Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong đánh giá hiệu quả sử dụng viện trợ nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.96 KB, 17 trang )

Mục lục
Lời mở đầu ………………………………………………………………………… 1
Chương 1 : Lý luận chung về quan điểm toàn diện ……………………………….2
1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện……………………………………… 2
2. Yêu cầu của nguyên tắc toàn diện………………………………………… 4
3. Tính hữu ích của việc ứng dụng nguyên tắc toàn diện trong thực tế cuộc
sống.6
Chương 2 : Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong đánh giá hiệu quả sử dụng
nguồn vốn ODA tại Việt Nam ………………………………… 8
1. Thực trạng hiệu quả sử dụng ODA tại Việt Nam trong thời gian qua …… 8
2. Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn viện
trợ ODA tại Việt Nam… ……………………………………………………13
Kết luận…………………………………………………………………………… 15
Mục lục và tài liệu tham khảo
1
Tài liệu tham khảo
1.
Bộ giáo dục đào tạo, Triết học III, Nhà xuất bản chính trị quốc gia,
2001
2.
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Phần 2, Nhà xuất bản lý
luận chính trị, 2001
3.
Dương Đức Ưng, hiệu quả viện trợ có thể đạt được bằng cách thay đổi
hành vi, , 20/08/2006
4.
Hồ Xuân Phương, Băn khoăn nợ quốc gia,
, 28/11/2006
5.
Nghệ Nhân, ứng xử mới về ODA, ,
14/12/2006


6.
Nguyễn Minh Hòa, Phát triển đô thị bền vững, ,
8/2/2007
7.
V.P-S.L, ODA-khong-phai-tien-chua, />te/10952500/87/
8.
William Easterly, Viện trợ dành cho đầu tư, Nhà xuất bản MIT, 2002
9.
World bank, đánh giá viện trợ-khi nào có tác dụng, khi nào không và
tại sao ?
2
LỜI MỞ ĐẦU

Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao
của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận. Nếu không được trang bị bằng tư
duy lý luận thì không một dân tộc hay một con người nào có thể đi tiếp được trên con
đường khám phá các cấp độ bản chất và quy luật của thế giới xung quanh, không thể
cải tạo hiệu quả thế giới vì lợi ích tối cao của con người.
Để nhận thức đúng các cấp độ bản chất của hiện thực đa dạng và phức tạp, để
phát hiện ra quy luật chi phối sự vận động và phát triển của chúng, chúng ta cần
phải sử dụng tư duy biện chứng với lý luận trình độ cao, mềm dẻo và năng động.
Đứng trước sự tranh luận về hiệu quả của việc tiếp nhận nguồn vốn viện trợ
nước ngoài (ODA) tại Việt Nam – vấn đề làm tốn không ít giấy mực của báo chí và
sự quan tâm của người dân trong xã hội - tôi mong muốn góp một cái nhìn khách
quan, toàn diện về đặc tính và bản chất của nguồn vốn viện trợ nước ngoài thông
qua tiểu luận “Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong đánh giá hiệu quả sử dụng
viện trợ nước ngoài tại Việt Nam”.
Đề tài hướng đến mục đích và giải quyết vấn đề nhìn nhận sự vật hiện tượng
trong mối quan hệ tổng thể toàn diện giữa các mối liên hệ với nhau, nhất là trong
lĩnh vực quản lý và đầu tư công.

Đề tài được xem xét dựa trên những tài liệu tham khảo về triết học, lịch sử
triết học cũng như những tác phẩm liên quan đến triết học và kinh tế về thu hút đầu
tư.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài gồm hai chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về nguyên tắc toàn diện
Chương 2 : Vận dụng quan điểm toàn diện trong đánh giá và đề xuất những biện
pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới
Do điều kiện về thời gian và khả năng tiếp cận môn triết còn hạn chế nên mặc
dù đã nổ lực cố gắng nhưng đề tài chắc chắn còn khá nhiều thiếu sót, mong nhận
được những ý kiến đánh giá và đóng góp của Thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn
thiện hơn.
3
CHNG 1
LCH S RA I CA NGUYấN TC TON DIN
1. Tớnh lch s v c s lý lun ca nguyờn tc ton din
Nguyờn tc ton din trong hot ng nhn thc v hot ng thc tin l mt
trong nhng nguyờn tc phng phỏp lun c bn, quan trng ca phộp bin chng
duy vt. C s lý lun ca nguyờn tc ton din l nguyờn lý v mi liờn h ph bin
1.1- C s lý lun - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Theo quan điểm siêu hình, các sự vật hiện tng tồn tại một cách tách rời nhau,
cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc
lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt, bề ngoài mang tính
ngẫu nhiên. Một số ngi theo quan điểm siêu hình cũng thừa nhận sự liên hệ và tính
đa dạng của nó nhng li phủ nhận khả năng chuyển hoá lẫn nhau giữa các hình thức
liên hệ khác nhau.
Ngc lại, quan điểm biện chứng cho rằng thế giới tồn tại nh một chỉnh thể
thống nhất. Các sự vật hiện tng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt
nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.
Về nhân tố quy định sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tng trong thế giới, chủ
nghĩa duy tâm cho rằng cơ sở của sự liên hệ, sự tác động qua lại giữa các sự vật và

