện, cơ bản thực trạng, thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và
những vấn đề đặt ra đối với kinh tế tập thể ở Bắc Giang từ đó đề xuất những định hướng, giải
pháp tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị
quyết TW 5- khóa IX.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, góp
phần hoàn thiện chính sách chỉ đạo thực tiễn để tiếp tục củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả của kinh tế tập thể ở Bắc Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường, những vấn đề lý
luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Bắc Giang (sau 10 năm tái lập tỉnh).
Chương 3: Quan điểm và các giải pháp cơ bản phát triển kinh tế tập thể ở Bắc Gang


5
hiện nay.

References
1. Ban Kinh tế đối ngoại VCA (1995), Đại hội Liên minh hợp tác xã quốc tế lần thứ 31 tại
Manchester - Anh, Hà Nội.
2. Ban Kinh tế đối ngoại VCA (1995), Đại hội Liên minh hợp tác xã quốc tế lần thứ 31 tại
Manchester - Anh, Hà Nội.
3. Ban Kinh tế Trung ương (2005), Báo cáo tham luận của các hợp tác xã và các huyện,
Tài liệu phục vụ: Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về phát triển
kinh tế tập thể trong nông nghiệp, Hà Nội,.
4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2005), Phát triển kinh tế tập thể, Thực trạng và
giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001), Kinh tế hợp tác - hợp tác xã
ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2003), Kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Lê Trịnh Minh Châu (5/2003), "Nghĩ về định hướng và giải pháp phát triển kinh tế hợp
tác, hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại đến năm 2010", Tạp chí Thương mại, tr.18-22.
9. Công báo (04/01/2004), (4).
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị định 43/CP ngày
29/4 về ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp, Hà Nội.
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định 16/CP ngày
21/2 về chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã và tổ chức hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã,
Hà Nội.
12. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2001), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2000, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.

13. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2004), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2003, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.
14. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2006), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2005, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.
15. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2008), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2007, Nxb.

6
Thống kê, Hà Nội.
16. Hà Đăng (2004), Đi lên từ sản xuất nhỏ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành TW
Khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Đạt, (2002) "Nâng cao chất lượng, hiệu quả đổi mới các hợp tác xã nông nghiệp
ở Quảng Ninh", Tư tưởng văn hóa, tr.11-14.
21. Nguyễn Thanh Hà (2000), Kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam,
Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
22. Naoto Imagawa, Chu Thị Hảo (2003), Lý luận về hợp tác xã và quá trình phát triển hợp
tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Lâm Quang Huyên (2000), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt
Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Giang (1999), Báo cáo tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác
xã năm 1999.
25. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Giang (2000), Báo cáo tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác
xã năm 2000.
26. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Giang (2001), Báo cáo tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác
xã năm 2001.
27. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Giang (2003), Báo cáo tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác

xã năm 2003.
28. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Giang (2005), Báo cáo tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác
xã năm 2005.
29. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2005), Báo cáo của Ban Chấp hành Liên minh Hợp
tác xã Việt Nam khóa II tại Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
lần thứ ba, Hà Nội.
30. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Giang (2007), Báo cáo tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác
xã năm 2007.
31. Liên minh hợp tác xã Tỉnh Bắc Giang (2008), Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III, phương
hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ IV Liên Minh HTX Tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang.
32. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7
33. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Nguyễn Huy Oánh (2005), "Tìm hiểu quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về sở hữu
tập thể và kinh tế tập thể", Thông tin những vấn đề Kinh tế chính trị học.
37. Vũ Văn Phúc (3/2002), "Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta", Tạp chí Lý luận chính
trị.
38. Vũ Văn Phúc (2005), Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
39. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật hợp tác, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
40. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật hợp tác xã và văn bản
hướng dẫn thi hành, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý hợp tác xã
trong nông nghiệp, nông thôn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
42. Lương Xuân Quỳ (2001), Cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay - lý luận, thực
trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (2001), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Lưu Văn Sùng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang (2000), Hướng dẫn số 271/HD-NN
về chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã, Bắc Giang.
46. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang (2006), Báo cáo kết quả tổng điều
tra hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2005, Bắc Giang.
47. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang (2006), Đề án đổi
mới công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, Bắc Giang.
48. Võ Văn Tân (2005), Kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
49. Lưu Văn Tiền (2000), Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long, Luận
văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
50. Tỉnh ủy Bắc Giang (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ X
VI, Bắc Giang.
51. Tỉnh ủy Bắc Giang (2005), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa

8
IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Bắc Giang.
52. Tỉnh uỷ Bắc Giang (2006), Nghị quyết số 52-NQ/TU Phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hoá của tỉnh giai đoạn 2006-2010, Bắc Giang.
53. Tỉnh ủy Bắc Giang (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ
XVI, Bắc Giang.
54. Tỉnh uỷ Bắc Giang, (2008), Báo cáo đánh giá, kiểm điểm giữa nhiệm kỳ Đại hội đảng
bộ tỉnh lần thứ XVI.
55. Nguyễn Phú Trọng (2005), Đảng cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2000), Báo cáo kết quả thí điểm đổi mới nội dung
phương thức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp và chuyển đổi hợp tác xã nông

nghiệp theo Luật hợp tác xã, Bắc Giang.
57. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1996), Kinh nghiệm của một số HTX tiêu
biểu trong các ngành kinh tế, Hà Nội.
58. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2003), Kinh nghiệm hoạt động của một
số hợp tác xã sau sáu năm thực hiện Luật hợp tác xã ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
59. Hoàng Việt (2002), "Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông
nghiệp", Tạp chí Cộng sản.
60. Hồ Văn Vĩnh, Nguyễn Quốc Thái (2005), Mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở
Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

×