hiện tng là các lực lng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con ngi. Xuất
phát từ quan điểm duy tâm chủ quan, Béccơli coi cơ sở của sự liên hệ giữa các sự vật,
hiện tng là cảm giác. Đứng trên quan điểm duy tâm khách quan, Hêghen lại cho
rằng cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tng là ở ý niệm tuyệt đối.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định cơ sở của sự liên hệ
qua lại giữa các sự vật hiện tng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan
điểm này, các sự vật hiện tng trên thế giới dù có đa dạng, khác nhau nh thế nào đi
chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy
nhất là thế giới vật chất. Ngay cả ý thức, t tng của con ngi vốn là những cái phi
vật chất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con
ngi, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất
khách quan.
4
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ
biến của sự liên hệ giữa các sự vật hiện tng, các quá trình, mà nó còn nêu rõ tính đa
dạng của sự liên hệ qua lại: có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, có mối
liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực riêng
biệt của thế giới, có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác
động qua lại c thể hiện thông qua một hay một số khâu trung gian, có mối liên hệ
bản chất, có mối liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên, có mối liên hệ giữa các sự vật
khác nhau và mối liên hệ giữa các mặt khác nhau của sự vật. Sự vật hiện tng nào
cũng vận động, phát triển qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, giữa các giai đoạn
đó cũng có mối liên hệ với nhau, tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật
và các quá trình tng ứng.
Cỏc mi liờn h cú tớnh khỏch quan, ph bin v a dng, chỳng gi vai trũ
khỏc nhau quy nh s vn ng phỏt trin ca s vt hin tng. Trong hot ng
nhn thc v hot ng thc tin khụng nờn tuyt i hoỏ mi liờn h no v cng
khụng nờn tỏch ri mi liờn h ny cỏc mi liờn h khỏc bi trờn thc tin cỏc mi
liờn h cũn phi c nghiờn cu c th trong s bin i v phỏt trin ca chỳng.
Nguyờn lý v mi liờn h ph bin khỏi quỏt bc tranh ton cnh v th gii

trong nhng mi liờn h chng cht gia cỏc s vt hin tng ca nú. Tớnh vụ hn
ca th gii khỏch quan, tớnh cú hn ca s vt, hin tng trong th gii ú ch cú
th gii thớch trong mi liờn h ph bin v c quy nh bng nhiu mi liờn h cú
hỡnh thc vai trũ khỏc nhau. T nguyờn lý v mi liờn h ph bin, con ngi rỳt ra
c nhng quan im, nguyờn tc ch o hot ng nhn thc v hot ng thc
tin.
Bn cht ca mi s vn ng, bin i ca th gii cú xu hng phỏt trin. Tuy
nhiờn, khụng phi vn ng no cng phỏt trin, khụng phi bt k quỏ trỡnh vn
ng no cng th hin, tng trng cho phỏt trin ú. Nhng phỏt trin bao gi cng
l c s ca bt k s vn ng. Vỡ vy, quan im quỏn trit t tng ca nguyờn
lý phỏt trin l quan im phỏt trin : xem xột s vt trong s vn ng, bin i v
phỏt trin ca nú, ng thi phi cú t duy nng ng, linh hot, mm do, phi nhn
thc c cỏi mi, ng h cỏi mi.
1.2 Ni dung quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin
5
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tng, triết
học Mác - Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức.
Là một nguyên tắc phng pháp luận trong việc nhận thức các sự vật hiện tng,
quan điểm toàn diện đòi hỏi để có c nhận thức đúng đắn về sự vật hiện tng, một
mặt, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố,
các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tng đó, mặt khác chúng ta phải
xem xét trong mối liên hệ giữa nó với với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián
tiếp). cập đến hai nội dung này, V.I. Lênin viết "muốn thực sự hiểu c sự vật,
cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián
tiếp của sự vật đó. Chỳng ta khụng th lm c iu ú mt cỏch hon ton y ,
nhng s cn thit phi xột tt c mi mt s phũng cho chỳng ta khi phm sai
lm v s cng nhc ".
1
Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức c sự vật, cần phải
xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con ngi. ng với mỗi con

ngi, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con ngi bao giờ cũng
chỉ phản ánh c một số lng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt c
về sự vật cũng chỉ là tng đối, không đầy đủ, không trọn vẹn. Có ý thức c điều
này chúng ta mới tránh c việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có về sự vật và tránh
xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển.
Để nhận thức c sự vật, chỳng ta cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú ý
đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn có
thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những quy định
khác nhau của sự vật c thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm
toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên
hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát
triển của sự vật hay hiện tng đó. Nh vậy, quan điểm toàn diện cũng không đồng
nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật, hiện
tng. Nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hiện
tng đó.
1
Lờnin ton tp, t.42, tr.384
6
Quan điểm toàn diện vừa khác chủ nghĩa chiết trung vừa khác thuật nguỵ biện.
Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau nhng lại kết hợp
một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không đúng
về sự vật, không rút ra mặt bản chất, mối liên hệ căn bản nên rơi vào chỗ cào bằng các
mặt, hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn. Thuật nguỵ biện cũng chỉ
chú ý đến những mặt, những mối liên hệ khác nhau của sự vật nhng lại a cái
không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất dn n sai lầm
trong xem xét.
2. Yờu cu c bn ca nguyờn tc ton din
Trong hot ng nhn thc, ch th phi tỡm hiu v phỏt hin cng nhiu mi
liờn h ang chi phi s vt. Phi bao quỏt i tng t mi phớa, mi phng din;

phi lm sỏng t tớnh a dng, tớnh nhiu v ca mi liờn h, quan h, thuc tớnh ca
i tng; phõn loi xỏc nh mi liờn h no l bờn trong, c bn, tt nhiờn n
nh t ú lý gii c nhng mi liờn h cũn li. ng thi xõy dng hỡnh nh v
cỏc s vt nh s thụng nht cỏc mi liờn h, phỏt hin ra c im tớnh cht quy lut
bn cht ca nú.
Trong hot ng thc tin ch th phi chỳ trng n mi mi liờn h, quan h
ỏnh giỏ ỳng vai trũ ca tng mi liờn h chi phi s vt. Thụng qua hot ng thc
tin s dng nhiu bin phỏp thớch hp bin i nhng mi liờn h, c bit l
nhng mi liờn h bờn trong, c bn tt nhiờn, quan trng. Nm vng s chuyn hoỏ
cỏc mi liờn h, kp thi a ra cỏc mi liờn h b sung phỏt huy hn ch s tỏc
ng ca chỳng, lỏi s vt theo ỳng quy lut v hp li ớch ca chỳng ta.
Nguyờn tc khỏch quan trong xem xột ũi hi xem xột s vt t nú nhng khụng
cú ngha l s vt cụ lp, m l s vt trong nhng iu kin tn ti tt yu ca nú,
trong nhng mi quan h, liờn h qua li gia nú vi nhng s vt khỏc. Khi vch rừ
ni hm khỏi nim quan h, liờn h, A.Sộptulin vit: Liờn h trc ht ú l quan h
gia cỏc s vt v cỏc hin tng ca hin thc. Nhng khụng phi quan h no cng
l liờn h. Trong th gii, mi hin tng u nm trong trng thỏi va liờn h qua
li va tỏch bit nhau. Trong nhng quan h ny chỳng liờn h vi nhau, nhng li
khụng liờn h vi nhau nhng quan h khỏc, trong ú cú din ra nhng thay i
tng ng trong cỏc hin tng khỏc, ng thi cú c thay i khụng gõy ra nhng
7
thay đổi tương ứng trong các hiện tượng khác. Vậy là, liên hệ và tách biệt bao giờ
cũng tồn tại cùng nhau, là những mặt tất yếu của bất kỳ quan hệ cụ thể nào giữa các
hiện tượng của hiện thực.
3. Tính hữu ích của việc ứng dụng nguyên tắc trong đời sống thực tiễn
Cuộc sống với muôn vàn mối liên hệ ràng buộc. Nếu bị bệnh chủ quan và
không vận dụng nguyên tắc toàn diện thì nhận thức của chúng ta sẽ không thể phản
ánh đầy đủ nhất sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính nhiều mối liên hệ, tác
động qua lại giữa các khách thể nhận thức. Vì thế chúng ta dễ dàng rơi vào chủ
nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện, sai lầm và cứng

nhắc trong xem xét, đánh giá.
Quan điểm về tính phổ biến của mối liên hệ, quan hệ không chỉ dừng lại trong
khuôn khổ triết học mà đã thâm nhập vào mọi ngành khoa học. Các nhà khoa học
xem bản chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, hiện tượng là tổng hòa tính muôn vẻ của
quan hệ. Tuy nhiên, đòi hỏi nhận thức phải bao quát toàn bộ các mặt, các thuộc tính
của sự vật, phải xem xét nó trong tất cả các mối liên hệ và quan hệ là điều không thể
làm được một cách đầy đủ. Yêu cầu toàn diện trong xem xét chỉ mang tính chất định
hướng để chủ thể nhận thức càng thu nhận nhiều thông tin về sự vật càng tốt, để tránh
được những sai lầm đáng tiếc. Như vậy ở giai đoạn đầu tiên, chủ thể cần phải nắm
càng nhiều thông tin về sự vật càng tốt. Sau đó dường như yêu cầu toàn diện được
chuyển thành yêu cầu đối lập với nó yêu cầu đơn diện trong xem xét, nghĩa là xem
xét sự vật thông qua lăng kính của một hay vài tính chất cơ bản của nó. Trong khoa
học trường hợp này thường xảy ra từ sự nghiên cứu đa diện, định lượng sang nghiên
cứu đơn diện, định tính, chuyển từ cái dường như là ngẫu nhiên sang cái tất nhiên
Việc tìm ra thuộc tính, tính chất cơ bản chưa phải là mục tiêu cuối cùng của
nhận thức mà là chỉ bắt đầu xuất phát của một giai đoạn nhận thức tiếp theo. Chủ thể
bắt đầu lý giải, mổ xẻ các tính chất, các thông tin như những dạng thái biểu hiện khác
nhau của nó. Tính đơn diện trong xem xét đó cũng có nghĩa là tìm hiểu sự vật một
cách toàn diện. Nếu ở giai đoạn đầu những tính chất về sự vật cái này nằm cạnh cái
kia, thì ở cuối giai đoạn này, chúng có mối liên hệ, quan hệ lẫn nhau một cách hữu cơ
và liên hệ với tính chất cơ bản.
8
Việc tìm ra tính chất cơ bản là bắt đầu chuyển sự xem xét từ các mối liên hệ,
quan hệ bên ngoài, thậm chí ngẫu nhiên sang sự xem xét những tác động qua lại giữa
những cái cấu thành chúng những quan hệ, liên hệ tất yếu bên trong. Điều này đưa
đến việc tách cái tất nhiên ra khỏi cái ngẫu nhiên, tìm ra những thuộc tính tất yếu
khác trong sự liên hệ ràng buộc, nghĩa là phát hiện ra bản chất sự vật. Ở mức độ này
chủ thể nhận thức tuân thủ yêu cầu toàn diện không phải là thu tóm mọi tính chất,
xem xét mọi mặt, mọi mối liên hệ, quan hệ mà yêu cầu toàn diện thể hiện bằng việc
chủ thể phải nắm bắt những mối liên hệ, những mặt tất yếu trong tính chỉnh thể.

Chúng ta không những phải xem xét sự vật một cách khách quan, và xem xét
sự vật một cách toàn diện mà chúng ta cần phải xem xét nó trong trạng thái luôn vận
động và phát triển, tức là xem xét lịch sử phát sinh, phát triển của nó. Chỉ khi nghiên
cứu quá khứ của sự vật, nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của nó chúng ta mới
có thể hiểu rõ được thực trạng của sự vật trong hiện tại và khám phá ra được những
quy luật, những xu hướng phát triển của nó trong tương lai.
Tóm lại, nguyên tắc toàn diện liên hệ mật thiết với nguyên tắc khách quan
và các nguyên tắc khác của lôgích biện chứng. Yêu cầu cụ thể trong hoạt động nhận
thức, chủ thể phải tìm hiểu để phát hiện càng nhiều càng tốt những mối liên hệ, quan
hệ chi phối đối tượng nhận thức; phân loại để xác định trong các mối liên hệ, quan hệ
đã được phát hiện ra thì mối liên hệ, quan hệ nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn
định rồi dựa vào chúng để lý giải được những mối liên hệ, quan hệ còn lại; xây dựng
hình ảnh chỉnh thể trong tư duy về đối tượng nhận thức như sự thống nhất các mối
liên hệ, quan hệ trên để từ đó phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật, nghĩa là bản
chất của đối tượng.
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN TRONG ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA TẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng về hiệu quả ODA tại Việt Nam trong thời gian qua
9
Viện trợ nước ngoài là một phần vốn đóp góp vào đầu tư cho tăng trưởng tại
Việt Nam. Thành công nhiều và thất bại cũng không ít. Hiệu quả đấu tư từ nguồn vốn
ODA đang là vần đề quan tâm không chỉ của chính phủ là còn là tâm điểm thu hút sự
bình luận, đánh giá của người dân. Nên nhìn nhận ODA như thế nào? Thực tế cho
thấy một số quốc gia phát triển nhờ vào nguồn vốn ODA nhưng nhiều quốc gia cũng
cho thấy không có mối tương quan giữa viện trợ trong việc thúc đẩy hiệu quả đầu tư
nhằm tăng trưởng kinh tế. Phải chăng tất cả xuất phát từ tư duy và cơ chế, từ việc
nhìn nhận phiến diện về lý do viện trợ, về tính hữu ích một mặt của nguồn vốn này ?
Vì thế, cần xem xét từ nhiều mối liên hệ : nước viện trợ và nước nhận, chính phủ và
người dân nước nhận để tìm ra nguyên nhân cơ bản làm định hướng cho lời giải của

bài toán gắn kết giữa hiệu quả ODA và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong thời
gian tới.
1.1 Cơ sở viện trợ của các nước trên thế giới.
Viện trợ phát triển chính thức ODA (Official Development Assistance) là một
phần của Tài chính phát triển chính thức ODF (Official Development Finance), trong
đó bao gồm yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít
nhất 25% trong tổng viện trợ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các nước nhận viện
trợ.
Tốc độ tăng trưởng của GDP của một quốc gia phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm và
hệ số ICOR theo công thức g = s/k (g: tốc độ tăng trưởng GDP, s : tỷ lệ tiết kiệm, k:
hệ số ICOR). Giả sử một quốc gia với mục tiêu tăng trưởng kinh tế là g = 6 % trong
khi k = 5 thì tỷ lệ đầu tư/GDP phải đạt 30%. Nếu tiết kiệm trong nước chỉ đạt 20%
GDP và giả định rằng toàn bộ tiết kiệm này được chuyển thành đầu tư thì quốc gia
vẫn còn thiếu hụt ở mức 10% GDP. Mức thiếu hụt này là một khoảng cách tài chính
mà các quốc gia có thể được bổ sung bằng viện trợ và các nguồn vốn bên ngoài khác
để đạt được mục tiêu tăng trưởng quốc gia.
1.2 Viện trợ nước ngoài, tính hiệu quả vả không hiệu quả
Với cơ sở lập luận trên, viện trợ nước ngoài bắt đầu bằng việc tái thiết châu
Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai qua kế hoạch Marshall và các khoản vay của ngân
hàng thế giới. Viện trợ đã giúp các nước châu Âu phục hồi nhanh chóng. Sau đó, mục
10
tiêu của viện trợ là thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo ở các nước đang phát triển và
tăng cường lợi ích chính trị ngắn hạn của các nước tài trợ. Có thể lấy ví dụ như
Indonesia vào những năm 1970, Bolivia và Ghana vào cuối những năm 1980, Uganda
vào những năm 1990 là những dẫn chứng cho thấy viện trợ nước ngoài đã góp một
phần quan trọng trong việc giúp các nước này thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế để
có được mức độ phát triển nhanh chóng.
Tuy vậy viện trợ nước ngoài không phải luôn luôn tạo ra hiệu quả giống nhau
mà phụ thuộc vào chính sách tiếp nhận viên trợ của từng nước. Ví dụ như Bolivia và
Zaire, cả hai nước này đều nhận viện trợ của Hoa Kỳ nhưng kết quả lại rất khác nhau.

Bolivia sử dụng các nguồn lực tương đối có hiệu quả thông qua các cuộc cải cách vào
giữa những năm 1980 nên thập kỷ vừa qua đã ổn định và bước đầu thành công. Zaire
thì ngược lại, khó có thể nhận ra được các tiến bộ về kinh tế trong khi họ là một trong
những nước nhận viện trợ chủ yếu của Hoa kỳ.
Do tính có thể hoán đổi của viện trợ nên thay vì dành viện trợ để gia tăng đầu
tư thì các quốc gia lại chuyển thành gia tăng tiêu dùng. Tâm lý ỷ lại từ viện trợ cũng
như tình trạng người sở hữu và người thừa hành phát sinh từ đây khi cơ chế giám sát
lỏng lẻo và yếu kém. Như vậy, viện trợ chỉ có tác động tích cực đến quốc gia có một
cơ chế quản lý tốt trong một môi trường lành mạnh cho đầu tư hiệu quả và ít tác động
đến sự phát triển của những quốc gia có trình độ quản lý tồi. Theo báo cáo của ngân
hàng thế giới, 1% GDP viện trợ tạo ra 1,9% GDP đầu tư tư nhân và dẫn đến mức tăng
trưởng bền vững tương đương với 0,5%GDP cũng như làm giảm 1% nghèo khổ. Sự
ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô, môi trường chính sách, chất lượng thể chế, hiệu
quả thị trường là những yếu tố quyết định hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
Trong hơn 10 năm qua, nhất là giai đoạn 2001-2005, Việt Nam đã được cộng
đồng tài trợ quốc tế cam kết gần 15 tỷ USD nguồn vốn ODA và nguồn vốn này đã bổ
sung khoảng 11% cho tổng đầu tư toàn xã hội, chiếm khoảng 17% nguồn vốn đầu tư
từ ngân sách. Nguồn vốn ODA đã mang lại cho đất nước và người dân nhiều công
trình kinh tế và phúc lợi xã hội quan trọng (đường bộ, cảng biển, nhà máy điện, giao
thông nông thôn, hệ thống nước sinh hoạt, các công trình thuỷ lợi, bệnh viện, trường
học…); đóng góp giá trị gia tăng cho việc nghiên cứu và thực thi các chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế, xã hội; nhập công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý
11
tiên tiến như xây dựng luật, chính sách quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần
tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo như Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2 -1, nhà
máy thủy điện sông Hinh một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ
1A (đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ, đoạn thành phố Hồ
Chí Minh- Nha Trang), cầu Mỹ Thuận; nhiều trường tiểu học đã được xây mới, cải
tạo tại hầu hết các tỉnh; một số bệnh viện ở các thành phố, thị xã như bệnh viện Bạch
Mai (Hà Nội), bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh); nhiều trạm y tế xã đã

được cải tạo hoặc xây mới; các hệ thống cấp nước sinh hoạt ở nhiều tỉnh thành phố
cũng như ở nông thôn, vùng núi. Các chương trình dân số và phát triển, chăm sóc sức
khoẻ bà mẹ trẻ em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách có hiệu quả. Cam
kết ODA trong hai năm 2006-2007 là 8,15 tỷ USD. Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn
nhất cho Việt Nam từ năm 1992. Cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam
trong tài khoá 2006 đạt 100,9 tỷ Yên (tương đương 862 triệu USD), đưa tổng cam kết
ODA giai đoạn 1992-2006 lên 1.214,7 tỷ Yên (tương đương 11 tỷ USD), tạo điều
kiện thuận lợi trong việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam khi các khoản tín dụng này hỗ trợ trên nhiều mặt. Ngoài ra,
hàng loạt công trình mới đầu tư bằng nguồn vốn ODA sẽ được đưa vào hoạt động
trong thời gian tới.
Việt Nam là một trong những nước sử dụng hiệu quả vốn ODA, nhiều chương
trình dự án đã được thực hiện thành công đóng góp vào giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng,
giảm nghèo và tăng trưởng bền vững cho Việt Nam. Có thể thấy nợ nước ngoài của
Việt Nam trong đó có nợ ODA vẫn còn nằm trong giới hạn an toàn. Tổng nợ nước
ngoài so với GDP (%) của Việt Nam năm 2006 là 34% trong khi giới hạn theo kinh
nghiệm quốc tế là 50-60%.
2
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ý kiến lo ngại về dư nợ
nước ngoài, chủ yếu là nợ vay ODA. Với khoản nợ ODA khoảng 30 tỉ USD, uớc tính
mỗi người dân từ già đến trẻ phải nợ nước ngoài 357 USD. Con số này không nhỏ đối
với những người dân nghèo ở nông thôn. Như vậy, gánh nặng trả nợ từ ngân sách
chính phủ sẽ đè nặng lên thế hệ tương lai. Vấn đề ở đây không phải là nợ nhiều mà là
hiệu quả nguồn vốn ODA đem lại chưa như mong muốn đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội mà nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhiều dự án như PMU 18 kém hiệu
2
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
12
quả làm thất thoát vốn đầu tư của xã hội. Mức giải ngân chỉ khoảng 1/10 số cam kết,
thấp hơn rất nhiều so với mức giải ngân trung bình của khu vực. Mức giải ngân của

các dự án vay vốn WB năm 2006 ước đạt 13,3%, trong khi mức bình quân của khu
vực là 19,3%. Tương tự, mức giải ngân vốn vay ADB ước đạt 5,9%, bình quân khu
vực là 7,29%. Các dự án vay vốn thuộc các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế thường
có mức giải ngân thấp, chủ yếu do năng lực tổ chức quản lý và thực hiện. Một số nhà
tài trợ như WB thì buộc chúng ta phải đóng phí cam kết, tức là nếu cam kết rồi mà
không giải ngân thì phải đóng phí hàng năm, tức là chúng ta phải trả “tiền thật” cho
“tiền trên giấy”. Việt Nam đã phải trả khống phí cam kết vốn và uy tín tiếp nhận vốn
ODA bị giảm sút trong một số dự án. Một số nhà tài trợ đã hoặc có ý định cắt vốn đối
với một số chương trình, dự án như dự án vệ sinh môi trường nước của TPHCM (vay
vốn của WB), dự án thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh (WB và Đan Mạch đồng tài trợ)
1.3 Nguyên nhân chủ yếu nhìn từ nhiều khía cạnh, nhiều mối liên hệ khác nhau.
Thứ nhất, nguyên nhân từ bên viện trợ. Viện trợ ngoài mục tiêu giúp các nước
đang phát triển còn có nhiều mục tiêu khác như viện trợ vì lý do ý thức hệ chính trị,
viện trợ cho các nước thuộc địa cũ hay viện trợ để thúc đẩy xuất khẩu của nước cấp
viện trợ. Các quốc gia luôn hành động vì lợi ích của chính quốc gia mình. Thông qua
viện trợ ODA, các nước viện trợ mở rộng thị trường biến các nước nhậnviện trợ
thành nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công giá rẻ. Do chịu sức ép từ nhu cầu vốn
đầu tư nên Việt Nam dễ dàng chấp nhận vốn ODA trong một mục tiêu rộng. Đây là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến chúng ta bị lệ thuộc điều kiện vào nguồn vốn ODA
nên hiệu quả đầu tư thấp. Cơ quan chủ quản chịu áp lực thường xuyên của hiện trạng
thiếu vốn đầu tư nên dễ dàng trong việc cân nhắc sử dụng vốn ODA, coi nhẹ tính toán
hiệu quả sử dụng vốn…Quan chức xét viện trợ thì chỉ chú tâm nhiều đến trị giá
khoản giải ngân mà không có động cơ giám sát hiệu quả nguồn vốn giải ngân cho bên
nhận viện trợ.
Thứ hai, Việt Nam còn yếu kém về chính sách, cơ chế và tham nhũng tràn lan
dẫn đến thất thoát vốn trong đầu tư. Việc quản lý ODA chịu sự tác động của nhiều
văn bản pháp luật. Các văn bản này thiếu đồng bộ và mâu thuẫn lẫn nhau. Khung
pháp lý cao nhất về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA hiện là Nghị định 17 của
13

Chính phủ, được ban hành từ năm 2001. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng ban hành
Thông tư hướng dẫn sử dụng nghị định này. Tuy nhiên nghị định chỉ chú trọng vào
việc thu hút đầu tư ODA chứ chưa chú trọng sâu đến quản lý thực hiện và theo dõi
đánh giá khoản vay này. Hơn nữa, Việt Nam có rất ít kinh nghiệm về thẩm định đánh
giá tình hình thực hiện các chương trình dự án ODA ở cấp chủ dự án và ban quản lý
dự án. Công tác theo dõi các chương trình, dự án ODA hầu như mới tập trung vào
báo cáo tiến độ, tình hình thực hiện và giải ngân dự án, chủ yếu nhằm đáp ứng yêu
cầu của cấp trên, của nhà tài trợ để được giải ngân vốn. Quản lý trong một môi trường
pháp luật như vậy không thể có hiệu quả cao và người thực thi gặp nhiều khó khăn
thách thức.
Thứ ba, nhận thức về nguồn vốn ODA của nhà quản lý nguồn vốn và người
dân còn nhiều hạn chế. Cũng chính vì điều kiện khá ưu đãi, ở một số nơi sử dụng
vốn vay ODA đã nảy sinh tâm lý “xài tiền chùa”. Theo nhận xét của chuyên gia kinh
tế Lê Đăng Doanh, số tiền này bị đục khoét chẳng khác nào bố mẹ vay tiền để tiêu
dùng cá nhân rồi để nợ cho con cháu đời sau phải trả. Tình trạng cha chung không ai
khóc thực tế đã xảy ra từ nhiều dự án đầu tư công tư nguồn vốn ODA. Nhà quản lý
thì lợi dụng thông tin bất cân xứng về nguồn vốn ODA trong phân bổ, thực hiện đấu
thầu nhằm trục lợi cá nhân. Người dân thì chưa thực hiện đúng “chức năng” giám sát
của mình. Lựa chọn ngược và quan hệ uỷ quyền tác nghiệp dẫn đến khoản đầu tư
không được khai thác đúng mục đích một cách hiệu quả. ODA không được sử dụng
đúng hiệu quả đầu tư công mà chỉ mang lại “hiệu quả” cho những “nhóm lợi ích” cụ
thể có khả năng tiếp cận nguồn vốn này.
2. Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn
ODA tại Việt Nam.
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tư cho tăng trưởng và phát triển bền vững.
Bên cạnh sự nỗ lực từ nguồn lực trong nước thì nguồn viện trợ ODA sẽ là một khoản
đóng góp không nhỏ cho công cuộc phát triển đó. Trong giai đoạn 2006-2010 ODA
sẽ chiếm khoảng 7% đầu tư toàn xã hội. ODA mang ý nghĩa riêng không thể mua
được bằng tiền vì ngoài vốn còn là kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ. Hơn nữa,
ODA vào được những lĩnh vực mà các nguồn vốn khác không thể vào. Việt Nam

14
đang thiếu vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng nên chúng ta vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh thu
hút ODA. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ODA ? Câu hỏi này
khá quen thuộc nhưng đến nay vẫn còn là đề tài cho nhiều cuộc hội nghị quốc tế và
khu vực chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc và có phần “sốt ruột” của cộng đồng quốc tế
nhằm tìm những giải pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả viện trợ. Từ việc nhìn
nhận toàn diện các nguyên nhân dẫn đến sử dụng ODA không hiệu quả như trên cũng
như tính cần thiết của việc tiếp tục thu hút ODA hiện nay, chúng ta cần phải:
(1) Yêu cầu nhà tài trợ cũng có trách nhiệm đối với viện trợ của mình bởi lẽ họ cũng
phải có trách nhiệm đối với người dân đóng thuế nước họ. Viện trợ không phải chỉ vì
lợi ích của nước tiếp nhận, mà còn vì lợi ích của nước viện trợ trên nhiều lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường. Nước tiếp nhận viện trợ dù cho có cố gắng thay
đổi môi trường tiếp nhận và sử dụng ODA song nhà tài trợ vẫn duy trì những cách
tiếp cận và những quy định thiếu phù hợp và thiếu cập nhật so với thực tế, viện trợ
trong trường hợp này không thể phát huy hiệu quả được. Các nhà tài trợ có thể đề
xuất hàng loạt những cách tiếp cận mới, những mô hình tân tiến… nhưng hệ thống
của nước tiếp nhận chậm đổi mới thì cũng không có cơ sở đảm bảo rằng viện trợ sẽ
được sử dụng có hiệu quả.
(2) Hình thành một cơ chế quản lý, giám sát hiệu quả các dự án ODA theo hình thức
“cây gậy và củ cà rốt”. Cây gậy phải đủ mạnh và củ cà rốt phải đủ ngọt để hạn chế
tối đa tình trạng tham nhũng đang được coi là một thực tế mặc nhiên tại các dự án
đầu tư. Viện trợ phát triển, bao gồm vốn ODA không phải hoàn lại và ODA vốn vay
đều là nguồn của ngân sách Nhà nước do vậy nguồn vốn này phải được quản lý và sử
dụng theo đúng Luật Ngân sách và các quy định khác về chi tiêu công. Cụ thể việc
quản lý nguồn lực này phải tuân thủ đồng thời các quy định pháp luật trong nước
cũng như các quy định của nhà tài trợ. Hướng thay đổi tích cực trong lĩnh vực này là
tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng trong quản lý viện trợ.
(3) Nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về trách nhiệm đối với hiệu quả sử
dụng viện trợ quốc tế. Phải hiểu rằng (i) Viện trợ có nguồn gốc từ tiền đóng thuế của
người dân các nước tài trợ. (ii) Để sử dụng được viện trợ cần có tiền đóng thuế của

người dân Việt Nam để làm vốn đối ứng, (iii) Nguồn viện trợ quốc tế có hạn, một
nước tiếp nhận sử dụng kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới nước tiếp nhận khác, (iv) 80%
15
nguồn viện trợ cho Việt Nam là vốn vay ưu đãi và nhiều thế hệ người Việt Nam sẽ
phải trả món nợ này. Nhận thức đúng về nguồn vốn ODA mới giúp chúng ta thay đổi
hành vi ứng xử đối với nguồn vốn này. Đồng thời, nên chuyển dần từ ODA sang
FDI nhằm gia tăng hiệu quả do FDI mang lại, giảm dần gánh nặng nợ lên nền kinh tế
và tránh tâm lý dựa dẫm vào ODA.
16
KẾT LUẬN
Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển khoảng 140 tỷ
3
vốn trong và ngoài nước
từ 2006-2010 thì Việt Nam cần phải tiếp tục vay nợ nước ngoài, trong đó có vốn vay
ODA. Như vậy, dư nợ nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Năm 1993
nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã tuyên bố rằng “Điều quan trọng là các nguồn vốn
bên ngoài phải được sử dụng có hiệu quả. Chính phủ nhận trách nhiệm điều phối và
sử dụng viện trợ nước ngoài, với nhận thức sâu sắc rằng nhân dân Việt Nam sẽ là
người gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này không được
sử dụng có hiệu quả”
4
.
Vì thế, bảo đảm an toàn nợ quốc gia tiếp tục phải đặt ngay cả tầm trung hạn,
nâng cao hiệu quả sử dụng ODA cũng là đóng góp bảo đảm an toàn quốc gia. Việt
Nam đã có một thời gian ngủ đông khá dài trong cơ chế bao cấp và cơ chế này đã
hình thành một tư tưởng ảnh hưởng đến nhận thức về viện trợ, xem viện trợ là thứ
trời cho và nghĩa vụ trả nợ thuộc về chính phủ. Thay đổi tư duy, hành vi của nhà tài
trợ và người thụ hưởng trong một môi trường hoàn thiện về cơ chế, thích hợp trong
quản lý sử dụng nguồn vốn ODA sẽ góp phần giúp khoản viện trợ thực hiện đúng
chức năng quan trọng nhất là hỗ trợ phát triển bền vững của các quốc gia đang phát

triển.
Việt Nam sẽ thành công hay thất bại giống tình trạng của Zambia, Zaire trong
tiếp nhận ODA ? Câu trả lời cho giai đoạn qua đã nghiêng về phía thuận lợi nhiều
hơn nhưng tương lai trước mắt, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức toàn diện
của chính phủ và mỗi người dân Việt Nam trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn
viện trợ ODA.
3
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, 2006
4
Việt Nam: Triển vọng công cuộc phát triển; Hà Nội; tháng 9 năm 2003.
17

×